Xu Hướng 6/2023 # Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh # Top 8 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có rất nhiều thắc mắc khác nhau của các mẹ mới sinh con gửi đến chúng tôi, nhất là vấn đề xoay quanh sữa non cho trẻ sơ sinh trong những ngày tháng đầu đời. Hôm nay chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của các mẹ: – Vì sao trẻ sơ sinh bú mẹ “hoàn toàn” mà vẫn bị thừa cân, béo phì?

Vì sao cho trẻ bú mẹ hoàn toàn mà vẫn béo phì thừa cân?

Béo phì là một tình trạng nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư và giảm tuổi thọ. Bú sữa công thức khi bé còn quá nhỏ có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh béo phì trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.

Theo cơ sở sinh lý học:

Chắc các mẹ cũng còn nhớ trong 1 bài viết trước đây, chúng tôi có đề cập đến chức năng “lập trình đầu đời” (early-life programming) của sữa non?

Cơ thể loài người có cơ chế vận động giúp chống hấp thụ dư thừa, chống tiếp nhận tế bào bất thường, bắt đầu ngay từ lúc mới sinh và bị ảnh hưởng rất nhiều nếu những cữ bú đầu tiên của bé là sữa mẹ hay là sữa công thức.

Sữa non của mẹ có chức năng “lập trình” hữu hiệu, tạo cho hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh những thông số hấp thụ và trao đổi chất tối ưu. Cơ chế này giúp hạn chế tình trạng thừa cân trong giai đoạn sơ sinh và các giai đoạn tiếp theo trong đời.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì chỉ có một nửa mức bình thường của hocmon leptin trong máu so với ở những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Leptin là hocmon giúp điều chỉnh mức độ hấp thụ và chuyển hóa năng lượng và chúng chỉ được tìm thấy trong sữa mẹ.

Việc bú mẹ cũng giúp tạo ra lượng insulin có ảnh hưởng lâu dài trên khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Hơn nữa, mức độ protein có trong sữa mẹ tương đối thấp so với sữa công thức cũng giúp ổn định trọng lượng cơ thể trẻ về sau này.

Cả nước ối và sữa mẹ cũng giúp thai nhi và trẻ sơ sinh tiếp xúc với hương vị thức ăn, ảnh hưởng đến sở thích hương vị và lựa chọn thực phẩm ăn dặm của trẻ. Như vậy, việc tiếp xúc với thức ăn lành mạnh thông qua việc hấp thụ thức ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn cho con bú giúp bé có thiên hướng chấp nhận các loại thực phẩm lành mạnh hơn, khi bắt đầu quá trình ăn dặm và sau khi cai sữa. Những tiếp xúc đầu tiên với hương vị đầu tiên rất quan trọng trong việc xác định sở thích về thực phẩm về sau trong đời.

Cơ sở khoa học này cũng sẽ giúp các mẹ lý giải tại sao có những bé được cho rằng bú mẹ 100% vẫn bị béo phì, nếu bé không được bú đầy đủ sữa non trong những ngày đầu. Bổ sung sớm sữa công thức khiến bé thiếu các hoocmon cần thiết cho lập trình đầu đời, bé dễ bị giãn dạ dày, và thừa đạm, khi bé “bị” bú những cử đầu là 30ml sữa công thức, thay  vì được bú 5ml-7ml sữa non của mẹ.

Y tế và sức khoẻ cộng đồng

Sự phát triển rầm rộ của các loại sữa công thức trên thị thị trường và việc các mẹ sử dụng sữa bò thay vì sữa mẹ cho con bú cũng gây ra tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ.

Báo cáo sức khoẻ y tế mới đây của Mỹ cho biết tỉ lệ các bệnh béo phì ở bé không được bú mẹ hoặc ở mẹ không cho con bú khá cao, là 13 tỷ USD mỗi năm.

Giải pháp trong trường hợp bé bú sữa mẹ mà vẫn béo phì

Các mẹ hãy tham khảo các bài viết khác của chúng tôi về sữa non, khớp ngậm đúng, tư thế cho bú tốt nhất để đảm bảo con bú sữa non ngay từ đầu, tránh tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ để có một khởi đầu hoàn hảo, đảm bảo cho con sức khoẻ lâu dài!

Dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời là rất quan trọng, các bà mẹ cần biết cách cung cấp cho bé đủ dưỡng chất, làm sao để giảm thiểu các bệnh trẻ em ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

Trẻ Sơ Sinh Lười Bú Sữa Mẹ, Chậm Tăng Cân: Phải Làm Sao Đây?

Trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ chậm tăng cân phải làm sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa trong quá trình nuôi con. Con lười bú nên chậm tăng cân, còi cọc, hay ốm vặt…. khiến mẹ “đứng ngồi không yên”. Vậy phải làm sao đây?

