Bạn đang xem bài viết 6 Cách Làm Cổ Tử Cung Mở Nhanh Nhất Mẹ Đẻ Không Đau được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dấu hiệu cổ tử cung mở như thế nào?
Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu chuẩn bị sinh em bé là hiện tượng cổ tử cung mở dần. Và để nhận biết điều đó một cách chính xác, chị em cần đặc biệt lưu ý đến các biểu hiện sau:
Cơ thể bắt đầu xuất hiện hiện tượng đau lưng, đau lan xuống vùng bụng dưới.
Các cơn co thắt xuất hiện với tần suất 15-20 phút/lần.
Khi các cơn co thắt trở nên cập rập, liên tục 1-2 phút/lần thì chứng tỏ cổ tử cung đã mở 8cm đến 9cm, cận sinh đến nơi.
Quá trình cổ tử cung mở thường diễn ra qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn mới chuyển dạ, cổ tử cung mở 2cm.
Giai đoạn chuyển dạ nhanh, cổ tử cung mở 4-7 cm.
Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp, cổ tử cung mở 8-10 cm.
Giai đoạn mở hoàn toàn: 10 cm, em bé đã sẵn sàng chào đời.
Sinh tự nhiên từ lâu vẫn được coi là một phương pháp “chào đón” em bé an toàn và để lại ít tổn thương nhất cho người mẹ.
Tuy nhiên, ở mỗi người có một cơ địa khác nhau, nên có người chuyện dạ nhanh, chừng 30 phút là sinh em bé, nhưng cũng có những người phải chờ đợi 1 – 2 ngày cổ tử cung mới mở hoàn toàn.
6 Cách làm cổ tử cung mở nhanh nhất
Cách làm cổ tử cung mở nhanh nhất nhờ vào thực phẩm
Quả dứa: Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu được khuyên là nên ăn dứa nhiều hơn. Trong dứa tươi có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung khiến quá trình cổ tử cung mở diễn ra nhanh mà lại ít đau.
Chè vừng (mè đen): Bắt đầu ăn từ tuần 35 của thai kỳ. Trong mè đen có chứa nhiều chất như vitamin E, protein, axit folic vừa bổ dưỡng lại kích thích quá trình chuyển dạ được nhanh hơn.
Nước lá tía tô: Bắt đầu uống khi có dấu hiệu chuyển dạ. Thành phần có trong nước lá tía tô giúp tử cung mềm, quá trình lâm bồn diễn ra dễ dàng.
Tuy nhiên, mẹ chỉ uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ, tránh uống những tuần trước khi sinh vì có thể dẫn đến sinh non.
Rau lang: Ăn nhiều vào 2 tuần cuối của thai kỳ không chỉ giúp chống táo báo, lợi sữa mà còn giúp việc chuyển dạ dễ dàng hơn.
Cách làm cổ tử cung mở nhanh nhất nhờ vào luyện tập thể dục
Qua tháng thứ 7 của thai kỳ, mẹ bầu nên chịu khó vận động, không nên nằm và ngồi nhiều một chỗ, trừ các trường hợp mẹ bầu được bác sĩ khuyến cáo không nên vận động đi lại.
Bởi, đối với những chị em có sức khỏe bình thường thì việc dành thời gian chăm chỉ vận động, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, dẻo dai.
Khi đó, bụng bầu chịu áp lực và em bé sẽ di chuyển đúng về vị trí chờ sinh khiến các cơn co thắt tử cung đến nhiều hơn và cổ tử cung nhanh mở hơn.
Cách làm cổ tử cung mở nhanh nhất nhờ “chuyện ấy”
Khoa học từng chứng minh, mẹ bầu chịu khó làm “chuyện ấy” trong tháng cuối thai kỳ và chồng chăm kích thích vợ bằng cách mân mê đầu ti, cơ thể sẽ có nhiều hormone oxytocin hơn, việc chuyển dạ của mẹ bầu trở nên nhanh chóng hơn.
Bởi đây là hoạt chất quan trọng có tác dụng lớn và chi phối việc cổ tử cung mở chậm hay nhanh.
