Xu Hướng 3/2023 # Cách Chăm Sóc Mắt Khi Có Triệu Chứng Nhìn Mờ # Top 11 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Chăm Sóc Mắt Khi Có Triệu Chứng Nhìn Mờ # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Mắt Khi Có Triệu Chứng Nhìn Mờ được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi mắt xuất hiện các triệu chứng nhìn mờ hay mắt mờ đột ngột bạn cần chú ý chăm sóc mắt đúng cách để tránh bị các biến chứng gây hại cho thị lực.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cũng là cánh cửa nhìn ra thế giới. Nhưng hầu như nhiều người đã không còn quan tâm nhiều tới điều này. Với sự phổ biến của các sản phẩm công nghệ và nhiều chương trình giải trí trên màn hình điện thoái khiến đôi mắt phải làm việc quá nhiều so với trước đây. Thậm chí nhiều người sử dụng mắt một cách quá tải.

Do xu thế chung, nhiều người đã có các triệu chứng bệnh về mắt ngay từ khi còn nhỏ như mỏi mắt, suy giảm thị lực, hạn chế tầm nhìn, cận, viễn, loạn thị, thậm chí mù tạm thời hoặc mắt kém đến mức không nhìn thấy rõ, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh về mắt đang tăng dần lên.

Các thói quen khiến mắt có triệu chứng nhìn mờ

Nhìn quá lâu vào màn hình

Quá nhiều người bị “mê” nhìn vào màn hình điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ mà không biết cách bảo vệ mắt.

Nếu duy trì như vậy liên tục sẽ khiến tầm nhìn ngày càng hạn chế, thị lực giảm nhanh. Các cơ quanh mắt sẽ đau mỏi, liên đới đến đầu và hệ thần kinh, ngoài ra còn có thể mắc chứng thị giác màn hình.

Các chuyên gia khuyên rằng cứ mỗi 20 phút bạn lại nên rời khỏi màn hình tối thiểu 20 giây để mắt có thể nghỉ ngơi trong chốc lát.

Đeo kính áp tròng khi ngủ

Mặc dù việc đeo kính áp tròng đã được các chuyên gia chấp nhận về độ an toàn đối với mắt, nhưng theo nghiên cứu của Hiệp hội nhãn khoa Mỹ, việc đeo kính áp tròng khi ngủ có thể làm cho mắt bị thiếu oxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra bệnh về mắt.

Chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên đeo kính áp tròng vào ban ngày, vì những người đeo cả vào ban đêm có tỉ lệ viêm loét giác mạc cao gấp 10-15 lần người không đeo. Hãy nhớ rằng cần tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ.

Nếu thức dậy bạn mới nhớ là đêm qua đeo kính áp tròng, cảm thấy mắt rất khô, đừng ngay lập tức tháo kính ra mà hãy nhỏ thuốc làm ẩm mắt, chờ ít nhất 20-30 phút sau đó mới tháo rồi cả ngày tiếp theo nên đeo kính bình thường để cho mắt phục hồi.

Thường xuyên dụi mắt

Ngoài mắt có một lớp màng để bảo vệ và giữ ẩm cho mắt, khi tiếp xúc với bụi bẩn hay vi khuẩn, chúng sẽ tự động “xua đuổi” để mắt luôn được an toàn. Nhưng nếu bạn thấy khó chịu, thường xuyên dụi mắt sẽ khiến bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong, gây ra rủi ro cho giác mạc và những mối nguy hiểm khác.

Cách tốt nhất khi thấy ngứa mắt hay bụi vào mắt, bạn nên nhấp nháy nhẹ nhiều lần để cho cho mắt đỡ mỏi và tẩy bay bụi.

Không khám mắt thường xuyên

Những người dưới 40 tuổi được khuyên rằng nên tạo thói quen khám mắt định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mắt.

Khám mắt thường xuyên không chỉ để theo dõi những thay đổi trong thị lực, đau mắt mà còn có cơ hội để phát hiện sớm các bệnh về mắt như các mao mạch bị hỏng hoặc việc phát sinh các khối u. Việc kiểm tra này có thể được điều trị sớm trước khi thị lực sụt giảm hoặc gặp bệnh nguy hiểm.

