Xu Hướng 6/2023 # 4 Cách Giảm Thở Khò Khè Hoặc Khó Thở Hiệu Quả Ai Cũng Có Thể Tự Làm Tại Nhà # Top 10 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 4 Cách Giảm Thở Khò Khè Hoặc Khó Thở Hiệu Quả Ai Cũng Có Thể Tự Làm Tại Nhà # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết 4 Cách Giảm Thở Khò Khè Hoặc Khó Thở Hiệu Quả Ai Cũng Có Thể Tự Làm Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thở khò khè khiến cho bạn bị khó thở. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể dẫn đến viêm phế quản và viêm phổi gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Tổng hợp những cách giúp bạn thở khò khè hiệu quả

1. Tắm nước nóng

Giống như liệu pháp hơi nước, nước nóng giúp làm giảm bụi, đờm và chất nhờn từ đường hô hấp. Điều này giúp giảm bớt các đường dẫn căng thẳng và ngăn chặn chất nhầy bên trong hệ hô hấp. Đứng dưới vòi sen nước nóng trong năm phút mỗi ngày giúp bạn thở dễ dàng hơn.

2. Ăn đồ nóng/ấm

Đồ nóng/ấm sẽ giúp xoa dịu đường thở và ngăn ngừa thở khò khè. Bạn có thể lựa chọn nước nóng, súp nóng, cháo hoặc trà thảo dược để cải thiện tình hình.

3. Súc miệng nước muối

Nước muối được biết là có tác dụng tẩy rửa và chống vi khuẩn. Súc miệng bằng nước muối cũng là một trong những phương pháp giúp ngừa thở khò khè hoặc ho, vì nước muối giúp loại bỏ chất nhầy và đờm có trong đường thở. Các chuyên gia khuyên bạn nên súc miệng bằng nước muối từ 3-4 lần/ngày, mỗi lần 30-60 giây.

4. Sử dụng thuốc xịt mũi

Chỉ cần 2-3 giọt thuốc xịt mũi sẽ giúp bạn bớt thở khò khè ngay lập tức. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc xịt mũi vì nó rất nguy hiểm, cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

5. Tỏi

Tỏi có chứa allicin và có một số đặc tính của thuốc. Tỏi giúp ngăn ngừa thở khò khè bằng cách loại bỏ các vi khuẩn đang cản trở đường thở khí. Nó cũng là một nguồn dinh dưỡng bao gồm mangan, vitamin B6, vitamin C, selen và chất xơ. Chế biến tỏi cùng các món ăn hàng ngày cũng là một trong những biện pháp tự nhiên giúp bớt thở khò khè.

6. Gừng

Gừng có chứa gingerols, shogaols và zingerones, do đó có hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề hô hấp như ho, hen, thở khò khè và cúm.

7. Quả sung

Quả sung là nguồn vitamin, khoáng chất gồm vitamin A, vitamin B, kẽm và sắt. Những chất dinh dưỡng này cũng như các hợp chất nhầy giúp chữa lành chứng đau hoặc viêm họng cũng như ống dẫn khí bằng cách tiết lưu chất nhầy dư thừa. Sung cũng giúp giảm sưng đau dây thanh quản.

8. Ớt đỏ

Ớt đỏ chứa vitamin A, vitamin B6, đồng, sắt, kali. Nó cũng chứa các tính chất kháng khuẩn, giảm đau và chống bệnh tim giúp cơ thể sản xuất nhiều chất lỏng hơn và cũng thúc đẩy sự không bị tắc đường hô hấp. Các thức ăn cay giúp ngưng thở khò khè ngay lập tức và giảm bớt chứng nghẹt mũi do xoang.

9. Sữa chua

Sữa chua có chứa vitamin B12 giúp làm tăng chức năng của phổi, làm dịu chứng viêm ở cổ họng và đường thở khí thũng. Bạn nên ăn sữa chua 2 lần/ ngày để ngăn ngừa ho và thở khò khè.

10. Củ nghệ

Củ nghệ chứa curcumin giàu chất chống viêm giúp giải quyết thở khò khè. Cho một thìa bột nghệ hòa với nước nóng, khuấy đều và uống 2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.

11. Bạc hà

Bạc hà cũng được biết đến là có tính kháng khuẩn và chống viêm giúp giảm đau họng và các vấn đề về hô hấp khác một cách dễ dàng. Ngoài ra, bạc hà giúp loại bỏ đờm có trong đường thở. Ngửi hoặc hít bạc hà mỗi ngày cũng giúp dễ thở hơn.