Cách làm cổ tử cung mở nhanh nhất nhờ tắm bồn hoặc chườm nóng
Nước ấm có công dụng giảm đau và tăng độ mở của tử cung rất tốt.
Hiện tại ở nhiều nước phương Tây, và một số bệnh viện lớn tại Việt Nam, họ đã tiến hành cho sản phụ sinh trong bồn nước ấm làm giảm đau đớn cho thai phụ.
Tuy nhiên, muốn sinh trẻ trong bồn tắm, cần được thực hiện dưới sự giám sát, chỉ định của bác sĩ.
Cách làm cổ tử cung mở nhanh nhất nhờ việc kích thích vỡ ối
kích thích vỡ ối là một biện pháp y khoa, được bác sĩ sử dụng để kích thích cổ tử cung mở nhanh. Trường hợp này, chỉ áp dụng khi cổ tử cung đã mở được từ 3-4cm.
Sau khi kích vỡ ối, các cơn gò tử cung sẽ đến nhanh hơn và cổ tử cung cũng mở nhanh hơn.
Cách làm cổ tử cung mở nhanh nhờ vào tư thế đứng ngồi
Tư thế đứng truyền thống: Mẹ bầu có thể vòng tay qua cổ hoặc eo của chồng để nhờ hỗ trợ giúp chị em đứng vững hơn. Người chồng cũng dùng tay để xoa bóp lưng cho sản phụ.
Tư thế nằm mở rộng chân: Nếu muốn nằm, hãy nằm nghiêng sang trái (để không tạo áp lực lên các dây thần kinh, sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn) và đồng thời mở rộng chân lên cao hoặc dùng gối hộ trợ.
Tư thế ngồi đi vệ sinh: Mẹ bầu có thể ngồi xổm và bám vào một chiếc ghế, cạnh giường hoặc nhờ chồng hỗ trợ từ phía sau, giúp khung xương chậu mở rộng, tạo cơ hội dễ dàng để em bé đi ra.
Nằm ngửa, hai chân chống cao: Mẹ bầu có thể kê thêm gối hai bên cạnh người cho thoải mái. Trong mỗi cơn co, gập, duỗi đầu gối cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Quỳ gối, hai chân mở rộng: Mẹ bầu hãy quỳ trên giường hoặc tấm thảm sàn nhà, giúp giảm đau lưng và đẩy bé xoay về tư thế sinh chuẩn.
Uống gì để sinh nhanh
Khi càng gần đến ngày dự kiến sinh, tâm lý chung hầu hết của chị em đều lo lắng đến việc nên ăn gì, uống gì để sinh nhanh? Bởi thực tế, có rất nhiều kinh nghiệm dân gian, được biết đến nhằm mục đích giúp thai phụ tăng khả năng sinh thường, và sẵn sàng trải qua quá trình “vượt cạn” một cách dễ dàng.
Uống nước lá tía tô
Theo kinh nghiệm từ nhiều chị em đã từng thực hiện, họ cho rằng việc uống nước lá tía tô ở những ngày gần sinh, sẽ giúp cho việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
Bởi nhờ thành phần có trong loại lá này, có tác dụng làm mềm tử cung, co bóp cổ tử cung. Từ đó, quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Vì vậy, khi gần đến ngày sinh. Bạn hãy sử dụng 300g lá tía tô tươi sắc với 2 lít nước, đun cho tới khi còn lại được 1 lít nước. Dùng nước đó khi còn ấm, uống liên tục nhiều ngày. Đến khi có dấu hiệu chuyển dạ bạn vẫn có thể sử dụng.
Uống trà cam thảo
Rễ cam thảo chính là thành phần chính có trong loại trà này, hơn nữa chúng còn chứa một hợp chất đặc biệt quan trong chính là glycyrrhizin, có tác dụng làm tăng hàm lượng prostaglandin, kích thích, co bóp tử cung tốt hơn khi sinh.
Vì vậy, nếu đang băn khoăn uống gì để sinh nhanh? thì chắc chắn đây chính là một thức uống rất cần thiết cho các thai phụ ở gần ngày sinh.