Không tẩy trang trước khi đi ngủ

Nghiên cứu cho thấy nếu bạn không tẩy trang trước khi ngủ, bụi bẩn bám trên mặt cùng vi khuẩn từ môi trường bên ngoài sẽ có cơ hội tấn công đôi mắt của bạn.

Ngoài ra, mỹ phẩm trên mặt sẽ bám sâu vào da, khiến cho da bị bí, không thể hô hấp bình thường, gây ra mụn nhọt, tàn nhang và các nếp nhăn. Càng để tẩy trang lâu, mắt của bạn sẽ lão hóa nhanh và làn da thì xuống cấp ngay sau đó. Đặc biệt là đối với những người gắn lông mi giả, nếu không tháo ra hoặc vệ sinh mắt đúng cách sẽ gây nhiễm khuẩn, các bệnh nhiễm trùng sẽ tấn công nghiêm trọng.

Không đeo kính râm

Nhiều người cho rằng chỉ cần đeo kính râm vào mùa hè là đủ. Trên thực tế, mùa đông hoặc khi trời ít nắng, ánh sáng mặt trời cũng có cường độ rất mạnh. Nếu không đeo kính râm phù hợp, có thể sẽ bị các tia cực tiếp chiếu trực tiếp vào mắt, gây hoa mắt, mờ mắt hoặc các triệu chứng khác.

Tốt nhất trong điều kiện bình thường, bạn nên mang theo bên mình một chiếc kính râm để đeo khi cần thiết.

Các bệnh khiến mắt có triệu chứng nhìn mờ

Tật khúc xạ

Cận thị ở những người trẻ và viễn thị, lão thị khi về già là những tật khúc xạ phổ biến khiến mắt nhìn mờ theo từng khoảng cách xa gần.

Cùng với đó, bạn có thể sẽ phải nheo mắt, căng mắt và nhức đầu khi cố gắng để nhìn rõ sự vật phía trước. Việc dùng kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật lasik là những cách phổ biến để cải thiện tình trạng này.

Đục thủy tinh thể

Bệnh lý này thường tiến triển chậm dần theo thời gian và tuổi tác. Khi bị đục thủy tinh thể, quá trình stress oxy hóa làm thay đổi cấu trúc protein trong thủy tinh thể đã làm xuất hiện những đám mờ đục trong tầm nhìn.

Vẩn đục dịch kính

Vẩn đục dịch kính là hiện tượng mắt bị mờ dần và có hiện tượng “ruồi bay” trước mắt thường xuất hiện khi gel dịch kính bị hóa lỏng, để lại các hạt trôi nổi và hiện bóng lên võng mạc.

Khô mắt mạn tính

Hội chứng khô mắt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau, gây mờ mắt, rát hoặc đau nhức mắt…

Tăng nhãn áp/ Glaucoma

Mờ mắt hoặc tầm nhìn thu hẹp, “thị lực đường hầm” có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp. Nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn.

Hiện tượng mắt mờ dần, hình ảnh méo mó, đường thẳng biến dạng thành lượn sóng có thể là dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người già và hiện chưa có cách trị khỏi hoàn toàn.

Mắt bị mờ dần do tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc chống dị ứng như nhóm kháng histamin có thể gây tăng nhãn áp, nhìn mờ, đau nhức mắt… hoặc nhóm thuốc corticoid điều trị bệnh khớp, hen suyễn.. có thể để lại tác dụng phụ là làm tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể…

Bệnh thiếu máu não/ cơn đột quỵ thoáng qua

Lưu lượng máu lên não không ổn định và thường bị sụt giảm đột ngột có thể làm xuất hiện cơn đột quỵ thoáng qua, gây hiện tượng tê bì tay chân, mệt mỏi, khó nói, mất ý thức tạm thời và kèm theo suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ.

