Xu Hướng 3/2023 # 5 Kỹ Năng Giao Tiếp Ứng Xử Giúp Bạn Thành Công Trong Cuộc Sống # Top 3 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 5 Kỹ Năng Giao Tiếp Ứng Xử Giúp Bạn Thành Công Trong Cuộc Sống # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết 5 Kỹ Năng Giao Tiếp Ứng Xử Giúp Bạn Thành Công Trong Cuộc Sống được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố tạo nên thành công

Biết nghe và nói đúng lúc

Một trong những kỹ năng đầu tiên mỗi người cần phải ghi nhớ và luôn luôn tuân thủ đó chính là kỹ năng biết nghe và nói đúng lúc. Điều này không chỉ giúp bạn thể hiện sự thông minh, khôn khéo mà còn giúp bạn thể hiện được sự tôn trọng với người đối diện khi giao tiếp, thuyết phục họ trong mọi hoàn cảnh.

Thông qua tiến trình giao tiếp bạn cần xác định được khi nào cần lắng nghe để hiểu thấu suy nghĩ của người đối diện, khi nào cần nói để bộc bạch và truyền tải suy nghĩ của bản thân. Sự nhịp nhàng trong kỹ năng nghe và nói là phương thức giúp các cuộc trò chuyện đạt được hiệu quả, con người tôn trọng và thấu hiểu nhau hơn.

Sử dụng ánh mắt đề truyền tải cảm xúc, thông tin

Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng : đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Đôi mắt không chỉ giúp ta nhìn thấu mong muốn, cảm xúc của người đối diện mà thông qua ánh mắt mỗi chúng ta có thể thể hiện rõ nhất sự kiên định, ý chí, tình cảm của bản thân. Nhờ ánh mắt mà mọi người không cần nói nhiều vẫn có thể hiểu nhau trong quá trình giao tiếp.

Khi nói chuyện, bạn nên nhìn thẳng người đối diện- điều này thể hiện được sự tôn trọng và sự tự tin của bạn khi giao tiếp. Tránh cúi mặt hay lảng tránh ánh mắt khi giao tiếp vì điều đó dễ khiến người đối diện nghĩ bạn đang nói dối hoặc không tôn trọng họ. Đồng thời, biểu hiện ánh mắt và ngôn ngữ không tương đồng sẽ dễ khiến câu chuyện trở nên rời rạc và khiến người đối diện cảm thấy bạn không tôn trọng họ.

Diễn tả ý rành mạch,rõ ràng

Rành mạch, dễ hiểu

Một trong những kỹ năng giao tiếp ứng xử giúp bạn có thể nhanh chóng chinh phục người đối diện nhất đó là sự rành mạch và dễ hiểu. Cách nói tường tận, khoa học, rõ ràng chi tiết từng vấn đề muốn truyền tải cho người khác sẽ giúp người đó thông hiểu và dễ dàng tiếp thu nhanh các ý kiến của người nói.

Không chỉ có công việc, trong đời sống tình cảm cách nói rành mạch, dễ hiểu chính là cách nói tạo được niềm tin và sự hứng khởi cho người nghe. Bạn tuyệt đối nên tránh cách nói vòng vo, rườm rà vì nó vừa khó truyền tải được ý tưởng vừa dễ gây ra hiểu lầm đối với người nghe.

Tôn  trọng ý kiến của người khác

Thành công trong giao tiếp không nhất định là bạn phải là người chiến thắng trong tất cả mọi cuộc tranh luận. Người thành công là người biết tiếp thu các ý kiến, bổ sung vào kiến thức của bản thân, tìm thấy mặt mạnh mặt yếu qua các cuộc tranh luận để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.

Bạn không nên bảo thủ các ý kiến cá nhân mà cần có các suy nghĩ đa chiều tiếp thu suy nghĩ của người đối diện. Nếu bạn không đồng ý với ý kiến của người đối diện bạn cũng cần tỏ sự tôn trọng – đây là yếu tố tối thiểu cần thực hiện khi giao tiếp.