12. Mật ong

Mật ong giàu kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn đối với bệnh ho, cúm và thở khò khè. Mật ong có khả năng lấy đờm ra khỏi đường thở của bạn và làm dịu các triệu chứng viêm họng. Bạn có thể dùng mật ong trực tiếp hoặc trộn với nghệ hoặc trà xanh là một liệu pháp trị thở khò khè.

13. Chanh

Chanh có chứa vitamin C nên là một phương thuốc tốt trị thở khò khè. Bạn có thể trộn chanh và mật ong vào một bát nước ấm. Uống hỗn hợp này mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt cơn khò khè. Đây là một trong những liệu pháp chữa thở khò khè hiệu quả nhất.

14. Dầu mù tạt

Dầu mù tạt giàu các chất kháng khuẩn, kháng nấm và kích thích giúp trị khó thở hay khò khè. Nó cũng giúp giải quyết các khối tích tụ trong đường hô hấp. Làm nóng một ít dầu mù tạt, xoa lên ngực và lưng trong vài phút. Thực hiện nhiều lần động tác này trong ngày cho đến khi các triệu chứng thở khò khè giảm hẳn.

Họ tên Số điện thoại

4 Cách Làm Bẫy Muỗi Hiệu Quả Tại Nhà Ai Cũng Có Thể Làm Được

Bẫy muỗi là phương pháp diệt muỗi tiện dụng với mọi gia đình

Muỗi là loài côn trùng khá phổ biến ở nơi có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều như nước ta. Chúng thường sinh sống và đẻ trứng trong nhà rồ cắn đốt con người rất nguy hiểm. Khi đốt chúng ta chúng thường gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu đồng thời tìm ẩn nguy cô gây ra những bệnh nguy hiểm cho con người và vật nuôi.

Tìm cách diệt muỗi tại nhà không khó. Tuy nhiên, các phương pháp diệt muỗi thông thường như dùng thuốc xịt muỗi, vợt điện,…lại không phải là biện pháp tối ưu khi chưa thật sự hiệu quả và tồn tại nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Trong trường hợp này những cách làm bẫy muỗi đơn giản tại nhà sẽ là người trợ giúp vô cùng đắc lực giúp bạn diệt gọn lũ muỗi đáng ghét mà vẫn an toàn và không phải sử dụng đến hóa chất độc hại và thiếu an toàn.

Ưu điểm của phương pháp sử dụng bẫy muỗi có thể kể đến:

Hiệu diệt muỗi cao có thể dễ dàng diệt được muỗi với số lượng lớn.

An toàn cho người sử dụng.

Dễ thực hiện với những nguyên liệu đơn giản có sẵn ngay tại nhà.

Giá thành rẻ, tiết kiệm được nhiều chi phí.

4 cách bẫy muỗi đơn giản cực hiệu quả ai cũng làm được

Tái chế chai nhựa thành bẫy muỗi hiệu quả

Bẫy muỗi bằng chai nhựa là mẹo bẫy muỗi đơn giản dựa vào tập tính di chuyển dựa vào khí CO 2 phát ra từ con mồicủa muỗi. Muỗi sẽ bị thu hút bởi làn khí CO 2 thoát ra từ chiếc chai nhựa và dễ dàng mắc kẹt và chết trong bẫy.

Nguyên liệu chế bẫy muỗi gồm có:

1 chai nhựa 1.5 lít

1 cuộn băng keo đen

Dao nhọn

Kéo

1 chén nước ấm

¼ chén đường nâu

1/3 thìa bột men nở (hoặc banking soda)

Cách thực hiện:

Bước 1: Chai nhựa rửa sạch rồi cắt rời khoảng 1/3 phần đầu chai.

Bước 2: Hòa tan hỗn hợp gồm nước ấm và đường nâu và khuấy cho đường tan hoàn toàn. Sau đó, đổ hỗn hợp nước đường vào phần thân dưới của chai.

Bước 3: Cho thêm men nở hoặc muối baking soda vào và không cần khuấy. Khi Men và đường gặp nhau sẽ tạo ra CO2 làm cho muỗi bị thu hút và bay đến.

Bước 4: Phần thân trên đã cắt sẵn bạn úp ngược phần có nắp xuống dưới sao tạo thành một cái phễu. Sử dụng băng băng keo cố định lại. Phần phễu phía trên sẽ làm muỗi lọt xuống bên dưới và dính chặt vào nước đường mà không thoát ra được.

