Bạn đang xem bài viết 7 Dấu Hiệu Ung Thư Buồng Trứng Mọi Phụ Nữ Cần Cảnh Giác được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
7 dấu hiệu ung thư buồng trứng mọi phụ nữ cần cảnh giác
Các chuyên gia Trung tâm Ung thư Parkway Singapore cảnh báo ung thư buồng trứng phổ biến với tỷ lệ tử vong cao. Yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu do gen. Một phụ nữ có mẹ hoặc em gái, con gái bị ung thư buồng trứng thì người đó có nguy cơ bị bệnh này cao gấp ba lần so với bình thường.
Các nhà khoa học phát hiện sự biến đổi của gen BRCA1 và BRCA2 sẵn có trong cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Theo thống kê, khoảng 15 đến 40% phụ nữ có gen BRCA1 hoặc BRCA2 đột biến được chẩn đoán bị ung thư buồng trứng trong suốt cuộc đời của họ. Độ tuổi phát hiện ung thư thường trước 50. Phụ nữ rụng nhiều trứng càng làm tăng rủi ro bị ung thư buồng trứng.
Vị trí của buồng trứng trong cơ quan sinh dục nữ.
Ung thư buồng trứng phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu bởi vì các triệu chứng dễ bị nhầm với những rối loạn tiêu hóa thông thường. Do vậy bác sĩ khuyên phụ nữ không nên chủ quan khi thấy một số triệu chứng như:
– Đầy bụng, no hoặc đầy hơi kéo dài. – Khó chịu hoặc đau vùng chậu. – Khó tiêu, buồn nôn hoặc đầy khí trong bụng. – Những thay đổi khi đại và tiểu tiện, như táo bón hoặc thường xuyên đi tiểu. – Chán ăn hoặc nhanh thấy no. – Tăng chu vi bụng. – Luôn thiếu năng lượng.
Hiện nay chưa có xét nghiệm sàng lọc nào thực sự hiệu quả trong việc phát hiện ung thư buồng trứng. Khám phụ khoa bao gồm kiểm tra buồng trứng cũng rất khó phát hiện các khối u nhỏ. Do vậy cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là khám phụ khoa định kỳ và theo dõi những thay đổi bất thường của cơ thể.
Theo Vnexpress
Làm Thế Nào Phát Hiện Dấu Hiệu Ung Thư Buồng Trứng Giai Đoạn Đầu
1. Phát hiện dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu qua triệu chứng bệnh
Người mắc ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường có các triệu chứng sau:
1.1. Chảy máu âm đạo bất thườngChảy máu âm đạo bất thường có thể là một dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng, nhất là hiện tượng chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh. Đây là hiện tượng nghiêm trọng và có khả năng cao là triệu chứng của các bệnh ung thư phụ khoa trong đó có ung thư buồng trứng.
1.2. Đau lưng, mỏi cổĐau lưng và mỏi cổ là dấu hiệu thường gặp của các bệnh về xương khớp, hệ thần kinh. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu. Khi bệnh mới hình thành, hiện tượng này thường xảy ra với tần suất ít và thường bị bỏ qua. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn hơn, cơn đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy tình trạng đau lưng và mỏi cổ kéo dài và ngày càng nặng thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
1.3. Đi tiểu thường xuyênĐi tiểu thường xuyên và cảm giác muốn đi tiểu không kiểm soát có thể là một dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có ung thư buồng trứng. Phụ nữ đi tiểu thường xuyên và rất khó để nhịn tiểu trong một thời gian ngắn, có thể do suy yếu cơ vùng chậu hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu điều này tiếp tục, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ, bởi vì đây là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư buồng trứng.
1.4. Chướng bụng, đầy hơi hoặc tăng kích thước vùng bụngChướng bụng, đầy hơi là cảm giác khá bình thường và bất cứ ai cũng từng trải qua. Hiện tượng đầy hơi có thể xuất phát từ một số chất lỏng hoặc chất khí trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn bị đầy hơi và khó chịu ở bụng kéo dài thì nên thận trọng. Khi bệnh ngày càng nặng hơn, triệu chứng đầy hơi sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn, đồng thời kích thước của dạ dày cũng sẽ lớn hơn. Vì vậy, nếu tình trạng đầy bụng kéo dài nhiều ngày, hoặc thậm chí cả tuần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
1.5. Giảm cân đột ngộtNgười mắc ung thư buồng trứng thường có dấu hiệu mệt mỏi liên tục và chán ăn ngay cả với những món mình thích. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cảm thấy no nhanh hơn bình thường, đồng thời sự phát triển của khối u có ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng, làm cho người bệnh thường bị giảm cân, đáng kể mà không có lý do rõ ràng. Vì vậy, nếu trọng lượng cơ thể bạn bỗng nhiên bị sụt giảm một cách đột ngột mà không rõ nguyên nhân thì cần liên hệ ngay với bác sĩ. Bởi đây có thể là một triệu chứng nhận biết bệnh ung thư buồng trứng.
