Bạn đang xem bài viết 10 Mẹo Hay Dành Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với những trẻ biếng ăn chậm tăng cân, các mẹ luôn đau đầu trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ không bị chậm tăng cân hoặc sụt cân nhưng nhiều lúc mẹ không biết phải làm gì.
Không cho bé ăn quá nhiều thịt nạc
Sắt là thành phần để cơ thể hình thành nên máu. Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Atlanta (Hoa kỳ), có khoảng 9% trẻ từ 1-2 tuổi thiếu sắt, ở độ tuổi 3-5 là 3% và 6-11 tuổi là 2%.
Nhiều mẹ nghĩ các loại thịt đỏ sẽ cung cấp nhiều sắt cho bé và chỉ cho bé ăn các loại thịt này. Điều này hoàn toàn đúng nhưng nếu chỉ cho bé ăn thịt hoài thì rất dễ ngán. Với những trẻ nhỏ hơn, nhai thịt nạc giống như 1 cực hình nên thịt không được nhai nhuyễn trước khi vào dạ dày để tiêu hóa dẫn đến kém hấp thu, mặc dù thịt nạc chứa nhiều sắt ở dạng dễ hấp thu. Mẹ có thể thay thế thịt nạc bằng thịt gia cầm, trứng, sữa, cá đậu,….Những loại thực phẩm này giúp bé tránh khỏi tình trạng chán ăn và cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Cho bé ăn dầu ăn với lượng vừa phải
Khi bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ phải bổ sung thêm dầu ăn vào cháo hoặc súp để bé được cung cấp chất béo cho cơ thể. Những nhóm thực phẩm cung cấp chất béo rất quan trọng, đóng vai trò chính trong quá trình cung cấp năng lượng cho trẻ và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các loại vitamin tan trong dầu.
Chỉ nên bổ sung vitamin bằng thực phẩm
Theo chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại California – Jo Ann Hattner: Hàm lượng vitamin và chất xơ của rau xanh và hoa quả là ngang bằng nhau. Chính vì thế, các mẹ nên thay đổi thực đơn linh hoạt kết hợp rau xanh và hoa quả để bổ bung đầy đủ vitamin cần thiết cho bé.
Không nên lạm dụng cà rốt
Cà rốt chứa nhiều vitamin rất tốt cho bé nhưng mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều. Việc lạm dụng cà rốt trong các thực đơn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Nếu hấp thu quá nhiều cà rốt, bé có thể bị thiếu máu, vàng da, biếng ăn, bần thần và khó ngủ. Ngoài ra, bé còn bị giật mình khi ngủ, khóc đêm,…
Các mẹ chỉ nên cho con ăn cà rốt 2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 30-50 gr. Với chế độ như vậy thì cà rốt mới phát huy được tất cả các ưu điểm của nó.
Cho ăn đầy đủ khi bé ốm
Khi ốm, bé bị đắng miệng, ăn không ngon và có thể bị biếng ăn. Đừng ép bé phải ăn quá nhiều, hãy cho bé ăn những gì bé cảm thấy thích. Sau đó dỗ bé ăn cháo dinh dưỡng để cải thiện tình hình bệnh.
Đừng nhận thức sai lầm về nước hầm xương
Trong giai đoạn ăn dặm của bé, nhiều mẹ chỉ dùng nước hầm xương để nấu cháo hoặc súp mà không dùng bất kỳ loại nguyên liệu nào khác. Đó là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Hầm xương lâu chỉ làm nước ngọt hơn chứ ko mang lại bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Vì thế, khi nấu cháo cho bé, ngoài hầm xương cho bé ăn ngon hơn, mẹ phải bổ sung các loại thịt băm, rau củ quả,…để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Không nên cho bé uống quá nhiều nước hoa quả
Nước hoa quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cho bé nhưng nếu quá lạm dụng sẽ gây nhiều tác hại.
Chỉ nên cho bé uống tối đa 100-200 ml nước hoa quả mỗi ngày. Với những trẻ trong độ tuổi ăn dặm, nước lọc là chất lỏng tốt nhất cho bé.
Không nên xay nhuyễn thức ăn
Nhiều mẹ sợ con mình không nhai được sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Vì thế, các mẹ hay xay nhuyễn mọi thức ăn trong máy xay sinh tố. Điều này vô tình làm bé không biết cách nhai như thế nào. Nuốt thức ăn một cách vô thức chỉ làm bé biếng ăn mà thôi. Hãy cho bé tự xúc ăn và nhai để hoàn thiện khả năng ăn uống của mình hơn.
Đừng cho bé ăn nhiều chất đạm
Chất đạm có nhiều trong thịt, trứng, sữa,…Đây là nguồn thực phẩm luôn có trong thực đơn mỗi bữa ăn mẹ chuẩn bị cho bé. Ăn nhiều cái gì quá cũng không tốt, kể cả đạm. Ăn quá nhiều đạm sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến nguy cơ trẻ biếng ăn tăng cao.
Bánh mỳ trắng là một sự lựa chọn tốt
Lựa chọn loại bột mỳ tốt nhất để làm bánh mỳ trắng sẽ rất tốt cho bé. Ngoài chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, bánh mỳ còn có sắt và các loại vitamin B rất tốt cho sức khỏe.
Chúc con của mẹ hay ăn, chóng lớn và thông minh học giỏi!
Top 9 Sữa Cho Trẻ Biếng Ăn, Sữa Dành Cho Bé Biếng Ăn Chậm Tăng Cân
Chào bạn, có phải con bạn đang gặp tình trạng biếng ăn, sụt cân & bạn đang muốn tìm sữa cho trẻ biếng ăn.
Cũng như bất kỳ bà mẹ nuôi con nhỏ nào khác, chuyện ăn uống của con đã có lúc khiến tôi mệt mỏi, hoang mang, stress nặng kéo dài.
Tôi thực sự không hiểu mình đã làm sai ở bước nào mà bé lại biếng ăn quá mức như thế.
Đi đâu, gặp ai cũng bị hỏi ” Bé mấy tuổi“, ” Cháu mấy ký“, rồi họ chép miệng ” còi quá“, ” còi nhỉ “. Điều này khiến tôi thực sự chạnh lòng.
Hôm đi họp phụ huynh cho cháu, tôi cũng lân la làm quen và hỏi thăm bí quyết chăm con của các chị phụ huynh.
Một trong số đó đã giải thích cho tôi biết là tình trạng của con tôi biếng ăn có thể là do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng dẫn đến biếng ăn.
Tôi đã tức tốc chở con mình đến gặp bác sĩ ngay sau đó, quả đúng là như thế, con tôi đang bị thiếu hụt trầm trọng vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm đã khiến bé ăn không ngon, chán ăn và mất đi cảm giác thèm ăn.
Bác sĩ nói cách nhanh nhất để giải quyết tình trạng biếng ăn này là cho cháu uống sữa dinh dưỡng dành cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.
Tổng hợp lời khuyên của chuyên gia, rồi tra cứu thông tin trên mạng và chỉ dẫn của hội chị em phụ huynh tôi đã tìm mua đúng các loại sữa mà được các chị đang cho con uống mỗi ngày.
Sau một thời gian dài kiên trì sử dụng, bé con nhà tôi đã bắt đầu có da có thịt trở lại, cả nhà mừng lắm.
Mỗi tháng cháu đều tăng cân đều đều, bắt đầu dần dần tròn trịa.
