Bạn đang xem bài viết Bé 3 Tháng Chậm Tăng Cân Do Thói Quen Không Ngờ Tới Của Mẹ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện được 3 tháng 1 tuần tuổi, lúc mới sinh nặng 3.3kg (bé gái). Bé bú mẹ hoàn toàn nhưng bú không nhiều. Tháng đầu tiên bé tăng 800g, tháng thứ 2 tăng 500g, tháng thứ 3 tăng 400g. Hiện tại bé nặng 5,1kg. Bác sĩ cho em hỏi, bé tăng cân chậm như vậy có phải đang bị suy dinh dưỡng không ạ? Có biện pháp nào cải thiện không ạ? Mong bác sĩ tư vấn, em xin cảm ơn.” (Thảo Ngọc, Quảng Ninh).
1. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng chậm tăng cân
Do mẹ không đủ sữa để nuôi con nên khiến bé thiếu chất dinh dưỡng: Thực tế có rất nhiều bà mẹ bị ít sữa hoặc không có sữa, trong khi mỗi ngày bé phải bú ít nhất 5 lần trở lên, mỗi lần cũng hơn 100ml sữa mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của trẻ. Nếu sữa mẹ tiết ra quá ít sẽ không đủ sữa để con phát triển.
Do bé chỉ bú được lớp sữa đầu của người mẹ: Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại, đó là sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là lượng sữa chảy ra nhanh ngay khi bé bú mẹ. Trong quá trình đó, đã kích thích cơ thể mẹ sản sinh ra các hormone oxytocin khiến sữa chảy ra tiếp gọi là sữa sau. Đặc biệt sữa sau thường “đặc” hơn do chứa nhiều dưỡng chất. Cho nên nếu bé có thói quen bú ít sẽ không được nhận lớp sữa sau nên cân nặng cũng tăng chậm hơn.
Phương pháp nuôi con: Bé 3 tháng tuổi không tăng cân cũng có thể do phương pháp nuôi con của mẹ quá cứng nhắc. Ví dụ như tuân thủ máy móc về thời gian cho bé bú mà không cho ăn theo nhu cầu của bé. Như thế, cứ đúng giờ bé mới được bú sữa mẹ hoặc khi con đang ngủ lại bắt bé bú… Chính điều đó khiến bé nhận được ít dinh dưỡng hơn so với nhu cầu thực. Thậm chí khiến bé mệt mỏi, quấy khóc.
Do bé 3 tháng mắc các vấn đề nào đó về đường ruột như bé đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá… cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
Do mẹ sử dụng sữa công thức: Một vài trẻ có cơ địa đặc biệt nên không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Từ đó gây dị ứng, táo bón, tiêu chảy, khó hấp thu được các chất.
Ngoài ra nếu mẹ không bổ sung đủ lượng sữa mỗi ngày cho bé, cho bé ăn quá ít trong khi nhu cầu thì lớn, hiển nhiên bé sẽ không thể phát triển tốt được.
2. Cách giúp bé tăng cân đều đặn theo từng giai đoạnĐảm bảo cho con bú đúng và đủ
Bé 3 tháng tuổi thì nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ cần cho bé bú đều đặn để bé nhận được đủ lượng sữa cần thiết. Cho bé bú tầm 6-10 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3 giờ, gồm cả ban đêm mẹ cũng cần cho bé bú để đủ chất.
Với các bé uống sữa công thức, mẹ cần chọn loại sữa có thành phần phù hợp với độ tuổi của bé. Ưu tiên chọn sữa dễ tiêu hoá và không chứa thành phần lactose sẽ giúp bé hấp thu và phát triển tốt hơn.
Cho bé ngủ đủ giờ giấc
Ở những tháng đầu đời, đa phần thời gian trẻ sẽ ngủ và ăn. Do đó, mẹ hãy để bé ngủ theo đúng nhu cầu của mình, không nên ép bé thức ngày ngủ đêm. Đồng thời cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ của con, tránh môi trường ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài ra, vào ban đêm cũng không cho bé thức quá muộn.
Massage cho bé
Massage giúp bé cảm thấy dễ chịu, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Không chỉ vậy, các động tác massage giúp cải thiện tiêu hoá, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp bé tăng cân đều đặn.
Mẹ cần đảm bảo lượng sữa cho con
Bên cạnh đó, mẹ cũng thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ nghỉ khoa học để có thể tiết đủ lượng sữa cho con. Khi sữa mẹ dồi dào, bé mới bú đủ và tăng cân đều đặn, lớn nhanh hơn.