Uống gì để sinh nhanh – nước ép dứa thơm
Không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, thành phần có trong trái dứa với chất bromelain – được biết đến là hoạt chất có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích tử cung co bóp, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ ở chị em phụ nữ mang thai.
Do đó, khi bước sang tuần thứ 39 của thai kỳ, chị em có thể sử dụng nước ép dứa, hoặc chế biến các món ăn từ dứa… nhằm giúp quá trình sinh nở diễn ra trọn vẹn hơn.
Uống rau húng quế
Không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong cuộc sống, mà uống nước từ rau húng quế còn là bí quyết giúp bạn giải quyết vấn đề uống gì để sinh nhanh nhất?
Vì thế, thường thì khi gần đến giai đoạn cán đích, thai phụ có thể dùng lá húng quế, xay lấy nước khoảng 300ml, thêm 1 chút đường phèn và sử dụng ngay.
Việc uống nước rau húng quế có thể thực hiện từ khi thai phụ bước vào thời kỳ mang thai ở 3 tháng cuối, và mỗi tháng mẹ bầu nên uống 1-2 cốc, để quá trình sinh nở diễn ra đơn giản hơn.
Nước hoa hướng dương
Rất nhiều chị em chia sẻ, việc uống nước hoa hướng dương cũng có thể giúp quá trình chuyển dạ của thai phụ diễn ra thuận lợi và đơn giản hơn.
Khi có dấu hiệu sắp sinh, bạn chỉ cần dùng 200gr hoa hướng dương khô có thể tự chuẩn bị, hoặc mua sẵn ở các tiệm thuốc bắc. Sau đó rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước sôi và uống ngay khi còn ấm.
Uống nước dừa nóng
Rất đơn giản, khi cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Hãy dùng 1 trái dừa tươi chặt phần đầu và đặt lên bếp đun nóng. Sau đó, mẹ bầu uống hết nước dừa khi còn nóng và ăn thêm quả trứng luộc.
Đây là một bí quyết được lưu truyền từ xưa. Nhưng cũng chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định. Vì thế, chị em nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Uống nước trà lá mâm xôi
Uống nước trà lá mâm xôi được biết đến là một loại nước uống rất tốt cho chị em phụ nữ mang thai. Đặc biệt, sử dụng vào lúc có cơn chuyển dạ, sẽ giúp kích thích co bóp cổ tử cung nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ và em bé sẽ nhanh chóng được đưa ra ngoài.
Uống bột sắn dây
Không chỉ là thức uống thanh nhiệt cơ thể, mà uống nước bột sắn dây cũng chính là đáp án cho băn khoăn nên uống gì để sinh nhanh của nhiều chị em hiện nay.
Do đó, trong lúc có cơn chuyển dạ, các mẹ có thể uống ngay một nước sắn dây, hoặc có thể sử dụng bột sắn nấu thành chè và ăn ngay.
Ăn gì để chuyển dạ nhanh?
Ngoài việc thắc mắc uống gì để sinh nhanh, thì ăn gì để chuyển dạ nhanh cũng là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm.
Một số món ăn mà chị em có thể ăn khi gần đến ngày dự kiến sinh phải kể đến như: chè vừng đen, rau lang luộc, canh rau đay mồng tơi, cà tím xào…
Đây đều là những món ăn có tác dụng nhuận tràng, lợi đường tiết niệu, giãn nở cổ tử cung, thúc đẩy quá trình co bóp tử cung diễn ra nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn một ít trái cây tươi kèm với sữa chua, sữa để lạnh hoặc kem để bổ sung canxi, các vitamin và khoáng chất.
Khoa Nguyễn
Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,… Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành
7 Cách Làm Cổ Tử Cung Mở Nhanh, Đẻ Thường Nhanh Dễ Như Ăn Kẹo
Những cách làm cổ tử cung mở nhanh giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng, mẹ nào cũng nên “note” vào sổ tay. Hãy khám phá ngay!