Kỹ năng điều chỉnh ngôn ngữ và tiết chế cảm xúc

Một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình giao tiếp bạn nhất định không nên bỏ qua đó chính là kỹ năng điều chỉnh ngôn ngữ và tiết chế cảm xúc. Văn hóa ứng xử của mỗi người phụ thuộc vào vùng, miền, trình độ của cá nhân vì thế bạn cần điều chỉnh để tạo ra sự phù hợp nhất. Bạn cần đọc, tìm hiểu các phong tục về văn hóa của các địa phương khác nhau để từ đó đưa ra các kỹ năng giao tiếp phù hợp nhất.

Trong cuộc sống cũng như khi tiến hành giao tiếp thì cảm xúc là vấn đề bạn cần chú trọng nhất. Dù ở bất cứ trường hợp nào bạn cũng cần tiết chế cảm xúc để mang đến sự thoải mái, hạn chế mâu thuẫn với người đối diện. Điều tiết cảm xúc giúp bạn bình tĩnh, trình bày ý kiến của bản thân từ đó giúp hiệu quả giao tiếp tốt hơn.

Sự khôn khéo trong kỹ năng giao tiếp ứng xử chính là yếu tố tạo nên sự thành công và hạnh phúc của mỗi con người.Giao tiếp chính là cách bạn khẳng định tài năng, giá trị và tình cảm của bản thân đối với người đối diện.

Comments

Share via:

Facebook

Twitter

LinkedIn

More

Ứng Xử Thành Công Trong Giao Tiếp

Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc.

Để giao tiếp, ứng xử thành công hơn bạn nên chú ý những nguyên tắc sau:

I. Nguyên tắc ứng xử:

1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:

Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu.

Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công, ta tạm chia thành các bước sau:

Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).

Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).

Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).

Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác, tương lai của sự cộng tác đó.

2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án:

Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những mặt mạnh, những ưu điểm…) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những mặt yếu, những khuyết điểm…) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra “dấu cộng” trong cả khối “dấu trừ” và phát hiện kịp thời “dấu trừ” trong “vô khối dấu cộng” để có thể dự đoán được tác động có hại của mặt trái “dấu trừ” mà khởi thủy của nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trong cả khối “dấu cộng”.

Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích phản ứng đổi dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-) giảm xuống còn 1 (-).

3. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu:

Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v…?

– Hãy gợi trí tò mò hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có, còn người ấy đang thiếu, đang cần.

– Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự tin tưởng.

– Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành.

– Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành.

– Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.

– Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo ra những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính tự kiêu.

Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng biến và điều quan trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình.

II. Một số cách ứng xử:

1. Thủ thuật “ném đá thăm đường”:

Có bạn trai tâm sự: Đến dự đám cưới một người bạn, tôi đã gặp một người con gái mà tôi thầm mơ ước, tôi rất muốn làm quen với người con gái ấy nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào?

Có lẽ trước tiên nên bắt đầu vào đề từ cùng một hứng thú. Chẳng hạn có thể từ một bức tranh, một bản nhạc, một ca khúc mới được mọi người yêu thích, hay một bộ phim mới, một quyển sách mới, một mốt quần áo mới… những cái đối phương biết rõ và có phản ứng tích cực. Hoặc có thể từ một điểm chung nào đó về học tập, việc làm… Bắt đầu từ những câu chuyện không quan trọng lắm để làm mất đi sự căng thẳng và ngăn cách giữa hai người và qua đó bạn có thể hiểu thêm về người bạn mà ta muốn gần gũi (những sở thích, thói quen, cá tính…) có một sơ đồ giao tiếp sau đây:

a. Giai đoạn trước khi giao tiếp:

– Xác định mục đích, làm quen đối tượng và gây ấn tượng tốt

– Đánh giá đối tượng, hoàn cảnh:

Sở thích,thói quen, cá tính.

Thời gian, không gian cuộc gặp.

Có hay không có người giới thiệu.

– Lựa chọn phương án ứng xử:

Tìm cớ làm quen cho hợp lý, tế nhị.

Ngôn ngữ, cử chỉ dễ cảm mến.

Văn phong gần gũi, không quá trịnh trọng nhưng cũng không suồng sã.

Tính trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để ứng xử nhanh.

b. Giai đoạn giao tiếp:

Nên:

Phá bầu không khí xa lạ bằng việc hỏi han hoặc những câu nói đùa.