Cho trẻ thăm khám định kỳ
Trường hợp trẻ sơ sinh chậm tăng cân, không chịu bú mẹ, bị giảm cân, người xanh xao… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân có phải do suy dinh dưỡng hay bệnh lý nào đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp.
Kích thích tiêu hóa cho trẻ
Một số trường hợp trẻ tiêu hóa kém, trẻ bú đủ nhưng chậm tăng cân, mẹ có thể bổ sung các vi khuẩn có lợi Probiotics và các chất xơ hòa tan Prebiotics có trong men vi sinh để cải thiện tiêu hóa của trẻ, giúp bé hấp thu hết các dưỡng chất từ sữa mẹ.
Trong đó, Probiotics là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ. Lợi khuẩn này có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, vitamin, acid amin… để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, vi khuẩn có lợi còn cạnh tranh sống với các vi khuẩn gây bệnh, giúp kích thích hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi lượng vi khuẩn có ích tăng lên, thực phẩm sẽ được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, giúp bé lớn nhanh.
Bên cạnh đó,chất xơ Prebiotics có nguồn gốc từ thực vật, giữ vai trò là nguồn thức ăn của lợi khuẩn, giúp chúng sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Bên cạnh đó nó còn giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng và chống táo bón hiệu quả.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Nguyên Nhân Bé 3 Tháng Lười Bú Chậm Tăng Cân Và Cách Khắc Phục Mẹ Cần Thuộc Lòng
Vì sao bé 3 tháng tuổi lười bú? 1. Cho bé bú sai tư thế
Tư thế cho bé bú ảnh hưởng rất lớn đến việc trẻ tiếp nhận nguồn sữa mẹ. Vì nếu tư thế của mẹ không đúng, bé sẽ không bắt được ti. Điều này khiến sữa mẹ ra không đều nên bé sẽ cảm thấy khó chịu và từ chối bú. Vì thế, khi cho bé bú mẹ nên điều chỉnh tư thế phù hợp theo các bước sau:
Bước 1: Đặt bé nằm vào lòng mẹ ở tư thế thoải mái nhất
Bước 2: Điều chỉnh bé nằm nghiêng so với lưng mẹ 30 – 45 độ. Tuyệt đối không cho bé bú khi nằm ngửa hoặc đang ngủ.
Bước 3: Cho bé ngậm hết quầng ti mẹ, lưỡi và môi dưới đặt dưới đầu ti.
2. Bé đang bệnhBé 3 tháng tuổi lười bú chậm tăng cân gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Đó có thể là những yếu tố khách quan từ môi trường nhưng cũng có thể là do sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề. Bé 3 tháng tuổi lười bú có thể là do: trào ngược dạ dày, cảm lạnh, loét miệng, nhiễm trùng tai, nghẹt mũi,… Nếu tình trạng lười bú chậm tăng cân kéo dài, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
3. Mẹ không đủ sữaKhi mẹ sữa mẹ không về đủ để đáp ứng cơn đói trẻ sẽ không còn hứng thú muốn bú tiếp.
4. Ti và sữa mẹ có vị lạSữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi này cũng khá nhạy cảm. Chỉ cần có một chút thay đổi nhỏ về mùi vị sữa bé cũng có thể nhận ra. Và nếu không thích vị đó trẻ sẽ lười hoặc bỏ bú. Bên cạnh đó, ngoài mùi vị của sữa thì đầu ti mẹ có mùi lạ cũng khiến bé lười bú. Đó có thể là mùi kem dưỡng da, nước hoa. Vậy nên, trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng những sản phẩm có mùi hương mạnh.
5. Phản ứng của mẹKhi bé cắn ti và mẹ có những phản ứng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tâm lý bé. Khi đó bé sẽ bị giật mình, và không muốn tiếp tục bú.
6. Tác động ngoại cảnhTrong giai đoạn sơ sinh có nhiều bé rất nhạy cảm với tiếng ồn. Những tiếng động mạnh có thể làm bé giật mình sợ hãi. Và nếu đang bú thì sẽ dễ bị phân tâm và gián đoạn.
