Bạn đang xem bài viết 6 Cách Để Ngừng Suy Nghĩ Quá Nhiều (Và Tận Hưởng Cuộc Sống) được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thỉnh thoảng chúng ta hay suy nghĩ về những vấn đề gặp phải, một số người lại luôn không ngừng suy nghĩ về chúng. Đối với những người suy nghĩ quá nhiều, mỗi ngày họ sẽ bắt đầu nghĩ lại những chuyện xảy ra hôm qua, sau đó nghĩ về các quyết định của họ, và tưởng tượng ra các hậu quả.
Suy nghĩ quá nhiều sẽ cản trở bạn có được mọi thứ. Quan trọng hơn, điều này rất ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.
Kiểu tư tưởng tiêu cực
Tôi không nên nói những điều đó trong cuộc họp ngày hôm qua. Ắt hẳn mọi người đã nghĩ tôi thật ngu xuẩn.
Đáng lẽ tôi nên tiếp tục làm công việc cũ, như vậy sẽ thấy thoải mái hơn bây giờ.
Bố mẹ đã không dạy tôi cách tự tin. Sự sợ hãi luôn khiến tôi không thể tiến xa được.
Tôi sẽ xấu hổ với bản thân khi ngày mai đưa ra bài thuyết trình này. Tôi biết mình sẽ quên mọi thứ đã chuẩn bị.
Những người khác sẽ được chọn trước tôi.
Tôi biết mình sẽ không bao giờ có đủ tiền để nghỉ hưu. Chúng ta sẽ không còn sức để làm việc, rồi sẽ hết tiền khi về già thôi.
1. Chú ý khi trong đầu cảm thấy bế tắc
Suy nghĩ có thể trở thành thói quen nếu bạn không nhận ra mình đang làm như vậy. Bắt đầu chú ý đến cách suy nghĩ để có thể giúp bạn nhận thức được vấn đề.
Khi suy nghĩ lại về một vấn đề nhiều lần, hoặc quá lo lắng về những điều không thể kiểm soát, hãy thừa nhận rằng điều này không hiệu quả. Suy nghĩ chỉ hữu ích khi nó đẫn đến hành động tích cực.
2. Tập trung vào việc giải quyết vấn đề
Nghĩ quá nhiều về một vấn đề sẽ không hữu ích, nhưng hãy nghĩ để tìm ra cách giải quyết. Nếu đó là điều bạn có thể kiểm soát được, hãy cân nhắc cách ngăn chặn vấn đề, hoặc thử thách bản thân để tìm ra 5 giải pháp tiềm năng.
Nếu đó là điều bạn không thể kiểm soát được, ví dụ như thiên tai. Hãy nghĩ đến những kế hoạch có thể sử dụng để đối phó. Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát, như thái độ và sự nỗ lực chẳng hạn.
3. Kiểm soát suy nghĩ
Rất dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, trước khi kết luận việc báo ốm sẽ khiến bạn bị sa thải, hoặc quên deadline sẽ biến bạn trở thành vô gia cư, hãy thừa nhận những suy nghĩ của bạn là quá tiêu cực.
Nhớ rằng cảm xúc sẽ cản trở khả năng xem xét tình huống theo hướng khách quan.
4. Lên lịch cho thời gian dành để suy nghĩ
Lo lắng về một vấn đề trong khoảng thời gian dài có thể không hiệu quả, nhưng trong thời gian ngắn có thể hữu ích. Nghĩ về cách bạn có thể làm những điều khác biệt hoặc nhận ra những sai lầm tiềm ẩn đối với kế hoạch có thể giúp bạn làm việc tốt hơn trong tương lai.
Khi hết giờ, hãy chuyển sang việc khác. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ quá nhiều thứ ngoài thời gian đã định, chỉ cần nhắc nhở mình rằng bạn cần đợi đến “thời gian suy nghĩ” để giải quyết những gì trong tâm trí.
5. Học kỹ năng chánh niệm (Mindfulness)
Không nên suy nghĩ quá nhiều về ngày hôm qua hoặc lo lắng cho ngày mai khi bạn đang sống trong hiện tại. Chánh niệm sẽ giúp bạn trở nên tập trung hơn vào thời điểm hiện tại.
Giống như những kỹ năng khác, chánh niệm cũng cần luyện tập, theo thời gian sẽ giúp giảm đi việc suy nghĩ quá mức. Có sẵn các khóa học, ứng dụng, sách, video để giúp bạn học kĩ năng chánh niệm.