Nói ít về mình. Chú ý quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của đối phương.

Giới hạn cuộc giao tiếp trong phạm vi vừa đủ, dừng đúng lúc.

Nêu ra những câu hỏi thăm dò, chủ động gợi chuyện.

Tự tin.

Không nên:

Vội vã đi vào vấn đề chính.

Nói nhiều về mình, dốc bầu tâm sự, nói thẳng về mình khi đối phương đặt những câu hỏi thăm dò.

Chuyện lan man, kéo dài cuộc giao tiếp.

Khích bác hoặc công kích nói xấu một ai đó.

Rụt rè, lảng tránh, ấp úng.

2. Tình huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa:

Dân gian có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.

3. Tình huống phải chuyển bại thành thắng:

4. Tình huống dùng hài hước:

“Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu” (Laphôngten).

Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là “chiếc van an toàn” cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở “cánh cửa lòng”. Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung, cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tất nhiên cũng không nên lạm dụng nó.

Quy luật phổ biến của truyện hài hước là mở đầu dẫn dắt và hình thành làm cho người ta nghi vấn. Người kể nên có ngữ điệu bình thường, sau đó tăng thêm tình tiết nghi hoặc và giải quyết bất ngờ.

5. Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết:

Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà phải bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó phải diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất nhiên để nói bằng cách này cần phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ càng.

6. Tình huống nói ẩn ý bằng ngụ ngôn:

Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, thì người ta thường dùng phương pháp ẩn ý bằng ngụ ngôn. Tức là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ý bên trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của mình để kể cho đối phương nghe.

Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn ý bên trong đó. Bản thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên sâu sắc chứ không phải người kể chuyện, do đó không có lý do để nổi khùng, tự ái hoặc mặc cảm.

Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp này phải am hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe không hiểu gì cả, sẽ không có tác dụng.

7. Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý ở người khác:

Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi vô lý không thể thực hiện được. Trước những tình huống đó nhiều khi ta không thể bác bỏ thẳng thừng vì chạm lòng tự ái hoặc người không thỏa mãn với ta rồi tiếp tục quấy rối nữa và cách đó cũng chưa làm cho người tự nhận thấy được những đòi hỏi của họ là vô lý.

Vậy ta sẽ xử lý thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận đã, sau đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương quyết.

8. Tình huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau:

Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ… thì bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để đối phương nghe theo mình, có nghĩa là chấp nhận ý kiến của mình cũng đòi hỏi phải có một nghệ thuật nhất định.

Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn. Song phải nắm vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương để tiếp sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn.

9. Tình huống cần bạn đồng minh:

Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của số đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng là hợp lý nhất.

10. Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận:

Trong quan hệ giữa người với người, tranh luận là một điều hết sức bình thường và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái không được phân định. Không thể coi tranh luận là một thói xấu mà hạn chế nó.

Song tranh luận có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đôi khi xung đột. Tranh luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần chú ý học hỏi.

Một là, khi tranh luận nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương đến lòng tự ái của người kia. Sự phê phán, bình phẩm người khác không thể quá một giới hạn nhất định, nếu không có thể làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có.

Hai là, giọng nói phải mền mỏng, thật lòng. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn trọng nhau, làm sao cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là có ích. Trong tranh luận nhiều khi người thắng không hẳn đã là nhiều lý lẽ biết hùng biện, mà có thể là người có thái độ đúng mực và chân thực nhất.

Ba là, tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những điều cần giải quyết.

11. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động:

“Mọi lý thuyết đều màu xám

Còn cây đời mãi mãi xanh tươi”

Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của mình bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục. Thuyết phục bằng hành động thường hiệu quả lớn nhất. Thông qua việc làm, hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.

Bạn là một cán bộ phong trào thanh niên. Bạn muốn tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục thể thao thanh niên nhưng các cấp lãnh đạo ở địa phương chưa tin tưởng vào khả năng của bạn, chưa tạo điều kiện mọi mặt để bạn làm việc. Bạn đừng nản chí và cũng đừng dùng lời nói để thuyết phục. Hãy cố gắng tạo ra một vài việc làm cụ thể có hiệu quả. Từ sự thành công đã đạt được, tận dụng thời điểm gây hưng phấn cao rồi đưa ra những kiến giải hợp lý với các cấp lãnh đạo.

