Bạn đang xem bài viết 8 Điều Mà Những Kiến Trúc Sư Và Nhà Thiết Kế Thành Công Thường Làm được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một kiến trúc sư giỏi sẽ biết kể chuyện và lay động mọi giác quan của bạn. Họ hiểu rõ những nguyên tắc – và cả khi nào họ có thể phá vỡ chúng.
Một kiến trúc sư giỏi sẽ biết kể chuyện và lay động mọi giác quan của bạn. Họ hiểu rõ những nguyên tắc – và cả khi nào họ có thể phá vỡ chúng.
Quá trình thiết kế của mỗi kiến trúc sư là cực kỳ cá nhân và đầy sắc thái. Ví dụ, tôi có một số công cụ mà chắc chắn phải dùng đến như một nghi thức khi bắt đầu một dự án. Đầu tiên là một bút chì yêu thích với trọng lượng nhẹ, một barrel kích thước trung bình và một grip chóp mỏng, nạp thêm một đầu dẫn HB trọng lượng trung bình, không quá mềm cũng không quá cứng. Nó có 1 kẹp gãy ở đầu và một nút nhỏ màu xanh gần ngón tay cái của tôi để có thể dễ dàng điều khiển.
Trong khi thói quen của mỗi kiến trúc sư sẽ mang tính cá nhân và thể hiện phong cách riêng, những thói quen kiến trúc mang tính rộng lớn mà chúng ta chia sẻ lại đặt nền móng cho những thiết kế tuyệt vời.
1. Họ kể những câu chuyện hấp dẫn.
Ký ức của chúng ta về bất cứ nơi nào vốn đã gắn liền với những câu chuyện. Một mái nhà kể câu chuyện về những vị khách đặc biệt, ở một nơi đặc biệt, trong một thời điểm đặc biệt làm phong phú thêm những trải nghiệm và mang đến cho nó một lý do để tồn tại.
Một kiến trúc sư được dạy từ rất sớm trong các trường học thiết kế để lên ý tưởng các dự án bằng cách đưa ra một câu chuyện mà theo truyền thống được gọi là một parti.
Một parti giống như một cuốn số quy tắc, bằng cách đó nó cho phép chúng ta nhìn lại khi chúng ta đang bị mắc kẹt trong một mớ phân vân không biết nên làm gì tiếp theo. Nó tổ chức lại những suy nghĩ và hướng dẫn cách tốt nhất để liên hệ giữa câu chuyện với thiết kế của chúng ta.
Các câu chuyện có thể tuôn chảy từ một cái điều gì đó cụ thể – ví dụ, một cây được yêu quý để bảo tồn – hoặc một cái gì đó tổng quát hơn, chẳng hạn như, “Tất cả các căn phòng phải có ánh sáng tự nhiên.” Nó có thể xuất hiện từ yêu cầu cụ thể của khách hàng: “Làm ơn không để cái gì màu trắng” hoặc hình dạng của khu nhà. Nó có thể áp dụng cho mọi cấp độ của các vấn đề thiết kế, thậm chí cho cả việc cải tạo, trang trí những cấu trúc nhỏ.
Tìm kiếm và dẫn dắt những ý tưởng lớn hơn và tạo ra một câu chuyện xung quanh, nó thâm nhập vào mọi quyết định thiết kế với ý riêng của nó.
2. Họ chấp nhận rủi ro.
Chấp nhận rủi ro để làm điều gì đó khác thường là một phần của bất kỳ lĩnh vực sáng tạo nào. Suy nghĩ lại, tưởng tượng lại, thao tác lại và phát minh ra cách thức mới để làm những điều cũ – trong khi các định luật vật lý vẫn áp dụng, thậm chí cả lực hấp dẫn cũng có thể được thử thách. Nói như vậy không có nghĩa rằng mọi thứ đều đòi hỏi sự đổi mới hoặc hành động táo bạo, nhưng nhìn vào một vấn đề thông qua một lăng kính khác thường cho thấy các giải pháp thú vị mà không dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Chắc chắn là cửa ra vào 8-foot sẽ đắt hơn, nhưng hiệu quả nâng cao là một yếu tố thiết kế tiêu chuẩn từ xưa đến nay và được đặc biệt chấp nhận. Cánh cửa cao hơn có thể cho phép nhận ánh sáng nhiều hơn khi phủ kính, và tỷ lệ cân đối của chúng hoàn toàn có thể định hướng lại, không gian nhỏ hẹp, giống như hành lang này, làm cho chúng có vẻ lớn hơn. Tôi sử dụng chúng thường xuyên trong không gian với trần nhà 8-foot nơi cánh cửa được mở ra, nó như thể toàn bộ bức tường đã biến mất.
