Bạn đang xem bài viết 05. Vượt Qua Nỗi Lo Mất Tiền được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiều người hiểu biết về tài chính nhưng vẫn không thể phát triển được những cột tài sản có thể cho phép họ sống cuộc sống an nhàn. Có 2 lý do chính là sự lo sợ và nỗi hoài nghi.
Lý do thứ 1Hãy vượt qua nỗi lo bị mất tiền. Tôi chưa bao giờ gặp ai thực sự muốn bị mất tiền cả. Và suốt đời tôi cũng không gặp được người giàu nào mà chưa từng bị mất tiền. Nhưng tôi đã gặp rất nhiều người nghèo không bao giờ để mất một xu nào.
Nỗi lo bị mất tiền là rất thực tế. Mọi người đều lo, ngay cả những người giàu. Nhưng nỗi lo đó không phải là vấn đề.Vấn đề là bạn xử lý nỗi lo đó như thế nào, xử lý việc mất mát như thế nào, xử lý các sai lầm như thế nào… đó mới chính là điều làm nên sự khác biệt trong cuộc sống mỗi người. Điều này đúng với mọi thứ chứ không chỉ riêng tiền bạc. Khác biệt chủ yếu giữa người giàu và người nghèo chính là cách họ điều khiển nỗi sợ đó.
Có sợ cũng không sao cả. Nhắc đến tiền bạc mà tỏ ra nhát gan cũng không sao. Bạn vẫn có thể giàu được. Chúng ta đều là những anh hùng ở một mặt nào đó và là những kẻ hèn nhát ở những khía cạnh khác. Vợ của bạn tôi là một y tá ở phòng cấp cứu. Mỗi lần nhìn thấy máu là cô lại lao vào hành động ngay, nhưng khi tôi nói đến việc đầu tư thì cô ấy chạy trốn mất. Còn tôi, mỗi lần nhìn thấy máu, tôi không hề chạy đi mà chỉ lăn ra bất tỉnh.
Người cha giàu rất hiểu nỗi ám ảnh về tiền bạc. Ông nói: “Một số người rất sợ rắn. Một số khác rất sợ bị mất tiền. Cả hai đều là những kiểu ám ảnh.” Vì vậy, giải pháp của ông với nỗi ám ảnh bị mất tiền là: “Nếu anh ghét mạo hiểm và lo lắng, hãy bắt đầu mọi việc ngay từ sớm.” Đó là lý do tại sao các ngân hàng thường khuyến khích bạn biến việc tiết kiệm thành một thói quen ngay khi còn nhỏ. Nếu bắt đầu lúc còn trẻ, bạn sẽ rất dễ làm giàu.
Nếu bạn có ít tiền mà muốn làm giàu, bạn cần phải “tập trung” chứ không nên “cân đối”. Nếu nhìn vào điểm khởi đầu của một nhân vật thành công, bạn sẽ thấy họ không hề cân bằng. Những người cố làm cho cân bằng đều không đi đến đâu cả. Để tiến lên, đầu tiên bạn phải làm cho không cân đối. Cứ thử nhìn cách bước đi của bạn mà xem.
Nếu bạn thực sự khao khát được giàu có, bạn phải có sự tập trung. Hãy đặt nhiều quả trứng vào ít rổ thôi. Đừng làn như những gì mà người nghèo và người trung lưu thường làm: đặt thật ít trứng vào nhiều rổ.
