Xu Hướng 11/2023 # Bí Quyết Tự Học Tiếng Đức Trình Độ Từ A1 Tới B2 Hiệu Quả # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Tự Học Tiếng Đức Trình Độ Từ A1 Tới B2 Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Hack tâm lý để có thể học một cách hiệu quả nhất. 

Đặt ra những mục tiêu và kế hoạch rõ ràng trước mắt

“Trong việc học ngôn ngữ, không phải khả năng, mà là thái độ sẽ quyết định sự thành công của người học.” – Steve Kaufmann

Lên kế hoạch, hệ thống và quy trình hóa việc học ngoại ngữ. Nếu như chúng ta không biết chúng ta đang đi đâu và có một cảm giác lờ mờ, mông lung về đích đến, thì làm sao chúng ta có thể đến đích? Nghe giống như một câu hỏi tu từ văn vẻ, nhưng thực tế lại là một câu hỏi nên được đặt ra cho người học khi bắt đầu đặt mình vào thử thách học tiếng Đức.

Thay vì nói rằng “Tôi sẽ giảm cân!”, hãy lên kế hoạch chi tiết cho từng bữa ăn. Bữa sáng thứ hai bạn sẽ ăn gì? Bữa tối thứ năm bạn sẽ ăn gì? Với một kế hoạch ăn uống cụ thể cho từng bữa trong tuần, chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc nhịn ăn cả ngày, hoặc hoàn toàn cắt bỏ tinh bột ra khỏi thực đơn.

Bạn nói rằng bạn sẽ học tiếng Đức. Chính xác là bạn sẽ học như thế nào? Thay vì chỉ đơn giản là “học tiếng Đức”, hãy có những mục tiêu cụ thể như “luyện nói tiếng Đức trong 15 phút mỗi thứ 4”, “đọc một câu chuyện bằng tiếng Đức trước khi đi ngủ”, “viết một bài tiểu luận mỗi thứ hai”,… Bạn đã thấy sự khác biệt trong hai cách đặt mục tiêu chưa?

Hãy tập trung vào quá trình, thay vì tập trung vào đích đến

Trái với suy nghĩ của nhiều người, việc đặt ra một mục tiêu cao cho bản thân không hẳn là tốt. Vì thường khi đạt được mục tiêu, tâm lý chung của chúng ta sẽ là buông thả và dần dần mất động lực. Chính vì vậy, thay vì nghĩ đến việc đạt được một cột mốc, hãy hình dung việc học giống như ta đang trong một quãng đường dài, và mỗi ngày chúng ta đi thêm được một chút, khám phá thêm được một chút, mở mang kiến thức của chúng ta được thêm một ít.

Hiểu rõ phương pháp học nào hiệu quả với bản thân

Có thể các bạn không biết, nhưng mỗi người trong chúng ta có một xu hướng học và xử lý thông tin riêng. Tùy theo tính cách, sự phát triển cá nhân mà mỗi cách học sẽ mang đến những hiệu quả khác biệt. Cụ thể có 3 xu hướng chính và những biến thể của chúng, bao gồm:

Trực quan

Âm thanh

Động học

Các bạn có thể tham khảo đường link sau để khám phá phong cách học của mình: https://blog.e2.com.vn/vi/trac-nghiem-vui-kham-pha-phong-cach-hoc-tap-cua-ban/

Sau khi đã hiểu và nắm được phong cách học hiệu quả của bản thân, hãy tự lên kế hoạch và đề ra những hoạt động thích hợp để tối ưu hóa hiệu quả học tập của bản thân.

2. Thiết lập một môi trường phù hợp và khuyến học 

Chắc hẳn trong số chúng ta có rất nhiều người đã từng có suy nghĩ sẽ ngồi trên giường học bài cho thoải mái, và chỉ 15 – 20 phút sau, cơ thể chúng ta cứ thế chìm dần xuống nệm. Thực tế nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường ảnh hưởng và tác động vô cùng nhiều đến khả năng hoạt động hiệu quả của chúng ta. Cụ thể, trong viễn cảnh trên, phòng ngủ và chiếc giường êm ái sẽ ngay lập tức gợi nhớ chúng ta đến với những giấc ngủ và những phút giây nghỉ ngơi thư giãn thoải mái khi mệt mỏi. Vậy thì làm sao chúng ta có thể tập trung học tập hoặc làm việc khi có một sự “mời gọi” hấp dẫn kè kè bên cạnh như vậy được.

Thay vào đó, hiệu quả học tập và công việc được tăng lên đáng kể khi chúng ta ngồi trong một môi trường nghiêm túc, bàn ghế thoải mái, phù hợp cho việc làm việc trong nhiều tiếng đồng hồ, không gian và âm thanh nền cũng hỗ trợ tăng sức tập trung, v…v… Một số ví dụ cho những địa điểm phù hợp: thư viện, những quán cà phê dành cho dân văn phòng, hoặc những quán cà phê yên tĩnh.