Tâm sự của bà mẹ 9X khi con lười bú, chậm tăng cân

Trời ơi, có mẹ nào khổ như em không? Sao người ta nuôi con dễ dàng mà em nuôi con lại vất vả vậy? Từ đầu sinh mổ em cứ lo ít sữa, không đủ cho con bú nhưng mấy ngày từ viện về ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ thì cũng thấy sữa về đều, con bú đủ no, không bị quấy khóc.

Còn đang mừng thầm trong lòng thì sang đến tuần thứ 2, Tít nhà em dở chứng, bú rất ít. Mỗi cữ chỉ 10 – 15 phút là nhả vú ra. Ban đêm cũng vậy, nhiều lúc sợ con đói cũng đánh thức để cho bé dậy ăn thêm nhưng nó tỉnh cũng chả chịu bú. Thỉnh thoảng cứ khóc ré lên 1 lúc, dỗ mãi mới chịu nín.

Hôm vừa rồi đầy tháng cân thử thì thấy Tít mới chỉ lên được 500g so với lúc vừa sinh. Em thật sự rất lo lắng, nghe nói là trẻ sơ sinh lười bú mẹ thì chậm tăng cân. Vậy em phải làm sao? Có nên cho bé bú thêm sữa ngoài không?

(Minh Duyên – HN)

Nghe chuyên gia tư vấn: Vì sao trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ:

– Sữa mẹ có vấn đề: Do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo mà sữa mẹ có thể gặp các vấn đề như: có vị lạ, không thơm, sữa mẹ bị chua, nóng, bị hôi… cũng sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé, khiến bé lười bú.

– Ti mẹ có vấn đề: Trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ cũng có thể do đầu ti của mẹ to, cứng hoặc tụt sâu. Hoặc do bầu ngực có thoa kem dưỡng, tạo mùi khó chịu.

– Sức khỏe của bé có vấn đề: Trẻ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…) hoặc bị ốm, sốt…. cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và không muốn bú mẹ.

– Tư thế bú không đúng: Trẻ không được bú đúng tư thế sẽ cảm thấy mỏi, hoặc bú không hiệu quả, thời gian bú lâu nhưng sữa cũng không được nhiều. Từ đó, khiến bé cảm thấy chán nản, lười bú sữa mẹ. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những bà mẹ lần đầu nuôi con, chưa có kinh nghiệm.

Vậy trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ, chậm tăng cân: Làm sao khắc phục?

Trong 6 tháng đầu đời thì nguồn thức ăn chủ yếu của bé là sữa mẹ. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ cả về trí não, thể chất. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ, bé sẽ chậm tăng cân, thậm chí sức đề kháng cũng kém, còi cọc, dễ bị ốm vặt, trí tuệ cũng bị ảnh hưởng….

Mẹ cần sớm khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân bằng cách:

– Theo dõi các bệnh lý ở trẻ: ốm, sốt để tìm cách điều trị dứt điểm. Nếu cần thiết thì có thể đưa bé đi khám bác sĩ.

– Kiểm tra lại tình trạng ti mẹ cũng như thay đổi tư thế bú đúng.

– Cải thiện chất lượng, số lượng sữa để chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân.

– Chế độ ăn uống cần được đảm bảo, cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu. Ăn nhiều các loại thực phẩm lợi sữa, rau xanh (rau đay, rau khoai lang, rau ngót…), các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều)… Đồng thời, uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít/ngày.

– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi….

– Kể cả khi trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ thì vẫn cần kiên trì cho con bú. Đây chính là cách đơn giản nhất để kích thích tuyến sữa hoạt động và duy trì việc tiết sữa.

– Trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ, chậm tăng cân, mẹ có thể sử dụng ngay VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Với thành phần chiết xuất từ những vị thuốc quý 100% thảo dược tự nhiên: tinh chất Cao Chè Vằng, Cao Biển Súc, Cao Ích Mẫu, Cao Tàu Bay… Đây đều là những thành phần giúp kích thích sản xuất sữa, tăng hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào sữa.

Viên uống Mabio giúp sữa mẹ đặc hơn, sánh hơn, thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng hơn. Bé bú mẹ sẽ tăng cân đều hơn. Ngoài ra, Mabio cũng sẽ giúp mẹ lấy lại vóc dáng thon gọn và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh.

Tóm lại, trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ, chậm tăng cân không phải là tình trạng hiếm gặp. Như bạn Minh Duyên nói bên trên chỉ là 1 trong số rất nhiều trường hợp, bạn nên xem lại những lý do khiến trẻ lười bú, đồng thời cần kiên trì cho bé bú tiếp sữa mẹ.