6. Thay đổi suy nghĩ
Nhắc nhở bản thân ngừng suy nghĩ về những điều đem đến kết quả ngược lại với mong đợi. Bạn càng cố gắng ngăn không cho một ý nghĩ xâm nhập vào não của mình thì nó càng có nhiều khả năng để xâm nhập.
Rèn luyện cách suy nghĩ
Chú ý vào cách nghĩ có thể bạn giúp trở nên ý thức hơn về những thói quen xấu của mình. Bằng cách luyện tập, bạn có thể rèn luyện não bộ suy nghĩ khác đi. Lâu dần, việc xây dựng thói quen lành mạnh sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn.
Nguồn: themuse.com
Làm Sao Để Vừa Đủ Tiền Tận Hưởng Cuộc Sống Mà Vẫn Có Tích Lũy Cho Tương Lai?
Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ đang băn khoăn giữa việc tiết kiệm để tích lũy cho tuơng lai hay thoải mái tận hưởng hiện tại. Việc này đã gây nên nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.
Nắm rõ các khoản thu chính của gia đình
Khi nắm chắc được dòng tiền thu vào hàng tháng, bạn sẽ dễ dàng hơn để đưa ra một mức chi tiêu hợp lý nhất với tình hình tài chính của gia đình.
Kiểm tra mức chi tiêu của bạn hàng tuần và tiết chế nó sao cho thật phù hợp với mức thu nhập. Với các khoản đã được bạn tiết chế, không khó khăn để dành số đó tích luỹ đề phòng cho những bất trắc, khó khăn có thể nảy sinh trong tương lai.
Học cách nói “Không” một cách dứt khoát
Nếu có kế hoạch chi tiêu càng rõ ràng và cụ thể thì bạn sẽ càng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn những khoản chi tiêu phù hợp.
Ví dụ gia đình bạn trước đây thường xuyên đi ăn bên ngoài, bạn sẽ cảm thấy tiền như bị “bốc hơi” rất nhanh. Thay vì thế hãy kiên quyết giảm đi ăn tiệm và tăng cường nấu ăn ở nhà, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều.
Thay vì đi du lịch nước ngoài bạn có thể đi ngay trong nước, vài năm hãy làm một chuyến ra nước ngoài, bạn sẽ thấy chi phí về du lịch mỗi năm dôi ra không ít đâu.
Chất lượng sống của bạn cũng không giảm đi quá nhiều, bạn vẫn đi ăn nhà hàng và du lịch như bạn mong muốn, đòng thời vẫn có tiền tích lũy. Sự thay đổi thói quen này sẽ giúp bạn tích lũy được số tiền cần thiết cho tương lai.
Giới hạn hóa đơn hàng tháng
Mỗi tháng bạn đễu sẽ mất một khoản cố định như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, internet, tiền trả góp mua xe hơi… Nếu số tiền này bạn có thể tiết chế tốt, ví dụ sử dụng điện năng hợp lý, mua xe hơi vừa tiền, thuê một căn nhà phù hợp với khả năng, sẽ giúp bạn không bị bí bách khi chi tiêu hằng ngày như tiền chợ, tiền mua sắm, và không làm cắt giảm khả năng tiết kiệm cho tương lai.
Thiết lập tốt các mục tiêu để tiết kiệm
Bạn nên có nhiều loại quỹ để tiết kiệm chỉ với những khoản tiền nho nhỏ mỗi tháng. Ngoài quỹ hỗ trợ khẩn cấp đề phòng các tình huống như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, bạn nên thiết lập nhiều tài khoản tiết kiệm cho các mục tiêu cụ thể như tiền để dành cho một chuyến đi đến Châu Âu, tiền để đổi xe …
Điều này cho phép bạn thấy được tiến độ cụ thể mà bạn đang thực hiện. Khái niệm tương tự áp dụng cho kế hoạch nghỉ hưu. Chỉ với những món tiền nhỏ có khi chỉ vừa đủ cho bạn mua một chiếc áo, hay vài tách cà phê trong mỗi tháng, bạn sẽ bất ngờ khi nó trở thành một khoản tương đối lớn sau vài năm.
Lập kế hoạch cho các chi tiêu bột phát
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thật ra lại rất cần thiết. Nhiều người sẽ có cảm giác bị theo dõi chi tiêu và bị hạn chế. Nhưng một khoản đề phòng thật ra sẽ giúp bạn có một giải pháp cho khoản chi tiêu bất ngờ một cách hợp lý và có kiểm soát tốt hơn so với việc buộc phải bỏ ra một khoản tiền nằm ngoài kế hoạch khiến bạn bị động.
