Xu Hướng 6/2023 # Béo Phì Khi Mang Thai: Cần Làm Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh? # Top 6 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Béo Phì Khi Mang Thai: Cần Làm Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Béo Phì Khi Mang Thai: Cần Làm Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao -Thừa cân, béo phì. Khi mang thai có khả năng gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé. Biết về những hậu quả có khả năng xảy ra. Tiếp nhận những lời khuyên về chế độ giảm cân hợp lý trước khi mang thai. Đồng thời biết cách tăng cân hợp lý khi mang thai. Thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. 

1. Chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khổi cơ thể (BMI), là con số thể hiện trọng lượng của cơ thể. Chỉ số này được tính dựa trên cân nặng (kg) và chiều cao (met) của cơ thể. Có thể đánh giá nhanh thể trọng một người là gầy, bình thường, thừa cân, hay béo phì.  

Béo phì được chẩn đoán khi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Công thức tính BMI thông dụng hiện nay dựa trên công thức: Cân nặng (kg) chia cho chiều cao (quy ra mét).

BMI

Mức độ

<18,5

Gầy

18.5-24.9

Bình thường

25.0-29.9

Thừa cân

Béo phì

2. Mối liên hệ giữa chỉ số khối và khả năng mang thai

Người có BMI cao thường khó mang thai hơn do hạn chế khả năng rụng trứng. Dù ngay cả khi trứng rụng bình thường, vẫn khó mang thai hơn so với người bình thường. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng khả năng thất bại thụ tinh trong ống nghiệm cũng sẽ cao hơn với người béo phì.

3. Tình trạng thừa cân ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người mẹ?

BMI cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Bao gồm:

3.1. Đái tháo đường thai kì

BMI càng cao, càng làm tăng khả năng mắc đái tháo đường thai kì. Tình trạng này còn làm tăng xác xuất cần sinh mổ hơn là sinh thường. Ngoài ra, người mẹ có đái tháo đường thai kỳ còn có nguy cơ cao mắc tiểu đường sau này. Vì thế, phụ nữ béo phì sẽ cần được sàng lọc qua xét nghiệm test đường huyết sớm. Điều này được thực trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sau đó, người mẹ cần được theo dõi, và kiểm tra đường huyết định kỳ theo lịch của bác sĩ.

3.2. Tiền sản giật

Người mẹ có huyết áp cao trong khi mang thai hoặc sau khi sinh, được gọi là tiền sản giật. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể người mẹ. Trong đó hai cơ quan quan trọng là gan và phổi, không thể làm việc tốt như bình thường.

Quan trọng hơn, tiền sản giật sẽ dẫn đến co giật, còn được gọi là “sản giật”, nếu không được kiểm soát huyết áp chặt chẽ. Trong một số trường hợp hiếm, tiền sản giật thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ. Vì thế, những trường hợp người mẹ có huyết áp cao khi mang thai, đòi hỏi một chế độ điều trị huyết áp nghiêm ngặt, để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, đứa trẻ có thể cần sinh ra sớm hơn so với ngày dự sanh để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

3.3. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Là sự rối loạn thở trong giấc ngủ. Trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Có thể kèm biểu hiện ngủ ngáy quá mức.Phụ nữ béo phì, dễ có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, tình trạng này không chỉ gây ra mệt mỏi, mà còn dẫn đến khả năng mắc huyết áp cao, và các vấn đề rối loạn tim mạch và hô hấp khác.

4. Ảnh hưởng của béo phì lên thai nhi

Phụ nữ thừa cân, béo phì khi mang thai, sẽ làm tăng các nguy cơ sau đây:

Sẩy thai: Người mẹ béo phì có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với người mẹ có cân nặng bình thường.

Khó theo dõi các chỉ số phản ánh sức khỏe thai kỳ qua siêu âm. Do mỡ bụng nhiều, gây khó khăn khảo sát các vấn đề sức khỏe của bé qua siêu âm. Bên cạnh đó, việc theo dõi các chỉ số (tim thai, cơn gò tử cung) trong quá trình sinh con thông quá máy monitor cũng trở nên khó khăn hơn.