Thay thế tất cả các phương tiện truyền thông cá nhân sang tiếng Đức

Ai cũng có thể công nhận rằng, cách học một ngoại ngữ hiệu quả nhất là đến sống và hòa nhập tại quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Tất nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có điều kiện đó, vì vậy, chúng ta cần tìm cách “bao bọc” bản thân với càng nhiều thông tin, hình ảnh, âm thanh bằng tiếng Đức càng tốt. Hãy chuyển cài đặt điện thoại của bạn sang tiếng Đức, chuyển ngôn ngữ của các tài khoản xã hội sang tiếng Đức (Facebook, Instagram,…), bắt đầu lắng nghe và xem những bộ phim đơn giản bằng tiếng Đức.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng những giấy dán, những note nhỏ để gắn lên những vật dụng trong nhà, trên đầu giường, tủ lạnh, v…v… Sử dụng những ứng dụng điện thoại hỗ trợ cho việc phát triển từ vựng. Một số app phổ biến hiện nay: Duolingo, Memrise, Babbel, Quizlett,…

Điều này sẽ tăng “ma sát” của não bộ với ngôn ngữ muốn học và dần dần lập trình lại tiềm thức của chúng ta với chính ngôn ngữ cần học. Đừng nản chí nếu như khi xem hoặc khi nghe nhạc lần đầu và không hiểu gì cả, hãy hiểu rằng, não bộ của chúng ta cần thời gian để làm quen và dần thích nghi với bất cứ điều gì mới. Xin nhắc lại, chúng ta cần tập trung vào quá trình, thay vì kết quả!

3. Thói quen, bền bỉ, kiên trì và liên tục 

Hình thành thói quen NÓI!

Hình thành thói quen NÓI! Nói để luyện tập cách phát âm, nói để hình thành phản xạ, nói để hệ thống hóa ngữ pháp cấu trúc câu, nói để hình thành sự quen thuộc với ngôn từ. Việc luyện nói thành tiếng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ngay từ những bước đầu tiên. Tuy nhiên, người Việt chúng ta đặc biệt ngại trong việc luyện nói. Có rất nhiều cách để có thể tham khảo cách nói và phát âm đúng. Chúng ta có thể sử dụng những ứng dụng như Google Translate để nghe cách phát âm một câu nói và nói theo. Khi trình độ khá hơn rồi, có thể nghe đài và nói theo.

Chúng ta cũng có thể ghi âm chính bài nói của mình, phát lại, nghe lỗi sai của bản thân và dần khắc phục. Nếu có thể, hãy tìm giáo viên, bạn học, hoặc người bản địa để có thể luyện tập nói cùng người đó.Chắc chắn một điều rằng, nếu không luyện nói thì dù từ vựng và ngữ pháp bạn nắm vững đến đâu đi chăng nữa cũng không bao giờ có thể nói hay, trơn tru và trôi chảy nếu như không có sự luyện tập nói nào. Chính vì vậy, hãy NÓI, NÓI, và NÓI thật nhiều!

Quyết tâm học mỗi ngày một ít

Trong việc học tập, sự bền bỉ sẽ quan trọng hơn khối lượng! 4 tiếng đồng hồ học tập liên tục trong một ngày sẽ không thể hiệu quả bằng 1 tiếng học trong 4 ngày liên tục. Chính vì vậy nên học viên cần có một thói quen, một thời gian biểu cụ thể cho giờ học của bản thân.

Hãy cố gắng học mỗi ngày một ít, bất chấp bận rộn, mệt mỏi, hoặc quá nhiều việc khác gây xao nhãng, chỉ 10-15 phút ngồi xem lại kiến thức và ôn luyện lại cũng khá hơn rất nhiều so với việc để cách hẳn một, hai ngày không luyện tập.

Sử dụng những „khoảng lặng“ trong ngày! Trong một ngày dài từ lúc chúng ta mở mắt thức dậy, có rất nhiều những khoảng thời gian „lặng“ mà chúng ta có thể sử dụng để ôn luyện một chút kiến thức, ví dụ như khi chúng ta tham gia giao thông, khi chúng ta đợi thang máy, đợi xe bus, đợi bạn,… Một vài phút vào lúc này, một vài giây vào lúc khác, đến cuối ngày, chúng ta đã dành ra được kha khá một khoảng thời gian cho việc học rồi đó!

Nếu có thể, hãy học vào buổi sáng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thời điểm thích hợp nhất để học là vào buổi sáng, khi chúng ta mới thức dậy sau khi não bộ được nghỉ ngơi và thư giãn. Học vào buổi sáng ngoài ra còn khởi động một ngày mới của chúng ta bằng chính tiếng Đức, dẫn đến những hoạt động học nối tiếp trong ngày cũng diễn ra trơn tru và dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu chúng ta đặt ưu tiên cho việc học tiếng Đức là đầu tiên vào buổi sáng, thì dù trong ngày chúng ta có bị những công việc khác cuốn trôi, ít nhất chúng ta cũng đã đạt được mục đích „mỗi ngày học một ít!“

Viel Glück beim Lernen!

5

/

5

(

45

bình chọn

)

8 Bí Quyết Giúp Bạn Học Tiếng Đức 1 Cách Hiệu Quả

8 bí quyết giúp bạn học tiếng Đức 1 cách hiệu quả

Du học Đức từ lâu đã là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ trên thế giới vì đây không chỉ là một cường quốc trên thế giới mà còn bởi hệ thống giáo dục với chất lượng đào tạo tuyệt vời. Chính phủ Đức đầu tư  mạnh  tay vào lĩnh vực giáo dục vì thế hầu hết các trường đại học tại Đức đều miễn học phí cho sinh viên. Thế nhưng để đến được với ước mơ du học Đức trước hết chúng ta phải học tiếng Đức. Học tiếng Đức không chỉ đơn thuần là học ngôn ngữ mới để biết mà hơn thế phải thành thạo. Bởi lẽ khi đặt chân tới nước Đức thì tiếng Đức không còn là ngoại ngữ đối với chúng ta mà đó là sinh ngữ. Trước khi đi du học Đức, bạn nên tranh thủ học tiếng Đức càng nhiều càng tốt vì điều đó sẽ tạo nền tảng tốt cho bạn cũng như rút ngắn thời gian học tiếng Đức nếu bạn đến Đức và không biết chút nào. Để việc học tiếng Đức trở nên dễ dàng có một số lời khuyên thú vị sau đây