Càng bước gần đến ngày sinh, mẹ bầu nào cũng trở nên căng thẳng và lo lắng. Mẹ chỉ mong sao tìm được cách làm gì để tử cung mở nhanh để quá trình lâm bồn diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ.
Cổ tử cung mở như thế nào?
Cổ tử cung được thiết kế hoàn hảo để bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Tới ngày sinh nở, cổ tử cung cũng chính là bộ phận đặc biệt giãn nở kịp thời để đón bé chào đời. Quá trình cổ tử cung mở thường diễn ra qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn mới chuyển dạ mở 0-3 cm
Giai đoạn chuyển dạ nhanh mở 4-7 cm
Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp mở 8-10 cm
Giai đoạn mở hoàn toàn: 10 cm, ngay sau đó em bé chào đời
7 cách làm cổ tử cung mở nhanh
Sinh tự nhiên là cách sinh nở đặc biệt, không mẹ nào giống mẹ nào. Có mẹ chuyển dạ nhanh, chừng 30 phút là sinh nhưng cũng có mẹ khi có dấu hiệu sắp sinh nhưng phải chờ tới 1-2 ngày cổ tử cung mới mở hoàn toàn.
7 cách giúp chuyển dạ nhanh được tổng hợp từ mẹo dân gian và một số lời khuyên từ các nghiên cứu khoa học:
1. Thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ
Một trong những cách giúp cổ tử cung mở nhanh, an toàn chính là dùng thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ. Một số loại thực phẩm mẹ có thể dùng vào vài tuần trước ngày lâm bồn hoặc dùng ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ.
Thơm/dứa: Thơm hay dứa là loại trái cây chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích tử cung co bóp và chuyển dạ dễ dàng. Thực phẩm này được khuyến cáo không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ có thể bắt đầu dùng dứa từ tuần thai thứ 39.
Mè đen: Mè đen không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp chuyển dạ nhanh hơn. Mẹ hãy ăn chè mè đen từ tuần thai thứ 35.
Rau lang: Ăn rau lang luộc trong 2 tuần cuối thai kỳ không chỉ giúp chống táo bón, lợi sữa mà còn giúp việc chuyển dạ nhanh hơn.
Nước lá tía tô: Ngay sau khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ hãy nhờ người thân đun một ấm nước lá tía tô và uống liên tục. Uống nước lá tía tô giúp tử cung mềm, quá trình lâm bồn diễn ra dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ chỉ uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ, tránh uống những tuần trước khi sinh vì có thể dẫn đến sinh non.
Một trong những cách để cổ tử cung mở nhanh dễ dàng nhất là đi bộ. Mẹ hãy đi bộ thật nhiều. Khi mẹ đi bộ, bụng bầu sẽ chịu áp lực và em bé sẽ di chuyển về đúng vị trí chờ sinh, tạo ra những cơn co thắt giúp tử cung mở nhanh và quá trình chuyển dạ dễ dàng.
3. Ngâm mình trong bồn nước ấm
Ngâm mình trong bồn nước ấm là cách nhanh mở tử cung và các cơn co thắt bớt đau. Việc ngâm bồn trong nước ấm cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ, vì việc sinh nở có thể chuyển dạ nhanh mà mẹ không kịp chuẩn bị.
Một trong những mẹo dân gian thường dùng để giúp tử cung giãn nở là kích thích đầu ti. Khi kích thích đầu ti (nhũ hoa) sẽ tạo ra những cơn co thắt mạnh thúc đẩy sự giãn nở của cổ tử cung. Việc này đồng thời giúp giải phóng oxytocin và làm tử cung mở nhanh. Mẹ chỉ cần massage quanh bầu ngực và vê đầu ti để kích thích.
Nhiều mẹ ngại hay sợ làm “chuyện ấy” trong những tuần cuối thai kỳ vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi và sinh sớm. Sự thật là vào cuối thai kỳ, mẹ có thể làm “chuyện ấy” với chồng để thúc đẩy các cơn co thắt giúp cổ tử cung mở nhanh. Tương tự kích thích đầu ti, lúc này cơ thể sẽ tiết ra hormone oxytocin giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng.
