Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Kinh Doanh Bán Hàng Thành Công được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Luôn luôn lắng nghe khách hàngBí quyết kinh doanh bán hàng thành công đầu tiên bạn phải nhớ là đây. Bởi những sản phẩm, dịch vụ mục đích cuối cùng là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vậy nên nếu bạn không tìm hiểu nguyện vọng, sở thích của khách hàng mà chỉ chăm chăm nói bề sản phẩm, dịch vụ về những cái tốt của chúng thì chắc chắn tỉ lệ thất bại là vô cùng cao.
Vậy làm thế nào để nắm bắt được nhu cầu của họ, cách đơn giản nhất đó chính là lắng nghe. Hãy bắt đầu cuộc gặp gỡ bằng cách xây dựng mối quan hệ, hãy coi đó như một cuộc gặp với bạn bè, người quen… thay vì là một cuộc trao đổi mua bán.
2. Hãy luôn biết cách đặt câu hỏiKhi bạn hỏi khách hàng về những vấn đề của họ tức là bạn đã thể hiện rằng mình quan tâm đến lợi ích, nhu cầu của khách hàng chứ không phải là những bản hợp đồng, là lợi nhuận là doanh số. Bạn đối xử với người khác thế nào thì họ sẽ đối xử với bạn đúng như vậy. Thế nên nhiệt tình, quan tâm tới đói tượng khách hàng tiềm năng, đặt cho họ những câu hỏi, lắng nghe cầu trả lời để tìm ra được nguyên nhân, động cơ thúc đẩy họ mua hàng. Hãy tở ra thoải mái thì khách hàng cũng sẽ thoải mái và thân thiện với bạn. Còn nếu cứ cố gắng xoi mói bạn sẽ đẩy khách hàng vào thế phòng thủ, chống đối. Điều này sẽ vô cùng bất lợi cho thương vụ của bạn.
3. Luôn chú ý để nhận thấy những ẩn ý của khách hàngĐây chính là cách để bạn nắm bắt tâm lý khách hàng – một bí quyết kinh doanh bán hàng thành công được các sale bậc thầy luôn áp dụng. Trong cuộc trò chuyện hãy quan sát sắc mặt, cử chỉ cơ thể của khách hàng. Ví dụ như phản ứng của họ khi gặp bạn? Thái độ tin tưởng hay nghi ngờ? Họ có ngồi yên và chú tâm vào cuộc nói chuyện của bạn không?…. Để ý những điều đó sẽ giúp bạn biết được họ có ý định mua hàng của bạn không?
4. Đừng đề nghị điều gì mà khách hàng không quan tâm 5. Gặp được người có quyền quyết địnhĐể có thể đạt đến mục đích cuối cùng là hoàn thành thương vụ bán hàng thì bạn cần phải gặp được đúng người có quyền quyết định. Bạn thuyết phục được người trung gian (cấp dưới, vợ/chồng không phải là chủ gia đình) nhưng có cơ hội gặp được người đưa ra quyết định cuối cùng thì coi như bạn đã thất bại. Thế nên, bằng mọi cách phải kiên định để xin gặp người có quyền quyết định. Trong cuộc gặp đó, hãy là người trình bày trực tiếp đến người quyết định và giải đáp mọi câu hỏi quan trọng của họ.
6. Nếu được hãy luôn cho khách hàng dùng thử?Có câu nói rằng “trăm nghe không bằng một thấy” vậy nên hãy cố gắng cho khách hàng của bạn dùng thử sản phẩm, thử trải nghiệm dịch vụ. Ví dụ, bạn bán xe hơi đừng chỉ thao thao bất tuyệt về sự nổi bật, khác biệt của nó mà hãy để khách hàng tự cảm nhận bằng cách ngồi lên chính chiếc xe đó và lái thuê.
Còn rất nhiều kĩ năng và bí quyết để bạn có thể trở thành một người bán hàng bậc thầy, chuyên nghiệp. Hãy luôn học hỏi bạn sẽ đạt đến thành công.
Bí Quyết Kinh Doanh Online Thành Công Gia Tăng Doanh Số Bán Hàng
Bí quyết kinh doanh online thành công gia tăng doanh số bán hàng
Kinh doanh online là hình thức kinh doanh ngày càng trở nên bùng nổ ở thời điểm hiện tại tuy nhiên không phải mọi cửa hàng đều kinh doanh hiệu quả. Cùng khám phá các bí quyết kinh doanh online thành công giúp cửa hàng của bạn gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc bán sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hay dịch vụ mới ra mắt thị trường thường cho khách hàng dùng thử sản phẩm lần đầu hoặc trong khoảng thời gian nhất định để trải nghiệm thực tế các tính năng và sự ưu việt của sản phẩm. Đây là cách tuyệt vời giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm của bạn, loại bỏ các nghi ngờ khi lần đầu tiên trải nghiệm nó. Tùy vào sản phẩm hay dịch vụ mà thời gian hay chiến dịch dùng thử, cách thức áp dụng có thể khác nhau, tuy nhiên với một sản phẩm hay dịch vụ thông thường ví dụ như dịch vụ phần mềm thì thời gian dùng thử khoảng là từ 10 đến 15 ngày đủ để khách hàng khám phá sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Dù kinh doan online hay truyền thống thì tặng quà là cách rất tốt để kích thích nhu cầu của người mua. Trong thực tế, không ít khách hàng quyết định mua sản phẩm chỉ vì thích món quà được tặng kèm mà thôi. Chính vì vậy, bạn nên áp dụng bí quyết kinh doanh online thành công này để gia tăng doanh số bán hàng online bởi khách hàng cảm nhận được sự chu đáo của bạn đồng thời khi mua hàng họ được thêm giá trị cộng hưởng.
