Xu Hướng 3/2023 # 10 Cách Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Cấp Tốc # Top 4 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 10 Cách Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Cấp Tốc # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết 10 Cách Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Cấp Tốc được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, thường xuyên xảy ra, có thể kéo dài một hoặc một vài ngày gây ra tình trạng khó chịu, đau âm ỉ vùng bụng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người bệnh. Có thể áp dụng nhiều cách điều trị tiêu chảy tại nhà để loại bỏ căn bệnh này.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy thường gây ra các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng hoặc sền sệt, bụng đau, đầy hơi, đi tiêu nhiều lần, lúc nào cũng muốn vào nhà vệ sinh khẩn cấp. Bệnh có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa, thậm chí đi ngoài ra máu và sốt.

Tiêu chảy được chia thành 2 loại là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp tính là bệnh gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần. Trong khi đó, tiêu chảy mãn tính thường kèm theo các triệu chứng như nóng ruột, dạ dày co thắt, chảy nước mắt, liên tục đi đại tiện, đau bụng âm ĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

Khi nào nên áp dụng cách trị tiêu chảy ở nhà?

Nếu bạn mắc phải tình trạng tiêu chảy mãn tính kéo dài từ 2 đến 3 tuần, đi ngoài liên tục, nôn mửa, mất nước nghiêm trọng thì nên nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám. Nếu mắc phải tình trạng tiêu chảy cấp tính, tức là chỉ xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài thường xuyên, phân lỏng thì có thể điều trị tại nhà.

Ngoài ra, phương pháp điều trị tại nhà chỉ áp dụng cho trường hợp tiêu chảy do lo âu, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc hoặc mắc hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực ăn, ăn uống thực phẩm ô nhiễm…

Cách trị tiêu chảy tại nhà nhanh nhất

Cách trị tiêu chảy tại nhà không có tác dụng cho trường hợp tiêu chảy do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Vì vậy, bạn cần cân nhắc trước khi áp dụng. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

1/ Uống trà hoa cúc

Sử dụng trà hoa cúc cầm tiêu chảy là một biện pháp an toàn, lành tính và hiệu quả, có tác dụng tốt với tình trạng tiêu chảy do viêm đường ruột. Trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt và rất tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích.

Có thể dùng trà hoa cúc đóng gói, chế biến sẵn, pha theo hướng dẫn để nhâm nhi mỗi ngày. Hoặc hãm 1 muỗng cà phê hoa cúc với bạc hà trong nước sôi tầm 15 phút. Uống 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Lưu ý: Khi sử dụng khi người bệnh bị tiêu chảy do virus, do dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm. Trà hoa cúc có tác dụng cầm tiêu chảy, trong khi đó các trường hợp này cần đi ngoài để cơ thể đào thải chất độc ra ngoài.

2/ Uống nhiều nước

Nếu bị tiêu chảy cấp tính, uống nước nhiều và liên tục sẽ giúp bù lại lượng nước, điện giải và một số chất khoáng mất đi. Để chống tình trạng mất nước, người bệnh tốt nhất nên uống 8 ly nước mỗi ngày. Có thể sử dụng nước ép hoa quả, trà pha với một chút đường sẽ tốt hơn. Nên uống từng ngụm nhỏ, không nên uống một lần quá nhiều. Có thể dùng oresol để bổ sung nước và điện giải.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng nước coca, nước ngọt có gas để thay thế.

3/ Uống trà vỏ cam

Trà vỏ cam là một phương thuốc dân gian trị tiêu chảy được nhiều người áp dụng. Có tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Cách thực hiện như sau:

Cam rửa thật kỹ để loại bỏ chất bẩn và thuốc trừ sâu có thể còn sót lại.

Bổ lấy vỏ, cho vào khoảng 120ml nước sôi, hãm trong vài phút.

Khi nước nguội, cho một ít mật ong hoặc đường cho dễ uống.

Sử dụng 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng vỏ cam nhà trồng để đảm bảo an toàn.

4/ Trị tiêu chảy tại nhà bằng gừng

Trong đông y, gừng là vị thuốc hỗ trợ chữa bệnh về tiêu hóa nhất là tiêu chảy cấp hiệu quả. Khi người bệnh xuất hiện tình trạng tiêu chảy, nôn ói do dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, có thể dùng gừng để cải thiện chứng bệnh này.

Cách thực hiện như sau:

Gừng tươi rửa sạch, nướng lên, cạo vỏ rồi rửa lại một lần nữa cho sạch miếng cháy.

Gừng cắt thành miếng nhỏ, bỏ vào nước sôi hãm uống như trà.

Lưu ý: Người gặp các chứng bệnh về gan, người bị sỏi mật, phụ nữ trong nửa thai kỳ cuối, người thân nhiệt cao không nên sử dụng cách này.

5/ Trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc bằng ngải cứu

Ngải cứu vị đắng, tính ấm, mùi thơm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chữa đau bụng do lạnh. Không chỉ vậy, ngải cứu có có công dụng tốt trong việc kháng nấm tụ cầu vàng, khuẩn tả thổ. Đây được xem là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện như sau:

Lưu ý: Ngải cứu dược tính cao, không nên sử dụng nhiều và không được sắc uống thay trà. Không dùng cho người rối loạn đường ruột cấp tính và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

6/ Trị tiêu chảy bằng lá ổi

Có nhiều cách dùng lá ổi chữa tiêu chảy như nhai nuốt lá ổi, uống nước lá ổi. Cụ thể:

Lưu ý: Không áp dụng cho trường hợp dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Không dùng cho trẻ mắc tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn.

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Giải pháp hàng đầu cho người bệnh đại tràng lâu năm

7/ Trị tiêu chảy bằng sữa chua

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bệnh tiêu chảy không nên sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa cho đến khi hệ tiêu hóa ổn định. Thế nhưng sữa chua lại là một ngoại lệ.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống có tác dụng khôi phục những vi khuẩn tốt cho đường ruột và tiêu diệt các vi khuẩn xấu gây tiêu chảy. Không chỉ vậy, các lợi khuẩn này còn giúp sản sinh axit lactic có thể hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc của vi khuẩn gây tiêu chảy ra ngoài cơ thể.