Những mẹo nhỏ để bé thích thú khi búĐể khắc phục tình trạng bé 3 tháng lười bú chậm tăng cân, mẹ nên lưu ý những điều sau:
– Mẹ cần quan sát để biết khi nào bé đói để cho bú kịp thời. Đối với trẻ sơ sinh, khi miệng mấp máy, mắt mở to, đồng thời quay đầu về phía mẹ là tín hiệu cho thấy bé đang đói. – Khi bé bú, mẹ nên gần gũi con hơn bằng những hành động như xoa đầu, nói chuyện,… Như vậy bé sẽ cảm thấy thoải mái, và thích bú mẹ hơn. – Tìm được vị sữa bé yêu thích bằng cách thử ăn những loại thực phẩm khác nhau.
Làm sao để bé ăn ngon tăng cân? 1. Cho bé ăn ngủ đúng giấcKhi mới sinh, bé sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn ăn. Nếu thiếu ngủ, cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi và gây ra tình trạng bười bú. Khi thấy bé lười ăn, mẹ nên giúp bé điều chỉnh để bé ngủ đủ giấc.
2. Có thời gian bú thích hợpĐối với trẻ 3 tháng tuổi mẹ nên sắp xếp cữ sữa cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng. Bên cạnh đó, cữ sữa đêm của con cũng cần được đảm bảo. Bởi việc uống sữa đêm sẽ giúp trẻ tăng cân tốt.
3. Cải thiện chất lượng sữa mẹĐể con thích bú và tăng cân đều đặn, mẹ cần phải đảm bảo sữa mẹ đủ chất. Vậy nên, mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cũng tăng cường những thực phẩm chứa nhiều kẽm, sắt, magie, vitamin D, vitamin E và acid folic.
Các bệnh phổ biến ở trẻ emMẹo giúp trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hết ho không cần dùng thuốcBật mí 5 cách hiệu quả giúp chống muỗi cho trẻ sơ sinh
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bé Bú Nhiều Sữa Nhưng Chậm Tăng Cân, Nguyên Nhân Do Đâu
Nguyên nhân trẻ bú sữa mẹ nhưng chậm tăng cân 1. Nguồn sữa mẹ ít
Vấn đề này mẹ có thể nhận biết được ngay: trong 3 tháng đầu sau sinh mà ngực mẹ không có cảm giác căng tức thường xuyên, khi hút sữa, kích sữa thì lượng sữa ra ít, trẻ không thỏa mãn sau mỗi cữ bú, trẻ đi tiểu ít (<6 lần/ngày).
Khi mẹ ít sữa sẽ hình thành cho con một thói quen đó là ăn ít dần. Khi trẻ bú không được nhiều thì sẽ giảm các hoạt động để giảm tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Sự điều chỉnh đó giúp trẻ không bị đói nhưng cũng đồng thời khiến trẻ cảm thấy không muốn ăn, ăn ít dần và hình thành thói quen ăn ít của trẻ. Cơ chế tiết sữa mẹ cũng dựa theo nhu cầu ăn của trẻ nên dễ dẫn đến tình trạng mẹ ngày càng ít sữa.
Biện pháp: Những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mẹ ít sữa là chế độ ăn uống, chế độ ngủ nghỉ không đảm bảo, mẹ bị ốm phải dùng thuốc. Bởi vậy phụ nữ sau sinh trong những tháng đầu tiên cần được chăm sóc đặc biệt, cải thiện đầy đủ về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh nhiều sữa và có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tâm trạng thoải mái thì mới có đủ sữa cho con.
2. Mẹ cho bú sai cáchKhi mà mẹ cho bé sai ngậm không đúng khớp, không ngậm hết quầng vú mẹ, khi mà đầu ti mẹ bị thụt hoặc đầu ti to quá bé không ngậm được thì bé cũng nhận được lượng sữa ít hơn dù bú lâu, khiến mẹ gặp các vấn đề ở vú như: đau, nứt cổ gà…
Biện pháp: mẹ điều chỉnh lại cách ngậm bắt vú của trẻ cho đúng như miệng trẻ mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ chạm vào vú mẹ, trẻ ngậm hết quầng vú mẹ…
3. Trẻ chỉ bú sữa đầu hoặc mẹ quá nhiều sữaNếu mẹ cho trẻ bú sai cách, nghĩa là trẻ bú không kiệt hẳn một bên bầu vú mẹ để nhận được sữa béo ở cuối. Để khắc phục mẹ cần cho trẻ bú dứt điểm một bên, xẹp hẳn ngực rồi mới chuyển qua bên còn lại.
Cũng có trường hợp các bà mẹ cơ địa quá nhiều sữa hoặc kích sữa “quá đà”. Vì sữa quá nhiều nên lượng sữa đầu nhiều, trẻ chưa kịp bú đến đoạn sữa béo thì đã no bụng rồi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể vắt bớt sữa đầu để trẻ nhận được nguồn sữa cuối nhiều chất béo hơn.