Thai to: Khi mẹ có BMI cao, đứa bé có thể có cân nặng cao hơn so với bé bình thường. Đứa bé quá to trong bụng mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương trong quá trình sinh. Chẳng hạn như không qua được khung chậu, bị kẹt vai bên trong. Ngoài ra, thai to còn làm tăng nguy cơ người mẹ cần sinh mổ. Bên cạnh đó, đứa trẻ sinh ra có cân nặng cao sẽ tăng khả năng dễ béo phì sau này.

Sinh non: Béo phì có thể dẫn đến các nguy cơ như: tiền sát giật, sản giật, v.v. Sẽ cần phải đưa trẻ ra sớm hơn so với ngày dự sinh.

Thai lưu: Đây là trường hợp thai mất trong bụng mẹ. Mẹ có BMI cao thì nguy cơ thai lưu cao hơn so với mẹ có cân nặng bình thường.

5. Có nên giảm cân trước khi mang thai?

Việc giảm cân trước khi mang thai nếu bạn có BMI cao là điều hoàn toàn cần nên làm. Bởi vì đây là phương pháp tốt nhất để làm giảm các yếu tố rủi ro cho thai kì. Ngay cả khi chỉ giảm cân nặng một ít ( 5-7% trên tổng thể cân nặng ban đầu) cũng đã có thể tăng cường tổng trạng của người mẹ và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

6. Làm sao để giảm cân một cách an toàn?

Để giảm cân, bạn cần tiêu thu calo nhiều hơn so với lượng nhập vào. Ngòai ra, bạn cần một chế độ tập thể dục thường xuyên và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy đến cơ sở sản phụ khoa để thăm khám trước khi mang thai nếu bạn có BMI cao. Bác sĩ có thể tư vấn với bạn các chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia sẽ đánh giá tổng trạng cơ thể của bạn. Sau đó, đưa ra khẩu phần ăn hợp lý để giúp bạn có một kế hoạch giảm cân an toàn.

Ngoài ra, tăng cường hoạt động thể chất cũng rất quan trọng nếu bạn muốn giảm cân. Bạn có thể chọn vận động mức độ trung bình như xe đạp, đi bộ nhanh hoặc làm vườn, khoảng 60 phút/ ngày. Hoặc những vận động nặng như bơi lội, chạy bộ, v.v. 30 phút mỗi ngày. Trên thực tế, bạn không cần phải tập liên tục 30 phút. Nếu chưa quen, bạn vẫn có thể chia ra tập 3 lần/ ngày, mỗi lần 10-20 phút.

7. Các loại thuốc giúp giảm cân trước khi mang thai

Bạn đã cố gắng giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Tuy nhiên, chỉ số BMI vẫn trên 30 hoặc trên 27 nhưng có kèm đái tháo đường, bệnh tim mạch, v.v. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc giảm cân cho bạn. Tuy nhiên thuốc giảm cân không nên được dùng khi bạn đang cố gắng thụ thai hoặc đã mang thai.

8.  Phẫu thuật để giảm cân trước khi mang thai

Phẫu thuật “Bariatric surgery” có thể được lựa chọn dành cho những người béo phì mức độ nặng. Bằng cách làm giảm kích thước dạ dày hoặc cắt bỏ một phần dạ dày. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bạn cần trì hoãn việc mang thai khoảng từ 12 – 24 tuần.

Mặc dù có nhiều rủi ro, bạn vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh dù có tình trạng béo phì. Bằng cách quản lý thật tốt cân nặng khi mang thai, chú ý chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, cần đảm bảo tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng cho người mang thai. Bên cạnh đó, bạn cần khám thai định kì để theo dõi biến chứng có khả năng xảy ra. 

9. Cân tăng cân bao nhiêu khi mang thai?

Điều này không thể trả lời chính xác. Bởi vì, cân nặng trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bạn nên tăng thêm bao nhiêu trong quá trình mang thai. Hãy bàn luận với bác sĩ để có một chế đô tăng cân phù hợp với tình trạng của bạn.