1.      Sử dụng phương pháp học song song:

Có một điểm thú vị giữa tiếng Việt và tiếng Đức đó là 2 thứ tiếng này đều dung hệ chữ cái Latinh vì thế chúng ta găp lợi thế trong việc nhận dạng mặt chữ. Học từ mới là hết sức quan trọng đối với việc ngoại ngữ nói chung vì thế cố gắng nắm bắt các từ vựng từ cơ bản trở đi. Đối với những bạn đã có vốn tiếng Anh nhất đinh thì việc này còn trở nên dễ dàng hơn thế bởi tiếng Anh và Đức có nhiều từ có mặt chữ gần giống nhau. Ví dụ như der garten (garden), das Haus ( house), schwimmen (swim),…vì vậy có thể học từ mới thông qua tiếng Anh như vậy càng bổ trợ thêm cho vốn ngoại ngữ sẵn có của bản thân cũng như giúp bạn tiếp thu một cách khoa học hơn.

2.      Đừng để việc học ngoại ngữ bị ảnh hưởng từ ngôn ngữ sẵn có của bạn!

Đôi khi ngoại ngữ bạn học có những nét tương đồng với ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Điều này rất tốt cho người học ngoại ngữ thế nhưng nó cũng là một nguyên nhân là cho việc học ngoại ngữ của bạn bị trì trệ bởi nó làm cho bộ não của bạn lười hoạt động, khi gặp một từ và cấu trúc câu khó bạn không biết làm gì hơn là áp dụng các quy tắc, cách suy diễn sẵn có trong đầu bạn của tiếng Việt hay tiếng Anh áp dụng vào. Vì thế bạn nên chú ý tránh lối suy nghĩ này không làm nó ảnh hưởng tới tiếng Đức.

3.      Không được dịch!

Cũng giống như việc học tiếng Anh, việc dịch thầm trong đầu mọi ý nghĩ bằng tiếng Việt sẽ làm cho bạn học ngoại ngữ rất mất thời gian. Điều tốt nhất bạn nên làm là lượm nhặt vốn từ và khi có đủ vốn từ bạn hãy cố gắng nói một cách tự nhiên nhất mà không phải dịch thầm như khi bạn nói tiếng Việt.

4.      Học cách nhận biết giống của danh từ:

Giống như một số ngôn ngữ la tinh khác như Pháp hay Nga, tiếng Đức áp dụng giống đực hoặc cái cho mỗi danh từ cụ thể ví dụ dùng der trước danh từ giống đực, die trước danh từ  giống cái và das cho danh từ trung tính. Nhiều người khi mới học tiếng Đức không để tâm tới việc này nên thường gặp nhiều lỗi sai trong diễn đạt cũng như nghe-hiểu.

5.      Học một ngoại ngữ đồng nghĩa với học một lối tư duy mới!

Das Erlernen einer neuen Sprache ist das Erlernen einer neuen Denkweise- Hyde Flippo

Hãy rèn luyện cách tư duy của người Đức thông qua học tiếng Đức. Tất nhiên điều nay không thể có được ngay mà sẽ dần dần hình thành trong quá trình học. Điều nay giúp bạn tư duy nhạy bén hơn và tiếp thu nhanh hơn.

6.      Hãy mua từ điển

Một quyển từ điển cỡ trung với khoảng 40,000 mục từ sẽ là thích hợp với một người mới bắt đầu như bạn. Nhưng chúng ta cần phải học cách sử dụng từ điển một cách hợp lí. Không nên học 1 từ với một nghĩa duy nhất. Bạn nên học các nghĩa khác của từ đó và đặt câu với bối cảnh phù hợp với từng nghĩa của từ như vậy vừa giúp bạn nhớ lâu lại vừa rèn khả năng tư duy.

7.      Học nghe nói trước khi học viết:

Đó là kỹ năng học ngoại ngữ một cách tự nhiên của con người. Như khi còn là một đứa trẻ bạn phải nghe rất nhiều trước khi nói được từ đầu tiên, điều này giúp việc học tiếng Đức của bạn không bị gò ép vào các kỹ năng học thuật nhiều. Hãy nghe thật nhiều bằng cách xem các kênh tiếng Đức, video website học tiếng Đức có phụ đề, nghe các bài hát của các ban nhạc Đức,…bạn sẽ tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên nhất và điều đó dần hình thành kỹ năng nghe tiếng Đức trong bạn.

8.     Học tiếng Đức thường xuyên:

Và có lẽ một lời khuyên nhỏ cuối cùng là bạn nên kiên trì tích lũy vì học ngoại ngữ là một quá trình cần có sự tích lũy lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai có được. Nên học theo một thời gian biểu đều đặn, bạn không cần tốn nhiều thời gian miễn là đều điều đó giúp bạn cảm thấy không cảm thấy khó khăn, áp lực và giúp bạn tiếp thu nhanh hơn.

Nguồn: Amec.com

Hướng Dẫn Tự Học B2 Fce Từ Số 0

Khi tự học B2, bạn có cảm thấy bối rối, không biết bắt đầu từ đâu, học gì trước?, học gì sau? Chọn sách nào hay để ôn tập? Ôn trong bao lâu mới thi được B2 đây?

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn 4 bước tự học B2 FCE hiệu quả nhất dù cho trình độ tiếng Anh của bạn đang ở đâu. Một khi hiểu được 4 bước then chốt này, bạn sẽ biết đâu là hướng ôn tập tối ưu nhất. Bạn thâm chí còn có thể rút ngắn được hàng tuần hoặc hàng tháng trời tự mò mẫm mà không mang lại nhiều kết quả.