4. Cho con ăn theo lịch cứng nhắcMột số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc nghĩa là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho trẻ “bú sữa” mà không dựa trên nhu cầu của trẻ dù trẻ đang có dấu hiệu bị đói. Vì thế trẻ thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho trẻ “bú mẹ” ngay khi trẻ cần.
5. Do hệ tiêu hóa của trẻ không tốtDo hệ tiêu hóa của trẻ không tốt bởi bệnh lý hay trẻ bị ốm làm giảm sự hấp thu của đường tiêu hóa nên ăn vào nhưng không hấp thu được. Để biết chắc chắn trẻ có phải đang gặp vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng hay không, mẹ nên cùng trẻ đến khám ở các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra cũng như đưa ra lời tư vấn chính xác nhất.
Những năm đầu đời rất quan trọng trong phát triển trí não và thể chất ở trẻ, vì thế mẹ cần chú ý thật kỹ để giúp trẻ có thể phát triển hết tiềm năng của mình.
Đảm bảo tăng trưởng và phát triển vững chắc
Theo dõi tình trạng phân của trẻ
Cân nhắc đến khả năng hấp thu của trẻ
Chú trọng đến việc tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ
Mẹ cần biết
Bé Chậm Tăng Cân: Cách Để Bé Tăng Cân Nhanh &Amp; Đều !
Để giúp bé tăng cân hiệu quả và triệt để nhất thì mẹ cần phải biết rõ những biểu hiện của chậm tăng cân như thế nào, từ đó ứng với trường hợp của con mình. Hầu hết các bé tăng gấp đôi trọng lượng chỉ sau 4 tháng khi ra đời và tăng gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được 1 tuổi. Những bé phát triển chậm sẽ không thể đáp ứng được những con số này. Giúp bé tăng cân là làm cho cân tặng của bé đạt ngưỡng nhất định trong độ tuổi nhất định mà các chuyên gia dinh dưỡng đã đặt ra.
Con thờ ơ với môi trường xung quanh, gọi không chú ý.
Con tránh nhìn trực diện vào người khác.
Bé luôn cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc.
Bé không đạt được các mốc phát triển như những trẻ bình thường khác về ngồi, bò, và nói chuyện.
Nguyên nhân bé chậm tăng cân.
Hiểu nguyên nhân tại sao bé chậm tăng cân là cách tốt nhất để mẹ giúp con tăng cân trở lại. Có rất nhiều nguyên nhân khiến con còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân như sau:
Yếu tố xã hội: Trong một số trường hợp, các bác sĩ không thể xác định được rõ nguyên nhân nhưng đa số là do các bà mẹ thiếu hiểu biết, bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ kém.
Ví dụ, trong quá trình mang thai và cho con bú, nhiều bà mẹ đã thực hiện chế độ ăn kiêng, dung nạp ít lượng calorie, con không thể nhận được chất béo đủ. Hoặc cha mẹ không quan tâm đến con, bỏ bê con, cuộc sống nghèo đói khiến dinh dưỡng trong con bị ảnh hưởng, còi xương, chậm lớn.
Khi bé bị bệnh mãn tính: Một đứa trẻ có vấn đề như sinh non, sứt môi hoặc viêm vòm miệng, bé khó có thể ăn và hấp thụ dinh dưỡng như một bé hoàn toàn khỏe mạnh khác. Trong trường hợp này bé ăn ít sẽ càng yếu đi và ảnh hưởng tới sự phát triển của tim mạch, nội tiết tố và dễ bị rối loạn hô hấp.
Bé không thể dung nạp đạm sữa: Điều này có thể gây khó khăn với việc bé hấp thụ các chất dinh dưỡng. Việc không dung nạp được đạm sữa sẽ khiến bé phải ăn kiêng, thực đơn ăn kiêng bao giờ cũng khiến sức khỏe của trẻ không được phát triển toàn diện được.
Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao,…, sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ giảm đi nhanh chóng, mất đi cảm giác thèm ăn, ngon miệng.
