Xu Hướng 10/2023 # 7 Ngày Giúp Bé Ngủ Ngon (Phần 1) # Top 16 Xem Nhiều | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 7 Ngày Giúp Bé Ngủ Ngon (Phần 1) # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 7 Ngày Giúp Bé Ngủ Ngon (Phần 1) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của bé. Bé được ngủ đủ giấc sẽ có một tinh thần khỏe mạnh và ít quấy khóc, đòi mẹ

Ngày 1: Tạo thói quen hằng ngày cho bé

Nhiều bé ngủ ngày và đêm lẫn lộn, ngủ trưa trong thời gian dài vào buổi chiều và thức dậy chơi lúc phải đi ngủ. Nhưng hôm nay bạn sẽ điều chỉnh điều đó. Tiến sĩ John Herman, Giám đốc Trung tâm rối loạn giấc ngủ tại Trung tâm Y tế trẻ em Dallas cho biết: “Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể được dạy để nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm ngay từ đầu.”

Trước tiên, bạn cần tập thói quen đánh thức bé dậy sớm cùng một lúc mỗi ngày. Để nôi bé gần cửa sổ và kéo màn chắn lên. Theo tiến sĩ Herman “Ánh sáng tự nhiên giúp trẻ tổ chức các nhịp sinh học của bé.” Việc để cho trẻ ngủ trưa với những màn chắn được kéo lên trên cũng đẩy mạnh quá trình này. Ông giải thích “Nếu bé thức dậy từ một giấc ngủ trưa vào ban ngày, bé hiểu đó là thời gian để thức dậy. Nếu bé thức giấc vào ban đêm trong bóng tối, bé sẽ học cách tiếp tục ngủ.”

Tập cho bé ngủ từ từ là cách tốt nhất để bé có thể tự ngủ.

Tiếp đó, bạn cần tập cho trẻ bắt đầu những thói quen nhẹ vào ban đêm, chẳng hạn như buổi tối, bạn nên thay đồ ngủ cho bé, đặt bé vào nôi, mở đèn ngủ. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn có thể đọc một câu chuyện hoặc hát một bài hát, giúp cơ và hệ thống cảm giác của bé dịu lại.

Ngày 2: Tập luyện giúp bé ngủ ngon hơn

Hôm nay bạn sẽ dựa trên những thói quen phù hợp mà bạn đã bắt đầu cho bé từ hôm qua để giúp bé ngủ ngon hơn. Nếu trẻ vẫn còn đòi bú đêm, điều đó có thể là một thời gian tốt để nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngày đêm. Bạn hãy vẫn cho bé ăn nhưng với ánh sáng dịu. Bạn có thể làm mọi thứ nhưng tránh kích thích bé. Cho bé ăn vào ban ngày, bạn có thể hát, chọc ghẹo bé. Vì vậy bé bắt đầu nhận thấy sự khác biệt.

Tiếp tục chú ý cẩn thận với những gì giúp xoa dịu bé vào buổi tối. Tắm có thể làm bé cảm thấy êm dịu và tiếp thêm sinh lực. Tiến sĩ Carl Johnson, một nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu giấc ngủ nhi khoa tại Đại học Central Michigan, Mount Pleasant thì cho rằng “Bạn nên thêm vào một chút âm thanh”. Tiếng o o của máy quạt hay máy điều hoà, hoặc đài phát thanh có thể thiết lập các hoạt động tĩnh cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể giảm âm thanh ngay từ khi bé bắt đầu đi vào giấc ngủ.

Ngày 3: Bé bắt đầu khóc

Bạn phải tự rèn luyện mình: Tối nay bạn sẽ đặt bé vào trong nôi, khi bé vẫn còn thức. Nếu bé ngủ thiếp đi trên ngực bạn trong khi đang bú thì bây giờ bạn hãy đánh thức bé, cho bé biết rằng bé vẫn còn thức khi được đặt vào nôi. Dĩ nhiên bé sẽ khóc nhiều hay ít ngay sau đó. Nhưng cứ yên tâm, sau khi khóc lả bé sẽ ngủ.