Trước khi bắt đầu với B2 quốc tế (FCE), mình đã thật sự ngạc nhiên khi hầu như không có website, fanpage hay giáo viên nào ở Việt Nam chuyên hướng dẫn về kì thi này cả. Nếu có hầu như đều không chuyên sâu, không còn hoạt động hay không cập nhật với đề thi mới nhất.

Mình mất rất nhiều ngày để google sách hay, nghiên cứu mẹo làm bài, cách ôn tập sao cho hiệu quả. Nhiều lúc, mình còn phải lần mò các trang web, diễn đàn nước ngoài để hy vọng tìm thêm thông tin.

Mình nhận ra cách tối ưu nhất để dạy và học kỳ thi này là trải nghiệm thực tế. Mình đã phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức để đi thi FCE 3 lần.

Sau kinh nghiệm đi thi 3 lần khá là “đau thương và tốn kém”, mình đã học được và ngộ ra rất nhiều điều. Vì vậy, mình quyết định giảng dạy chuyên sâu về FCE để giúp mọi người đạt chuẩn B2 nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Và bây giờ, mình sẽ chia sẻ về 4 bước quan trọng để chinh phục B2. Bạn đã chuẩn bị giấy và bút sẵn sàng chưa? OK, chúng ta cùng bắt đầu nào.

4 Bước Quan Trọng Để Chinh Phục B2 Quốc Tế

Bước 1: Test trình độ ngay lập tức

Có một sự thật đó là 9/10 người hỏi mình về B2 đều không biết trình độ tiếng Anh của mình đang ở đâu. Mọi người thường chỉ biết mình học hơi yếu, kiến thức không chắc, nghe kém hay viết kém…

Việc xác định trình độ tiếng Anh hiện tại là vô cùng quan trọng vì: 1. Nó cho bạn biết bạn cần ôn trong bao lâu, có thể thi sớm hay thi muộn? 2. Nó giúp bạn lựa chọn cách học phù hợp: học lại từ cơ bản hay luyện đề thi luôn; học cấp tốc hay học theo lộ trình.

Theo hướng dẫn của Cambridge English: – Nếu xuất phát điểm của bạn là B1, bạn sẽ cần khoảng 200h học để đạt trình độ B2. Nếu mỗi ngày bạn dành ra 2h để học, bạn sẽ cần 100 ngày (3 tháng) để ôn tập. – Nếu xuất phát điểm của bạn là A2, bạn sẽ cần khoảng 400h học để đạt trình độ B2. Nếu mỗi ngày bạn dành ra 2h để học, bạn sẽ cần 200 ngày (6,5 tháng) để ôn tập.

Một sai lầm mà mình thấy nhiều thí sinh mắc phải đó là tâm lý nóng vội, muốn học nhanh, thi nhanh. Học ngôn ngữ là khả năng tự nhiên của con người, tuy nhiên ngôn ngữ cần thời gian để phát triển và trở nên thành thục. Nếu xuất phát điểm của bạn chưa tốt, hãy bình tĩnh và kiên trì, chớ nóng vội.

Thực tế khi mình dạy B2, một thí sinh nếu xuất phát điểm là B1 sẽ cần 3-5 tháng để học và thi. Nếu là A2 sẽ cần 6 – 8 tháng để học và thi.

Để đánh giá năng lực, bạn có thể làm theo 2 cách sau: 1. Nhờ giáo viên hay người có kinh nghiệm giảng dạy đánh giá giúp 2. Tự làm bài thi A2 hoặc B1 Cambridge. Nếu làm được 60% mỗi bài thi thì bạn đã đạt trình độ đó rồi.

Các bạn thường “săn” các mẹo để đạt điểm cao mà quên mất 3 thứ quan trọng hơn tất cả. Khi hiểu về 3 thứ này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn bức tranh toàn cảnh và biết cách tiếp cận B2 FCE hiệu quả hơn. Vậy 3 thứ đó là gì?

– Không hiểu một từ, một câu hay một đoạn văn nào đó

– Không hiểu được người nước ngoài nói gì

– Không thể viết ra được chính xác ý mình muốn diễn đạt

– Không thể nói được điều mình cần nói khi giao tiếp bằng tiếng Anh

Đây là yếu tố then chốt để vượt qua tất cả các kỹ năng. Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm là tích lũy thêm thật nhiều từ vựng trình độ B2. Bạn sẽ thấy tiếng Anh chưa bao giờ dễ như thế khi biết thêm từ vựng.

Sách hay để học từ vựng: Destination B1 & Destination B2 là 2 đầu sách huyền thoại, cung cấp cho bạn rất nhiều từ vựng và cấu trúc level B2 cho kỳ thi FCE.

2. Ngữ pháp

Bạn có thực sự hiểu tại sao chúng ta phải học ngữ pháp? Vì sao cứ phải học các thì hiện tại, quá khứ, tương lai trong tiếng Anh? Để làm bài kiểm tra, thi tốt nghiệp, thi đại học ??? (SAI). Nó nằm trong sách tiếng Anh nên bắt buộc phải học ??? (SAI)

Mục đích của ngữ pháp hoàn toàn không như bạn nghĩ đâu. Ngữ pháp giúp bạn nói và viết đúng cách. Ngữ pháp giúp người nghe hiểu chính xác thông tin. Từ vựng kết hợp lại với nhau bằng ngữ pháp sẽ trở nên có ý nghĩa.

Nói cách khác, ngữ pháp phục vụ trực tiếp cho việc giao tiếp và sử dụng tiếng Anh đúng cách. Ý tưởng dù khó diễn đạt như thế nào cũng trở nên dễ dàng nếu bạn biết ngữ pháp.