Sử dụng mỗi ngày 2 bát sữa chua sẽ rất tốt cho người bị tiêu chảy. Đồng thời, có thể ăn kèm chuối, vì chuối có chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp hấp thu chất lỏng trong ruột. Có tác dụng giảm bớt lượng chất lỏng trong phân và bù đắp điện giải bị mất.

8/ Trị tiêu chảy bằng lá cây nhót

Nhót là loại cây được trồng phổ biến ở miền bắc và trung, quả chín màu đỏ, vị chua ngọt. Lá nhót tươi hoặc khô đều có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy.

Có nhiều cách sử dụng lá nhót như sau:

Lấy 6 – 12g lá nhót khô sắc với 400ml, thấy còn 100ml nước thì chia làm 2 phần uống trong ngày.

Lấy 20 – 30g lá nhót tươi thái nhỏ, sao vàng, sắc uống với nước như trên. Để tăng hiệu quả, có thể dụng dụng lá dạng bột kết hợp với đỗ trọng nam với lượng bằng nhau để uống.

9/ Trị tiêu chảy bằng gạo rang

Sử dụng gạo rang chữa tiêu chảy là phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện như sau:

10/ Trị tiêu chảy bằng lá mơ lông

Theo Đông y, lá mơ lông vị đắng, tính mát, có tác dụng tốt trong tiêm viêm sát khuẩn, đặc biệt hỗ trợ tốt để điều trị các bệnh về đường ruột nhất là tiêu chảy.

Có nhiều cách chữa đau bụng tiêu chảy tại nhà bằng lá mơ:

Hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho vào bát cùng một quả trứng gà, đánh đều, thêm chút muối vừa ăn. Đem chưng hoặc nướng lá mơ cùng trứng gà để ăn sẽ thấy hiệu quả.

Có thể dùng 20g lá mơ, 10g nụ sim, rửa sạch thái nhuyễn, đun sôi với 500ml nước. Thấy còn 150 – 200ml thì tắt bếp, uống khi còn ấm.

Những lưu khi khi trị tiêu chảy ở nhà

Khi áp dụng cách trị tiêu chảy tại nhà, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Bệnh có thể biến mất sau một vài ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng như phân có màu đen, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ, ói mửa thường xuyên, nước tiểu màu đậm, da khô, đau bụng dữ dội thì nên nhanh chong đi khám bác sĩ.

Cần tránh xa các thực phẩm làm tình trạng tiêu chảy thêm nghiêm trọng hơn như sữa, phô mai, các sản phẩm là từ sữa và đặc biệt nên tránh uống cà phê.

Có thể bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, gạo nấu chín, bột sắn. Không thêm nhiều đường hoặc muối vì có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Hạn chế sử dụng bột yến mạch, các thức ăn còn sống như rau sống, gỏi cái, gỏi hải sản, mắm tôm.

Có thể thấy, có nhiều cách chữa tiêu chảy tại nhà lành tính, an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ giúp cầm tiêu chảy nhất thời. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.

10 Cách Cầm Tiêu Chảy Cấp Tốc Bạn Cần “Nằm Lòng” Để Tự Cứu Mình

Dù “thủ phạm” gây ra chứng tiêu chảy có là gì đi chăng nữa thì bạn cũng nên tham khảo và lưu lại ngay 10 cách cầm tiêu chảy tại nhà sau đây, bởi chắc chắn sẽ có lúc cần dùng tới.

5

/

5

(

2675

bình chọn

)

1. Tổng quan bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Có 2 dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Ngoài việc tăng số lần đại tiện, bệnh còn có thể có các triệu chứng như: đau bụng, chóng mặt, sốt, chuột rút, da lạnh,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, có thể kể đến là: nhiễm khuẩn đường ruột, vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,…

Tình trạng “Tào Tháo đuổi” gây ra những phiền toái trong sinh hoạt, khiến cơ thể mệt mỏi. Để thoát khỏi sự khó chịu này, đừng bỏ qua 10 cách cầm tiêu chảy nhanh nhất lại đơn giản, dễ thực hiện tại nhà ngay sau đây.

2.1. Nước gạo lứt rang

Gạo lứt có công dụng chữa bệnh thần kỳ, đặc biệt là trong điều trị tiêu chảy. Mẹo trị tiêu chảy này khá an toàn cho trẻ nhỏ nên các mẹ có thể tham khảo để cầm tiêu chảy cho bé.

Cách thực hiện:

– Cho 100g gạo lứt vào chảo rang lên.

– Sau khi gạo vàng, bạn cho 2 lít nước vào đun sôi, vặn nhỏ lửa cho tới khi gạo chín mềm.

– Chắt lấy nước gạo rang, chia thành 2 phần uống trong ngày.

Nước gạo lứt rang giúp bù nước, bù chất điện giải, thanh nhiệt, giải độc.

Nếu bạn hỏi uống gì cầm tiêu chảy thì câu trả lời chính là trà hoa cúc. Loại trà này có tác dụng chống co thắt rất tốt.

Bạn có thể dùng trà hoa cúc đóng gói sẵn và pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc hãm 1 muỗng cà phê hoa cúc với bạc hà trong nước sôi 15 phút. Uống 3 tách trà mỗi ngày.

Sau khi ăn cam hãy giữ lại vỏ bởi chúng được xem là “cứu cánh” cho bệnh nhân bị tiêu chảy. Đây là cách chữa tiêu chảy tại nhà dễ làm nhất.

Cách thực hiện:

– Cho vỏ cam vào cốc nước nóng.

– Sau vài phút có thể uống nước này để giảm triệu chứng tiêu chảy cũng như giúp thư giãn đầu óc.

Lá nhót tươi hoặc khô đều có tác dụng trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc.

Cách thực hiện:

– Lá nhót khô: Lấy từ 6 – 12g lá nhót khô sắc với 400ml đến khi còn 100ml nước. Chia thành 2 phần uống trong ngày.

– Lá nhót tươi: Lấy từ 20 – 30g lá nhót tươi thái nhỏ, sao vàng, sắc uống như lá nhót khô.