1.6. Chu kỳ kinh nguyệt bất thườngUng thư buồng trứng thường gặp nhiều ở nhóm phụ nữ trên 55 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở phụ nữ trẻ tuổi, ngay cả với những người chưa có kỳ kinh đầu tiên. Như vậy, không nhất thiết là sau mãn kinh bạn mới mắc ung thư buồng trứng. Khi bệnh ung thư buồng trứng phát triển sẽ phá vỡ chu kì kinh nguyệt. Do đó, khi nhận thấy chu kì kinh nguyệt không đều hoặc có những dấu hiệu bất thường như bị chảy máu âm đạo thì bạn nên đi kiểm tra buồng trứng càng sớm càng tốt.
2. Phát hiện dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu qua chẩn đoán bệnh 2.1. Thăm khám lâm sàngTrong thăm khám lâm sàng, thăm khám âm đạo là thao tác quan trọng nhất. Nó xác định được vị trí khối u ở buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó đánh giá tính chất lành hay ác tính của khối u, vì vậy cần được khẳng định bằng các xét nghiệm bổ sung.
2.2. Xét nghiệm máuHiện nay, tầm soát ung thư buồng trứng một cách nhanh chóng nhất có thể kể đến xét nghiệm máu. Đối với ung thư buồng trứng, bạn cần xét nghiệm CA – 125. Nếu loại protein CA -125 được sản xuất ở mức quá thấp thì cần làm thêm các xét nghiệm khác.
2.3. Siêu âm khung chậu, ổ bụngĐây là phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng đơn giản. Từ hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá các biểu hiện bất thường ở buồng trứng và cho bạn câu trả lời có mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn không xác định được khối u lành hay ác.
Chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI giúp đánh giá mức độ khối u hoặc tìm dấu hiệu bệnh ở các khu vực khác trên cơ thể. Đây là phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
2.5. Sinh thiếtSinh thiết là phương pháp được xét nghiệm trên mô sống. Các bác sĩ sẽ xác định được kích thước khối u buồng trứng, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp.
3. Cách phòng ngừa ung thư buồng trứng 3.1. Ăn uống điều độMột chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp các chị em có được một cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được nhiều bệnh tật, trong đó có ung thư buồng trứng.
Các loại thực phẩm giàu chất béo và carbohydrate có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cơ thể cũng như buồng trứng. Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ chế độ ăn hằng ngày có chứa nhiều chất béo bão hòa, tương đối dễ bị bệnh ung thư buồng trứng. Vì vậy, cần hạn chế tối đa sự hấp thu các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, nhiều protein, giàu năng lượng.
Bên cạnh đó, có những loại thực phẩm rất tốt cho buồng trứng, có khả năng làm giảm thấp tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư buồng trứng như rau xanh, cà rốt, ngũ cốc, và thực phẩm có chứa các hợp chất hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, cenlulose. Bổ sung các loại thực phẩm trên cũng là cách giúp chị em phòng ngừa ung thư buồng trứng.
3.2. Kiểm tra sức khỏe định kỳBên cạnh việc khám sức khỏe tổng quát hàng năm, các chị em cũng nên tiến hành kiểm tra phụ khoa và làm siêu âm định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh lý ở buồng trứng và có phương án điều trị sớm. Ngoài ra, kiểm tra định kỳ còn giúp ngăn chặn việc phát sinh các biến chứng của u nang buồng trứng, dẫn đến ung thư. Đặc biệt, đối với những phụ nữ trên 45 tuổi thì cứ 3 – 6 tháng cần khám phụ khoa vùng chậu hoặc siêu âm kiểm tra một lần. Ngoài ra, các chị em cũng nên thường xuyên tự khám cho mình và nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, chảy máu âm đạo… thì cần điều trị sớm.
3.3. Kéo dài thời kỳ cho con búCác nhà khoa học trên thế giới tin rằng việc cho con bú giúp ngăn ngừa ung thư buồng trứng vì nó có thể trì hoãn sự rụng trứng, giảm sự kích thích tử cung, giúp phòng ngừa nhiều bệnh phụ khoa khác như ung thư nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
Tuy nhiên, việc kéo dài thời kỳ cho con bú chỉ có tác dụng ngừa ung thư trong một thời gian ngắn (4 – 6 tháng). Khi cho con bú quá 6 tháng, cùng với việc kích thích các thể thùy của tuyến vú tiết ra oxytocin, một loại hormone có lợi cho sự phục hồi của tử cung thì các hormone sinh dục cũng được sản sinh ra nhiều hơn. Vì vậy, các chị em phụ nữ cũng cần phải chú ý tới điều này.
3.4. Chú ý trong việc sử dụng các thuốc chứa hormoneĐể đề phòng bệnh ung thư buồng trứng, chị em nên thận trọng khi sử dụng các hormone. Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hay các chị em khi thấy kinh nguyệt không đều thường dùng các thuốc có chứa hormone để điều trị. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân gây phát triển bệnh ung thư buồng trứng.
