Bạn đang xem bài viết Cách Giảm Stress Để Tập Trung Học Tập được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CÁCH GIẢM STRESS ĐỂ TẬP TRUNG HỌC TẬP
1. Thư giãn nghỉ ngơi hợp lý
Sau một ngày dài học tập mệt mỏi vào buổi tối bạn nên cho cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi. Đừng nên thức quá khuya để học bài vì sẽ gây cho cơ thể mệt mỏi cũng như không tiếp thu được bào nhiêu kiến thức. Vào cuối tuần có thể rủ bạn bè hay gia đình đi Picnic hay gặp gỡ ăn uống cũng không phải là một ý kiến tồi.
2. Đừng ôm nhiều thứ vào người
3. Chế độ, dinh dưỡng hợp lý
Dân gian có câu: “Có thực mới vực được đạo” quả không sai. Để có năng lượng hoàn thành tốt việc học tập bạn nên ăn uống đầy đủ chất, không nên bỏ bữa sáng cũng như nhờ mẹ chế biến những loại thức ăn giúp giảm Stress và tăng cường trí nhớ.
4. Giải tỏa tâm sự
Đôi lúc bạn có thể cảm thấy quá bế tắc, căng thẳng trong việc học tập, thi cử. Bạn nên chia sẻ với cô bạn thân, gia đình hay giáo viên chủ nhiệm. Có thể họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích và hiệu quả đấy.
5. Tập luyện thể dục, thể thao
Sức khỏe chính là yếu tố cuối cùng cần nhắc đến. Hầu hết những bạn trẻ đều dành thơi gian mỗi buổi sáng để ngủ. Việc ngủ nướng không tốt như bạn nghĩ, nó là nguyên nhân gây ra vô số bệnh tật và ung thư.
Bạn nên dành khoảng thời gian mỗi buổi sáng cho việc tản bộ, chơi thể thao để giúp cơ thể có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ.
Nguồn: suckhoe.vnexpress.net
20 Bí Kíp Giúp Bạn Giảm Stress Để Tập Trung Học Tập
1. Hãy yêu thích công việc mà mình làm, cũng như bài vở mà mình học, như vậy bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn và làm việc hiệu quả hơn.
2. Hãy dành một khoảng thời gian vừa đủ để trấn tĩnh lại, xét xem những tác nhân nào gây ức chế cho bạn và loại bỏ nó ngay nhé.
3. Đừng tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người, bạn cần hiểu rằng: ta không thể nào làm được việc đó.
4. Hãy sống đúng với con người mình, tránh phí phạm năng lực một cách vô ích.
5. Hãy biết làm vui lòng mình và lo nghĩ đến mình bạn nhé.
6. Thỉnh thoảng hãy dành cho mình một không gian riêng thật thanh tịnh và nhìn chăm chút cho nội tâm mình một cách tích cực hơn.
7. Hãy bộc lộ xúc cảm: Hãy nói ra điều mình nghĩ, những điều mình cảm nhận.
8. Muốn tránh dằn vặt, suy tư hãy đối diện với các vấn đề của mình. Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình có thể làm được trong ngày hôm nay.
9. Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không có đủ thời gian để giải quyết.
10. Hãy đối xử thật tốt với bản thân mình bằng cách dành thời giờ để làm những công việc mà mình ưa thích, hoặc đôi khi chỉ đơn giản ngồi mơ mộng vẩn vơ thôi cũng làm bạn phấn chấn hơn nhiều rồi.
11. Mỗi ngày thực hiện hai lần thư giãn (mỗi lần 15 phút).
12. Hãy tập thể dục, hãy làm tiêu hao bớt năng lượng như Hans Sely đã từng nói rằng: “Như ta khi đói thì sẽ ăn ngon miệng hơn, ta cần phải mệt thì mới nghỉ ngơi thoải mái trọn vẹn”.
13. Thỉnh thoảng để xe ở nhà và đi bộ. Khi đi bộ bạn sẽ hoạt động nhiều hơn, được ngắm nghía phố phường và bao nhiêu suy nghĩ, dự định hay ho sẽ xuất hiện trong đầu bạn và thế chỗ cho stress.
14. Đừng hi sinh thời gian nhàn rỗi của mình. Thay vì “rảnh rỗi sinh nông nỗi”, bạn ngồi tự dằn vặt mình, trách cứ người này, người nọ thì hãy làm những công việc thật nhẹ nhàng bổ ích như đọc sách, nói chuyện với bạn bè hay đi dạo với ai đó thì tâm trạng của bạn sẽ sang một trang khác tươi sáng đáng kể.
