Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Mắt Khi Có Triệu Chứng Khô Và Mỏi Mắt được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khô mắt là một bệnh lý rất phổ biến, có tác động đến phần lớn dân số, đặc biệt những người từ 40 tuổi trở lên. Vì thế, cần có những giải pháp điều chỉnh và chăm sóc mắt, tránh kéo dài tình trạng này gây nên những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.
Khô và mỏi mắt là gìKhô mắt là tình trạng rối loạn của phim nước mắt gây ra bởi tình trạng thiếu nước mắt hoặc bốc hơi quá mức, dẫn đến tổn thương ở bề mặt nhãn cầu với các triệu chứng khó chịu. Môi trường khô hoặc khói bụi, đọc sách hay sử dụng máy vi tính quá mức có thể làm các triệu chứng của bệnh trầm trọng thêm.
Biểu hiện của khô mắtCảm giác mắt mỏi và mệt. Mi mắt dính vào nhãn cầu mắt mỗi khi chớp mắt. Mắt cảm thấy nóng rát, sợ ánh sáng.
Cảm giác cộm, xốn như có dị vật trong mắt. Mắt tấy đỏ, chảy nước mắt sống nhiều, mắt tiết nhiều chất nhầy.
Bệnh làm ảnh hưởng đến thị lực thấy khi mờ khi rõ.
Biểu hiện nhức mỏi mắtChảy nước mắt và nóng rực trong mắt.
Để nhìn rõ mắt phải căng ra, nếu không nhìn rất mờ, khó nhìn ra và phân biệt nhiều đối tượng trong tầm nhìn vì mắt rất nhức.
Đau đầu, mỏi cổ và không thể tập trung tầm nhìn vào một đối tượng nào quá lâu.
Khi phải tập trung vào màn hình máy tính, sách báo thì mắt rất khó chịu, căng tức nhãn cầu.
Nguyên nhân gây nên chứng khô và mỏi mắt Nguyên nhân khô mắtDo tuổi tác cao
Do chúng ta quá tập trung vào màn hình máy tính, tivi, sách báo… mà quên đi việc chớp mắt, do đó khiến nước mắt không được tiết ra và bao phủ lên toàn bộ mắt.
Ở trong môi trường sử dụng máy điều hòa, độ ẩm thấp.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày bị thiếu chất, nhất là vitamin A
Do từng phẫu thuật Lasik chữa cận thị hoặc sử dụng kính áp tròng.
Bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường bị ô nhiễm, nhiều nắng đặc biệt là gió bụi trong mùa hè
Nguyên nhân gây nhức mỏi mắtMắt điều tiết quá độ, mắt căng ra hết mức khi sử dụng máy tính, tivi…
Do đọc sách, học bài trong điều kiện không đủ ánh sáng.
Những người bị các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị nhưng không đeo kính phù hợp với mắt khi học tập, làm việc hay giải trí.
Cơ thể đang mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng làm việc.
Do chế độ ăn uống thiếu chất, hoặc đang trong thời kỳ ăn kiêng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng thần kinh thị giác.
Cách chăm sóc mắt khi có triệu chứng khô và mỏi mắtMỏi mắt hay khô mắt đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta, gây ảnh hưởng hoặc cản trở đến học tập, công việc… Do đó việc chăm sóc mắt để phòng tránh mỏi mắt, khô mắt luôn là vấn đề cấp thiết, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn đôi mắt tinh anh của chúng ta.
– Đeo kính mắt khi để bảo vệ mắt tránh tác động của nắng, gió, khói bụi, môi trường ô nhiễm.
– Không để các luồng gió thổi trực tiếp vào mắt (máy điều hòa, quạt gió,…).
– Tránh các tác động gây kích thích mắt, cọ xát vào mắt như dụi mắt.
– Để sách cách xa 30 – 45 cm khi đọc. Tránh để màn hình máy tính trên tầm mắt. Làm việc trong môi trường đủ ánh sáng.
– Thường xuyên uống trà xanh, uống sữa, và bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt bằng việc ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A như rau cải xanh, cà rốt, gan cá, thịt bò…
– Tăng độ ẩm cho không khí bằng cách vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát. Nên trồng nhiều cây xanh để làm mát không khí, giúp không khí không bị khô và giảm bớt khói bụi.
– Nếu do tính chất công việc phải làm việc hoặc học hành quá lâu, hoặc sử dụng máy tính liên tục trong nhiều giờ, bạn nên thường xuyên chớp mắt, làm việc 20 phút nhìn ra xa ( # 6m) trong vòng 20 giây. Chăm sóc và bảo vệ mắt hàng ngày bằng các loại thuốc nhỏ mắt để vệ sinh mắt và làm êm dịu mắt cũng như giúp phòng tránh, giảm thiểu các triệu chứng mỏi mắt, khô mắt.