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh sau khi điều trị estrogen sẽ làm quá sản nội mạc tử cung và có thể gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của buồng trứng. Bên cạnh đó, đối với các chị em bị rối loạn kinh nguyệt, nếu dùng thuốc điều kinh kéo dài, hoặc việc kinh nguyệt không đều quá lâu, cũng làm tăng cao nguy cơ phát bệnh ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh gây tổn hại lớn về thể chất và tinh thần của phụ nữ. Do đó, việc phát hiện dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu là hết sức quan trọng, giúp chị em phụ nữ phòng tránh và điều trị kịp thời.
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Buồng Trứng, Bạn Không Nên Bỏ Qua
Với nhiều phụ nữ bị ung thư buồng trứng được xem như một “án tử” vì bệnh thường diễn tiến một cách lặng lẽ, khi phát hiện thường đã ở vào giai đoạn cuối, dẫn đến nhiều khó khăn trong điều trị.
Trên thế giới, ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường đứng thứ 2 sau ung thư cổ tử cung và cũng là ung thư gây tử vong cao thứ 2 sau ung thư cổ tử cung.
Ung thư buồng trứng là gì?Buồng trứng là một phần của cơ quan sinh sản nữ. Mỗi bên của tử cung sẽ có một buồng trứng. Mỗi buồng trứng thường có kích cỡ bằng một quả hạnh nhân, có chức năng sản xuất trứng cũng như các hormone estrogen và progesterone.
Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính xuất hiện ở buồng trứng. Nó có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai buồng trứng. Ung thư bắt đầu khi một tế bào phát triển lỗi (đột biến) trong DNA. Tế bào đột biến này phát triển và nhân lên nhanh chóng, tạo ra một khối u của các tế bào bất thường. Các tế bào bất thường tiếp tục sống khi các tế bào khỏe mạnh chết đi. Chúng xâm lấn các mô gần đó và vỡ ra từ một khối u ban đầu để lây lan sang các nơi khác trong cơ thể (di căn).
Có 2 loại ung thư buồng trứng là: ung thư biểu mô và ung thư ngoài biểu mô. Trong đó, ung thư biểu mô là loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất.
Hiện nay, ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể điều trị được nếu như phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh ung thư buồng trứng lại rất khó bị phát hiện cho đến khi nó lan rộng trong khung chậu và bụng. Ở giai đoạn muộn, ung thư buồng trứng khó điều trị hơn do bệnh đã lan rộng ra những vùng khác.
4 giai đoạn trong ung thư ung buồng trứngUng thư buồng trứng được phân thành 4 giai đoạn dựa trên mức độ lây lan của bệnh, nhằm giúp bác sĩ và bệnh nhân có những quyết định về quá trình điều trị tốt nhất.
Giai đoạn 1 khối u được giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và không lây lan ra các bộ phận khác. Đây chính là giai đoạn dễ nhất để điều trị bệnh.
Giai đoạn 1A: Các tế bào ung thư bắt đầu hình thành và phát triển ở bên trong một buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Lúc này các tế bào ung thư ác tính chưa xuất hiện và cũng chưa ăn sâu ra bên ngoài buồng trứng.
Giai đoạn 1B: Lúc này khối ung thư vẫn chưa xuất hiện ở bề mặt bên ngoài buồng trứng và cũng chưa có các tế bào ác tính. Tuy nhiên khối u đã bắt đầu xuất hiện ở cả hai buồng trứng.
Xuất hiện trên bề mặt ngoài của một hoặc cả hai bên buồng trứng.
Các viên nang đã bị phá vỡ.
Các tế bào ác tính đã bắt đầu xuất hiện.
Ung thư buồng trứng thường phát triển thành 4 giai đoạn chính trong cơ thể (Nguồn: Internet)
Sang giai đoạn 2, khối u vẫn còn trong buồng trứng và ống dẫn trứng nhưng các tế bào ung thư đã có sự xâm lấn sang các cơ quan lân cận buồng trứng trong xương chậu như: tử cung, vòi trứng…
Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư đã lan rộng đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc cả hai.
Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư đã lan rộng đến các cơ quan lân cận khác thuộc vùng chậu như đại tràng, trực tràng hoặc bàng quang..
Giai đoạn 2C: Tế bào ung thư đã lan đến tử cung, ống dẫn trứng và các mô xương chậu khác.
Ung thư buồng trứng giai đoạn 3, các tế bào ung thư đã có sự lan sang các cơ quan khác trong ổ bụng như buồng trứng, niêm mạc của bụng,… hoặc hệ thống các hạch bạch huyết trong ổ bụng. (Theo thống kê, có tới 51% các trường hợp phát hiện mắc bệnh ung thư buồng trứng đã bước sang giai đoạn 3 của bệnh).
