Bạn đang xem bài viết Bé Sơ Sinh Bị Sổ Mũi, Mẹ Có Ngay Cách Hay Mà Không Cần Dùng Thuốc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những điều mẹ cần biết đối với bé sơ sinh bị sổ mũi?
Triệu chứng chảy nước mũi xảy ra do các mô trong mũi bị sưng hoặc mũi sản xuất quá nhiều dịch. Những ngày đầu đời, mẹ sẽ thấy bé dễ bị sổ mũi. Nguyên do là khi trong bụng mẹ, bé ở trong một môi trường đầy nước nước ối. Vì vậy, sau khi ra ngoài, bé có thể sẽ hắt hơi liên tục để đẩy hết lượng nước còn sót trong hệ thống hô hấp của mình. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm:
– Không khí quá khô, nhiễm virus, vi khuẩn
– Do bị kích ứng bởi các yếu tố như không khí ô nhiễm, nước hoa, phấn hoa, khói thuốc lá, ngửi mùi gia vị…
Chính vì vậy, nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi và hắt hơi nhưng không bị sốt hoặc thở khò khè , phát ban… Cha mẹ không cần phải lo lắng về bất kỳ tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu bé sổ mũi, hắt hơi liên tục trong thời gian dài, cha mẹ nên đưa bé gặp bác sĩ thăm khám.
Mẹo hay giúp bé hết sổ mũi mà không cần dùng thuốc
Khi bé sơ sinh bị sổ mũi, bé sẽ thở bằng miệng, điều này sẽ khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn hơn. Sổ mũi lâu ngày dễ khiến bé bị ho, viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc viêm phổi. Vì vậy, mẹ cần chú ý xử lý tình trạng này sớm bằng 3 mẹo hiệu quả sau:
– Mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý chứa Bào tử lợi khuẩn. Nhỏ mũi 2-3 giờ/lần khi con hắt hơi nhiều lần trong ngày. Lúc bé bắt đầu sổ mũi, mẹ cần nhỏ tăng cường cho bé. Mẹ nên làm điều này ngay trước giờ cho bé bú sẽ giúp bé thấy dễ chịu và bú mẹ dễ hơn.
–
Massage 2 bên mũi (huyệt nghinh hương) và cho bé ngủ nghiêng 1 bên.
Cụ thể, nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy để trẻ nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Sau đó, dùng ngón trỏ bấm vào hai bên cánh mũi, day day nhẹ, ngày làm 3-4 lần. Hoặc đơn giản khi thấy con bị nghẹt mũi, khó thở, mẹ chỉ càn dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát hai bên sống mũi, thực hiện vài lần trong ngày.
– Đặt máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương trong phòng ngủ của bé
Một trong những cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh đã được nhiều mẹ áp dụng thành công chính là sử dụng máy phun sương trong phòng bé. Chiếc máy này sẽ giúp làm ẩm không khí, tránh được tình trạng khô mũi – nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sổ mũi.
Khi bé bị sổ mũi, mẹ sẽ tìm kiếm rất nhiều cách chữa trị cho bé. Chính vì vậy mẹ hay có một số những sai lầm như:
– Thoa tinh dầu vào ngực bé: Không ít mẹ thường bôi các loại dầu vào ngực bé. Với suy nghĩ rằng, điều này giúp mũi bé thông và làm “ấm ngực”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc này không mang lại công dụng trong việc làm giảm các triệu chứng sổ mũi hay giảm biến chứng viêm phổi. Đôi khi, da bé còn mỏng manh, các tinh dầu nay còn có thể gây kích ứng khi đặt trực tiếp lên da của bé.
– Không ít mẹ thấy bé chảy mũi nhiều nghĩ lấy bông gòn chèn vào lỗ mũi của bé, để thấm. Mẹ không nên làm vậy vì có thể làm cản trở sự lưu thông dịch tiết hoặc có thể chảy vào họng, gia tăng bội nhiễm…
Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích trên sẽ giúp ích cho mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bé sơ sinh khoẻ mạnh, hạn chế ốm vặt, phát triển đều đặn!
Bé Bị Sổ Mũi Phải Làm Sao Cho Mau Khỏi Mà Không Cần Thuốc?
Sổ mũi kéo dài có thể dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa hay viêm phế quản. Chính vì thế các mẹ cần phải chủ động đối phó kịp thời nếu thấy con có biểu hiện chảy nước mũi. Vậy thì trẻ sổ mũi phải làm sao cho nhanh khỏi mà không cần phải dùng đến thuốc tây?.