Giảm giá là phương pháp truyền thống được dùng để kích cầu tiêu dùng, nhưng trong kinh doanh online bạn có thể làm được nhiều hơn thế. Chỉ cần khách hàng chia sẻ liên kết đến website hoặc Fanpage của bạn lên MXH rồi gắn thẻ bạn bè của họ là được nhận ngay khuyến mại giảm giá. Đây là cách tuyệt vời để nhiều người biết đến bạn hơn, giúp mức độ phổ biến thương hiệu và doanh số được cải thiện. Ngoài ra thì đây còn là cách giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn phát triển hơn nhờ thu hút được nhiều người tương tác hơn với cửa hàng.
Khi mua hàng online rất nhiều khách hàng quan tâm đến chính sách vận chuyển của cửa hàng đồng thời quyết định khá lớn đến quyết định họ có mua hàng của cửa hàng bạn hay không. Tốt nhất bạn nên có chính sách freeship cho các khách hàng ở gần, đối với các khách hàng ở xa thì ưu tiên vận chuyển nhanh chóng để tránh tình trạng khách hàng hủy hàng. Hoặc bạn có thể đặt ra điều kiện để khách hàng có thể được freeship như mua đơn hàng từ 200K hay 500K trở lên. Bên cạnh đó nên bổ sung thêm chính sách thanh toán đa dạng cho khách hàng, tốt nhất là có ship hàng COD để khách hàng yên tâm hơn khi mua sản phẩm của bạn.
Bán Buôn Giày Dép Hàng Thùng Và Bí Quyết Kinh Doanh Thành Công
Bán buôn giày dép hàng thùng ngoài những tiêu chuẩn như chất lượng hàng hoá, mẫu mã đẹp thì kinh nghiệm hiểu biết về những mặt hàng này là rất quan trọng. Cùng Hàng thùng tìm hiểu về lĩnh vực buôn bán này trong bài viết sau đây.
Tại sao bán buôn giày dép hàng thùng lại hot đến vậy?Với xu hướng thời trang 2023 mang đậm chất cá tính của giới trẻ, giầy secondhand đã tạo nên cơn sốt cho những người trẻ khao khát khẳng định bản thân mình. Giờ đây, ngoài việc sở hữu bộ đồ streetstyle phong cách, những đôi giày hàng hiệu chính là điểm nhấn hoàn hảo cho set đồ của bạn thu hút mọi ánh nhìn.
Khác với những mặt hàng thùng thời trang khác, giày si hàng thùng chiếm số lượng lớn là hàng hiệu. Những đôi giày secondhand mang trên mình các nhãn thời trang hàng hiệu cực lớn như: Gucci, Calvin Klein, Converse, Gap… Hoặc các hãng đồ thể thao nổi tiếng như Nike, Adidas, Puma… là điều dễ dàng tìm thấy được khi săn giầy si.
Tại thì trường đồ si nguyên kiện, đang có rất nhiều kiện hàng là giầy si, phân loại dựa trên các tiêu chí về chất lượng, chủng loại, size và giới tính. Thay vì phải “bỏ tiền triệu để mua giày hàng hiệu”, chỉ cần trong túi có vài trăm ngàn là bạn đã dư sức mua một, hai đôi giày loại cao cấp. Nếu so với hàng fake loại 1 có giá từ 500k – 1000k/đôi bán lẻ, chắc chắn giày thùng “thắng 2-0” cả về chất và giá.