Theo Hàn Ly (Theo money) (Khám phá)
Hãy chia sẽ bài viết nếu bạn thấy có ích! 🙂
Tin Liên Quan
6 Cách Để Giảm Căng Thẳng Trong Cuộc Sống
Hít thở sâu làm giảm căng thẳng, làm dịu phản ứng “chiển đấu hoặc bỏ chạy” của chúng ta và cho phép chúng ta vỗ về thần kinh lo lắng của mình, do đó chúng ta lựa chọn những cách phản ứng thận trọng và có tính xây dựng hơn, bất kể tình huống nào. Vì vậy, ví dụ, vào lần tới hãy cố gắng hết sức để hít vào và thở ra khi người lái xe cản trở bạn trên đường.
khi bạn thấy mình đang rơi vào trạng thái căng thẳng, hay nóng giận, hãy hít thở thật sâu và thở ra nhẹ nhàng. Bởi vì khi căng thẳng, chúng ta hay thở gấp, điều này khiến bạn càng mệt mỏi và dễ gây ra những cơn chóng mặt. Tình trạng này sẽ làm suy giảm khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề của bạn, vì vậy đừng vội vàng quyết định bất cứ điều gì, nếu không bạn có thể sẽ phải hối tiếc về sau.
Để giữ được trạng thái bình tĩnh bạn nên loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực. Và để không làm tình trạng căng thẳng trở nên trầm trọng hơn, bạn nên tránh sử dụng những ngôn từ mang tính chỉ trích, gay gắt. Thay vì tỏ ra vẻ giận dữ, bạn nên tập trung suy nghĩ vào những điều tích cực, việc đó sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng. Nên nhớ, trong bất kì trường hợp nào, bạn cũng cần nhìn vào mặt tích cực của vấn đề để cân bằng cuộc sống tốt hơn.
Đa số chúng ta cảm thấy căng thẳng trong cuộc sống khi ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc. Để tránh tình trạng đó, bạn nên học cách kiểm soát và sắp xếp công việc một cách thông minh. Bạn có thể chia sẻ công việc cho những người xung quanh để cùng nhau giải quyết vấn đề tốt hơn khi chỉ làm một mình. Đặc biệt, để làm tốt ngắn thì bạn chỉ nên tập trung cho một việc duy nhất. Như thế, bạn sẽ không có nhiều mối bận tâm và bạn có thể hoàn thành công việc trong tâm thế thoải mái hơn rất nhiều.
Chúng ta gặp phải áp lực công việc bởi chưa đủ kỹ năng giải quyết vấn đề, dẫn đến lo lắng, suy nghĩ và loay hoay tìm cách để giải quyết khó khăn. Khi không hoàn thành việc đó, chúng ta sẽ cảm thấy bị áp lực và căng thẳng. Do đó, hãy rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể vượt qua nhanh chóng những cẳng thẳng cho dù là những khó khăn như thế nào. Khi đó bạn có thể sống với tư thế lạc quan và tự tin vào khả năng của mình.
Khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, chúng ta thường bình tĩnh hoặc xoa dịu bản thân với những lựa chọn không lành mạnh-uống rượu, ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc… Thật dễ dàng để phản ứng lại sự tức giận bằng thú tiêu khiên tức giận và không lành mạn.
Hãy chú ý cách bạn đối phó với căng thẳng. Thay thế thói quen xấu bằng những thói quen lành mạnh. Đi bộ trong không gian xanh. Hãy pha một tách trà và ngồi lặng lẽ suy nghĩ. Nghe một số hài hát dễ chịu. Viết nhật ký. Nói chuyện với một người bạn thân. Các thói quen giải quyết lành mạnh làm cho người ta hạnh phúc.
cách giảm căng thẳng thần kinh
cách giảm stress nặng
cách giảm stress cho phụ nữ
cách giảm stress trong học tập
Làm Sao Để Lược Bớt Các Suy Nghĩ Ảo Tưởng
Mọi suy nghĩ đều là ảo tưởng, nên càng suy nghĩ nhiều thì càng rối rắm trong các mơ mộng hão huyền, lo lắng, sợ hãi, bất an. Làm sao để lược bỏ bớt các suy nghĩ?
Suy nghĩ nhiều do bị mắc kẹt trong mớ hỗn độn ảo tưởng
Tác hại của suy nghĩ nhiều:
Có bị ngược không khi nói suy nghĩ gây ra tác hại? Chúng ta biết rất rõ là những người làm việc đầu óc, tức có tư duy tốt, suy nghĩ tốt, thì kiếm được lương hoặc thu nhập cao hơn rất nhiều khi so với những người làm việc tay chân. Đây đúng là điều chính xác.
