Bạn đang xem bài viết Ba Cách Giải Quyết Đầy Hơi Cho Trẻ Nhỏ Hiệu Quả Tức Thì được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BA CÁCH GIẢI QUYẾT ĐẦY HƠI CHO TRẺ NHỎ HIỆU QUẢ TỨC THÌ
Hằng ngày, bé yêu của bạn dễ dàng mắc phải đầy hơi, khó tiêu do cơ địa hoặc do sai lầm của mẹ trong chế độ ăn uống. Khi bị đầy bụng, bé sẽ vô cùng mệt mỏi, khó chịu và bứt rứt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ hãy an tâm, với những hướng dẫn giải quyết đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ mang lại hiệu quả cao và an toàn.
Những biểu hiện ban đầu
Trước hết, mẹ cần nắm được những biểu hiện của tình trạng đầy bụng để có thể tự “bắt bệnh” cho bé yêu. Bé sơ sinh bị đầy bụng thường có một, một vài hoặc tất cả những biểu hiện. Cách chữa đầy bụng cho mẹ đang nuôi con nhỏ rất đơn giản, chỉ từ những loại thực phẩm thường ngày như tỏi hay lá trầu không đều hữu dụng ngay tức khắc.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nhiều nhất là trong 3 tháng đầu đời của bé. Tình trạng này sẽ ghé thăm thường xuyên hơn khi bé bắt đầu ăn dặm.
Không tiêu hóa được các loại protein trong thực phẩm và sữa
Quá tải đường lactose từ sữa
Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ
Giải quyết đầy hơi cho bé
Hoạt chất Simethicone-không có tác dụng phụ: cho bé dùng kết hợp sản phẩm hỗ trợ chống đầy hơi ọc sữa giúp cải thiện tình trạng của bé tốt hơn. Thuốc giảm đầy hơi ọc sữa dạng giọt, thích hợp dùng cho bé với ống nhỏ giọt vệ sinh, tiện lợi. Sản phẩm chứa hoạt chất Simethicone, hương dâu, dạng nhũ dịch dễ uống, an toàn cho trẻ sơ sinh vì hoạt chất không hấp thu vào máu.
Dùng tỏi: Cụ thể với trẻ bị chướng bụng, đầy hơi chỉ cần mẹ nướng một củ tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé khoảng 10-15 phút sau bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Lưu ý không đặt trực tiếp tỏi nóng lên da bé vì có thể gây bỏng.
Với bé lớn hơn có thể cho bé uống nước tỏi. Dùng khoảng 30gr tỏi, bỏ vỏ rồi giã nát và trộn với khoảng 10gr đường phèn. Để khoảng 15 phút rồi cho thêm 100ml nước ấm hòa tan đường phèn tỏi. Sau đó chắt lấy nước cốt và uống 2 lần/ ngày. Chỉ với vài lần áp dụng như vậy chứng đầy bụng, chướng hơi của bạn sẽ giảm đi rõ rệt.
Chữa đầy bụng bằng lá trầu không: Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 100gr lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Đồng thời lá trầu cũng có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ…
Để chữa chướng bụng đầy hơi cho bé sơ sinh mẹ có thể dùng lá trầu không hơ nóng và vuốt bụng cho bé, vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới. Với trẻ lớn, dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ hết chướng bụng.
Simethicone không hấp thu vào máu, không gây tác dụng phụ toàn thân.
http://www.thuocucchau.com/thong-tin-bo-ich/air-x-dropsgiot-hon-dich-uong-ho-tro-giam-oc-sua-o-tre-nho-do-day-hoi.html
5 Cách Chữa Chướng Bụng Đầy Hơi Ở Trẻ Nhỏ Hiệu Quả Tức Thì
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên bé thường gặp phải biểu hiện đầy hơi và chướng bụng. Để cải thiện tình trạng này cho bé ngay tại nhà, cha mẹ có thể áp dụng 5 cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ sau đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng chướng hơiTheo các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa cho biết, trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi và chướng bụng hơn người lớn. Nguyên nhân là do trẻ khóc nhiều dẫn đến nuốt lượng lớn không khí vào bụng. Khi đó, trẻ bị đầy hơi với biểu hiện như trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, bụng ậm ạch và có cảm giác no nên khiến bé không muốn ăn hoặc bú sữa.
Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất và dẫn đến chậm phát triển. Do đó, khi thấy trẻ đầy bụng, cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây đầy hơi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, nguyên nhân trẻ bị đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là do:
Chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ do thói quen ăn uốngTrẻ bị đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Trên thực tế, nhiều mẹ thường cho con trẻ ăn dặm sớm trước 5 – 6 tháng tuổi và ăn cơm sớm trước 1 tuổi khi con chưa mọc đủ răng hàm. Bên cạnh đó, một số mẹ có thể cho con ăn một số loại thức ăn mà cơ thể bé chưa đủ men để tiêu hóa.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Vì các loại đồ ăn này khi vào cơ thể trẻ không được chuyển hóa sẽ ứ đọng lại trong dạ dày và đường ruột. Khi đó, vi khuẩn trong hệ đường ruột sẽ lên mên và gây sinh khó dẫn đến căng trướng bụng.
Chưa kể đến, việc các mẹ cho con ăn quá nhiều trong một bữa ăn hoặc ăn các bữa gần sát nhau sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải. Ở một số trẻ có hệ tiêu hóa kém thường rất dễ bị nôn, ợ chua, đầy hơi và chướng bụng.
Bên cạnh đó, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng chính là tác nhân dẫn đến chứng chướng bụng, đầy hơi ở con trẻ. Ngoài ra, trẻ bị đầy bụng có thể là do ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn. Những thức ăn này khi vào cơ thể sẽ sinh hơi và chướng bụng.
Chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ do bệnh lýỞ một số trẻ khác, đầy hơi, chướng bụng có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa. Trẻ có thể mắc phải các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản với biểu hiện nôn trớ. Dấu hiệu này thường rất dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng đầy hơi. Vì thế, nếu cha mẹ không phân biệt được sẽ dẫn đến điều trị sai và khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là do trẻ bị tiêu chảy dẫn đến mất chất điện giải và gây đầy hơi, trướng bụng. Mặt khác, chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ có thể là do các bệnh lý sau gây nên:
Táo bón: Phân bị ứ trong hệ đường ruột nên vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng khiến bụng trẻ đầy hơi dẫn đến chướng bụng
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Theo một số nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi thì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt giun sán khá cao
Hội chứng đại tràng, ruột kích thích: Căn bệnh này làm hơi chứa lâu trong đường ruột làm cho bụng của trẻ bị chướng to vì đầy hơi
Phình đại tràng bẩm sinh: Đây cũng là căn bệnh gây chướng bụng đầy hơi ở trẻ
Không dung nạp đường lactose hoặc tinh bột: Những đứa trẻ nằm trong nhóm này thường có nguy cơ mắc phải triệu chứng chướng bụng, đầy hơi
5 cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ hiệu quảKhi trẻ bị chướng bụng đầy hơi, cha mẹ cần theo dõi tâm trạng và hoạt động của trẻ. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt hoặc bỏ bú hay khó ngủ kèm theo biểu hiện sốt, phân có lẫn máu,… cha mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Bởi đây không chỉ là triệu chứng chướng bụng đầy hơi đơn thuần mà rất có thể bé mắc phải bệnh lý nào đó, cần điều trị sớm.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vẫn vui vẻ và không có bất kỳ biểu hiện lo lắng nào, cha mẹ có thể áo dụng các cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ sau đây để cải thiện tình trạng bệnh.
Massage bụng cho trẻĐể giảm lượng hơi trong dạ dày và kiểm soát triệu chứng chướng bụng khó chịu ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng biện pháp massage vùng bụng cho con.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
Mẹ dùng các đầu ngón tay đặt lên bụng con
Sau đó, xoay tròn các đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của trẻ
Thực hiện 8 – 10 lần để cải thiện triệu chứng căng trướng bụng ở trẻ
→ Lưu ý: Trong quá trình massage, cha mẹ có thể thêm một ít dầu lên tay để khi chạm vào da con không gây ma sát khiến bé bị đau. Đồng thời, để tăng tính hiệu quả, các mẹ nên thêm 1 – 2 giọt tinh dầu trầm lên bụng trẻ rồi tiến hành massage. Không nên massage khi trẻ vừa mới ăn xong.