Hồng xiêm không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn là “khắc tinh” của bệnh tiêu chảy. Theo Y học cổ truyền, hồng xiêm mang vị ngọt, tính mát; có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng, hỗ trợ rối loạn tiêu hóa.

Đặc biệt, trong hồng xiêm xanh chứa thành phần Tanin – một chất trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc.

Cách thực hiện:

– Cắt quả hồng xiêm xanh thành các lát mỏng.

– Phơi khô rồi sao vàng hồng xiêm xanh.

– Mỗi lần lấy 10 lát sắc lấy nước.

– Uống ngày 2 lần.

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm tụ cầu vàng, khuẩn tả thổ. Bài thuốc chữa tiêu chảy tại nhà từ ngải cứu là lời giải cho câu hỏi làm gì khi bị tiêu chảy.

Chuẩn bị:

– 6g lá ngải cứu tươi và hoa ngải cứu khô.

– 15g gừng già.

– 10g trường bì.

– 30g nhục đậu khấu.

Cách thực hiện:

– Giã nhuyễn tất cả các nguyên liệu.

– Cho vào ấm sắc với 750 ml nước, đến khi còn 250ml.

– Chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 2 hoặc 3 ngày.

Theo Đông y, lá ổi có tính đắng, vị ấm, chứa tannin giảm tiết dịch ruột, săn niêm mạc, kháng khuẩn tốt, cầm tiêu chảy.

Búp ổi non chứa hoạt chất quercertin, đây là một flavonoid có tác dụng kích thích tăng cường acetylcholine trong ruột, giúp kích thích cơ trơn ruột và giảm đau nhanh, là một trong những cách trị tiêu chảy cấp.

Cách thực hiện:

– Dùng 20g búp ổi hoặc lá ổi non, 10g gừng tươi, 10g vỏ quýt khô sắc với 2 lít nước cho tới khi còn 500ml.

– Chia nước thuốc thành 2 phần, uống trong ngày.

Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, tính mát, giúp tiêu viêm sát khuẩn, là mẹo trị tiêu chảy phổ biến.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ.

– Cho mơ lông vào bát đánh đều với 1 quả trứng gà cùng một chút muối vừa ăn.

– Đem hỗn hợp chưng cách thủy hoặc nướng để ăn.

Đây là bài thuốc cầm tiêu chảy cho bé hiệu quả, là câu trả lời cho câu hỏi bị tiêu chảy phải làm sao.

Chuẩn bị:

– 2 nắm cỏ sữa

– 5 tai nấm mèo

– 50g đậu đen xanh lòng.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch tất cả các nguyên liệu.

– Nấm mèo thái dài và mỏng.

– Sao vàng tất cả các nguyên liệu.

– Sau đó cho vào nồi, đổ thêm 3 bát nước nhỏ, sắc cho tới khi còn nửa bát nước thì chắt ra uống trong ngày.

Trong Đông y, gừng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh về tiêu hóa, đặc biệt đây là cách chữa tiêu chảy cấp hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng cho người bị sỏi mật, phụ nữ mang thai, người có thân nhiệt cao.

Cách thực hiện:

– Gừng tươi rửa sạch, nướng lên, cạo vỏ, rửa sạch lại một lần nữa.

– Cắt gừng thành từng miếng nhỏ, bỏ vào nước sôi hãm uống như trà.

– Các cách cầm tiêu chảy kể trên chỉ hiệu quả với bệnh ở giai đoạn đầu.

– Người bệnh không nên nóng vội, thường bệnh sẽ cải thiện và biến mất sau một vài ngày đều trị.

– Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần/ngày) và có các triệu chứng như: phân đen có lẫn máu, nôn mửa, sốt cao, chân tay lạnh, nước tiểu màu đậm,… cần đến ngay cơ sở y tế.

– Người bị tiêu chảy cần tránh xa thực phẩm làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Cụ thể là: sữa, phô mai, cà phê, rau sống, gỏi, mắm tôm,…

– Có thể bổ sung tinh bột như: ngũ cốc, bột sắn nấu chín,…

– Uống nhiều nước.

Và đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời các thắc mắc của bạn thông qua hotline 0865 344 349.

XEM THÊM:

10 Cách Trị Mụn Bằng Mật Ong Đơn Giản, Hiệu Quả Cấp Tốc Tại Nhà

I – Mật ong có tác dụng gì trong việc trị mụn?

Mụn là bệnh lí phát sinh do tuyến dầu bài tiết quá mức khiến chân lông bị tắc nghẽn. Bã nhờn cùng với bụi bẩn tích tụ lại tại lỗ chân lông sẽ làm sản sinh vi khuẩn và gây nên mụn trên da. Vậy cách trị mụn bằng mật ong có ưu điểm gì có thể khắc chế các yếu tố gây mụn?

Theo nhiều nghiên cứu, mật ong có tính kháng viêm và diệt khuẩn cực kì tốt. Sở dĩ như vậy là do các chất chống oxy hóa, axit béo và axit amin trong mật ong giúp giảm đáng kể sưng tấy và mẩn đỏ do mụn.

Bên cạnh đó, do lượng vitamin E dồi dào cùng một số khoáng chất vi lượng cần thiết, mật ong hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục da, đồng thời giữ ẩm và làm căng mịn da hiệu quả.

Đặc biệt, thần dược tự nhiên này khi đắp mặt nạ còn sản sinh ra hydrogen peroxide – một chất quan trọng có khả năng thúc đẩy quá trình mờ thâm và ngừa sẹo.

Kháng khuẩn và giảm sưng viêm. Đồng thời ngăn ngừa lây lan vi khuẩn trên diện rộng.

Hạn chế tổn thương do mụn và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

Dưỡng ẩm cho da khô, giúp da cân bằng trở lại và mịn màng hơn.

Giảm đáng kể các sắc tốt thâm xỉn do mụn ở lại trên da. Bên cạnh đó, ngăn ngừa và làm mờ sẹo.

Vì những lợi ích tuyệt vời trên, đừng bỏ qua các công thức mật ong trị mụn tự nhiên. Hãy thử nghiệm trên làn da của bạn để hỗ trợ khắc chế và đánh bay những đốm mụn đáng ghét.