Các địa điểm mua bán giày cũ hàng thùng xịn Hà Nội và Hồ Chí Minh không thể bỏ quaNếu các bạn trẻ muốn mua những loại hàng si tuyển giá siêu rẻ, bán buôn giày dép hàng thùng xịn thì bạn có thể đến địa chỉ một số cửa hàng giày dép sida Hồ Chí Minh chuyên bán giày cũ hàng hiệu, giày sida hàng hiệu thì một số gợi ý cho các bạn tham khảo. Điểm lựa mua bán giày cũ xịn tại Hồ Chí Minh như: giày Út Nhung, shop giày hàng thùng TP Hồ Chí Minh, giày si chợ bàn cờ, chợ Hoàng Hoa Thám hay một số shop bán giày nam secondhand TP Hồ Chí Minh, dép hàng thùng xịn ở Hải Phòng, shop bán giày secondhand, giầy secondhand, giày nam hàng thùng Hà Nội, giày secondhand nam xịn…
Giày hàng thùng Hà Nội thì ở chợ như giày hàng thùng Đống Đa Hà Nội, chợ Đông Tác, chợ Hoàng Cầu,.. Hiện đang có một số cửa hàng bán giày dép túi xách hàng thùng, giày dép nam nữ hàng thùng, giày dép sida trẻ em hàng thùng các shop bán những mặt hàng giày dép secondhand hàng hiệu cũ được nhiều người biết đến như: Min House, shop ms vy, shop xuân tóc đỏ, shop đồ si SALLY hiền,…
Những đầu mối chuyên cung cấp giày hàng thùng xịn Hà Nội, giày dép hàng thùng xịn giá rẻ, giày hiệu secondhand nguyên kiện cho các tiểu thương, cửa hàng, shop nhỏ lẻ ở Hà Nội và Hồ Chí Minh là địa điểm Min House, tongkho hang sida, chúng tôi banbuon hangthung, quanaosidasaigon,… Hoặc có thể lấy giày nam secondhand Hà Nội hàng thùng xịn nguyên kiện trực tiếp buôn hàng thùng từ Campuchia Phnom Pênh vận chuyển về Việt Nam.
Bí Quyết Kinh Doanh Nhà Hàng Thành Công
1. Bạn đã có một địa điểm tốt?
Chọn địa điểm kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công của nhà hàng. Địa điểm đẹp nhất là nơi thuận tiện cho các khách hàng bạn muốn nhắm tới, và tốt nhất cũng nên gần các khu vực vui chơi giải trí, ăn uống, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi tìm kiếm nhà hàng.
Nếu bạn muốn hướng tới những đối tượng đặc biệt như khách hàng sang trọng, khách hàng nước ngoài…thì nhà hàng của bạn cũng cần đặt ở những vị trí đắc địa, thích hợp với các đối tượng khách hàng đó. Còn nếu bạn định hướng bình dân hơn có thể chọn những vị trí phù hợp, gần các khu dân cư, văn phòng… hoặc gần các khu vực ăn uống khách thường tới.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên bức thiết trong xã hội. Là người kinh doanh sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì việc món ăn ngon, an toàn, tốt cho sức khỏe sẽ giúp nhà hàng vừa gây dựng được thương hiệu lâu dài trong lòng khách hàng vừa thể hiện cái Tâm của người chủ nhà hàng.
Việc bố trí thiết bị bếp cho nhà hàng một cách hợp lý, khoa học không chỉ giúp tạo ra được các món ăn ngon một cách nhanh chóng thuận tiện mà còn giúp giảm chi phí trong quá trình vận hành nhà hàng, cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ trong nhà hàng. Các nhà hàng nên chọn những đơn vị uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn set up, cung cấp các thiết bị bếp, cũng như cung cấp các giải pháp về hệ thống hút khói cho nhà hàng , hệ thống bẫy mỡ, thoát sàn cho nhà bếp, hệ thống gas công nghiệp an toàn và hệ thống phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng.
5. Nhân viên & phong cách phục vụ của nhà hàng
Bí Quyết Xây Dựng Chuỗi Cửa Hàng Bán Lẻ Kinh Doanh Thành Công
– Công thức tạo ra sản phẩm
– Số lượng mã sản phẩm.
– Diện tích cửa hàng.
– Biển bảng và mã thiết bị phục vụ bán hàng.
6 nguyên tắc mà theo Michael E. Gerber đã đưa ra, đó là:
– Logo, màu sắc, trang phục, trang thiết bị cần phải được sử dụng đồng nhất.
– Cửa hàng phải được xây dựng quy trình một cách trật tự và hoàn hảo.
– Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải nhất quán trên toàn hệ thống.
– Xây dựng KPI và hướng dẫn làm việc cụ thể cho nhân viên.
– Cửa hàng được vận hành bởi những người có kỹ năng thấp nhất có thể.
– Giá trị đem lại cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, các nhà đầu tư hơn những gì họ mong đợi.
5 nhân tố và 6 nguyên tắc cần ghi nhớ khi xây dựng mô hình chuỗi
Chúng ta không còn nghi ngờ gì về sức mạnh của mô hình chuỗi. Sự phát triển thần kỳ và rất đáng kinh ngạc của những thương hiệu ngay tại Việt Nam như TGDĐ đã minh chứng cho điều đó.
Tại sao xuất phát điểm chỉ là 1 cửa hàng nhỏ, trong khi tại thời điểm đó F đã sở hữu tới 13 công ty, thâu tóm 90% thị phần di động và doanh thu toàn tập đoàn đã sấp xỉ 1 tỷ $. Nhưng chỉ sau hơn 10 năm, TGDĐ đã vượt qua cả về quy mô cửa hàng lẫn doanh số. Có thể gọi là một sự bứt phá thần kỳ.