Nếu bạn ghét bị mất mát, hãy chơi an toàn. Nếu những mất mát làm cho bạn yếu đi, hãy chơi an toàn. Hãy đi cùng sự đầu tư cân đối. Nếu bạn đã quá 30 tuổi và rất sợ phải mạo hiểm thì đừng thay đổi. Hãy chơi an toàn nhưng hãy bắt đầu thật sớm. Hãy bắt đầu tích lũy giỏ trứng của bạn càng sớm càng tốt vì việc đó sẽ rất mất thời gian. Nhưng nếu bạn đang ôm giấc mộng tự do, câu hỏi đầu tiên bạn phải tự hỏi mình là: “Tôi sẽ phản ứng lại với thất bại như thế nào?” Nếu thất bại truyền cảm hứng cho bạn chiến thắng, thì có thể bạn nên đi theo chúng – nhưng chỉ “có thể” thôi. Nếu thất bại làm cho bạn yếu đi hay khiến bạn cáu kỉnh và nóng nảy – như những đứa bé hư hỏng gọi luật sư đến để sắp xếp việc kiện cáo mỗi lần có chuyện xảy ra – thì hãy chơi cho an toàn. Hãy giữ lấy công việc hàng ngày hoặc là mua công trái hay các dạng ngân phiếu. Nhưng hãy nhớ rằng dù chúng có an toàn hơn thì vẫn luôn có một chút mạo hiểm trong những công cụ này.
Tôi nói tất cả những điều này vì chỉ muốn bạn nhớ rằng: sắp xếp cột tài sản là một việc rất dễ dàng. Nó thực sự là một trò chơi đòi hỏi ít năng khiếu. Nó không cần phải học hỏi nhiều, chỉ cần điểm 5 là đủ. Nhưng dấn vốn cho cột tài sản là một trò chơi đòi hỏi rất nhiều sự can đảm, kiên nhẫn và một thái độ hào hiệp khi thất bại. Những người thua trận luôn né tránh thất bại. Nhưng thất bại lại biến người thua trận thành người chiến thắng.
Lý do thứ 2Hãy vượt qua sự hoài nghi. “Trời sắp sập! Trời sắp sập?” Hầu hết chúng ta đều biết câu chuyện về “chú gà con”, chạy quanh sân gà vịt thông báo một sự tận số sắp đến. Sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi chúng ta đều có một “chú gà con” như vậy. Tất cả chúng ta đều là những “chú gà con”, khi nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ che phủ suy nghĩ của chúng ta.
Tất cả chúng ta đều có những mối nghi ngờ, đại loại như: “Tôi không khôn ngoan”. “Tôi không đủ khả năng.” “Có rất nhiều người tài giỏi hơn tôi.” Và những mối nghi ngờ này làm tê liệt chúng ta. Hoặc chúng ta luôn tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế bị khủng hoảng ngay sau khi tôi bỏ tiền đầu tư?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không làm chủ được và không thể lấy tiền lại?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ không theo kế hoạch?”…
Hoặc chúng ta có những người bạn hay những người ta yêu mến luôn nhắc nhở chúng ta về những thiếu sót của chúng ta bất kể chúng ta hỏi họ chuyện gì. Họ thường nói: “Sao anh lại nghĩ rằng anh có thể làm được điều đó chứ?” “Nếu đó là một ý tưởng hay thì tại sao không ai chịu làm?”, “Điều đó không bao giờ thực hiện được. Anh không biết anh đang nói gì cả”. Những lời lẽ đầy nghi hoặc này thường nhiệt tình đến mức chúng ta không thể bắt tay hành động được nữa. Trong lòng chúng ta có một cảm giác khủng khiếp, đến độ chúng ta không tiến được lên phía trước. Vì vậy mà ta đứng lại với những gì an toàn và để cơ hội vuột qua. Chúng ta nhìn đời trôi đi khi chúng ta ngồi im bất động với một khối u nhạt nhẽo trong cơ thể. Tất cả chúng ta đều cảm thấy điều này vào một lúc nào đó trong cuộc sống, một số người thường xuyên hơn những người khác.
Người cha giàu nói: “Những người yếm thế không bao giờ chiến thắng. Sự nghi ngờ cùng với nỗi lo sợ chính là hai nhân tố tạo nên một người yếm thế. Những người yếm thế thì hay phê bình, còn những người chiến thắng thì phân tích mọi việc”.