Giai đoạn 3A: Khi bước sang giai đoạn 3A, ung thư có thể đã xuất hiện ở cả hai buồng trứng. Khi kiểm tra với kính hiển vi có thể quan sát được các dấu hiệu ung thư trong ổ bụng.
Giai đoạn 3B: Các khối u đã phát triển và có thể quan sát bằng mắt thường khi phẫu thuật (có đường kính khoảng 2cm hoặc nhỏ hơn). Chúng cũng có thể đã mở rộng lây lan sang các hạch bạch huyết nhưng chưa xuất hiện ở các cơ quan xa như gan, lá lách…
Giai đoạn 3C: Lúc này khối u đã lan rộng từ xương chậu đến bụng với kích thước lớn hơn 2cm. Nó thậm chí còn có thể đã di chuyển đến bề mặt các cơ quan xa hơn như gan, lá lách. Nó có thể có hoặc có thể không có trong các hạch bạch huyết.
Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của ung thư buồng trứng. Lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, bởi khối u đã di căn tới gan và các cơ quan ngoài của ổ bụng và thậm chí đã có sự xuất hiện của các tế bào ung thư trong dịch màng phổi.
Giai đoạn 4A: Các tế bào ung thư được tìm thấy trong chất lỏng xung quanh phổi.
Giai đoạn 4B: Các tế bào ung thư thậm chí còn di chuyển xa hơn bên trong lá lách, gan, phổi, não, hoặc các cơ quan khác cách xa khối u ban đầu, cũng như các hạch bạch huyết nằm ở háng.
Dấu hiệu ung thư buồng trứng như thế nào?Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu hiếm khi gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi ung thư buồng trứng bước sang giai đoạn tiến triển thì có thể gây ra một số ít các triệu chứng không đặc hiệu và thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS).
Các dấu hiệu ung thư buồng trứng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác (Nguồn: Internet)
Các biểu hiện của bệnh ung thư buồng trứng có thể bao gồm:
Bụng đầy hơi, có cảm thấy nhanh no khi ăn
Bị giảm cân
Khó chịu ở vùng xương chậu
Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như táo bón
Thường xuyên mắc tiểu
Mệt mỏi
Ăn không tiêu, mắc chứng ợ chua
Đau vùng xương chậu, bụng hay lưng, đặc biệt đau khi giao hợp.
Nguyên nhân nào gây ra ung thư buồng trứng?Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư buồng trứng, mặc dù đã xác định được các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đó là:
Phụ nữ trên 50 tuổi
Di truyền đột biến gen
Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú
Sử dụng liệu pháp thay thế hormone estrogen
Phụ nữ có kinh nguyệt sớm hoặc kết thúc muộn.
Phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung
Thừa cân.
Có cách nào phát hiện và điều trị ung thư buồng trứng?Như đã nói, ung thư buồng trứng rất khó phát hiện nếu như bệnh chỉ đang ở giai đoạn đầu. Chính vì thế, cách phát hiện ung thư buồng trứng sớm nhất đó chính là tầm soát ung thư.
Tầm soát buồng trứng là sử dụng phương pháp y học giúp phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Tất các xét nghiệm tầm soát sẽ được thực hiện cho phụ nữ chưa có triệu chứng nào của căn bệnh. Sau khi thực hiện các xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện sớm ra ung thư buồng trứng nếu có.
Tầm soát ung thư buồng trứng là cách tốt nhất để nhận biết sớm căn bệnh này (Nguồn: Internet)
Khi thực hiện ung thư buồng trứng, chị em sẽ được thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán sau:
Xét nghiệm máu, kiểm tra phần khung chậu, âm đạo, tử cung và buồng trứng.
Siêu âm nhằm xác định vị trí, kích thước cụ thể của khối u (nếu có).
Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT, MRI… nhằm đánh giá mức độ bệnh và giai đoạn xâm lấn của khối u bên trong.
Theo thống kê có tới 90% tỷ lệ chữa trị thành công ung buồng trứng nếu được phát hiện ở giai đoạn 1. Tỷ lệ này giảm xuống 70 – 80% nếu tế bào ung thư càng phát triển mạnh và còn hơn 20% nếu như đã vào di căn.
Việc điều trị ung thư buồng trứng phụ thuộc vào mức độ lan rộng của các tế bào ung thư cũng như sức khỏe chung của người bệnh.
Các phương pháp điều trị có thể là:
Hóa trị liệu: Phương pháp này thường được sử dụng sau phẫu thuật để ngăn chặn và tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Đôi khi nó được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước tế bào ung thư.
Phòng ngừa ung thư buồng trứng có được không?Không có cách nào gọi là chắc để ngăn ngừa ung thư buồng trứng, nhưng bạn có thể cân nhắc những điều sau đây để giảm rủi ro mắc phải ung thư buồng trứng:
Sử dụng thuốc tránh thai: Phụ nữ uống thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, bản thân thuốc tránh thai cũng có tác dụng phụ. Vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ loại thuốc tránh thai nào sẽ phù hợp với bạn.