Một trong những cách để tử cung mở nhanh khi đã mở được khoảng 3 đến 4 phân. Khi này bà bầu đau nhức nhưng nếu vẫn chưa vỡ ối. Để cổ tử cung mở nhanh hơn, bác sĩ sẽ tự thao tác các thủ thuật giúp làm vỡ ối để tăng tốc độ sinh. Việc này sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, mẹ không nên can thiệp.
Cách làm cho cổ tử cung mở nhanh cuối cùng là tiêm thuốc kích sinh. Trong một số trường hợp, việc tiêm thuốc kích sinh là cần thiết, tránh những tai biến có thể xảy ra. Đây là phương pháp được chỉ định và do bác sĩ thực hiện thông qua những kết quả siêu âm, xét nghiệm lâm sàng khi thấy có bất ổn xảy ra với quá trình lâm bồn.
Những trường hợp này thường xảy ra với thai phụ khó sinh, thai nhi bất thường có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.
Với những cách làm cổ tử cung mở nhanh ở trên, khi thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ đều cần báo với bác sĩ và thăm khám ngay vì đây là thời điểm rất nhạy cảm, mẹ có thể sinh bất cứ lúc nào.
Cách Nhận Biết Cổ Tử Cung Mở Để “Tốc Hành” Đến Bệnh Viện
Cách nhận biết cổ tử cung mở – anh xã cần “nằm lòng” kiến thức cơ bản này. Biết để kịp thời đưa vợ đến bệnh viện gần nhất, biết để ở bên vợ lúc vượt cạn đầy đau đớn.
Lần đầu làm mẹ, trải nghiệm sinh tự nhiên sẽ khiến mẹ nhớ hoài không thôi. Bản năng sinh nở dẫu là tự nhiên nhưng có kinh qua những cơn gò đau đớn đến “chết đi sống lại” mẹ cũng mới có thể gặp được con yêu.
Trong quá trình sinh con, cổ tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất và đóng vai trò quyết định trong việc bé cưng chào đời có an toàn hay không.
Dấu hiệu cổ tử cung mở
Mang thai là hành trình dài, những 40 tuần. Ngay từ lần khám thai đầu tiên bác sĩ đã có thể dự đoán được ngày sinh của bé cưng. Thời khắc chuyển gần là lúc mẹ cảm nhận những dấu hiệu cổ tử cung mở.
Đó là những cơn co thắt thường xuyên, kéo dài khoảng 30 giây, khoảng cách giữa các cơn co là 5-10 phút thì ca sinh nở của mẹ sắp bắt đầu rồi đó. Trong trường hợp nha xa bệnh viện, sản phụ cần được đưa đi sớm.
Cùng với những cơn gò từ nhẹ đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn là sự xuất hiện của chất nhầy. Khi thấy có chút máu đỏ ở đáy quần lót chứng tỏ cổ tử cung đã bắt đầu mở và quá trình sinh có thể diễn ra trong vòng 24h giờ tới.
Cuối cùng, nếu vỡ ối, tức là bạn cảm nhận thấy một dòng nước từ trong cơ thể nhỏ giọt liên tục (rỉ ối) hoặc ào ạt không kiểm soát (vỡ ối). Lúc này hãy sử dụng một băng vệ sinh cỡ lớn và đi đến bệnh viện ngay.
Cổ tử cung mở như thế nào?
Ngay từ khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung đã mở do nhận áp lức từ các cơn co bóp. Tử cung mỏng dần để tạo điều kiện cho em bé lọt qua đường âm đạo.
Khi bác sĩ thông báo cổ tử cung mở 10 phân là lúc tử cung gần như biết mất và trở thành một bộ phận bên dưới tử cung thì lúc đó thời điểm sinh nở bắt đầu.