II- Tổng hợp 10 cách trị mụn bằng mật ong hiệu quả

Với mật ong, có rất nhiều công thức chữa mụn nhờ kết hợp thêm với nhiều nguyên liệu tự nhiên khác.

1. Mẹo dùng mật ong nguyên chất giảm mụn sưng đỏ

Đây là cách trị mụn đơn giản được thực hiện từ 1 nguyên liệu duy nhất là mật ong. Bên cạnh ưu điểm dễ thực hiện, phương pháp này còn có ưu điểm là giữ trọn vẹn những dưỡng chất vốn có của mật ong.

Nhờ đó, tình trạng mụn sưng đỏ sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khô cồi nhanh chóng.

Khuôn mặt sau khi rửa sạch dùng tăm ông chấm mật ong lên khu vực ổ mụn sưng tấy.

Lưu giữ khoảng nửa tiếng. Sau đó rửa lại nhẹ nhàng với nước ấm.

Tần suất thực hiện: 1 lần/ 1 ngày.

2. Hướng dẫn đắp mặt nạ nghệ mật ong trị mụn thâm

Với những vết mụn thâm để lại trên da thì nghệ là giải pháp tuyệt vời hàng đầu để khắc phục. Bản thân củ nghệ có những tính chất kháng viêm và ngăn oxi hóa tuyệt vời.

Vì thế, không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn mà nghệ còn có thể làm mờ đáng kể các sắc tố melanin đậm màu dưới da.

Trị mụn bằng mật ong và nghệ, không những tình trạng mụn được khắc chế hoàn toàn mà cả những hệ lụy như thâm sẹo để lại cũng được loại bỏ triệt để.

Các bước tiến hành như sau:

Đánh đều nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2:3 tương ứng. Có thể cho thêm 1 thìa sữa tươi nếu có.

Hỗn hợp thu được đem trải khắp mọi vùng da trên mặt.

Thư giãn trong khoảng 15 phút. Lưu ý hạn chế cử động mặt khi đắp mask.

Rửa sạch mặt với nước ấm. Sau cùng vẫn cần vỗ lại nước mát lên da để ổn định và thu nhỏ chân lông.

Số lần áp dụng: 2 – 3 lần mỗi tuần.

3. Làm xẹp mụn bọc bằng mặt nạ mật ong với trà xanh

Trà xanh chứa một lượng lớn các tinh chất chống và ngăn ngừa oxy hóa. Bên cạnh đó, khả năng chống viêm, diệt khuẩn và làm dịu những ổ mụn sưng của trà xanh cũng được đánh giá cao.

Công thức trị mụn bằng mật ong, trà xanh có thể kết hợp thêm nước cốt chanh tươi để mang đến hiệu quả giảm sưng tốt nhất.

Những nốt nhọt sưng to và tấy đỏ sẽ nhanh chóng thuyên giảm nhờ công thức tự nhiên đơn giản này.

Trộn 3 nguyên liệu trên theo tỉ lệ đã chuẩn bị.

Sau khi rửa mặt thật sạch với nước ấm, hãy rải đều mặt nạ trên da.

Lưu giữ khoảng 15 phút để các dưỡng chất thẩm thấu và giảm mụn tốt nhất.

Rửa sạch mặt sau đó lau khô và cân bằng pH với nước hoa hồng.

Tần suất thực hiện: 2 lượt mỗi tuần.

4. Cách trị mụn bằng mật ong và sữa chua

Sữa chua không chỉ tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa mà nó còn được dùng nhiều trong các công thức dưỡng da trị mụn.

Trong sữa chua có chứa dồi dào các loại vitamin (B, C), can xi cùng với axit lactic có tác dụng giảm sưng và diệt khuẩn tốt.

Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn cấp ẩm, làm đều màu da và loại bỏ những đốm thâm do mụn để lại. Vì thế, đừng bỏ qua sự kết hợp giữa mật ong và sữa chua để làn da bị mụn được chăm sóc toàn diện nhất.

Hướng dẫn cách làm như sau:

Trộn mật ong cùng với sữa chua không đường, đánh đều để tạo hỗn hợp sệt mịn.

Rải một lượt mỏng hỗn hợp lên khắp mặt, cả khu vực bị mụn và không bị mụn.

Thư giãn trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Không để quá lâu trên da sẽ phản tác dụng.

Dùng nước hoa hồng để cân bằng và giữ ẩm cho da.

Với cách trị mụn bằng mật ong và sữa tươi này áp dụng: 2 lần mỗi tuần.

5. Chia sẻ cách trị mụn bọc sưng đỏ bằng mật ong và tỏi

Tỏi vốn là gia vị quen thuộc sẵn có trong gian bếp của mỗi gia đình. Vậy nhưng, nhờ nhiều thành phần dưỡng chất siêu tốt cho da nên tỏi còn được dùng phổ biến trong các công thức trị mụn.

Trong củ tỏi có chứa sulphur – một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn. Ngoài ra, liallyl sulfide và ajoene chứa trong tỏi có tác dụng ức chế vi khuẩn và kháng viêm ưu việt.

Bên cạnh đó, tỏi còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương và ngăn sẹo thâm để lại do chứa dồi dào allicin. Vì thế, sử dụng tỏi cùng với mật ong sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho làn da bị mụn.

Cách thức tiến hành như sau:

Tỏi tách vỏ, rửa sạch và đem xay nhuyễn.

Trộn tỏi cùng với mật ong và để khoảng 30 phút cho 2 nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Rửa sạch mặt rồi đắp hỗn hợp lên vùng da mụn bọc sưng đỏ.

Giữ khoảng 15 phút để các thành phần từ tỏi và mật ong ngấm vào da và hỗ trợ giảm sưng tốt nhất.

Cuối cùng, loại bỏ hỗn hợp và rửa sạch mặt với nước mát.

Tần suất thực hiện: 3 lần mỗi tuần.

6. Bí quyết trị mụn trứng cá bằng mật ong và bột yến mạch

Yến mạch là nguyên liệu có khả năng làm dịu làn da sưng tấy và tẩy tế bào chết hiệu quả. Bên cạnh đó, nó cũng hấp thụ bã nhờn và bụi bẩn dư thừa trên da. Trong khi đó, mật ong có công dụng kháng khuẩn và làm ẩm da siêu tốt.