Một số chỉ định tăng cân tham khảo sau đây dành cho người thừa cân, béo phì:

Đang mang thai 1 con: Nếu bạn có BMI từ 30 trở lên và đang mang thai, khuyến nghị sẽ nên tăng từ 5 – 9 kg cho cả quá trình mang thai.

Nếu bạn mang song thai: Khuyến nghị nên tăng từ 11 – 19 kg cho cả quá trình mang thai.

Cần nên hiểu rằng, tăng cân khi mang thai là việc quan trọng. Bởi vì chúng cho thấy con bạn đang lớn lên và khỏe mạnh. Việc quản lý cân nặng khi mang thai là nhắm cố gắng không để bạn tăng cân quá mức so với bình thường. Ví thế, đừng quá lo lắng mà khiêng khem ăn uống quá mức, ảnh hướng cho sức khỏe của bé.

10. Chế độ chăm sóc đặc biệt khi mang thai

Khi bạn có BMI từ 30 trở lên, bác sĩ sản khoa sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bạn và thai nhi. Họ có thể đề nghị:

10.1. Kiểm tra chỉ số đường huyết sớm

Bình thường test kiểm tra đường huyết sẽ được thực hiện từ tuần thứ 24-28 thai kỳ. Tuy nhiên, với phụ nữ có BMI trên 30 khi mang thai, sẽ cần kiểm tra sớm hơn, trong 3 tháng đầu thai kì. Nếu kết quả kiểm tra bình thường, bạn sẽ được kiểm tra lần tiếp theo vào khoảng 24 – 28 tuần thai. Nếu kết quả không tốt, bạn sẽ cần sử dụng thuốc hạ đường huyết và theo dõi đường huyết thường xuyên hơn theo lịch của bác sĩ.

10.2 Sàng lọc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những phụ nữ nghi ngờ có tình trạng này, khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc tiền sản giật và các rối loạn khác. Vì thế, hội chứng sẽ được sàng lọc vào lần thăm khám thai đầu tiền. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng một số thuốc đặc biệt để điều trị. Tham khảo bài viết: Hội chứng ngưng thở khi ngủ

11. Tập thể dục khi mang thai

Nếu bạn chưa từng tập thể dục trước đây, khi mang thai là thời điểm tốt nhất để bắt đầu. Hãy nói chuyện bác sĩ của bạn để được tư vấn thể dục như thế nào là an toàn khi mang thai.

Nếu mới lần đầu, bạn nên bắt đầu tập 5 phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 5 phút mỗi tuần. Mục tiêu cuối cùng là giữ thời gian tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Đi bộ là một sự lựa chọn tốt nếu bạn mới tập thể dục. Ngoài ra, bơi lội cũng rất tốt để đốt calo khi mang thai. Bên cạnh đó, nước sẽ hỗ trợ nâng đỡ để không bị tổn thương hoặc quá căng cơ. Nó còn giúp cho bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái.

12. Cách kiểm soát cân nặng sau sinh

Khi bạn ở nhà cũng với đứa bé, hãy vẫn luôn có chế độ dinh dưỡng cho sức khỏe và giữ thói quen tập thể dục để đạt được cân nặng bình thường.

Cho con bú là một lời khuyên hằng đầu để giữ cho sức khỏe của bé luôn tốt nhất. Ngoài ra, cho con bú cò giúp cho bạn giảm cân sau sinh. Trên thực tế, các chuyên gia nói rằng phụ nữ cho con bú sẽ mẹ tối thiểu 6 tháng sẽ giảm cân nặng sau sinh nhanh hơn so với phụ nữ không cho con bú.

Phụ nữ có BMI cao dẫn đến nhiều rủi ro khi mang thai. Vì thế, tốt nhất là nên thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn giảm cân an toàn trước khi mang thai. Nếu phụ nữ BMI cao đã mang thai, cần được khám thai sớm nhất có thể và khám thai định kỳ để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và con.