Cổ tử cung từ đóng kín đến mở hoàn toàn 10cm để đầu em bé có thể lọt qua khỏi tử cung, vào âm đạo dẽ diễn ra trong 4 giai đoạn:
Giai đoạn chuyển dạ sớm: Mở 0-3 cm
Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Mở 4-7 cm
Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp: Mở 8-10 cm
Giai đoạn mở hoàn toàn: 10 cm, ngay sau đó em bé chào đời
Dấu hiệu tử cung mở sớm
Cổ tử cung mở trước khi bắt đầu vào chuyển dạ gọi là cổ tử cung mở sớm. Hiện tượng này chỉ xảy ra với 2% thai phụ. Lúc này tử cung yếu nên không thể duy trì trạng thái đóng kín trong suốt giai đoạn mang thai và bắt đầu mở rộng ra trước thời điểm được cho phép. Điều này có thể khiến cho các bà bầu sinh sớm hoặc sảy thai.
Rất khó để nhận biết các dấu hiệu này, chúng trùng khớp với nhiều triệu chứng thai kỳ thông thường. Bà bầu chỉ biết khi bác sĩ thông báo trong lần khám thai gần nhất. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
Đau lưng
Cảm thấy áp lực nặng nề ở vùng khung chậu
Xuất hiện cơn gò nhẹ, hơi đau gần giống như đau bụng kinh
Âm đạo tiết dịch, càng ngày càng nhiều và loãng
Chảy máu nhẹ
Hiện vẫn không có cách điều trị hiệu quả hiện tượng này. Chỉ có 3 biện pháp hỗ trợ: Nằm nghỉ, giảm gò, khâu eo tử cung.
Vì sao cổ tử cung không mở?
Cổ tử cung không mở không phải là tình trạng hiếm gặp. Điều này không chỉ làm trục trặc quá trình sinh tự nhiên mà còn làm chuyển dạ kéo dài, gây đau đớn nhiều hơn trong thời gian sản phụ sinh con.
Nguyên nhân được chỉ ra là do:
Rối loạn cơn gò xuất hiện trong ngày dự sinh hoặc lúc chuyển dạ
Cổ tử cung xơ cứng do những tổn thương như viêm nhiễm, ung thư
Sẹo xơ trước đó do những thủ thuật khoét chóp, cắt đoạn, đốt điện trên cổ tử cung…
Khi gặp tình trạng này phương pháp được sử dụng chủ yếu để giúp cổ tử cung mở là tách ối, đặt túi nước vào buồng tử cung, hướng dẫn se đầu vú, cho thuốc tăng co bóp… Nếu các biện pháp trên vẫn không giúp tiến triển tốt thì sẽ mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng
Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng chính là một hiện tượng lạ. Khi gặp phải hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tránh những hậu quả đáng tiếc đặc biệt là khi thai đã quá 40 tuần nhưng vẫn chưa xuất hiện quá trình chuyển dạ.
Mách Mẹ Cách Rặn Đẻ Khi Sinh, Cả Thường Lẫn Đẻ Không Đau
Khi cổ tử cung đã mở đủ rộng để đầu em bé lọt qua, lúc này, các cơn co thắt bắt đầu dữ dội hơn, kích cảm giác rặn đẻ ở mẹ bầu. Đó là điều hiển nhiên sẽ xảy ra với ca sinh thường không hỗ trợ. Tuy nhiên, với phương pháp đẻ không đau, rất nhiều mẹ bầu không có cảm giác rặn. Điều này vô tình làm kéo dài quá trình sinh nở, đôi khi lại phải nhờ đến sự can thiệp của forcep, giác hút hoặc phải chuyển qua sinh mổ.
Thời điểm nào mẹ nên tiến hành rặn đẻ?
Thời gian chuyển dạ đối với những người sinh con so thường kéo dài hơn so với những người sinh con rạ, khoảng 12-24 tiếng tính từ khi xuất hiện cơn co tử cung chuyển dạ đầu tiên.
Khi chuyển dạ sẽ xuất hiện các cơn gò tử cung, cơn gò này thường ngắn, kéo dài từ 10-15 giây và tần số xuất hiện khoảng 10 phút/cơn. Các cơn co thắt này sẽ kèm theo cơn đau nhẹ. Và khi càng đến gần thời điểm bé ra đời thì cơn gò càng kéo dài, lên đến 15-40 giây. Khi các cơn gò xảy ra liên tục, khoảng 10 phút có 3 cơn gò, làm mẹ đau bụng dữ dội chính là lúc người mẹ nên rặn đẻ.