Kết hợp mật ong cùng với bột yến mạch sẽ có ngay công thức trị mụn trứng cá và đầu đen siêu hiệu quả tại nhà.

Nguyên liệu bao gồm: Bột yến mạch (3 thìa), Hành (1/2 củ kích cỡ trung bình), mật ong (2 muỗng).

Công thức trị mụn trứng cá bằng mật ong được tiến hành như sau:

Yến mạch nấu chín ở dạng sệt sệt.

Hành cần thái nhỏ và nghiền nát.

Trộn yến mạch, hành và mật ong với nhau để tạo thành mặt nạ sền sệt.

Rải đều mask trên da, tập trung dày hơn ở khu vực bị mụn.

Thư giãn khoảng 15 – 20 phút.

Rửa sạch lại cùng với nước ấm, thoa nhẹ nhàng để loại bỏ hết bã nhờn, tế bào chết cùng với cặn bẩn và cồi nhân mụn.

Sau khi trị sạch mụn trứng cá, bạn cũng có thể duy trì công thức mặt nạ mật ong yến mạch mỗi tuần để tẩy bỏ tế bào chết trên da.

7. Phương pháp trị mụn đầu đen bằng mật ong và cám gạo

Cám gạo cung cấp vô vàn dưỡng chất hữu ích cho da như protein, lipit, vitamin B1,… Bên cạnh khả năng dưỡng trắng và trị thâm da, cám gạo còn hỗ trợ tẩy tế bào chết và lột mụn đầu đen, mụn cám trên da.

Kết hợp cám gạo cùng với mật ong là sự lựa chọn hàng đầu với những làn da nhiều đốm mụn liti trên mặt.

Trộn đều các nguyên liệu chuẩn bị theo tỉ lệ cho trước. Có thể có hoặc không có sữa tươi.

Đắp một lượt mặt nạ lên da, tập trung nhiều vào khu vực có mụn đầu đen, mụn cám như mũi, cằm, trán,…

Lưu giữ khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước. Không để quá lâu sẽ khiến da bị khô cứng.

Tần suất đắp mặt: 2 lần mỗi tuần

8. Khắc phục mụn đỏ bằng mật ong và bột quế

Tương tự như mật ong thì bột quế cũng sở hữu khả năng diệt khuẩn và kháng viêm cực kì tốt. Nhờ vậy mà sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu này có thể tạo nên một loại mặt nạ ưu việt giúp loại bỏ hoàn toàn vi khẩn gây mụn và giảm đáng kể bã nhờn , cặn bẩn trên da.

Hướng dẫn cách làm mặt nạ mật ong bột quế:

Trộn đều cả 2 nguyên liệu theo tỉ lệ 1 :2 đã chuẩn bị sẵn.

Rửa sạch mặt sau đó bôi đều mặt nạ lên vùng ổ mụn. Không nên thoa khắp mặt.

Để yên khoảng 25 phút rồi rửa sạch hoàn toàn với nước ấm.

Sau đó, hãy dùng nước lạnh vỗ nhẹ toàn bộ mặt để giúp da lấy lại cân bằng và hạn chế giãn nở chân lông.

Cuối cùng, sử dụng toner để cân bằng pH trên da.

Số lần áp dụng: 2 lần mỗi tuần.

9. Kinh nghiệm trị mụn bằng mật ong và trứng gà

Trứng gà không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà nó còn có còn rất hữu ích với làn da. Nếu gặp rắc rối với làn da nhiều mụn đầu đen, mụn cám thì đừng bỏ qua công thức mật ong trứng gà cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả sạch mụn chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

Ngoài công dụng lột mụn đầu đen, sự kết hợp hoàn hảo giữa trứng gà và mật ong còn giúp se nhỏ tuyến chân lông bị giãn rộng, đồng thời làm mờ đáng kể những vết thâm còn lại trên da.

Các bước thực hiện như sau:

Trộn mật ong với lòng trắng trứng gà, đánh đều tay cho đến khi bông lên để đảm bảo 2 nguyên liệu quyện lẫn vào nhau.

Cho thêm nước cốt chanh tươi (nếu có) và tiếp tục trộn đều.

Tẩy trang và rửa mặt kĩ càng. Sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lên da. Dùng chổi quét chuyên dụng hoặc dùng tay để phết đều mặt nạ khắp mọi khu vực da, chỉ trừ vùng mắt và môi.

Thư giãn và tránh cử động mặt trong 1/4 giờ rồi rửa lại mặt thật sạch với nước mát.

10. Hướng dẫn trị mụn bằng mật ong và giấm táo

Giấm táo chứa dồi dào vitamin C cùng với một loạt các vi chất có lợi cho sự lành thương của da. Vì thế sử dụng hỗn hợp giấm táo mật ong sẽ giúp làn da tại vị trí bị mụn nhanh chóng được chữa lành.

Da sẽ trở nên khỏe mạnh từ sâu bên trong và ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Hướng dẫn cách làm như sau:

Trộn đều mật ong và giấm táo theo tỉ lệ đã chuẩn bị.

Làm sạch da mặt để đảm bảo hết hoàn toàn những cặn bẩn từ khói bụi, lớp make up, dầu nhờn,…

Thoa đều hỗn hợp khắp da mặt, chỉ từ vùng mắt nhạy cảm.

Thư giãn khoảng 15 phút rồi mat xa mặt cùng nước ấm. Thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da.

Tiếp tục với toner và các bước dưỡng da kế tiếp.

Tần suất áp dụng: 2 – 3 lần mỗi tuần.

III – Một số lưu ý khi dùng mặt nạ mật ong trị mụn

Để cách trị mụn bằng mật ong mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như không gây hại hoặc kích ứng cho da thì hãy lưu ý một số điểu sau đây:

Mật ong vốn là nguyên liệu tự nhiên và lành tính. Nó gần như tương thích với mọi loại da từ da dầu nhờn, khô đến da nhạy cảm.

Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, bản thân mật ong hoặc sự kết hợp của nó với các nguyên liệu khác có thể gây ra một số phản ứng phụ như ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Không dùng mặt nạ mật ong cho mọi vùng da

Nhiều người có thói quen đắp kín mặt không chừa lại bất kì một khoảng da nào. Điều này là không đúng bởi một số khu vực da rất mỏng và nhạy cảm. Ví dụ như khu vực da quanh mắt, môi,…

Vậy nên, để tránh gây hại cho da, hãy bỏ qua những vùng da mắt, môi nhạy cảm. Nếu muốn áp dụng cho khu vực da nhạy cảm, hãy áp dụng các công thức mặt nạ với nguyên liệu pha loãng để đảm bảo không gây tổn thương cho da.

Sau khi đắp mặt nạ mật ong, da có khả năng bắt nắng cao hơn bình thường. Đặc biệt là những công thức kết hợp với cám gạo, bột yến mạch có khả năng tẩy tế bào chết tốt nên da sẽ trở nên mỏng và yếu hơn.

Bởi thế, sau khi đắp mặt thì bạn cần chú ý bảo vệ da. Khi ra ngoài bắt buộc phải sử dụng kem chống nắng để ngăn các tia UV gây hại và khiến da bị bắt nắng.

Hiện nay có nhiều loại mật ong, từ mật ong rừng nguyên chất đến những loại pha đường. Hãy đảm bảo loại mật ong dùng cho da mụn là nguyên chất, không pha lẫn bất kì nguyên liệu nào để đảm bảo lành tính và không gây hại cho da.

Loại mật ong pha đường tuyệt đối không nên sử dụng bởi nó có thể gây nóng và phát sinh mụn nhiều hơn trên da.

Sử dụng mật ong trị mụn cũng giống với nhiều phương pháp tự nhiên khác ở những điểm sau đây:

Chỉ hiệu quả với những tình trạng mụn nhẹ.

Thời gian điều trị lâu dài, mất nhiều thời gian. Hiệu quả cải thiện dần chứ không thể hiện rõ rệt sau mỗi lần thực hiện.

Không khắc chế được tận gốc vi khuẩn gây mụn. Vì thế, mụn có thể hết rồi lại mọc lại.

Riêng với trường hợp mụn ẩn lâu năm, mụn trứng cá bọc sưng to, nổi mủ,… cách trị mụn bằng mật ong gần như không có tác dụng.

Lời khuyên: Mật ong và bất kì nguyên liệu tự nhiên nào cũng chỉ nên sử dụng như cách chữa mụn cấp tốc. Nó giúp giảm sưng và ngừa thâm sẹo khá tốt.

Tuy nhiên, để chữa triệt để mụn và ngăn không cho mụn mọc lại thì cần phải tìm ra một phương thức chuyên sâu và hiện đại hơn.

Bên cạnh đó, những hệ lụy như thâm, sẹo hay lỗ chân lông to do mụn gây ra cũng được cải thiện rõ rệt nhờ liệu trình trị mụn chuyên sâu với ánh sáng sinh học.

Đăng kí ngay tư vấn miễn phí với chuyên gia Kangnam

Đăng kí tư vấn

10+ Cách Làm Giảm Đau Họng Cấp Tốc, Siêu Hiệu Quả Tại Nhà

Viêm họng, viêm amidan là những tác nhân hàng đầu khiến cho cổ họng đau rát và khó chịu. Để giảm thiểu các triệu chứng này một cách an toàn, không sử dụng thuốc thì đừng bỏ qua một số gợi ý hữu ích sau đây.

Gợi ý 10 cách làm giảm đau họng nhanh chóng

Theo TS. Jeffrey Linder, khoa Nội, bệnh viện phụ nữ tại Brigham, Boston (Mỹ) cho biết: “Viêm đau cổ họng là phản ứng tức thời của cơ thể khi gặp phải một số nhân tố gây bệnh. Đây là dấu hiệu ban đầu của chứng viêm họng, cảm lạnh hoặc một số tổn thương trên dây thanh âm. Các biểu hiện ban đầu của đau họng thường gặp đó là khàn giọng, ngứa họng, vướng cổ họng khi nuốt, vùng hầu họng bị sưng, viêm,…”

1 – Súc miệng bằng nước muối ấm

Các nghiên cứu hiện đại cho biết, nước muối có khả năng sát khuẩn, làm giảm viêm sưng cổ họng và hạn chế kích thích vùng họng. Nhờ vậy mà các kháng nguyên hoặc vi khuẩn bên trong được tống ra ngoài sau khi súc miệng.

Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối để súc miệng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Bằng cách hòa tan 1/2 thìa cà phê muối với 1 cốc nước ấm để ngậm và súc họng. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu cổ họng sau khi súc miệng thì có thể thêm 1 chút mật ong vào hỗn hợp để làm dịu triệu chứng.

Lưu ý là sau khi súc miệng phải nhổ nước súc họng ra ngoài, không được nuốt. Nước muối có tác dụng tốt đối với triệu chứng viêm đau cổ họng, khàn giọng,…

2 – Uống đủ nước

Nước và đau họng có mối liên hệ như thế nào? Theo TS. Linder, việc cung cấp đủ nước trong thời kỳ bị đau họng rất quan trọng bởi nó giúp làm loãng màng nhầy trong cổ họng bị loãng ra, làm ẩm cổ họng và tránh tình trạng kích thích gây viêm khi người bệnh bị ho hoặc đẩy đờm ra bên ngoài. Hơn nữa, việc uống đủ nước còn giúp cho cơ thể tuần hoàn điều độ và tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy lùi các triệu chứng viêm nhiễm bên trong Tai – mũi – họng. Trung bình 1 ngày, bệnh nhân nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước, chưa bao gồm nước ép trái cây, nước canh, súp,…

3 – Giảm đau họng bằng viên ngậm hoặc thuốc xịt chuyên dụng

Một vài nghiên cứu chuyên khoa khẳng định, việc ngậm thuốc ho giúp đẩy mạnh quá trình sản sinh nước bọt, giúp cổ họng luôn ẩm. Hãy lựa chọn các loại viên ngậm có thành phần bạc hà hoặc tinh dầu bạch đàn để giúp làm dịu triệu chứng đau rát.