Sinh viên Y khoa Nguyễn Hoàng Yến

Làm Sao Để Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Mẹ khỏe trong thai kỳ là rất cần thiết cho sức khỏe của thai nhi. Phụ nữ ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên cùng với chăm sóc trước khi sinh thường xuyên sẽ ít có biến chứng khi mang thai. Họ cũng có nhiều khả năng sinh ra một em bé khỏe mạnh. Vậy phải làm sao để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống cân bằng cũng sẽ làm giảm nguy cơ thiếu máu, cũng như các triệu chứng khó chịu khi mang thai khác như mệt mỏi và ốm nghén. Dinh dưỡng tốt được cho là giúp cân bằng sự thay đổi về tâm trạng và nó cũng có thể cải thiện chuyển dạ và sinh nở.

Một chế độ ăn uống cân bằng tốt bao gồm:

Tăng cân

Một cách đơn giản để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bạn trong thai kỳ là ăn nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm mỗi ngày.

Không nên ăn gì

Để bảo vệ mẹ và bé khỏi vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như Listeriosis, hãy đảm bảo rằng tất cả sữa, phô mai và nước trái cây đều được tiệt trùng. Không nên ăn thịt từ đồ ăn nhanh hoặc xúc xích trừ khi chúng được làm chín hoàn toàn. Ngoài ra, nên tránh thực phẩm đông lạnh các loại gỏi, hải sản hun khói và thịt, gia cầm và hải sản chưa nấu chín. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn có tiền sử dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thực phẩm nào cần tránh.

Bổ sung vitamin trước khi sinh

Hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ nên đến từ thực phẩm, nhưng bổ sung vitamin trước khi sinh đóng một vai trò quan trọng. Phụ nữ mang thai thường quá bận rộn để lên kế hoạch cho ba bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày và việc bổ sung vitamin có thể cung cấp thêm dinh dưỡng mà thai nhi đang phát triển cần.

Axit folic (folate) là vitamin B rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Bổ sung axit folic được thực hiện vài tuần trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ đã được tìm thấy để giảm nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.

Hầu hết các vitamin trước khi sinh có chứa 1 miligam axit folic. Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu dùng vitamin trước sinh. Họ có thể giúp bạn quyết định loại nào là tốt nhất cho bạn.

Tập thể dục

Tập thể dục vừa phải không chỉ được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày được chứng minh là giúp lưu thông, tăng cường cơ bắp và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập thể dục nào, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao. Nếu bạn không hoạt động thể chất trước khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về những bài tập bạn có thể làm trong khi mang thai.

Đối với phần lớn các trường hợp mang thai bình thường, tập thể dục có thể:

Tăng năng lượng

Cải thiện giấc ngủ

Tăng cường cơ bắp và sức bền

Giảm đau lưng

Giảm táo bón

Các bài tập aerobic, như đi bộ, chạy bộ và bơi lội, kích thích tim và phổi cũng như hoạt động của cơ và khớp, giúp xử lý và sử dụng oxy. Hoạt động aerobic cũng cải thiện lưu thông và tăng trương lực cơ và sức mạnh.

Có nhiều lớp tập thể dục dành riêng cho phụ nữ mang thai giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện tư thế và sự liên kết, và thúc đẩy lưu thông và hô hấp tốt hơn.

Bài tập ngồi xổm và Kegel nên được thêm vào thói quen tập thể dục. Các bài tập Kegel tập trung vào các cơ âm đạo và tầng sinh môn. Bài tập được thực hiện giống như cách một người phụ nữ dừng bắt đầu và dừng khi đi tiểu. Cơ đáy chậu được thắt chặt trong ba giây và sau đó cơ bắp được thả lỏng từ từ. Khoảng thời gian cơ bị co lại có thể tăng lên theo thời gian vì việc kiểm soát cơ trở nên dễ dàng hơn. Thư giãn các cơ đáy chậu có thể giúp ích trong quá trình sinh em bé. Các bài tập Kegel được cho là giúp phụ nữ duy trì trương lực cơ và kiểm soát tốt ở vùng đáy chậu, có thể hỗ trợ sinh nở và phục hồi sau khi sinh.