Theo các chuyên gia y tế sổ mũi là tình trạng trẻ bị chảy nước mũi, nước mũi có thể trong hoặc đặc, có màu hơi xanh. Nguyên nhân gây sổ mũi thường là do trẻ bị cúm, cảm lạnh, hoặc dị ứng với một số tác nhân từ môi trường (bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, khói thuốc lá…). Đặc biệt vào những thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh, mầm bệnh dễ sinh sôi nên rất dễ khiến bé bị sổ mũi.
Bé bị sổ mũi phải làm sao?
Trị sổ mũi cho bé không cần dùng thuốc:Trước hết nếu thấy con có triệu chứng sổ mũi mẹ không nên cho con dùng thuốc kháng sinh ngay, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ. Tránh trường hợp cho con dùng thuốc quá sớm sẽ gây nhờn thuốc, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé và gây khó khăn cho việc chữa trị bệnh về sau này.
Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên để chống khuẩn, thông thoáng mũi bé
Thay vào đó việc mẹ cần làm đầu tiên đó là vệ sinh mũi sạch sẽ cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% có bán ở các hiệu thuốc. Mẹ không nên tự pha tại nhà bởi nếu tỷ lệ pha không chuẩn có thể không mang lại hiệu quả sát trùng hoặc nếu pha quá đặc dễ gây teo niêm mạc mũi bé.
Với những bé sơ sinh hay bé bị chảy ít nước mũi, dịch mũi trong mẹ chỉ cần nhỏ vào mỗi bên mũi 2-3 giọt sau đó dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái massage nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi và dùng tăm bông lấy dịch nhầy ra khỏi mũi , ngày nhỏ 3-4 lượt để vệ sinh mũi, thực hiện đều đặn là hiện tượng sổ mũi sẽ hết mà không cần dùng đến thuốc.
Còn với các bé lớn hơn mẹ có thể rửa mũi cho con bằng cách cho bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Dùng bơm xi lanh bơm nước muối rồi bơm vào lỗ mũi phía trên sao cho nước muối chảy ra ở mũi dưới là được. Sau đó nghiêng người lại rồi thực hiện với mũi tiếp theo, nhưng chú ý bơm nhẹ nhàng lượng vừa đủ để bé không hoảng sợ.
Trẻ 5 tháng bị sổ mũi phải làm sao? Mẹ cũng thực hiện tương tự như cách trên nhưng nếu thấy bé chảy nhiều dịch mũi, dịch mũi đặc, bé nghẹt mũi, thở khò khè thì cần phải hút mũi mới có thể hút hết được dịch mũi. Bởi dịch mũi không chỉ chảy ra đằng trước mũi mà còn chảy cả ra phía sau, tức phần họng. Hơn nữa bé lại không biết xì mũi nên thường nuốt xuống họng dễ gây viêm họng.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sổ mũi có nên tắm hay không?
Do vậy các mẹ cần phải dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút sạch các dịch bám sâu bên trong mũi, giúp bé nhanh khỏi sổ mũi hơn. Trước khi hút thì mẹ nhớ nhỏ nước muối vào mũi bé cho dịch loãng ra và dễ hút hơn. Sau khi hút xong thì vệ sinh mũi lại 1 lần nữa, đồng thời cần vệ sinh khử trùng sạch sẽ dụng cụ để dùng cho các lần tiếp theo.
Nước mũi nhiều khiến bé khó thở và khó chịu
Một cách hiệu quả khác để trị sổ mũi cho con mà mẹ có thể áp dụng đó là xông hơi phòng bằng tinh dầu,ví dụ như tinh dầu tràm, bạc hà, tỏi, gừng… Như vậy vừa giúp bé cảm thấy dễ chịu, dễ thở mà còn giúp kháng khuẩn, chắc chắn bé sẽ mau khỏi hơn. Hoặc mẹ cũng có thể lấy 1-2 giọt tinh dầu xoa vào gôi, giường, chăn đệm hay bên ngoài quần áo của trẻ để bé hít được và nhanh hết sổ mũi.
Bé bị sổ mũi phải làm sao? Mẹ hãy tăng cường cho con bú sữa mẹ nhiều hơn nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bởi trong sữa mẹ không chỉ có đủ dinh dưỡng mà còn cung cấp nhiều các kháng thể tự nhiên giúp bé tăng cường sức đề kháng, từ đó chống chọi tốt được với các tác nhân gây bệnh,giúp đẩy lùi sổ mũi tốt hơn.
