Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bài Văn Dạng Đề So Sánh Hai Đoạn Thơ, Bài Thơ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phần Thân bài: Lần lượt phân tích các đoạn thơ theo định hướng những điểm tương đồng với nhau, làm nổi bật vấn đề nghị luận. So sánh hai đoạn thơ: + Chỉ ra những điểm tương đồng của hai bài thơ, đoạn thơ ( về nội dung và nghệ thuật ) + Chỉ ra những điểm khác biệt của mỗi bài thơ, đoạn thơ( về nội dung và nghệ thuật ).
Từ đó khẳng định những nét độc đáo, giá trị riêng của mỗi bài thơ, đoạn thơ. Phần Kết bài: – Đánh giá giá trị của mỗi bài thơ, đoạn thơ. – Những cảm nhận về phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ. 2. Một vài lưu ý: – Ở phần thân bài phải đảm bảo hai bước: phân tích từng tác phẩm trước rồi so sánh sau. – So sánh hai bài thơ, đoạn thơ tuyệt đối không phải để khẳng định tác phẩm nào hay hơn, mà để tìm ra nét hay tương đồng và độc đáo của mỗi tác phẩm. Sự tương đồng nói lên tính phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách riêng của mỗi nhà thơ và xu hướng sáng tác… – Các bình diện để so sánh: + Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác. + Đề tài và nội dung tư tưởng của mỗi bài thơ, đoạn thơ. + Bút pháp nghệ thuật. + Giá trị, ý nghĩa và sức sống của mỗi bài thơ, đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà thơ.
Đôi khi đề bài đưa sẵn những tiêu chí so sánh , ví dụ : Phân tích nét độc đáo của bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ sau… Vậy thì trong bài viết, các em cần bám sát nét độc đáo của bức tranh phong cảnh. Đây chính là tiêu chí so sánh
Cách 3: Một số Bài tập về dạng đề so sánh hai đoạn thơ, bài thơ
Bài tập số 1: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Nắng mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
( Nguyễn Bính, Tương tư )
Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
( Tố Hữu, Việt Bắc )
Gợi ý đáp án: 1. MB: – Giới thiệu về Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư. – Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
3. KB:đánh giá chung về nét đặc sắc của hai đoạn thơ
Bài tập 2:
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11 ).
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.
đề đọc hiểu về tương tư Nguyễn Bính
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12)
Định hướng cách làm bài
Mở bài :
Vài nét về tác giả, tác phẩm – Xuân Diệu được đánh giá là Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Vội vàng (in trong tập Thơ Thơ- 1938) là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng. – Xuân Quỳnh là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Sóng (in trong tập Hoa dọc chiến hào – 1968) là tác phẩm thể hiện những tâm tình của người phụ nữ làm thơ về đề tài tình yêu. Thân bài : 1. Cảm nhận hai đoạn thơ a. Đoạn thơ trong bài Vội vàng – Đoạn thơ thể hiện niềm yêu đời, khát vọng sống nồng nàn, mãnh liệt của Xuân Diệu. Ý thức được sự hữu hạn của đời người, tuổi xuân và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại nên nhà thơ đã vội vàng, cuống quýt để tận hưởng cuộc sống trần gian với tất cả những gì đẹp nhất (sự sống mơn mởn, mây đưa và gió lượn,cánh bướm với tình yêu, …), ở mức độ cao nhất (ôm, riết, say, thâu, cắn), với trạng thái đã đầy, no nê, chếnh choáng. – Các yếu tố nghệ thuật như: điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh, nhân hóa, nhịp điệu sôi nổi, cuồng nhiệt… tất cả góp phần thể hiện cảm xúc nồng nàn, khát vọng sống mãnh liệt của Xuân Diệu. b. Đoạn thơ trong bài Sóng – Đoạn thơ thể hiện khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu, được gắn bó mãi mãi với cuộc sống, hòa nhập với cuộc đời vĩnh hằng bằng tình yêu chân thành,mãnh liệt. Những con sóng tan ra không phải để biến mất giữa đại dương mà để hóa thân, để tồn tại vĩnh viễn trong những con sóng khác. Con người sẽ ra đi nhưng tình yêu vẫn còn ở lại giữa tình yêu cuộc đời. Đó cũng là cách để tình yêu trở nên bất tử. – Thể thơ ngũ ngôn hiện đại, hình tượng sóng được sử dụng linh hoạt, sáng tạo để thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
2. Sự tương đồng và khác biệt – Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ thái độ sống tích cực của hai thi sĩ trước cuộc đời: đó là tình yêu và khát vọng sống mãnh liệt. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc – triết lí. – Điểm khác biệt: + Sử dụng thể thơ tự do, vận dụng tối đa hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật(điệp từ, điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa…); đoạn thơ của Xuân Diệu diễn tả cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt của cái tôi cá nhân muốn khẳng định mình trước cuộc đời. + Bằng giọng điệu thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính, thể thơ ngũ ngôn hiện đại, hình ảnh ẩn dụ; Xuân Quỳnh thể hiện khát vọng được tan hòa cái tôi vào cái ta chung của cuộc đời để tình yêu trở thành bất tử.