Sách hay để học ngữ pháp: Destination B1 & Destination B2 không chỉ dành cho việc học từ vựng, sách còn cung cấp cho bạn đầy đủ và hệ thống các chủ điểm ngữ pháp trình độ B2.

3. Ngữ âm

Có bao giờ bạn để ý cách mình nói tiếng Anh và cách người bản ngữ nói? Bạn có nhận ra sự khác biệt trong cách phát âm?

Tiếng Anh chuẩn có trọng âm rõ ràng, có sự lên giọng và xuống giọng, có nhấn nhá và nuốt âm, có cảm xúc của người nói. Người Việt nói tiếng Anh thường hay Việt hóa các âm và không áp dụng trọng âm (stress) hay ngữ điệu (intonation) khi giao tiếp.

Ngữ âm đặc biệt quan trọng với kỹ năng Speaking và Listening. Nếu bạn phát âm sai, ngoài việc bị trừ điểm khi nói thì rất có khả năng giám khảo sẽ không hiểu được bạn nói gì để chấm điểm. Khi phát âm sai, bạn cũng không thể nghe đúng được.

Do vậy, dù tiếng Anh đã biết nhiều hay biết ít, bước đầu tiên mà các bạn cần thực hiện đó là hoàn thiện từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm của mình. 3 yếu tố này giống như phần móng của một ngôi nhà. Móng chắc thì nhà sẽ chắc, móng không chắc nhà xây lên sớm muộn cũng sập.

Cách học ngữ âm: 2 đầu sách Sheep or Ship và Pronunciation in Use là những lựa chọn tuyệt vời để học phát âm tiếng Anh chuẩn. 2 sách này được dùng trong giảng dạy tại rất nhiều trường Đại Học, kể cả trường chuyên ngữ. Ngoài 2 sách trên, bạn có thể học phát âm từ một số Youtuber nổi tiếng như Kenny Nguyen, Rachel English, Papa Teach Me English…

Bước 3: Biết đề biết ta, trăm trận trăm thắng

Khi đã hoàn thiện 3 yếu tố từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm rồi, tiếp theo bạn cần nghiên cứu đề thi và hiểu rõ chính mình để có chiến thuật làm bài hiệu quả nhất.

Một sai lầm chết người mà 9/10 người ôn thi mắc phải đó là làm đề lấy thành tích và số lượng. Mọi người chỉ quan tâm mình đã làm được bao nhiêu đề, số câu đúng là bao nhiêu mà không bận tâm tại sao mình sai, tại sao điểm lại thấp, khắc phục như thế nào.

Sai lầm thứ 2 cũng không kém phần nguy hiểm, nhiều người đi thi mà không hề “hiểu rõ luật chơi”. Nhiều thí sinh quan niệm khi nói phải trả lời thật dài, thật ý nghĩa, đúng với bản thân thì mới được đánh giá cao. Trong khi đó, nội dung (content) hay sự thật (truth) lại không hề có trong các tiêu chí chấm điểm Speaking.

Do vậy, bạn phải hiểu thật kỹ xem các phần thi được đánh giá như thế nào để biết cách khai thác và tăng điểm số, từ đó rút ra được cách luyện tập đúng đắn hơn.

Bước 4: Xây dựng chiến lược ôn tập phù hợp

Đầu tiên, hãy xác định khi nào bạn cần chứng chỉ FCE. Sau đó xây dựng 1 kế hoạch học tập đều đặn, ít nhất từ 1-2 tiếng mỗi ngày. Các bạn phải ôn tập đều các kỹ năng, đừng bỏ qua kỹ năng khó như Listening hoặc Reading vì nó sẽ kéo điểm số của bạn xuống rất nhiều. Đôi khi chỉ 1 điểm thôi cũng là cả một vấn đề rồi.

1. Practice Test Plus 2: Sách có 8 test giống như đề thi thật giúp thí sinh vừa thực hành vừa tìm hiểu đề thi. Ngoài ra sách còn có hướng dẫn phần speaking, writing và tips chung cho các bài.

3. Destination B2: Sách này tổng hợp tất cả các dạng ngữ pháp xuất hiện trong đề thi đặc biệt dành cho phần Use of English. Ngoài ra, sách còn có các chủ điểm từ vựng level B2. Đây là đầu sách ngữ pháp và từ vựng mình thấy thiết kế khoa học, đầy đủ và hữu ích nhất.

4. Successful FCE 10 Practice Test: Sách cung cấp 10 đề thi cho thí sinh luyện tập trước khi thi. Tuy không sát với đề thi thật như quyển Pratice Test Plus 2 và quyển First 1 nhưng để luyện tập thêm vẫn rất okay.

5. Gold first Sách cung cấp các chủ điểm từ vựng, ngữ pháp và hướng dẫn tiếp cận đề thi FCE. Phù hợp cho các bạn mới bắt đầu ôn tập và chưa vội thi ngay.

6. Complete First (2023) Sách cung cấp các chủ điểm từ vựng, ngữ pháp và hướng dẫn tiếp cận đề thi FCE. Phù hợp cho các bạn mới bắt đầu ôn tập và chưa vội thi ngay.

Bí Quyết Học Và Thi Chứng Chỉ Cambridge Ket (A1, A2), Pet (B1), Fce (B2), Cae (C1) Theo Khung Tham Chiếu Năng Lực Ngôn Ngữ Châu Âu (Cefr)

Chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge thuộc trường Đại học Cambridge. Hiện nay bắt đầu trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Rất nhiều trường Đại học và các công ty trên thế giới chấp nhận chứng chỉ Cambridge. Cambridge có giá trị vĩnh viễn nên có chứng chỉ này là một lợi thế.