3. Họ chú trọng các chi tiết.
Kiến trúc tìm cách giải quyết vấn đề từ chính trái tim của mình, nhưng đó là cách để chúng tôi có thể giải quyết những vấn đề đó – chất thơ mà chúng tôi mang đến trong từng giải pháp – tách cái tốt ra từ cái xấu.
Có thể để giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng ở đây các nhà thiết kế đã chọn một cách tối giản nhất, có thể biểu hiện dễ dàng ra bên ngoài. Màu xám của dây cáp thép mỏng không gỉ phù hợp với cầu thang cuốn bê tông, và sự liên kết này là do cố ý và được xem xét kỹ lưỡng.
Chi tiết rất quan trọng bởi vì chúng thường là những điều chúng ta đang cố gắng nắm bắt nhất trên một cơ sở hàng ngày. Có nghĩa là phương tiện để tất cả các thành phần ăn khớp với nhau trong một cấu trúc chính là các chi tiết.
Kiến tạo những gì mà các kiến trúc sư gọi là “một gia đình của các chi tiết” để thống nhất một dự án. Các khuôn mẫu chiều ngang của bức tường bọc gỗ tham khảo các bức tường bê tông dạng tấm mạch bên trái. Mặc dù chúng làm bằng vật liệu khác nhau, những lại có cùng một ngôn ngữ. Điều này cũng có thể áp dụng cho phần cứng sử dụng trong dự án – ví dụ, tất cả các cửa ra vào có thanh kéo bằng thép không gỉ, hoặc tất cả các đường ống nước đều có góc cạnh và làm bằng vật liệu niken.
4. Họ luôn đơn giản hóa.
“Khả năng đơn giản hóa có nghĩa là loại bỏ những thứ không cần thiết để phần cần thiết có thể lên tiếng,” họa sĩ Hans Hofmann nói. Thông thường chúng ta để những hành động phức tạp như một đại diện cho sự thu hút. Kiến trúc sư được đào tạo để tối giản các thành phần cần thiết. Nếu nó không có bất cứ chức năng nào, sự cần thiết của nó nên được đánh dấu hỏi.
+ Hình dạng đơn giản: Thường tiết kiệm chi phí hơn, dễ dàng hơn để xây dựng và trông vẫn bắt mắt nếu không trang trí.
+ Một bảng vật liệu đơn giản: Tối đa hai hoặc ba vật liệu. Đặt ra quy tắc cho cách mỗi vật liệu sẽ được sử dụng. Bằng cách thay đổi dạng của một vật liệu – từ mịn sang thô chẳng hạn – bạn có thể đạt được sự đa dạng mà không phức tạp.
+ Trang trí sắp đặt đơn giản (hoặc không)
+ Cửa sổ đơn giản: Chọn hai kích cỡ cửa sổ – một cho không gian lớn, một cho những chỗ nhỏ.
+ Để lộ một số kết nối giữa các vật liệu. Các mối nối kín thường tốn nhiều chi phí và thời gian chuyên sâu để thực hiện.
5. Họ thiết lập trật tự.
Các nhà thiết kế thích áp dụng các nguyên tắc trật tự lên mọi thứ, ở mọi cấp độ.
Đương nhiên, sự cần thiết của việc thiết lập trật tự phân cấp – Về cơ bản điều đó có nghĩa là bạn phải quyết định xem những gì là quan trọng và có thể trì hoãn những thứ khác vì nó.
Bất kể sức hút mạnh như thế nào, nó luôn quay vòng trở lại với địa thế, nơi mà tôi xác định những đặc tính chủ yếu nào (quang cảnh, địa hình, các cấu trúc khác) là quan trọng nhất.
