Xu Hướng 6/2023 # 12 Cách Trị Ho Có Đờm Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc! # Top 15 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 12 Cách Trị Ho Có Đờm Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc! # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết 12 Cách Trị Ho Có Đờm Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc! được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mỗi lần con bạn ho khan, ho có đờm, chắc hẳn bậc phụ huynh nào cũng lo lắng và nhanh chóng tìm cách chữa trị. Ngoài việc uống thuốc tây để trị ho, cha mẹ có thể tham khảo một số cách trị ho có đờm cho bé tại nhà bằng phương pháp dân gian sau đây.

Nguyên nhân khiến bé bị ho có đờm

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nhỏ bị ho khan, ho có đờm xuất phát từ đâu? Do sự tăng tiết nhầy trong cổ họng gây khó chịu và cản trở quá trình hô hấp. Khi lượng đờm nhầy tăng quá mức sẽ xuất hiện triệu chứng ho để đẩy đờm ra ngoài. Những nguyên nhân làm tăng tiết nhầy bao gồm:

Thời tiết thay đổ khiến trẻ bị cảm lạnh và cúm.

Bị nhiễm các virus gây ho có đờm qua đường hô hấp như cúm, sởi, ho gà.

Ngoài ra còn có những tác nhân gây ho có đờm cho bé từ môi trường xung quanh bé như:

Bé hít phải khói thuốc lá.

Bị dị ứng với phấn hoa,…

Cách trị ho có đờm cho bé tại nhà không cần dùng thuốc 1. Mật ong

Mật ong từ xa xưa đã được dân gian biết đến với những tác động thần kỳ trong việc giúp trị các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả. Đặc biệt nhất là khi kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên khác, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng chúng một cách độc lập như sau:

Trẻ em từ 1- 5 tuổi: ½ muỗng cà phê. 

Trẻ em từ 6- 11 tuổi: 1 muỗng cà phê.

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 2 muỗng cà phê.

Lưu ý: Không dùng mật ong đối với trẻ dưới 1 tuổi.

2. Húng chanh

Dùng húng chanh với nước sôi:

Giã dập 5- 10 lá húng chanh (trẻ dưới 6 tháng 5- 7 lá, trên 6 tháng 8- 10 lá).

Sau đó trộn với 2 thìa cà phê nước sôi, để ngấm rồi gạn lấu nước cho bé uống, ngày uống 2 lần.

Dùng húng chanh hấp với đường phèn:

Rửa sạch lá tần dày, thái nhỏ rồi trộn chung với đường phèn rồi đem hấp cách thủy.

Chó bé uống mỗi ngày 2 lần.

Dùng húng chanh với quất xanh:

Chọn 5 quả quất xanh và khoảng 15 lá húng chanh rửa sạch, xay nhuyễn và thêm 1 ít đường phèn đem đi hấp cách thủy 20 phút.

Để nguội và chắt lấy nước cho trẻ uống từ 1-2 lần cho đến khi hết ho.

3. Cam thảo

Dùng cam thảo nướng rồi tán thành bột.

Mỗi lần dùng 4 gram hòa tan với nước ấm và uống.

Ngày uống 3 – 4 lần để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

4. Tỏi

Nước tỏi hấp:

Lấy 2- 3 tép tỏi giã nát.

Lấy một viên đường phèn cho vào nửa bát đem chưng cách thủy khoảng 15 phút.

Lấy ra để cho nước tỏi còn ấm thì cho trẻ uống, ngày 2- 3 lần vừa trị ho, cảm lạnh lại tốt cho dạ dày, phổi.

Tỏi và mật ong:

Giã nát 2 tép tỏi, trộn với hai muỗng cà phê mật ong, đem chưng cách thủy.

Chú ý không làm chín tỏi, tỏi có bị hắc là được.

Cho trẻ uống nửa muỗng cà phê, ngày 1- 2 lần.

Nên cho bé uống nước lọc trước khi uống nước tỏi.

Tỏi, gừng và đường nâu:

Giã nát 2 đến 4 tép tỏi, vài lát gừng và một miếng đường nâu, cùng một ít nước lọc.

Đun sôi hỗn hợp này khoảng 10 phút.