Nguồn: chúng tôi

Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Khi Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Quá Nhanh

” Vẫn còn nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi lớn hơn bình thường thì không sao, vì đó chỉ là sự bụ bẫm của trẻ em và khi lớn sẽ không còn nữa “, Elsie Taveras, Trưởng phân khoa Nhi khoa Tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết.

Chỉ số khối cơ thể, biện pháp phổ biến để đo lường tình trạng béo phì, cũng chỉ được đo cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa thường theo dõi theo dõi tỉ lệ cân nặng theo chiều dài của một em bé dựa trên một biểu đồ tăng trưởng được tạo ra bởi Tổ chức Y tế thế giới. Trẻ em có chỉ số trên 97% được coi là quá cân nặng cho phép, theo bác sĩ Taveras cho biết.

Theo các chuyên gia về trẻ sơ sinh, không có chỉ số lý tưởng hay lành mạnh nhất cho trẻ em trên đồ thị tăng trưởng. Quan trọng nhất đó chính là tỉ lệ và mô hình tăng tưởng. Trẻ em có cân nặng quá lớn so với chiều dài cần phải quan tâm.

Một yếu tố khác dự báo sự tăng cân là thời lượng giấc ngủ của trẻ. Dạy trẻ yên giấc trở lại khi chúng thức giấc vào nửa đêm mà không tự phỏng đoán rằng chúng đang đói là quan trọng.

” Tôi nghĩ rằng cần thật sự chú ý đến những dấu hiệu của trẻ và sự tương tác của cha mẹ với con,” Tiến sỹ Gillman nói. ” Nếu trẻ phát triển tốt thì sự thèm ăn nhiều là tốt. Nếu sự thèm ăn quá lớn lại đi kèm với sự tăng trưởng quá lớn về cân nặng thì chúng ta cần phải nghĩ đến những điều kiện bổ sung như hoạt động thể chất, giấc ngủ và thời gian xem tivi “, ông chia sẻ.

Ian Paul, Giáo sư Nhi khoa và Khoa học Y tế công cộng tại Đại học Y bang Pennsylvania, đang tiến hành cuộc nghiên cứu 3 năm ngẫu nhiên có kiểm soát để xem xét sự can thiệp của cha mẹ với 276 trẻ em từ khi mới sinh. Vài tuần sau sinh, cha mẹ được hướng dẫn về dấu hiệu của trẻ nhỏ và cách xem chúng thật sự đang đói hay có điều gì khiến chúng lo sợ. Cha mẹ cũng được dạy về thời gian ngủ, chất lượng ăn uống và hoạt động thể chất. “Nếu trẻ em được dạy rằng mỗi khi căng thẳng thì cần phải ăn để bình tĩnh lại, điều đó có thể theo suốt cả tuổi thơ,” Tiến sỹ Paul nói.

Leann Birch, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Georgia đã hợp tác với Tiến sĩ Paul trong nghiên cứu, nói rằng hướng dẫn dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ rất hiếm hoi. Các hướng dẫn chung chỉ dành cho trẻ em trên 2 tuổi.

“Cha mẹ có trách nhiệm nuôi con và đảm bảo cho trẻ phát triển tốt, nhưng không có nhiều hướng dẫn dựa trên khoa học thực nghiệm”, Tiến sỹ Birch nói. Vì vậy, các bậc pụ huynh cần tìm hiểu thêm nhiều kiến thức để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.

Tiến sỹ Birch lưu ý, những bậc cha mẹ có khuynh hướng cho rằng trẻ em càng béo càng tốt cần phải thay đổi suy nghĩ ấy. Những quan niệm rằng trẻ càng tăng cân càng khỏe mạnh cần phải được loại bỏ, đó là một quan niệm sai lầm cần phải được thay đổi bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ sau này.

Một cuộc nghiên cứu vào năm 2010 của tạp chí Clinical Pediatrics cho thấy 66% trong 279 phụ huynh có con quá cân được hỏi thích con ở cân nặng như thế.

Trẻ Sơ Sinh Chậm Lớn, Ít Tăng Cân: Mẹ Ăn Gì Để Tăng Cân Cho Bé?

Trọng lượng và tốc độ tăng cân phù hợp ở trẻ sơ sinh

Để biết được trẻ có khỏe mạnh, phát triển tốt hay không thì tiêu chí hàng đầu để xem xét đó là chỉ số cân nặng của trẻ . Trong đó bao gồm trọng lượng trẻ sơ sinh lúc đầu và tốc độ tăng cân của bé.

– Trọng lượng trẻ sơ sinh: Có thể trọng lượng trẻ sơ sinh giảm xuống trong những ngày đầu nhưng chỉ sau đó 1 tuần là cân nặng của bé lại tăng lên nhanh chóng. Thông thường khi mới sinh ra với những bé đủ tháng cân nặng sẽ dao động từ 2,9 – 3,8kg.

– Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh: Trong 3 tháng đầu mỗi tháng trẻ tăng khoảng 1 – 1,2 kg, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 600g/ tháng. Càng về sau cân nặng của trẻ sẽ tăng chậm hơn, mỗi tháng chỉ tăng khoảng 300 – 400g và cũng có tháng cân nặng “chững” lại.

– Bé bú mẹ chưa đúng cách: Phản xạ bú mút có thể tốt ở một số bé nhưng cũng có bé thì lại không. Bé lười bú, bú ít sẽ khiến cân nặng của trẻ không hoặc tăng cân chậm .

– Tư thế bú của trẻ: Đôi khi, tư thế cho con bú của mẹ cũng ảnh hưởng tới khả năng ngậm bắt ti của con từ đó làm bé khó chịu và bỏ bú kéo theo vấn đề chậm tăng cân ở trẻ.

– Bé gặp vấn đề về sức khỏe: Trẻ khó chịu trong người như thở khò khè, khó thở, tưa lưỡi, khó ngủ, sứt môi hở hàm ếch, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng rất lớn tới việc nạp năng lượng cũng như cân nặng của con.

Các mẹ lưu ý, từ 6 tháng trở đi cân nặng của trẻ sơ sinh có thể tăng không đều hoặc có tháng không tăng cân mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nếu không có biểu hiện gì về sức khỏe, bé vẫn ăn ngủ tốt mà không tăng cân thì nên đi khám dinh dưỡng cho bé.

Trẻ sơ sinh chậm lớn, ít tăng cân thường gặp những nguy cơ nào về sức khỏe?

– Nguy cơ bị suy dinh dưỡng;

– Ảnh hưởng tới hệ vận động, cấu trúc cơ yếu;

– Các vấn đề về tim mạch;

– Hệ thống miễn dịch kém;

– Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng;

– Tăng trưởng bất ổn.

Tăng cân cho trẻ sơ sinh bằng cách cải thiện chất lượng, số lượng sữa mẹ

Lời khuyên chính là một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tinh thần thật thoải mái kết hợp sử dụng lợi sữa Mabio là bí quyết “gọi sữa về” hiệu quả.

Đôi khi, nếu chỉ cải thiện việc ăn uống cũng chưa chắc đã cải thiện được lượng sữa. Mẹ dùng Mabio sẽ giúp kích thích hormone prolactin (hormone quyết định việc điều tiết sữa mẹ trong cơ thể) hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời chuyển hóa dinh dưỡng từ nguồn thức ăn của mẹ vào quá trình tạo sữa. Như vậy Mabio giúp nâng cao về cả số lượng và chất lượng sữa mẹ.

Hiện lợi sữa Mabio đang là sản phẩm dẫn đầu thị trường về chất lượng và được hàng nghìn bà mẹ bỉm sữa tin dùng. Sản phẩm đã được chứng nhận của Bộ Y Tế và được bán ở nhiều hiệu thuốc lớn.

Chăm sóc tốt giấc ngủ của con

Khi vừa mới chào đời em bé ngủ liên tục 16 – 8 tiếng và chỉ thức dậy khi ăn hoặc đi vệ sinh. Mẹ thấy đấy, trong những tháng đầu tiên trẻ tăng cân nhanh chóng chính là nhờ giấc ngủ hay nói khác đi là trẻ lớn lên khi ngủ .

Nhiều mẹ nghĩ là cho trẻ chơi nhiều vào ban ngày thì ban đêm trẻ sẽ ngủ nhiều hơn. Điều này là không đúng lại còn khiến cho trẻ thiếu ngủ dẫn tới quấy khóc, khó chịu và chậm phát triển.

Khi giờ sinh học của con đã ổn định, trẻ có thể ngủ ít hơn nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo cho con ngủ đủ giấc. Đặc biệt, nên để trẻ ngủ sớm để tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng giúp trọng lượng trẻ sơ sinh tăng lên nhanh chóng.

Massage giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh hơn

Massage ngoài tác dụng làm trẻ thư giãn, dễ ngủ hơn thì các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích mẹ massage đều đặn cho bé để hệ tiêu hóa của con hoạt động hiệu quả hơn. Một khi hệ tiêu hóa không gặp vấn đề gì, trẻ ăn ngủ tốt sẽ tăng cân nhanh thôi.

Chơi với con và khuyến khích trẻ vận động

Nếu thực hiện tốt những vấn đề trên nhưng cân nặng của trẻ vẫn không cải thiện thì mẹ nên cho con đi khám xem trẻ có gặp vấn đề gì không? Mẹ đừng nghĩ bằng mọi cách để tăng cân cho trẻ sơ sinh mà hãy xem xét cả đến vấn đề sức khỏe của bé. Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!