Tương tự như các loại viên ngậm, thuốc xịt cũng giúp tạo hiệu ứng giảm đau tạm thời cho cổ họng. Đa phần, các loại thuốc xịt này đều có thành phần chính là phenol nên có tác dụng kháng khuẩn trong khoang họng, làm giảm triệu chứng viêm đau họng.

Một số loại thuốc xịt họng thường được sử dụng như là Locarbiotal, Eludril, Hexaspray,… Tác dụng của thuốc là kháng viêm, tiêu đờm, làm sạch niêm mạc họng. Tuy nhiên, thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn hạn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc làm giảm viêm rát cổ họng tùy vào trường hợp cụ thể.

Lưu ý: Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng quy định. Việc lạm dụng kháng sinh có nguy cơ để lại rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

4 – Súc miệng bằng rễ cam thảo

Y học cổ truyền cho rằng, rễ cam thảo mát, có tính kháng khuẩn mạnh nên thường được sử dụng nhiều trong các mẹo khắc phục các bệnh lý viêm do nhiễm khuẩn. Một vài thử nghiệm hiện đại cho thấy, rễ cam thảo có tác dụng an toàn nhất đối với người bị đau họng là khi dùng chúng dưới dạng pha nước súc miệng.

Các nghiên cứu cũng cho biết thêm, tỷ lệ người súc miệng chữa đau họng bằng rễ cam thảo có thời gian phục hồi nhanh hơn so với những người chỉ uống nước. Sau khi mua rễ cam thảo, bạn có thể sử dụng chúng dưới dạng tươi, dạng bột hoặc chiết xuất đều đều được.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản như sau:

Lấy khoảng 10g cam thảo tươi hoặc 5g cam thảo khô đem pha với 240ml nước ấm.

Ngâm khoảng 20 phút thì lọc lấy nước để ngậm và súc miệng.

Ngày thực hiện 1 – 2 lần để làm giảm triệu chứng viêm họng.

5 – Xông hơi

Các triệu chứng đau rát cổ họng có thể khiến bạn khó chịu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thở. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng phương pháp xông hơi hoặc xông họng bằng hơi nước ấm. Điều này sẽ giúp cho phổi được kích thích lưu thông và đẩy mạnh quá trình hô hấp. Hơn nữa, việc xông hơi còn giúp cho cổ họng được xoa dịu nhờ hơi nước được đưa vào bên trong, làm giảm triệu chứng ngứa rát.

6 – Ăn súp gà giảm nhanh đau họng

Một nhóm các nhà nghiên cứu người Nhật đã tiến hành thí nghiệm và phát hiện ra trong thịt gà có chứa lượng lớn natri và một acid amin có thể làm tan dịch nhầy trong phổi. Cho nên, sau khi sử dụng súp gà, các hợp chất này góp phần đẩy dịch nhầy ra bên ngoài. Nhờ vậy có thể ngăn chặn được tình trạng vi khuẩn đi theo dịch nhầy từ mũi chảy xuống họng và gây viêm.

Trung tâm y tế ĐH Nebraska cũng đã chứng minh rằng, súp gà có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi sự tấn công của một số loại virus bằng việc hoạt động như một loại kháng sinh thực thụ.

Nhà nghiên cứu Stephen Rennard thì lại cho rằng, sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại gia vị và thịt gà có thể giúp cho món súp đạt được tác dụng trên.

Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 200g thịt gà, 100g bắp non, hành tây, cà rốt, củ cải, cần tây, tỏi và 1 muỗng bột năng là đã có thể có món súp giúp làm giảm đau họng an toàn. Với cách nấu cũng tương tự các món súp đơn giản mà bạn thường hay nấu.

7 – Sử dụng tỏi hoặc tinh chất tỏi

Trong tỏi có chứa hàm lượng allicin rất lớn. Đây là một loại kháng sinh mạnh có khả năng loại bỏ virus, vi khuẩn đang phát triển trong khoang miệng. Theo TS. Marcia Degelman, Trung tâm y tế ĐH California người thường xuyên bị đau họng có thể dùng 1 thìa tinh dầu tỏi để ngậm 5 – 10 phút hoặc ăn 1 tép tỏi sống khi cổ họng có triệu chứng bị ngứa rát.

8 – Uống trà mật ong giúp làm giảm đau họng

Trong mật ong nguyên chất có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất cho lợi cho hệ miễn dịch và có khả năng chống nhiễm trùng tương đương với kháng sinh. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cho biết, quả thật mật ong nguyên chất có tác dụng bảo vệ cổ họng tốt hơn siro ho rất nhiều lần.

Để bảo vệ cổ họng trước các tác nhân gây viêm hoặc làm giảm chứng đau họng bạn có thể thử uống trà chanh mật ong ấm. Bởi chanh tươi có chứa lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cực tốt. Trong khi đó, các phấn hoa tự nhiên trong mật ong lại giúp làm giảm lượng màng nhầy bên trong. Phương pháp này giúp cải thiện tối đa triệu chứng ngứa rát cổ họng và thường được sử dụng phổ biến vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường.

Bạn có thể tham khảo cách làm trà mật ong đơn giản như sau:

Chuẩn bị ½ quả chanh tươi, 2 muỗng mật ong, 1 túi trà (dạng túi lọc), 300ml nước sôi.

Cho trà vào cốc, đổ nước sôi vào và đợi cho ra trà. Sau đó, đợi nước hơi nguội thì cho mật ong vào và khuấy đều lên. Chanh cắt mỏng, cho vào ly trà khoảng 2 – 3 lát và dùng ngay khi còn ấm.

9 – Sử dụng kháng sinh

Đa số các trường hợp bị đau họng đều có khả năng tự khỏi và không cần phải sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes và khó dứt điểm. Cho nên, nếu phát hiện nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh. Với các trường hợp mắc bệnh đau họng do virus thì việc sử dụng kháng sinh thường không mang lại hiệu quả.