15. Hãy sống điều độ, dùng thức ăn đầy đủ, dùng bữa và ngủ đủ giấc.
16. Hãy bắt đầu với bữa ăn sáng đầy đủ chất bổ.
17. Hãy mỉm cười với những người xung quanh bạn sẽ thấy tốt hơn.
18. Hít thở thật sâu khi mình cảm thấy bực bội, khi đó bạn sẽ chú ý đến hơi thở của mình và nỗi bực tức sẽ vơi bớt đi.
19. Hãy học cách yêu thương (bằng những cử chỉ âu yếm), tình yêu là liều thuốc an thần tốt nhất.
20. Tránh xa tiếng ồn, đừng xem truyền hình trong khi ăn. Hãy tìm cho mình những giây phút yên lặng và yên tĩnh.
Giảm Stress Khi Làm Việc Và Học Tập Căng Thẳng
1. Đi bộ vào lúc sáng sớm
Đi bộ vào buổi sáng sớm có hiệu quả rất tốt cho sức khỏe và cho những ai đang muốn giảm căng thẳng. Đi bộ không chỉ giúp cơ thể bạn sản xuất ra endorphin – dẫn truyền thần kinh trong não bộ khiến bạn cảm thấy vui hơn. Nó cũng buộc bạn phải tập trung, giúp bạn quên đi những gì làm cho bạn lo lắng. Tập thể dục trong thời tiết ấm áp nắng, có thể thúc đẩy tâm trạng của bạn. Chỉ cần đi bộ nhanh trong ít nhất 30 phút là đủ cho bài tập một ngày.
Mắt mỏi do làm việc nhiều với máy tính và cảm thấy muốn ngủ, đó chính là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước. Các nhà khoa học cho rằng, nếu cơ thể thiếu chỉ 1- 2% nước cũng làm chậm quá trình suy nghĩ. Để tránh điều này bạn luôn có 1 chai nước ngay trên bàn làm việc của mình để uống kể cả lúc chưa có cảm giác khát nước. Uống nước đầy đủ sẽ gúp bạn giảm 7% nguy cơ ung thư.
3. Ngủ trưa
Hãy tạo cho mình thói quen tốt là một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa (ngay tại văn phòng hay tại nhà đều tốt). Giấc ngủ trưa ngắn này giúp bạn lấy lại tinh thần và sinh lực làm việc cho buổi chiều. Tìm một nơi yên tĩnh có thể nằm không thoải mái nhưng bạn cũng được thư giãn cơ, đặc biệt là vùng cổ và mắt. Hơn nữa, bộ não cũng cần phải nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, stress trong công việc.
4. Khởi động vài động tác thể dục nhẹ nhàng
Bạn cảm thấy không thoải mái khi phải ngồi làm việc nhiều trước màn hình vi tính. Có cảm giác tê cứng ở chân, có khi còn bị chuột rút, cảm thấy bứt rứt rất khó chịu. Hãy đứng dậy, đi lại vài phút và vung vẩy tay chân để cho sự co giãn gân cốt được hoạt động trở lại. Đừng quên một số động tác ở cổ, vai và bụng. Nếu dành khoảng 5 phút làm việc này, bạn cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, bài trừ được axit uric gây tổn thương khớp và tránh được nguy cơ tích tụ mỡ bụng.
5. Xem phim hài
Xem phim hài sẽ giúp trung tâm não hưng phấn, khiến tâm trạng bạn thư thái hơn, mọi căng thẳng, mệt mỏi sẽ tan biến.
Tiếng cười sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần và là liều thuốc tốt nhất giúp bạn đối diện với những áp lực trong cuộc sống.
Tuy nhiên, có một quy tắc bất thành văn là ăn nhiều đồ ăn này, nhất là trong hoàn cảnh xem phim lúc đêm khuya sẽ dễ dẫn đến tăng cân lắm đấy. Vậy nên, hãy chọn thời điểm xem và đồ ăn phù hợp nhé. 6. Ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ
Thường xuyên ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ rất tốt cho sức khỏe của tim và giúp bạn giảm nguy cơ bị stress. Chất xơ giúp hạ lượng đường trong máu, giúp máu lưu thông tốt, nhờ đó bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh, tinh thần nhẹ nhàng thư thái.
Bạn có thể dễ dàng bổ sung chất xơ qua các loại rau, củ, quả trong bữa ăn hàng ngày như: các loại hạt ngũ cốc, táo, cam, quýt và các loại rau xanh.
Nghiên cứu cho thấy khi mức stress gia tăng, việc ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên sẽ giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường một cách nhanh chóng hơn. Chuyên gia tâm lý học tại Đại học Washington đã nhận định rằng: “Chúng ta sẽ trở nên tốt hơn về tâm thần và thể chất khi chúng ta gắn kết với thiên nhiên”. 8. Đi dạo và tập yoga
Sự vận động nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền sẽ làm cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái, nhịp tim đập đều đặn hơn, lượng máu lưu thông và tuần hoàn tốt hơn… Tất cả những điều đó sẽ đánh tan mọi mệt mỏi, lo âu, căng thẳng của bạn.