3 Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Mây Và Sóng Của Ta
Đề bài: Phân tích bài thơ Mây và sóng
3 Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go
1. Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go, mẫu số 1:Trong kho tàng văn học của nhân loại đã có biết bao tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Ta đã biết những tác phẩm như Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò… Bên cạnh những tác phẩm rất quen thuộc đó còn có bài thơ Mây và sóng của Ta-go – một tác phẩm thơ nói lên tình mẫu tử bao la, rộng lớn của một đại thi hào Ấn Độ.
Trò chơi của những người sống trên mây và sóng thật thú vị, không gì tả nổi, hấp dẫn đến lạ kì:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ cơ hội đó qua đi, em đã hỏi:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Những bài Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go hay nhất
Đó là một điều thật dễ hiểu, dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Nhưng đúng lúc này hình ảnh người mẹ lại hiện lên trong tâm trí em:
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Em đúng là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ.
Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng:
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.
Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hoà cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.
Với kết cấu lặp lại giữa hai phần nhưng tác phẩm không vì thế mà trở nên nhàm chán. Ngược lại, tác phẩm càng thêm sức lôi cuốn bởi tác giả Ta-go đã khéo léo tạo ra thêm thử thách thứ hai cho em bé. Chính điều đó đã tạo ra tình cảm mẫu tử trong bài thơ này, một tình cảm trong gian lao, thử thách càng thêm bền chặt. Cùng với đó, Ta-go đã tinh thế chọn ra những hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển để làm biểu tượng cho thiên nhiên. Những hình ảnh biểu tượng đó được nhân hoá lên có tâm hồn, tiếng nói khiến cho chúng thêm phần sống động trước mắt người đọc. Giọng điệu thiết tha, sâu sắc của một người con với mẹ của mình.
Tác phẩm Mây và sóng của Ta-go tựa như một bài ca. Bài ca ấy cho người đọc thấu hiểu rằng tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt. Đồng thời nó cũng nhắc nhở mỗi người trong chúng ta về cuộc đời bao giờ cũng có những cám dỗ, điều quan trọng là ta phải biết vượt qua nó. Một trong những động lực giúp ta biết vượt qua chính là tình cảm của người mẹ dành cho ta. Với những điều đó, tác phẩm đã để lại những tình cảm sâu đậm trong lòng người đọc.
2. Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go, mẫu số 2:Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan, trong một gia đình quý tộc. Tago có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực.
Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca khúc và hơn 1500 bức họa. Với tập Thơ Dâng, ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đề cao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm đà tính nhân văn và tính trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đông.
Mây và sóng (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
Bài Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngắn gọn
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây vờ sóng của Tago đã ngơi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm của em bé chính là Mẹ.
Bài thơ gồm hai cảnh. Cảnh một: mây rủ bé đi chơi xa. Cảnh hai: sóng rủ bé đi chơi xa. Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng tượng mà rất thực.
Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hòa hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.
Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.
3. Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go, mẫu số 3:Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập “Thơ Dâng”, ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-go là “bài ca về tình nhân ái”, là “ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc”. Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho “miền thơ ấu” một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.
Bài thơ “Mây và Sóng” nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập “Trăng non” (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.
Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn “giỡn với sớm vàng”, và đùa “cùng trăng bạc” từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:
“Họ bảo: Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến tối ngày,Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”.
Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go để làm nổi bật vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng
Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định, ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:
“Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”.Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:
Trí tường tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ, ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!
Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: “Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi”. Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ… Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?”. Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:
“…tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?Họ bèn mỉm cuời, và nhảy nhót, họ dần đi xa…,”
Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào “rời mẹ” trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:
Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên, thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong “Mây và Sóng” rất yêu thương mẹ hiền.
Bài Thơ: Con Yêu Mẹ (Xuân Quỳnh
Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.
Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.
Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.
Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.
Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.
Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.
Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.
Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.
Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.
Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.
Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Top 10 Bài Thơ Nhớ Người Yêu Nơi Phương Xa Của Con Gái Mới Nhất
<h2Thơ nhớ người yêu cũ nhớ anh (tác giả: Hảo Trần)
Gần nhau cảm thấy bình thường Dấu niềm thương nhớ Vắng nhau mới thấy vấn vương trong lòng
mênh mông
Vào thu xanh biếc, vào hồng chân mây
Lúc gần thương nhớ đâu đây..? Đêm nằm Khi xa mới biết … đời này có anh
thao thức năm canh Vần thơ em viết, tặng dành mình ơi…
Em yêu anh sao cồn cào nỗi nhớ Nhớ thật nhiều khắc khoải mỗi đêm thâu Đã nhiều lần em thao thức thật lâu Để lần tìm thật sâu trong nỗi nhớ
Nếu biết yêu mà đau khổ người ơi Thì em nguyện cả đời xin cô lẻ Một mình em xin lặng lẽ đơn côi Để khỏi u sầu, khỏi nhớ người ơi!
Hay thao thức đắm chìm trong nỗi nhớ…?
Trăng đêm rơi xuống dạ cầu
Ngổn ngang nỗi nhớ lệ sầu tái tê Anh đi, dạo đó chưa về Bỏ trăng cùng với câu thề tội em?!
Đêm chập chùng từng nỗi nhớ vây quanh
Em thao thức mơ về anh phương đó Mảnh tình riêng ngập tràn trong mưa gió Cơn bão lòng mở ngõ buốt hồn đơn.
Đoạn đường trần thầm lặng mỗi bước chân Chiều úa nắng bâng khuâng ngàn nuối tiếc Dấu yêu ơi ngày xanh xa biền biệt Giấc mơ tình không biết sẽ về đâu?
Tiếng yêu ai thả đầu môi
Để cho tôi mất một đời để quên
Nhớ anh ra ngóng bên thềm
Anh nơi xa vắng môi mềm trao aiNhớ anh nỗi nhớ thêm dài
Anh giờ xây mộng trang đài bên ai
Còn em thì mãi yêu người
Một mình lẻ bóng giữa đời đơn côi..
Em đang sống hay là đang tồn tại???
Mà mỗi ngày lại cảm thấy chênh chao Nỗi nhớ anh như sóng biển thét gào Cứ trào dâng trong lòng cao chất ngất
Em vẫn biết yêu xa là buồn nhất Là Là mỏi mòn là thấp thỏm lo âu Là niềm vui là cả những u sầu hạnh phúc ngập trong màu hy vọng
…Ngoài trời vẫn lạnh lùng cơn mưa gió Ở nơi nào anh có hiểu lòng em..???
Anh yêu ơi sao còn nơi xa đó?! Về đi anh cho tim nhỏ đập cùng!!!
Theo chúng tôi
Làm Thế Nào Để Học Sinh Viết Được Đoạn Văn, Bài Văn Hay.
Như chúng ta đã biết, để có một bài văn hay thì ta phải có từng đoạn văn hay, để có từng đoạn văn hay thì ta phải có từng câu văn hay. Vậy, Làm thế nào để học sinh viết được đoạn văn, bài văn hay.
Để làm làm được đoạn văn, bài văn hay ngoài những kiến thức cơ bản vốn tự, vốn sống, xây dựng cảm xúc cho học sinh thì việc hình thành câu văn, đoạn văn hết sức quan trọng; trong phạm vi thời gian cho phép, tôi xin được trao đổi với các đồng chí
I. Vấn đề thứ nhất: Về Câu văn
là một bộ phận của đoạn văn. Muốn đoạn văn hay thì cần có câu văn hay. Muốn viết câu văn hay ngoài việc sử dụng chinh xác từ, đủ thành phần câu thì câu cần có hình ảnh, khi câu có hình ảnh sẽ có màu sắc, đường nét. Do đó khi viết câu cần sử dụng từ gợi tả, từ gợi cảm( là từ láy, từ ghép), biện pháp nghệ thuật ( so sánh, nhân hóa, ..) để thể hiện được sự sinh động, gần gủi hơn, người đọc dễ hình dung sự vật hơn.
* Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh viết câu văn
– Viết câu đủ thành phần, diễn đạt trọn vẹn ý
– Viết câu linh hoạt, không theo công thức đơn điệu
Cần viết linh hoạt, không đơn điệu ( Chủ ngữ- vị ngữ hoặc trạng ngữ – chủ ngữ – vị ngữ) nên thay đổi cấu tạo của câu.
VD: Đối với câu ” Trên sân trường, hoa cúc vàng rực.”
Có thể viết: Hoa cúc khoe màu vàng rực rỡ trong sân trường.
Sân trường vàng rực màu hoa cúc.
Hoa cúc vàng rực
– Có thể diễn đạt bằng nhiều cách
Cũng với một nội dung có thể viết diễn đạt bằng các câu khác nhau
VD: Bầu trời hôm nay rất đẹp.
Có thể diễn đạt: Hôm nay trời quang, mây tạnh.
Từng đám mây trắng nhởn nhơ bay.
Bầu trời trong xanh không gợn mây
– Cần sử dụng từ gợi tả, gợi cảm, biện pháp nghệ thuật
VD: Tả tiếng chim hót
Tiếng chim hót vang
Khi sử dụng từ gợi tả, biện pháp nghệ thuật ” Tiếng chim hót lảnh lảnh, vang xa. Hoặc Tiếng chim hót véo von.
II. Vấn đề thứ 2: Về đoạn văn
a. Đoạn văn gồm nhiều câu văn liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức. Đoạn văn nằm giữa hai chỗ chấm xuống dòng. Một đoạn văn nói về một đề tài nhỏ
b. Cấu tạo một đoạn văn :
– Câu mở đoạn: Nêu nội dung cần nói đến ( có thể diễn đạt bằng một câu)
– Câu thân đoạn: Các câu làm rõ nội dung câu mở đoạn ( mỗi gợi ý có thế diễn đạt bằng 2-3 câu)
– Câu kết đoạn: Có thể viết một câu tóm lại ý của đoạn hoặc nêu nhận xét, nêu tình cảm, cảm nghĩ , lợi ích …về nội dung đang nói.
Ví dụ: Đoạn văn viết về mẹ lớp 2
Câu mở đoạn: Mẹ em là một phụ nữ thật tuyệt vời.
Các câu thân đoạn: là các câu tả ngoại hình, tính tình, sự chăm sóc gia đình, chăm lo công việc của mẹ.
Câu kết đoạn: Em rất yêu quý mẹ, em hưá chăm ngoan, học tập thật giỏi để không phụ lòng tin yêu của mẹ.
c. Các bước hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
– Hướng dẫn học sinh làm miệng bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý, sắp xếp các câu hỏi theo trình tự.
– Học sinh nêu hướng làm bài, một số em khá nêu miệng( lớp 2-3)
– Học sinh thực hành làm bài( quy định thời gian, Giúp đỡ kịp thời cho học sinh yếu, khuyến khích được học sinh làm tốt)
– Nhận xét- sữa lỗi ( Học sinh đọc bài – hs khác nhận xét), giáo viên giới thiệu một số bài hay.
d. Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
Trong chương trình lớp 2-3 đang chú trọng viết đoạn văn, là tiền đề để lớp 4-5 viết bài văn do đó khi viết đoạn văn cần chú ý một số vấn đề là:
– Các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau, thể hiện nội dung đã nêu ở câu mở đoạn và sắp xếp theo thứ tự hợp lí tránh trường hợp hợp sinh chỉ liệt kê dựa vào câu hỏi gợi ý.