Nhằm mục đích giúp người học đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh. Để giao tiếp với người bản ngữ trong đời sống hàng ngày một cách chính xác và khách quan nhất. Chứng chỉ tiếng Anh KET (A1, A2), PET (B1), FCE (B2), CAE (C1) Châu Âu (CEFR) Châu Âu (CEFR). Đang ngày càng phổ biến và hữu ích đối với người theo học tiếng Anh tại Việt Nam.

Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge có thể gọi là một kỳ thi khó. Bởi mức độ trung thực và phản ánh chính xác chất lượng của nó. Để đạt được kết quả cao, cần phải có bí quyết và phương pháp học tập hợp lý. Với một bài thi bao gồm đầy đủ các phần Nghe – Nói – Đọc – Viết. Nhằm khảo sát toàn diện người học, vậy phải làm cách nào để có thể hoàn thành tốt bài thi?

Kỹ năng đọc và nói

Vốn từ vựng phong phú hoàn toàn là một lợi thế cho bạn trong các kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Anh. Hãy đặt ra mục tiêu cho mình mỗi ngày về số lượng từ mới cần phải dung nạp vào bộ nhớ của bạn. Với 10 từ vựng mỗi ngày cộng hưởng với việc đọc sách, báo, tài liệu tiếng Anh, chỉ trong một thời gian ngắn, vốn từ mới của bạn chắc chắn sẽ trở nên phong phú và hữu dụng hơn.

Hãy nghe kỹ câu hỏi.

Luyện tập trước kỳ thi.

Hãy nói tiếng Anh trước khi bắt đầu vào thi.

Phát triển câu trả lời một cách hợp lý.

Hãy nhìn giám khảo khi nói.

Không học thuộc lòng câu trả lời.

Hãy hỏi giám khảo khi không hiểu câu hỏi.

Tự tạo cho mình thời gian suy nghĩ trước khi trả lời.

Hãy tự sửa lỗi sai ngay khi bạn nhận ra.

Hãy thư giãn và tự tin khi nói.

Kỹ năng viết

Hãy luyện tập viết tiếng anh thường xuyên. Khi viết, lưu ý mục đích viết thư và viết thư cho ai.

Cố gắng sử dụng các từ mới và cấu trúc đã học. Tránh việc tra từ điển quá nhiều để tìm được từ ưng ý gây mất thời gian.

Thực hành diễn đạt một ý bằng nhiều cách khác nhau để làm cho bài viết thu hút hơn.

Hãy làm dàn ý trước khi viết. Luôn chú ý đến câu hỏi và đảm bảo trả lời tất cả các ý.

Cố gắng sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp và các thì.

Sau khi làm bài xong, hãy kiểm tra kỹ xem các câu đã rõ nghĩa chưa, có mắc lỗi gì không.

Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp

Kỹ năng nghe

Nghe mọi lúc mọi nơi để tiếng Anh nhanh chóng trở thành một phản xạ có điều kiện đối với bạn.

Hãy tận dụng các khoảng thời gian rảnh rỗi của bạn trở thành thời điểm đến rèn luyện kỹ năng nghe. Nếu bạn thích nghe nhạc, hãy luyện tập với những bài hát tiếng Anh, nếu bạn sợ những bài hội thoại dài, hãy bắt đầu với những bài hội thoại, đoạn văn ngắn đơn giản nhất. Trong các bài thi chứng chỉ B1, phần Listening thường được cho là thử thách khó khăn nhất đối với các thí sinh.

Hãy thử vận dụng các kỹ năng sau đây dể phần Listening không có là thử thách quá khó khăn đối với bạn: Đọc kỹ câu hỏi và gạch chân các từ khóa xem thông tin cần hỏi về cái gì Xem tranh và tìm các từ khóa của mỗi bức tranh đặc biệt là điểm khác biệt giữa chúng. Lưu ý, có thể cả 3 bức tranh đều được nhắc đến nhưng phải căn cứ theo câu hỏi, đặc biệt là động từ để chọn bức tranh đúng nhất. Thông thường, bức tranh được nhắc đến sau cùng trong bài nghe là bức tranh đúng. Nghe và so sánh với phỏng đoán lúc trước

Đối với bài thi nghe điền từ:

– Dùng thời gian trước khi nghe để đọc lướt xem nội dung về cái gì, chỗ trống cần điền là thông tin gì, loại từ gì.

– Các chỗ trống cần điền thường mang thông tin, có thể điền một con số, ngày tháng, tên.

– Các từ cần điền thường là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, liên từ.

– Khi nghe, viết đáp án dưới dạng viết tắt mà bản thân hiểu được.

– Tránh viết từ đầy đủ sẽ bị lỡ phần nghe sau.

– Kiểm tra chính tả chỗ cần điền.

– Lưu ý, đối với động từ kiểm tra động từ chia ở thì nào, chia theo ngôi số ít hay nhiều.

– Danh từ cần điền là danh từ đếm được hay không đếm được, số ít hay số nhiều.

– Nếu không nghe được một từ, chuyển sang từ tiếp theo.

– Tránh loay hoay ở từ đó mà bỏ lỡ phần nghe sau.

– Khi luyện tập có thể bật phụ đề để nghe.

– Cố gắng bắt kịp tốc độ bài nghe.

Hệ thống Trung tâm Anh ngữ Quốc tế EUC vinh dự là đơn vị đào tạo và khảo thí Tiếng Anh Cambridge thuộc Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) với mã số quốc tế VN503 duy nhất tại Huế và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên Việt Nam. EUC cũng là đối tác chính thức của Hội đồng Anh tổ chức kỳ thi IELTS.