Trước khi quyết định xem tòa nhà sẽ trông như thế nào (hình dáng), chúng tôi phải nghĩ đến và đặt trình tự các không gian trong tòa nhà, từ nơi công khai nhất đến nơi riêng tư nhất, và quyết định cách chúng ta sẽ đến và trình tự các không gian sẽ bày ra trước mắt.
Cải tiến các nguyên tắc trình tự thường gặp bằng những cấu trúc hiện tại đang thiếu: ánh sáng tự nhiên, khoảng không, sự kết nối với không gian ngoài trời, .v.v.. Đối với một số dự án, tôi thậm chí còn tiến xa hơn đến việc phát triển một rulebook để thiết lặp những module cụ thể, hệ thống lưới, nguyên vật liệu và chỉ dẫn thêm module vào cấu trúc trong tương lai.
6. Họ lặp lại, lặp lại và lặp lại.
Sự lặp lại không đồng nghĩa với sự nhàm chán, thay vào đó nó hợp nhất một thiết kế. Lặp lại khuôn mẫu, nguyên vật liệu, mạng lưới và tỷ lệ là nền tảng của trật tự kiến trúc. Nguyên tắc chủ yếu của sự lặp lại lấy tối thiểu là ba của bất cứ thứ gì để thấy được ích lợi của chúng. Nếu hai là tốt thì ba là tốt nhất.
Sự lặp lại không chỉ có ý nghĩa từ quan điểm kinh tế, mà nó còn cung cấp một điểm tham chiếu và nền tảng để làm nổi bật những gì chúng ta cho là thật sự quan trọng, đặt nền móng cho thói quen tiếp theo của chúng ta.
7. Họ phá vỡ các nguyên tắc.
Điều kiện tiên quyết cho điều này là các thói quen trước đây. Ngay khi chúng ta có một khuôn mẫu của sự lặp lại đã được thiết lập, chúng ta có thể quyết định nên phá vỡ các nguyên tắc ở đâu. Tưởng tượng một loạt các cửa sổ được xếp trên một mạng lưới trật tự. Cửa sổ nào phá vỡ nguyên tắc này sẽ phải được thực hiện bởi một nguyên nhân thật quan trọng và đặc biệt, như góc nhìn ra một tán cây hoặc một tầm nhìn xa xôi.
Với một trật tự lặp lại như là một nền tảng, sự phá vỡ nguyên tắc được tính toán để đảm bảo hàm chứa những ý nghĩa đặc biệt. Sự lặp lại này cũng được cân bằng để giữ cho tổng thể không bị cứng nhắc và đơn điệu.
Chiếc cầu thang này minh họa rõ nét sức mạnh của việc phá vỡ những nguyên tắc. Hãy nhìn vào sự đơn giản trong không gian xung quanh nó.
Theo truyền thống, cầu thang được cấu tạo với dầm cầu thang ở các cạnh bên, ván đứng đóng hộp và một vài sự kết hợp của một tay vịn và lan can.
Nhà thiết kế của chiếc cầu thang này đã xem xét lại từng giả định, phá vỡ các nguyên tắc và biến nó thành một đối tượng của nghệ thuật điêu khắc. Chiếc cầu thang treo xuống từ cấu trúc bên trên, cho phép quan sát quá trình di chuyển lên phía trên bằng cách nhảy bậc từ một bệ bê tông nặng lên một dạng cầu thang nhẹ hơn nhiều.
Những chiếc ván đứng được mở, cho phép ánh sáng cũng như tầm nhìn xuyên qua, và dầm đôi bằng ván ép như là một trụ đỡ cho cầu thàng và lan can.
8. Họ thu hút các giác quan.
Trong khi những hình ảnh hào nhoáng về kiến trúc mà chúng ta sử dụng online hạn chế ý thức của chúng ta về việc quan sát, kinh nghiệm của chúng tôi về kiến trúc thực ra là khá khác nhau. Chúng tôi được dạy rằng như những kiến trúc sư khi nghĩ về tất cả giác quan khi thiết kế.
Mở rộng căn nhà để tham quan cũng quan trọng như là việc che chắn nó khỏi sự ồn ào không mong muốn hoặc mùi hương từ biển cả hay cây tuyết tùng bên cạnh.