10 – Dùng thuốc kháng viêm

Ngoài những biện pháp trên, bạn có thể khắc phục chứng đau họng bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như Advil hoặc Aleve. “Kháng sinh có tác dụng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, làm giảm viêm sưng họng nhưng cũng có nguy cơ để lại tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng quá liều.” – TS. Linder cũng cho biết thêm.

11 – Uống trà bạc hà để cải thiện chứng đau họng

Bạc hà có chứa tinh chất cineol, limonene, dihydrocarvone có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng đau rát do viêm họng. Ngoài ra, bạc hà còn có khả năng giúp cho cơ thể thư giãn, cải thiện giấc ngủ, làm đẹp da nên rất được ưa chuộng.

Để làm trà bạc hà chữa viêm họng, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Nấu nước cho sôi, sau đó cho khoảng 2 túi trà (dạng túi lọc) vào. Sau đó, cho thêm 2 – 3g bạc hà khô hoặc tươi vào, để khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Lọc lấy phần nước trà, cho khoảng 1 thìa nước cốt chanh vào và khuấy đều.

Cho thêm vài lát chanh mỏng lên trên và sử dụng trà khi còn ấm.

12 – Mẹo làm giảm đau họng bằng trà gừng

Y học cổ truyền cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm thường đi vào 3 kinh: phế, tỳ, vị. Ngoài tác dụng tán ôn, hành thủy gừng còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa đau răng, chữa viêm đau khớp, chống say tàu xe và đặc biệt là cải thiện triệu chứng viêm đau họng rất tốt. Các bài thuốc dân gian còn sử dụng gừng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như đau họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…

Bạn có thể thực hiện cách này như sau:

Rửa sạch 1 củ gừng tươi, cạo bỏ phần vỏ ngoài, giã nát hoặc cắt thành lát mỏng.

Nấu sôi 300ml nước, cho gừng vào cốc rồi đổ nước sôi vào, hãm như trà.

Đợi cho nước nguội, cho 2 muỗng mật ong nguyên chất vào khuấy đều lên và uống khi còn ấm.

Trà gừng mật ong còn giúp làm ấm cơ thể, giảm viêm sưng nhờ các kháng sinh tự nhiên có trong gừng và mật ong.

Điều trị dứt điểm ho bằng bài thuốc Đông y Ích phế Nam

Ích phế Nam được đánh giá là phương pháp điều trị ho cho hiệu quả tốt nhất hiện nay. Theo khảo sát trên 4000 người đã sử dụng sản phẩm cho thấy: 95% cho không có dấu hiệu tái phát sau khi điều trị, 5% còn lại buộc phải kéo dài thời gian điều trị do không tuân thủ pháp đồ của bác sĩ.

Bệnh ho thường xảy ra phổ biến đối với các đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh hô hấp. Trung tâm Thuốc dân tộc luôn đề cao tính an toàn trong mỗi sản phẩm, đồng thời đảm bảo phát huy được dược tính cao nhất, giúp người bệnh điều trị trong thời gian ngắn.

Ích phế Nam là kết tinh của 3 chế phẩm nhỏ cho hiệu quả toàn diện

Để cho ra đời bài thuốc Ích phế Nam, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành rất nhiều năm nghiên cứu các đầu sách về bệnh lí ho, viêm đường hô hấp. Kết hợp với quá trình khám chữa và đánh giá biểu hiện bệnh trên các đối tượng khác nhau. Từ đó, cho ra 3 chế phẩm.

Bài thuốc Bổ Phế

– Thành phần: Bán hạ, Trần bì, cam thảo, bạch môn, bạch linh, cát cánh, ngũ vị,huyền sâm, sa sâm, tang bạch bì … và một số thảo dược quý khác.

– Công dụng: Giúp tiêu đờm, chỉ khái, long đờm, bổ phế. Đặc biệt phù hợp với người viêm phế quản, viêm amidan, ho gió, ho khan hoặc có đờm.

– Cách dùng: Người lớn: Ngày 2 lần chia đều sáng tối, hòa một thìa cafe với 100ml nước nóng, khuấy đều. Uống sau ăn 30 phút, sử dụng khi còn ấm. Trẻ em dưới 12 tuổi khi uống cần có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.

Bài thuốc Giải độc hoàn

– Thành phần: Ké đầu ngựa, Bồ công anh, Đơn đỏ, Hoa kim ngân

– Công dụng: Tiêu viêm, giảm sưng, chống dị ứng đồng thời giải độc, mát gan, giúp cơ thể trở nên khỏe khoắn, nhẹ nhàng.

– Cách dùng: Người lớn uống 1 lần vào buổi trưa, trước ăn 30 phút. Khi sử dụng pha một thìa cafe với 100ml nước ấm. Trẻ em trước khi sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bài thuốc ngậm Ích Phế Thần Hiệu Phương

– Thành phần: Phổi ngựa bạch (ngâm trong mật ong 10 năm), Sâm quản trọng, Tầm gửi cây móc, Tầm gửi cây gạo đỏ, Tầm gửi cây cọ, … và một số thảo dược quý khác.

– Công dụng: cắt cơn ho, giảm ngứa cổ, tiêu đờm.

– Cách dùng: Người lớn sử dụng 3 lần trong ngày, ngậm một nửa thìa cafe cho đến khi tan trong miệng, súc miệng với 50-100ml nước ấm. Trẻ em dưới 5 tuổi ngày 3 lần, sau khi ăn 30 phút. Vì trẻ nhỏ thường khó ngậm, nên phụ huynh có thể hòa 1/3 thì cafe thuốc với 50ml nước, uống chậm.

Trung tâm Thuốc dân tộc- Địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy số 1 Việt Nam

Bằng những cống hiến không ngừng nghỉ, Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành được nhiều giải thưởng danh giá

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam 2019

Top 50 thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng 2017 và 2018

Chứng nhận chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng 2018

Cúp vàng vinh danh Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2017…

Hiện nay, bệnh nhân có nhu cầu khám chữa và điều trị tại Thuốc dân tộc có thể đến khám trực tiếp tại các cơ sở trên toàn quốc. Hoặc liên hệ tư vấn qua hotline.

Bạn muốn tìm hiểu thêm:

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Cách Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Cấp Tốc trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!