Uống nước ấm ngâm vỏ quýt và camTheo Đông y, vỏ quýt và cam khi phơi khô có tác dụng chữa chứng tiêu chảy, ợ nóng, khó tiêu và đầy bụng. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên này để làm giảm tình trạng đầy hơi ở trẻ.
Cách làm như sau:
Sử dụng vài vỏ cam và quýt khô đem rửa sạch bằng nước ấm
Tiếp theo thái mỏng và cho vào cốc nước sôi, đậy nắp hãm từ 15 – 20 phút
Sau đó lọc lấy nước và cho trẻ uống khi còn ấm
Uống nước lá tía tôTheo Y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, có tác dụng giải độc, hạ khí, tiêu ích và phát tán phong hàn. Do đó, mỗi khi trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, cha mẹ có thể dùng nước lá tía tô cho bé uống để cải thiện triệu chứng khó chịu này.
Cách thực hiện sau đây:
Dùng 30 gram lá tía tô đem rửa sạch và ngâm nước muối
Sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt rồi đem đi hấp cách thủy
Cho con uống nước thuốc khi còn ấm để tăng tính hiệu quả
Uống nước gừngGừng có tính ấm, có tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa. Bên cạnh đó, các tinh chất chứa trong nguyên liệu tự nhiên này còn có công dụng giải độc và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chính vì thế, mỗi khi con bị chướng bụng, đầy hơi, cha mẹ có thể cho bé ngậm vài lát gừng hoặc uống nước trà gừng để làm giảm thiểu tình trạng bệnh.
Cách làm đơn giản như sau:
Sử dụng 10 gram gừng khô đem hãm với 100ml nước đun sôi
Sau đó, lọc lấy nước và cho con trẻ uống khi còn ấm
Dùng củ hành hoặc tỏiĐể cải thiện triệu chứng đầy hơi và chướng bụng ở con trẻ, phụ huynh có thể nướng một củ hành hoặc tỏi rồi cho vào miếng vải và đặt lên bụng trẻ. Cách làm này giúp làm giảm triệu chứng đầy bụng ở trẻ khá tốt. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý, không đặt trực tiếp hành hoặc tỏi lên bụng trẻ để tránh gây bỏng da.
Ngoài các cách điều trị này, cha mẹ có thể giảm tình trạng đầy bụng cho con bằng cách chườm nóng, cho trẻ bú đúng tư thế hoặc giúp bé ợ hơi ra ngoài sau mỗi bữa ăn.
Đầy Hơi Ở Trẻ Nhỏ
Đầy hơi ở trẻ nhỏ – Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
09 Sep 2023
Đầy hơi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là triệu chứng thường gặp vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên thường gặp như : chướng bụng, ợ hơi, trớ, nấc cụt. Điều này khiến rất nhiệu ông bố, bà mẹ lo lắng và không biết phải xử lý như thế nào…
Ở bài viết sau đây phòng khám Pasteur sẽ chỉ rõ những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị đầy hơi ở trẻ nhỏ để mọi người có thêm kiến thức và khắc phục được tình trạng này đối với con em mình khi mắc phải…
1/ Đầy hơi ở trẻ em là gì
Trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi hơn người lớn bởi bé khóc nhiều, khi khóc bé sẽ nuốt nhiều không khí và tạo thành nhiều hơi trong bụng. Trẻ nhỏ khi bị đầy hơi sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, bụng bé ậm ạch và lúc nào cũng lưng lửng nên bé không muốn ăn, bú sữa. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
2/ Dấu hiệu đầy hơi ở trẻ
+ Bụng bé căng tròn sau khi ăn 1-2 giờ
+ Vỗ nhẹ vào bụng sẽ phát ra âm thanh như gõ trống
+ Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn
+ Quấy khóc sau khi ăn
+ Có thể lười bú và biếng ăn
+ Đi tiêu bón hoặc lỏng
+ Không “đánh rắm” như bình thường
3/ Những nguyên nhân gây nên
Một số những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bị ợ hơi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh như:
+ Bé nuốt phải hơi khi bú hoặc ăn quá nhanh
Đầy hơi do lượng khí trong đường ruột ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không chỉ đơn giản là một nguyên nhân cụ thể, vì có nhiều cách khác nhau để khí có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của trẻ.
+ Khẩu phần ăn của bé
Khẩu phần ăn dặm của bé có quá nhiều tình bột. Nhiều mẹ cho con ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (trước 1 tuổi khi chưa mọc đủ răng hàm) hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng trướng căng.