Ngoài ra nếu như tình trạng sổ mũi nặng kéo dài không khỏi, bé thở khò khè, khó thở, ăn uống kém, thường xuyên quấy khóc, bé chậm lớn và sốt cao, ho khan thì mẹ cần cho bé đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có hướng điều trị tốt nhất.
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn
Trẻ Sơ Sinh Bị Sổ Mũi, Cha Mẹ Cần Làm Gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi. Cha mẹ cần phải nắm được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ thì mới có thể giúp trẻ khắc phục và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Nhìn chung, những nguyên nhân tập trung chủ yếu như sau:
Nguyên nhân hàng đầu của chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh chính là do bị cảm lạnh. Thời tiết vào mùa đông, hanh khô thường rất độc và khó chịu khiến cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa kịp thích nghi. Nếu trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thì sẽ đi kèm với những triệu chứng như sốt nhẹ, chảy nước mắt, thở khò khè..
Cảm cúm là do virus và vi khuẩn tấn công, tình trạng bệnh có mức độ nặng hơn cảm lạnh. Cảm cúm sẽ khiến trẻ sốt nặng, đau họng, chán ăn, quấy khóc…
Khi trẻ hít phải các tác nhân gây hại sẽ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Ví dụ như: thời tiết thay đổi, khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí trong phòng không được trong lành, mùi phấn hoa… Khi trẻ dị ứng khiến mũi bị nghẹt, hắt xì, sổ mũi, đỏ mắt (thậm chí đỏ cả mặt), mẩn ngứa…
Điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh bị sổ mũi là vấn đề thường gặp nhưng lại rất dễ xảy ra nguy hiểm, dẫn đến biến chứng về sau nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của bệnh và rất lơ là, chủ quan hoặc không kiên trì trong khi chăm sóc cho trẻ.
Điều quan trọng khi chữa trị cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ mà phải được chỉ định theo toa và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa nhi. Ngoài ra, muốn trẻ nhanh khỏi bệnh, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cho con mỗi ngày 4 – 5 lần trước khi cho bé bú hoặc ăn. Sau khi đã nhỏ hoặc xịt vào mũi, hãy mát xa hai bên cánh mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy bên trong, sau đó lấy tăm bông nhỏ và mềm khuấy nhẹ lấy sạch chất nhầy . Khi dịch nhầy được đào thải sẽ góp phần đẩy mầm bệnh ra bệnh ra bên ngoài, hủy môi trường phát triển vi khuẩn khiến mũi thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý không được tự pha nước muối mà hãy mua ở các hiệu thuốc vì có thể khi tự pha sẽ không vệ sinh và tỷ lệ nước – muối không chuẩn khiến cho vùng mũi bị bong tróc, tổn thương.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khi ngủ sẽ dễ chảy nước mũi ngược vào trong gây ho và nghẹt. Do đó, để giải quyết vấn đề này, các mẹ hãy kê gối cao hơn bình thường để giúp trẻ dễ thở và ngủ sâu giấc hơn, tránh quấy khóc về đêm.
Trong quá trình trẻ bị sổ mũi, cha mẹ nên chú ý chăm sóc con thật tốt, quan trọng nhất chính là đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn. Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì người mẹ phải bồi bổ đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản và uống nước cam thường xuyên.
Để tạo một môi trường trong lành, trẻ không bị dị ứng bởi các mùi lạ thì đảm bảo phòng ngủ phải sạch sẽ, thông thoáng. Tuy nhiên, mẹ hãy chú ý rằng, không được để phòng có gió lùa vào gây lạnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Nếu khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi quá nhiều, và phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thì cha mẹ nên sử dụng máy xông mũi họng để xịt thuốc trực tiếp vào bộ phận cần điều trị. Đây là một loại thiết bị y tế được sử dụng nhằm hỗ trợ và kiểm soát đúng chính xác lượng thuốc cần cung cấp cho cơ thể, giúp trẻ nhanh chóng hết sổ mũi, nghẹt mũi.
Máy xông mũi họng Domotherm VitalSử dụng máy xông mũi họng chính là giải pháp hữu hiệu nhất để chữa bệnh ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ, giúp mẹ yên tâm hoàn thành những công việc khác. Hiện nay, loại sản phẩm được đánh giá đảm bảo tiêu chuẩn, được các mẹ tin dùng chính là máy xông mũi họng Domotherm Vital.