Với đội ngũ 100% giáo viên bản ngữ, có trình độ Đại học trở lên và đề có chứng chỉ giảng dạy quốc tế, trung tâm đem đến cho các bạn phương pháp học tiếng Anh chuẩn Cambridge, giao tiếp tốt với người bản ngữ với các khóa học đa dạng từ bậc tiểu học tới người đi làm: Tiếng Anh mầm non, Tiếng Anh thiếu nhi, Tiếng Anh thiếu niên, Tiếng Anh cao cấp, Tiếng Anh giao tiếp, Tiếng Anh luyện thi IELTS, Tiếng Anh toeic,…

Đăng ký thi chứng chỉ Cambridge Starters, Movers, Flyers, KET, PET,…; kiểm tra đầu vào và học tiếng Anh tại EUC – CAMBRIDGE ENGLISH

CS1: Tầng 7, tòa nhà Viettel, 11 Lý Thường Kiệt, TP Huế – (054) 3938970      2: 82 Đinh Tiên Hoàng, TP Huế – (054) 3520783      3: 23 Nguyễn Văn Cừ , TP Huế – (054) 3938972

Làm Sao Viết Tốt Để Quá Trình Học Tiếng Đức Hiệu Quả Hơn

Bất kỳ một ai khi bắt đầu học một ngoại ngữ mới đều hiểu một điều rằng viết là một trong 4 kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết. Để có thể viết tốt và học tiếng Đức hiệu quả, bạn không chỉ phải tích lũy cho bản thân một vốn từ vựng phong phú, đa dạng mà còn phải chọn cho mình văn phong mới mẻ, phù hợp cũng như đúng ngữ pháp.

Nghe – nói – đọc – viết: 4 kỹ năng này đều quan trọng cho dù bạn học tiếng Đức hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác. Mỗi kỹ năng sẽ có những phần dễ khó tương ứng và chúng đều đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ cũng như giúp bạn có thể sử dụng tiếng Đức một cách tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ quá chú trọng vào bất kỳ một kỹ năng nào mà bỏ qua những yếu tố còn lại, đặc biệt là với phần viết vì đây được xem là một trong những kỹ năng khó nhất khi bạn học tiếng Đức.

Làm sao viết tốt để quá trình học tiếng Đức hiệu quả hơn?

Nói và viết là hai việc khác nhau, bạn có thể nói tiếng Đức tốt nhưng chưa chắc đã viết tốt. Chắc chắn một điều rằng viết tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tiếng Đức của bạn và từ đó tạo điều kiện để bạn có thể du học Đức. Vậy cần phải làm gì để việc luyện viết tiếng Đức tốt hơn?

Làm sao để quá trình học tiếng Đức hiệu quả hơn

1. Sử dụng từ điển online học tiếng Đức

Trong quá trình học tiếng Đức, việc hạn chế về từ vựng sẽ ngăn cản quá trình bạn học một ngôn ngữ mới. Nhiều người có xu hướng chỉ sử dụng những từ quen thuộc, để thay đổi thói quen ấy, một quyển từ điển đồng nghĩa sẽ giúp bạn rất nhiều. Nếu bạn đã chán việc nhắc đi nhắc lại một từ trong những hoàn cảnh giống nhau như vậy, cách hay nhất dành cho bạn lúc này đó là bạn hãy tìm kiếm những từ đồng nghĩa để thay thế cho những từ ngữ nhàm chán đó. Chắc chắn bạn sẽ thấy những câu nói của mình không còn bị nhàm chán nữa và thú vị hơn nhiều. Bạn sẽ thấy các ví dụ, các hoàn cảnh cụ thể khác nhau để sử dụng từ đó. Nhờ vậy vốn từ vựng của bạn sẽ phong phú hơn và việc viết một bài văn hay một lá thư bằng tiếng Đức sẽ không còn khó khăn với bạn nữa.

Viết câu là điều cơ bản nhất khi bạn bắt đầu học viết. Để viết được những đoạn văn hay, hoa mĩ, bạn phải học cách trau truốt từng câu từ của mình. Vì bạn học một ngôn ngữ mới nên việc học tập cách sử dụng câu, cách trình bày câu hay cả một bài viết cho hợp lý và tự nhiên là điều vô cùng cần thiết. Các website về mẫu thư/văn bản hay những tài liệu học tiếng Đức là một gợi ý tuyệt vời. Chỉ cần một cái nhấp chuột là bạn có thể tìm được vô vàn các mẫu văn bản mà bạn cần tìm kiếm.

Sử dụng app trên điện thoại hoặc máy tính để học tiếng Đức hiệu quả Tags: tự học tiếng đức tại nhà, cách học tiếng đức hiệu quả, học tiếng đức b1, học tiếng đức b2, làm thế nào để học từ vựng tiếng đức, trung tâm dạy tiếng đức, ngữ pháp tiếng đức, viết tiếng đức như thế nào

5. Sử dụng các App học tiếng Đức

Ngày nay smartphone ngày càng phổ biến hơn với mọi người, bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh là có thể tải ngay cho mình những app chuyên dụng để học ngoại ngữ nói chung và tiếng Đức nói riêng. Việc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để học tiếng Đức như thế này giúp bạn tiết kiệm thời gian nhiều hơn, tận dụng tối đa thời gian rảnh của bạn. Bạn có thể vừa làm việc nhà vừa nghe những bài nghe tiếng Đức chẳng hạn, hay nghe chúng trong khi bạn đứng chờ xe buýt, khi ngồi trên xe buýt, hay thậm chí là khi bạn chạy bộ tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể học những bài ngữ pháp và từ vựng mà một số ứng dụng tích hợp sẵn và vận dụng, thực hành chúng vào trong bài viết của mình. Và app học tiếng Đức thì cũng không phải là ít, ví dụ như app Duolingo, FluentU… Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng trên các kho ứng dụng được cài sẵn trong điện thoại hoặc trên mạng internet.