Trao đổi cùng bác sĩ: Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn cho bạn những cách phòng ngừa và điều trị để ngăn ngừa ung thư.
Như vậy, ung thư buồng trứng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ rất cao. Nhưng thường người bệnh khó có thể nhận biết sớm cho đến khi nó đã lan rộng, gây khó khăn trong điều trị. Ngay cả sau khi điều trị thành công, vẫn có khả năng cao ung thư sẽ quay trở lại trong vòng vài năm tới.
Nếu ung thư quay trở lại thường không thể được chữa khỏi. Người bệnh thường chỉ có thể thực hiện hóa trị để giúp giảm các triệu chứng và kiểm soát ung thư trong vài tháng hoặc vài năm. Nhìn chung, khoảng một nửa số phụ nữ bị ung thư buồng trứng sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán và điều trị và khoảng 1/3 sẽ sống ít nhất 10 năm.
Ung Thư Buồng Trứng: Dấu Hiệu Điển Hình, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, khi khối u chưa di căn giúp việc điều trị ít phức tạp, tăng cơ hội sống khỏe mạnh cho người bệnh.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và gây tử vong cao nhưng lại rất khó nhận biết. Khi mới khởi phát, bệnh có diễn tiến âm thầm, ít triệu chứng ban đầu nên chị em phụ nữ thường chủ quan không thăm khám, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu đối với sức khỏe. Vậy dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư buồng trứng là gì?
1. Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng là tình trạng hình thành các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong. Nếu không điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh, làm mất chức năng sản xuất nội tiết tố, sản xuất tế bào trứng, mang thai của buồng trứng. Ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn qua đường máu hoặc đường bạch huyết tới nhiều cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u mới.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 8 ở phụ nữ
Các loại ung thư buồng trứng:
Ung thư biểu mô buồng trứng (ung thư xuất phát từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng).
Ung thư từ các tế bào sản xuất ra trứng.
Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng.
2. Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng
Giai đoạn 1: Khối u vẫn ở bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, chưa lây lan sang các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Khối u vẫn còn trong buồng trứng và ống dẫn trứng những đã bắt đầu lan rộng đến các cơ quan lân cận trong xương chậu.
Giai đoạn 3: Khối u lan rộng hơn nữa, lớn hơn 2cm, thậm chí có thể đã di căn đến các cơ quan xa hơn như gan, lá lách.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối, ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác như lá lách, gan, phổi, não… cũng như các hạch bạch huyết ở háng. Điều trị bệnh ở giai đoạn này rất khó khăn và phức tạp.
3. Dấu hiệu điển hình cảnh báo sớm ung thư buồng trứng
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng sớm nhất mà chị em cần lưu ý:
Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
Chán ăn trong thời gian dài, cảm thấy no dù chỉ ăn rất ít.
Đầy hơi liên tục, kéo dài đến vài tuần kèm theo sưng bụng.
Đau khi đi tiểu hoặc thay đổi thói quen đi tiểu.
Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
Sụt cân đột ngột khi không hề thay đổi chế độ ăn uống hay tập thể dục để giảm cân.
Chảy máu âm đạo bất thường kèm đau đớn.
Đau khi quan hệ vợ chồng.
Đau vùng chậu kèm đau lưng không rõ nguyên nhân.
Chảy máu nhỏ giọt giữa các kỳ kinh nguyệt.
Đau vùng chậu kéo dài là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư buồng trứng
4. Nguyên nhân ung thư buồng trứng
Hiện nay, căn nguyên gây ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Tiền sử gia đình: Nếu có mẹ, chị hoặc em gái ruột mắc ung thư buồng trứng thì nguy cơ bạn mắc bệnh rất cao.
Tiền sử mắc ung thư vú, ung thư đại tràng.
Tuổi tác: Phụ nữ sau 50 tuổi có khả năng phát sinh ung thư buồng trứng cao.
Mang thai và sinh con: Phụ nữ đã từng mang thai và sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với phụ nữ chưa từng sinh con.
Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn.
Sử dụng bột talc: Bột talc là một khoáng chất có thành phần gồm magie, silic và oxy. Hợp chất này thường có trong mỹ phẩm, nhất là phấn rôm vì có tác dụng giữ cho da khô thoáng và ngăn ngừa phát ban. Tuy nhiên, nếu cơ quan sinh dục nữ tiếp xúc nhiều với bột talc có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u, ung thư buồng trứng…
Điều trị hormon estrogen thay thế.
5. Cơ hội sống trên 5 năm khi bị ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả từ giai đoạn mới hình thành khối u thì cơ hội sống trên 5 năm có thể lên tới 95%. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 70%. Ở giai đoạn 3 là 39% và cơ hội sống giai đoạn cuối là rất thấp vì khối u đã di căn xa, điều trị khó, hiệu quả điều trị thấp.
Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư buồng trứng hay đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên chủ động tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và điều trị ung thư buồng trứng kịp thời sẽ mang lại hiệu quả và cơ hội sống cao cho người bệnh.
Chị em nên chủ động tầm soát ung thư buồng trứng sớm để phát hiện dấu ấn ung thư nếu có
6. Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng
6.1. Chẩn đoán
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán ung thư buồng trứng gồm:
Các triệu chứng đã xuất hiện và khám lâm sàng.
Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp MRI, CT.
Xét nghiệm máu.
Sinh thiết xác định khối u ở buồng trứng là lành tính hay ác tính.
Phẫu thuật để xác định giai đoạn ung thư buồng trứng.
Chất chỉ điểm khối u (CA-125).
6.2. Điều trị
Tùy vào sự tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Ung thư buồng trứng thường được điều trị bằng phẫu thuật, hóa học trị liệu hoặc trị liệu bức xạ.
Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần:
Tái khám đúng hẹn.
Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa.
Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc, giảm chất béo, hạn chế uống bia rượu và các chất kích thích.
Duy trì cân nặng lý tưởng, tập luyện thể dục thường xuyên.
Báo cho bác sĩ ngay khi xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.
Bên cạnh các can thiệp y tế, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn
7. Làm gì để phát hiện các tế bào ung thư tại buồng trứng sớm nhất?
Để phát hiện các dấu ấn ung thư sớm nhất, chị em nên tầm soát ung thư và kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là phụ nữ sau 50 tuổi.
Tại Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus hiện có gói tầm soát ung thư thường gặp ở nữ: ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng với các hạng mục thăm khám chuyên sâu, phát hiện các vấn đề bất thường sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm sẽ tư vấn cặn kẽ, phân tích kỹ lưỡng kết quả chẩn đoán và giải thích cho bạn từng can thiệp y tế hoặc điều trị nếu có bệnh. Đặc biệt, quy trình thăm khám tại CarePlus rất nhanh chóng, không cần chờ đợi. Mức giá gói tầm soát ung thư phải chăng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều đối tượng.
Ung thư buồng trứng rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu bởi biểu hiện của bệnh rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn nặng, có triệu chứng rõ ràng nhưng rất khó để chữa trị. Do đó, chị em nên theo dõi sát sao sức khỏe qua thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm để phòng bệnh tốt nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:
Cách Phát Hiện Ung Thư Buồng Trứng Hiệu Quả Nhất
1. Nguyên nhân ung thư buồng trứng
Theo các thông tin đăng tải trên website cho thấy thì nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng có thể là:
– Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, con gái, chị em gái) hoặc những phụ nữ đã bị ung thư buồng trứng thì tự bản thân họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn đối với những người khác. Nếu như có từ 2 người trở lêm trong số những người có quan hệ huyết thống bậc 1 mắc bệnh ung thư buồng trứng thì khả năng mắc bệnh sẽ đặc biệt cao.
Ngoài ra, nếu tiền sử gia đình mắc ung thư vú hay ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
– Tuổi: Khả năng phát sinh ung thư buồng trứng tăng theo độ tuổi của người phụ nữ. Hầu hết bệnh ung thư buồng trứng thường xuất hiện ở tuổi trên 50, và nguy cơ cao nhất là ở tuổi trên 60.
– Mang thai: Những phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ đã sinh con. Trên thực tế, khi phụ nữ sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng giảm.
– Thuốc kích thích phóng noãn: Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và cho biết, nếu bạn sử dụng thuốc kích thích phóng noãn có thể làm tăng nhẹ khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn những người không sử dụng thuốc.
– Bột talc: Một số nghiên cứu gợi ý rằng những phụ nữ sử dụng bột talc ở vùng sinh dục qua nhiều năm sẽ tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng rất cao.
– Điều trị thay thế hormone: Có một số bằng chứng cho thấy những phụ nữ điều trị hormone thay thế sau khi mãn kinh cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn 1 chút so với người bình thường.
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng– Thường xuyên đau lưng: Nếu bạn không có bất kỳ vấn đề gì về bệnh khớp hay loãng xương, vậy đau lưng rất có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng.
– Đau ở dạ dày và xương chậu: Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như đau dạ dày hoặc đau ở vùng xương chậu, đừng nên xem nhẹ, hãy lập tức đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân và tình trạng sức khỏe bản thân.
– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, những phụ nữ ở độ tuổi khoảng 55 dễ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Nhưng điều này không có nghĩa là nữ giới chưa đến độ tuổi này thì đều ở trong giới hạn an toàn, thậm chí có những bạn nữ chưa xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
– Dễ có cảm giác no: Cảm giác nhanh no là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của biểu hiện ung thư buồng trứng, cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất. Đừng nên cho rằng đó chỉ là vấn đề về tiêu hóa, nếu bạn có triệu chứng này, nhất định nên lập tức đi bác sĩ kiểm tra.