Cách Chữa Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Ngay Tại Nhà “Nói Không” Với Thuốc
Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà “nói không” với thuốc
Khi trẻ sơ sinh chớm bị sổ mũi, mẹ nên có trị dứt điểm sớm cho trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện cộng với hệ miễn dịch còn non yếu sẽ khiến trẻ dễ bị viêm hô hấp, đặc biệt là các triệu chứng ho, sổ mũi, thở khò khè… Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi thường xuất phát từ những nguyên nhân thường gặp sau:
Cảm cúm, cảm lạnh: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt. Hoặc trẻ có thể bị lây cảm cúm từ người thân trông gia đình hay những người đến chơi, thăm nom.
Bị dị ứng: Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, hay khói bụi trong không khí, thời tiết thay đổi.
Triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Khi bị sổ mũi, trẻ thường bị nghẹt mũi, hắt hơi và bắt đầu chảy mũi trong. Sổ mũi lâu ngày cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho, thậm chí có thể gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Do đó, bố mẹ cần chú ý theo dõi và xử lý kịp thời, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Sổ mũi kéo dài có thể biến chứng thành viêm mũi họng, viêm phế quản,…
Cẩm nang các cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh “siêu” hiệu quả
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, việc điều trị khó hơn trẻ lớn rất nhiều, đặc biệt là việc cho trẻ dùng thuốc sẽ rất dễ gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa hoặc nôn trớ. Do đó, khi trẻ bị sổ mũi, các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ rất quan trọng. Bố mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp sau:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý rất an toàn, có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi trẻ bị viêm mũi nặng. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản, chỉ cần mẹ tỉ mẩn chút xíu và cẩn thận làm đúng theo các bước.
Mẹ cần chuẩn bị: nước muối sinh lý (nên chọn mua lọ nước muối sinh lý có đầu tròn, loại không cần phải cắt đầu để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé), khăn xô mềm, miếng lót chống thấm. Mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm dụng cụ hút mũi, tuy nhiên việc hút mũi thường không cần thiết và không được khuyên dùng.
Khi trẻ bị sổ mũi nhẹ, chỉ cần mẹ vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày, trẻ sẽ nhanh dứt triệu chứng
Cách làm:
Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Nhẹ nhàng đặt đầu lọ nước muối vào sát vách lỗ mũi trẻ rồi ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Dịch nhầy trong mũi sẽ lỏng và chảy ra ngoài cùng nước muối. Mẹ lấy khăn xô sạch mềm thấm lau sạch nước muối và dịch nhầy chảy ra. Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại.
Nếu dịch mũi của bé đặc sệt, mẹ có thể chờ 1-2 phút rồi dùng dụng cụ hút mũi hút nhẹ nhàng dịch nhầy ở từng bên lỗ mũi.
Mẹ chú ý không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ bằng nước muối quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý an toàn, hiệu quả nhưng nếu lạm dụng rửa mũi quá nhiều sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên trong mũi trẻ, gây teo niêm mạc mũi.
Massage mũi cho trẻ
Nếu trẻ bị nghẹt mũi phải, mẹ hãy để bé nằm nghiêng về phía bên trái và ngược lại. Sau đó mẹ dùng ngón trỏ bấm vào hai bên cánh mũi, day day nhẹ, mỗi ngày massage 3-4 lần. Hoặc đơn giản, khi mẹ thấy con bị nghẹt mũi, khò khè, khó thở, mẹ có thể dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi, thực hiện vài lần trong ngày.
Giữ ấm cho trẻ
Vào mùa đông, mẹ cần giữ ấm và vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ bằng nước ấm. Phòng của bé cần tránh gió lùa, hạn chế để bé tiếp xúc với không khí lạnh để tránh bệnh sổ mũi kéo dài lâu khỏi và biến chứng nặng hơn.
Vào mùa nóng, khi cho bé nằm phòng điều hòa, mẹ cần lưu ý về nhiệt độ điều hòa, hướng gió điều hòa, thời gian bật điều hòa,… để phòng viêm mũi họng cho bé.
Kê cao đầu cho bé khi ngủ
Để tránh bé bị nghẹt mũi khó chịu trong giấc ngủ đêm, mẹ có thể kê cao đầu bé để giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong.