Bạn cũng không nên lo lắng về việc để cho bé khóc. Trong thực tế, quá trình này diễn ra rất sớm đối với trẻ sơ sinh. Theo tiến sĩ Schaefer “Đối với trẻ 5 hoặc 6 tháng tuổi, bé khó chịu hơn bởi vì bạn đã thay đổi quy định của bé”. Mặt khác, bé 3 tháng tuổi chỉ biết các thói quen mà bạn tạo ra. Và trẻ sơ sinh dưới 5 tháng  thường khóc kéo dài 15 hoặc 20 phút. Nếu có chuyện gì xảy ra, bạn nên ghé mắt đến bé thường xuyên và chắc rằng lúc nào bạn cũng ở ngay đó trong 5 phút đầu của đêm đầu tiên. Nhưng chỉ là lén kiểm tra bé: không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không cho bé ngậm núm vú giả.

Top 7 Cách Giúp Bé Ăn Ngon Ngủ Ngon Mỗi Ngày

Phải một lần làm mẹ mới hiểu hết được hết những nhọc nhằn khi nuôi con. Với trẻ nhỏ, điều quan tâm số một của các bà mẹ có lẽ là làm sao để bé ăn ngon ngủ ngon và tăng cân khỏe mạnh.

1. Hiểu rõ sở thích ăn uống của trẻ

Các bậc phụ huynh thường nhắc nhở với trẻ phải ăn rau, ăn cá mới giúp lớn nhanh và tăng cường trí nhớ, nhưng chúng không hề quan tâm đến lời khuyên của bạn đâu. Cha mẹ nên hiểu rõ chọn ra những hương vị ưa thích của trẻ như cà rốt, củ cải … bạn có thể kết hợp các loại rau củ này nấu với thịt cá để bé ăn kèm bé sẽ ăn được nhiều hơn như canh xương ninh củ cải, cà rốt, cá kho với củ cải …

Nếu trẻ không thích ăn rau xanh và hoa quả, bạn có thể làm sinh tố rau, sinh tố hoa quả có kèm theo trộn với kem, vani … các bé sẽ rất thích ăn đấy. Bạn làm món salat trộn, nấu mì rau thịt, nấu cháo đỗ xanh, cháo đỗ đen … Chế biến rau thành nhiều món khác nhau để bé ăn lạ miệng và ngon hơn, không nên suốt ngày chỉ làm một món rau luộc hoặc rau xào, bé sẽ nhanh ngấy và chán. Hãy làm phong phú bữa ăn của bé với nhiều món khác nhau thì bé sẽ ăn được nhiều và ngon hơn.

2. Cho trẻ học cách làm chủ 3. Những việc cha mẹ nên làm để giúp bé ăn ngon miệng

– Nên có thái độ nhẹ nhàng với con khi con từ chối không ăn một món ăn nào đó.

– Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.

– Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.

4. Đánh thức giác quan của trẻ

– Tất cả các bé đều có một điểm chung là thích những thứ thật đẹp mắt, ngộ nghĩnh đáng yêu, một cái bát đẹp xinh có hình chú mèo kity bé sẽ thích lấybát ăn cơm hơn là 1 cái bát trống trơn như của người lớn.

– Một bữa ăn được trang trí trình bày hấp dẫn đẹp mắt, nhiều màu sắc cũng khiến bé thích thú mà ăn nhiều hơn.

– Cùng con đi chợ sẽ giúp bé học được cách chọn rau quả và có sự so sánh các loại rau quả. Giúp bé nhận thức được các món ăn địa phương hay các món ăn bên ngoài. Thức ăn cũng là một phương tiện giúp bé đi “du lịch” đấy.

Dinh dưỡng là một yếu tố hết sức quan trọng dẫn tới bé ngủ ngon . Tuy nhiên bạn cũng cần thêm một số thủ thuật giúp bé ngủ ngon hơn .

Dù bạn sờ vào vẫn cảm nhận da bé mềm và mịn tuy nhiên điều này không có nghĩa là bé tránh khỏi các khả năng bị chàm hoặc bong da về sau. Để giữ gìn làn da bé tốt nhất bạn nên thoa dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày để tránh tình trạng xấu khiến da bé khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ quý giá.