Những kiến trúc sư xem xét sự khác biệt trong cảm nhận của bê tông mát mẻ so với gỗ ấm áp dưới chân mình, và tiếng mưa rơi trên mái nhà bằng kim loại.
Để nghĩ về thiết kế từ mức độ kinh nghiệm thường sẽ tiết lộ các cơ hội thiết kế, điều này làm cho cuộc sống trong một ngôi nhà hoặc một không gian trở nên hài lòng hơn. Kiến trúc sư và nhà thiết kế giỏi sẽ nghĩ về ánh sáng và bóng đổ, nơi mà mặt trời chuyển động suốt ngày, hướng đón gió hay âm thanh của khu đô thị, và bằng cách nào để họ có thể làm quen với nó.
Theo HOUZZ/TÚ QUYÊN/DESIGNS.VN
10 Lý Do Nên Trở Thành Kiến Trúc Sư
( 19-06-2016 – 06:59 PM ) – Lượt xem: 13952
Bạn thường tổ chức và sắp xếp mọi thứ theo giai đoạn: Bắt đầu, trung gian, kết thúc và tự hào về tiến trình đó cũng như thấy thật sự hứng thú trong mỗi giai đoạn thực hiện. Bạn cũng sẽ thường xuyên xem đi xem lại những chi tiết và hình ảnh quan trọng của dự án. Một vài dự án có thể kéo dài đến vài năm, hay một số khác bị dừng lại đột ngột. Nhưng bất kể thế nào, mỗi khi hoàn thành trọn vẹn một dự án sẽ thấy cực kỳ hài lòng. Tuy nhiên, sự ám ảnh khi có quá nhiều những dự án, kế hoạch trong cuộc sống sẽ khiến bạn thấy quá tải.
Bạn nhận thấy những người xung quanh không có bất kỳ sở thích nào giống bạn? Đừng lo, vì có thể chỉ đơn giản là bạn đang nghĩ quá nhiều. Nếu bạn vẫn liên tục phải đưa ra những lời giải thích cho những sở thích này thì hãy hiểu rằng tính chủ quan của những dẫn chứng ấy không quan trọng bằng việc bạn hiểu được ý nghĩa của chúng với bản thân mình.
Nhiều người nói rằng họ luôn muốn trở thành kiến trúc sư, nhưng họ không giỏi toán. Tôi không thể đếm được đã bao nhiêu lần tôi nghe về điệp khúc này. Trong thực tế có nhiều kiến trúc sư không hề giỏi toán. Những người giỏi có lẽ đã sử dụng các kỹ năng này để trở thành kỹ sư. Tuy nhiên, sự thật là toán học đã trở thành một trong những trải nghiệm đầu tiên để trở thành kiến trúc sư. Những kiến trúc sư thành công thường nói: ” Tôi biết mình không giỏi Toán và dù không biết chính xác sẽ làm như thế nào, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm ra cách để vượt qua toán học, giải tích, vật lý và kết cấu.Tôi sẽ xây dựng nhóm cộng sự có thể giúp tôi hiểu và vượt qua những khó khăn đó một cách dễ dàng nhất.”
Toán học chỉ là một trong rất nhiều trở ngại mà bạn cần vượt qua trước khi trở thành một kiến trúc sư. Tôi cũng đã từng gặp rắc rối với môn toán, nhưng giờ nhìn lại, nó cũng không quá khó như tôi tưởng.
Bạn thích tìm hiểu về con người, văn hóa và bản sắc dân tộc. Đó là niềm cảm hứng bất tận và bạn luôn tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như: Sự khác nhau của những người quanh bạn là gì? Cuộc sống của họ đang diễn ra khác biệt như thế nào? Những điều kiện địa lý và khí hậu ảnh hưởng đến họ ở mức độ nào? Bằng cách nào mà kinh tế, tôn giáo và tín ngưỡng thay đổi điều kiện sống của họ?…Sau đó bạn nhìn nhận về cách mà kiến trúc bị ảnh hưởng.
Bản thân tôi cũng đã từng đặt những câu hỏi như: Những người dân ở Los Angeles hay New York đã sống thế nào so với những thành phố khác của nước Mỹ? Người Mỹ đã sống như thế nào so với những người ở Châu Âu, Châu Á hay các khu vực khác trên thế giới? Người nghèo đã sống như thế nào so với người giàu? Và những người khuyết tật đã sống và tương tác với môi trường ra sao? Làm thế nào để kiến trúc trở nên thú vị dưới bàn tay con người?