9. Dọn dẹp căn phòng của bạn
Sự bừa bộn trong một không gian chật hẹp vô tình sẽ làm bạn cảm thấy ngột ngạt và sự căng thẳng vì thế mà trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn hãy sắp xếp thời gian của mình để dành hẳn ra một buổi, giảm lộn xộn cũng là giảm căng thẳng. Một không gian gọn gàng có thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và hồi phục. Thêm nữa, bạn có thể tập thể dục khi dọn dẹp, nó giúp bạn đốt cháy hơn 250 calo mỗi giờ. 10. Nhai kẹo cao su
Vừa có tác dụng giúp hơi thở của bạn thơm tho, kẹo cao su còn có tác dụng giảm bớt căng thẳng và lo lắng cũng như cải thiện hiệu suất tinh thần trong công việc. Nhiều thử nghiêm đã chỉ ra rằng, người nhai kẹo cao su không những ít căng thẳng mà còn ít bị trầm cảm hơn và ít bị mắc các bệnh cao huyết áp hoặc cholesterol cao.
Tăng cường vận động, viết nhật ký, liệt kê ra những lo lắng, tập yoga… là những cách giúp giảm căng thẳng hiệu quả.Trong cuộc sống, ai cũng gặp phải những vấn đề khiến bản thân phải căng thẳng, mệt mỏi. Nếu không kiểm soát được mức độ căng thẳng này, mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.Một nghiên cứu tại trường Đại học của Trường Y khoa Rochester cho thấy, những người bị căng thẳng công việc nhiều thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn so với nhân viên ở các vị trí ít căng thẳng.Nghiên cứu khác từ Đại học Tel Aviv ở Israel cho thấy người làm việc có mức độ căng thẳng cao có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu từ Đại học California tại San Francisco cũng cho thấy, các yếu tố gây ra sự căng thẳng có thể làm tăng hoặc thậm chí gây ra các rối loạn về da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm. 1. Tham gia một lớp yoga
Yoga không chỉ giữ cho cơ thể thon gọn mà còn cải thiện tính linh động, dẻo dai. Ngoài ra nó cũng giúp bạn đối phó với sự căng thẳng và các chứng viêm. Mức độ viêm mãn tính cao được gắn liền với các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, hen suyễn và trầm cảm.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio cho thấy, những người tập yoga thường xuyên sẽ có mức độ viêm nhiễm ít hơn và có khả năng kiểm soát, chịu được các yếu tố gây stress cao hơn.
2. Ngủ đủ giấc
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn.
Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau.
Một nghiên cứu năm 2010 tại Học viện giấc ngủ Calyton cho thấy, những người bị stress mãn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp.
Trong liệu pháp trò chuyện, có nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) và liệu pháp nhóm. Tất cả đều có điểm chung là nhằm mục đích giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và giúp họ thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng hàng ngày.
4. Tăng cường vận động
Tập thể dục có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol. Cortisol là một hoóc môn được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Cortisol có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan.
Theo Debbie Mandel, tác giả của “Turn On Your Inner Light: Fitness for Body, Mind and Soul, tập thể dục giúp đốt cháy cortisol, do đó làm cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên của não bộ giải phóng endorphins, chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao, giúp cơ thể hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.
CDC khuyến cáo thực hiện các hoạt động tăng cường cơ bắp, nên để các nhóm cơ chính như chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay vận động bằng các bài tập phù hợp.
Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Điều đó có vẻ là nhiều nhưng tính ra, chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần một ngày trong 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, hiệu quả.
5. Tập thiền Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích tích cực của thiền định, giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, giảm bớt cảm giác đau đớn và thậm chí ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm.
Một nghiên cứu tại Đại học Emory ở Atlanta cho thấy rằng thiền giúp ta nâng cao những nhận thức về tinh thần và kiểm soát suy nghĩ của bản thân trong khi tập trung vào hơi thở, có thể điều trị các rối loạn như rối loạn thiếu tập trung và hiếu động thái quá.
Có nhiều phương pháp thiền khác nhau. Thiền không dừng lại ở việc bạn phải ngồi bắt chéo chân và đọc thần chú để xả stress. Một số phong cách thiền định tập trung vào việc làm thanh lọc tâm hồn, khuyến khích việc tăng cường những hình ảnh và suy nghĩ tích cực, đối xử tốt với bản thân và mọi người xung quanh.
Những người có vận động hạn chế cũng có thể thiền trong khi ngồi trên ghế hoặc thậm chí khi nằm.
6. Cười nhiều và thường xuyên
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, tiếng cười là loại thuốc hiệu quả để trị bệnh căng thẳng.
Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Loma Linda, Mỹ, phát hiện ra rằng những người tham gia xem một đoạn video hài hước sẽ giảm “hoóc môn stress” cortisol và giảm epinephrine. Những người này cũng có sự gia tăng đáng kể endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm.
Tiếng cười không chỉ giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng hay nỗi đau tinh thần mà nó còn giúp hạn chế các cơn đau thể xác. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford ở Anh phát hiện ra rằng tiếng cười có thể kích thích giải phóng các endorphin, có tác dụng giảm đau rất hiệu quả.