Cơn gò tử cung có tính chất chu kỳ và thường theo thì: co, kéo dài và nghỉ. Khi co, các mẹ sẽ có cảm giác bụng cứng lên, đau đớn tăng lên và kéo dài, sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần và không cảm thấy đau nữa rồi ở trạng thái nghỉ. Các cơn co tử cung sẽ lặp đi lặp lại cho đến lúc em bé chào đời.
Việc thai phụ biết cách hít thở và cách rặn đẻ đúng sẽ giúp quá trình vượt cạn được rút ngắn. Không nên rặn sớm quá hay rặn không đúng sẽ làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài, đau đơn và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con. Con bị ngạt, mẹ mất sức, tổn thương đường sinh dục, băng huyết sau sinh…
Hướng dẫn cách rặn đẻ “chuẩn” cho các mẹ
Các mẹ nên chú ý tập trung hơi thở của mình dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung.
Khi cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện, mẹ sẽ cảm nhận đau đớn, lúc này mẹ nên tập trung vào hơi thở để giảm đau và giữ sức. Hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh và nông hơn, tần suất của nhịp thở tăng dần. Khi thấy đau càng nhiều thì mẹ nên thở càng nhanh. Tiếng thở ra phát ra thành tiếng càng tốt. Khi thấy cơn đau giảm bớt thì nên thở chậm lại và thở sâu hơn, giảm dần tần suất nhịp thở.
Ở giữa các cơn co tử cung ở thì nghỉ, các mẹ nên thở nhẹ nhàng, thở sâu bình thường để lấy lại sức bị mất cho những lúc thở nhanh, nông ở những lúc co và tích trữ năng lượng cho lần thở tiếp theo. Tốt nhất, thai phụ nên thư giãn toàn thân.
Khi bác sĩ cho phép rặn, mẹ nên tập trung rặn đúng cách để đẩy thai nhi ra khỏi bụng mẹ. Nếu không, mẹ có thể bị xổ thai kéo dài làm mất sức mẹ mà con cũng có thể bị ngạt. Kinh nghiệm truyền tai của các chị em trong thời điểm này là mẹ nên tập rặn, không la hét, vì càng la hét càng mất sức.
Đa số các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn thứ 2 của chuyển dạ đều có cảm giác muốn rặn đẻ. Vị trí của thai nhi lúc này nằm đè lên dây thần kinh Ferguson Plexus, tạo ra phản xạ Ferguson, thúc giục mẹ bầu phải rặn. Đôi khi, vẫn có trường hợp, bạn chịu đau đẻ nhưng không hề có cảm giác muốn rặn hay đẩy bé con ra. Thông thường, nguyên nhân là do tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng, khiến cơ thể mẹ bầu “vô cảm” với sự kích thích hay đau đớn.
Thông thường, đến giai đoạn cuối của quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ thấy sự thôi thúc bản thân rặn ra một cách thật mãnh liệt. Nếu rặn ngay khi cảm giác này xuất hiện, mẹ có thể sẽ bị mất sức và dễ làm rách âm đạo. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh, cố gắng kiểm soát cảm giác muốn rặn của mình cho đến thời điểm thích hợp.
Khi cơn co tử cung xuất hiện, bụng mẹ cứng dần và xuất hiện cơn đau, mẹ nên hít vào thật sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt lại, hai tay nắm chặt vào thành bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, rặn mạnh đẩy hơi xuống bụng như lúc mẹ đang đi tiêu, nhưng tận sức hơn, giúp đẩy mạnh thai nhi ra ngoài.
Bên cạnh mẹ lúc này, nữ hộ sinh sẽ đếm nhịp cho mỗi lần rặn. Thông thường sau khoảng 10-15 nhịp, mẹ sẽ hít vào 1 hơi khác và tiếp tục rặn.