Đến thời điểm này tự dưng mình cảm thấy mình cũng trở thành chuyên gia trị biếng ăn cho con luôn.
Ngày 2 ly sữa mà kết quả khả quan không ngờ, bù lại cho lúc trước lao tâm khổ tứ vì con.
Trẻ lười ăn chậm tăng cân phù hợp với sữa như thế nào?Tôi đã từng có lúc tự thắc mắc, tại sao con mình không bị bệnh, các món ăn hàng ngày được tôi cất công chế biến tỉ mỉ.
Thậm chí bỏ công trang trí đúng với sở thích của bé mà bé lại ăn rất ít rồi lắc đầu ngán ngẫm, không bao giờ ăn hết bất kỳ phần ăn nào tôi chuẩn bị.
Tôi quả thật không hiểu tại sao, trong khi con người khác thì ăn uống khỏe mạnh, con mình thì lại còi cọc, hay ốm vặt.
Giờ thì hiểu ra nguyên nhân thật sự là do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến việc suy dinh dưỡng.
Bước đầu tiên là tôi thường bổ sung vitamin D vào khẩu phần ăn của bé như gan, cá, trứng, sữa… mặc dù không biết con có chịu ăn hay không.
Bên cạnh đó là việc cho con uống sữa đúng như chỉ dẫn của các chị phụ huynh, chọn những loại sữa bổ sung Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine để giúp con ăn ngon và mau có cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra sữa cần phải bổ sung thêm các lợi khuẩn để kích thích tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh từ đó kích thích trẻ con ăn ngon hơn và nhiều hơn.
Các mẹ hãy lấy giấy bút ra và note lại những thông tin về các loại sữa sữa dành cho trẻ biếng ăn phù hợp để chọn cho con yêu nhà mình ngay thôi nào!
Top 9 – Kid Essentials sữa giúp bé ăn ngonƯu điểm:
Kid Essentials là dòng sản phẩm con cưng của thương hiệu Nestle, sữa hiện đang được rất nhiều quý phụ huynh tin dùng bởi hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ khoa học.
Đặc biệt loại sữa này là dòng sữa dành cho bé nhẹ cân, các bé sẽ nhanh chóng cải thiện cân nặng, giúp bé khỏe mạnh, ăn ngon.
Trong Sữa Kid Essentials có chứa Taurin, Cholin, vitamin B12, duy trì phát triển hệ thần kinh khỏe mạnh, giúp trí não trẻ phát triển toàn diện. Vitamin A, dầu cá giúp phát triển thị giác, cho trẻ có đôi mắt sáng ngời.
Điểm nổi bật nhất trong Sữa Kid Essentials chính là bổ sung hàm lượng men tiêu hóa rất cao, giúp loại bỏ chứng táo bón, một trong những nguyên nhân gây sụt cân ở bé.
Sữa cũng thu hút cả những bé khó tính nhất bởi sữa có vị ngọt vừa phải hương vị vani (vanilla) dễ uống, đặc biệt rất thơm và ngậy, cung cấp đầy đủ 27 loại vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.
Top 8 – Morinaga sữa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cânƯu điểm:
Cũng như các sản phẩm khác của Nhật, sữa Morinaga là một sản phẩm tin cậy, tốt gần như hoàn hảo, làm hài lòng người tiêu dùng.
Phương châm dinh dưỡng của các chuyên gia chính là hàm lượng dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, chú trọng phát triển toàn diện.
Do đó, sữa Morinaga nhập khẩu của Nhật không quá chú trọng về vấn đề tăng cân nhanh chóng cho trẻ, điều đặc biệt là chú trọng về chiều cao, trí thông minh, hệ tiêu hóa tốt và khả năng miễn dịch tự nhiên ở trẻ.
Nên cha mẹ nào muốn con tăng cân ngay lập tức thì sữa Morinaga không phải là một ứng cử viên tốt.
Nhưng, nếu bạn biết sử dụng đúng, sữa Morinaga sẽ giúp các mẹ nuôi con nhàn tênh từ giai đoạn sơ sinh cho đến tuổi đi học, chú trọng vào sự phát triển lâu dài và toàn diện từ sâu bên trong của người Nhật.
Hơn nữa sữa còn có lượng sắt, kẽm, iot phù hợp với thể trạng của trẻ em Việt Nam.
Các chất dinh dưỡng trong sữa sẽ đi vào cơ thể trẻ tự nhiên mà không gây hiện tượng táo bón.
Đặc biệt sữa có hương vị tương đồng với sữa mẹ, thanh mát, giúp trẻ dễ tiếp nhận hơn khi mẹ không đủ sữa cho con bú và kích thích khẩu vị giúp trẻ uống ngon miệng hơn.
Top 7 – Sữa giúp bé ăn ngon tăng cân GlicoƯu điểm:
Đây là thương hiệu sữa được các nhà khoa học chứng minh mang nhiều đặc điểm dinh dưỡng giống với sữa mẹ.
Giúp bổ sung sữa mẹ cho trẻ, trẻ tăng cân nhanh, phát triển não bộ, hệ miễn dịch, đường tiêu hóa, bổ sung chất đề kháng cho trẻ.
Sữa có thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, các loại rau củ quả được trồng trực tiếp ở Nhật, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Chính thành phần dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật nên cung cấp một lượng chất xơ lớn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế táo bón, nóng trong cho trẻ.
Chính vì thế sữa được mệnh danh là mát như sữa mẹ.
Sữa glico bổ sung nhiều dưỡng chất, độ đậm đặc cao hơn hẳn so với nhiều dòng sữa khác giúp bé tăng cân nhanh hơn.
Sữa có vị nhạt, ngọt thanh như sữa mẹ nên bé dễ dàng chấp nhận, không lạ miệng, không ngán, dễ uống, bé uống nhiều nên hấp thu được nhiều dưỡng chất.
Sau khi pha chính tôi cũng cảm nhận sữa có độ thơm và sự ngọt vừa phải nên khi uống bé rất thích, pha lần nào bé cũng uống hết.
Top 6 – Dielac Grow Plus 2+Đối với các bé nhỏ hơn 1 tuổi, các mẹ có thể dùng Dielac Grow Plus 1+ cho con.
Với mục tiêu ” Vì một Việt Nam vươn cao “, Công ty cổ phần sữa Vinamilk của Việt Nam đã cải tiến để cho ra đời dòng sản phẩm Sữa Dielac Grow Plus dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Không những giúp trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tăng cân, tăng chiều cao mà còn có khả năng giúp trẻ bị bệnh cần phục hồi cơ thể nhanh chóng.
Bởi khi trẻ bị bệnh, trẻ ăn uống kém, do đó cần phải tăng cường các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể chống chọi với bệnh tật.
Với công thức độc quyền bổ sung canxi và vitamin D đặc biệt thích hợp với thể trạng của các bé thấp kí nhẹ cân vì biếng ăn, giúp kích thích vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn, giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Thành phần 26 vitamin và khoáng chất có trong Sữa Dielac Grow Plus 2+ giúp cơ thể trẻ tăng cường hệ miễn dịch từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa…
Sữa đặc biệt thơm ngon, dễ uống với hương vị ngọt thanh vừa phải, không quá béo cũng không ngậy làm con mau chán.
Đây là dòng sữa nội tốt nhất, giá cả phải chăng, dễ mua trên thị trường ở bất cứ đâu nên rất tiện lợi cho bé sử dụng lâu dài đấy.