Như vậy, mục đích và kết quả hoạt động đạt được và mối quan hệ ảnh hưởng của bạn phát triển tốt hơn.

Khi vận dụng phương pháp này bạn cần lưu ý:

Mục đích hoạt động phải rõ ràng, không vụ lợi.

Có kế hoạch hành động chi tiết, tính đến các điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự thành công, bước đầu tiên tránh thất bại.

Làm thử để chứng minh, rút kinh nghiệm.

Tạo quan hệ gần gũi tin cẩn.

Nếu ở vào tình huống các bậc “hụ huynh” của người yêu bạn còn chưa tin tưởng và chấp nhận cho bạn yêu con của họ, thì bạn cũng có thể dùng phương pháp này để đạt mục đích.

III. Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử:

1. Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó.

2. Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột, khó hiểu đề tài nói chuyện của bạn. Không nên đưa những trọng tâm, những khái quát làm người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện.

3. Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.

4. Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.

5. Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài dòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.

6. Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.

7. Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng.

10. Thì thầm với một vài người trong đám đông.

11. Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.

12. Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy tiện.

13. Đột ngột cao giọng.

14. Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.

15. Dùng những từ đệm không cần thiết.

16. Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.

Võ Nhật Trường @ 10:58 12/02/2014 Số lượt xem: 648

Kỹ Năng Giao Tiếp Ứng Xử Và Những Điều Bạn Cần Biết?

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng thiết yếu của mỗi chúng ta, thế nhưng không phải cứ thực hiện nhiều là bạn đã “thành thạo”. Trên thực tế, có nhiều nguyên tắc giao tiếp bạn không hề biết, và chính sự không biết này vô tình làm cho bạn mắc lỗi trong quá trình giao tiếp thường nhật.

Vài nguyên tắc sau sẽ giúp bạn có những kỹ năng cần thiết để giao tiếp ứng xử tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày:

1. Các nguyên tắc khi giao tiếp bằng lời

1.1. Học cách giao tiếp ứng xử khi xưng hô: luôn tuân theo tuổi tác

Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì… Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên.

Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói.

Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

1.2. Để tạo sự thu hút trong giao tiếp thì cách nói phải rõ ràng và dễ hiểu

Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông dân thì sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác.

Hai người có trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ, kém hòa đồng.

1.3. Trong kỹ năng giao tiếp ứng xử nên tránh lối nói mỉa mai, “nói mát”

Lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo ra ấn tượng cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không ít. Lối nỏi mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét người khác.

Xem lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà mẹ chồng với con dâu, bạn dễ bắt gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi nghe điều đó cũng không cảm thấy thoải mái, đúng không?

1.4. Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác

Thỉnh thoảng, cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô bạn vừa ốm dậy mà bạn đã nói “sao sắc mặc nhợt nhạt ghê vậy” sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói ” nhìn mặt cậu có vẻ khá hơn lúc ốm đấy “. Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt với những người đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.

1.6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử khi dùng từ

Không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa phương, tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên ngành, từ cổ, ngôn từ quá hoa mỹ: Người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng kịch, hoặc bạn là người của những thế kỷ trước.

2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử

2.1. Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên

Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác – như thế sẽ gây ra ấn tượng xấu ở người đối diện.

Nguyên tắc giao tiếp là không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn làm cho họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với bạn.

Để làm được điều này, bạn cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem thái độ người nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy tay chống cằm, mắt trĩu xuống, nhìn ngó nghiêng chỗ khác… hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu chuyện.

2.4. Kỹ năng giao tiếp ứng xử cơ bản khi nói chuyện là nên giữ một khoảng cách vừa phải

Nếu không gian có nhiều đồ vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó nghiêng lung tung vì họ sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với người lớn tuổi, nên đứng lại gần hơn một chút vì họ có thể bị lãng tai, không nghe rõ.

Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì thầm vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm ra vẻ bí mật. Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.

Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.

2.5. Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối.