Và tại sao F cũng tham gia mô hình chuỗi từ rất sớm, chỉ sau TGDĐ 1 năm. Với điều kiện về tài chính, nền tảng công nghệ, nguồn hàng, kinh nghiệm.. hơn hẳn, nhưng chỉ sau 10 năm đã bị TGDĐ bỏ xa.
1 – Công thức tạo ra sản phẩm
Chúng ta bước vào quán gà rán K hay quán trà sữa P, chúng ta nhận thấy rằng tất cả sản phẩm của họ đều có chất lượng đồng đều. Bởi sản phẩm của họ đã có được công thức chung. Tỉ lệ nguyên, vật liệu và ngay cả thời gian chế biến cũng có quy trình cân đo đong đếm nghiêm ngặt.
Công thức tạo ra sản phẩm trong một vài trường hợp cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt. Nếu không có công thức tạo ra sản phẩm thì không thể quản lý được chất lượng, khi chất lượng sản phẩm không đồng đều thì không thể xây dựng mô hình chuỗi thành công.
Năm 2007 TGDĐ bắt đầu xây dựng chuỗi cửa hàng, họ không bị áp lực về lựa chọn thương hiệu. Bởi vậy, TGDĐ hầu như có thể lựa chọn tất cả các mẫu mã hiện có trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Trong khi đó F bị ràng buộc bởi các hãng, không được phép bán các sản phẩm của đối thủ ngoài những thương hiệu mà F đang phân phối ( F khi đó đang là npp của Nokia, Samsung, Moto ) Chính điều này đã giúp cho TGDĐ có lợi thế cạnh tranh, khi thời điểm đó các sản phẩm giá rẻ như Q.mobile, hàng xách tay phát triển như vũ bão và được thị trường đón nhận tích cực.
Từ “Chính hãng” trước đây thể hiện quyền lực của F, nhưng trong mô hình chuỗi lại là rào cản rất lớn để cạnh tranh với chàng tí hon TGDĐ.
Lựa chọn số lượng mã sp và thương hiệu sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển chuỗi.
Năm 2008 F bắt đầu tham gia mô hình chuỗi với cửa hàng đầu tiên ở 45 Thái Hà, HN với thương hiệu [ in ]. Với sức mạnh tài chính của tập đoàn khi đó, những lãnh đạo đã định hướng F là phải to, phải hoành tráng.
Chính sự định hướng phải to, hoành tráng nên việc tìm mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn do số lượng bị hạn chế và giá thành thuê rất cao.
Và kết quả sau 1 năm, năm 2009 F phát triển được 9 cửa hàng còn TGDĐ đã là 40 cửa hàng.
Trong mô hình chuỗi, độ phủ và tốc độ phủ chính là sức mạnh của chuỗi. Khi F muốn thể hiện khả năng của một ông lớn thông qua bộ mặt hoành tráng của các cửa hàng trong bối cảnh lúc đó vẫn còn hàng ngàn cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ với các dịch vụ đa dạng thì việc cạnh tranh để tồn tại đã là một bài toán khó.
TGDĐ thông minh hơn khi lựa chọn diện tích cửa hàng vừa phải, đủ trưng bày những mã sản phẩm cần thiết mà không bị chi phí quá cao. Việc tìm kiếm và nhân bản cũng dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Số lượng mã sản phẩm, diện tích cửa hàng là những chỉ số cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, phải phù hợp với bối cảnh thị trường, phù hợp với khả năng tài chính cũng như khả năng nhân bản.
4 – Biển bảng và mã thiết bị phục vụ bán hàng
Sự khác biệt của mô hình chuỗi với các cửa hàng đơn lẻ chính là nhận diện thông qua màu sắc và cách bài trí.
TGDĐ không phải là đơn vị đầu tiên phát triển mô hình chuỗi trong ngành di động. Trước đó, năm 2006 chuỗi cửa hàng điện thoại lớn nhất Việt Nam được mệnh danh “cơn lốc màu da cam” mang tên Nettra ra đời. Chỉ sau 3 tháng, Nettra đã phát triển gần 60 cửa hàng trên toàn quốc. Và cũng chỉ sau đó 1 năm cơn lốc màu da cam bị phai màu và biến mất.
Phải công nhận Nettra khi đó đã tạo ra một luồng gió mới cho thị trường bán lẻ ĐTDĐ, cũng nhờ nó mà TGDĐ mới tìm ra được con đường đi cho riêng mình.
Nettra đã tạo ra được sự khác biệt về việc nhận diện thông qua màu sắc, nhưng theo như các chuyên gia về thương hiệu, thì màu sắc Nettra lựa chọn là một sai lầm.