+ Ép cho ăn quá nhiều
Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Nếu bị ép ăn quá nhiều một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau, chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống
+ Không thể tiêu hóa hết đường Lactose trong sữa do thiếu men Lactase
Một sự thiếu hụt tạm thời để sản xuất đủ lượng enzyme “lactase”, cần thiết cho việc tiêu hóa “lactose” là một lời giải thích cho một số trường hợp nhiễm colic hoặc trẻ sơ sinh
+ Thực ăn và dị ứng thực phẩm
+ Bé uống nhiều kháng sinh , hơn 14 ngày, làm chết vi khuẩn có lợi trong đường ruột
+ Mắc 1 số bệnh đường tiêu hóa
4/ Biện pháp phòng tránh đầy hơi cho bé
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé
Khi bú bình nên cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ
Dùng loại sữa bổ sung Probiotic trong trường hợp cần thiết
Cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục
Giảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm
5/ Cách chữa đầy hơi cho trẻ
+ Massage bụng cho trẻ
Xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ sau khi ăn hoặc bú sẽ giúp bé thoát khỏi tình trạng đầy bụng nhanh chóng
+ Cử động chân bé giống đạp xe
Đặt bé nằm ngửa sau đó lấy 1 chân bé kéo ngược nhẹ nhàng lên ngực rồi đẩy xuống đồng thời đẩy chân kia lên. Cử động này giống như bé đang đưa chân đạp xe, có thể giảm được khí trong bụng
+ Dùng hành, tỏi
Nướng 1 củ hành hoặc tỏi, bỏ vào trong miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Một lúc sau, bé xì hơi được và đỡ đầy bụng
+ Chườm nóng
Làm ấm 2 chiếc khăn tay. Gấp một chiếc lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc thứ 2 quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận để quấn không quá chặt, không quá nóng
+ Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé bị đầy bụng, tiêu chảy, táo bón do loạn khuẩn, nhiễm khuẩn, và dùng kháng sinh..
+ Cho bé bú đúng tư thế
Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú. Hãy luôn giữ đầu cho bé cao hơn so với dạ dày . Cách này sữa trôi xuống đáy dạ dày, khì thừa nằm ở trên và trẻ dễ dàng ợ ra hơn
+ Cho bé uống nước
Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung 1 lượng nước cần thiết cho bé
….
Từ khóa : Đầy bụng trẻ sơ sinh, bé bị đầy hơi, đầy hơi trẻ sơ sinh
10 Cách Giải Quyết Đầy Hơi Chướng Bụng Hiệu Quả Ngay
1. Viên nhai giảm đầy hơi chướng bụng
Viên nén chứa Simethicone 120mg giúp điều trị sự ứ hơi trong ống tiêu hóa.
Simethicone làm giảm sức căng bề mặt của các bóng hơi trong niêm mạc ống tiêu hóa, làm xẹp các bóng khí này, trợ giúp cho sự tống hơi của ống tiêu hóa làm giảm chướng bụng. Simethicone là một chất không có độc tính, trơ về mặt hóa học và được dung nạp tốt. Vì vậy tiện dụng cho điều trị, ngăn ngừa những cảm giác khó chịu vì ứ hơi trong đường tiêu hóa và chướng bụng. Simethicone còn có tác dụng làm ngắn đi thời gian di chuyển của hơi dọc theo ống tiêu hóa.
2. Chườm nóng chữa đầy hơi chướng bụng
Hơi nóng sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong ruột, giảm các cơn đau bụng âm ỉ do hiện tượng đầy hơi, chướng bụng gây ra.
Bạn lấy một chai nước nóng hoặc nhúng một cái khăn sạch vào trong nước nóng (vắt cho ráo nước) chườm lên bụng. Khi khăn nguội lại bỏ ra nhúng vào nước nóng và tiếp tục chườm. Thực hiện khoảng 20 phút sẽ thấy dễ chịu hơn.
3. Mẹo chữa đầy hơi bằng bạc hà
Bạc hà có thể giúp giảm đầy hơi bằng cách làm thư giãn các cơ co bóp trong ruột, qua đó giúp cho khí và chất thải di chuyển nhanh hơn. Bạn có thể tận dụng đặc tính tuyệt vời này của bạc hà theo nhiều cách khác như:
Dùng từ 2 – 3 tách trà bạc hà mỗi ngày. Khi sử dụng lấy 1 muỗng lá bạc hà hãm với 150ml nước sôi, sau 15 phút có thể dùng ngay.