Ví dụ, có người hỏi bạn chiếc áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy xấu, đừng giả vờ khen đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách khéo léo hoặc đưa ra một cách trả lời khéo léo: “hình như tôi không hợp với phong cách này, tôi thấy không thích lắm…”

3. Sử dụng ánh mắt trong kỹ năng giao tiếp ứng xử

Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm, đó là một thói quen giúp giao tiếp tốt. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng cho cả hai.

Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người khác nữa.

Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ.

Không hướng mắt nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối diện.

Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng túng.

Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.

Xem ra đây chưa phải là tất cả các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp bạn cần nắm, nhưng ít nhất bạn cũng sẽ học được cách giao tiếp ứng xử tốt hơn bằng việc tuân thủ các nguyên tắc này đấy.

Bí Quyết Thành Công Trong Cuộc Sống Và Công Việc Nhờ Giao Tiếp?

Bí quyết thành công trong cuộc sống không phải là điều bạn có thể nhận ra ngay được. Đặc biệt là trong các kỹ năng giao tiếp với khách hàng sẽ giúp bạn nhận thức ra được nhiều điều. NLP chính là lời giải đáp cho thắc mắc của bạn.

Giao tiếp được ví như là cầu nối, là chìa khóa vạn năng giúp mở ra những mối quan hệ. Ngày nay, khi văn hóa xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển, giao tiếp ngày càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Khi chúng ta có được kỹ năng giao tiếp hiệu quả, chúng ta sẽ vô cùng thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống. Hãy theo dõi bài viết sau đây để được chia sẻ những bí quyết thành công nhờ giao tiếp.

Giao tiếp bí quyết thành công trong công việc

Liệu bạn có biết rằng giao tiếp là yếu tố quyết định đến 85% thành công trong công việc. Chính vì vậy một trong những bí quyết thành công trong sự nghiệp là bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Vậy thế nào là giao tiếp tốt? Khi quan điểm, suy nghĩ, cảm nghĩ của bạn được truyền đạt rõ ràng và chính xác đến đối tượng giao tiếp thì khi đó bạn giao tiếp hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng và kỹ năng giao tiếp tốt mà phải được trải nghiệm, rèn luyện, học hỏi theo thời gian.

Chỉ khi nào bạn luyện tập thường xuyên các kỹ năng giao tiếp thì bạn mới có khả năng nói chuyện một cách thuyết phục, gây ấn tượng sâu đối với đối tượng giao tiếp trong bất cứ trường hợp nào. Và khi có khả năng giao tiếp tốt, chắc chắn sếp, đồng nghiệp luôn tin tưởng và có thiện cảm với bạn. Từ đó hình thành nên bí quyết thành công trong cuộc sống do chính bạn ngộ ra chân lý.

Ngày nay dù hoạt động ở lĩnh vực nào thì giao tiếp cũng là yếu tố quyết định sự thành công. Nếu bạn có ngoại hình xinh đẹp nhưng không có khả năng giao tiếp tốt thì bạn chỉ gây ấn tượng ban đầu với đối phương và ấn tượng đó là mờ nhạt, không lâu bền. Giao tiếp là một kỹ năng mềm rất quan trọng cần có để giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo, có nhiều cơ hội thăng tiến. Vì vậy hãy không ngừng rèn luyện, cải thiện và vun đắp kỹ năng giao tiếp mọi lúc, mọi nơi với mọi đối tượng để gặt hái thành công.

Làm gì để giao tiếp trở thành bí quyết thành công trong công việc và cuộc sống?

Suy nghĩ kĩ càng trước khi nói

Phần lớn chúng ta thường nói theo cảm tính, theo những suy nghĩ ngắn mà không biết rằng điều này làm giảm hiệu quả giao tiếp đi rất nhiều. Bí quyết thành công trong giao tiếp trong trường hợp này, thông tin bạn muốn truyền đạt đến đối phương sẽ có thể bị rời rạc, thiếu logic thậm chí không đầy đủ hoặc là nói cả những điều không nên nói. Để tránh trường hợp đáng tiếc “ếch chết tại miệng”, chúng ta nên cố gắng suy nghĩ thật kỹ trước khi nói ra.