Mẹ cũng sẽ được rạch tầng sinh môn để đầu em bé dễ dàng đi ra ngoài và vết thương sau khi sinh sẽ dễ lành hơn.
Lưu ý: Tư thế chuẩn của thai phụ lúc này là giữ cho lưng thẳng, áp sát vào mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Giữa 2 cơn co tử cung, lúc hết đau thì thở sâu vào điều hòa, thả lỏng, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.
Khi thai nhi xổ đầu, bác sĩ sẽ tiếp tục đỡ sinh, chủ động kéo thân, mông và tay em bé ra khỏi cửa mình. Đến lúc này xem như cuộc vượt cạn đã kết thúc, mẹ có thể thở ra nhẹ nhõm vì thành công, mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp rắc rối, như thai nhi quá to có khó ra ngoài thì bác sĩ sẽ sử dụng một số thủ thuật để đưa em bé ra ngoài.
1. Chế độ dinh dưỡng
Ngoài việc bổ sung các vitamin và dưỡng chất đầy đủ trong thời gian mang thai, mẹ nên chọn những loại thực phẩm có chứa dầu và chất béo lành mạnh. Việc hấp thu những dưỡng chất này sẽ giúp da có thêm độ ẩm và độ đàn hồi. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mẹ bầu ưu tiên chất béo lành mạnh trong chế độ ăn hàng ngày sẽ ít có nguy cơ bị rạch khi sinh nở hơn.
2. Massage tầng sinh môn bằng dầu dừa
Từ tuần thứ 34 thai kỳ mẹ có thể sử dụng dầu dừa để massage tầng sinh môn mỗi ngày, mỗi lần massage trong khoảng 5 phút. Theo kinh nghiệm dan gian cách này sẽ làm tăng tính đàn hồi cho da vùng sinh môn, giúp cổ tử cung dễ dàng mở khi sinh nở. Đặc biệt massage tầng sinh môn mỗi ngày sẽ giúp sản phụ khi đẻ không bị rạch.
3. Tư thế sinh con
Trong thời gian mang thai mẹ nên tìm hiểu tư thể sinh con thẳng đứng,ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi (có người đỡ) sẽ giúp cho bé xổ ra dễ dàng hơn.
Đẻ không đau ảnh hưởng thế nào đến cách rặn khi đẻ?
Không thể phủ nhận điểm mạnh của thủ thuật gây tê ngoài cứng là giúp giảm đau đẻ cực kỳ tuyệt vời. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này, mẹ bầu cũng đang tự tăng các nguy cơ sau cho mình:
Tăng nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau truyền qua tĩnh mạch, Pitocin.
Tăng khả năng phải cần đến sự trợ giúp của forcep hoặc giác hút.
Tầng sinh môn bị cắt “mạnh tay” hơn.
Kéo dài thời gian rặn đẻ.
Tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng làm tê liệt các cơ ở âm đạo, vì vậy kéo dài thời gian ở giai đoạn thứ 2 của quá trình sinh nở. Đây cũng có thể là một điểm khá thuận lợi, vì nó tạo thêm thời gian cho mẹ bầu thư giãn trước sự tấn công ồ ạt của cơn gò mở tử cung trước đó. Đồng thời, thêm thời gian cho em bé xoay về vị trí thuận lợi nhất để chào đời.
Thời gian rặn đẻ giới hạn khi đẻ không đau
Với mẹ bầu áp dụng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách rặn đẻ và cách hít thở để bé con ra đời an toàn. Vì vậy, bạn không phải quá lo lắng nếu không thấy mình xuất hiện cảm giác muốn đẩy con ra ngoài. Khi cả mẹ và bé đều phối hợp tốt với nhau, bạn không việc gì phải bận tâm. Nếu phát hiện thấy bất cứ nguy cơ nào gây hại đến mẹ bầu và thai nhi do thời gian rặn đẻ không hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cần thiết để giúp bé con ra ngoài, hoặc nếu cần phải mổ để bắt con.
MarryBaby
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Làm Cổ Tử Cung Mở Nhanh Nhất Mẹ Đẻ Không Đau trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!