Bỏ thói quen xấu

Tiêu thụ rượu khi mang thai cũng có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như:

Không có bằng chứng nào cho thấy hút thuốc lá trước khi bắt đầu mang thai sẽ gây hại cho em bé đang phát triển. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc trong thai kỳ là nguy hiểm. Hút thuốc ảnh hưởng đến lưu lượng máu và cung cấp oxy cho em bé, và do đó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của chúng.

Chảy máu âm đạo

Thai ngoài tử cung

Bong nhau thai sớm

Chuyển dạ sớm

Bị ốm khi mang thai

Bên cạnh tất cả các triệu chứng đi cùng với thai kỳ, phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng hơn, như cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Một phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị bệnh nặng nếu bị cảm lạnh hoặc cúm. Mặc dù những căn bệnh như vậy có thể khiến bạn cảm thấy rất không khỏe, nhưng hầu hết sẽ không ảnh hưởng đến em bé đang phát triển của bạn.

Một số bệnh phổ biến hơn bao gồm:

Điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ của bạn về các phương pháp điều trị an toàn để sử dụng cho bất kỳ bệnh nào trong khi mang thai. Nhiều loại thuốc và chất bổ sung phổ biến như aspirin và ibuprofen không được khuyến cáo trong thai kỳ.

Phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh bị bệnh. Một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh cũng như nghỉ ngơi nhiều và rửa tay sạch sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tốt. Tiêm phòng cúm theo mùa là cách phòng bệnh tốt nhất trong mùa cúm. Nó khuyến nghị cho những người sẽ ở trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của họ trong thời gian này. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị biến chứng do cả virut cúm theo mùa, cũng như cúm lợn (H1N1).

Nói chuyện với bác sĩ về lịch sử sức khỏe của bạn. Họ có thể cho bạn biết liệu có nguy cơ đối với sức khỏe của bạn hay không.

Một số phụ nữ có tiền sử hen suyễn có thể thấy rằng các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Điều này một phần là do sự gia tăng lượng hormone trong hệ thống, cũng như tử cung mở rộng, ép lên phổi và hạn chế lượng không khí còn lại trong phổi của bạn sau khi thở ra.

Chăm sóc tiền sản

Tham dự tất cả các kiểm tra chăm sóc trước khi sinh sẽ giúp bác sĩ theo dõi cẩn thận bạn và em bé đang lớn trong suốt thai kỳ của bạn. Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn một thời gian theo lịch trình để hỏi bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào của bạn về việc mang thai.

Làm Sao Để Mẹ Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh?

0 lượt xem

Có nhiều quan niệm cho rằng khi mang thai bà bầu không nên làm đẹp vì như thế sẽ lấy hết phần đẹp của con hay tuyệt đối không được đi giày cao gót, không được chụp hình… Những quan niệm này đến nay vẫn chưa được khoa học chứng minh rõ ràng, tuy nhiên có một điều chắc chắn mà khoa học đã chứng minh là các bà mẹ vui vẻ, hạnh phúc, tâm lý cân bằng sẽ mang vào đời những đứa con khỏe mạnh, lạc quan và hạnh phúc.

Vì vậy mình luôn cố gắng thực hiện triệt để những điểu này ? Tâm lý thoải mái,ăn uống đa dạng cân bằng các chất và bổ sung 1 ngày 1 viên PM Procare là đủ, tiết kiệm thời gian cũng như cảm giác khó chịu khi phải uống thuốc nhiều lần. Thuốc bổ PM Procare/ PM Procare diamond cung cấp các chất dinh dưỡng cho mẹ để cùng với bữa ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng đang tăng lên của cơ thể, đồng thời hỗ trợ cho thai nhi phát triển tối ưu ngay từ trong bụng.