– Uống nhiều nước mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt.
– Massage cho mắt bằng cách cọ xát 2 tay vào nhau cho nóng rồi áp lên mắt, vuốt nhẹ từ trong ra ngoài, làm thường xuyên và mỗi ngày, mắt sẽ khỏe hơn.
– Cho mắt nghỉ ngơi, không để mắt điều tiết nhiều khiến mệt mỏi.
– Tránh khói thuốc lá.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bs Nguyễn Thị Phương
Chắp Và Lẹo Mắt: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức ở mi mắt, điều này kiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra chắp và lẹoLẹo mắt thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Chắp xuất hiện do có sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Nhiều khi từ lẹo có thể chuyển thành chắp (xảy ra trong trường hợp lẹo trong thoát lưu hoặc không điều trị khỏi hẳn, gây chèn ép các tuyến)
Lẹo mắtKhi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ, kèm theo ngứa và đau. Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.
Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Các dạng lẹo-Lẹo ngoài do nhiễm trùn nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
-Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.
Triệu chứng thường gặp khi bị lẹoBệnh nhân bị lẹo thường sưng đỏ vùng mi mắt, ấn thấy đau bờ mi, sau hóa cứng, đồng thời bệnh nhân chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ rồi hết đau. Lẹo ở trong mi mắt diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.
Bệnh chắpChắp mắt do tắc nghẽn tuyền nhày của mi mắt, biểu hiện như một khối tròn nhỏ, sưng đỏ. Vị trí thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo.
Các dạng của chắp Triệu chứng của chắp mắtKhi bị chắp, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ – xám dưới kết mạc.
Điều trị chắp lẹoĐiều trị chắp lẹo cần dùng kháng sinh toàn thân để tiêu mủ ở thời kỳ đầu, kết hợp rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm.
Đối với những lẹo to hoặc lẹo dai dẳng có thể sử dụng corticoid. Cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Lưu ý: Luôn rửa tay trước khi tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc sử dụng tra mắt phải được giữ gìn sạch sẽ, không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã để lâu.
Khi có dấu hiệu bị chắp lẹo, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách. Mỗi bệnh sẽ được điều trị theo lộ trình khác nhau. Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách.
Người bệnh tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây quặp mi.
Lưu ý: Các ung thư tại mi mắt như (ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu xuất hiện chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, chắp tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.
Phòng ngừa chắp lẹo-Mọi người không nên đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.
-Cần có các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách: đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, khi dọn dẹp nhà cửa hay lao động. Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.
-Nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi chăm sóc một người bị mụn lẹo ở mắt.
-Phụ nữ hay trang điểm, cần tẩy trang vùng mắt sạch sẽ hàng ngày, thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt cần được dùng riêng rẽ để giữ vệ sinh.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Ths.BS Nguyễn Trần Quốc Hoàng
https://chicago.medicine.uic.edu/departments/academic-departments/ophthalmology-visual-sciences/our-department/media-center/eye-facts/blepharitis-stye-chalazion/ https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-are-chalazia-styes https://nei.nih.gov/faqs/eyelid-disorders-chalazion-stye
Bị Khô Mắt Phải Làm Sao Để Mắt Mau Hết Nhức Mỏi, Cộm Rát?
Những biểu hiện mà bạn đang gặp phải là những triệu chứng rất đặc trưng ở người bệnh . Đây là căn bệnh rất dễ gặp phải, thường gây nhiều khó chịu do nước mắt tiết ra không đủ để duy trì độ ẩm cho mắt, nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp…
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nếu áp dụng phương pháp trị phù hợp, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi được đôi mắt sáng khỏe. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về một số phương pháp trị khô mắt phổ biến hiện nay qua bài viết:
Khô mắt không còn là nỗi lo nếu biết 3 cách trị sau
Nhỏ nước mắt nhân tạo hiện là phương pháp trị đầu tay cho tất cả các trường hợp khô mắt nhưng nếu đã áp dụng 1 tháng không cải thiện, bạn nên tái khám để bác sĩ có chỉ định phù hợp hơn. Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, để cải thiện khô mắt nhanh hơn, bạn nên tham khảo sử dụng một số viên bổ mắt chuyên biệt như . Bởi trong Minh Nhãn Khang có chứa Alpha lipoic acid – hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng kích thích tuyến lệ làm việc hiệu quả hơn, qua đó làm tăng cả số lượng và chất lượng nước mắt, giúp giảm nhức mỏi, cộm rát mắt. Mặt khác, Minh Nhãn Khang còn có chứa kết hợp kháng sinh tự nhiên từ thảo dược Hoàng đằng, điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn các biến chứng viêm mắt nguy hiểm khi mắc khô mắt lâu ngày. Rất nhiều người bị khô mắt nặng nhiều năm, nhờ dùng Minh Nhãn Khang vài tháng mà mắt đã sáng rõ và khỏe mạnh hơn hẳn, bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một trường hợp tiêu biểu ngay trong video sau đây:
Ngoài tuân thủ chỉ định của bác sĩ và dùng Minh Nhãn Khang, bạn cũng nên chú ý thiết lập lối sống khoa học để đẩy lùi khô mắt nhanh chóng hơn, cụ thể là:
– Chớp mắt liên tục và thường xuyên để tăng độ ẩm cho mắt.