Để nguội cho bé uống.

5. Lá hẹ và đường phèn

Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, cắt nguyễn và trộn chung với đường phèn giã nhỏ đem đi hấp cách thủy.

Sau khi hỗn hợp nguội còn ấm chắt lấy nước cho trẻ uống 2-3 thìa/lần và 2 lần/ngày.

6. Chanh đào

Trong chanh đào chứa rất nhiều vi lượng khoáng chất cũng như các loại vitamin A, B1, B2, C. Những thành phần này có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc và chữa ho cho trẻ em, trị khản tiếng rất hiệu quả và an toàn. Có thể dùng chanh đào theo những cách như sau:

Siro chanh đào:

Xay nhuyễn các lát chanh đào cùng hỗn hợp với mật ong, đường phèn sau đó lọc lấy nước cho bé uống ngày 3 lần.

Pha thêm chút nước ấm để trẻ dễ uống hơn.

Chanh đào chưng mật ong đường phèn:

Chanh đào rửa sạch, cắt lát mỏng, bỏ hạt và trộn đều với một thìa mật ong hoặc đường phèn giã nhỏ đem đi hấp cách thủy.

Để nguội đến khi còn ấm, chắt lấy nước cho trẻ uống 2-3 lần/ngày.

Chanh đào ngâm:

Rửa sạch chanh đào, cắt lát nhỏ không cần bỏ hạt, đường phèn (muối) giã nhuyễn.

Cho một lớp đường phèn (muối) vào bình thủy tinh sau đó đến 1 lớp đường phèn (hoặc muối) lặp lại liên tục cho đến lớp chanh đào cuối cùng.

Rót 1 lít mật ong vào và dùng vĩ nén nén chanh xuống.

Đậy kín nắp bình thủy tinh để nơi mát khoảng 3 tháng có thể dùng được.

Khi bị ho, ngậm một lát chanh đào mật ong hoặc pha nước uống đều mang lại hiệu quả cao.

7. Rau diếp cá

Rau diếp cá được biết đến và sử dụng rau diếp cá như là một trong những cách trị ho cho trẻ hiệu quả nhất.

Trị ho bằng diếp cá cũng là bài thuốc dân gian được nhiều phụ huynh áp dụng để giảm ho cho trẻ nhỏ một cách nhanh chóng mà an toàn bởi rau diếp cá có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt, cùng thành phần lành tính của mình. 

Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị và thực hiện như sau:

Đầu tiên, bạn cần rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá. Rau này được rất nhiều nhà trồng, tuy nhiên bạn cần lựa lá sạch và nguyên vẹn. Sau đó, mang lá đã rửa sạch đi xay nhuyễn. 

Bạn cần ngâm một chút gạo qua đêm với chút nước để chắt lấy nước gạo đặc. 

Cho lá diếp cá đã xay nhuyễn vào đun với nước vo gạo trong 20 phút trên lửa nhỏ vừa. 

Sau đó, lọc lấy phần nước để cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. 

Bạn nên cho trẻ uống sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu vị của diếp cá khó uống quá so với trẻ thì mẹ có thể cho thêm chút đường hoặc mật ong để có vị dễ uống hơn.

8. Quất ngâm đường phèn

Công thức quất ngâm đường phèn này hoàn toàn không gây tác dụng phụ, hay nguy hiểm, vừa an toàn, hiệu quả lại dễ kiếm. Quả quất (hay gọi là quả tắt) từ xưa đã được người dân sử dụng phổ biến là cách tiêu đờm cho trẻ nhanh chóng.

Với thành phần của chúng ngoài vitamin thì còn có nhiều loại khoáng chất như: đồng, kẽm, photpho… giúp giải cảm, long đờm, giảm đau rát vùng họng.

Cách thực hiện và nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bạn dùng 200g quất đemm rửa sạch sau đó cắt thành từng lát nhỏ và bỏ vào lọ thủy tinh.

Sau đó, trộn hỗn hợp gồm 50g đường phèn + 200ml mật ong + ½ muỗng cafe muối cho vào hủ thủy tinh.

Bạn có thể đặt lọ quất ngâm ở nơi khô ráo, thoáng mát. Và ngâm trong khoảng thời gian 7 ngày là bạn có thể mang ra sử dụng.