Người cha giàu giải thích rằng những lời chỉ trích làm cho người ta mù quáng, còn những lời phân tích lại giúp con người sáng mắt ra. Sự phân tích giúp người chiến thắng nhận ra những cơ hội mà người khác bỏ qua, và đây chính là chìa khóa của mọi thành công. Trong thị trường chứng khoán, tôi thường nghe người ta nói: “Tôi không muốn mất tiền.” À, vậy thì điều gì làm cho họ nghĩ là tôi hay những người khác thích được mất tiền chứ? Họ không làm ra tiền vì họ đã chọn không để mất tiền. Thay vì phân tích sự việc, họ từ chối một phương tiện đầu tư đầy quyền lực khác…
Mỗi khi tôi thấy người ta tập trung quá nhiều vào chuyện “Tôi không muốn” hơn là những gì họ thực sự muốn, tôi biết rằng “tiếng ồn” trong đầu họ quá lớn. Những “chú gà con” đã chiếm lĩnh đầu óc của họ và đang la um lên: “Trời sắp sập”. Vì vậy mà họ né tránh những gì họ “không muốn”, nhưng họ phải trả một cái giá quá lớn. Có thể họ sẽ không bao giờ đạt được những gì họ muốn.
Nguồn: Cha giàu Cha nghèo (nguyên tác tiếng Anh: Rich dad Poor dad của Robert T.Kiyosaki và Sharon L.Lechter; biên dịch: Thiên Kim, Nhà xuất bản Trẻ). Đặt tựa và trích lược bởi BeRich.
Bình Thản Vượt Qua Nỗi Đau
Có những nỗi đau kéo dài làm cho ta trở nên trầm tĩnh và trưởng thành hơn. Có những nỗi đau thoáng qua, khiến ta nhanh chóng quên đi, đứng lên và bước tiếp. Cũng có những nỗi đau quá lớn khiến bạn phải gồng mình lên, thản nhiên cười và vô tư sống nhưng tận sâu bên trong là một tâm hồn vô cùng yếu đuối. Thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người, tổn thương sẽ trở thành những vết sẹo luôn nhắc bạn nhớ về nó. Bạn có thể nhớ đến quá khứ, nhưng sẽ không còn thấy tiếc nuối hay đau buồn nữa, mà chỉ mỉm cười, tự tại. Quá khứ dù tốt hay xấu, thì cũng cần được trân trọng, nếu không có quá khứ thì bạn cũng không có hôm nay. Khi bị tổn thương, có người vì không chịu nổi đau thương nên sống buông xuôi, phó mặc cho số phận, nhưng cũng có người trở nên tự tin, mạnh mẽ hơn. Vượt qua tổn thương không phải là điều dễ dàng mà ai cũng có thể làm được, đi qua đau thương, bạn mới biết thế nào là cuộc sống thực sự. Bạn mới biết cuộc sống này là của mình, vì chính mình phải dũng cảm mà sống. Vượt qua tổn thương, ta sẽ học cách biết đủ, biết dừng lại và biết chăm chút cho bản thân hơn. Tổn thương sẽ dạy bạn cách thay đổi như thế nào để thích nghi với hoàn cảnh, tạo ra điểm khác biệt trước và sau trong cuộc đời.