Mách nhỏ cho bạn một bí quyết thành công trong công việc và cuộc sống khi tham gia cuộc đối thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm vừa phải, không bị ngắt một quãng dài, để vừa có thời gian suy nghĩ, phản ứng thích hợp, vừa đảm bảo thông tin đến đối phương một cách đầy đủ nhất.

Lắng nghe mọi người xung quanh

Chúng ta cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp mỗi ngày và học chính từ những người xung quanh chúng ta. Sẽ có những người giao tiếp tốt, có những người giao tiếp chưa tốt. Hãy chú ý và học hỏi kinh nghiệm từ những người giao tiếp tốt và rút kinh nghiệm cho bản thân từ những người giao tiếp chưa khéo léo từ đó có kinh nghiệm và hình thành bí quyết thành công trong sự nghiệp của riêng bạn.

Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ copy y nguyên cách nói chuyện của người khác mà tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để khi giao tiếp bạn sẽ gây ấn tượng mạnh với đối phương và đối phương sẽ nhớ ngay đến bạn.

Dành thời gian để người nghe tiếp nhận thông tin mới trong giao tiếp.

Giao tiếp là phương tiện truyền đạt thông tin giữa các đối tượng với nhau. Các thông tin có thể cũ hoặc mới, vì vậy ai cũng cần có một khoảng thời gian để tiếp nhận những thông tin mới, đặc biệt là những thông tin trái với quan điểm của đối phương. Chính vì vậy, dành cho đối tượng một khoảng thời gian tiếp nhận và suy nghĩ về thông tin để đưa ra quyết định là vô cùng cần thiết và tạo động lực cho bí quyết thành công của bạn.

Con người luôn muốn sống theo quan điểm cá nhân hơn là thay đổi theo lời người khác, vì vậy khi mở lời về nhữung ý kiến đó, chúng ta phải thật sự khéo léo, mềm dẻo và linh hoạt. Thay vì áp đặt ý kiến của mình thì người nghe sẽ thấy cởi mở hơn khi lắng nghe bạn.

Không phản ứng lại ngay lập tức

Cũng như ở bí quyết thành công đầu tiên, ở phương diện là người nghe chúng ta nên dành khoảng 10 – 15 giây để hình thành suy nghĩ của mình, suy nghĩ kỹ càng lời nói thay vì phản ứng lại ngay tức khắc.

Để giao tiếp tốt, bạn cần phải đặt trọng tâm vào người mà bạn đang nói chuyện và tập trung vào câu chuyện. Cởi mở, thân thiện và lịch sự là những yếu tố quan trọng biến những cuộc gặp gỡ không chỉ là xã giao mà còn để lại những mối quan hệ đẹp trong công việc lẫn cuộc sống.

Xây dựng tự tin

Phải tự tin thì bạn mới có thể mạnh dạn phát biểu trước đám đông chia sẻ suy nghĩ của mình. Và bằng cách nào chúng ta mới xây dựng được sự tự tin? Câu trả lời là rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể, trước gương thật nhiều lần.

Ngôn ngữ cơ thể giúp cho giao tiếp hoàn hảo hơn. Ngôn ngữ cơ thể phải song song và phù hợp với lời nói của bạn. Chỉ một nụ cười hay cách bạn đứng, cách bạn đưa tay cũng sẽ thu hút đối phương hơn trong cuộc trò chuyện.

Hãy rèn luyện kỹ năng giao tiếp mỗi ngày để có bí quyết thành công trong cuộc sống cần đến tư duy đột phá. Nếu cảm thấy bản thân chưa đủ tự tin trong giao tiếp hoặc khả năng giao tiếp còn kém hãy liên hệ với chúng tôi trang web hàng đầu chuyên cung cấp các khóa học giúp bạn rèn luyện các kỹ năng trong đó có giao tiếp. Mọi thông tin chi tiết về khóa học, xin anh chị vui lòng liên hệ theo:

SĐT: 093648 6633-02438 238 720 Email: nlptraining.vn@gmail.com Địa chỉ: 13 Nguyễn Chế Nghĩa, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Kỹ Năng Giao Tiếp Ứng Xử Giúp Bạn Thành Công Trong Cuộc Sống trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!