Ví dụ: Sách TV 2 để viết đoạn văn thường các em dựa vào câu hỏi gợi ý. Do đó giáo viên là người hướng dẫn rèn cách để học sinh chuyển từ các câu trả lời về đoạn văn bằng cách như
+ Mỗi câu hỏi giáo viên có thể cho học sinh diễn đạt từ 2-3 câu
+ Khi viết các câu liền mạch thành đoạn văn từ các câu, giáo vên cần nhắc học sinh có thể thêm vào trước một số câu các từ nối, từ thay thế cho hợp lí.
+ Thường các câu hỏi gợi ý gv cần đưa về đặt câu hỏi cho kiểu câu Ai thế nào?
– Gv cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng.
– Rèn luyện được kĩ năng quan sát cho học sinh
+ Quan sát theo trình tự hợp lí
. Từ xa đến gần
. Từ khái quát đến cụ thể
+ Quan sát tỉ mĩ, những điểm nổi bật để tìm được những đặc điểm riêng, tập tính riêng của sự vật.
– Chú trọng việc thể hiện tình cảm, sáng tạo tự nhiên của học sinh tránh rập khuôn, khuôn mẫu trong đoạn văn.
– Cần chú trọng sủa lỗi kịp thời cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau để học sinh khắc sâu, ghi nhớ được nội dung.
Việc nắm được cách viết một đoạn văn thì học sinh dễ dàng thể hiện tốt bài văn.
III. Vấn đề thứ 3: Về bài văn
Bài văn có cấu tạo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
a. Mở bài: Có hai cách mở bài là mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp
Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh lung túng, viết cứng nhắc, thiếu sáng tạo khi mở bài.
Ví dụ: Tả con vật các em thường mở bài trực tiếp: Nhà em có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là..
Để khắc phục được lỗi trên tôi xin nêu ra Một số cách hướng dẫn học sinh mở bài hay như sau
: Trích một đoạn thơ, câu hát, ca dao, tục ngữ.
Ví dụ: Tả một loài hoa em yêu thích ta có thể mở bài:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Đúng vậy, hoa sen quả là đẹp. Nó mang vẻ đẹp vừa kiêu sa nên được nhân dân ta tôn vinh là ” quốc hoa”
Âm thanh có thể là tiếng nói, tiếng hát, tiếng gọi của con người, tiếng kêu của động vật…để bắt đầu sự việc một cách sinh động, bất ngờ và thú vị.
Ví dụ: Tả một em bé
” A, chị Hà, chị Hà về rồi! Đó là tiếng reo của bé Lan, con gái cô Hoa ở cạnh nhà em, mỗi khi thấy tôi đi học về.
Ví dụ: Tả con mèo
” Meo! Meo! Meo!” Đó là tiếng kêu nũng nịu của con mèo mimi nhà em, mỗi khi thấy em đi học về.
Mở bài bằng cách nêu tình huống
Ví dụ: Tả một người bạn em yêu mến
Vẫn còn nhớ như in, năm học lớp 2, tôi được chuyển về học tại lớp 2B. Bước vào lớp cô giáo và các bạn chào đón rất nhiệt tình. Một bạn đứng dậy chào và giới thiệu tên ” Minh là Nam, rất vui được chào đón bạn về lớp” . Từ đó đến nay tôi và bạn là đôi bạn thân nhất.
b. Thân bài: Sau khi đã xây dựng từng đoạn văn hay, các em sẽ viết được bài văn hay.
Có thể có 2 hoặc 3 đoạn văn trong phần này. Đoạn văn tả bao quát kết hợp tả chi tiết các bộ phận( cảnh); đoạn tả ích lợi
Người tả có thể tách ra mỗi phần là một đoạn văn cũng có thể tả kết hợp
Trong phần thân bài đa số các em biết nội dung cần tả nhưng thường tả theo kiểu liệt kê, không có trọng tâm. Vì vậy bài văn nhiều em gần giống nhau, không phân biệt được đối tượng được miêu tả từng bài.
Có 2 kiều kết bài:
– Kết bài mở rộng: Nêu tình cảm rồi nêu suy nghĩ, cảm nghĩ, niềm tự hào của bản thân.( cũng có thể câu hát , thơ, tục ngữ..) Nếu mở bài sử dụng thì kết bài không nên sử dụng
– Kết bài không mở rộng: Nêu ngắn gọn tình cảm người viết.