Theo các nghiên cứu của các công ty trên thế giới về màu sắc đã được kiểm chứng khi họ thử nghiệm với các màu sắc là: màu da cam, màu xanh, màu vàng, màu đen. Kết quả, trong kinh doanh màu da cam thường đem lại cảm giác không đáng tin cậy, màu của sự thay đổi thất thường, dân VN hay gọi màu “đồng bóng”. Ngược lại, màu vàng, màu đen thể hiện quyền lực và sức quyến rũ, màu xanh thể hiện độ tin cậy.
Không phải ngẫu nhiên mà TGDĐ lấy màu vàng và đen làm màu sắc nhận diện hệ thống chuỗi của mình. Cũng giống như tại Mỹ, khi nhắc tới màu xanh người ta nghĩ ngay tới màu xanh của IBM.
Màu sắc và cách bài trí của mô hình chuỗi cũng giống như trang phục của con người. Nó thể hiện sự tinh tế, cảm xúc và độ tin cậy cho người đối diện.
Nhân tố cuối cùng chính là con người. Con người luôn là chìa khóa của bất kỳ mô hình nào để tạo ra sự thành công. Chỉ khác một điều là mức độ ảnh hưởng của con người trong từng mô hình là khác nhau.
Ở mô hình chuỗi, con người đóng vai trò kết nối giữa các nhân tố để tạo ra một chỉnh thể thống nhất – Một cửa hàng có thể đóng gói như một sản phẩm, có khả năng nhân bản và hoạt động y xì như cửa hàng đầu tiên.
Chính vì vậy, các nhân tố như: sản phẩm, số lượng mã sp, diện tích cửa hàng, màu sắc, trang thiết bị và số lượng nhân viên chính là “nguyên liệu” đầu vào để tạo ra sản phẩm mang tên “cửa hàng”. Và việc tạo ra cửa hàng cũng cần phải có công thức để dễ dàng đóng gói và nhân bản.
6 nguyên tắc cần ghi nhớ trong xây dựng mô hình chuỗi– Nguyên tắc 1: Logo, màu sắc, trang phục, trang thiết bị cần phải được sử dụng đồng nhất.
Nếu ví màu sắc của cửa hàng giống như trang phục, thì logo chính là khuôn mặt và trang thiết bị chính là các phụ kiện để tạo ra một phong cách đặc trưng của mỗi người.
The Kafe là cái tên không còn xa lạ gì với giới trẻ, đặc biệt là đối với các bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B. Và cái tên luôn đi sát bên cạnh chính là Cộng Cà Phê.
Tại sao The Kafe thất bại còn Cộng Cà Phê lại có thể tồn tại?
Khách hàng đến với bạn bởi 3 lý do chính: chất lượng sản phẩm, địa điểm và phong cách. Phong cách của The Kafe là trẻ trung, hiện đại. Khách hàng mục tiêu của The Kafe là giới trẻ. Giới trẻ thường thích trải nghiệm những cái mới và có xu hướng thay đổi nhanh.
Cái sai lầm của The Kafe là tư duy muốn giữ chân khách hàng phải luôn đổi mới mình. Chính vì vậy, nếu quan sát ta sẽ thấy trang thiết bị của mỗi cửa hàng có sự khác nhau. Sự thay đổi nhanh với tiêu chí hiện đại, sang trọng đã đẩy chi phí đầu tư trên mỗi điểm bán của The Kafe rất lớn. Nhưng tiếc thay nó lại không tạo ra một “phong cách” đặc trưng của chuỗi. Khách hàng họ không thể gọi tên The Kafe là gì và không hiểu mình đến với The Kafe vì lý do gì.
Cộng Cà Phê thì khác, họ lựa chọn màu xanh áo lính đặc trưng, những bộ bàn ghế salon cũ kỹ, những chiếc bình bi đông, ca sắt gỉ mèm..Cộng Cà Phê đã tạo ra được một concept rất riêng. Phong cách của thời bao cấp được thể hiện rất nổi bật. Sự nhất quán và xuyên suốt từ logo, màu sắc đến các vật dụng, không gian trên toàn hệ thống đã giúp Cộng Cà Phê định vị một cách rõ ràng về phong cách – phong cách hoài cổ thời bao cấp.
Phong cách hoài cổ với những vật dụng đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền đã giúp Cộng Cà Phê tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư khá lớn trên mỗi điểm bán, giúp tăng tỉ suất lợi nhuận trên mỗi cửa hàng.
Trong xây dựng mô hình chuỗi, đầu tư nhiều hay ít không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải tạo ra một thứ gọi là Phong Cách.
– Nguyên tắc 2: Cửa hàng phải được xây dựng quy trình một cách trật tự và hoàn hảo.
Trong một thế giới rối loạn, một đất nước giữ được sự trật tự hoàn hảo như Nhật Bản luôn được ngưỡng mộ và có sự tin cậy cao.