Bước 5: Muỗi rất thích màu đen. Vì thế, hãy dán băng keo đen xung quanh chai nhựa để thu hút muỗi nhiều hơn.

Bước 6: Đặt bẫy ở trong và xung quanh nhà, những nơi có nhiều muỗi.

Sau một vài ngày số lượng muỗi trong chai đã quá nhiều các bạn nên thu dọn và thay một chiếc bẫy mới để đảm bảo hiệu quả phòng chống muỗi lâu dài.

Cách bẫy muỗi bằng quạt máy và đèn pin

Chỉ với vài nguyên liệu có sẵn trong nhà bạn đã có thể dễ dàng chế tạo bẫy muỗi bằng quạt máy vô cùng đơn giản và hiệu quả này. Chiếc bẫy quạ máy hoạt động dựa vào nguyên lý bị thu hút bởi ánh sáng của côn trùng và tận dụng gió từ quạt làm muỗi bị hút vào bẫy và chết bởi sức gió trước khi chúng kịp thoát ra và bay mất.

Nguyên liệu chế bẫy gồm:

Một chiếc quạt máy

Một tấm vải

Một chiếc đèn pin nhỏ có ánh sáng xanh

Cách thực hiện:

Bước 2: Nhẹ nhàng và cẩn thận đặt đèn pin cố định phía sau của máy quạt..

Bước 3: Sau đó đặt quạt ở vị trí tối và không có ánh sáng để thu hút muỗi hiệu quả nhất.

Bước 4: Bật đèn pin và quạt ở chế độ nhỏ nhất và điều chỉnh tự động quay đều. Trong bóng tối muỗi sẽ bị thu hút bởi ánh đèn và bị hút vào quạt mà chết.

Cách bẫy muỗi bằng bia và xà phòng

Đây là loại bẫy muỗi tự chế có nguyên lý và cách làm tương tự như bẫy bằng chai nhựa tuy nhiên, chất để dẫn dụ muỗi sẽ được thay thế bằng bia, loại thức uống phổ biến và hầu như có sẵn ở mọi nhà.

Nguyên liệu chế bẫy bao gồm Cách thực hiện:

Bước 1: Cắt chai nhựa làm 2 phần tương tự như phương pháp làm bẫy muỗi bằng chai nhựa.

Bước 2 : Cho bia cùng với đường, bột giặt và nước vào phần dưới của chai, khuấy đều đến khi tan hết. Mùi thơm của bia và đường sẽ thu hút muỗi đến và chết trong hỗn hợp.

Bước 3: Đặt ngược phần miệng chai lên phía trên để tạo thành phễu. sau đó đặt chiếc bẫy ở những nơi tối hay có muỗi xuất hiện để chiếc bẫy phát huy được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh phương pháp làm bẫy muỗi với bia bạn cũng có thể pha nước xà phòng cho vào 1 chiếc chậu và đặt ở những nơi tối tăm và ẩm thấp trong nhà. Muỗi có tập tính tìm nơi tối và ẩm ướt để đẻ trứng. Khi muỗi đẻ trứng vào thau nước xà phòng trứng sẽ không thể sinh sôi nảy nở giúp bạn hạn chế tối đa sự phát triển của muỗi trong nhà.

Bẫy muỗi bằng nước xà phòng

Như bạn đã biết loài muỗi có thói quen tìm những nơi ẩm ướt để sinh sản, đẻ trứng. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể tiêu diệt muỗi từ trong trứng cực kỳ đơn giản chỉ bằng xà phòng.

Làm bẫy bắt muỗi bằng xà phòng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một chậu lớn có nước, pha thêm xà phòng vào. Sau đó, đặt chậu ở nhửng nơi ẩm thấp, tối nơi lũ muỗi thường xuyên xuất hiện.

Chậu nước là một nơi cực kỳ lý tưởng để loài muỗi đẻ trứng. Tuy nhiên, xà phòng trong chậu sẽ giúp bạn diệt sạch trứng muỗi, không cho chúng phát triển thành lăng quăng, ấu trùng để thành muỗi trưởng thành. Với cách này, bạn sẽ hạn chế đươc sự phát triển của loài muỗi.