Cách chăm sóc mắt khi có triệu chứng nhìn mờ

Bên cạnh việc cần tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện triệu chứng kịp thời để đi khám mắt đúng lúc, chữa trị đúng thời điểm thì việc chăm sóc mắt khi xảy ra triệu chứng đóng vai trò quan trọng, tích cực giúp khắc phục được tình trạng nhìn mờ nhanh chóng.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Nên bắt đầu từ một chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt là những thực phẩm chứa acid béo omega -3, lutein, kẽm, vitamin C, E để giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Hãy lựa chọn các loại rau màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, trứng, đậu, cá biển, cam và các loại nước ép trái cây tươi…

Tránh xa thuốc lá

Bỏ thuốc lá nếu còn đang sử dụng, bởi khói thuốc là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến đục thủy tinh thể…

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Đeo kính để tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, hạn chế khói bụi bay vào mắt. Đồng thời, dùng kính bảo hộ khi làm việc với các vật liệu độc hại, khi chơi thể thao mạo hiểm…

Giữ khoảng cách an toàn với màn hình máy tính

Màn hình máy tính cần được điều chỉnh ở vị trí phù hợp: cách mắt 50-60 cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10 – 20 cm, bàn phím nên đặt cách mắt 30-40 cm.

Với smartphone, khoảng cách tốt nhất từ mắt đến màn hình điện thoại là khoảng 30-40 cm. Cách đơn giản là dùng tay để đo khoảng cách, mỗi gang tay người lớn ước chừng 20 cm.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo bàn làm việc có ánh sáng vừa đủ, tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng chói. Nếu quá tối thì nên dùng thêm đèn bàn có chụp, đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình.

Hạn chế ánh sáng xanh tác động lên mắt

Sử dụng tấm phim chống chói cho màn hình là việc nên làm nếu phải sử dụng máy tính thường xuyên. Tấm phim này có thể dán trực tiếp hoặc lắp thêm lên phía trước màn hình.

Bạn cũng có thể cài và sử dụng các phần mềm giảm bớt tác hại từ ánh sáng xanh như: chúng tôi trên máy tính, Twilight trên các thiết bị Androi và Night Shift trên các thiết bị IOS.

Bên cạnh đó, nên sử dụng cỡ chữ lớn khi soạn thảo văn bản, thường xuyên lau bụi bẩn trên màn hình để tăng độ sắc nét của chữ.

Chớp mắt, áp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20

Khi làm việc với máy tính, điện thoại tập trung quá lâu vào màn hình khiến chúng ta quên chớp mắt, dẫn đến mắt bị khô, căng tức, rối loạn điều tiết mắt. Cần chú ý chớp mắt thường xuyên hơn, áp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20 (sau mỗi 20 phút làm việc, nhìn ra xa 20 feet (6m) trong khoảng thời gian 20s).

Sau mỗi 1-2 giờ làm việc bằng máy tính, bạn cũng nên nghỉ ngơi 10-15 phút. Khi nghỉ nên cho mắt nhìn ra xa, nhìn vào cây xanh, mát xa nhẹ nhàng vùng mi mắt và thư giãn.

Khám mắt định kỳ

Định kỳ khám mắt thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lý về mắt, tránh tình trạng mắt mờ dần đi và ngăn biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Trẻ Bị Sốt Siêu Vi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chăm Sóc, Phòng Ngừa

Trẻ bị sốt siêu vi cần được điều trị và chăm sóc như thế nào là điều mà nhiều phụ huynh quan tâm. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong thời tiết chuyển mùa như hiện nay. Dù trẻ có thể thự khỏi sau một thời gian bệnh nhưng phụ huynh cũng nên chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để sức khỏe của trẻ nhanh phục hồi.

Chúng ta vẫn thường gọi sốt siêu vi với cái tên là sốt viruts. Đây là bệnh cấp tính, thường bắt gặp trên những đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già.

Sốt siêu vi được gọi chung cho những trường hợp trẻ bị sót do nhiễm những loại siêu vi trùng khác nhau như các loại siêu vi gây nên sốt xuất huyết, sởi, rubella hoặc chân tay miệng.

Khi trẻ bị nhiễm bệnh, một số bệnh có thể chẩn đoán được nguyên nhân là do loại siêu vi nào. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân gây bệnh.

Trong giai đoạn đầu trước khi bệnh toàn phát, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện tương đối giống nhau. Trẻ bị sốt siêu vi sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể và bắt đầu hơi sốt nhẹ. Ban đầu phụ huynh có thể nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường. Sau đó, những cơn sốt của trẻ trở lên liên tuc và tăng cao về nhiệt độ. Ngoài ra, khi bệnh đã ở giai đoàn toàn phát, trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể của loại bệnh do viruts gây nên. Trẻ có thể bị ho, đau họng, nổi hạch, trên cơ thể trẻ còn có thể nổi những nốt ban da đỏ.