Nhai sống vài lá bạc hà kết hợp uống 1 ly nhỏ nước táo mèo lên men trong bữa ăn có công dụng giảm đầy hơi, chướng bụng, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
4. Massage trị đầy hơi, giảm chướng bụng
Khép sát các ngón tay lại, đặt bàn tay ngang ngay sát dưới rốn. Sau đó ấn nhẹ và xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ liên tục trong 3 phút. Sau đó đổi chiều xoa và lặp lại động tác tương tự.
Động tác massage này có tác dụng tích cực trong việc thư giãn dạ dày, giảm sự tích tụ khí và chất lỏng trong bụng, kích thích nhu động ruột co bóp và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
5. Chữa đầy hơi tại nhà bằng gừng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, gừng có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa. Điều này có thể giúp dạ dày được làm trống nhanh hơn, tạo điều kiện cho khí di chuyển xuống ruột non, từ đó giúp bạn giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, giảm đau trong các trường hợp bị nhiễm trùng trong đường ruột.
Cách 1: Hãm vài lát gừng cho vào 100ml nước sôi. Để 10 – 15 phút sau gạn lấy nước uống dần.
Cách 2: Đun sôi 200ml nước rồi cho 1 muỗng gừng bằm nhuyễn vào, nấu thêm 5 phút nữa. Lọc lấy nước cốt gừng, thêm 1 muỗng mật ong và 2 muỗng nước cốt chanh, quậy đều hỗn hợp. Chờ cho nguội bớt nhấp từng ngụm nhỏ.
6. Khắc phục chướng bụng đầy hơi bằng trà hoa cúc
Cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà nhanh nhất với hoa cúc đó chính là thưởng thức một tách trà được pha chế từ hoa cúc. Bạn chỉ cần lấy một ít hoa cúc khô hoặc tươi cho vào ấm pha trà, sau đó chế nước sôi vào, đậy nắp kín lại để 15 phút là đã có ngay một ly trà thơm mát để thưởng thức.
Hoa cúc có đặc tính chống viêm tự nhiên. Nó cũng giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột và giảm khí, hỗ trợ thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn.
7. Trị đầy hơi bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng làm sạch đường ruột, giảm khí trong dạ dày. Ngoài ra, nó cũng cung cấp các enzym hữu ích trong việc kích thích tiêu hóa, giúp loại bỏ cảm giác nặng bụng khó chịu.
Bạn hãy pha 1 thìa cà phê giấm táo với nước ấm để uống
Nên dùng trước các bữa ăn chính để đạt được hiệu quả tốt nhất.
8. Cải thiện chứng chướng bụng, đầy hơi với quế
Quế là loại gia vị thông dụng nổi tiếng với tác dụng chữa chướng bụng đầy hơi. Thêm quế vào trong các món ăn hàng ngày không chỉ kích thích vị giác, thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp đào thải bớt lượng khí ga còn tồn đọng trong dạ dày, mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
Quế giúp chữa chướng bụng đầy hơi bằng cách kích thích tiêu hóa.
Đun sôi 250ml nước, thêm 1/2 thìa cà phê quế vào nấu thêm 5 phút. Gạn lấy nước uống sau bữa ăn. Hoặc thêm 1/2 thìa bột quế vào trong ly sữa ấm uống khi bị chướng bụng, đầy hơi.
9. Giải quyết chướng bụng đầy hơi nhanh với tỏi
Tỏi chứa allicin – một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, qua đó cải thiện khả năng tiêu hóa, giảm lượng khí được sinh ra do thức ăn nằm lâu ở dạ dày. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn rất giàu chất chống oxy hóa và các yếu tố giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách 1: Bạn gói tỏi vào trong giấy bạc, đem nướng chín. Chờ cho tỏi nguội bớt mang đặt lên trên rốn kết hợp massage bụng 5-10 phút sẽ giúp giải phóng lượng hơi tích tụ trong bụng.
Cách 2: Lấy 1 thìa nước cốt tỏi pha với nước ấm uống mỗi ngày 2 lần.