Cần kết hợp các biện pháp phòng tránh để diệt muỗi triệt để và an toàn

Phòng bệnh hơn trị bệnh, dù bạn có biện pháp diệt muỗi hiệu quả đến đâu nếu không có cách phòng chống và tiêu diệt mầm móng của muỗi kịp thời thì sau một thời gian muỗi vẫn sinh sôi nảy nở và tiếp tục gây hại cho gia đình. Chính vì thế để triệt để tiêu diệt loài côn trùng đáng ghét này, ngoài diệt trừ muỗi các bạn cần kết hợp những phương pháp phòng chống muỗi vào nhà và hạn chế chúng sinh sôi nảy nở bằng những phương pháp đơn giản sau đây.

Thường xuyên vệ sinh dọn dẹp nhà cửa thoáng mát và sạch đẹp để muỗi không có nơi ẩn nấp.

Sử dụng các loại thảo mộc như sả, vỏ cam chanh, quế,… xung quanh nhà để hạn chế muỗi vào nhà.

Dọn dẹp ao tù nước đọng và phát quang xung quanh nhà để muỗi không có chỗ trú ẩn và sinh sôi

Diệt lăng quăng và bọ gậy để tiêu diệt mầm mống của muỗi.

Diệt trừ và phòng chống muỗi là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mọi người đặc biệt là trong mùa mưa sắp đến. Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và công sức, bạn hoàn toàn có thể chế tạo cho mình một chiếc bẫy diệt muỗi vô cùng hiệu quả lại tiết kiệm. Còn chần chờ gì nữa mà các bạn không bắt tay vào làm một chiếc bẫy diệt muỗi ngay cho gia đình mình. Chúc cách bạn thực hiện thành công và tạm biệt nỗi lo về muỗi gây bệnh

Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Và Hay Vặn Mình Nguyên Nhân, Cách Xử Lý

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là do đâu?

Khò khè là âm thanh phát ra ở cổ họng trẻ do sự tắc nghẽn của các đường dẫn khí nhỏ từ phía tiểu phế quản và phế quản. Chính sự tắc nghẽn này sẽ gây ra sự ngăn cản dòng khí lưu thông, khiến cho trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình khiến cho cha mẹ lo lắng

Trẻ sơ sinh có hiện tượng thở khò khè và hay vặn mình có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:

Chỗ ngủ của trẻ được đặt ở nơi quá sáng, không được thoải mái, không ấm áp hoặc xung quanh có nhiều âm thanh, tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cho trẻ hay vặn mình và giật mình.

Do trẻ được bố mẹ cho bú quá no hoặc có thể trẻ đang đói bụng: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần bé chỉ bú được 1 lượng sữa tương đối ít. Do vậy, trẻ rất mau đói và cũng rất mau no. Cả hai yếu tố trên đều khiến cho trẻ sơ sinh hay thở khò khè, vặn mình, rướn người và đỏ mặt, quấy khóc.

Nếu thấy trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, đồng thời đỏ mặt, đây hầu hết là một triệu chứng phổ biến và không có gì đáng lo ngại. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở trẻ khoảng từ 2 – 3 phút và sau đó sẽ tự hết. Trẻ vẫn có thể bú mẹ và ngủ bình thường.

Trẻ sơ sinh bị thở khò khè giống như có đờm có thể do tình trạng thể trạng tăng tiết dịch của trẻ. Trẻ có thể bị sặc sữa lên mũi mà bé còn quá nhỏ nên không thể tự khạc ra ngoài như người lớn. Lúc này, các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng đờm ra và dùng sợi chỉ bông để ngoáy nhẹ mũi. Làm như vậy sẽ khiến cho bé hắt xì hơi và gỉ mũi hoặc đờm có thể bay ra ngoài.

Trẻ sơ sinh bị vặn mình và thở khò khè còn do trẻ bị mắc các bệnh lý về gan như vàng da sinh lý làm cơ thể trẻ sản sinh hàm lượng bilirubin quá mức. Khi đó, não bộ của trẻ sẽ bị tổn thương và điều này gây ra tình trạng co giật, thở khò khè, vặn mình, rướn người ở trẻ sơ sinh.

Mẹ thấy trẻ sơ sinh bị khò khè, khó chịu ở cổ họng cũng có thể do con yêu đang bị mắc các dị vật ở trong cổ họng, do tình trạng viêm phế quản, hen suyễn hoặc do nhiều yếu tố khác.

Trẻ sơ sinh có vấn đề về tiêu hóa, hay bị nôn trớ, sinh ra nhiều đờm ở cổ họng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thở khò khè.

Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu, nếu thấy con yêu thở khò khè và vặn mình kèm theo các triệu chứng khác như: rụng tóc hình vành khăn xung quanh đầu, chậm mọc răng và hay quấy khóc ban đêm,… đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu hụt canxi và vitamin D trầm trọng.

Trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình còn bắt nguồn từ những dị tật bẩm sinh về đường hô hấp của trẻ hoặc u phổi.

Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè kèm theo các dấu hiệu tăng nặng hơn như: thở mệt, thở nhanh, gấp, bỏ bú, trẻ ngủ li bì hay khuôn mặt tím tái, vã mồ hôi,… có thể là triệu chứng của những bệnh l‎ý nguy hiểm, mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể do bệnh lý

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình xử trí ra sao?

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, các mẹ cần căn cứ vào nguyên nhân từ đó có hướng xử trí hiệu quả.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm, mẹ cần tạo cho con một không gian ngủ được yên tĩnh, thoải mái. Nhiệt độ trong phòng ngủ của trẻ phải vừa đủ, không được để quá nóng hoặc quá lạnh.

Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình vừa đủ, không nên để trẻ bú quá no hoặc quá đói.

Sử dụng các loại tã bỉm phù hợp với làn da của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cần lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, có độ thấm hút tốt để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thông thoáng tối đa khi ngủ.

Mẹ hãy cố gắng cho bé uống thật nhiều nước để giúp làm mát cơ thể cho bé dễ chịu. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn bình thường một chút hoặc có thể xin tư vấn của bác sĩ để dùng nước chanh ấm pha mật ong để sát khuẩn vùng họng cho bé.

Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, đặc biệt nên tiến hành tắm nắng vào buổi sáng. Khi đó, ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp cho con yêu có được hàm lượng vitamin D và canxi cần thiết cho sự phát triển của hệ xương, từ đó tránh được hiện tượng vặn mình.

Tắm nắng vào lúc sáng sớm để bé yêu có thể hấp thu được vitamin D

Sau khi thử tất cả các biện pháp kể trên nhưng vẫn thấy con yêu thở khò khè và hay vặn mình kèm những triệu chứng lạ tương tự như bị vướng dị vật, khi đó bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Làm thế nào để giúp cho trẻ sơ sinh hết vặn mình và thở khò khè?

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình không phải là một hiện tượng hiếm gặp nhưng các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Trẻ thở khò khè và vặn mình kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm cũng rất nguy hiểm. Vì tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho bé như: suy hô hấp, bé bỏ bú và sụt cân trầm trọng. Do đó, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

Dùng lá trầu không đem hơ nóng lên đắp cho trẻ: Các mẹ hãy chọn một vài lá trầu không (loại lá không non cũng không già) rồi cho vào bếp than, đem hơ cho nóng. Sau đó, đem đắp lên trên các vùng da bụng, lưng của bé sơ sinh.

Lá trầu không từ lâu đã được biết đến với tác dụng rất tốt trong việc giúp giữ ấm, kháng viêm, sát khuẩn bên ngoài da cho trẻ sơ sinh cực tốt. Bằng cách đắp lá trầu không lên người của trẻ sơ sinh như trên sẽ giúp bé hết khóc đêm, thở khò khè, đồng thời lại chữa được vặn mình một cách hiệu quả.

Chữa vặn mình, thở khò khè cho trẻ sơ sinh bằng dây thừng: Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền cách chữa mẹo để chữa cho trẻ em hết vặn mình và thở khò khè khi ngủ. Đó là bố mẹ hãy cắt một đoạn dây thừng đã cũ rồi vứt vào dưới gầm giường nơi bé nằm.

Bởi lẽ, dân gian thường tin rằng việc vứt một đoạn dây thừng vặn vẹo xuống dưới gầm giường sẽ có tác dụng “dĩ độc trị độc”, giúp cho bé hạn chế được tình trạng vặn mình, thở khò khè, gồng người, đỏ mặt,…

Chữa vặn mình cho trẻ bằng chanh và lòng trắng trứng gà: Với cách này các mẹ cần chuẩn bị từ 1 – 2 thìa nước cốt chanh rồi đem trộn với lòng trắng trứng gà để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Sau đó, dùng hỗn hợp đó thoa đều lên lưng và cả khắp người bé. Cứ để như vậy trong khoảng 10 phút rồi tắm thật sạch cho bé bằng nước ấm là xong. Phương pháp này mẹ chỉ cần áp dụng từ 2 – 3 ngày trước khi bé ngủ khoảng 2 tiếng là có thể mang lại hiệu quả tức thì, giúp cho bé ngủ sâu và ngon hơn.