Khi bệnh ở mức nặng nhất, trẻ sẽ có những triệu chứng như hồng ban bóng nước, dấu xuất huyết,… Thậm chí, nếu phụ huynh không chú ý cho con điều trị kịp thời, một số triệu chứng nguy hiểm như hôn mê, co giật có thể xuất hiện. Nguy hiểm hơn, các biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim có thể gây tử vong cho trẻ.

Trẻ sốt cao liên tục trên39 độ C. Người trẻ lừ đừ, mệt mỏi, quấy khóc.

Dù hết sốt nhưng tay chân trẻ lại lạnh băng, run rẩy thất thường.

Trẻ có biểu hiện nôn ói, đau bụng, đi phân đen.

Thấy một trong những dấu hiệu này cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị chính xác và kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà như thế nào

Khi trẻ bị sốt siêu vi việc đầu tiên cha mẹ cần làm là tiến hành kiểm tra nhiệt độ, để đưa ra phương án hạ sốt phù hợp.

Nếu trẻ sốt nhẹ và vừa thì có thể sử dụng khăn ấm để lau người cho bé. Lau liên tục, thường xuyên toàn bộ cơ thể sẽ giúp trẻ nhanh hạ sốt.

Trong trường hợp trẻ bị sốt cao thì cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc theo đường uống có hiệu quả cao trong điều trị sốt siêu vi như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần khi sốt trên 38 độ C, cách nhau 4-6 giờ.

Trong trường hợp trẻ sốt cao từ 39 đến 39,5 độ, để hạ sốt nhanh cho trẻ, phụ huynh có thể sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn cho trẻ. Tuy nhiên trường hợp này không nên áp dụng mà hãy hạ sốt cho trẻ từ từ là tốt nhất.

Khi trẻ bị sốt cao ngoài việc dùng thuốc phụ huynh cũng cần sử dụng các biện pháp vật lí để giúp trẻ nhanh hạ nhiệt. Hãy thực hiện lau mát cho trẻ bằng nước ấm với khăn mềm. Có như vậy thân nhiệt của trẻ sẽ nhanh hạ hơn, giảm được sự khó chịu ở trẻ.

Trong trường hợp bệnh nặng, trẻ có thể bị co giật khi sốt cao. Lúc này, phụ huynh cần giữ bình tĩnh, đặt trẻ nằm ở nơi an toàn, Tránh để trẻ té ngã từ trên giường xuống. Kê đầu trẻ bằng một gối mềm và cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, đảm bảo đường thở của trẻ được thông thoáng nếu có đờm. Những cơn co giật thông thường sẽ chấm dứt rất nhanh. Phụ huynh cần lưu ý thời gian trẻ bị co giật và các biểu hiện để thông báo cho bác sĩ được biết.

Sau khi cơn co giật của trẻ qua đi cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và tìm nguyên nhân để phòng ngừa sốt co giật ở trẻ trong những lần sau. Bởi nếu trẻ bị sốt co giật thì khả năng tái phát là rất cao nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý quan tâm.

Hiện nay, các bệnh lí sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị tận gốc. Do đó bệnh thường chỉ được điều trị hỗ trợ bằng cách nâng thể trạng của trẻ, điều trị triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.Chính vì vậy, ngoài sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ, các phụ huynh cần có chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lí cho trẻ.

Hãy cho trẻ uống thật nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng. Lưu ý, những loại thức ăn này phải mềm và dễ tiêu. Phụ huynh có thể tham khảo những nguyên tắc sau để phòng sốt siêu vi cho trẻ

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và các loại vitamin. Thực hiện đúng tiêu chuẩn ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ đồ dùng ăn uống của trẻ trước và sau khi cho trẻ ăn.

Cho trẻ sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý trong không gian thông thoáng, sạch sẽ. Giữ gìn vệ sinh tay chân cho trẻ, giữ không cho trẻ ngậm tay chân hoặc đồ chơi bẩn.

Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người hoặc ra ngoài lúc trời mưa hoặc nắng. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy cho trẻ đeo khẩu trang và mặc quần áo kín.

Thực hiện chích ngừa đầy đủ các bệnh sởi, quai bị, rubella, cúm, viêm não Nhật Bản,…cho trẻ.