Bạn chỉ dùng 1 – 2 lần mỗi ngày trước hoặc sau khi ăn.

9. Cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ được biết đến là một loài hoa có vị đắng nhưng lại có công dụng giải độc, trị ho tại nhà cho bé vô cùng hiệu nghiệm.

Cách thực hiện:

Bạn cần chuẩn bị 10 bông cúc vạn thọ cho vào 500ml nước, bắp lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi sắc.

Chỉ cần dùng 2 – 3 lần/ngày, có thể cho thêm ít đường vào để dễ uống hơn cho trẻ.

10. Nghệ

Nghệ đã không còn xa lạ với mọi người, với rất nhiều công dụng tuyệt vời. Công thức trị ho cho bé bằng nghệ được thực hiện như sau:

Bạn cần 1 củ nghệ tươi rửa sạch, bóc vỏ, và đem xay nhuyễn.

Sau đó, cho vào chén cùng với 5g đường phèn.

Bắt lên bếp chưng cách thủy trong vòng 10 phút, để nguội và dùng dần. 

Bạn chỉ nên cho trẻ uống 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

11. Hoa hồng bạch

Cách trị ho cho trẻ em bằng hoa hồng bạch không còn quá xa lạ và được sử dụng khá rộng rãi, khi có nhiều phụ huynh đã áp dụng. Trong hoa hồng bạch mang tính ấm, vị ngọt có tác dụng chữa ho do viêm họng ở trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể sử dụng.

Ngoài ra trong cánh hoa hồng trắng cũng có nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, đường giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm dịu cổ họng bị đau rát do ho nhiều ở trẻ em.

Đầu tiên, bạn chuẩn bị 10 bông hoa hồng trắng, lấy phần cánh hoa rửa sạch, để ráo nước. 

Sau đấy, rắc 1 lớp hoa vào trong hũ thủy tinh, xen kẽ 1 lớp đường phèn đã được đập nhỏ và 1 lớp cánh hoa.

Bạn cứ thực hiện như vậy cho đến khi hết các nguyên liệu thì đậy kín hũ bảo quản nơi thoáng mát trong 1 tháng sẽ được siro hoa hồng bạch để chữa ho cho bé tại nhà.

12. Củ cải trắng

Trong củ cải trắng có chứa một lượng nhiều chất xơ, nước, các chất dinh dưỡng, chất béo, vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.

Ngoài ra, củ cải trắng rất thích hợp để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, ho đờm, ho khan ở trẻ nhỏ. 

Để thực hiện phương pháp trị ho cho bé bằng củ cải trắng bạn cần thực hiện như sau:

Cách 1: bạn chỉ cần luộc củ cải trắng sau đó lấy nước cho bé uống khi còn nóng ấm sẽ có tác dụng trị đau họng, ho, khô mũi.

Cách 2: ngâm củ cải đã được bào sợi với mật ong qua đêm để chắt lấy nước cho bé uống. Uống 1-2 thìa caphe nhỏ trước bữa ăn sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm trị ho Cường Phế được bào chế từ các dược liệu quý trong Đông Y, giúp tăng cường hệ hô hấp cho trẻ nhỏ, giúp tiêu viêm, trị sổ mũi, ho đờm và viêm phế quản. Sản phẩm được rất nhiều bà mẹ tin dùng bởi độ hiệu quả đã được kiểm chứng của sản phẩm. Hãy lựa chọn Siro ho Cường Phế và chăm sóc con yêu theo cách tốt nhất!

Không nên dùng thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ

Bạn không nên sử dụng thuốc cho trẻ khi trẻ chỉ bị mắc các triệu chứng ho thông thường. Là do, trong hiệu thuốc có rất nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng để chữa ho cho bé hoặc làm thông mũi thì các chuyên gia khuyên rằng không nên uống thuốc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mà chỉ nên áp dụng các biện pháp hay các loại thảo dược, thực phẩm thiên nhiên để trị ho tại nhà cho trẻ. 

Theo nghiên cứu, trong một số siro giảm ho chứa codein có thể khiến trẻ bị khó thở. Và trong rất nhiều loại thuốc ho khác có chứa chất này, nó bị cấm sử dụng và việc sử dụng thuốc ho cho trẻ cần được sự chỉ định, lời khuyên của bác sĩ.