Khát khao đi tìm câu trả lời đã thôi thúc tôi khám phá khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu về con người và môi trường sống của họ.
Công việc của KTS là cung cấp dịch vụ giúp tạo ra một môi trường chức năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Vì vậy, nếu có một nền tảng và sự hiểu biết về nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cũng như sự đa dạng về văn hoá sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.
Bạn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Bạn có thể nhìn, cảm nhận và hiểu được những năng lượng của môi trường. Bạn có sự ràng buộc với những đối tượng, công trình và không gian như khi bạn tiếp xúc với mọi người. Một vài môi trường thậm chí còn ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn mà bạn không thể giải thích tại sao. Bạn cũng có một trí nhớ hoàn hảo với hầu hết những địa điểm hay môi trường bạn từng trải nghiệm.
Khi tôi tham dự kỳ thi cấp phép hành nghề kiến trúc sư, tôi buộc phải tìm hiểu chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực mà tôi có rất ít kinh nghiệm, ít nhất là tại thời điểm đó. Nhưng đến bây giờ nhìn lại, tôi đã trở nên hiểu biết sâu rộng hơn nhiều.
Thiết kế là một việc cần đưa ra quyết định. Những nhà thiết kế chủ động quyết định mọi thứ trong cuộc sống của họ. Mọi quyết định thể hiện cơ hội để thực hành trong quá trình thiết kế.
Mọi người liệu có sẵn sàng hy sinh vài thứ trong cuộc sống để trở thành kiến trúc sư? Có thể đó sẽ là một mối quan hệ, cuộc sống xã hội, kéo dài thời gian sinh viên, tốt nghiệp với một món nợ lớn hay tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, thời gian sẽ là sự hy sinh lớn nhất. Nó sẽ không còn nặng nề nếu bạn biết rõ hướng mà bạn đang đi hay thứ mà bạn sẽ phải hy sinh.
Bạn nhận thấy mình có tính cạnh tranh, linh hoạt, kỷ luật, năng động hay bạn thực sự thích làm việc. Bạn luôn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng nắm bắt nó. Thậm chí là làm việc suốt đêm khi mọi người đã ngủ khi cần thiết, bạn vẫn sẵn sàng.
Đặc biệt, khả năng chịu áp lực (khi cần thiết) là kỹ năng không thể thiếu quan trọng nhất của một kiến trúc sư.
11 Cách Để Trở Thành Một Kiến Trúc Sư Giỏi Hơn
Các KTS thường được biết đến vì sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhiều căng thẳng và ít khi rảnh rỗi. Làm thế nào bạn có thể vừa nghỉ ngơi vừa vẫn cải thiện kỹ năng kiến trúc của mình? Có thể thời kỳ nghỉ phép thậm chí còn cung cấp cho bạn thêm một lợi thế? So với các lĩnh vực khác, ngành kiến trúc nổi bật như một lĩnh vực mà trong đó bạn cần “biết đôi chút về mọi thứ”. Do đó, để sống xứng đáng, chúng ta cũng phải làm một chút mọi thứ, và như người ta nói, chỉ cần dùng chút xíu là đủ. Vì vậy, hãy ghi nhớ, đây là 11 hoạt động, mặc dù không thuộc ngành kiến trúc, giúp bạn trở thành một KTS giỏi hơn.
Các nhà phát triển trò chơi điện tử có quyền tự do khi tưởng tượng và thiết kế cảnh quan đô thị và các không gian ảo. Những trải nghiệm không gian như vậy có thể không bao giờ được thực hiện trong thế giới thực của chúng ta, nhưng vẫn có thể cung cấp một quan niệm hoàn toàn mới về mối quan hệ giữa cơ thể chúng ta và môi trường xung quanh. Chúng có thể thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề không gian của bạn, đặc biệt là khi Thực tế ảo thực sự cất cánh và trở thành một công cụ thông dụng trong mọi công ty kiến trúc.