Khi trẻ bị sốt siêu vi, phụ huynh cần phải thực hiện chăm sóc con một cách cẩn thận. Dù đây là bệnh cấp tính, trẻ có thể tự khỏi sau 7 ngày, nhưng nếu phụ huynh không chăm sóc đúng cách, trẻ bị bệnh nặng thì có thể có những biến chứng nguy hiểm.

Cách Chăm Sóc Mắt Trẻ Sơ Sinh

Mắt trẻ sơ sinh còn yếu ớt và non nớt. Việc chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cũng cần đúng cách với những lưu ý cần thiết để tránh gây bệnh cho bé.

Chào đời, do bị ép trong âm đạo, tiếp xúc với nước ối, mắt bé có thể bị sưng đỏ và chảy nước trong những ngày đầu. Tình trạng viêm kết mạc, nhiễm khuẩn có thể xảy ra nếu cha mẹ không chăm sóc cẩn thận.

Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

Lậu cầu Neisseria gonorrhoea gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.

Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. 

Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ  phát triển một cách tốt nhất ba mẹ nên chú ý cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ đi khám định kỳ

Theo tài liệu của Hội Nhãn khoa Mỹ, phụ huynh nên chú ý khám mắt định kỳ cho trẻ sơ sinh. Đây là một điều quan trọng để sớm phát hiện các bệnh về mắt mà trẻ có thể gặp phải, từ đó có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra, phụ huynh cho bé bú đủ sữa mẹ, ngủ đủ giấc cũng là một cách bảo vệ mắt cho con.

Hạn chế ánh sáng phòng ngủ

Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn. Nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, đồng tử có thể sẽ co giãn và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ban ngày bé ngủ phụ huynh cũng nên kéo rèm. Ngoài ra, đồ chơi treo ở phía trên hay cạnh giường cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi vị trí để bé có thể nhìn được ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu chỉ treo ở một phía cố định, lâu dài có thể làm cho mắt bé bị lác, giảm thị lực.

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý

Cẩn thận viêm kết mạc

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt.

Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

Vệ sinh sạch mắt cho trẻ

Sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương (tức 1 lít dung dịch nước muối chứa 9 g muối ăn) vệ sinh mũi là lựa chọn an toàn cho trẻ sơ sinh.

Đầu tiên, mẹ chuẩn bị khăn mềm, bông gòn vô trùng, nước ấm. Tiếp theo phụ huỵnh lấy bông gòn vô trùng với nước muối lau theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt, thực hiện khoảng 2 lần hoặc lau khi có gỉ xuất hiện. Cuối cùng, mẹ nhúng khăn trong nước ấm lau quanh toàn bộ mặt của bé.

Sau khi thực hiện xong, mẹ nên giặt khăn mặt phơi ngoài nắng, không dùng khăn vệ sinh các vùng cơ thể khác. Trước và sau khi vệ sinh, nhỏ mắt cho trẻ, phụ huynh cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Khi vệ sinh mắt, mẹ nên nhẹ để bé không cảm thấy đau. Trong trường hợp mắt có gỉ khô, chỉ cần nhỏ thêm nước muối và dùng bông gòn lấy nhẹ nhàng, không tì mạnh gây tổn thương cho trẻ.

Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.

Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người. Đặc biệt mẹ cần phải lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các chuyên gia Nhi khuyên dùng.

Một số biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh

Khi cho trẻ đi ra ngoài nên đeo kính chống bụi, chống nắng để bảo vệ và tránh những tổn thương cho mắt trẻ từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…..tác động vào sẽ làm giảm thị lực của trẻ.

Hãy xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, bổ sung các thực phẩm, dinh dưỡng cần thiết và tốt cho mắt trẻ. Đặc biệt là cho trẻ ăn nhiều rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa đậu nành, dầu mè, hoa quả các loại có lợi cho mắt…

Thêm vào đó, các mẹ cần phải cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định cũng là một cách bảo vệ mắt trẻ.

Ngoài ra, khi xảy ra thời điểm dịch đau mắt đỏ, chúng ta cần cách ly trẻ khỏi những người bị nhiễm bệnh kẻo nguy cơ trẻ bị lây bệnh là rất cao, vì nếu trẻ bị lây nhiễm thì sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới thị lực của trẻ sau này.