3 Bí Quyết Để Tự Học Lập Trình Hiệu Quả

Lập trình là việc tạo ra ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị nhằm phục vụ cho cuộc sống giúp cho cuộc sống tiện nghi hơn.

Trên con đường bước chân vào thế giới lập trình, mình bắt đầu từ việc tự học lập trình web. Mình đi lên từ những dòng HTML, CSS đơn giản khi muốn chỉnh sửa giao diện trang blog yahoo 360.

Giờ đây, khi nhìn lại cũng đã có 5 năm trong nghề lập trình. Cũng đã nếm trải đủ trái đắng cho đến mật ngọt của nghề lập trình. Và mình cũng đúc kết được một số kinh nghiệm muốn chia sẻ lại cho các bạn mới học lập trình.

Để tự học lập trình thuận lợi mang đến sự thành công, trong bài viết này mình chia sẻ mẹo tự học lập trình hiệu quả giúp bạn giải quyết chúng một cách dễ dàng hơn.

Nội dung chính của bài viết

Một số mẹo tự học lập trình hiệu quả cho bạn #1. Để tự học lập trình hiệu quả hãy hòa nhập, cải thiện kỹ năng tìm kiếm

Vì vậy bạn cần tìm kiếm và kết bạn với nhiều coder khác, tham gia những buổi gặp gỡ, diễn đàn, chat room…

Phần lớn những phần mềm ứng dụng đều là của mã nguồn mở. Điều này cho thấy thời đại của mã nguồn mở đã đến. Do là mã nguồn mở nên chắc chắn cộng đồng của nó sẽ đông đảo. Vì vậy chẳng có lý do gì để bạn ngồi tự mày mò, giải quyết tất cả mọi thứ được.

Điều quan trọng nhất của những người làm code là khả năng tìm kiếm thông tin trên Google. Nếu đã là kỹ năng chỉ có một cách học duy nhất dành cho bạn đó là rèn luyện.

Công nghệ phần mềm tồn tại từ rất lâu, vì thế có nhiều người gặp phải những vấn đề đề mà họ gặp phải lúc này. Có nhiều trường hợp phải nhờ đến cộng đồng mạng để giải quyết và kết quả là vấn đề đó đã thành công.

Bạn có thể tìm kiếm những cách giải quyết trên mạng, bạn có thể tham gia vào các cộng đồng để được tư vấn giải quyết một cách tốt nhất.

#2. Nên tập trung vào một ngôn ngữ

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một quan điểm của một số người thôi. Còn thực tế thì sao?

Người mới tự học lập trình sẽ thấy rất nhiều ngôn ngữ lập trình. Lên mạng tìm hiểu thì ai cũng nói ngôn ngữ mà họ học là tốt nhất, là dễ học nhất… Lúc này bạn không biết phải bắt đầu từ đâu.

Tuy các ngôn ngữ tương tự nhau về cú pháp nhưng tư duy mỗi ngôn ngữ có thể lại khác nhau. Vì thế để tự học lập trình hiệu quả, khi bắt đầu học bạn nên tập trung vào một ngôn ngữ nhất định.

Khi nắm vững 1 ngôn ngữ thì điều bạn cần phải có được đó chính là tư duy lập trình. Nếu có được tư duy lập trình bạn có thể chuyển sang học ngôn ngữ rất dễ dàng.

Nếu bạn không hiểu được những gì về ứng dụng lập trình bạn sẽ chẳng làm được gì. Khi gặp phải trường hợp khó bạn hãy chia nhỏ chúng ra giúp bạn dễ dàng thực hiện từng bước một. Hoặc bạn có thể dùng mã giả trước khi viết code.

#3. Kiên trì thực hiện, giành thời gian nghỉ ngơi đúng lúc để tự học lập trình hiệu quả

Cho dù là bất kì nghề nào, khi làm nhiều bạn sẽ thấy mệt mỏi, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để tư duy phát triển. Nếu mệt mỏi bạn vẫn cố làm không mang lại hiệu quả cao.

Khi đã có lòng đam mê không gì có thể ngăn cản bạn. Lập trình cũng giống như một bài toán cần phải kiên trì tìm hiểu, đó là những thử thách để bạn có được thành công. Đây là những thử thách có lợi, những gì bạn nhận lại sẽ không nhỏ chút nào.

Những phần mềm thường xuyên được cập nhập những phiên bản mới, có nhiều ngôn ngữ lập trình hơn, có nhiều ứng dụng mới được mở ra. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên cập nhập những điều mới nhất để bắt kịp xu hướng hiện đại.

Bạn học thông qua nhiều phương tiện khác nhau có thể là sách báo, tạp chí, diễn đàn… Áp dụng những kiến thức đó vào thực tế, bạn tìm tòi học hỏi tất cả đều không thừa.

Hãy thường xuyên cập nhập cho mình những kiến thức mới, tìm hiểu xu hướng phát triển của công nghệ trên thế giới, những công nghệ mới có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp của bạn.

Vì vậy cần phải có chọn lọc, để cập nhập những điều cần thiết nhất cho mình.

Đam mê với web và lập trình di động, thích viết và chia sẻ. “Máy tính là cỗ máy ngu ngốc có thể làm được những điều thông minh. Còn lập trình viên là những người thông minh, có thể làm những việc vô cùng ngu ngốc”

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Tự Học Tiếng Đức Trình Độ Từ A1 Tới B2 Hiệu Quả trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!