Thay vì để mãi nỗi đau trong lòng, hãy tha thứ cho người đã khiến bạn tổn thương và xem đó như một giấc mơ rồi quên chúng đi. Hãy chấp nhận và quên đi tất cả, đó là cách để bạn hạnh phúc. Cuộc sống luôn biến đổi, bạn phải sống vui vẻ để đón nhận những điều tốt đẹp ở tương lai thay vì đắm chìm trong nỗi buồn của quá khứ. Việc gì đã qua thì cứ để nó trôi qua, cho người khác cơ hội chính là cho bản thân một cơ hội đến với những điều mới mẻ hơn. Tha thứ cho người đã làm bạn tổn thương, tha thứ cho chính mình, chỉ có như vậy bạn mới có thể hạnh phúc một cách trọn vẹn. Khi bước qua nỗi đau, có lúc bạn sẽ cảm ơn cuộc đời đã cho bạn những bài học đáng giá từ những nỗi đau và nghịch cảnh đó. Nghịch cảnh giúp bạn tỉnh táo, sáng suốt đối mặt với những khó khăn, thử thách tiếp theo. Khó khăn không thể nhấn chìm bạn mà chỉ giúp bạn trưởng thành hơn. Cho dù cuộc đời có đưa đẩy ra sao, thì bạn cũng có thể cảm nhận thấu hiểu và vượt qua được. Và cũng chỉ có bạn mới cảm nhận mình đã thay đổi ra sao qua bao vấp ngã, thất bại.
Phản kháng lại nỗi đau bạn chỉ càng thêm tổn thương, thay vì kháng cự lại chúng, chúng ta hãy chấp nhận để trưởng thành. Tổn thương không phải là điểm kết thúc mà đó chính là sự khởi đầu, vì vậy chúng ta phải sống thật mạnh mẽ.
Minh Uyên
Vì Sao Một Số Người Không Thể Vượt Qua Nỗi Đau Mất Người Thân?
1. Tổng quan
Khi người thân hay người mà ta thương yêu mất đi, hầu như ai cũng trải qua một giai đoạn trầm buồn. Những cảm xúc thường gặp nhất là buồn bã, mất mát hay tiếc nuối. Nhưng rồi dần dần, khi thời gian qua đi, mọi người sẽ có thể học cách chấp nhận và tiếp tục sống.
Tuy nhiên, khi những cảm giác mất mát này không biến mất dù thời gian dài đã trôi qua, rất có thể đây là biểu hiện của bệnh lý. Rối loạn này được gọi là rối loạn mất người thân phức tạp dai dẳng, hay nỗi đau phức tạp (complicated grief). Khi đó, người bệnh cảm nhận nỗi đau một cách kéo dài và không thể hồi phục được. Họ không thể trở lại với cuộc sống thường nhật, hay gặp khó khăn trong sinh hoạt, đời sống.
Mỗi người có cách vượt qua nỗi đau khác nhau. Thông thường, các giai đoạn mà một người trải qua khi có mất mát có thể là:
Chấp nhận mất mát.
Cho phép bản thân trải qua cảm giác đau buồn vì mất mát.
Thích nghi với cuộc sống mới khi người thân đã không còn bên cạnh.
Có những mối quan hệ mới.
Bạn nên lưu ý rằng những giai đoạn này có thể không xảy ra theo thứ tự. Chúng có thể rất thay đổi tùy theo trường hợp của từng người.
Nếu như bạn không thể vượt qua những giai đoạn trên sau một năm, rất có thể bạn đang có nỗi đau phức tạp. Khi đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp.
2. Biểu hiện của rối loạn mất người thân phức tạp dai dẳng
Một vài tháng đầu sau khi mất người thân, các biểu hiện của sự đau buồn bình thường hoàn toàn giống với nỗi đau phức tạp. Tuy nhiên, sau một thời gian, mọi người sẽ cảm thấy khá hơn và sự đau buồn dần biến mất. Trong khi đó, những người có nỗi đau phức tạp sẽ tiếp tục cảm giác buồn bã, đau khổ. Thậm chí, có người còn cảm thấy tệ hơn khi thời gian trôi đi.
Các biểu hiện có thể nhận thấy ở người có nỗi đau phức tạp là:
Cảm giác buồn bã rất nhiều, đau đớn vì cái chết của người thân yêu.
Không còn quan tâm vào thứ gì khác ngoài sự mất mát.
Tỏ ra cực kỳ quan tâm đến những thứ mà người thân đã mất để lại hoặc hành động tránh né chúng để tránh gợi nhớ.