– Đeo kính bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh, gió bụi, vi khuẩn.
– Hạn chế thời gian dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác.
– Tránh xa thuốc lá, rượu bia.
– Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm ở môi trường sống và làm việc ở mức phù hợp.
– Uống đủ lượng nước cần thiết để đủ nguyên liệu bài tiết nước mắt.
– Tăng cường các thực phẩm tốt giúp giữ ẩm cho mắt như cá biển (cá hồi, cá ngừ, cá thu…), hạt khô (hạnh nhân, vừng, lạc, hạt điều…), trứng, sữa…
Khô mắt không phải bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên để lâu bệnh sẽ khó trị và dễ chuyển thành dạng mạn tính đi kèm với biến chứng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ bị khô mắt phải làm sao, từ đó có hướng chăm sóc mắt tốt cho mình.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971003903 để được tư vấn chi tiết.
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt
Tại Sao Mắt Nhức Mỏi Và Cách Khắc Phục
Mắt liên tục nhức mỏi, thậm chí nhìn mờ, chảy nước mắt… Những dấu hiệu trên báo hiệu mắt bạn đang bị quá tải khi phải làm việc liên tục. Hãy tìm ra nguyên nhân cụ thể và cách khắc phục hiệu quả.
Mắt nhức mỏi là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi mắt phải làm việc với cường độ cao hoặc là dấu hiệu của một số bệnh về mắt. Ví dụ như đọc sách quá lâu, lái xe đường dài, nhìn lâu vào màn hình máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Mắt nhức mỏi có thể gây phiền nhiễu nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất nếu mắt được thư giãn đúng cách, được điều tiết phù hợp.
Triệu chứng nhận biết mắt nhức mỏiMột số triệu chứng nhức mỏi mắt bao gồm:
Mắt đau hoặc kích thích;
Khó tập trung;
Mắt khô hoặc chảy nước;
Mắt mờ hoặc nhìn thấy hai hình;
Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
Cổ, vai hoặc lưng đau.
Bên cạnh đó, mỏi mắt không gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc kéo dài, nhưng có thể nặng hơn, gây khó chịu và khiến bạn mệt mỏi và giảm khả năng tập trung.
Khi mới xuất hiện các triệu chứng này, bệnh nhân cần chủ động để mắt nghỉ ngơi, tránh làm việc với máy tính quá nhiều và nên đến khám chuyên gia nhãn khoa để được chẩn đoán và can thiệp, cải thiện sớm.
Nguyên nhân khiến mắt nhức mỏiCó rất nhiều nguyên nhân khiến mắt nhức mỏi. Hiện tượng mắt nhức mỏi trong thời gian dài sẽ khiến đôi mắt đứng trước nguy cơ suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
Hội chứng thị giác màn hìnhMắt nhức mỏi kèm thèo việc khó tập trung, đau đầu là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh hội chứng thị giác màn hình.
Nguyên nhân chủ yếu là do mắt bị tác động bởi ánh sáng nguy hiểm phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi,…hoặc ánh sáng nguy hiểm từ đèn LED, đèn huỳnh quang. Ánh sáng nguy hiểm này tác động gây tổn thương các tế bào võng mạc, làm chết tế bào thị giác, gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.
Đục thủy tinh thểMắt nhức mỏi kèm theo nhìn mờ, thấy chấm đen, lóa sáng là biểu hiện của nguy cơ bị mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể (hay còn gọi là cườm khô, cườm đá) là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục (nhìn bên ngoài thấy tròng trắng mắt bị đục) do tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài làm cấu trúc của thủy tinh thể bị biến tính gây biến đổi tỉ lệ và cấu trúc các phân tử protein, khiến thủy tinh thể không còn mềm dẻo và giảm khả năng điều tiết linh hoạt, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận ánh sáng từ ngoài vào, mà còn làm thị lực suy yếu, đau nhức mắt đột ngột, mắt mờ vì thủy tinh thể không còn trong suốt, cản trở ánh sáng hội tụ lên võng mạc, từ đó làm giảm thị lực.