7. Dành thời gian liệt kê những lo lắng
Sẽ rất tốt nếu những người hay lo lắng quá nhiều dành ra một khoảng của thời gian để suy nghĩ về những điều đáng lo ngại, những điều đang làm phiền họ.
Mỗi ngày nên dành ra một khoảng thời gian để liệt kê ra những vấn đề khiến bạn lo lắng, nêu ra những vấn đề giải quyết được và không giải quyết được. Tuy nó không thể giúp con người ngừng lo lắng hoàn toàn nhưng có thể giúp họ trì hoãn và hạn chế các lo lắng. Điều này cho phép con người kiểm soát tốt hơn thói quen bực bội, cáu kỉnh của họ và tập trung vào những công việc lý tưởng, tích cực hơn.
8. Đừng phàn nàn
Phàn nàn về những gì bạn căng thẳng có thể có vẻ giống như một ý tưởng tốt, nhưng một nghiên cứu trước đây cho thấy việc giải tỏa về các vấn đề của bạn cho bạn bè không phải luôn luôn là hữu ích.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Kent ở Anh. Những người tham gia nghiên cứu cảm thấy ít hài lòng với hoàn cảnh của họ hơn so với trước khi họ nói chuyện với một người bạn về những thất bại, rắc rối của họ.
“Phàn nàn không phải là một chiến lược hiệu quả cho bất cứ ai cố gắng để đối phó với căng thẳng mỗi ngày, cho dù họ có phải là người cầu toàn, có xu hướng muốn mọi thứ phải hoàn hảo hay không”, nhà tâm lý học xã hội Brad J. Bushman, giảng dạy tại Đại học bang Ohio cho biết.
Thay vào đó, hãy thử một hoặc tất cả ba chiến lược giúp mọi người đối phó với những thất bại, đó là chấp nhận, hài hước và tích cực tái định hình, có nghĩa là tìm kiếm một cái gì đó tốt đẹp trong một tình huống khác căng thẳng.
9. Massage
Massage không chỉ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, nó cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến nồng độ hoóc môn trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles cho thấy rằng sau khi được massage 45 phút, những người tham gia đã giảm mức độ “hoóc môn stress” cortisol và giảm vasopressin, một loại hoóc môn đóng một vai trò quan trọng trong các hành vi hung hăng, xung đột.
10. Viết nhật ký
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), viết nhật ký cũng có thể làm giảm căng thẳng. Khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ, việc ghi lại cảm xúc của bạn có thể giúp bạn kiểm soát được mọi thứ và phân tích tình hình tốt hơn. Thậm chí, nó có thể cung cấp cho bạn một hướng mới, sắc sảo hơn để giải quyết các vấn đề.
Việc đọc lại nhật ký giúp bạn nhận ra những điều bản thân cần phải thay đổi để ngăn chặn kịp thời những điều không tốt, nhưng căng thẳng gây ảnh hưởng đến bạn trong tương lai.
11. Các hoạt động cảm xúc
Oxytocin, được biết đến với tên gọi “hoóc môn âu yếm” hay “hoóc môn tình yêu”, có thể giúp giảm mức độ căng thẳng.
Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng oxytocin làm giảm căng thẳng và lo lắng trong môi trường xã hội. Trong một nghiên cứu năm 2007, các nghiên cứu đã tiến hành cách ly một loại chuột đồng ra khỏi bố mẹ, anh chị em của chúng. Những con chuột bị cô lập bắt đầu có dấu hiệu của sự căng thẳng, lo lắng và những triệu chứng này giảm bớt sau khi chúng đã được tiêm oxytocin.
Bất Ngờ Với 4 Cách Giảm Stress Trong Học Tập Siêu Hay
Chuyên mục hỏi – đáp: Nguyên nhân dẫn đến Stress và giải pháp hiệu quả nhất?
“Thưa Bác sĩ, cháu mới học lớp 10. Vì mẹ là giáo viên nên cháu hay lo lắng là học không giỏi thì bị phạt. Mỗi lần học bài cháu học ít vào dù không mở tivi. Cháu hay đau đầu thường xuyên. Bị điểm thấp cháu khóc rất nhiều. Kiểm tra thì học rồi nhưng khi làm bài cháu làm không được và cảm thấy rất nản. Cháu hay mất ngủ hay mệt trong người. Hay có cảm giác muốn chết đi cho xong nhưng không làm được. Vậy cháu làm sao để giảm đc stress ạ?”