Đặc biệt, thuốc bổ PM Procare/PM Procare diamond chứa axit béo Omega-3 dạng Triglyceride là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, giúp em bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Người ta bảo: mang thai là thời kỳ đẹp nhất của người phụ nữ, vẻ đẹp toát lên từ tâm hồn, từ sự kì diệu, thiêng liêng khi mang trong mình một sinh linh bé bỏng. Và mình cũng tin vào điều ấy. Từ lúc mang bầu mình cũng lo lắng đủ thứ cho con “Mẹ nằm thế này con có thoải mái không? Mẹ ăn cái này con có đủ chất không? Mẹ mệt thế này con có bị ảnh hưởng không? Mẹ nghe nhạc này có tốt cho con không?Bắt đầu từ ngày hôm nay cho đến cuối đời, mẹ sẽ chẳng lúc nào nguôi lo lắng băn khoăn về con”. Con là một phần của cơ thể mẹ, dòng máu của mẹ chảy trong con và nuôi con chín tháng. Mẹ là ngôi nhà chở che cho con suốt chín tháng. Và ba mẹ sẽ mãi là ngôi nhà, là nơi con luôn tìm được bình an, yên lành!

Nguồn: Chia sẻ từ mẹ

Theo Dinhduongbabau.net

Làm Thế Nào Để Mẹ Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh???

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cao hơn bình thường bởi lúc này Mẹ không chỉ chăm sóc sức khỏe cho mình mà còn cho một sinh mệnh đang lớn lên mỗi ngày. Chính vì vậy mà việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là cực kỳ quan trọng cho cả mẹ và bé.

Có chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian mang thai sẽ tăng lên, đặc biệt là các dưỡng chất quan trọng cần thiết nhất cho mẹ và thai nhi như: DHA, ALA, choline, acid folic, canxi, vitamin, sắt,….

Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho từng giai đoạn phát triển của thai nhi, trong các bữa ăn, cũng như bổ sung các loại thuốc bổ trợ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt, nói KHÔNG với CÁC CHẤT KÍCH THÍCH: rượu bia, thuốc lá,…có thể làm tăng nguy cơ bé mắc phải hội chứng rượu bào thai (FAS).

Bà bầu bổ sung đủ nước mỗi ngày để có thể duy trì lượng nước ối đủ cho thai nhi, tăng lượng máu cho cơ thể. Bổ sung nước cho cơ thể bằng việc: uống nước lọc, ăn trái cây tươi, nước từ rau xanh…

Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ nước sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, chuột rút và co thắt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Mang thai với sự thay đổi rất lớn về cơ thể, nhất là về vóc dáng và cân nặng. để có sức khỏe dẻo dai, mẹ nên tập thể dục mỗi ngày 15-20 phút. Việc tập thể dục không chỉ để khỏe mạnh về các cơ quan bên trong và bên ngoài cơ thể, mà còn giúp giải tỏa được căng thẳng, tăng lượng màu hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi nhiều hơn do lúc này, cơ thể bạn khá nặng nhọc và mệt mỏi. Tình trạng mất ngủ thường xuyên có thể khiến bà bầu cảm thấy căng thẳng, tăng huyết áp, tiền sản giật… Dù vậy, phần lớn bà bầu đều thấy khó ngủ do những triệu chứng khó chịu của thai kỳ và những nỗi lo về những điều sắp diễn ra. Để có giấc ngủ ngon, bạn có thể thường xuyên massage, tập yoga, thiền, cải thiện chế độ ăn…

Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ, chì và thủy ngân… nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất cho mẹ và bé.

Trong thời gian mang thai, bạn nên chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi thoải mái nhất

Ngoài ra, do thời gian này, các hormone trong thai kỳ làm các dây chằng ở chân bị lỏng lẻo khiến chân và mắt cá chân sẽ dễ bị sưng đau. Do vậy, bạn tuyệt đối không mang giày cao gót, cũng như các loại sandal nhiều dây buộc chặt. Nên đi giày bệt hoặc dép bệt rộng để cho đôi chân được thoải mái.

Mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu về các triệu chứng, biến chứng thường gặp trong các giai đoạn mang thai. Điều này sẽ giúp bạn biết được khi nào cần đến gặp bác sĩ và không cảm thấy căng thẳng vì những triệu chứng vốn dĩ bình thường

Cập nhật thông tin chi tiết về Béo Phì Khi Mang Thai: Cần Làm Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!