Doanh nghiệp hay cửa hàng cũng vậy, nếu bạn không thể đưa nó vào trật tự, khuôn khổ nó sẽ không còn là của bạn nữa.
Một cửa hàng được tổ chức bài bản và quy củ, nhân viên họ sẽ biết mình phải làm gì và khách hàng họ sẽ tin rằng thứ họ sắp mua ở đây đã được kiểm soát quy trình chất lượng tốt. Điều quan trọng hơn là sự trật tự và quy củ sẽ giúp cửa hàng hoạt động tốt ngay cả khi thị trường bên ngoài đang rối loạn.
Mô hình chuỗi muốn phát triển bền vững phải có kết cấu ổn định. Sự ổn định và quy củ sẽ giúp khách hàng tin tưởng vào những giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Đồng thời, nhân viên trong doanh nghiệp cũng yên tâm và tin tưởng vào tương lai của họ khi gắn bó lâu dài với công ty.
– Nguyên tắc 3: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải nhất quán trên toàn hệ thống.
Câu chuyện cây xăng và chai nước
Trên trục đường về quê tôi có 5 cây xăng. Một lần ghé vào đổ xăng ở cây thứ 3 với số tiền 300.000đ, tôi được họ tặng cho 1 chai nước suối. Tuy nhỏ, nhưng nó làm tôi vui. Và từ lần sau tôi đều ghé đó để đổ xăng.
Rồi đến một hôm (khoảng lần thứ 5) tôi ghé vào đổ xăng trong cơn khát và đợi họ đưa tặng chai nước, nhưng tuyệt nhiên không thấy gì. Tự dưng tôi thấy hơi bực, cảm thấy nhu cầu của mình không được xem trọng. Từ lần đó trở đi, tôi không bao giờ ghé đó đổ xăng nữa.
Tôi không quay lại không phải do xăng không tốt hoặc đắt hơn mà cảm giác mong đợi được phục vụ như lần đầu đã không còn nữa. Tôi không đòi hỏi nhưng tôi muốn sự phục vụ ổn định. Tôi muốn nó phải giống nhau sau mỗi lần tôi ghé cửa hàng. Chất lượng dịch vụ không ổn định làm tôi không yên tâm về những giá trị tôi nhận được.
Trong mô hình chuỗi, ngoài chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải nhất quán trên toàn hệ thống thì nó còn phải nhất quán theo hướng tốt hơn cả những lần tiếp theo khi khách hàng quay lại.
Khi khách hàng quay lại có nghĩa họ đã cảm nhận được giá trị từ cửa hàng. Việc duy trì họ có quay lại thường xuyên hay không phụ thuộc vào cửa hàng có duy trì được những giá trị mà họ đã nhận được như lần đầu bước tới.
Sự tồn tại của mô hình chuỗi chính là giúp khách hàng cảm nhận rõ ràng về những giá trị sau mỗi lần mua hàng theo chiều hướng tốt lên.
– Nguyên tắc 4: Xây dựng kpi và hướng dẫn làm việc cụ thể cho nhân viên
Khi bạn bước vào quán kem Swensens, câu bạn được nghe đầu tiên là: Swensens xin chào!
Điều ngạc nhiên là không chỉ có một nhân viên chào bạn mà tất cả nhân viên, dù đang đứng im hay đang làm việc đều cúi đầu và chào bạn rất to. Bạn chưa bao giờ thấy điều này ở quán kem nào trước đây. Bạn cảm thấy sự hiện diện của mình được chào đón nồng nhiệt và trang trọng – Đó là điều làm nên sự khác biệt.
Một ngày làm việc bắt đầu bằng một lời chào, kèm theo bảng hướng dẫn chi tiết làm việc cho nhân viên là điều không thể thiếu đối với một mô hình chuỗi chuyên nghiệp.
Tâm lý chung, chúng ta làm việc không chỉ đơn giản vì tiền mà còn cần có những mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Chúng ta cần được biết mình sẽ phải làm những gì? đạt bao nhiêu % kết quả. Sự cố gắng của bạn có được công ty đo lường và ghi nhận?
Nếu không có những quy định cụ thể thì mỗi công việc thường ngày của bạn sẽ trở thành một ngoại lệ và bạn không có động lực để hoàn thành. Một hệ thống cửa hàng nếu thiếu các văn bản quy định chi tiết thì không thể gọi là mô hình chuỗi quy củ, và đương nhiên không thể phát triển bền vững.
Bởi vậy, để xây dựng mô hình chuỗi hiệu quả và bền vững nhất thiết phải có những quy định cụ thể mà chúng ta hay gọi là “sổ tay công việc” cho từng vị trị và hệ thống kpi để đo lường và đánh giá kết quả.
– Nguyên tắc 5: Cửa hàng được vận hành bởi những người có kỹ năng thấp nhất có thể.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 ra đời vào cuối thế kỷ 19 mở ra nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt – điển hình là việc áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor mà FORD là hãng đi tiên phong.