6. Ru bé bằng tiếng ồn trắng Mỗi khi bé ngủ, bạn cố gắng cách biệt bé với mọi tiếng ồn nhưng với các tiếng ồn không mong muốn như tiếng chuông điện thoại, tiếng chó sủa,.. thì bạn cũng đành “bó tay”. Mặc dù chỉ với một tiếng ồn nhẹ cũng có thể phá đi giấc ngủ bé yêu nhưng với tiếng ồn trắng thì có tác dụng ngược lại. May mắn thay, bạn có thể dùng tiếng ồn trắng để lấn áp mọi tiếng ồn không mong muốn khác. Bạn có thể mở quạt máy để chúng phát ra tiếng ồn trắng nhưng nhớ để quạt không quay thẳng về phía bé yêu. Hoặc các bạn có thể dùng máy ghi âm ghi lại tiếng ồn trắng trên youtube để bật lên phát cho bé như một công cụ ru ngủ đầy hiệu quả 7. Sử dụng thực phẩm Angle Pro – cách giúp bé ăn ngon ngủ ngon mỗi ngày

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Angle Pro được Công ty cổ phần dược phẩm Esico Việt Nam sản xuất theo quy trình đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế. Angle Pro có chứa các thành phần triết xuất từ thiên nhiên như nước yến sào, chiết xuất nấm men (yeast extract), cao lạc tiên, cao tâm sen.

Bổ sung Kẽm, Lysin và các Vitamin cho cơ thể, giúp trẻ bồi bổ sức khỏe,– Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt và tăng cường sức đề kháng.

Đối tượng sử dụng:– Trẻ em và người lớn bị suy nhược cơ thể, gầy yếu, ăn kém ngủ kém.

– Người mới ốm dậy, người trong thời kỳ dưỡng bệnh cần bồi bổ sức khỏe.

– Trẻ từ 06 tháng đến 1 tuổi: Ngày uống 1 lần. Uống 10ml/lần.

– Trẻ từ 1- 9 tuổi: Uống 10ml/ lần x 1-2 lần/ ngày.

– Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Uống 10ml/ lần x 2-3 lần/ ngày.

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Uống 5ml/ ngày. Hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng.

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

7 Cách Giúp Trẻ Ngủ Ngon Vào Ban Ngày

Nhu cầu giấc ngủ của trẻ theo độ tuổi

Đối với trẻ em thì giấc ngủ cực kỳ quan trọng bởi khi đó giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể trẻ phục hồi sức khỏe và phát triển. Ngủ bao nhiêu là đủ còn tùy thuộc vào lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh mỗi trẻ.

Trung bình trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16 – 18 giờ mỗi ngày

Trẻ 1- 2 tuổi ngủ 14 – 16 giờ

Khi lớn hơn, giai đoạn 2 – 3 tuổi trẻ ngủ 12 – 14 giờ

Trẻ 3 – 6 tuổi ngủ 11 – 12 giờ

7 cách giúp trẻ ngủ ngon vào ban ngày + Tránh để trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Các bà mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn uống của bé, tránh ăn quá sát giờ ngủ và ăn những món ăn khó tiêu hóa. Trong trường hợp bị rối loạn dạ dày, xoa bụng, xoa lưng cho trẻ là cách khắc phục tạm thời. Sau đó, mẹ cũng có thể cho bé dùng men tiêu hóa trẻ em để giải quyết tình trạng này.

+ Hạn chế nhìn vào mắt bé

Chơi đùa cùng con trước khi đi ngủ là điều bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng háo hức. Tuy nhiên những chuyển động mắt của bạn là điều làm bé hứng thú và muốn bắt chước theo. Do đó, nếu bạn cục cưng nhanh chóng đi ngủ, mẹ không nên nhìn vào mắt của bé. Thay vào đó, bạn nên nhìn sang chỗ khác, hay lờ đi khi đặt bé vào nôi hay giường cũng như khi dỗ bé ngủ tiếp. Đây là cách giúp trẻ ngủ ngon vào ban ngày không phải là cha mẹ nào cũng biết.

+ Liệu pháp hương thơm

Một hai giọt tinh dầu hay nến thơm có thể giúp con thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ lưu ý nên mua loại có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt, tự nhiên để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

+ Dọn “chuồng” cho bé ngủ

Các bà Mẹ nên giữ cho không khí phòng trong lành, mát mẻ. Chỗ ngủ của trẻ cần yên tĩnh và mơi tối. Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng cho bé là từ 26 – 28 độ C. Giường ngủ cần an toàn và thân thiện đối với trẻ. Không nên để các đồ chơi, chăn đắp, gối chặn, gấu bông,… xung quanh vì vô tình trong lúc ngủ, tay chân bé quơ trúng những vật này và sẽ có thể làm bé ngộp thở, cực kỳ nguy hiểm.