Ngày càng trở nên tiều tụy, hao mòn vì sự mất mát.
Gặp vấn đề trong việc chấp nhận sự thật về cái chết.
Cảm giác tê cứng hay lãnh đạm.
Cảm giác cay đắng về cái chết.
Thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa và không đáng sống.
Mất niềm tin vào người khác.
Mất khả năng tận hưởng những niềm vui hay cảm xúc tích cực.
Những đặc điểm gợi ý ở người có rối loạn mất người thân dai dẳng phức tạp
Họ gặp khó khăn để trở về cuộc sống hàng ngày.
Tự tách biệt mình với người khác, thu rút khỏi các hoạt động xã hội.
Cảm thấy trầm cảm, đau buồn sau sắc, tội lỗi hay tự trách bản thân.
Tin rằng mình đã làm điều gì đó sai lầm và nghĩ mình có thể ngăn cho cái chết ấy không xảy ra.
Cảm giác cuộc sống không còn đáng sống khi không có người đã khuất bên cạnh.
Ước gì mình cũng chết cùng với người thân.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Nếu bạn cảm nhận thấy nỗi buồn là quá lớn hay gặp khó khăn để chấp nhận và trở lại cuộc sống hàng ngày, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Việc được gặp, trò chuyện với bác sĩ và các chuyên gia giúp bạn có cái nhìn khác và tìm ra phương hướng giải quyết.
Nếu bạn có ý định tự tử, hãy cố gắng nói chuyện với một người nào đó mà bạn tin tưởng. Hoặc hãy gọi/đến trung tâm y tế nơi gần nhất để được hỗ trợ.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn này?
Các yếu tố nguy cơ của nỗi đau phức tạp
Rối loạn này thường gặp ở nữ giới và người lớn tuổi. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rối loạn như:
Người mất đi là trẻ nhỏ.
Mối quan hệ với người đã khuất là rất gắn kết hay phụ thuộc.
Những người xa lánh xã hội hoặc không có các mối liên kết xã hội như bạn bè…
Đã từng mắc trầm cảm, rối loạn lo lắng vì xa cách hay rối loạn stress sau sang chấn.
Có các sự kiện sang chấn lúc nhỏ, như bị lạm dụng hoặc bỏ rơi.
Gặp một khó khăn khác trong cuộc sống, như khó khăn về tài chính.
4. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng gì?
Nỗi đau phức tạp có thể ảnh hưởng đến bạn về cả thể chất, tinh thần lẫn khả năng xã hội. Nếu không được điều trị, các biến chứng có thể xảy ra là:
Trầm cảm.
Ý nghĩ hay hành vi tự sát.
Lo âu, bao gồm cả rối loạn stress sau sang chấn.
Mất ngủ, khó khăn trong việc thư giãn.
Làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý cơ thể khác, như bệnh tim mạch, ung thư hay tăng huyết áp.
Gặp khó khăn lâu dài trong các hoạt động sống, các mối quan hệ cũng như công việc.
Nghiện rượu, ma túy hay các chất gây nghiện khác.
5. Làm sao để phòng ngừa rối loạn này?
Hiện tại chưa tìm được phương pháp hiệu quả để phòng chống rối loạn này. Các chuyên gia gợi ý rằng những người có yếu tố nguy cơ nên được tư vấn và hỗ trợ từ sớm khi biến cố xảy ra. Nếu cái chết có thể dự đoán trước (như khi bệnh tật) thì việc chuẩn bị sẵn tinh thần cho người thân cũng rất có ích.
Để nhanh chóng hồi phục lại và giảm bớt đau buồn, bạn có thể:
Trò chuyện. Hãy trò chuyện với mọi người xung quanh về nỗi buồn của mình. Nếu bạn muốn khóc, cứ khóc và để cảm xúc được tuôn ra. Điều này sẽ giúp bạn không bị mắc kẹt lại trong sự đau khổ mà tạo cơ hội để vượt qua nó. Bạn chỉ có thể hồi phục lại một khi chấp nhận đối mặt với sự mất mát.