Nhưng giữa suy nghĩ nhiều và sự thông minh lại không tương quan, không có liên hệ gì với nhau. Người làm việc bằng suy nghĩ, tư duy thì kiếm được nhiều tiền hơn gấp nhiều lần so với người làm việc tay chân, nhưng người thông minh kiếm được nhiều tiên hơn người chỉ biết có suy nghĩ gấp rất nhiều lần hơn nữa. Để dễ hình dung, chúng ta coi thu nhập của người làm việc chân tay bằng với chiều cao của tòa nhà Bitexco Financial Tower 68 tầng, cao 262m, tức 0.262 km. Thu nhập của người làm việc bằng tư duy, suy nghĩ cao bằng độ cao của máy bay thương mại, như của Vietnam Airlines chẳng hạn, cao 10.7 km, tức cao gấp hơn 40 lần tòa nhà Bitexco 68 tầng. Còn thu nhập của người thông minh bình thường thì cao bằng mặt trăng, cao 384,400 km, tức gấp hơn 35,925 lần so với độ cao của máy bay thương mại.
Như thế nào thì được coi là suy nghĩ nhiều?
Do tất cả mọi suy nghĩ đều là ảo tưởng, nên càng suy nghĩ nhiều, chúng ta càng bị chìm sâu trong mớ ảo tưởng hỗn độn không có lối thoát.
Chúng ta thấy mình suy nghĩ lẩn quẩn về những sự việc, sự vật đã qua, đã kết thúc, không thể thay đổi được nữa, rồi trở nên vui, rồi buồn, rồi sung sướng, rồi tức giận, lo lắng, rồi trách người này, giận việc kia…. 1 cách vu vơ.
Chúng ta suy nghĩ về những điều mà chúng ta biết nó sẽ không xảy ra, nhưng các suy nghĩ này vẫn làm cho chúng ta lo lắng, bất an, mệt mỏi, trống rỗng, chán nản, sợ hãi, tức giận….
Chúng ta thấy mình bắt đầu mơ mộng vẩn vơ, suy nghĩ mơ mộng về những điều mà chúng ta sẽ không thực hiện trong cuộc sống thực tế. Những mơ mộng vu vơ này có đem lại cho chúng ta 1 số thoải mái, thích thú, sung sướng (các cảm xúc tích cực), nhưng sau đó thì nó bắt đầu đem tới các cảm xúc tiêu cực, sợ hãi, lo lắng, bất an,.. đan xen với các cảm xúc tích cực. Dần dần, các sự lo lắng bất an trở nên lớn hơn và nặng nề hơn nhiều so với các sự thoải mái, thích thú, sung sướng mà chúng ta có.
Chúng ta cứ đắm mình trong suy nghĩ, rồi dần dần theo thời gian, chúng ta bắt đầu không còn muốn nhấc tay, nhấc chân lên để làm để đạt được các giá trị mong muốn của mình trong cuộc sống thực tế nữa. Chúng ta dần dần thấy mọi việc, mọi mong muốn của chúng ta xa rời dần thực tế, và trở nên không thể thực hiện được nữa.
Mục đích chính của lược bớt suy nghĩ là để chúng ta trở nên thông minh hơn, nhạy bén hơn trong quan sát, nhận biết, đánh giá vấn đề, đưa ra các quyết định ngày càng chính xác để đạt được các giá trị hạnh phúc mà chúng ta mong muốn.
Tại sao càng suy nghĩ nhiều càng bị các cảm xúc tiêu cực chi phối?
Chúng ta suy nghĩ quá nhiều là vì chúng ta cảm thấy mình vẫn chưa thể bảo vệ được bản thân mình, chúng ta cảm thấy bất an, sợ hãi, lo lắng những tổn thương mất mát có thể đang tới với chúng ta. Cho nên tự nội tại, các suy nghĩ đã bị các cảm xúc tiêu cực chi phối rồi.
Chúng ta suy nghĩ nhiều vì thấy khi suy nghĩ, chúng ta thấy mình có chỗ dựa để trốn khỏi những rắc rối mà ta đang cảm nhận nó sắp tới với ta, tấn công ta, dù có thể những lo lắng đó là không có thật.