– Đau khi giao hợp: Cảm giác đau khi giao hợp là một trong những dấu hiệu quan trọng đầu tiên của bệnh ung thư buồng trứng. Khi bạn cảm thấy không thoải mái khi quan hệ, vùng xương chậu có cảm giác đau và có áp lực, đi tiểu thường xuyên hơn, thì hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để làm các kiểm tra chuẩn đoán chính xác về bệnh lý sức khỏe cơ thể.
– Bị sưng ở vùng bụng: Nếu bạn phát hiện bụng mình có dấu hiệu to lên, giống như là mang bầu, hãy lập tức đi tới bác sĩ để thăm khám chính xác nhất. Vì đây là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư buồng trứng mà bạn cần cảnh giác.
– Tóc mọc nhiều hơn, thô hơn: Có một bộ phận bệnh nhân nữ bị ung thư buồng trứng sẽ xuất hiện mọc lông, tóc dày hơn, mặc dù triệu chứng này không phải là thường gặp, nhưng cũng không thể xem thường và bỏ qua dấu hiệu này. Ngoài ra, có một số bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện tình trạng rụng tóc.
3. Các phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứngHiện nay, tầm soát ung thư buồng trứng một cách nhanh chóng nhất nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng có thể kể đến xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư. Đối với ung thư buồng trứng là xét nghiệm CA 125 phát hiện ung thư biểu mô buồng trứng; AFP, hoặc HCG trong các trường hợp u tế bào mầm.
Qua xét nghiệm CA 125 sẽ tìm thấy loại protein trên bề mặt của các tế bào ung thư buồng trứng và một số các mô khỏe mạnh. Loại protein này (CA-125) tăng cao trong khoảng 80% các trường hợp bị ung thư buồng trứng biểu mô. Tuy vậy, chưa thể dựa vào kết quả xét nghiệm này để kết luận chính xác bệnh ung thư buồng trứng vì loại protein này cũng tăng trong một số loại bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung và viêm ruột thừa, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua hiện tượng này.
Phát hiện ung thư buồng trứng hiệu quả, thì bác sỹ sẽ phải kiểm tra phần khung chậu là phần tiếp xúc bên ngoài của các bộ phận sinh dục (âm hộ), âm đạo, tử cung và buồng trứng để xem những thay đổi bất thường nếu có. Bác sĩ phải thông qua phương pháp như siêu âm, kiểm tra khung chậu, giải phẫu sinh thiết, chụp Xquang, Chụp cắt lớp vi tính CT, MRI… để chẩn đoán chuyên sâu nếu nghi ngờ bệnh nhận bị ung thư buồng trứng.
Nếu bác sĩ sờ thấy khối u vùng khung chậu, thì phương pháp siêu âm được thực hiện để xem xét kết cấu, kích thước buồng trứng và các u nang nếu có. Siêu âm có thể là siêu âm đầu dò được gọi là siêu âm qua ngã âm đạo, ở đó đầu dò siêu âm được đưa vào trong âm đạo hoặc siêu âm viền bụng.
Chụp cắt lớp vi tính CT hoặc Chụp cộng hưởng từ MRI được chỉ định trường hợp muốn đánh giá mức độ khối u hoặc tìm dấu hiệu bệnh ở các khu vực khác trên cơ thể. Chụp Xquang được sử dụng với mục đích phát hiện ra liệu các khu vực khác của cơ thể chẳng hạn như phổi có bị ảnh hưởng hay không.
Cuối cùng, để khẳng định chẩn đoán ung thư và loại ung thư này có nguồn gốc từ buồng trứng, phẫu thuật thăm dò và sinh thiết sẽ được thực hiện.
4. Địa chỉ tầm soát ung thư toàn thân bạn nên tham khảo Bệnh viện Đại Học Y Hà NộiBệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 2007. Đây là bệnh viện Đa khoa với đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ … có trình độ và tay nghề cao, đảm nhận công tác khám, chữa bệnh và tư vấn sức khỏe các chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện là nơi triển khai các kỹ thuật mới, cập nhật và hiện đại trong chẩn đoán, can thiệp và điều trị các loại bệnh lí trong các trường hợp thường gặp, cấp cứu và hiểm nghèo. Đồng thời, bệnh viện là nơi triển khai mô hình kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho các đối tượng sinh viên, học viên sau đại học và các bác sĩ của các cơ sở y tế của mọi miền trên cả nước.
Bệnh viện Đại học Y với đội ngũ điều dưỡng, kĩ thuật viên và nhân viên bệnh viện được đào tạo với trình độ và tay nghệ vững vàng, có trách nhiệm, luôn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có thái độ tiếp đón ân cần, thân thiện, nhẹ nhàng, phục vụ tốt các bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh. Bệnh viện có 5 phòng mổ theo tiêu chuẩn quốc tế có thể mổ các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương, chỉnh hình,sản phụ khoa, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, phẫu thuật thẩm mỹ…phẫu thuật viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm của trường và các bệnh viện Trung Ương.