Giải đáp từ chuyên viên tư vấn Murad
Nguyên Nhân Dẫn Đến Stress Trong Học Tập
– Lượng kiến thức nhiều, thời gian học dtăng
– Lịch học dày đặc, không có thời gian nghỉ ngơi
– Thầy cô quá nghiêm khắc, cạnh tranh cùng bạn bè
– Áp lực từ phía gia đình
Áp lực học tập khiến bạn mệt mỏi
4 cách giảm stress trong học tậ
p
siêu hay
Mách nhỏsiêu hay
1. Có chế độ ăn uống và ngủ hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống và ngủ đều ảnh hưởng không hề nhỏ đến tâm trạng của chúng ta. Bạn cần cung cấp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đừng cố gắng thức quá khuya để học bài vì vừa làm cho cơ thể mệt mỏi vừa không thể tiếp thu kiến thức. Cần phải có thời gian biểu rõ ràng, là cách giúp giảm stress vô cùng hiệu quả.
2. Đi chơi tán gẫu cùng bạn bè
Sau những giờ học mệt mõi thì bạn nên dành cho mình một ít thời gian thư giãn, đơn giản có thể là ngồi trò chuyện hay đi ăn cùng bạn bè. Đây cũng là cách giảm stress trong học tập đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Viên uống mụn giảm 55% mụn chỉ sau 6 tuần sử dụng
3. Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của mình
Đặt mục tiêu phù hợp vói năng lực của bản thân
Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu riêng của cuộc đời mình, tuy nhiên chúng ta phải biết được năng lực thực sự của mình nằm ở đâu và mình muốn gì. Để không bị áp lực hoc tập đè nặng và là cách giảm stress trong học tập hữu hiệu cho bạn thì ngay từ đầu bạn cần đề ra mục tiêu của mình.
4. Giảm hồi hộp trước kì thi?
Ngoài những áp lực trong quá trình học và tiếp thu kiến thức thì khi đứng trước những kì thi thì chúng ta luôn có tâm lý hồi hộp và lo lắng, và chúng ta cần phải có cách giảm hồi hộp trước kì thi để có tinh thần tốt trước khi bước vào phòng thi.
– Thư giãn, vui chơi
– Bắt đầu kế hoạch ôn thi sớm
Kế hoạch ôn thi sớm
Bạn cần có một kế hoạch ôn thi sớm trước kì thi 2-3 tuần thay vì gần đến ngày thi mới ôn. Vì cận kề ngày thi bạn sẽ hoảng loạn và không biết bắt đầu từ đâu khi quá nhiều thứ cần phải ôn và khiến bạn không thể ôn thi tốt được. Để giảm stress trong học tập thì tốt nhất bạn nên lập cho mình một kế hoạch học tập, sau đó hoàn thành kế hoạch đó bằng những nỗ lực của mình.
– Ôn bài trước khi ngủ
Khoa học từng chứng minh những gì mà chúng ta đọc, tiếp thụ trước khi ngủ là những thông tin mà chúng ta có thể nhớ tốt nhất. Do đó, bạn nên dành 1 chút thời gian ôn bài trước khi ngủ như vậy sẽ giúp ít rất nhiều cho kì thi sắp đến của ban.
– Ghi nhớ những kiến thức trọng tâm
Ghi nhớ những kiến thức quan trọng
– Thi thử
Thi thử là một giải pháp cực kì hiệu quả giúp giải tỏa, giảm stress cho học sinh trước những kì thi. Hãy làm những bài thi thử với cùng thời gian trong phòng thi, học tập và ôn tập cùng bạn bè, như vậy sẽ giúp bạn cũng có thêm nhiều kiến thức cũng như có sự chuẩn bị trước kì thi.
Gợi ý:
Viên uống chống nắng nội sinh, chống oxy hóa murad, chiết xuất 100% từ hạt lựu
Công Dụng Vượt Trội:
– Với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên có khả năng phát ra các tín hiệu đến não bộ và các cơ quan trong cơ thể giúp thư giãn đầu óc, thả lỏng tâm trí và giảm thiểu tối đa cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. – Address Stress Dietary Supplement hồi phục trạng thái cân bằng cho cơ thể, tạo ra những nguồn năng lượng tích cực giúp bạn luôn cảm thấy tươi vui, yêu đời. – Viên uống giảm stress còn giúp thư giãn đầu óc, cải thiện chất lượng giấc ngủ; từ đó, các dấu hiệu bệnh tật cũng dần biến mất, da dẻ cũng vì thế mà trở nên tươi tắn, ít khuyết điểm hơn.
Viên uống Address Stress Dietary Supplement phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, tâm trạng mất ổn định và hay bị mất ngủ.
Hãy nhanh chân sở hữu cho mình phương pháp giảm stress hiệu quả nhất đi nào!
Mua Mỹ Phẩm Murad Chính Hãng Ở Đâu?
Phương Châm Phục Vụ “Nhiệt Tình, Chân Thành & Hiệu Quả”
Với Đội Ngũ “Chuyên Viên Tư Vấn Chuyên Nghiệp”
Mong Muốn Khách Hàng “Khỏe Bên Trong & Đẹp Bên Ngoài”.