+ Massage cho trẻ trước khi ngủ

Massage là một trong những cách giúp trẻ ngủ ngon vào bạn ngày mà bạn không nên bỏ qua. Trẻ sẽ dễ ngủ hơn nếu được mát-xa 15 phút trước khi ngủ. Thoa đều một lớp dầu mát-xa dành cho bé rồi kết hợp với những động tác mát-xa nhẹ nhàng, vừa phải là món quà tuyệt vời bạn dành cho bé trước khi ngủ.

+ Giảm thiểu tiếng ồn

Khi trẻ đang ngủ, chúng ta nên tạm ngưng các cuộc đối thoại. Hoặc nên giảm âm lương xuống mức thấp nhất có thể để bé chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, môi trường quá yên lặng có thể khiến bé lo lắng. Vì thế, những “tiếng ồn vô hại” như tiếng quạt máy, tiếng máy móc hoạt động,…cũng khiến trẻ thấy thân thuộc và dễ ngủ hơn.

+ Siro yến sào ăn ngủ ngon

Nếu nhà bạn có trẻ hay giật mình quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, đổ mồ hôi trộm về đêm, biếng ăn, chán ăn, hấp thu kém, nhẹ cân, còi cọc, chậm phát triển… thì siro yến sào ăn ngủ ngon là lựa chọn tốt cho trẻ.

Siro yến sào ăn ngủ ngon với tinh chất Yến Sào chưng dược liệu kết hợp với các vitamin cùng axit amin thiết yếu mang tới hiệu quả:

Bồi bổ cơ thể (yến sào là thực phẩm rất bổ dưỡng), dưỡng tâm an thần, cầm mồ hôi trộm giúp ăn ngon, ngủ tốt. Hỗ trợ khắc phục tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, bị mồ hôi trộm.

Tăng cường sức khỏe tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng và tăng cường hấp thu dưỡng chất ở trẻ hoặc tốt với trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, gầy yếu, còi cọc, chậm lớn,…

Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 0798 16 16 16 để được dược sĩ tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể mua sản phẩm giúp trẻ ăn ngủ ngon tại website uy tín chất lượng www.tamduocstore.com.vn – chúng tôi các trang thương mại như: lazada, sendo, shopee, tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Cách Khắc Phục Bé Ngủ Ngày Thức Đêm Giúp Trẻ Ngủ Ngon

Chị Mai Thị Hồng, 29 tuổi vừa sinh em bé khoảng hơn 1 tuần, cho biết, bé nhà chị ban ngày thì ngủ rất ngon, mặc dù các anh chị nô nghịch xung quanh vẫn không tỉnh. Nhưng ban đêm thì bé dậy chơi, khiến mẹ mất ngủ, vô cùng mệt mỏi. Theo các chuyên gia, thói quen “ngủ ngày, cày đêm” ở bé sơ sinh là hoàn toàn bình thường, không chỉ gặp ở riêng bé nhà chị Hồng.

Nguyên nhân khiến bé ngủ ngày thức đêm?

Thói quen này xảy ra là do sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm của bé do chưa phát triển nhịp điệu sinh học đúng trong những tuần đầu tiên ra khỏi bụng mẹ. Ba mẹ đừng lo lắng quá bởi trẻ cần mất một thời gian để thích nghi với thế giới quá mới mẻ ở bên ngoài, sau 9 tháng 10 ngày ở trong bóng tối (bụng mẹ).

Các chuyên gia cho biết, trong sáu đến tám tuần đầu tiên, nhiều bé, thậm chí hầu hết trẻ sơ sinh bị lẫn lộn giữa đêm và ngày. Thêm vào đó, nhu cầu ăn bất kể ngày đêm ở bé sơ sinh cũng đóng một vai trò lớn trong sự nhầm lẫn này. Trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ, và bé sẽ nhanh chóng đói bụng, cần mẹ cho bú.

Một lý do khác nữa, là do nồng độ oxytocin và prolactin của một người mẹ mới sinh tăng cao vào ban đêm, đồng nghĩa với việc, mẹ sẽ tạo ra nhiều sữa hơn, khuyến khích trẻ bú thường xuyên hơn.