Cuộc cách mạng đã đẻ ra hàng triệu triệu việc làm với chỉ một vài thao tác đơn giản đã được vua hề Saclo-Charlie Chaplin thể hiện trong tác phẩm huyền thoại mang tên “Thời Đại Công Nghiệp”.
Mô hình chuỗi cũng được coi là một cuộc cách mạng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền. Cuộc cách mạng này được mang tên “cuộc cách mạng chìa khóa trao tay”.
Để có thể nhân bản được hệ thống cửa hàng, doanh nghiệp của bạn không thể phụ thuộc vào những người có kỹ năng cao. Trên thị trường lao động, rất hiếm những người như vậy. Nếu có, họ cũng đòi mức lương tương xứng. Nếu doanh nghiệp bạn chấp nhận thì sẽ phải đối mặt với hàng loạt chi phí khổng lồ.
Mô hình chuỗi cần hoạt động hiệu quả ở mức chi phí thấp nhất. Ở đó, cần những con người có kỹ năng tối thiểu để hoàn thành các mục tiêu. Bạn cần phải luôn tự hỏi: làm thế nào để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng và đem lại giá trị tốt nhất cho họ thông qua cả hệ thống chứ không phải thông qua những cá nhân xuất sắc.
Hay nói cách khác: làm thế nào để xây dựng một chuỗi cửa hàng mà kết quả đạt được phụ thuộc vào hệ thống chứ không phải phụ thuộc vào chuyên gia.
Một mô hình chuỗi hiệu quả là ở đó nhân viên được đào tạo thành những chuyên gia. Nhưng để một người bình thường có thể đảm nhận được công việc của một chuyên gia thì trong hệ thống nhất thiết phải có những bản hướng dẫn tỉ mỉ và chi tiết. Điều này là để bù đắp sự chênh lệch giữa kỹ năng nhân viên có với kỹ năng doanh nghiệp cần để đem lại những kết quả tốt nhất.
Chúng ta cần nhớ rằng: những doanh nghiệp vĩ đại được tạo dựng nên không phải bởi những cá nhân xuất sắc mà bởi những người bình thường biết làm những việc đặc biệt.
– Nguyên tắc 6: Giá trị đem lại cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, các nhà đầu tư hơn những gì họ mong đợi.
Giá trị là những gì chúng ta có thể cảm nhận được, bao gồm giá trị định tính và giá trị định lượng.
Giá trị đơn giản chỉ là một câu: Swensens xin chào – khách hàng cảm thấy mình được trân trọng.
Giá trị có thể là một món quà, một phần thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc trong hệ thống.
Giá trị có thể là một bức thư, một cái mail, một lời khen ngợi cho những đối tác cung cấp đầu vào đúng tiêu chuẩn, đúng thời gian góp phần đem lại sự thành công của chuỗi.
Giá trị có thể là những khoản cổ tức đều đặn và gia tăng thường xuyên cho các nhà đầu tư.
Tóm lại, để xây dựng một mô hình chuỗi thành công, doanh nghiệp của bạn không chỉ đem lại giá trị chắc chắn cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, nhà đầu tư mà còn phải mang lại giá trị nhiều hơn những gì họ mong đợi.
Đó là mục tiêu của mọi doanh nghiệp và cũng là lý do để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SETUP SIÊU THỊ ISAAC
Bí Quyết Bán Hàng Thành Công Cho Doanh Nghiệp
Nếu doanh nghiệp có nhỏ hơn 9 bước này thì khi gặp sóng gió, công ty sẽ rất khó khăn để có thể tồn tại. Vậy chính những điều này là các vấn đề mà Chủ doanh nghiệp nên dành thời gian để đào tạo cho nhân viên của mình. Cụ thể như sau:
Công ty đã có tầm nhìn chưa? Nếu công ty có Tầm nhìn thì Chủ doanh nghiệp quy ra việc cần làm để đạt được tầm nhìn là gì. Nội dung Các công việc cần làm để đạt được Tầm nhìn đó là Sứ mệnh. Việc cần làm đó sẽ làm như thế nào, cách làm như thế nào thì đó là Giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi đó chủ doanh nghiệp thực hiện và làm theo từng thời điểm thì đó là Mục tiêu chiến lược.
Từ Mục tiêu chiến lược sẽ xây dựng Sơ đồ tổ chức cho doanh nghiệp. Sơ đồ tổ chức thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu vị trí, mỗi vị trí sẽ hoàn thành công việc gì để hoàn thành Sứ mệnh của công ty. Từ Sơ đồ tổ chức sẽ quy ra được bảng Mô tả công việc (MTCV). Từ bảng MTCV sẽ có KPIs. KPIs phải viết ra Quy trình để hoàn thành. Và cuối cùng là Chủ doanh nghiệp phải dạy nhân viên quản trị doanh nghiệp như thế nào.