Rối loạn tiêu hóa: quá trình này sẽ khiến bé kém ăn, lười ăn vì đau bụng, nôn mửa. Hiện tượng này khiến cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
6 thực phẩm hàng đầu giúp bé tăng cân nhanh
Sữa nguyên kem
Sữa nguyên kem có thể giúp bé tăng cân. Không những có đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng của sữa bình thường, sữa nguyên kem còn nhiều calo và chất béo hơn. Mỗi sáng cho con uống một ly sữa nguyên kem sẽ giúp bé đầy đủ chất béo cần thiết. Tuy nhiên mẹ cần nhớ, chỉ cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa nguyên kem. Ngoài ra, không nên cho bé uống sữa nguyên kem trước khi đi ngủ vì loại sữa này khó tiêu hơn sữa tách béo, sẽ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ vì đầy bụng.
Trứng
Trứng là có rất nhiều protein.Trẻ sơ sinh trên 8 tháng có thể bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.
Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé như giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc. Tuy nhiên mẹ không được quá lạm dụng bơ bởi có tới 97% thành phần của bơ là chất béo và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ.
Ngũ cốc
Hầu hết các loại hạt ngũ cốc đều rất giàu Vitamin E, protein và chất béo. Mẹ có thể thêm một ít hạt ngũ cốc trộn cùng cháo nếu trẻ đã trên 8 tháng. Tuy nhiên phải chắc chắn hạt đã được ninh nhừ nghiền nhuyễn để tránh hóc nghẹn.
Khoai tây
Khoai tây có thể giúp trẻ tăng cân. Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây rất dễ chế biến, cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn “siêu tăng cân”.
Ngoài ra để giúp bé tăng cân nhanh bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, bạn có thể cho bé sử dụng men vi sinh có chứa probiotics và prebiotics là 2 loại men đóng vai trò quan trọng ở đường tiêu hóa ,đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ vì trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động bên ngoài như: thay đổi chế độ ăn giữa các giai đoạn (ăn dặm, chuyển từ thức ăn nhuyễn sang thức ăn thô hơn…),an toàn và vệ sinh thực phẩm…Do đó dễ gây kém hấp thu dưỡng chất ,biếng ăn, suy giảm sức đề kháng ..
Để giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh,có đủ sức phòng chống tổn thương ,có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm , tăng sự them ăn , tăng sức đề kháng nên cho bé bổ sung chất xơ hòa tan (prebics) các vi khuẩn có ích (probitics) từ các loại vi sinh có trong thực phẩm như sữa chua, hoặc thực phẩm chức năng như men vi sinh có chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc.
Bé Khỏe Mẹ Vui
Bé Lười Bú , Chậm Tăng Cân
Bé lười bú , chậm tăng cân
Hỏi
Kính thưa bác sĩ.Bé trai nhà em đc 2k9 khi sinh… Tính đến hôm này là đã 7 tuần tuổi. Bé đc 4k2.Bé nhà em tháng đầu thì bú đều nhưng do sữa mẹ tới chậm nên chỉ lên đc 800gram.
Bắt đầu qua tháng thứ 2 sữa mẹ nhiều hơn. Nhưng mỗi lần bú bé bú rất lâu khoảng 20 đến 30 phút mới xong. Có thể do tuyến sữa của vợ em hẹp hay sao ấy… Không biết có cách nào khai thông tuyến sữa cho sữa ra nhiều hay ko ?
Dạo gần đây bé bỏ luôn bú bình , cứ đưa bình vào là bé lại khóc ré lên và ko chịu bú…Em lo là sữa mẹ ko đủ cho con nên con trai em nó châm tăng cân quá. Bé nhà em chắt ko bị thiếu canxi đâu vì từ lúc sinh đến h ngày nào bé cũng đi tắm nắng sáng hết. mẹ bé cũng uống caxin + sắt đều đặn.
Em muốn hỏi bác sĩ , làm cách nào để xác định mỗi lần bú mẹ bé bú đc bao nhiêu ml sữa và làm cách nào để bé bú sữa bình ạh , bé nhà em có quá gầy không ? Có bên uống thuốc bổ để bé ham uống sữa ko ? … Em cho bé bú similac neosure … Ko biết có nên thay sữa khác không. ?Em xin cam on.