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Nếu không có sự hỗ trợ của ba mẹ, bé có thể nhầm lẫn ngày đêm suốt 3 tháng đầu tiên. Thậm chí, nhiều trẻ có thể kéo dài tới 6 tháng đầu đời. Việc thiếu ngủ sau sinh ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe cũng như tâm trạng của các bà mẹ, do vậy điều quan trọng là mẹ hãy dạy cho bé những tín hiệu về môi trường của ngày và đêm, nhằm giúp con nhanh chóng thích nghi.

Vậy, bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Mách mẹ những biện pháp hiệu quả sau đây:

Cho bé tiếp xúc với ánh sáng và âm thanh vào ban ngày Cho con ngủ trong không gian tối, yên tĩnh

Vào ban đêm, mẹ cũng hãy cho con biết rằng ban đêm là như thế nào, và ban đêm là để ngủ. Đến giờ đi ngủ đêm, mẹ hãy đưa con vào giường, tắt đèn, giữ im lặng, không tương tác với con. Không có ánh sáng, âm thanh và sự tương tác của mẹ, bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nếu bé cần ăn, mẹ cho bé bú với mức ánh sáng thấp nhất có thể.

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? – Hãy giảm thời gian ngủ ngày của bé

Nhiều mẹ sai lầm khi thấy con ngủ ngon vào ban ngày nên để bé tiếp tục ngủ. Tuy nhiên cũng tương tự như ở người lớn, khi chúng ta đã ngủ quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm, bạn sẽ không ngủ ngon giấc được như vậy nữa. Bé sơ sinh cũng vậy, ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến trẻ cáu gắt vào buổi tối. Vì vậy, cứ sau 3-4 tiếng, mẹ nên đánh thức con dậy để cho con ăn, đồng thời đưa bé ra ngoài đi dạo hoặc tham gia trò chơi vận động.

Ghi nhật ký về thói quen ngủ của trẻ

Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ sơ sinh nên ngủ từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày. Nhờ ghi thói quen này, mẹ sẽ biết giờ thức, ngủ của con để tranh thủ nghỉ ngơi.

Không nên giữ cho bé thức cả ngày để đêm ngủ

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu về giấc ngủ ở trẻ để cho con đi ngủ đúng lúc. Dấu hiệu bao gồm: mắt lơ mơ, ngáp, quấy. Đó chính là cách bé thông báo với mẹ rằng: con đã buồn ngủ rồi. Hãy cho bé đi ngủ trước khi bé quá mệt mỏi và bị kích thích, từ đó con sẽ ngủ ngon giấc hơn.

Với chia sẻ vừa rồi, có lẽ ba mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao. Có thể mất một thời gian cho đến khi con bạn ngủ suốt đêm, nhưng theo các chuyên gia, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng 3 tháng để đi vào nề nếp. Vì vậy, trong khi chờ đợi các biện pháp trên có hiệu quả, thì mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi buổi trưa, hay bất cứ khi nào bé ngủ để lại sức sau ca sinh nở. Đồng thời, chị em đừng ngại ngần tìm sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc gia đình, trông bé giúp để có thời gian nghỉ ngơi

Làm Sao Giúp Bé Ngủ Ngon ?

Ngày đăng: 19-10-2023 08:58:15 AM – Đã xem: 1161

Nhưng trong giấc ngủ, bé vẫn cựa quậy, bứt rứt, khóc lóc suốt đêm khiến cả nhà cùng … mất ngủ. Làm sao để cải thiện tình hình?

Những giấc ngủ trằn trọc

Hết quay bên phải, bé lại lật sang bên trái, lăn lộn hết từ đầu giường xuống cuối giường. Thỉnh thoảng giữa đêm, bé còn khóc ré lên hoặc rên rỉ trong miệng như thể mệt mỏi lắm. Mẹ dỗ thế nào bé cũng không chịu, mẹ vỗ về sao bé cũng không nín. Cứ thế, đêm trôi qua trong sự mỏi mệt của cả hai mẹ con.