Vì mọi suy nghĩ đều làm phát sinh cảm xúc đi kèm với nó, tới lượt nó, cảm xúc lại bắt đầu tác động và chi phối ngược lại suy nghĩ. Các cảm xúc sẽ nhảy tới, nhảy lui giữa các cảm xúc tích cực, rồi tới các cảm xúc tiêu cực làm cho chúng ta rất mệt mỏi và trở nên không còn minh mẫn, sự nhạy bén. Sự thông minh dần mất đi làm cho chúng ta suy nghĩ và hành động không còn chính xác nữa, gây nhiều thiệt hại cho chính chúng ta.
Suy nghĩ nhiều khiến cho chúng ta thường xuyên giải thích, biện hộ, bào chữa cho các hành động, quan niệm của mình, của người khác, cũng như các sự vật, sự việc xảy ra dù các sự kiện này không hề làm hại hay gây bất lợi cho mình. Sự thường xuyên giải thích, biện hộ là do các cảm giác bất an, lo lắng (cảm xúc tiêu cực) của những lần suy nghĩ vẫn vơ kéo tới.
Suy nghĩ càng nhiều càng trở nên đau khổ, suy nghĩ quá nhiều dễ khiến chúng ta trở nên trầm cảm.
Có thể lược bớt các suy nghĩ
Lược bớt suy nghĩ bằng cách nào?
Bằng cách trước hết là loại bỏ các cảm xúc tiêu cực cùng các cảm xúc tích cực. Kế tới là tập trung tâm trí để quan sát và cảm nhận bản thân mình và sự vật, sự việc mình quan tâm trong sự ý thức, tỉnh táo và bình tâm mà không phán xét, để suy nghĩ trở nên thật ít.
Quan sát và cảm nhận sẽ cho chúng ta thấy rõ bản chất thật của các sự vật, sự việc. Qua đó chúng ta sẽ thấy rõ rất nhiều suy nghĩ, đánh giá đã gây lo lắng, sợ hãi, bất an cho chúng ta là không có thực, và chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ các lo lắng, bất an, sợ hãi này.
Chúng ta có thể lược bớt suy nghĩ bằng cách sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau, nhưng tốt nhất là nên sử dụng cả 2 phương pháp để tận dụng tối ưu các thế mạnh của mỗi phương pháp: kỹ thuật EFT (Emotional Freedom Techniques, Kỹ thuật Giải phóng Cảm xúc), và Thiền Vipassana nguyên gốc của Đức Phật Gotama (Thích Ca Mâu Ni).
Làm sao để nhận biết suy nghĩ đã được lược bớt?
Đầu óc của mình sẽ bớt nặng nề, bớt nhức đầu, sự căng thẳng giảm xuống. Mỗi khi suy nghĩ được lược bớt thêm thì chúng ta lại cảm nhận thấy mình nhẹ nhàng hơn, hành động của chúng ta cũng trở nên chủ động, vững chắc hơn.
Chúng ta trở nên thông minh hơn, nhanh nhạy hơn trong suy nghĩ khi cần thiết, và quyết đoán, chín chắn hơn trong đánh giá vấn đề và ra quyết định. Thực hiện mọi việc chính xác và đạt hiệu quả cao hơn. Mức độ hiệu quả tới đâu thì phụ thuộc vào mức độ suy nghĩ được lược bớt của bản thân chúng ta.
Nếu trong 1 khoảng thời gian thực hiện việc lược bớt suy nghĩ, chúng ta liên tục nhận được giá trị tăng thêm, thì có nghĩa là chúng ta vẫn đang thực hiện tốt việc lược bỏ suy nghĩ. Còn ngược lại, nếu trong 1 khoảng thời gian thực hiện mà thấy mình vẫn không nhận được thêm giá trị, thì có nghĩa là cách làm của chúng ta có gì đó chưa đúng, chưa phù hợp ở giai đoạn đó. Nếu đã cố gắng khắc phục mà vẫn không thấy tiến triển thì hãy tìm tới chuyên gia để nhờ sự giúp đỡ, dĩ nhiên là sẽ tốn chi phí.
Trong bao lâu thì sẽ lược bỏ hết được các suy nghĩ của mình? Nếu muốn lược bỏ được hết các suy nghĩ, thì trong thế giới hiện tại ngày nay, chắc sẽ không có ai có thể lược bỏ hết được các suy nghĩ của mình. “Lược bỏ hết tất cả các suy nghĩ” không phải là mục tiêu chính của chúng ta, vì lược bỏ được tới đâu, chúng ta sẽ nhận được giá trị lợi ích ngay tới đó, chúng ta sẽ dễ dàng đạt được giàu có và hạnh phúc như chúng ta mong muốn tới đó.
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Để Ngừng Suy Nghĩ Quá Nhiều (Và Tận Hưởng Cuộc Sống) trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!