Để Được Soi Da & Tư Vấn Miễn Phí, Quý Khách Hàng Có Thể Đến Trực Tiếp Hệ Thống Showroom:
Hà Nội: 98 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
TP.HCM: 340D Hoàng Văn Thụ, P.4, Tân Bình, TP.HCM
Bắc Ninh: Phòng 412, Tầng 4 – Tòa CT3 – Cát Tường ECO, Lý Thái Tổ, Võ Cường, Bắc Ninh
Chi nhánh Spa: 50 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
Website: https://myphamkangnam.vn/
Facebook: Mỹ Phẩm Kang Nam
Đánh giá:
4.5/5 (2 bình chọn)
5 Cách Xả Stress Trong Học Tập Hiệu Quả
5
/
5
(
12
bình chọn
)
5 Cách xả stress trong học tập hiệu quả – Mùa thì là khoảng thời gian khiến các bạn học sinh – sinh viên cảm thấy căng thẳng mệt mỏi nhất. Thay vì chịu đựng những căng thẳng, stress đó sao không thử các cách xả stress trong học tập sau đây
5 Cách xả stress trong học tập hiệu quả Hãy hít thở thật sâu khi stressCó phải khi bạn căng thẳng mỏi mệt, bạn chẳng thể nào nghĩ được bất kỳ vấn đề nào cho dù đó là vấn đề đơn giản, dễ nhất? Theo các nhà khoa học đã chứng minh, khi cơ thể mệt sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, khiến huyết áp tăng và tăng co bóp cơ tim, từ đó dẫn đến áp lực dòng máu tăng lên đột ngột
Để giảm căng thẳng bạn có thể hít thở thật sâu, với cách này bạn sẽ thấy lồng ngực mình tràn đầy sinh khí và mỉm cười tự hỏi tại sao lại làm vậy. Thật hài hước, trong phút chốc bạn có thể quên đi những khó chịu vừa xảy ra. Giờ với cái đầu bình tĩnh hơn, bạn sẽ sáng suốt tìm ra được giải pháp cho công việc của mình.
Sắp xếp thời gian hợp lýMột ngày có 24 tiếng mà có biết bao nhiêu thứ cần làm, cần học, nếu bạn không biết cách sắp xếp hợp lý thì lúc nào cũng vội vã, cuống cuồng, mà chẳng giải quyết được việc gì hết.
Nếu ngày mai có tới hai tiết kiểm tra toán và văn thì cũng đừng điên cuồng học loạn lên. Bạn hãy chia thời gian làm hai và chỉ học một môn trong khoảng thời gian đó thôi. Đang học môn này mà lo ngay ngáy môn kia thì đến nửa đêm bạn cũng chẳng học được chữ nào cả.
Các bạn cần phân bố thời gian học tập, ăn uống, nghỉ ngơi cho điều độ và khoa học và quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Hãy giữ tỉnh táo để biết mình cần làm gì và có thể làm được đến đâu để sắp xếp deadline cho hợp lý.
Chơi cùng thú cưngNhững chú chó mèo đáng yêu luôn là cách xả stress hữu hiệu. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi chơi đùa cùng thú cưng, cơ thể sẽ tiết ra hormone oxytocin giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, từ đó giảm bớt nguy cơ trầm cảm và suy nghĩ tiêu cực ở con người.
Vì vậy, các sĩ tử có thể dành ra vài phút mỗi ngày để dắt cún đi dạo hay cho mèo ăn và gãi bụng cho chúng. Việc làm này sẽ khiến bạn dễ chịu hơn sau một ngày dài học tập mệt mỏi.
Tập gym thể dục thể thaoViệc tập luyện thể thao sẽ giúp tăng cường sản xuất endorphin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp tinh thần sảng khoái, tạo cảm giác tích cực, cải thiện tâm trạng và giảm đau tốt. Có rất nhiều môn thể thao phù hợp cho bạn chọn lựa như gym, chạy bộ, bơi, yoga, bóng rổ…
Những bạn vốn ít vận động có thể bắt đầu bằng việc chọn môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp với sở thích như chạy bộ, bơi, cầu lông… và bắt đầu luyện tập mỗi ngày để cơ thể quen dần. Bạn nên nhớ kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để có hiệu quả cao hơn.
Đi xông hơi Hàn Quốc Jjim Jil bangCách cuối cùng được nhiều người áp dụng và hiệu quả 99%. Tiến sĩ Pamela Dalton – một nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Monell, Philadelphia chuyên nghiên cứu về sự tương tác giữa giác quan con người với hóa chất đã nhận ra rằng, bộ phận tiếp nhận và xử lý mùi hương ở não bộ rất gần với các phần não đảm nhiệm ký ức và cảm xúc của con người.
Nghĩa là khi chúng ta được ngửi mùi hương nào đó mình thích thì thường có xu hướng hít thở sâu và dễ dàng hơn, từ đó tim đập với nhịp độ chậm rãi hơn, huyết áp được hạ xuống và cảm thấy thư giãn, khỏe khoắn, thư thái hơn. Đặc biệt, tinh dầu giảm stress được chiết xuất từ thiên nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ hay gây ra tình trạng dị ứng.