Trả lời
Chào bạn,
Bé của bạn lên cân trung bình 27g/ngày, gần đạt được “chỉ tiêu” 30g/ngày. Để bé lên cân tốt hơn, trước tiên cần lưu ý chế độ ăn của mẹ. Mẹ cần uống mỗi ngày ít nhất 2 ly sữa “bà bầu” hoặc 1 lít sữa tươi, ăn nhiều thịt bò, trứng, hải sản, phô-mai để có đủ chất dinh dưỡng trong sữa. Bé bú sữa mẹ thì khó xác định chính xác lượng sữa bé bú có đủ hay không. Nếu sau khi bú mà bé ngủ được 2 giờ mới đòi bú, đi tiểu nhiều và lên cân ít nhất 30g/ngày là bú đủ sữa. Nếu sợ sữa mẹ bị tắt thì trước khi cho bú cần chườm khăn ấm và vắt sữa bỏ ít sữa trong đầu dòng trước khi cho bé bú. Bé quen vú mẹ sẽ không thích bú bình. Khi cho bé bú bình cần chọn núm vú dẹt, mềm để gần giống với vú mẹ và không để mẹ cho bé bú bình (vì nghe hơi sữa mẹ bé sẽ từ chối bú bình). Bé của bạn trên 3000g thì không nhất thiết phải bú sữa Similac neosure. Bạn có thể thử đổi qua sữa bột nào ít có mùi va-ni để gần giống sữa mẹ (Meiji, NAN…).
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ – BV Từ Dũ
Bé Tăng Cân Chậm Khi Bú Sữa Mẹ Phải Làm Sao
Một số em bé có khuynh hướng tăng cân chậm hơn những em bé khác. Tuy nhiên, tăng cân chậm có thể là do con bạn không khỏe hoặc em bé không có đủ sữa để phát triển. Hầu hết trẻ sơ sinh giảm cân một chút sau khi sinh và sau đó tăng cân trở lại khi bé khoảng hai tuần tuổi. Tỷ lệ tăng cân mà bạn mong đợi thay đổi tùy theo độ tuổi của bé:
2 tuần đến 4 tháng – sẽ tăng 125-200g (5-8oz) mỗi tuần
4-6 tháng – 50-150g (2-6oz) mỗi tuần
6 đến 12 tháng – 25-75g (1-3oz) mỗi tuần
Tăng cân chậm hoặc kém Ít hơn sáu bỉm Merries ướt mỗi ngày Tã bẩn có màu tối và khô (sau bốn ngày đầu, trẻ bú sữa mẹ thường có ít nhất hai miếng mù tạt, chảy nước miếng mỗi ngày)
Giải quyết vấn đề bé tăng cân chậmHãy hỏi nữ hộ sinh, người chăm sóc sức khoẻ hoặc tư vấn viên cho con bú sữa mẹ để đánh giá việc cho con bú và kiểm tra xem bé đã bú đúng cách chưa, nếu bé bú không đúng cách bé sẽ không lấy được đủ lượng sữa mà bé cần cho sự phát triển làm cho bé tăng cân chậm. Để bé không bị tăng cân chậm khi bú sữa mẹ thì hãy cho bé bú sữa mẹ thường xuyên (ít nhất là 8-10 lần một ngày) và cho bé bú trong bao lâu tùy thích. Nếu con bạn có xu hướng ngủ thiếp ở vú, hãy cho bé da tiếp da khi bú và chuyển ngực để bé không bị ngủ thiếp đi khi bú và để kích thích nguồn cung cấp sữa. Nếu con của bạn không thể cho ăn tốt từ vú, bé cần được cho bú sữa mẹ thể hiện. Nói chuyện với bà mụ, nhân viên y tế hoặc nhân viên tư vấn về việc cho con bú sữa mẹ về cách diễn đạt (xem phần của chúng tôi về cách thể hiện sữa). Sự biểu hiện sẽ giúp kích thích nguồn cung cấp sữa của bạn và sẽ giúp bé có được năng lượng cần thiết để cho con bú tốt và trở lại đúng hướng. Bạn chỉ cần thể hiện trong vài ngày và sau đó trở lại để cho con bú hoàn toàn.
Những điều cần tránh khi cho con búCho bé sử dụng ti giả. Điều này có nghĩa là bé phải dành thời gian hút một ti giả trong khi bên nên được ti sữa tiếp xúc vú và kích thích nguồn cung cấp sữa của mẹ. Cố gắng giới hạn số lượng thức ăn mà con bạn nhận được và thời gian chúng kéo dài. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp sữa của bạn không được kích thích tốt. Chỉ cho ăn từ một vú tại mỗi lần cho ăn. Nguồn sữa của bạn sẽ được kích thích tốt hơn nếu bạn cho ăn từ cả hai vú. Sữa mẹ của bạn thay đổi trong suốt quá trình thức ăn, nhưng miễn là bạn luôn để cho em bé quyết định khi nào anh ấy có đủ thứ anh ta sẽ có được những gì anh ấy cần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bé 3 Tháng Chậm Tăng Cân Do Thói Quen Không Ngờ Tới Của Mẹ trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!