Tìm kiếm sự hỗ trợ. Sự giúp đỡ, an ủi của người thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh bạn có thể giúp ích rất nhiều.
Nhận sự tư vấn về nỗi đau từ các chuyên gia. Các chuyên gia về tâm lý, tâm thần có thể giúp bạn nhận ra và đối mặt với cảm xúc của mình. Họ cũng giúp bạn học tập cách để đối mặt với vấn đề một cách lành mạnh. Do đó, được tư vấn từ các chuyên gia có thể giúp phòng tránh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
6. Phương pháp chẩn đoán
Nỗi đau là vấn đề hết sức riêng tư của mỗi người, do đó việc đánh giá sự đau buồn đó là bình thường hay phức tạp có thể rất khó khăn. Hiện tại, mốc thời gian để đánh giá là đủ lâu để một người có thể nguôi ngoai nỗi đau chưa thật sự được thống nhất.
Nỗi đau phức tạp có thể được nghĩ đến khi sự đau buồn không giảm bớt đi sau vài tháng. Đa số các chuyên gia về tâm thần chọn mốc thời gian là 12 tháng để đánh giá. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc ở từng trường hợp cụ thể.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa nỗi đau phức tạp và rối loạn trầm cảm chủ yếu. Tuy nhiên, có những điểm cơ bản để bác sĩ có thể phân biệt hai rối loạn này. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi các rối loạn này có thể đi cùng với nhau. Do đó, việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để điều trị có hiệu quả.
7. Điều trị rối loạn này như thế nào?
Để chọn lựa phương pháp điều trị tối ưu cho bạn, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý, tâm thần phải trao đổi và phối hợp với nhau. Bạn nên trao đổi thật kỹ lưỡng với bác sĩ của mình để thấu hiểu liệu trình điều trị.
7.1. Tâm lý liệu pháp
Tâm lý liệu pháp thường được sử dụng để điều trị nỗi đau phức tạp. Liệu pháp này khá tương đồng với tâm lý liệu pháp được sử dụng cho bệnh nhân với rối loạn stress sau sang chấn.
Trong trị liệu với tâm lý liệu pháp, bạn có thể:
Được học về nỗi đau phức tạp và cách điều trị nó ra sao.
Tạo ra những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người đã khuất để làm nguôi đi sự ám ảnh về mất mát, cũng như làm giảm bớt sự đau khổ.
Khám phá quá trình của tư duy và cảm xúc.
Cải thiện các kỹ năng để đối mặt với vấn đề.
Giảm bớt cảm giác tội lỗi.
Những liệu pháp tâm lý khác có thể được sử dụng kết hợp nếu bệnh nhân có các rối loạn khác như trầm cảm hay rối loạn stress sau sang chấn.
7.2. Điều trị dùng thuốc
Một vài lời khuyên dành cho bệnh nhân
Hãy kiên nhẫn tái khám và theo dõi bệnh với lịch hẹn của bác sĩ. Việc điều trị rối loạn này cần một thời gian rất dài, do đó việc kiên nhẫn là mấu chốt quyết định thành công trong điều trị.
Hãy tập luyện các kỹ năng để giảm stress hay tập thư giãn.
Hãy chăm sóc bản thân thật tốt. Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội, gia đình. Hãy tận hưởng những niềm vui mà các hoạt động này mang lại.
Học một kỹ năng, hay có một sở thích mới.
Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Nỗi đau mất người thân là một trong những biến cố về mặt cảm xúc mà rất nhiều người phải trải qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua điều này. Nếu bạn thấy mình hay ai đó xung quanh bạn có những biểu hiện như bài viết ở trên, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ. Việc được chẩn đoán và hỗ trợ từ sớm sẽ có tác động rất tích cực và phòng ngừa những biến cố nguy hiểm, không mong muốn. Hãy luôn lắng nghe bản thân và đối mặt với cảm xúc của mình. Bạn chỉ vượt qua khi bạn dám đối mặt với nó. Và hãy nhớ, bạn không hề đơn độc.
Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn
Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi?
(1150 chữ, 5 phút đọc)
1. Câu chuyện về nỗi sợGiữa những chương trình luyện tập khắc nghiệt của Hải quân SEAL (Mĩ), có một bài kiểm tra đơn giản hơn: Nhảy feetfirst xuống nước, bơi một vòng bể, đạp vào thành bên kia, và bơi lại-tất cả được thực hiện mà không có một giây nào để thở.
Nghe thì tưởng đơn giản, nhưng qua các năm, không nhiều sĩ quan mới có thể hoàn thành bài kiểm tra này trọn vẹn. Một số đã đạp vào thành bể bên kia nhưng ngất xỉu khi bơi trở lại, trôi bồng bềnh trên mặt nước như những con cá chết. Về mặt thể chất, họ đều có thể vượt qua bài kiểm tra. Tuy nhiên, dường như các sĩ quan này chạm tới một điểm mà họ nghĩ rằng họ không thể bơi thêm nữa. Họ tự nhắc chính mình rằng họ không thể, và họ hoảng sợ và đốt cháy oxy nhanh hơn, và cuối cùng, ngất đi. Họ đã sợ.
Nỗi sợ là một phần của cuộc sống theo cách nào đó. Chúng ta bắt đầu các kỳ thi và sợ rằng mình không thể vượt qua; chúng ta bắt đầu một trận bóng đá lo lắng rằng mình sẽ thất bại; chúng ta viết lách sợ hãi rằng kĩ năng của mình thật kém cỏi. Cuối cùng chúng ta thoả mãn những nỗi sợ ấy. Chính kiến thức cho kỳ thi mới là điều mà chúng ta nên tập trung vào, và chính những kỹ năng đá bóng mới nên là trung tâm của trận đấu, và chính kĩ năng viết của chúng ta mới hoàn toàn là thứ chúng ta muốn rèn luyện. Điều chúng ta nên đưa vào công việc không phải là nỗi sợ. Khi đối mặt với một thử thách khó khăn, chúng ta thường tránh nhìn thẳng vào vấn đề mà sợ hãi. Điều này vô tình làm cho những nỗi sợ ấy lớn lên tới một kích thước mà đôi khi, chúng ta không kiểm soát được nữa.
Nói đơn giản, chúng ta đối phó với nỗi sợ bằng cách để nó phát triển âm thầm. Những thực tập sinh của SEAL chắc chắn biết rằng họ cần phải bình tĩnh. Nhưng đó là một cái cần lớn. Họ để cho nỗi sợ hãi phát triển và tràn ngập tâm trí của họ; sau đó, nó làm xói mòn sức mạnh của họ và đẩy họ vào vô thức. Khi chúng ta ngồi trong phòng thi, đôi khi chúng ta chạy trốn khỏi thực tế và trú ẩn dưới sự sợ hãi của chúng mình, cho phép chúng xâm nhập tâm trí và hạn chế khả năng của chúng ta để giải quyết vấn đề. Xin đừng hiểu lầm, tôi không tẩy chay nỗi sợ. Nỗi sợ nói riêng những thử thách tinh thần nói chung, thực sự là ‘cái bóng’ của chúng ta. Dưới ánh mặt trời, cái bóng luôn ở đó, dù muốn dù không.
2. Vấn đề là gì?Nỗi sợ đáng sợ nhất chính là nỗi sợ những sợ hãi. Chúng ta run rẩy trước những nỗi sợ của mình đến mức chúng ta mất kiểm soát chúng. Chúng ta cố gắng kiểm soát, nhưng thường thất bại. Tại sao?