Trong số các thành phần có trong thước ho thường gặp, thì hoạt chất được sử dụng phổ biến nhất trong thuốc giảm ho là dextromethorphan có thể mua mà không cần toa bác sĩ. Nhưng khi hoạt chất này bị lạm dụng, dextromethorphan có thể dẫn đến ngộ độc, đặc biệt là đối với trẻ em dưới sáu tuổi.

Đối với trường hợp, ho cấp tính không nên được điều trị bằng thuốc giảm ho, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc thông mũi, đặc biệt là những trẻ em dưới 6 tuổi. Bởi vì, những loại thuốc trị ho này đã không được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị ho ở trẻ em. Trường hợp nếu được sử dụng, chúng phải luôn được giám sát y tế của các bác sĩ chuyên môn. 

Đặc biệt lưu ý hơn hết là thuốc kháng sinh không hiệu quả trong điều trị cảm lạnh và chống chỉ định.

Thật chất, ho chỉ là một phản xạ sinh lý phức tạp nhằm giải phóng dịch tiết, chất lạ, khắc phục co thắt phế quản hoặc điều trị bệnh lý trong đường thở để bảo vệ hệ hô hấp ở người. Vì vậy, nhờ có phản xạ ho mà đường thở của bé được làm sạch chất nhầy giúp không khí lưu thông vào phổi dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trường hợp nếu bé bị ho thường xuyên, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và gây chán ăn thì các bạn cần áp dụng một số cách trị ho cho bé tại nhà. Đối với các phương pháp này thì ưu điểm của những cách chữa này là an toàn, không để lại tác dụng phụ và phù hợp cho trẻ nhỏ vốn có đường hô hấp rất nhạy cảm.

Kết luận

Các bậc phụ huynh lưu ý tùy vào lứa tuổi của trẻ mà lựa chọn cách trị ho có đờm cho bé tại nhà với những nguyên liệu có sẵn. Cha mẹ lưu ý khi trẻ bị ho trước tiên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để chữa trị cho trẻ tốt nhất.

Nếu trẻ chỉ mắc những triệu chứng ho, ho có đờm thông thường, cha mẹ không nên lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ theo cách toàn diện nhất.

9 Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc

9 cách hạ sốt nhanh cho bé tại nhà mà không cần dùng tới thuốc chỉ bằng các nguyên liệu và vật dụng quen thuộc có ở mỗi gia đình!

Có một đặc điểm nổi bật các mẹ đã từng nuôi con nhỏ đều nhận thấy đó là trẻ khi bị sốt bệnh phát triển rất nhanh, nhiệt độ tăng cao nhanh chóng. Mới mấy phút trước đầu chỉ hơi âm ấm, nếu mẹ không có biện pháp kịp thời hạ sốt nhiệt độ của bé sẽ lên cao rất nhanh, làm cha mẹ hoảng loạn. Bé sốt cao sẽ dẫn tới tình trạng ói mửa, li bì, thiếp đi. Vì vậy, cha mẹ cần thủ sẵn một số cách hạ sốt nhanh cho bé!

1. Cách hạ sốt cho bé bằng rau diếp cá

Rau diếp cá rất lành tính và cực mát, có hiệu quả rất nhanh cho cả trẻ em và người lớn. Mẹ lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, ngâm 5 phút qua nước muối loãng để khử trùng. Lấy ra vẩy sạch nước rồi giã nhuyễn. Lấy gạo ra vo, chắt lấy một bát nước vo gạo đặc. Cho bát nước vo gạo cùng rau diếp cá đã giã nhuyễn vào nồi đun sôi, khi đã sôi thì giảm nhỏ lửa, đun tiếp khoảng 20 phút cho rau diếp cá nhừ hẳn ra thì tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Mẹ có thể thêm đường vào tạo độ ngọt cho con dễ uống. Rau diếp cá đun sôi sẽ mất vị tanh giúp bé dễ uống hơn. Nếu bé đã lớn hoặc làm cho người lớn thì không cần thiết phải đun sôi mà cho uống trực tiếp luôn. Cho bé uống liên tục ngày từ 2 tới 3 lần cho tới khi hết sốt. Mẹ cũng có thể dùng bã rau diếp cá đem chườm vào nách và trán cho con.