Top 5 – Sữa Nutren Junior 800gƯu điểm:
Sữa Nutren Junior là dòng sản phẩm giàu năng lượng dành cho trẻ biếng ăn. Thích hợp với những trẻ thấp còi, đặc biệt là dòng sữa cho bé suy dinh dưỡng vì biếng ăn.
Sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng tối đa, giúp cho trẻ nhanh chóng bắt nhịp với đà tăng trưởng tự nhiên của cơ thể, tăng cường miễn dịch cho bé ngay cả trong tình trạng cơ thể bị bệnh và suy kiệt nhất.
Tôi thật sự bất ngờ khi biết được đây chính là dòng sản phẩm được nhiều bệnh viện khuyến khích sử dụng cho bé khi bị bệnh, bệnh nhân sau phẫu thuật phải cho ăn bằng đường uống, vì sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn bữa ăn hàng ngày.
Sữa có vị thơm nhẹ của Vani nên rất dễ uống, khác hẳn so với các loại sữa cao dinh dưỡng khác thường có vị ngấy và ngán, sữa ngọt nhẹ và hơi béo ngậy, có độ sánh vừa phải, không tạo cảm giác ghê cổ khi uống.
Theo tôi được biết sản phẩm đã nghiên cứu lâm sàng và kết quả ngay cả những bé khó uống sữa đều thích thú hơn với việc uống sữa hàng ngày và chủ động đòi mẹ uống Sữa tăng cân Nutren Junior.
Không những bé yêu thích mà phụ huynh cũng sẽ vô cùng hài lòng vì sữa cung cấp năng lượng nhanh chóng giúp bé tăng cân rõ rệt, đem đến cho bé sự nhanh nhẹn, năng động và linh hoạt trong mọi hoạt động hàng ngày.
Top 4 – Sữa Frisolac GoldƯu điểm:
Friso được sản xuất từ 100% sữa bò Friesian nổi tiếng Hà Lan, từ khâu lấy sữa đến vận chuyển và sản xuất đều hoàn toàn khép kín, được kiểm soát chặt chẽ nhằm cho ra nguồn sữa thiên nhiên được hoàn thiện bằng khoa học.
Bên cạnh đó, thành phần trong sữa Friso chứa các loại dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ tăng cân và phát triển toàn diện.
Các khoáng chất như Canxi, Kẽm, Sắt và các vitamin có trong sữa giúp bé tăng chiều cao, tăng cân đều và tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, lợi khuẩn Prebiotics có mặt trong thành phần sữa giúp đánh bại vi khuẩn xấu, giúp cơ thể bé chống lại các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa và hô hấp.
Các mẹ cho bé uống 2 ly sữa mỗi ngày, dung tích ít hay nhiều tùy vào số tuổi của bé sẽ giúp bé khỏe mạnh, tăng cân đều, ngày càng mũm mĩm hồng hào mà không cần quá tốn công chăm sóc vất vả đâu nha.
Top 3 – Sữa HonilacƯu điểm:
Qua tìm hiểu sản phẩm của tôi thì Sữa Honilac là dòng sản phẩm sữa đặc trị có rất nhiều công dụng dành cho các đối tượng cần dinh dưỡng đặc biệt.
Sản phẩm phù hợp với những trẻ hấp thu dinh dưỡng kém, biếng ăn, chậm phát triển, hay đau ốm bệnh tật.
Với lượng đạm, đường và chất béo cao hơn sữa thông thường, dòng sữa này còn được bổ sung các vi chất giúp bổ sung dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của trẻ, có thể thay thế bữa ăn phụ, và bổ sung cho bữa chính.
Ngoài ra, sữa có nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand, công thức tiên tiến được chứng nhận của bộ Y Tế Việt Nam và được Viện Dinh Dưỡng khuyên dùng nên chúng ta hoàn hoàn an tâm khi sử dụng.
Top 2 – Sữa PediasureƯu điểm:
Thương hiệu sữa Abbott của Hoa Kỳ là một trong những hãng sữa nổi tiếng và tạo được tiếng vang lớn với nhiều dòng sữa chất lượng cao, vượt lên cả mong muốn của các mẹ có con nhỏ.
Cũng chính vì lý do này nên dù sữa Pediasure là dòng sữa ngoại thuộc top có giá cao nhất tại Việt Nam nhưng vẫn có nhiều bà mẹ không tiếc tiền đầu tư cho con để đảm đảm bảo con mình được dùng dòng sữa có chất lượng tốt nhất.
Với hệ dưỡng chất đầy đủ và cân đối, mẹ sẽ thấy ngay sự thay đổi của con về cân nặng chỉ sau một tháng sử dụng đều đặn. Bé lớn nhanh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và năng động hơn hẳn.
Sữa được sử dụng rộng rãi cho trẻ từ 1 – 10 tuổi. Đặc biệt sữa phù hợp nhất với những trẻ chậm phát triển, biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng.
Điều mà các mẹ mong muốn nhất vẫn là con hay ăn, chóng lớn và sữa Pediasure giúp trẻ biếng ăn cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Hiện nay sữa được các nhà dinh dưỡng đánh giá là một trong những dòng sữa tốt nhất cho trẻ biếng ăn, vì thế khi sử dụng dòng sữa này, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Ngoài ra sữa có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bé phát triển, vì vậy nếu dùng về lâu về dài sẽ rất tốt cho sự phát triển của bé.
Vị sữa béo ngậy, thơm ngon, thanh mát rất dễ uống. Dù bé nhà bạn có không thích uống sữa đi nữa, thì khi dùng loại sữa này đảm bảo bé sẽ uống một cách dễ dàng.
Top 1 – Sữa Bột PediaplusƯu điểm:
Nutifood là thương hiệu sữa nội được sự quan tâm của các bậc cha mẹ nhiều nhất hiện nay trên thị trường.
Mặc dù là thương hiệu sữa Việt Nam nhưng hầu hết các nguyên liệu và công nghệ sản xuất đều được nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu, nhờ vậy chất lượng sản phẩm không thua kém sữa ngoại mà giá thành lại vô cùng rẻ.
Sữa Pedia Plus cung cấp cho bé hệ dưỡng chất cân đối gồm DHA, Cholin, Taurin,, Lysin, Kẽm, Vitamin nhóm B, Axit amin thiết yếu và được bổ sung đặc biệt chất béo giúp dễ hấp thu và chuyển hóa nhanh thành năng lượng nên cực tốt cho các bé biếng ăn, các bé mới ốm dậy.
Không những kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng biếng ăn, phục hồi sức khỏe và phát triển thể chất mà còn hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, phát triển trí não và thị giác.
Một ưu điểm tuyệt vời khác là giá rẻ, hộp sữa Pedia Plus 900g có giá khoảng 265.000đ, trong khi đó hộp 400g có giá khoảng 120.000đ.
Mức giá này hoàn toàn thấp hơn so với Pedia của Vinamilk hay Pediasure của Abbott Hoa Kỳ.
Với giá như thế này, rất nhiều mẹ có thu nhập trung bình thấp cũng có thể mua sữa cho con uống thường xuyên được.
Một bữa sữa có thể thay thế được một bữa ăn cho trẻ. Sữa có vị vani béo ngậy, thơm ngon dễ uống, bé nhà tôi đặc biệt thích uống sữa này lắm.
Con thích mà mình cũng mừng thầm vì giá thành mỗi hợp sữa cũng hợp túi tiền, không chát như những loại khác, tiết kiệm được phần nào chi phí.