Golden Lotus Healing Spa World được biết như spa trị liệu theo tiêu chuẩn Hàn Quốc , sử dụng nguyên liệu thuần khiết từ thiên nhiên để xông hơi ở nhiệt độ cao kết hợp Ion âm và tia hồng ngoại được biết đến như là một loại “Vitamin không khí ”, giúp cơ thể đào thải độc tố , ngăn ngừa quá trình lão hóa và tăng cường sức khỏe rất tốt.
Share to:
21 Cách Giảm Stress Trong Học Tập Hiệu Quả 100% Trước Các Kỳ Thi
Hy vọng của cha mẹ đôi lúc lại vô tình đè nặng lên vai con cái, khiến chúng cảm thấy áp lực trong việc học tập, giành thành tích. Để giảm stress cho con trẻ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các cách giảm stress trong học tập sau giúp trẻ có một sức khỏe, tinh thần tốt trong học tập và rèn luyện.
1. Cách giúp học sinh tự vượt qua áp lực học tậpMỗi một học sinh nên tự biết cách giải tỏa căng thẳng trong học tập để bản thân có được sự thoải mái tinh thần. Bởi có như vậy mới giúp tư duy tốt hơn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả học tập.
Hãy cố gắng và nỗ lực học tập nhưng đừng bao giờ đặt mục tiêu là thành tích, thứ hạng và điểm số. Làm hết khả năng, thành quả bạn nhận được là những kiến thức đã ghi nhận được chứ không phải điểm số hay một tờ giấy khen, chỉ khi dẹp bỏ được áp lực thành tích thì bạn mới có thể học tập tốt.
1.2. Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của mìnhHọc tập phải có mục tiêu tuy nhiên nó cần phải phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân. Đừng cố gắng để đạt được mục tiêu quá cao so với năng lực, nó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực, dễ bị stress nặng hơn.
1.3. Phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học và vui chơiĐừng nên chỉ chú tâm vào việc học, hãy để đầu óc được nghỉ ngơi, chân tay được thả lỏng. Phân bố thời gian hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng giữa học và chơi. Đầu óc thoải mái bạn mới có thể học tập và tiếp thu kiến thức tốt. Đây là cách giảm stress trong học tập rất hiệu quả.
Sau những giờ phút học tập căng thẳng và mệt mỏi hãy dành thời gian đi chơi, trò chuyện cùng bạn bè để vừa chia sẻ những câu chuyện hay, chia sẻ kinh nghiệm học tập, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đi chơi và tán gẫu cùng bạn bè sẽ giúp ích rất nhiều cho đầu óc, giảm stress hiệu quả.
1.5. Nên trao đổi với thầy cô, gia đình nếu gặp khó khăn trong việc họcĐừng cố gắng giải quyết một vấn đề ngoài khả năng, nếu gặp khó khăn trong học tập hãy trao đổi với thầy cô, gia đình và bạn bè. Họ sẽ chỉ dẫn cho bạn những phương pháp hay, những cách giải quyết vấn đề vô cùng hiệu quả, giúp bạn có thể học tập tốt.
1.6. Thường xuyên chia sẻ, kể chuyện ở trường với ba mẹ nhiều hơnHãy thường xuyên trò chuyện cùng bố mẹ, chia sẻ, kể chuyện ở trường lớp, việc học tập với ba mẹ nhiều hơn. Họ sẽ chia sẻ, động viên bạn vượt qua mọi khó khăn, đôi lúc còn đưa ra những phương pháp học tập và những lời chia sẻ rất quý giá giúp bạn vượt qua mọi áp lực, giảm stress trong học tập. .
1.7. Ăn uống đủ chất dinh dưỡngĐể có một thể lực khỏe mạnh, tập trung cao độ cho việc học thì các bạn học sinh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, chọn dùng thực phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chứa các dưỡng chất tốt. Hãy ăn những món ăn đầy đủ giàu dinh dưỡng, ăn đúng giờ, đúng bữa, thay đổi thực đơn thường xuyên. bên cạnh đó hạn chế ăn đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
1.9. Theo đuổi sở thích lành mạnh, tích cựcNgoài thời gian học bạn có thể theo đuổi những sở thích riêng của bản thân để giải trí. Tuy nhiên chỉ nên theo đuổi sở thích lành mạnh, tích cực như tham gia các bộ môn thể thao, một thú vui tiêu khiển vừa giúp giải tỏa căng thẳng vừa rèn luyện thân thể.
Phụ huynh là người luôn ở bên con do đó khi thấy trẻ có các dấu hiệu stress do áp lực học tập cần quan tâm và tìm hiểu các phương pháp để giúp con giải tỏa căng thẳng học tập. Vậy, làm cách nào để giảm áp lực học tập?