Tại phòng khám của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, rất nhiều bé hay trằn trọc, ngủ không ngon giấc đã được mẹ đưa đến khám. Sau khi đo nồng độ canxi, máu, rất nhiều bé đã được kết luận tình trạng ngủ không ngon là do thiếu canxi. Nhiều bé khác thì việc bứt rứt khó ngủ lại bắt nguồn từ tình trạng suy dinh dưỡng và thường đi kèm với chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn…Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này là ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, ác mộng, mộng du, khiếp sợ trong khi ngủ. Và mắc giun kim cũng là một lý do đáng kể khác, giun kim thường xuống lỗ hậu môn đẻ trứng về ban đêm, điều này cũng làm bé quấy khóc, khó ngủ.

Ngoài các yếu tố đó ra, nhiều trẻ còn không ngủ ngon giấc vì các lý do ngoại cảnh khác như: phòng ngủ quá lạnh, quá nóng hoặc bé mặc quần áo không thông thoáng.

Để bé ngủ ngon buổi đêm

Trước hết, để trẻ ngủ ngon giấc, bạn phải đảm bảo cho con những điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ như: mặc quần áo thông thoáng, chăn đệm không gây quá nóng hoặc không đủ ấm. Phòng ngủ, giường chiếu sạch sẽ. Trẻ được vệ sinh thân thể sạch sẽ. Thêm vào đó, hãy tập cho bé thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định để tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi. Tư thế nằm thoải mái và hợp lý cũng là một lý do cơ bản khác để mang lại giấc ngủ sâu cho bé.

Trước giờ đi ngủ, bạn nên tránh làm cho trẻ bị ức chế tâm lý như doạ nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi như xem phim ảnh kinh dị… Điều này sẽ làm cho giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, trẻ cũng chỉ có thể ngủ sâu khi không bị đói hoặc quá no hay bị khát nước. Việc vận động cơ thể đầy đủ cũng là một yếu tố quan trọng khác cho bé giấc ngủ sâu.

Khi đã loại trừ tất cả các yếu tố trên mà trẻ vẫn ngủ không ngon giấc thì bạn cần đưa bé đi khám tại bệnh viện Nhi. Nếu trẻ có bệnh lý, việc chữa trị sẽ làm cho bé ngủ ngon. Còn nếu thiếu các vi chất thì việc được bổ sung thêm kẽm, canxi và các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin…sẽ mang lại giấc ngủ sâu cho trẻ hàng đêm.

Mẹ có biết?

Hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra nhiều nhất từ khoảng 22 giờ đến 24 giờ đêm. Để giúp bé sớm phát triển chiều cao, bạn nên cho bé đi ngủ sớm và đủ giờ. Tốt nhất nên ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 6 giờ sáng.

Bangkeosonglan.com

https://www.facebook.com/bangkeosieure (khuyến mãi hấp dẫn mỗi tuần)

Màng co, BĂNG KEO GIÁ RẺ, MÀNG PE GIÁ RẺ ; DAO CẮT BĂNG KEO

băng keo 43mic x48x100y (mẫu song lan) =7000đ/cuộn

hotline:0918839569

Bé Ngủ Ngày Thức Đêm Phải Làm Sao? Có Cách Nào Giúp Bé Ngủ Ngon Hơn Không?

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Có cách nào giúp bé ngủ ngon hơn không? Những cách thức sau đây sẽ giúp đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng. Bé ngủ ngon, mẹ cũng đỡ vất vả vì phải chăm con đêm, mẹ nhỉ.

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao, nguyên nhân là do đâu?

Cho con đi ngủ quá muộn

Nhiều chị em sau một ngày làm việc 8 tiếng mệt mỏi, tối về muốn chơi với con nên để bé thức khuya một chút. Một số lại nuôi hy vọng rằng cứ để trẻ chơi, đến khi bé mệt hẵng sẽ tự ngủ. Dù là lý do gì đi chăng nữa thì đây cũng không phải là một ý tưởng tốt.

Cảm giác bất an

Bình thường, khi ru bé ngủ, mẹ có thói quen là: ôm bé, bật cho bé nghe một đoạn nhạc hoặc cho bé ngậm ti giả… Đến khi bé ngủ say, mẹ rời vòng tay ôm, tắt đoạn nhạc… để đặt bé ngủ ngay ngắn trở lại tì nửa đêm giật mình thức giấc, bé thấy mình nằm một mình giữa không gian yên tĩnh, không có nhạc, không có mẹ, không có ti giả… thì bé sẽ cảm thấy bất an và do đó sẽ khóc.