Ngoài ra còn rất dễ mua trên thị trường, vì sữa nội uy tín nên bất cứ cửa hàng lớn nhỏ nào cũng có, nên không sợ hết hàng khiến con phải nhịn sữa.
Lưu ý bổ sungMỗi loại sữa đều có tác dụng riêng và cần có thời gian để đạt được hiệu quả dinh dưỡng.
Vì vậy các mẹ tuyệt đối không thay đổi sữa thường xuyên vì khi đó, hệ tiêu hóa lại phải có một thời gian nhất định để thích ứng với loại sữa đó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi loại sữa đều tạo ra một môi trường vi sinh đường ruột khác nhau.
Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm thay đổi các hệ vi sinh đó, làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.
Các mẹ cần lựa chọn sữa cho con em mình phù hợp theo nhóm tuổi, tình trạng sinh lý, khẩu vị và tình trạng thiếu hụt trong khẩu phần ăn của con để có hiệu quả cải thiện thể trạng nhất.
Hy vọng các mẹ sẽ có được sự lựa chọn tốt nhất cho bé yêu của mình!
Trẻ Biếng Ăn Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao
Nhiều bé biếng ăn nên khi nhìn những bát cháo đầy hay uống nguyên một ly nước ép to đùng thì tâm lý chung của các bé là không muốn ăn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này mẹ cần coi trọng chất lượng hơn số lượng trong các bữa ăncủa trẻ. Mẹ cần khéo léo thêm chất bổ để bé không có cảm giác ăn nhiều nhưng vẫn nạp vào nhiều calo và dinh dưỡng. Một số cách sau gợi ý cho mẹ:
Những món súp, món xào, nấu của bé mẹ có thể cho thêm bơ, phomai, kem để kích thích vị giác của trẻ. Những loại sữa nguyên kem chứa hàm lượng calo và chất béo cao hơn sữa thường. Nhưng mẹ nhớ lưu ý là nếu bé dưới 12 tháng tuổi chỉ được phép uống sữa mẹ hoặc sữa công thức phù hợp.
Khi nấu ăn cho bé mẹ nên cho nhiều dầu/mỡ hơn, giúp tăng cường năng lượng cho bé.
Những loại hạt giàu chất béo, calo và nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ các hạt dẻ, đậu phộng, hạnh nhân… Mẹ có thể xay nhỏ và rắc lên cốc giúp trẻ tăng cân nhanh và thêm phần thơm, ngậy cho thức uống của trẻ. Nhưng đối với trẻ dưới 1 tuổi cần tránh thực phẩm này do có nguy cơ bị nghẹn, hóc cao.
Theo các nha fkhoa học nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em, việc trẻ bị thiếu hụt các nhóm chất dinh dương như kẽm, vitamin nhóm B, dẫn đến tình trạng bé cảm thấy không ngon miệng, biếng ăn. Vì vậy, để tăng thêm cảm giác ngon miệng cho bé và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn mẹ có thể chọn những nhóm thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng như:
Nhóm thực phẩm giàu lysine: lòng đỏ trứng, thịt, cá…
Nhóm thực phẩm chứa kẽm: thịt bò, rau lá xanh đậm, các loại hạt…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B: các loại chuối, đậu, thịt…
Giúp bữa ăn đa dạng hơnNếu mẹ cho bé ăn chuỗi thực đơn quá đơn giản sẽ dẫn đến tình trạng bé sẽ không còn hứng thú với những bữa ăn nữa. Do đó, có mẹ có thể đa dạng món ăn của bé bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm lại với nhau. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là trong các bữa ăn cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cho bé là: tinh bột, chất béo, đạm và rau quả cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể trang trí món ăn bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong bữa ăn.
Mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm các loại sữa giúp trẻ tăng cân tốt hơn và giúp bù đắp những chất dinh dưỡng còn thiếu, đặc biệt là các chất dinh dưỡng mà bữa ăn hàng ngày có thể không cung cấp đủ.
Chia thành nhiều bữa ăn cho béMẹ nên chia khẩu phần ăn cho trẻ thành 5 – 6 bữa/ngày thay vì bắt trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong 3 bữa. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên nếu tiêu thụ khối lượng lớn thức ăn 1 lúc sẽ quá sức đối với trẻ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ không có cảm giác bị ép ăn uống và với lượng ăn một bữa ít đi sẽ giúp bé nhanh đói hơn và hấp thu dễ dàng hơn.
Thêm men vi sinh vào khẩu phần ăn của béTrong men vi sinh chứa những lợi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ và kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, mẹ có thể cho bé dùng từ 2 – 3 gói trước hoặc sau khi ăn để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Trẻ Biếng Ăn Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao?
Trẻ chậm tăng cân phải làm sao? Để giúp bé tăng cân hiệu quả và triệt để nhất thì mẹ cần phải biết rõ những biểu hiện của chậm tăng cân như thế nào, từ đó ứng với trường hợp của con mình. Hầu hết các bé tăng gấp đôi trọng lượng chỉ sau 4 tháng khi ra đời và tăng gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được 1 tuổi. Những bé phát triển chậm sẽ không thể đáp ứng được…
Để giúp bé tăng cân hiệu quả và triệt để nhất thì mẹ cần phải biết rõ những biểu hiện của chậm tăng cân như thế nào, từ đó ứng với trường hợp của con mình. Hầu hết các bé tăng gấp đôi trọng lượng chỉ sau 4 tháng khi ra đời và tăng gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được 1 tuổi. Những bé phát triển chậm sẽ không thể đáp ứng được những con số này. Giúp bé tăng cân là làm cho cân tặng của bé đạt ngưỡng nhất định trong độ tuổi nhất định mà các chuyên gia dinh dưỡng đã đặt ra. Ngoài cân nặng, dấu hiệu để nhận biết con không chịu lớn như sau:
Con thờ ơ với môi trường xung quanh, gọi không chú ý.
Con tránh nhìn trực diện vào người khác.
Bé luôn cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc.
Bé không đạt được các mốc phát triển như những trẻ bình thường khác về ngồi, bò, và nói chuyện.
Hiểu nguyên nhân tại sao bé chậm tăng cân là cách tốt nhất để mẹ giúp con tăng cân trở lại. Có rất nhiều nguyên nhân khiến con còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân như sau:
Yếu tố xã hội: Trong một số trường hợp, các bác sĩ không thể xác định được rõ nguyên nhân nhưng đa số là do các bà mẹ thiếu hiểu biết, bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ kém. Ví dụ, trong quá trình mang thai và cho con bú, nhiều bà mẹ đã thực hiện chế độ ăn kiêng, dung nạp ít lượng calorie, con không thể nhận được chất béo đủ. Hoặc cha mẹ không quan tâm đến con, bỏ bê con, cuộc sống nghèo đói khiến dinh dưỡng trong con bị ảnh hưởng, còi xương, chậm lớn.
Khi bé bị bệnh mãn tính: Một đứa trẻ có vấn đề như sinh non, sứt môi hoặc viêm vòm miệng, bé khó có thể ăn và hấp thụ dinh dưỡng như một bé hoàn toàn khỏe mạnh khác. Trong trường hợp này bé ăn ít sẽ càng yếu đi và ảnh hưởng tới sự phát triển của tim mạch, nội tiết tố và dễ bị rối loạn hô hấp.
Bé không thể dung nạp đạm sữa: Điều này có thể gây khó khăn với việc bé hấp thụ các chất dinh dưỡng. Việc không dung nạp được đạm sữa sẽ khiến bé phải ăn kiêng, thực đơn ăn kiêng bao giờ cũng khiến sức khỏe của trẻ không được phát triển toàn diện được.
Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao,…, sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ giảm đi nhanh chóng, mất đi cảm giác thèm ăn, ngon miệng.
Rối loạn tiêu hóa: quá trình này sẽ khiến bé kém ăn, lười ăn vì đau bụng, nôn mửa. Hiện tượng này khiến cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Các món cháo giàu dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân đều đặnTrong các bữa ăn hàng ngày của con, cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chú ý đến lượng thực phẩm cần dùng cho trẻ trong mỗi bữa ăn. Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Theo chúng tôi các món ăn vặt chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung, không cho trẻ ăn giữa hai bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang dạ…
Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bệnh biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong lươn cũng rất nhiều như chất đạm 12,7g, chất béo 25,6g, năng lượng 285 calo. Vì vậy, lươn thường được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như cháo lươn cà rốt chẳng hạn.
Chuẩn bị: 25g gạo tẻ, 10g thịt lợn, 20g cà rốt, 1 con lươn loại vừa còn sống.
Cách làm: Sơ chế lươn, sau đó cho vào hấp hoặc luộc chín, lấy phần thịt, bằm nhỏ. Sau khi gạo tẻ chín mềm cùng cà rốt (thái nhỏ) thì cho lươn vào nấu tiếp. Khi cháo chín, nêm gia vị vừa phải rồi đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, để nguội khoảng 2 phút rồi cho trẻ ăn.
2. Cháo thịt cóc củ mài
Chuẩn bị: 5g thịt cóc, củ mài 20g, gạo tẻ, gạo ếp vừa đủ.
Cách làm: Gạo nếp, gạo tẻ, củ mài xay thành bột sau đó nấu chín. Cóc lấy phần đùi và mình, nướng vàng và tán thành bột. Cháo sau khi chín, cho bột cóc vào, nêm gia vị, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp. Với loại cháo này, mẹ có thể cho trẻ ăn 3 lần/ngày, hoặc ăn liên tục trong 5 ngày, sau đó dừng lại 5 ngày rồi lại tiếp tục ăn.
3. Cháo thịt gà nấu bí đỏ
Thịt gà và bí đỏ đều có tính ấm, nên khi kết hợp với nhau sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.
Chuẩn bị: 50g thịt gà, 50g bí đỏ, 80g gạo tẻ
Cách làm: Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ. Bí đỏ hấp và tán sao cho nhuyễn. Gạo tẻ sơ chế, đun chín nhừ, sau đó cho bí đỏ và thịt gà ninh khoảng 10 phút. Nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp. Lưu ý, cho trẻ ăn khi cháo còn ấm giúp trẻ ăn ngon hơn và hương vị cháo cũng không bị mất đi.
4. Cháo thịt nấu cùng đậu cô ve
Nguyên liệu: gạo tẻ 25g, đậu 30g, thịt 20g.
5. Cháo cua
Chuẩn bị: bột gạo 20g, bột bông cải 20g, bột năng 5g, cua.
Cách làm: Cua luộc chín, lấy thịt, xay nhuyễn. Sau đó hòa cua với ít nước cho tan đều. Cho nước và bột năng vào nấu chín, tiếp tục cho bột gạo, cua vào đảo đều khoảng 2 phút. Thấy cháo chín mịn, cua tan trong cháo thì nêm gia vị và tắt bếp. Mẹ nên cho trẻ thưởng thức món cháo dinh dưỡng này khi còn ấm để cháo không bị tanh và mất đi hương vị.
6. Cháo tôm cải thảo hoặc cải xanh
Mẹ có thể biến tấu cháo dinh dưỡng với cháo tôm nấu cùng cải thảo hoặc cải xanh. Hai loại cải này đều thích hợp cho việc nấu cùng tôm. Món cháo này thích hợp với những trẻ đang bị rôm sẩy, nóng trong người.
Chuẩn bị: Gạo tẻ 25g, tôm 2 con lớn, 1 bẹ cải thảo hoặc 10g cải xanh.
Cách làm: Gạo vo sạch, nấu thành nồi cháo trắng đặc. Tôm luộc chín, bóc vỏ, lấy thịt đem giã nhỏ. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím. Cải thảo hoặc cải xanh băm nhỏ, cho xào cùng tôm. Cháo trắng chín, cho hỗn hợp tôm và rau vào đảo đều trong 2 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.
7. Cháo cá lóc cà rốt
Với món cháo này, mẹ có thể kết hợp nấu cùng cà rốt, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Chuẩn bị: Gạo tẻ 20g, cà rốt 10g, cá lóc nhỏ.
Cách làm: Gạo tẻ cho nấu thành cháo trắng đặc. Cá lóc luộc, bỏ xương lấy thịt. Mẹ nhớ là lọc bỏ xương thật kỹ vì cá lóc có khá nhiều xương nhỏ. Sau đó, cà rốt nấu chín, xay nhuyễn, trộn hỗn hợp cá, cà rốt vào cháo trắng, nêm gia vị và nấu thêm 5 phút, tắt bếp. Mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cá không dậy mùi tanh.
8. Cháo thịt bò cho bé ăn dặm
Thịt bò có thể kết hợp với cà rốt, khoai tây để nấu thành món cháo dinh dưỡng cho trẻ.
Chuẩn bị: cà rốt hoặc khoai tây 30g, thịt bò, gạo tẻ.
Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc, chín mềm. Thịt bò xay nhuyễn. Cà rốt luộc chín và tán nhuyễn. Sau khi cháo trắng chín, cho thịt bò vào nấu 1 phút. Nêm gia vị và cho cà rốt vào, tắt bếp. Cháo thịt bò rau củ không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho trẻ.
9. Cháo chim cút cùng vỏ quýt khô
Chuẩn bị: Chim cút 1 con, gạo nếp, gạo tẻ, vỏ quýt 30g.
Chim cút sơ chế, bỏ ruột, đầu, ướp mắm muối. Vỏ quýt tán thành bột, sau đó nhồi vào bụng chim cút và cho nấu cùng với gạo tẻ, gạo nếp. Đun khoảng 20 phút, thấy cháo chín hơi đặc, nêm gia vị vừa đủ, tắt bếp. Mẹ lấy phần cháo cho trẻ, phần thịt có thể lấy hoặc không. Mỗi ngày, cho trẻ ăn 1 lần và có thể ăn liên tục từ 5 – 10 ngày.
10. Cháo ếch rau mồng tơi
Chuẩn bị: Ếch loại vừa, gạo tẻ, rau mồng tơi.
Cách làm: Sơ chế ếch, lấy phần thịt băm nhỏ, sau đó xào qua với hành phi cho thơm. Rau mồng tơi thái chỉ. Gạo cho vào nấu thành cháo trắng đặc. Khi thấy cháo chín mịn, cho rau vào nấu nhừ. Sau khi rau chín, cho thịt ếch vào, nêm gia vị, tắt bếp. Mẹ nhớ nấu rau mồng tơi kỹ để trẻ ăn không bị đau bụng.
11. Cháo cá lóc khoai tây
Mẹ có thể chế biến món cháo cá lóc kếp hợp với củ khoai tây.
Chuẩn bị: cá lóc 30g, bột gạo 20g, khoai tây 10g.