Hãy chủ động trong việc chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh, giúp con có được hành trang tốt nhất để bước vào cuộc sống.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bs.Nguyễn Thị Thu Thủy

Triệu Chứng Nhức Mắt Đau Đầu Buồn Nôn Nguy Hiểm

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đau nhức đầu, đau nửa đầu hiện nay, một trong số đó không ngoại trừ đến nguyên nhân phổ biến đó là các bệnh lý về mắt gây đau đầu. Để có thể sớm có cách phòng tránh và chữa nếu không may mắc phải các bệnh về mắt thì bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau.

Các bệnh lý thần kinh hốc mắt gây nên đau nhức đầu

Hệ thống những dây thần kinh trung ương đc liên kết rất chặt chẽ với nhau, do vậy những dây thần kinh trong hốc mắt chỉ cần có 1 dấu hiệu bị tổn thương nhẹ thì ngay lập tức chúng sẽ dẫn truyền thông tin đến cho dây thần kinh trung ương và phản ứng lại gây ra đau mắt, đau đầu. Những bệnh lý thường gặp về thần kinh đó là:

Viêm gai thị: bệnh này sẽ làm cho cho thị lực của người bệnh bị giảm thiểu

Phù gai: thị lực của người mắc bệnh ko bị tác động nhiều, mắt và dây thần kinh hốc mắt bị sưng tấy cả 2 bên, gây áp lực lên nội sọ và làm cho người mắc bệnh bị đau nhức mắt và đầu bị đau.

U não: đây là thể bệnh có dấu hiệu khó lường nhất và cũng là bệnh nguy hiểm nhất. Sự thay đổi về tâm lý hành vi cũng có thể khiến người mắc bệnh bị choáng ngất không rõ lý do. Do áp lực của nội sọ bị tăng lên quá cao và gây ra tình trạng bị đột quỵ.

U nền sọ, u tuyến yên: người mắc bệnh thường có triệu chứng bị rối loạn kinh nguyệt, sữa tiết ra bất thường, đau đầu, nôn nhưng ko nhiều.

Các bệnh lý của mắt gây đau ở đầu

Có rất nhiều bệnh lý về mắt làm cho bệnh nhân bị đau mắt gây đau vùng đầu. Một trong số đó phải kể đến các thể bệnh sau:

Đau mắt lên cơn glôcôm tân mạch: đây là hiện tượng gây thu hẹp động mạch cảnh, động mạch tiểu não cũng bị thu hẹo, thông động – tĩnh mạch cảnh xoang hang.

Mống mắt đỏ: cũng có nguyên nhân gây bệnh như bênh đau mawsu clocom tân mạch. Chúng gây đau nhức mắt và đau lây lan lên vùng đầu một cách dữ dội.

Lão thị: là bệnh của người gia, chúng gây nhức mắt, mỏi mắt khi đọc quá lâu, thỉnh thoảng còn bị đau nhói đầu. Nhưng đeo kính vào thì sẽ làm cho loại bỏ được hiện trạng này.

Viêm củng mạc: gây đau nhức mắt mỗi khi đi nằm hoặc liếc mắt nhìn sang bên cạnh.

Viêm cơ trực: cũng giống với triệu chứng bệnh của viêm cùng mạc.

Viêm ròng rọc hay còn gọi là viêm gân cơ chéo lớn, bệnh nhân bị sưng, nhức mắt, cơn đau tăng nặng và tác động đến dây thần kinh trung ương gây đầu bị đau dữ dội.

Viêm tổ chức hốc mắt và u hốc mắt: bệnh do tổn thương dây thần kinh gây ra, khiến người bệnh bị đau sâu trong hốc mắt, đau tăng nặng khi cúi đầu.

Ngoài ra các bệnh lý như viêm màng bồ đào, viêm thị thần kinh cũng thường xuyên gặp và gây đau nhức đầu.

Do các bệnh lý mắt giúp người bệnh luôn than phiền vì chịu cảnh đau nhức khó chịu. Do đó để có điều kiện loại bỏ sớm được các tính chất này thì bệnh nhân cần phải đi thăm khám sớm khi có triệu chứng bị đau mắt gây đầu bị đau để né bệnh tăng nặng, khó điều trị khỏi hoàn toàn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Mắt Khi Có Triệu Chứng Nhìn Mờ trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!