Giữ vệ sinh không khí sạch sẽ
Bên cạnh các biện pháp trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé thoáng mát, sạch sẽ. Tránh để bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật,…
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi uống thuốc gì?
Nếu trẻ sơ sinh chỉ mới chớm bị sổ mũi, mẹ nên hạn chế dùng thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Tự ý cho trẻ dùng kháng sinh không chỉ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, “nhờn thuốc” mà còn dễ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng để hệ tiêu hóa của trẻ.
Để giúp trẻ nhanh chóng dứt sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hoặc cho trẻ bổ sung các sản phẩm các tác dụng tăng cường sức đề kháng chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh.
Thích hợp dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi là một trong những ưu điểm vượt trội của sản phẩm NutriBaby Plus
Cốm NutriBaby Plus với ưu điểm vượt trội – thích hợp dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi là một trong những gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,… Đặc biệt với các bé sơ sinh bị “thiệt thòi” khi mẹ bị mất sữa hay sữa mẹ ít, không được cung cấp đầy đủ các kháng thể tự nhiên từ nguồn sữa mẹ, thì các thành phần vi chất và vitamin có trong NutriBaby Plus sẽ góp phần “bù đắp” cho trẻ, đồng hành cùng mẹ “trang bị” cho trẻ “nền tảng” hệ miễn dịch tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.
Làm Thế Nào Để Hết Sổ Mũi Nhanh Nhất Mà Không Cần Dùng Thuốc?
Một số người do cơ địa dị ứng nên khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nước hoa, xăng dầu, lông động vật,… sẽ rất dễ làm bệnh phát tác.
Làm thế nào để hết sổ mũi nhanh nhất?
Sổ mũi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm cúm. Ngoài ra, người bệnh sẽ có thể mắc các triệu chứng như hắt hơi, đỏ mũi, đau đầu, sốt nhẹ.
Các nghiên cứu khoa học cho biết, nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang,… thì khả năng con bị bệnh rất cao. Nếu chỉ có 1 trong 2 người là bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng con bị bệnh chiếm 30%. Khi bị viêm mũi biểu hiện đặc trưng của bệnh là sổ mũi.
Ngày nay, sự biến đổi của thời tiết, môi trường sống ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới người mắc bệnh viêm mũi, cảm cúm ngày càng nhiều và gây ra tình trạng sổ mũi, khó chịu cho người bệnh.
Làm thế nào để hết sổ mũi nhanh nhất, hiệu quả nhất?Khi bị sổ mũi, nước mũi sẽ đọng thành chất keo, keo này ngày càng đặc càng khó chịu. Vậy vấn đề được đặt ra là làm gì khi bị sổ mũi?
Sổ mũi là triệu chứng thường gặp và không quá nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếu sổ mũi là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, không điều trị sớm sẽ rất dễ phát triển thành mãn tính và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, khi thấy các triệu chứng sổ mũi bất thường người bệnh nên chủ động khám và điều trị sớm.
Để giảm nhanh triệu chứng sổ mũi khó chịu, người bệnh thực hiện một số mẹo điều trị đơn giản như:
Rửa mũi bằng dung dịch nước muốiViệc rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ phá vỡ các liên kết của lớp keo gây sổ mũi, tắc nghẹt mũi và đẩy chúng ra khỏi mũi, giúp thông mũi, giảm khó chịu.
Bị sổ mũi nên làm gì? – Rửa mũi bằng nước muối sinh lý Cách làm:
Sử dụng nước muối sinh lý được bán ở các hiệu thuốc.
Cho một ít nước muối vào lọ nước nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt để tiện hơn khi rửa mũi.
Ngửa mặt lên nhỏ vài giọt nước muối vào mũi. Đợi 1 – 3 phút và hít thở nhẹ nhàng để nước ngấm và đi sâu vào mũi hiệu quả sẽ cao hơn.
Lúc này, các chất nhầy sẽ loãng hơn và việc cần làm là xì mũi để đẩy các chất nhầy ra.
Mỗi ngày nên rửa mũi khoảng 4 – 6 lần, mỗi lần thực làm đi làm lại 2 – 3 lần để cho mũi sạch hẳn.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày là cách làm đơn giản nhất mà đem lại hiệu quả cao mà mọi người vẫn thường áp dụng. Với gợi ý này, hy vọng bạn sẽ biết làm gì để hết sổ mũi rồi đúng không?