Đục thủy tinh ở giai đoạn sớm ít có triệu chứng, người bệnh có thể nhìn mờ, thấy mắt hay bị khô, mỏi, bệnh chỉ được phát hiện khi khám chuyên khoa mắt. Khi đã bước vào giai đoạn muộn, bên cạnh dấu hiệu nhìn xa kém do thị lực giảm, người bệnh bắt đầu nhìn màu không chuẩn, đặc biệt là mắt nhìn thấy bóng mờ, chấm đen, nhìn thấy vệt sáng và lóa mắt khi gặp ánh sáng cường độ mạnh.
Khô mắtMắt nhức mỏi kèm theo hiện tượng khô rát có thể là hiện tượng khô mắt. Môi trường: làm việc trong môi trường máy điều hòa hay thời tiết nóng bức, không khí ô nhiễm khói bụi, tia cực tím trong ánh sáng mặt trời, hóa chất độc hại…là những yếu tố không chỉ khiến mắt bị khô mà còn tăng nguy cơ suy giảm thị lực.
Tuổi tác: Đây là lý do thường gặp nhất của khô mắt, do lượng nước mắt và chức năng duy trì độ ẩm của phim nước mắt giảm theo tuổi. Phụ nữ sau mãn kinh cũng thường gặp các vấn đề về khô mắt.
Làm việc nhiều với thiết bị màn hình: nhìn màn hình máy tính quá lâu hoặc có thói quen thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như ipad, điện thoại sẽ khiến mắt không những bị khô mà còn có thể bị mờ, nhức, căng mắt, đau đầu, nhìn đôi…là những triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình.
Thoái hóa điểm vàngKhi mắt nhức mỏi kèm theo việc nhìn hình méo mó, song thị, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa của võng mạc tại vùng hoàng điểm.
Trong cuộc sống hiện đại, ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình các thiết bị điện tử và nguồn ánh sáng nhân tạo khác chính là tác nhân chủ yếu gây tổn thương tế bào thị giác và tế bào võng mạc.
Ánh sáng nguy hiểm khi tác động vào đáy mắt (võng mạc) sẽ gây tổn thương và làm chết các tế bào võng mạc, khiến mắt bị tổn thương và suy yếu sẽ dẫn đến thoái hóa hoàng điểm.
Triệu chứng đặc trưng của thoái hóa hoàng điểm là nhìn hình biến dạng, méo mó. Bên cạnh đó còn xuất hiện các dấu hiệu khác như: mắt mờ vùng trung tâm, nhìn có ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt, bị rối loạn thị lực màu: nhìn mọi vật mờ và nhạt màu hay nhìn song thị (nhìn thành hai hình).
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏiMỗi dấu hiệu mắt nhức mỏi kèm theo các triệu chứng khác sẽ khiến mắt có nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, khi mắt bạn có biểu hiện nhức mỏi, cần xây dựng thói quen sinh hoạt tốt cho mắt.
Để đôi mắt sáng khỏe, bạn cần chú ý xây dựng các thói quen sinh hoạt tốt cho mắt như không dụi mắt vì hành động này có thể gây xước giác mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt,… thay vào đó nên rửa mắt với nước sạch, dùng tăm bông để lấy dị vật ra ngoài, trường hợp dị vật hoặc tổn thương lớn cần đến ngay các cơ sở y tế. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và bức xạ mặt trời.
Hạn chế sử dụng smartphone, máy tính, máy tính bảng, xem tivi,… nhắm tránh tạo con đường để ánh sáng xanh đi vào mắt gây nên hội chứng thị giác màn hình, thoái hóa hoàng điểm,…
Khi có các triệu chứng đau đầu kèm theo nhức mắt, mỏi mắt, mắt nhìn mờ,… cần để cho mắt được thư giãn nghỉ ngơi, trường hợp nặng hơn nên đến các cơ sở chuyên khoa về mắt để được tư vấn và thăm khám. Đồng thời, khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể và các bệnh mắt khác.
Điều chỉnh độ sáng: khi đọc sách hoặc xem ti vi, bạn nên đảm bảo ánh sáng ở mức dễ chịu cho mắt.
Nghỉ ngơi thường xuyên: bạn có thể áp dụng quy tắc 20-20-20: cứ sau 20 phút, nghỉ ngơi mắt khoảng 20 giây và nhìn vào vật nào đó cách khoảng 6m.
Giữ vị trí thích hợp: sử dụng ghế có thể thay đổi vị trí hoặc điều chỉnh màn hình máy tính để đảm bảo góc nhìn tốt.
Điều chỉnh độ phân giải màn hình: đảm bảo rằng màn hình hiển thị máy tính có độ phân giải cao để giúp hình ảnh sắc nét hơn và giảm mỏi mắt.
Vệ sinh màn hình sạch sẽ: thường xuyên lau sạch bụi ở màn hình máy tính. Bụi làm giảm độ tương phản, gây chói và các vấn đề về tương phản.
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Mắt Khi Có Triệu Chứng Khô Và Mỏi Mắt trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!