2. Hạ sốt cho bé bằng cách tắm

Trước đây các cụ thường kiêng động vào nước khi trẻ bị sốt. Nhưng theo khoa học nghiên cứu, tắm cho bé khi sốt có thể giúp bé hạ nhiệt nhanh chóng, chánh việc sốt cao ảnh hưởng tới trí não. Mẹ chuẩn bị một thau nước ấm vừa phải. Cho vào phòng kín, cởi quần áo bé ra rồi cho vào tắm như bình thường nhưng mẹ nhớ phải tắm nhanh, tắm qua khoảng 5 phút là mặc quần áo sạch cho bé ngay.

4. Lau người cho bé

Mẹ đưa bé vào nơi kín gió, cởi hết quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, lưu ý lau kỹ vùng bẹn, nách và hạch …. Không được dùng nước lạnh , nước để chườm cho trẻ, hay xoa dầu gió. Lau người là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh có hiệu quả nhanh chóng và không mất nhiều thời gian của mẹ.

5. Mẹo hạ sốt nhanh cho bé bằng chanh tươi

Mẹ lấy một quả chanh tươi, cắt thành lát mỏng rồi dùng miếng chanh chà sát vào trán, dọc xương sống, khuỷu tay, khuỷu chân của bé. Để khoảng 2 -3 phút mẹ lại lau đi, nghỉ 5 phút rồi làm tiếp. Mẹo hạ sốt nhanh cho bé bằng chanh tươi rất hiệu quả, có thể áp dụng cho bé sốt cao từ 39 đến 40 độ

6. Mẹo hạ sốt cho trẻ bằng khoai tây

Khoai tây rửa sạch, cắt thành lát mỏng đem ngâm trong dấm khoảng 10 phút rồi đem đắp lên trán cho bé, phủ lên trên miếng khoai 1 chiếc khăn mỏng. Khoảng 20 phút sau mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, con hạ sốt nhanh chóng.

8. Xông cho bé

Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

9. Cho bé mặc quần áo thoáng mát hoặc quấn bé bằng khăn mỏng để hạ sốt

Khi bị sốt, nếu mẹ cho bé mặc đồ quá kín hoặc ủ ấm, mặc nhiều quần áo ấm, thân nhiệt của bé sẽ càng tăng cao. Mẹ hãy mặc cho con quần áo thoáng mát hoặc cởi hết quần áo của con, chỉ quấn cho con một chiếc khăn mỏng để bé ngủ ngon hơn, cơ thể cũng dễ dàng hạ sốt. Nên kết hợp cách này với cách cách ở trên để hiệu quả cao hơn.

Các mẹ lưu ý, có thể kết hợp liền lúc nhiều cách hạ sốt để đạt hiệu quả nhanh hơn. Mẹ có thể vừa cho bé mặc quần áo thoáng mát, vừa kết hợp lau người cho bé bằng nước ấm, chườm bằng nhọ nồi hoặc khoai tây, massage khuỷu tay, khuỷu chân bé bằng chanh tươi, cho bé uống rau diếp cá hoặc nhọ nồi. Kiên trì làm liên tục bé sẽ nhanh hạ sốt mà không cần phải dùng tối thuốc.

Cách Làm Siro Trị Ho Cho Trẻ Tại Nhà Mà Không Cần Uống Thuốc

Ho là phản ứng thông thường khi gặp 1 vật lạ nào đó gây cản trở hoặc xâm nhập vào đường hô hấp để ngăn chúng đi sâu hơn vào phổi. Các vật lạ thường là đàm, vụn tế bào từ phổi đưa ra, vi rút, vụn thức ăn… Thông thường, ho có thể kéo dài nếu trẻ sau bệnh hoặc bị viêm nhiễm, ví dụ trẻ bị cảm hay viêm tiểu phế quản.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (ĐH Worcester – Anh), bố mẹ nên nhận biết một số trường hợp trẻ bị ho cần đi khám, 1 số trường hợp có thể giúp con giảm cơn ho tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên mà không cần uống thuốc.