Tiểu thuyết có thể là cách dễ nhất để con người đặt mình vào vị trí của người khác. Là KTS, đây là một công cụ tuyệt vời để đồng cảm với các quan điểm khác nhau trong xã hội, cũng như hiểu được những trải nghiệm khách quan và những cảm xúc gắn liền với chúng. Một ví dụ tuyệt vời là cuốn “Bệnh nhân người Anh“ của Michael Ondaatje, một cuốn tiểu thuyết với các nhân vật từ một loạt các nền tảng kinh tế xã hội và văn hóa với những ký ức gắn bó chặt chẽ với không gian. Các KTS đôi khi bị cáo buộc là ít hiểu biết về con người, một vấn đề mà tiểu thuyết có thể giúp giải quyết.
Khi chúng ta trải qua căng thẳng, sự buồn bực và thất vọng, nhiều người trong chúng ta cảm thấy một sự thôi thúc chủ yếu để loại bỏ sự mệt mỏi quanh chúng ta: chiếc laptop vô dụng làm chậm quá trình làm việc của bạn, hoặc bóng đèn nhấp nháy khó chịu khiến bạn đau đầu. Hầu hết chúng ta sẽ, khá hợp lý, chống lại sự thôi thúc này; bạn sẽ không trở thành đồng nghiệp được ưa thích nếu bạn ném laptop khắp phòng mỗi khi nó đứng máy. Tuy nhiên, có một sự hài lòng nhất định có được từ việc tách rời mọi thứ một khi chúng đã bị hỏng hoặc không còn được sử dụng. Quan trọng hơn là sự hiểu biết về cách các đối tượng được kết hợp và hoạt động. Mặc dù điện thoại thông minh và lò nướng bánh không tồn tại trên cùng một quy mô như các tòa nhà, nhưng có một số điều cần học hỏi từ các chi tiết lắp ráp. Trong tương lai, khi đó máy in 3D hoặc Kính VR, bạn sẽ là tài sản quý giá nhất của công ty.
Trong quá trình vẽ hoặc chụp và chỉnh sửa một bức ảnh, có ba yếu tố cơ bản cần ghi nhớ: màu sắc, ánh sáng và bố cục. Không có gì đáng ngạc nhiên, những yếu tố này rất quan trọng khi nói đến kiến trúc. Có kinh nghiệm với các thành phần này trong bối cảnh khác có thể cho bạn một lợi thế và một cách khác để tiếp cận quá trình thiết kế. Thêm vào đó, bạn sẽ được làm quen nhiều hơn với các chi tiết xung quanh bạn. Bằng cách dành thời gian để vẽ hoặc sáng tác một bức ảnh cụ thể, người ta quan sát các đặc điểm cẩn thận hơn là chỉ nhìn vào chúng.
Sống trong tự nhiên, tạm thời hoặc lâu dài, là một trong những cách chắc chắn nhất để yêu mến và hoàn toàn trân trọng thế giới tự nhiên của chúng ta. Tác động trên quy mô lớn đi cùng với việc trở thành một KTS có nghĩa là chúng ta đóng một vai trò to lớn trong bảo tồn và duy trì môi trường của chúng ta, trách nhiệm lớn và không thể tránh khỏi đối với tình hình hiện thời của hành tinh chúng ta. Một khía cạnh quan trọng của tính bền vững nằm trong bối cảnh và hiểu được vị trí cụ thể mà tòa nhà đang được thiết kế. Trải nghiệm môi trường trực tiếp phát triển sự tôn trọng sâu sắc hơn về cách các vùng khí hậu khác nhau có khả năng hỗ trợ kiến trúc của chúng ta.
Như được làm rõ với từ “xã hội”, hoạt động này khuyến khích việc tương tác và hình thành mối quan hệ với mọi người, một phần quan trọng của hành nghề kiến trúc. KTS thiết kế không gian cho mọi người thưởng thức và cảm thấy hạnh phúc và an toàn ở trong đó, nhưng để hiểu đầy đủ ý nghĩa của điều này đối với các cá nhân, cần phải hiểu nhu cầu và sở thích của mọi người. Tình nguyện xã hội là một cách tuyệt vời để tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng của bạn, đồng thời có được sự hiểu biết rộng hơn về các nhu cầu không gian khác nhau trong xã hội.