Tiếng khóc của bé lúc này có thông điệp “Mẹ ơi, hãy ôm con đi” hoặc “Mẹ ơi, ti giả của con đâu”…

Một số gia đình sợ làm xáo trộn giấc ngủ của trẻ, nghĩ trẻ sợ âm thanh nên cố gắng không gây bất cứ một tiếng động nào khi con ngủ. Việc trao đổi của bố mẹ cũng chỉ qua cử chỉ, ánh mắt và đi lại thì “nói khẽ cười duyên”.

Tuy nhiên cách làm này hoá ra lại hoàn toàn phản tác dụng. Lớn lên trong một môi trường quá yên tĩnh sẽ khiến em bé trở nên vô cùng nhạy cảm với âm thanh và chỉ cần một tiếng dộng nhỏ là có thể thức giấc.

Chính vì vậy, ngay từ khi sinh ra, cha mẹ không nên cố tình sắp xếp để con ngủ trong môi trường hoàn toàn không tiếng động.

Thay đổi môi trường ngủ quá đột ngột

Nếu bé đang ngủ trong nôi, mẹ đột ngột chuyển con ra một chiếc giường lớn quá đột ngột, hay khi đang quen ngủ cùng bố mẹ bỗng nhiên con bị “ra riêng” bé sẽ không có cảm giác an toàn quen thuộc.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chỉ cần đặt ở một môi trường xa lạ thì ít nhiều đều xuất hiện một sự sợ hãi nhất định. Thiếu cảm giác an toàn chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ khó ngủ.

Phụ thuộc vào chuyển động

Nhiều chị em cảm thấy thở phài nhẹ nhõm khi con bỗng nhiên ngủ được ngon lành trong ghế nôi, khi mẹ bế rung hay trong xe oto đang di chuyển. Tuy nhiên, đừng để mình rơi vào “cái bẫy” của việc khiến con có thói quen phụ thuộc vào sự chuyển động, à ơi rung lắc mới có thể đi vào giấc ngủ.

Việc cứ bế con cả đêm hay cứ phải lên ô tô mới ngủ được là vô cùng nguy hiểm. Mặt khác, trẻ cũng không thể có được giấc ngủ sâu, ngủ yên nếu ngủ theo cách này.

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Đây là cách dành cho mẹ

Tập thói quen ngủ ngoan cho bé

Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon:

– Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Hãy nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ: Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và khó ngủ trở lại.

Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ mau chóng nhận biết dấu hiệu con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên dỗ bé ngủ ngay.

– Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Hãy dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm: Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm.

Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này một thời gian và sẽ làm mẹ rất mệt mỏi vì phải thức đêm nhiều. Sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.

“Tỉnh táo” vào ban ngày

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Thay vì để bé thoải mái say giấc vào ban ngày, mẹ có thể đánh thức bé dậy, chơi với bé rồi cho bé ăn ngay từ tháng đầu tiên hay vài tháng sau đó, dù cho bé đang ngủ rất ngon. Bé vẫn cần bú thêm vào ban đêm nhưng mẹ có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú sau mỗi 3-4 tiếng.

Đêm yên tĩnh cho con

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Ba mẹ hãy chú ý tới môi trường ngủ của con.

Khi đến giờ đi ngủ , phòng của bé cần yên tĩnh và ít ánh sáng hơn, chỉ cần một cái đèn ngủ nhỏ với ánh sáng nhẹ để hỗ trợ lúc cho bé ăn thay thay bỉm cho bé. Sau đó mẹ có thể thì thầm rồi nhẹ nhàng rời bé.

Ngủ theo một trình tự nhất định

Mẹ có thể dạy cho bé một thói quen ‘đặc biệt’ trước khi đi ngủ. Ví dụ như: mặc cho bé bộ đồ yêu thích và đặt bé vào nôi sau khi đã tắt hết đèn. Trước khi đặt bé vào nôi, có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện hoặc hát ru để giúp các giác quan của bé hoạt động chậm lại.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tới những thứ có thể dụ bé nhanh chìm vào giấc ngủ . Chẳng hạn, đối với một số bé, việc tắm có thể là ‘liều thuốc’ thư giãn vô cùng hiểu quả. Một số bé khác lại thích nghe tiếng ro ro của quạt máy…

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Ngày Giúp Bé Ngủ Ngon (Phần 1) trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!