Khi nào trẻ ho cần thăm khám kĩ?

Nếu trẻ ho dai dẳng hơn 4 tuần hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ khác, cần cho bé đi thăm khám kỹ hơn.

1. Tự làm siro giảm ho từ dứa

– Thành phần: nửa trái thơm loại lớn, nửa củ gừng tươi (25g), nửa trái chanh, 3 muỗng canh mật ong.

1. Cho dứa và gừng vào máy xay sinh tố, bật nút 2.

2. Đun hỗn hợp trên với lửa nhỏ đến sôi và để thêm 5 phút.

3. Lọc hỗn hợp qua rây, cho 3 muỗng canh mật ong và vắt nửa trái chanh vào dung dịch vừa rây. Trộn đều.

4. Cho hỗn hợp vào hộp thủy tinh có nắp đậy, bảo quản lạnh và dùng trong 5 ngày.

– Áp dụng: Cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Trẻ từ 1 tuổi bị ho có đờm có thể dùng 2.5ml/lần, ngày 4 lần. Khoảng 4-5 ngày cơn ho và đờm sẽ cải thiện.

Công dụng: mật ong và gừng trong thành phần có tính kháng khuẩn và giảm viêm tự nhiên có thể hỗ trợ các vấn đề viêm nhiễm trong đường hô hấp. Đặc biệt theo TS. Goldman, Bệnh viện BC Children’s Hospital, Canada, mật ong có thể hỗ trợ giảm các cơn ho của trẻ về đêm, nhưng chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Ngoài ra, thành phần có dứa và chanh giàu chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C giúp hỗ trỡ hệ thống miễn dịch của trẻ.

Lưu ý: Mỗi trẻ đáp ứng có thể khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố. Công thức này chỉ để tham khảo như 1 phương pháp hổ trợ tự làm ở nhà, không thay thế các thuốc trị bệnh hay lời khuyên hiện tại của chuyên gia.

TS Sunanne (Bệnh viện Chester, Anh) có nhấn mạnh việc giúp trẻ có không khí lưu thông thoải mái trong phần ngực là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa các cơn ho. Do đó, vai trò mát xa có thể giúp hỗ trợ các triệu chứng cảm như nghẹt mũi và ho ở các bé. Hơn nữa, mát xa cũng có vai trò trong việc giảm stress cho các bé do bệnh gây ra.

Động tác 1: Đặt 2 bàn tay lên ngực trẻ và vẽ 1 vòng tròn quanh ngực trẻ, di chuyển xuống dưới bụng trẻ và day xoa đi thẳng lên lại phần ngực.

Động tác 2: Dùng 10 ngón tay như bấm phím nhẹ trên phần ngực của trẻ. Vừa làm vừa biểu lộ biểu cảm khuôn mặt và chơi đùa với trẻ, để trẻ có thể vui cười sảng khoái. Điều này rất tốt cho sự lưu thông không khí trong cơ thể trẻ.

Mỗi động tác lặp lại 6 lần, ngày chỉ cần làm 2-3 lần. Có thể bắt đầu sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi, khi trẻ có những dấu hiệu sớm của triệu chứng cảm. Sự đồng ý, hợp tác và hứng thú của trẻ là quan trọng. Nếu trẻ không hợp tác thì nên đợi 1 thời điểm khác như sau khi trẻ tắm xong. Nên mát xa trong phòng không quá sáng, có ánh đèn mờ vì ánh đèn quá sáng có thể làm trẻ khó chịu và khóc.

Lời khuyên chung về sử dụng phương pháp tự nhiên để trị ho cho trẻ tại nhà

1. Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu bị ho và cơn ho gây nhiều khó khăn cho trẻ khi ăn hoặc ngủ thì mẹ nên tư vấn chuyên gia sức khỏe địa phương để được hướng dẫn. Không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp tự nhiên hay dân gian nào lên nhóm trẻ này. Áp dụng các phương pháp truyền miệng chưa rõ nguồn gốc khoa học có thể gây nguy hại đến trẻ.