Bởi vì nỗi sợ thực ra là một bóng ngựa ngang bướng và bất kham. Hơn nữa, nó được mã hóa trong DNA của chúng ta và một phần của bản chất của con người. Chúng ta phải thừa nhận rằng sợ hãi là không thể tránh được; chúng ta và bóng của chúng ta không tách rời và không thể tách rời. Các trung sĩ e ngại rằng họ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vấn đề chỉ xuất hiện khi họ bị chết đuối trong nỗ lực chạy trốn khỏi nỗi sợ đó. Chúng ta lo lắng nếu chúng ta thất bại trong các kỳ thi, nhưng vấn đề là chúng ta không dừng lại và xem xét sự lo âu đó chỉ vì chúng ta quá bối rối khi phải đối mặt với nỗi kinh hãi của chính mình. Chúng ta tiếp tục viết trong sự bất an và trong sự quy phục những hoảng hốt bồn chồn. Chúng ta không hiểu rằng thời điểm chính mình đầu hàng nỗi sợ và tiếp tục cuộc sống dưới trướng của nó cũng là lúc chúng ta ngừng bơi và chìm đắm trong cái bể của tăm tối.
3. Tôi nên làm gì?Chúng ta không nên bỏ qua nỗi sợ của mình. Chúng ta cũng không nên chiến đấu và đánh bại chúng. Chúng ta nên chấp nhận và kết bạn với chúng.
Bạn có thể tự hỏi: “Chấp nhận nỗi sợ ư? Kết bạn với những gì đã làm cho tôi trượt? Thật điên rồ!” Tôi không phủ nhận. Ý tưởng này nghe có vẻ vô lý nhưng hãy nghĩ về nó. Bên ngoài những cái bóng là ánh sáng mặt trời và ở phía bên kia của hồ bơi sợ hãi là vạch đích. Sợ hãi là một người bạn quan trọng của người thắng cuộc. Khi đôi mắt của bạn nhìn thấy sự tối tăm của những cái bóng và làn da của bạn cảm thấy sự lạnh lẽo của làn nước vô cảm, bạn biết rằng mặt trời đang rọi sáng vạch đích ở thành bể bên kia. Nỗi sợ chỉ dẫn bạn đến chiến thắng; khi nước bịt lấy đầu mũi và sợ hãi làm ngập tâm trí bạn, bạn biết mọi thứ đang trở nên thú vị. Khi bạn chấp nhận nỗi sợ hãi làm bạn của mình, cuối cùng bạn sẽ thoát khỏi vòng lặp nghịch lý của nỗi sợ những sợ hãi. Bởi vì bây giờ, bạn không còn hoảng hốt trước nỗi sợ của chính mình nữa. Bạn chấp nhận nó là một phần của trò chơi, bạn để nó kích thích bạn, nhưng không kiểm soát bạn.
Tâm trí cần đứng yên để cơ thể có thể di chuyển. Cách duy nhất để chạy thoát những cái bóng là đứng yên dưới những cái bóng. Tâm trí chúng ta nên dừng lại để quan sát và tìm hiểu những gì chúng ta sợ, để nhận ra rằng những cái bóng chẳng thể xoá được, và là bạn của chúng ta. Hãy bảo tâm trí của bạn ngừng hoảng loạn để cơ thể bạn có thể bắt đầu sải tay trên đường bơi.
Kẻ thù duy nhất của chúng ta là nỗi sợ những sợ hãi, nhưng nó lại là người bạn tốt nhất của chúng ta. Chỉ sau khi chết chìm dưới dòng nước, tâm trí ta mới thoát khỏi những cái bóng. Khi ấy, đôi mắt của chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy được mặt trời đang soi sáng vạch đích ở bờ bên kia.
Tác giả: Sang Doan
*Featured Image: Pexels📌 Ủng hộ tác giả và Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/donateTHDP 📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2
Cập nhật thông tin chi tiết về 05. Vượt Qua Nỗi Lo Mất Tiền trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!