Cách 3: Dùng 2 tép tỏi, 1 ít tiêu đen và hạt thì là pha với nước sôi như hãm trà. Lọc lấy nước uống để chữa chướng bụng đầy hơi.
10. Bí quyết chữa đầy hơi tại nhà bằng lá ổi
Hoạt chất tanin trong lá ổi có tác dụng làm se niêm mạc ruột, làm giảm dịch nhầy trong dạ dày. Chất này cũng có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn xấu sản xuất ra khí trong đường ruột.
Sử dụng lá ổi để chữa đầy hơi, chướng bụng cho người lớn và trẻ em. Dùng 7-10 lá ổi non, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Say nhuyễn lá ổi với 1 ly nước. Lọc lấy nước cốt chia uống 2 lần trong ngày.
7 Cách Giải Rượu, Bia Nhanh, Hiệu Quả Tức Thì
Khi say rượu rất khó chịu, bạn cảm thấy nôn nao, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn không dứt, không thể làm được gì thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe.
Những cách giải rượu bia theo dân gian sẽ giúp bạn thoát khỏi điều đó nhanh chóng và hiệu quả.
1. Uống trà gừng và chanh
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng sau cho vào một ly trà pha một lát chanh.
Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu. Gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.
Nếu thích có thể cho thêm vào nước trà gừng nóng một thìa mật ong để hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Nước trà gừng+chanh giúp giải say rượu cực nhanh. 2. Uống nước dừa
Nước dừa giúp bù đắp lượng nước cho cơ thể vì chúng chứa nhiều các chất điện phân quan trọng như kali và natri.
Loại nước uống có vị ngọt ngào này lại rất mát. Uống một ly nước dừa tươi vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một đêm mệt mỏi vì đã quá chén.
3. Uống nước chanh, cam tươi
Dùng chanh tươi là phương pháp giải rượu truyền thống mà nhiều người thường dùng. Bạn có thể lấy một quả chanh thái lát mỏng hoặc vắt lấy nước cốt chanh pha vào một chút nước ấm rồi thêm đường. Phương pháp lấy nước uống giải rượu này đơn giản và hiệu quả cao.
Nươc chanh và cam tươi cũng giúp giải rượu tuyệt vời.
Chanh và các loại trái cây có múi có khả năng giúp cơ thể giải độ cồn trong rượu bia nhanh hơn. Nếu uống 1 ly nước chanh hoặc cam có pha mật ong, khi tỉnh dậy sẽ thấy tỉnh táo và ít khát nước hơn.
Ngoài ra, theo phương pháp dân gian, trước khi uống rượu, lấy một miếng chanh, hoặc vôi chà xát chúng vào nách cánh tay cầm cốc của mình rồi thả vào đồ uống. Cách làm này đem lại hiệu quả bất ngờ.
4. Cà phê đậm đặc và nước chè
Uống cà phê là cách giải rượu đơn giản nhưng hiệu quả. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
Ngoài ra, cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải say bia rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axit tanic khử được chất cồn trong rượu.
5. Uống nước ép cà chua
Nước ép cà chua giàu kali, canxi, natri rất tốt trong giải rượu.
6. Ăn cháo trắng
Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, canxi, natri…
Cách giải ngộ độc rượu đơn giản và dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.
7. Uống nước ép mía
Cháo là một món giải rượu rất hiệu quả. Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng để các anh ăn, ăn càng nóng càng tốt.
Cháo sẽ giúp người say tỉnh táo và lấy lại sức khỏe nhanh chóng.
Vị ngọt mát tự nhiên của mía có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.Tính lạnh, vị ngọt mát tự nhiên của mía có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thụ và giải rượu. Ngoài ra, mía còn cung cấp lượng đường và nước cho cơ thể do uống nhiều bia rượu.
Tuy nhiên, khi say rượu mọi người nên dùng mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện.
Vì vậy, mỗi người nên tự biết “tửu lượng” của mình và uống rượu ở một chừng mực nhất định, không nên để say, mất kiểm soát khiến những ngày vui vẻ lại trở nên mất vui.
Bên cạnh đó, sau khi uống rượu, bia, người uống không nên tự điều khiển ô tô hoặc xe máy, tốt nhất là nhờ bạn bè, người thân đưa về hoặc đi taxi về nhà.