2. Trẻ từ 3- 12 tháng tuổi khi bị ho, có đờm hay không, bạn có thể cho bé uống nước ấm hoặc nước ép táo đỏ, khoảng 5-15ml/lần, ngày khoảng 4 lần. Không dùng mật ong hoặc loại gì có yếu tố mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

3. Trẻ từ 1 tuổi bị ho có đờm hay không, bạn có thể dùng siro dứa tự làm tại nhà. Siro là sự kết hợp những thành phần dinh dưỡng từ dứa/thơm, mật ong, chanh và gừng có tác dụng hỗ trợ sức khỏe và giảm cơn ho.

10 Cách Trị Ho Cho Trẻ Hiệu Quả Không Cần Dùng Thuốc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội

Nguyên nhân gây ho ở trẻ

Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết. Những nguyên nhân hay gặp khiến bé bị ho như:

Nguyên nhân từ đường hô hấp trên của trẻ

Những bệnh lý thường gặp như: Viêm mũi, viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm amidan thường ho khan, hoặc trẻ ho có đờm do dịch tiết chảy từ xoang gây kích ứng họng.

Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới của trẻ

Các nguyên nhân có thể gặp như: Viêm thanh quản, khàn tiếng, ho khan ho vang dội, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen thường ho có đờm, viêm phổi.

Các loại ho thông thường ở bé

Ho khan từng cơn: Bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những nguyên nhân khác bao gồm: Bé tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá từ người lớn.

Ho ra đờm: Gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân thường gặp của ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Qua đó, cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch (đờm) qua đường hô hấp dưới.

: Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé ho gà, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Các cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.

1. Trị ho bằng lá húng tây

Lá húng tây có tác dụng loại bỏ chất nhầy trong cổ họng khi bé bị ho. Dây là loại thảo dược được cho là giúp kiềm soát ho rất tốt.

Cách làm trà húng tây: Ngâm 2 muỗng cà phê lá húng tây nghiền nát vào một cốc nước sôi khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm mật ong và chanh vào. Lấy nước trà này đưa cho bé uống, vị ngọt ngọt của mật ong sẽ khiến cho bé thích thú không thể chối từ.

2. Chữa ho bằng củ cải trắng và gừng tươi

Sử dụng củ cải trắng kết hợp cùng với gừng tươi rửa sạch và xay nhuyễn. Sau đó trộn hỗn hợp này cùng với một chút nước lọc cộng với một chút mật ong cho vào bát sứ rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút.

Lọc lấy nước và cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống từ 2 – 3 thìa cà phê. Cho bé uống khi còn ấm điều trị ho, họng bị đau, ho khan, có đờm rất hiệu quả.

3. Trị ho bằng nước tỏi hấp

Lấy khoảng 2 đến 3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát. Sau đó thêm một nửa bát nước cùng 1 viên đường phèn, hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Không cần phải cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày uống 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, vừa trị được ho, cảm lạnh.

4. Trị ho bằng xông hơi

Cho bé tắm xông hơi vào ban đêm để giảm ho cũng là phương pháp hiệu quả. Lúc xông hơi hãy nhớ đóng cửa phòng tắm để hơi nước lan tỏa khắp phòng, bé sẽ cảm thấy cơ thể dễ chịu hơn. Có thể thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào nước tắm để dịu ho nhanh hơn.

Nếu trong trường hợp bé cảm thấy lạnh khi tắm xông hơi, mẹ có thể chỉ cần cho trẻ hít hà hơi ẩm của một cốc nước nóng là được.

Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không áp dụng phương pháp này đối với những trẻ bị ho có đờm khò khè.

5. Chữa ho bằng quả quất

Quất là loại quả có tính ấm, tác dụng làm long đờm, trị ho có đờm. Mẹ chuẩn bị lấy khoảng 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt nhỏ và để nguyên cả vỏ cùng hạt.

Trộn thêm 3-4 muỗng đường phèn hoặc trộn cùng với mật ong nguyên chất rồi để hấp cách thủy đến khi nào quất chín, khoảng 25 phút là được.

Chắt lấy nước uống để nguội rồi cho bé uống liền trong ngày, mỗi lần uống khoảng 2 – 3 muỗng. Phương pháp này phù hợp với những trẻ bị ho có đờm khò khè dùng rất hiệu quả.