Uống nhiều nước ấmUống nước ấm cũng là một gợi hay cho việc làm thế nào hết sổ mũi mà bạn không nên bỏ qua. Việc uống nhiều nước ấm không chỉ đơn thuần cung cấp nước cho cơ thể mà có tác dụng bảo vệ cổ họng, cuốn trôi đờm hay nước mũi đọng lại ở cổ họng.
Từ đấy, bạn sẽ tránh được những cơn ho, khạc nhổ đờm nhiều khiến họng đau rát. Để hiệu quả mang lại cao hơn, bạn có thể pha ít nước cốt chanh cùng mật ong và nên uống vào buổi sáng sau khi vệ sinh răng mệnh.
Uống nước lá húng quế và nước tỏiVới cách làm này bạn chỉ cần dùng 1 củ tỏi nước cho tới khi dậy mùi, sau đó bóc sạch vỏ đem giã nhuyễn cùng 10 lá húng quế. Sau đó, cho 2 – 3 thìa nước sôi vào khuấy đều, gạn lấy phần nước để uống.
Uống nước lá húng quế cùng tỏi chữa sổ mũi nhanh nhất
Mỗi ngày làm 1 – 2 lần như vậy để uống sẽ nhanh chóng đánh bay sổ mũi. Đây là gợi ý cho câu hỏi làm gì khi bị sổ mũi rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
Chữa sổ mũi bằng rễ gừngCách chữa sổ mũi bằng rễ gừng cũng tương tự như cách làm trên. Bạn lấy 1 ít rễ gừng rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho vào nước sôi, khuấy đều, gạn lấy nước uống. Rễ gừng có tính nóng nên khi uống nước rễ gừng sẽ giúp làm tăng lưu thông vùng mũi họng và giảm lượng chất nhầy trong mũi rất nhanh.
Hoặc để dễ uống hơn bạn có thể nướng củ gừng lên, xong dã nhuyễn, cho vào nước nóng rồi gạn uống. Cách làm này uống nước sẽ dễ hơn, thơm hơn nhưng hiệu quả mang lại thì chậm hơn.
Chữa sổ mũi bằng mật ong, chanhVới mỗi gia đình, nhất là những nhà thường có người mắc bệnh về viêm mũi, viêm họng,… nên ngâm sẵn một lọ chanh đào cùng mật ong để tiện dùng. Ngân càng lâu thì hiệu quả mang lại càng cao, thường là ngâm trên 1 năm và ngâm bằng lọ thuỷ tinh sẽ tốt hơn.
Với những thông tin chia sẻ về làm thế nào để hết sổ mũi nhanh nhất, hiệu quả nhất trên sẽ hữu ích với bạn. Trong trường hợp bạn đã áp những những bí quyết chữa sổ mũi trên mà không đem lại hiệu quả, tình trạng bệnh nặng hơn thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bé Bị Sổ Mũi Cần Làm Gì?
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi
Trẻ em là đối tượng có hệ hô hấp khá nhạy cảm nên chỉ cần một số kích thích từ bên ngoài như thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh bất thường, các chất gây dị ứng cho trẻ như phấn hoa, nước thơm…có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị sổ mũi.
Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm phế quản là những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị sổ mũi
Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh dẫn tới triệu chứng chảy nước mũi. Với cảm cúm, các dấu hiệu ở trẻ thường gặp là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho có đờm. Các triệu chứng này xuất hiện từ từ chứ không đến đột ngột. Bệnh cảm lạnh thì các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 2-3 giờ đầu, như là trẻ sẽ bị sốt, bị ho khan, bị ớn lạnh.
Các bậc cha mẹ nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh sổ mũi ở trẻ sẽ có những biện pháp phòng tránh bệnh sổ mũi cho trẻ một cách hiệu quả để các bé luôn có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Nên đọc: Tìm hiểu về chứng chảy nước mũi ở trẻ
Xử lý tại nhà khi bé bị sổ mũi
Để bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau
Nhỏ 2 -3 giọt nước muối sinh lý ấm vào mũi (với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi), với các bé lớn hơn nhỏ 4 – 5 giọt
Để khoảng 30 giây cho nước muối thấm vào làm loãng dịch mũi
Dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch mũi đối với các trẻ nhỏ, trẻ lớn hơn có thể tự xì mũi ra khăn hoặc giấy sạch. Thực hiện các bước trên 4 lần mỗi ngày.