Đặc biệt bệnh viện có hệ thống mổ nội soi hiện đại có thể mổ cho bệnh nhân bị bệnh cần phẫu thuật thuộc tất cả các chuyên khoa. Khoa Ngoại với 50 giường hậu phẫu và điều trị ngoại đủ để phục vụ chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Trung tâm Nội soi chẩn đoán và can thiệp của bệnh viện là một trung tâm lớn nhất nước về nội soi có thể thực hiện được những kỹ thuật cao phục vụ cho chẩn đoán sớm nhiều bệnh trong đó có ung thư. Các thủ thuật nội soi can thiệp như gắp giun, lấy sỏi, cắt polyp, cầm máu ổ loét, cắt búi trĩ đã và đang được thực hiện thường quy tại bệnh viện.
Địa chỉ số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc từ Thứ Hai – Thứ Sáu lúc 13h30 – 16h30; 06h30 – 12h00
Thứ Bảy: 06h30 – 12h00; Chủ Nhật: 07h30 – 12h00
Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
Bệnh viện KBệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về ung bướu, được thành lập dựa trên cơ sở viện Radium Đông Dương (năm 1923) và hiện nay bệnh viện có bề dày kinh nghiệm nhất cả nước về ung bướu.
Bên cạnh việc thực hiện khám và chữa các bệnh về ung bướu, bệnh viện K còn đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chuyên ngành; chỉ đạo các chủ trương phòng chống ung thư; nghiên cứu khoa học trong việc phòng chống, phát hiện sớm và điều trị ung thư; hợp tác quốc tế nhằm học hỏi những phương pháp chữa trị mới, tiếp nhận những thiết bị kỹ thuật hiện đại,…
Bệnh viện được nhiều người lựa chọn khi thực hiện tầm soát ung thư và được đánh giá cao trong điều trị bệnh.
Địa chỉ bệnh viện: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giờ làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6: 8h00 – 17h00.
Số điện thoại liên hệ: 0243 825 2143.
Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCMTrung tâm ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy (hoạt động từ ngày 30/4/2023)
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM
ĐT: 028 3855 4137, 028 3855 4138, 028 3856 3534
Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy gồm 12 tầng nổi, một tầng lửng, hai tầng hầm, có tổng diện tích sàn hơn 21.000m2, với tổng mức đầu tư xây dựng gần 429 tỷ đồng.
Trung tâm có 250 giường nội trú, một khu hóa trị trong ngày với 100 ghế hóa trị và có khả năng đón tiếp trung bình mỗi ngày từ 500 – 600 bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh ung thư. Theo chúng tôi Nguyễn Trường Sơn, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, trung tâm được thiết kế để lắp đặt các trang thiết bị y tế hiện đại nhất hiện nay bao gồm máy gia tốc xạ trị, xạ trị áp trong, CT mô phỏng…
Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí MinhĐây là bệnh viện đầu ngành về ung bướu tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện được thành lập dựa vào sự hợp nhất của 3 đơn vị: bệnh viện Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Ung thư Việt Nam và Khoa Ung bướu – bệnh viện Bình Dân. Đây là địa chỉ có thể khám và điều trị phần lớn các bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.
Bệnh nhân nếu có mong muốn tầm soát ung thư và điều trị có thể đến tại địa chỉ số 03 Nơ Trang Long – Phường 7 – Quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh hoặc gọi đặt khám qua số điện thoại đường dây nóng: 028.3841.2637/ 028.3843.3021.
5. Xét nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng ở đâu? Xét nghiệm tại nhà XanderXét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn gói Sàng lọc ung thư phụ nữ (bao gồm Xét nghiệm CA 12-5 chấn đoán ung thư buồng trứng)
Xét nghiệm tại nhà – Xander luôn cam kết
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.
Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
Chi tiết gói xét nghiệm
Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư phụ nữ của Xander gồm các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
Xét nghiệm CA 19 – 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
Xét nghiệm CA 72 – 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
Xét nghiệm Cyfra 21 – 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
Xét nghiệm CA 15 – 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Cách tính tổng chi phí xét nghiệm
Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
Phí xử lý : 30.000đ
Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư phụ nữ của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 – 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 15:30, Thứ Bảy: 06:00 – 10:00
Xét nghiệm máu phát hiện chính xác ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?
Dấu Hiệu Sớm Cảnh Báo Ung Thư Đại Tràng
Dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả?
Các dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng
Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Khi có dấu hiệu đau quặn bụng, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài… rất có thể đó là dấu hiệu ung thư đại tràng.
Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
Phân mỏng, hẹp so với bình thường: Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
Xuất hiện máu trong phân: Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư đại tràng. Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…
Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?
Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.
Các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Thuốc lá được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Theo Sức khỏe đời sống
Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Dấu Hiệu Ung Thư Buồng Trứng Mọi Phụ Nữ Cần Cảnh Giác trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!