Bây giờ, hãy nghỉ ngơi xứng đáng, và trở lại là một KTS giỏi hơn bao giờ hết.
Theo Archdaily – Dịch và tổng hợp chúng tôi
Muốn Làm Kiến Trúc Sư, Phải Bắt Đầu Từ Đâu ?
Trên trang tin Life of an Architect (Cuộc sống của một 1 kiến trúc sư), câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là :
Tôi muốn làm một kiến trúc sư, vậy phải bắt đầu tư đâu ?
Câu hỏi đến từ rất nhiều người khác nhau, hầu hết là còn rất trẻ, học sinh phổ thông trung học, thậm chí là cơ sở, tuy nhiên câu trả lời thì đều giống nhau. Thông qua bài viết này, chúng tôi giới thiệu tới độc giả bài viết của Bob Borson về những lời khuyên cho những ai đang tự đặt câu hỏi phải bắt đầu từ đâu khi muốn trở thành Kiến trúc sư.
* Bạn có nên tập trung vào Toán không?
* Thế còn vẽ thì sao?
Vẽ là cực kì quan trọng, và đó chắc chắn một điều là bạn phải luyện tập…tuy nhiên đó lại không phải là điều quan trọng nhất.
* Vậy thì hẳn là kĩ năng trình bày ?
Vì vậy, kỹ năng thuyết trình là cực kì quan trọng…nhưng đó cũng không phải là tất cả.
Nếu không phải toán hoặc vẽ, và cũng chẳng phải là kĩ năng thuyết trình, vậy đó là điều gì ?
Chính xác thì những con người đam mê muốn trở thành kiến trúc sư phải bắt đầu từ đâu ?
Câu trả lời đơn giản và rõ ràng đến giật mình : Kĩ năng quan trọng nhất nếu quan tâm đến việc trở thành kiến trúc sư là khả năng quan sát thế giới xung quanh và sau đó trở nên có khả năng thấu hiểu, khớp nối những điều mà bản thân thích. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại là một trong số những điều quan trọng nhất mà một nhà thiết kế trẻ có thể hình dung ra…và điều này không thể cải thiện mà không mất thời gian, vậy thì tại sao lại không bắt đầu từ ngay bây giờ??
Sự khác biệt giữa làm điều tốt và làm điều vĩ đại không phải là do kĩ năng thiết kế, đó là khả năng của KTS để tạo ra mối liên hệ mang tính cá nhân với khách hàng, giải quyết xuyên suốt vấn đề bằng các điều kiện tương tự ngoại suy, chuẩn hóa toàn bộ quá trình và sau đó hiểu rõ tại sao một vài giải pháp thành công trong khi những cái khác thì không. Điều cuối cùng thường bị các nhà thiết kế trẻ bỏ qua, không phải vì do sự bất cẩn, mà đơn giản là do mức độ kinh nghiệm, có khả năng hiểu được tại sao bạn đã làm điều gì cho phép nhân đôi thành công mà không phải lặp lại giải pháp.
Điều đó không bao giờ là rõ ràng đối với tôi, đương nhiên không phải khi đang học ở trường Trung học hoặc Cao đẳng, rằng tôi nên nghĩ về khả năng thấu hiểu tại sao tôi thích hoặc không thích điều gì. Tôi có thể nhớ chính xác khi tôi còn ở trường kiến trúc tôi nghĩ tôi nên làm điều này hoặc điều kia với một thiết kế ” đơn giản vì trông nó tuyệt vời “. Trong khi có thể thực tế là tuyệt vời, là chủ quan đối với một cá nhân đang thực hiện việc đánh giá. Có điều rất dễ hiểu là chỉ bởi vì tôi thích điều gì, không có nghĩa mọi người sẽ thích, cái này thì cần phải có kiến thức và sự hiểu biết. Nếu bạn không thể lý giải lại tại sao cái này tốt hơn, có lẽ bạn nên thử và tạo ra trong đồ án của bạn.
—* Dịch: BM Lý thuyết và lịch sử kiến trúc* Biên tập: An Du – Tạp chí Kiến trúc TCKT.VN
Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Điều Mà Những Kiến Trúc Sư Và Nhà Thiết Kế Thành Công Thường Làm trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!