Rửa mũi cho bé mỗi ngày
Mẹo chữa ho, sổ mũi cho trẻ tại nhàTrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bị sổ mũi, dân gian có một số bài thuốc trị sổ mũi cho trẻ mà không cần dùng tới kháng sinh. Nguyên nhân gây sổ mũi cho trẻ cơ bản là từ hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Ngoài ra, do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh thường xuyên nên hay cho tay vào mũi miệng dẫn tới sự xâm nhập của các vi khuẩn vào trong cơ thể. Nếu bé trên 6 tháng tuổi có thể hoàn toàn áp dụng 3 cách như sau:
Nước chanh ấmDùng nước chanh ấm chữa sổ mũi cho bé tại nhà, trong chanh ó chứa axit citric được đánh giá là thuốc trị sổ mũi cho trẻ em hiệu quả. Vitamin C trong chanh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể. Các mẹ nên cho bé uống 1 ly nước ấm pha cùng 30ml nước chanh. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể pha thêm 1 chút mật ong để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
Dùng 1 – 2 lần/ngày đến khi nước mũi hết chảy hẳn.
TỏiTỏi được coi là nguyên liệu làm thuốc trị sổ mũi ở trẻ em an toàn và có hiệu quả tốt. Có thể làm theo 2 cách sau để trị sổ mũi cho bé:
Đun sôi 250 ml nước sau đó đổ hỗn hợp 4 tép tỏi đã được băm nhuyễn với 5 ml nước ép hành và 1 chút muối. Tác dụng của dung dịch làm thông thoáng và làm sạch chất độc. Uống 2 lần/ngày đến khi khỏi hẳn.
Dùng 4 – 5 tép tỏi to còn nguyên vỏ rồi cho vào giấy bạc và đem nướng trên lửa. Trong quá trình nướng nên lật giấy bạc thường xuyên vì tỏi rất nhanh chín, nướng tới khi ngửi thấy mùi thơm là được. Sau khi nướng xong, lấy tỏi cho vào 20ml nước đun sôi để nguội sau đó ép thật mạnh để tỏi càng nát càng tốt, gạt lấy nước cốt cho bé uống 1 – 2 lần/ngày.
GừngGừng băm nhuyễn ròi cho vào món súp gà và cho trẻ ăn hoặc đem nấu gừng trong nồi nước rồi thêm chút đường cho trẻ uống, uống từ 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý: Các triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hoàn toàn khác nhau, do đó những mẹo hay bài thuốc chữa sổ mũi ở trẻ em không nên được áp dụng như một vị thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh.
Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ?Khi trẻ có các dấu hiệu sau đây cha mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị:
Trẻ dưới 2 tuổi sổ mũi kèm sốt, bỏ ăn hoặc bú kém
Trẻ lớn sốt trên 38,5 độ kèm theo ho nhiều. Nếu sổ mũi kéo dài hơn 2 tuần thì dịch mũi có màu vàng, mùi hôi thì đây là dấu hiệu bé bị nhiễm khuẩn nặng và cần được điều trị bằng kháng sinh.
Phòng tránh sổ mũi cho trẻ hiệu quảCha mẹ cần lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ khi bị bệnh và lúc bình thường, cần có một chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, E và khoáng chất để tăng cường chất đề kháng cho trẻ.
Không nên bắt trẻ ăn dặm quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ có thể hấp thu và chuyển hóa các thức ăn một cách tốt nhất.
Không nên cho trẻ ăn các thức ăn lạ, đảm bảo nguồn gốc thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ tươi sạch
Khi trẻ bị sỏ mũi rất khó thở, thường phải thở bằng miệng nên trẻ rất khát nước vì vậy cần bổ sung nước uống và nước ép trái cây cho trẻ tránh tình trạng để trẻ bị thiếu nước.
Làm sạch mũi cho trẻ hàng ngày với nước muối Natri 0.9% theo hướng dẫn sử dụng cho con nhỏ. Việc này có ích cho trẻ nhỏ giúp trẻ dễ thở hơn, các mầm bệnh trong gỉ mũi bị đào thải ra ngoài
Khi trẻ bị sổ mũi rất khó thở, cần kê cao gối cho con ngủ và bế con thẳng đứng để con dễ thở và bớt khó chịu hơn.
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đảm bảo môi trường cho bé luôn sạch sẽ thoáng mát và ít bụi bẩn
Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh: Đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Sơ Sinh Bị Sổ Mũi, Mẹ Có Ngay Cách Hay Mà Không Cần Dùng Thuốc trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!