1. Sản phẩm: chiếm 34% trong sự thành công, bao gồm:
USP: Sản phẩm phải khác biệt khi mang đến cho khách hàng so với thị trường.
Chất lượng: Chất lượng sản phẩm cần có để bán ra thị trường.
Đối với việc đào tạo kiến thức sản phẩm cho nhân viên cần được lên kế hoạch rõ ràng. Chủ doanh nghiệp lên kế hoạch mỗi tháng, mỗi quý sẽ đào tạo cho nhân viên như thế nào để nhân viên có thể nắm được 100% kiến thức sản phẩm. Nếu chúng ta không đào tạo cho nhân viên thì không chắc nhân viên tự học sẽ hiểu đúng những gì mà công ty muốn triển khai cho sản phẩm đó. Nếu nhân viên không nắm được các thông tin trên thì không có cách nào nhân viên có thể nói cho khách hàng hiểu được sản phẩm. Nếu nhân viên không thuộc, không nắm được sản phẩm thì chắc chắn không thể bán được cho khách hàng.
Sự khác biệt của sản phẩm (USP) thì cũng phải dạy lại cho nhân viên. Sự khác biệt của sản phẩm so với tất cả các phân khúc khách hàng bên ngoài đang bán sản phẩm tương đương là gì. So với đối thủ, làm sao chúng ta có thể có sự khác biệt, …
Chúng ta phải kiểm soát lịch trình đào tạo, đo lường sự nắm bắt của nhân viên. Nhân viên phải nắm bắt, hiểu rõ được sản phẩm của công ty. Nếu nhân viên có thể biết, nhớ và hiểu sản phẩm cũng như làm theo 100% sản phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt (USP) như thế nào cùng chất lượng sản phẩm ra sao thì doanh nghiệp chắc chắn có 34% cơ hội thành công.
2. Dịch vụ: chiếm 66% sự thành côngChúng ta còn phải cạnh tranh với thị trường bên ngoài về giá. Để không cạnh tranh về giá thì chủ doanh nghiệp phải dạy cho nhân viên về dịch vụ của công ty. Khi bạn dạy cho nhân viên hiểu thì họ sẽ mang đến những điều này cho khách hàng, thu hút được khách hàng. Dịch vụ gồm có 2 nhóm:
Nhóm 1: Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi và Mục tiêu chiến lược. Nhóm này chiếm 33%.
Người thành lập công ty nên ngồi với nhân viên để chia sẻ về 4 hạng mục: Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị văn hóa, Mục tiêu chiến lược. Chủ doanh nghiệp hãy dành thời gian để chia sẻ giấc mơ cuộc đời của mình, làm sao cho nhân viên biết giấc mơ của chúng ta cũng bao hàm giấc mơ của nhân viên để chúng ta hoàn thành mục tiêu. Đây là 4 bước doanh nghiệp cần có. Là nền tảng đầu tiên để có được 33% thành công trong 66% thành công đến từ dịch vụ cần mang lại cho khách hàng.
Nhóm 2: Sơ đồ tổ chức, Bảng MTCV, KPIs, Quy trình và Quản trị. Nhóm này chiếm 33% còn lại.
Làm theo hệ thống, quy trình của công ty để mang lại chất lượng đồng nhất cho khách hàng. Chủ doanh nghiệp cần kế hoạch đào tạo trong 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm để đạt được điều này đối với mỗi một nhân viên. Đào tạo cho nhân viên Mục tiêu chiến lược. Sơ đồ tổ chức thì có nhưng nhân viên có làm theo sơ đồ tổ chức hay không? Cấp quản lý có giao việc cho nhân viên đúng sơ đồ tổ chức đó không?… Hãy đo lường kết quả ngay tại doanh nghiệp mình. Lên kế hoạch cho nhân viên làm đúng MTCV, KPIs, Quy trình. Cuối cùng là phải hướng dẫn nhân viên Quản trị công ty như thế nào. Bước này là bước cực kỳ quan trọng thì dù có làm tốt sản phẩm mà mất 33% ở dịch vụ thì cũng không thể giúp công ty tồn tại. Nếu có thêm 4 bước này thì chúng ta có 33% thành công trong dịch vụ của công ty.
Cả 2 nhóm trên gồm 9 bước và những điều này gọi là Vận hành doanh nghiệp. Vậy chủ doanh nghiệp đào tạo cho nhân viên của mình nắm rõ hết từ USP, chất lượng sản phẩm cho đến 9 bước vận hành doanh nghiệp. Những điều này nếu bạn làm tốt, nhân viên thực hiện theo 100% thì việc bán hàng thành công sẽ trở nên dễ dàng hơn. Xa hơn nữa thì khi nhân viên nắm rõ, nhuần nhuyễn những giá trị trên thì sẽ tạo nên một sức hút đối với đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.
ActionCOACH CBD’s Marketing Team
BÍ QUYẾT BÁN HÀNG THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Kinh Doanh Bán Hàng Thành Công trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!