Cách làm: Cá lóc làm sạch, luộc chín lấy thịt. Khoai tây luộc chín, xay hoặc tán nhuyễn. Sau đó cho hỗn hộp cá, rau củ nấu chín, cho bột gạo vào từ từ, khuấy đều cho mịn. Nêm gia vị vừa đủ, cháo chín tới thì tắt bếp.
12. Cháo thịt heo nấu cùng rau ngót
Chuẩn bị: Gạo tẻ, thịt nạc 30g, rau ngót 30g.
Cách làm: Gạo vo sạch, bắc lên bếp đun tới khi thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ. Rau ngọt vò nát, xắt nhuyễn hoặc cho xay nhuyễn. Hành đập nhỏ, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm nếm gia vị vừa miệng. Thịt chín tới, mẹ đổ thịt vào nồi cháo, đảo đều tới khi thịt chín thì cho rau ngót đã say vào nấu tiếp. Để lửu liu riu trong vòng 5 phút, khi thấy cháo, thịt, rau đều chín, quyện đều thành màu xanh nhạt thì mẹ nêm gia vị lần cuối, trộn một ít thìa café dầu ăn dành riêng cho trẻ, tắt bếp. Mẹ nhớ rau ngót phải nấu chín để tránh bị sống, có mùi hăng, trẻ ăn sẽ không ngon miệng.
13. Cháo thịt heo bí đỏ
Bí đỏ rất giàu vitamin A, cực tốt cho đôi mắt của trẻ. Kết hợp với thịt heo sẽ giúp bé thưởng thức món cháo dinh dưỡng và thơm ngon.
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, thịt heo 30g, một miếng nhỏ bí đỏ.
Cách làm: Gạo nấu chín thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Bí đỏ bỏ vỏ, ruột, cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm gia vị vừa miệng. Bí đỏ cho vào cháo nấu nhừ. Sau đó, cho thịt vào cháo, để khoảng 2 phút, thấy thịt chín, mẹ cho thêm một chút dầu ăn dành cho trẻ, đảo đều và tắt bếp. Khi nấu cháo bí đỏ, mẹ có thể cho một chút dầu oliu hoặc bơ, như vậy, hương vị cháo sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.
14. Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan
Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, thịt heo 30g hoặc sườn heo 100g, đậu Hà Lan 10g.
Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng (Nếu nấu bằng sườn heo thì ninh sườn cho tới khi nhừ, lấy nước nấu cùng gạo thành cháo). Đậu Hà Lan sơ chế, cho vào nồi, đổ ngập nước, nấu chín mềm. Sau khi đậu chín, mẹ nghiền nát đậu bằng tay. Hành đập dập, phi thơm, trút thịt heo đã băm sẵn vào xào sơ qua, nêm gia vị vừa đủ. Thịt heo chín tới, cho vào cháo trắng đảo đều. Khoảng 1 phút sao, cho tiếp đậu Hà Lan vào. Nêm gia vị lần cuối, tắt bếp. Đối với sườn heo, sau khi ninh nhừ lấy nước nấu cháo, mẹ gỡ phần thịt, xé nhỏ và cho vào cháo.
15. Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai
Thịt bò giàu dinh dưỡng, kế hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.
Chuẩn bị: Thịt bò 30g (thịt bò thăn), cà rốt 30g, phô mai 1-2 miếng nhỏ.
Cách làm: Thịt bò sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt bò xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp. Gạo trắng nấu thành cháo trắng đặc, sau đó cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút. Khi cháo trắng cà rốt sánh, mịn, mẹ cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan, để cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn. Mẹ nhớ không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai. Đối với những bé không thích ăn cháo có vị béo thì mẹ không nên cho phô mai.
16. Cháo tôm súp lơ
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, tôm 5-7 con loại lớn, 1 nhánh súp lơ nhỏ, dầu ăn cho trẻ hoặc 1,2 miếng phô mai.
Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng đặc mịn. Tôm sơ chế, bỏ vỏ và chỉ đen ở lưng, cắt hạt lựu. Ướp tôm với chút gia vị, dầu ăn, hành giã nhỏ. Súp lơ xanh trần qua nước sôi, thái miếng nhỏ, sau đó cho vào cháo nấu chín. Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành, cho tôm xào sơ qua, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Sau đó trút tôm vào nồi cháo trắng, đảo đều tay cho tôm, cháo, súp lơ hòa quyện. Khi thấy cháo chín tới, sánh mịn thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan hoặc thêm chút dầu ăn dành cho trẻ.
17. Cháo cua cùng bí đỏ
Bí đỏ không chỉ kết hợp với thịt heo, bò mà còn rất thích hợp khi kế hợp cùng cua.
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, cua, bí đỏ 30g.
Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, loãng tùy theo sở thích của trẻ. Sau đó cho bí đỏ cắt hạt lưu vào nấu chín. Thịt cua hấp chín, lấy thịt. Phi thơm hành, trút cua vào xào nhanh tay, nêm gia vị tắt bếp. Cho cua đã xào vào nồi cháo, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp. Mẹ có thể cho thêm dầu ăn hoặc phô mai sau khi đã múc cháo nóng ra bát.
18. Cháo trứng + đậu hũ non
Chuẩn bị: Gạo 30g, trứng gà 1 quả, đậu hũ một miếng nhỏ.
Cách làm: gạo tẻ nấu thành cháo trắng hơi đặc. Trứng và đậu trộn đều, đánh nhuyễn. Khi cháo sôi, cho hỗn hộp trứng đậu vào nồi cháo, đảo nhanh, nêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp. Mẹ có thể rắc thêm chút ngò nếu trẻ ăn được để tăng thêm hương vị. Với cháo này, mẹ cũng nhớ cho trẻ ăn nóng để cháo không bị dậy mùi tanh của trứng khi nguội.
19. Cháo trứng bắc thảo
Trứng bắc thảo rất giàu dinh dưỡng, khi nấu lên có vị thơm đặc biệt, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của trẻ.
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, trứng gà 1 quả, ½ lòng đen hột vịt bắc thảo.
Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo hơi đặc, mịn. Đánh đều trứng trong bát cùng với lòng đen trứng bắc thảo. Lòng đen sẽ còn cợn lại một chút, khi cho vào cháo sẽ tan hết. Khi nồi cháo sôi, trút hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào, đảo đều tay, nêm gia vị vừa đủ, sau 2 phút tắt bếp. Mẹ có thể nêm thêm chút dầu ăn cho bé. Với món ăn này, mẹ có thể xắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.
20. Cháo gan:
Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, gan heo miếng nhỏ, cà chua ½ quả.
Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo trắng loãng hoặc đặc tùy theo sở thích của bé. Gan băm nhuyễn, cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu. Đập dập hành trắng, phi thơm, cho gan vào xào (mẹ nhớ lựa gan còn tươi trong ngày, không chọn gan đã để qua đêm). Khi gan dậy mùi, cho tiếp cà chua vào xào cho chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Khi thấy nồi cháo sôi thì cho gan, cà chua vào, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp. Với món ăn này, mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cháo không dậy mùi tanh của gan khi nguội.
21. Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót
Nếu trẻ biếng ăn rau, mẹ có thể chế biến món cháo này để tăng cường chất xơ cho trẻ.
Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, đậu hũ miếng nhỏ, rau ngót 30g.
Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, mịn. Đậu hũ nghiền nát, rau ngót làm sạch, xay nhuyễn hoặc xắt nhỏ. Khi nồi cháo đang sôi, cho rau ngót vào nấu chín, nêm gia vị vừa đủ, tiếp tục trút hết đậu vào nồi cháo, đảo đều. Mẹ lại nêm gia vị lần cuối và tắt bếp. Mẹ múc cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn cho bé để cháo có vị ngậy thơm.