2.1. Thường xuyên chia sẻ, trao đổi việc học với con như những người bạnHãy là một người bạn luôn bên con để chia sẻ, trò chuyện, trao đổi với con về việc học tập, những khó khăn mà con đang trải qua, áp lực mà con đang chịu đựng. Chia sẻ, cảm thông và động viên sẽ giúp trẻ cảm thấy giải tỏa phần nào áp lực, định hướng cho con có phương pháp học tập phù hợp hơn.
2.2. Không nên chú trọng vào điểm số, thứ hạngĐừng bao giờ áp đặt con về thành tích và thứ hạng, nó sẽ vô tình khiến trẻ cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Hãy động viên trẻ cố gắng học tập, cố gắng lĩnh hội tri thức, học tập đúng với năng lực và khả năng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Hãy trò chuyện để biết được trẻ thực sự thích gì, có năng lực và đặc biệt thích môn học nào từ đó tạo điều kiện cho trẻ phát triển. Đừng áp đặt trẻ làm những điều mà trẻ không muốn, học môn học không thích, đó sẽ là áp lực khiến trẻ mệt mỏi.
2.4. Cho con ăn đủ chất dinh dưỡngHãy tiếp thêm sức mạnh cho trẻ bằng cách nấu cho con những bữa cơm thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe não bộ. Một bữa cơm ngon, hợp khẩu vị sẽ khiến trẻ cảm thấy mọi mệt mỏi đều được xua tan, cung cấp cho trẻ thêm năng lượng và thể lực cho việc học. Đây là cách giảm stress trong học tập mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên quan tâm thực hiện.
2.5. Cho trẻ được nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ họcĐừng bắt ép trẻ học quá nhiều, nên cân bằng giữa việc học tập và giải trí, cho trẻ được nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ học để giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Thư giãn sau khoảng thời gian học sẽ giúp trẻ cân bằng lại thể chất và tinh thần, đầu óc được thả lỏng.
Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường thì phụ huynh nên kịp thời can thiệp, đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ và các chuyên gia tâm lý kiểm tra, phát hiện bệnh và áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp.
2.6. Cân nhắc chuyển trường, nếu môi trường không phù hợpNếu trẻ tâm sự không hòa hợp được với trường, lớp và bạn bè, cảm thấy ngột ngạt và áp lực khi đi học thì bố mẹ nên thử cân nhắc chuyển bé đến ngôi trường khác.
2.7. Quan tâm dành nhiều thời gian cho conHãy dành nhiều thời gian cho con, chỉ một lời hỏi thăm, động viên của phụ huynh sẽ khiến trẻ cảm thấy có thêm động lực và niềm vui trong học tập. Hãy quan tâm, chia sẻ nhiều hơn để giải tỏa áp lực học tập cho trẻ.
Bên cạnh bản thân các em tự nỗ lực, gia đình hỗ trợ thì để giải tỏa áp lực học tập cần có sự hỗ trợ của phía nhà trường, thầy cô giáo và bạn bè.
3.1. Tạo nhóm học tập để giúp bạn học yếu lấy lại căn bảnTrong một lớp học thường có nhiều nhóm năng lực học tập nên để các bạn yếu có thể theo kịp các bạn học tốt giáo viên cần tạo nhóm học tập để giúp bạn học yếu lấy lại căn bản, các bạn học tốt sẽ hỗ trợ giúp các em cùng tiến bộ. Đây là cách giảm stress trong học tập rất hiệu quả mà thầy cô nên áp dụng.
3.2. Nên trao đổi riêng với học sinh thay vì phê phán trước lớpKhi học sinh mắc khuyết điểm, có kết quả kém thay vì phê phán trước lớp hãy trao đổi riêng với học sinh, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giúp các em vượt qua khó khăn, tiến bộ hơn trong học tập.
3.3. Tìm hiểu vấn đề học sinh đang gặp phảiHãy quan tâm, thăm hỏi để biết học sinh đang mắc phải những khó khăn gì. Tìm hiểu vấn đề học sinh đang gặp phải và giúp các em tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp, để các em có thể tập trung hơn vào việc học. Hơn thế, các chương trình tư vấn chuyên sâu tâm lý học đường cần được đẩy mạnh và khuyến khích tất cả các em học sinh cùng tham gia.
3.4. Đối xử công bằng với các học sinhĐừng bao giờ thiên vị, đối xử bất bình đẳng trong một lớp học, điều này sẽ khiến các em cảm thấy bị cô lập, cảm thấy mình là thành phần thừa thãi, từ đó vô hình làm các em cảm thấy mệt mỏi và áp lực khi đi học.
Khi phát hiện học sinh có những biểu hiện và hành vi lạ cần nhanh chóng báo lại, phản hồi ngay với thầy cô chủ nhiệm, phụ huynh để kịp thời có biện pháp can thiệp phù hợp. Trường hợp trẻ bị stress nặng, áp dụng các cách nhưng không cải thiện thì bố mẹ nên đăng ký cho trẻ đi khám chuyên sâu về tâm lý để được điều trị với phương pháp phù hợp nhất, đem lại kết quả tốt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Giảm Stress Để Tập Trung Học Tập trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!