Chữa vặn mình, thở khò khè cho trẻ bằng chanh và lòng trắng trứng gà

Dùng đọt chuối tiêu để chữa vặn mình và thở khò khè: Theo dân gian, bố mẹ dùng có thể 7 (đối với bé trai) hoặc 9 (đối với bé gái) đọt non của cây chuối tiêu rửa sạch rồi vò nát cho vào chậu nước ấm hoặc đun nước sôi để nguội rồi đem tắm cho bé sơ sinh. Làm như vậy vài lần 1 tuần sẽ giúp cho bé ngủ sâu và ngon hơn, không còn vặn mình, thở khò khè hay quấy khóc giữa đêm nữa.

Khi nào thì cần đưa trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đến bệnh viện?

Nếu bé sơ sinh có các dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tiến hành thăm khám, chữa trị:

Trẻ sơ sinh có biểu hiện hít thở khó khăn, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé rít khẽ lên khi thở và da mặt tím tái, xanh xao.

Trẻ sốt cao mà không hạ, lồng ngực của bé luôn phập phồng, tim đập nhanh và bé thường xuyên vặn mình, nôn trớ.

Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thở khò khè và hay vặn mình cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nếu bé đã bị ho và khò khè liên tục khi đã bước sang tuần thứ 2 thì mẹ cần lưu ý đề phòng vì bé có thể bị viêm phổi hoặc bị viêm phế quản.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị hen suyễn bẩm sinh, bé sẽ có hiện tượng thở gấp gáp và khó khăn. Khi đó, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ sớm nhất có thể để hạn chế các biến chứng lên não.

Kết luận

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình về cơ bản cũng là hiện tượng bình thường nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn luôn phải theo dõi sát sao từng biểu hiện kèm theo của trẻ. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như đã nói ở trên thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để khám và có cách điều trị hiệu quả.

Làm Sao Khi Bé Bị Ho Thở Khò Khè, Bài Thuốc Dân Gian Tốt?

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ thường vô cùng nhạy cảm và yếu ớt, chính vì thế việc bé bị ho thở khò khè là điều thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi đột ngột chuyển nóng hay chuyển lạnh thì tình trạng này có xu hướng càng phổ biến. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh lý này cũng như cách khắc phục đơn giản, hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ ho thở khò khè

– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể gặp phải tình trạng ho thở khò khè là do bị mềm sụn thanh quản; vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.

– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị mắc bệnh viêm tiểu phế quản, trào ngược dạ dày hay dị ứng. Đặc biệt, dịch của tình trạng trào ngược dạ dày có thể chảy vào đường hô hấp và khiến cho trẻ gặp phải tình trạng khò khè, khó thở.

– Những trẻ mắc bệnh hen suyễn thường xuyên có thể khiến cho bé bị ho khò khè. Khi thời tiết thay đổi thì tình trạng này có xu hướng nặng hơn hoặc cũng có biến chứng nghiêm trọng khi tiếp xúc với khói bụi và các tác nhân kích ứng.

– Khi trẻ bị sốt ho cũng thường xuyên đi kèm với tình trạng khó thở. Những tiếng ho lúc này thường bất thường và là dấu hiệu của bệnh lý viêm tiểu phế quản hoặc cũng có thể là bệnh viêm phổi.

– Một số trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cũng có biểu hiện là bé bị ho thở khò khè, khàn tiếng, ho nhiều và bú kém, da nhợt nhạt…

– Trong tình trạng mắc bệnh viêm phế quản cấp tính trẻ sẽ ho nhiều và kèm theo những tiếng khò khè khó thở vào ban đêm.

– Trong một số trường hợp đặc biệt khi có dị vật trong đường thở của trẻ thì có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng này. Chính vì thế, cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng nếu như bé yêu của bạn bỗng nhiên xuất hiện ho, khò khè.

Xu hướng sử dụng thảo dược để điều trị tình trạng bé bị ho khò khè được rất nhiều bậc phụ huynh cân nhắc và chọn lựa hiện nay. Hiển nhiên, mẹ nào cũng muốn con mình sử dụng ít kháng sinh nhất có thể. Vì thế, tận dụng những loại thảo dược cây nhà lá vườn vừa an toàn lại tiết kiệm là phương án được cân nhắc cũng như chọn lựa hàng đầu.