22. Cháo thịt gà nấm rơm
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, 1 đùi gà, nấm rơm 30g
Cách làm: Đùi gà ninh nhừ lấy nước để nấu cháo. Gạo tẻ nấu với nước gà ninh thành cháo trắng đặc, mịn. Gà bỏ xương, xé nhỏ thịt. Nấm rơm làm sạch, thái chỉ hoặc xắt nhỏ. Khi cháo sôi, mẹ cho nấm rơm vào đun đến khi chín, tiếp tục cho thịt gà vào ninh nhừ. Cháo chín, nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp. Mẹ có thể cho thêm chút hành nếu trẻ ăn được gia vị.
Bé Biếng Ăn Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao Và Các Món Ăn Cho Trẻ Biếng Ăn
Nguyên nhân trẻ biếng ăn Do tiêu hóa kém hoặc rối loạn tiêu hóa
Một trong những lý do hàng đầu gây nên chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ là hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt. Rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy…Hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của trẻ. Cha mẹ cần khắc phục nhanh chóng các triệu chứng trên bằng cách cho trẻ ăn thức mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không có chiều hướng thuyên giảm, bạn cần đưa trẻ đi khám.
Do trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốtBé liên tục trớ,khó nhai, không nuốt trôi dễ dàng thức ăn,đó là những dấu hiệu chứng tỏ bé gặp khó khăn khi nhai nuốt. Mọc răng, viêm tuyến nước bọt, viêm amidan, nấm lưỡi…cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt, uống sữa và chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Do áp lực tâm lýGây áp lực tâm lý khi trẻ không muốn ăn là lỗi thường gặp ở các bậc phụ huynh. Liên tục ép, giục con phải ăn hay thậm chí quát mắng, đe dọa con là điều tất cả cha mẹ đều phải tránh. Khi đó, bạn đã vô tình tạo nên áp lực tâm lý cho bé, khiến bé sợ hãi và muốn trốn tránh khi nhắc đến bữa ăn. Thay vì thúc ép bé, các mẹ hãy tạo niềm hứng thú, thích thú cho trẻ dành cho việc ăn uống với những cách rất đơn giản như: thay đổi thực đơn phong phú với màu sắc sinh động, khuyến khích trẻ tự ăn, cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị đồ ăn và cùng cả nhà dùng bữa, không cho bé ăn vặt trước bữa ăn…
Do vi khuẩn bệnh lýVirus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó, khiến trẻ sốt, ho, mệt mỏi…sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít. Khi đó, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở ý tế để có hướng điều trị dứt điểm. Song song với việc chăm sóc bé tuân theo chỉ định của bác sĩ, đừng quên việc bổ sung dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn, sử dụng các sản phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chỉ khi sức đề kháng được phục hồi, việc điều trị biếng ăn ở trẻ mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hỗ trợ hệ tiêu cho trẻ biếng ănTrong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vốn rất non yếu. Vì vậy, mẹ hãy giúp đỡ hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Cung cấp dưỡng chất dễ hấp thụ cho trẻ
Một chế độ dinh dưỡng dễ hấp thụ sẽ chuyển hóa nhanh hơn, giúp bé biếng ăn vẫn hấp thụ được trọn vẹn, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mẹ có thể tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để có thêm thông tin về các loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻCác khoáng chất như Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ sữa công thức, rau củ quả và ngũ cốc. Thêm vào đó, mẹ cần chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng hơn với thức ăn.
Cho ăn khi bé đóiMẹ cần nhận biết khi nào bé đói để việc cho bé ăn hiệu quả hơn vì đó là lúc dạ dày tiết enzym nhiều hơn, kích thích cảm giác “thèm” ăn của trẻ. Và bữa ăn sẽ dừng lại ngay khi bé cảm thấy vừa đủ, mẹ sẽ không cố gắng ép trẻ ăn thêm. Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc này, mẹ cần cho bé ăn đúng bữa, các bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ để cả mẹ và bé đều phần biệt được cảm giác no, đói.
Tập cho trẻ biếng ăn thói quen ăn uống khoa họcMột số thói quen ăn uống khoa học mẹ có thể tập cho bé như ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đồng thời, các bữa ăn diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Mẹ không cho bé ăn vặt trước bữa ăn và ăn buổi tối quá no. Ngoài ra, mẹ cần tránh tạo thành thói quen xem tivi hoặc nghe nhạc trong lúc bé ăn. Vì sau này bé có thể chỉ ăn khi được xem ti vi.
Men vi sinh, cốm vi sinh giúp kích thích vị giácCác loại men hỗ trợ tiêu hóa sẽ có tác dụng kích thích vị giác của trẻ, khiến trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Điều này cũng là kết quả của công dụng hỗ trợ tiêu hóa của men vi sinh, khiến thức ăn được tiêu hóa trôi chảy, bé hình thành phản xạ hấp thu thức ăn ngon lành.
Tạo không khí bữa ăn thoải máiMẹ cố gắng tạo không khí ăn uống vui vẻ cho bé như một câu chuyện hoặc trò chơi thú vị với thức ăn. Nếu bé không muốn ăn mẹ có thể dừng lại, chứ không nên ép buộc bé ăn. Đôi khi mẹ có thể dành những phần quà nhỏ để khuyến khích bé ăn hết suất ăn nhưng không nên tạo thành thói quen.
Mẹ không nên lừa trẻ cho trẻ uống thuốc trong lúc ăn, bé sẽ dần cảm giác sợ khi ăn sẽ lại “ăn” cả thuốc đắng, dần dần hình thành một suy nghĩ “bữa ăn khủng khiếp” trong tiềm thức của trẻ.
Ăn cùng với gia đình là một cách hay để bé vừa có thể học cách ăn uống của các thành viên khác vừa tạo cho bé không khí ăn uống. Các thành viên trong gia đình cảm thấy ngon miệng và cảm giác đó sẽ lan truyền tới bé. Bé có thể tự dùng thìa hoặc đũa để gắp món mà bé thích.
Ngoài ra, mẹ nhớ cho bé tham gia các hoạt động vận động chân tay để giúp cho bé tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và nhất là bé có cảm giác đói. Mẹ cũng có thể rủ bé cùng tham gia chuẩn bị món ăn. Bé sẽ dần có trách nhiệm hơn với việc ăn uống và tự giác thích thú món ăn mà mình chuẩn bị.
Các món ăn cho trẻ biếng ăn 1. Cháo đậu xanhVới nguyên liệu là nấm và đậu xanh sẽ cung cấp cho bé chất sơ và lượng kẽm cần thiết tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích vị giác. Đây cũng là món ăn dễ làm và ngon miệng dành cho trẻ. Mẹ có thể nấu nấm sốt đậu xanh và trứng để con ăn với cơm hoặc nấu cháo với những bé nhỏ. Trong mỗi 100g nấm và đậu có khoảng 6mg kẽm. Trứng cũng sẽ cung cấp đạm và protein, tốt cho trí não và quá trình vận động của trẻ.
2. Rau cải thảo sốt thịt bămChỉ cần cho thịt băm lên chảo xào với 1 chút muối. Sau đó cho nước dùng vào đun cùng với lửa nhỏ cho thịt chín mềm. Pha bột năng với nước rồi từ từ rót vào nồi cho hỗn hợp thịt sánh lại. Rau cải thảo luộc chín mềm, vớt ra, thái nhỏ. Lấy rau cải ra bát, rưới sốt thịt băm lên trên. Như vậy là bạn đã sở hữu ngay một món ăn giàu đạm, kẽm cùng vitamin cho bé yêu rồi đấy, thật đơn giản phải không nào?