Đó là cách tốt nhất bảo đảm an toàn cho bản thân và những người khác.
(Người Đưa Tin)
Cách Giải Rượu Bia Đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tức Thì
1. Cách giải rượu bằng uống nước gừng tươi
Uống nước gừng tươi có vị nóng giúp lưu thông mạch máu, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Ngoài ra, uống nước gừng còn giúp giữ ấm cho cơ thể có tác dụng chống say xe, trúng gió, cảm, cơ thể mệt mỏi… Thái một củ gừng tươi khoảng 60gr thành từng lát mỏng sau đó cho vào một ly nước ấm cùng với một thìa mật ong để hấp thụ nhanh giúp giải say rượu.
5. Uống nước ép mía 6. Nước Trà xanh
Trong nước chè xanh có chứa axit tanic giúp khử chất cồn trong rượu. Vì thế người say rượu uống một cốc chè xanh thật đặc là cách giải rượu bia nhanh nhất, giúp hết buồn nôn và dạ dày dịu hơn rất nhiều. Uống nước trà xanh là cách giải rượu còn làm cho các cơ bắp giãn ra, tạo sự thoải mái, giảm cơ đau đầu vì say rượu.
7. Cách giải rượu bằng đỗ xanhTheo dân gian, nước đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan và có công dụng giải độc. Vì vậy, Khi bị say rượu, nên ăn ngay một bát cháo đậu xanh, bạn nấu loãng thôi và sử dụng khi vẫn còn nóng. Nó sẽ giải rượu nhanh, hiệu quả mà lại không còn cảm giác mệt mỏi nữa vào buổi sáng hôm sau. Hoặc bạn có thể đem nấu đậu xanh, lấy nước uống cũng rất hiệu quả.
8. Cách giải rượu bằng đậu đen 9. Giải rượu bằng nước bưởi 10. Giải rượu bằng nước dừa 11. Giải rượu bằng cách ăn chuối
là loại trái cây giúp giải rượu cực đỉnh, đây cũng là phương pháp chữa say nhanh chóng, an toàn và khá tiết kiệm. Trong rượu, bia chứa nhiều lượng kali, vì vậy ăn 1- 2 quả chuối hoặc các loại trái cây giàu kali sẽ giúp thanh lọc máu, nhuận phổi và có tác dụng giải rượu nhanh chóng. Bạn cũng có thể làm sinh tố chuối như sau: Cho một trái chuối, nửa ly sữa và một muỗng mật ong vào máy xay sinh tố. Xay hỗn hợp thành dung dịch lỏng để uống
13. Nước cóc éplà loại hoa quả chứa nhiều vitamin C nhất, uống nước cóc ép có tác dụng giã rượu rất tốt. Dùng máy ép lấy nước cóc rồi cho vào một ít muối uống cho đỡ chua. Bạn chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu và không nên uống vào sáng hôm sau vì chúng sẽ không tốt cho dạ dày
14. Uống nước củ cải trắngtươi 0,5 kg rửa sạch, gọt vỏ vắt lấy nước, sử dụng uống thay trà. Hoặc nước vắt củ cải trắng thêm đường cát trắng lượng vừa để uống. Mỗi lần 1 ly, uống liền vài lần, có tác dụng giải rượu và khử mùi rượu.
15. Uống nhiều nước lọcKhi bị say rượu bia cơ thể chúng ta sẽ bị mất một lượng nước đáng kể. Chính vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng lấy lại lượng nước đã mất bằng cách uống thật nhiều nước lọc, đồng thời pha loãng rượu trong cơ thể. Có tác dụng làm giảm nồng độ cồn trong người, giúp bạn tỉnh táo hơn. Lưu ý: Bạn không dùng nước tăng lực hay nước ngọt có gas sau khi uống bia vì chúng sẽ làm tăng hàm lượng carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.
Lời khuyên để tránh say rượu
Hãy biết lựa sức mình, uống vừa đủ, tránh việc uống quá nhiều và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Biết nói lời từ chối khéo léo khi cần thiết để tránh việc bị chuốc say
Đặc biệt, không nên uống bia rượu khi bụng đang đói vì nó dễ khiến bạn bị say và dễ bị đau dạ dày.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ba Cách Giải Quyết Đầy Hơi Cho Trẻ Nhỏ Hiệu Quả Tức Thì trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!