Trong quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, vitamin và đường. Nó có tác dụng chống viêm, giảm ho và kháng khuẩn, kháng virus, bình suyễn…

Cách dùng: Quất rửa sạch để khô sau đó ngâm với muối hạt để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn và mật ong tạo thành siro để uống; nó rất hiệu quả để chữa ho.

Lá hẹ được biết đến là một bào thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo quan niệm của Đông y, hẹ có tác dụng bổ can thận, giúp làm ấm lưng gối, chữa đái són, tiểu tiện nhiều lần… Đặc biệt dùng lá hẹ mang tới những hiệu quả rất tích cực cho trẻ em. Cách dùng: Cho lá hẹ và đường phèn vào bát sau đó mang hấp cách thủy, chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê và mỗi ngày uống khoảng 2 lần.

Rau diếp cá được biết đến là một loại thảo dược khá an toàn cũng như lành tính. Nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ho cực kì hiệu quả. Dùng rau diếp cá điều trị tình trạng bé bị ho thở khò khè được nhiều mẹ quan tâm cũng như chọn lựa.

Cách dùng: Rửa thật sạch rau diếp cá sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Đun sôi nước gạo và rau diếp cá, khi sôi giảm dần lửa. Đun tiếp khoảng 30 phút thì tắt bếp. Bắc ra khỏi bếp, để ngoại và lấy nước đó cho bé uống. Mẹ có thể cho thêm chút đường cho bé uống. Ngày uống 2 – 3 lần và nên uống sau ăn 1 giờ đồng hồ.

Trong lá húng chanh có lượng tinh dầu khá lớn, nó là loại tinh dầu cavaron có tác dụng tiêu đờm, tiêu độc cực hiệu quả. Đặc biệt, với những bé bị ho thì việc sử dụng lá húng chanh rất tuyệt vời.

Cách dùng: Lá húng chanh giã dập sau đó trộn với khoảng 10ml nước sôi. Để một lúc cho tinh dầu ngấm vào nước thì gạn lấy nước cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Hoặc, mẹ cũng có thể dùng lá húng chanh và quất xanh vào trong máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi trộn cùng ít đường phèn, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống khoảng 1 – 2 lần/ ngày cho tới khi hết ho thì dừng.

Củ cải không đơn thuần chỉ là một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày mà nó còn có tác dụng chữa ho do lạnh hay tình trạng chảy dãi ở bé.

Cách dùng: Dùng 1 củ cải, 3 lát gừng tươi, 4 hạt hồ tiêu và 1 miếng vỏ quýt khô. Củ cải rửa thật sạch và thái thành các miếng nhỏ, sắc trên bếp cùng với các nguyên liệu khác. Dùng nước này cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.

Khi bé bị ho thở khò khè một số trường hợp là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng chính vì thế việc áp dụng những loại thảo dược không mang tới hiệu quả tích cực. Lúc này, mẹ cần phải tiến hành đưa bé tới cơ sở Y tế thăm khám càng sớm càng tốt. Khi trẻ có những biểu hiện bệnh lý sau thì cần đưa bé đi viện thăm khám ngay:

– Trẻ thở khò khè, tím tái.

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị thở dốc và khò khè khó thở cần phải nhanh chóng đưa tới bệnh viện ngay. Với trẻ trong lứa tuổi này thì đây là một biểu hiện bệnh lý rất nặng.

– Tình trạng bệnh kéo dài khoảng 3 – 4 tuần có sử dụng các biện pháp thảo dược nhưng hiệu quả mang lại không cao. Cần nhanh chóng thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh của trẻ.

– Bé bị ho thở khò khè kèm theo sốt cao và nôn ói.

– Những bs có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, khó thở đột ngột cần nhanh chóng thăm khám.

– Mỗi lần hít thở trẻ bị co rút lồng ngực.

Bé bị ho thở khò khè không phải là một biểu hiện bệnh lý đơn giản. Mẹ cần cảnh giác cũng như có cái nhìn toàn diện để ứng phó với bệnh một cách nhanh chóng và kịp thời.

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Cách Giảm Thở Khò Khè Hoặc Khó Thở Hiệu Quả Ai Cũng Có Thể Tự Làm Tại Nhà trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!