3.Súp tôm bí đỏTôm là động vật rất giàu canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể, còn bí đỏ giàu chất beta caroten tốt cho hệ miễn dịch cũng như thị lực của trẻ. Súp tôm bí đỏ sẽ là một trong những món ăn bổ dưỡng nhất giúp các mẹ giải quyết vấn đề biếng ăn của trẻ.
4. Cháo thịt bòTrong thịt bò có nhiều chất dinh dưỡng như: kali, protein, kẽm, magiê, sắt tăng cường khả năng miến dịch, hoạt hóa enzyme trong quá trình trao đổi chất, kích thích vị giác. Loại axit gốc nitơ làm nhiệm vụ hoạt hóa protein trong thức ăn thành đường hữu cơ, cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Các axit amin bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể.Vitamin B6, nhân tố duy trì sự sống. Một tuần bạn nên cho bé ăn món cháo này từ 2-3 bữa, sẽ giúp bổ sung các vi chất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
5. Súp gan rau cảiBạn chỉ cần chuẩn bị: 2 thìa gan gà, 3 thìa rau cải ngọt,1 thìa bột năng, nước. Sau đó rửa sạch và băm nhỏ gan, rau cải. Lần lượt xào tái gan rồi rau cải cùng nhau. Nêm gia vị và cho nước, đợi cho gan và rau chín mềm. Khi chuẩn bị tắt bếp thì pha bột năng với nước, rồi từ từ rót vào nồi gan cho hỗn hợp trơn, sánh. Món súp này rất dễ thực hiện, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
Trẻ Biếng Ăn Và Chậm Tăng Cân Phải Làm Sao
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và chậm tăng cân
Trẻ biếng ăn hầu hết là do trước khi ăn bữa chính trẻ đã được ăn quà vặt hoặc uống sữa cũng khiến trẻ no và không muốn ăn bữa chính nữa vì thế mà trẻ sẽ trở nên lười ăn bữa chính theo cha mẹ thì đấy chính là biếng ăn. Vì quà vặt của trẻ có thể là bim bim, xúc xích,..v.v. đều là những thực phẩm không mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho trẻ dẫn đến trẻ không hề tăng cân mà cân nặng còn giảm sút và chậm tăng cân trở lại.
Những điều sai lầm khi cho trẻ ăn
Nhiều phụ huynh thấy con mình biếng ăn và chậm tăng cân thì rất lo lắng và thường sai lầm rằng ép trẻ ăn bằng đủ mọi cách hay phương pháp nào chỉ cần trẻ có thể ăn được là được. Nhưng điều này hoàn toàn sai vì trẻ khi ăn do bị ép ăn tâm lý của trẻ bị ép buộc không hề muốn ăn thì có ăn bao nhiêu không hấp thụ được cũng bằng không. Ngoài ra nhiều phụ huynh thường ép trẻ ăn bằng cách cho trẻ xem điện thoại hoặc iPad hay đi rông và chơi những trò chơi điều này cũng không nên vì trẻ sẽ không hề tập trung ăn sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ như thế nào là biếng ăn và chậm tăng cân.
Trẻ biếng ăn rất dễ nhận thấy đấy là mỗi bữa ăn trẻ thường trốn bữa và không muốn ăn cơm đây chỉ là biếng ăn tạm thời do trẻ đã ăn nhiều quà vặt trước đấy rồi nên trẻ không hề thấy đói và không thèm ăn. Chậm tăng cân thì phụ huynh nên theo dõi cân nặng cũng như chiều cao của con mình nếu trẻ dươi 24 tháng tuổi thì phụ huynh nên đo chiều cao và cân nặng mỗi tháng một lần còn nếu như trẻ trên 2 tuổi thì phụ huynh có thể đo chiều cao và cân nặng của con 2-3 tháng một lần và ghi vào một tờ giấy theo biểu đồ tăng trưởng của WHO nếu như chiều cao và cân nặng của trẻ có hướng đi lên thì trẻ đang phát triển bình thường còn nếu như nằm ngang là nhiều tháng không hề thay đổi thì trẻ đang chậm tăng cân. Cần thay đổi cách ăn uống của trẻ để có thể cải thiện tình trạng biếng ăn cũng như chậm tăng cân của trẻ tránh tình trạng này kéo dài thì trẻ sẽ trở thành suy dinh dưỡng. Phụ huynh có thể đo chiều cao và cân năng của con và so sánh với chuẩn tăng trưởng của WHO để biết con mình có bị suy dinh dưỡng không và tìm cách khắc phục.
Điều đầu tiên phụ huynh cần lưu ý là tránh những sai lầm thường mắc phải khi cho con ăn.
Không để trẻ ăn bất cứ một thứ gì trước khi đến bữa ăn vì khi trẻ ăn vặt thì sẽ không thấy đói và sẽ không muốn ăn cơm dẫn tới biếng ăn cũng như chậm tăng cân.
Không ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn nếu phụ huynh ép trẻ ăn thì càng làm trẻ trở nên chán ghét bữa ăn hơn.
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bữa trong một ngày vì trẻ chỉ cần ăn đúng ba bữa sáng trưa chiều tối là đã đủ dinh dưỡng cho trẻ rồi.
Đừng bắt trẻ ăn hết nguyên một bát cơm đầy vì thực tế trẻ đang còn bé nên lượng dinh dưỡng cần bổ xung không phải quá nhiều nếu đối với một trẻ 3 tuổi thì nửa bát cơm đã khiến trẻ đủ no rồi.
Nhiều phụ huynh thường do bận bịu quá nên không chú trọng được đến bữa ăn của trẻ món ăn không phong phú và nhiều ngày chỉ ăn một món sẽ khiến trẻ chán ăn vậy cần thay đổi món thường xuyên cho trẻ cũng như thực đơn dành cho trẻ nên đầy dủ dinh dưỡng hơn.
Hãy để trẻ tự đòi ăn vì khi đấy trẻ sẽ thực sự đói còn những lúc trẻ không muốn ăn thì thực tế có thể trẻ đã ăn vặt trước đấy rồi nên không thấy đói vậy nên phụ huynh nên kiên trì chờ trẻ đòi ăn thì mới nên cho trẻ ăn chứ không ép trẻ ăn vô tội vạ thì sẽ khiến trẻ biếng ăn và chậm tăng cân.
Trẻ con thường rất thích những gì nhiều màu sắc hoặc ngộ nghĩnh vậy nên khi chế biến thức ăn cho trẻ phụ huynh nên trang trí một cách bắt mắt để trẻ thích thú và sẽ ngoan ngoãn ăn hơn.
Trẻ chậm tăng cân thực tế là do trẻ biếng ăn gây nên, khi trẻ không bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết thì trẻ sẽ bị sút cân cũng như chậm tăng cân. Chỉ cần phụ huynh có thể áp dụng đầy đủ những biến pháp giúp cải thiện trẻ biếng ăn và chậm tăng cân thì một khi trẻ chịu ăn thì lượng dinh dưỡng cần thiết của trẻ sẽ được bổ sung đầy đủ trẻ sẽ không còn chậm tăng cân nữa. Chúc các mẹ áp dụng thành công.
Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Mẹo Hay Dành Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!