6. Cách trị ho hiệu quả cho bé bằng chanh

Nước chanh có thể loại bỏ chất nhầy và làm dịu cổ họng. Không nên cho bé ăn chanh trực tiếp vì chúng sẽ làm hại men răng của trẻ.

Hãy chuẩn bị lấy 4 trái chanh rồi cắt nhỏ và trộn thêm một muỗng canh gừng lát vào trong một nồi nhỏ, rồi cho ít nước sôi để cho ngấm đều trong khoảng 10 phút.

Sau đó lọc lấy phần nước và pha loãng chất này cùng với một ít nước ấm và trộn thêm một chút mật ong nguyên chất và cho trẻ uống vài lần trong ngày.

Chanh chứa nhiều vitamin C làm tăng cường hệ miễn dịch để giúp chống cảm lạnh và chống cúm.

Tính chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp làm giảm đi những biểu hiện như đau họng, chảy nước mũi, ho.

Một cốc trà ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng cho bé. Trà thảo dược êm dịu có thể là một loại thuốc giảm ho nhanh. Trà hoa cúc và trà bạc hà là sự lựa chọn hoàn hảo. Mẹ có thể thêm vài giọt mật ong vào cốc trà, điều đó sẽ làm tăng tốc độ giảm ho cho bé.

8. Cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ đang bị ho thì uống nhiều nước sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Uống nước có thể giảm bớt ho bởi chúng làm loãng chất nhầy và làm cho màng chất nhầy luôn ẩm. Mẹ có thể nhỏ vài giọt nước vào mũi bé để tránh bị khô mũi.

Rau diếp cá có vị chua, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Có tác dụng như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho hiệu quả cho bé.

Chỉ cần một nắm rau diếp cá, một bát nước vo gạo đặc. Rửa sạch từng lá diếp cá rồi cho vào cối giã nhuyễn. Cho nước vo gạo đã chuẩn bị và rau diếp cá giã nhuyễn vào nồi đun khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước cho con uống.

Cho bé uống 2-3 lần trong ngày. Mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Phương pháp này mẹ nên áp dụng đối với những trẻ viêm họng, ít đờm.

Trong Đông y, lá hẹ cũng là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc trị ho, viêm họng. Thảo mộc này có tính ấm, vị cay ngọt, có công dụng kháng khuẩn, ôn trung, trợ khí, tiêu đờm.

Chữa ho bằng lá hẹ, mỗi lần khoảng 10 – 30g lá hẹ tươi, cắt nhỏ, cho đường phèn với tỉ lệ 15 – 20g, cho nước với tỷ lệ khoảng 10 – 30 ml, hấp cách thủy vừa chín tới, cho trẻ uống sau ăn.

Phương pháp này áp dụng đối với trẻ ho do cảm cúm, đờm nhiều, khò khè, viêm họng sẽ làm dịu đi cơn ho của trẻ.

Trường hợp nào thì nên đưa bé đến khám bác sĩ?

Không phải trường hợp nào bé bị ho cũng đều cần được bác sĩ thăm khám. Đa phần các triệu chứng sẽ dần dần tự khỏi.

Tuy nhiên, cha mẹ cần gọi cấp cứu kịp thời hoặc đưa bé đến bác sĩ ngay lập đối với cơn ho kèm theo một trong các dấu hiệu:

– Bé bị ngừng thở

– Bé có những biểu hiện tím tái môi và quanh môi

– Bé thở mệt, thở gắng sức

– Thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện

– Ho kèm theo nôn mửa

– Mặt hay da môi tím lại khi ho

– Chảy nước dãi

– Khó nuốt

– Đau ngực khi thở sâu

– Ho và thở thành tiếng khò khè

Bệnh ho của trẻ là triệu chứng thường gặp phổ biến. Khi đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bị ho, bậc cha mẹ cũng dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng để có thể sử dụng những cách điều trị trên hoặc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa một cách phù hợp nhất.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/10-cach-tri-ho-cho-tre-hieu-qua-khong-can-dung-thuoc-c32a733…

Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội (905)

Cập nhật thông tin chi tiết về 12 Cách Trị Ho Có Đờm Cho Bé Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc! trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!