Tác giả: Lê Thị Thu Hiền
Những Bài Thơ Nhớ Thương Người Yêu Đang Ở Nơi Xa
Tổng hợp những bài thơ viết về nỗi nhớ thương của 2 người đang yêu mà vì điều kiện không cho phép nên phải ở xa nhau. Những vần thơ thể hiện tình cảm luôn hướng về nhau cho dù có phải chờ đợi, và sẽ luôn giữ gìn & vun đắp cho tình cảm ấy..
BÀI THƠ: VIẾT CHO NGƯỜI TÌNH XAThơ: Quý Phương
Yêu xa xôi nhớ nhung là vậy
Chẳng được gần mong hãy hiểu nhau
Đừng hờn ghen để nước mắt trào
Không bên cạnh thõa bao nhung nhớ
Người thương ơi nhiều đêm trăn trở
Nụ hôn nồng khao khát đam mê
Đêm cháy bỏng cận kề môi mắt
Biết yêu xa nhớ nhung quay quắt
Nhưng cũng đành nén chặt nhớ thương
Giữ trong lòng hình bóng vấn vương
Đêm mộng mị canh trường thao thức
Muốn gần bên trao người hạnh phúc
Nhưng địa hình ngăn cách xa xôi
Đành nhủ lòng chờ đợi mà thôi
Yêu xa cách cả trời mong nhớ.
BÀI THƠ: DẪU CÁCH XAThơ: Trang Kiệt
Hạnh phúc làm sao mỗi sớm chiều
Nghe em rót giọng lắm thương yêu
Dù xa mãi nhớ về phương đó
Có vợ hiền ngoan dáng mĩ miều.
Cách biệt bao ngày mãi nhớ thương
Về bên chốn ấy những canh trường
Vui khi mỗi sớm từng liên lạc
Nhắn gọi nghe lòng thỏa vấn vương
Dẫu cách đôi đường tận chốn xa
Nhưng lòng nguyện mãi vẫn yêu à
Mai chiều rộn rã dòng tin nhắn
Sớm tối vui cười điện thoại nha.
BÀI THƠ: TÌNH XAThơ: Phương Tâm
Em đang sống hay là đang tồn tại???
Mà mỗi ngày lại cảm thấy chênh chao
Nỗi nhớ anh như sóng biển thét gào
Cứ trào dâng trong lòng cao chất ngất
Em vẫn biết yêu xa là buồn nhất
Là mỏi mòn là thấp thỏm lo âu
Là niềm vui là cả những u sầu
Là hạnh phúc ngập trong màu hy vọng
Nhưng lòng em, em luôn mơ luôn mộng
Ước một lần thỏa khoảng trống khát khao
Được bên anh trong cảm xúc dâng trào
Nguyện gom hết cho một lần yêu đắm!!!
BÀI THƠ: THỜI GIAN – KHOẢNG CÁCHThơ: Hoa Chu Văn
Yêu em lắm tuy xa khoảng cách
Cho lòng buồn thử thách thời gian
Một mình suy nghĩ miên man
Nhìn đêm buông xuống ngắm màn sương rơi
Em hàng đêm lệ nhỏ sầu bi
Gửi vào đêm vắng những gì
Để nhờ làn gió mang đi tới nàng
Nhìn ánh mắt mơ màng nơi ấy
Anh nơi này cũng thấy buồn sao
Tình mình đẹp lắm lẽ nào chia hai
Ngày mới đến ban mai rực nắng
Mình bên nhau trao tặng yêu thương
Hoa tình yêu nở ngát hương
Vòng tay ân ái môi hường trao duyên
Thời gian sẽ đưa thuyền cặp bến
Rồi niềm vui sẽ đến mọi nhà
Tình đôi mình mãi đậm đà thủy chung.
BÀI THƠ: NHỚ NGƯỜI YÊUTác giả: Nguyễn Thị Liên
Anh có biết em yêu anh nhiều lắm
Lúc đêm về thăm thẳm nỗi nhớ nhung
Gió heo may mà sao quá lạnh lùng
Đàn ai gãy, từng cung buồn thê thảm
Em rất sợ những chiều mưa ảm đạm
Không có anh em cảm thấy cô đơn
Muốn được anh năn nỉ lúc em hờn
Và sưởi ấm khi cơn mưa vừa tới.
Nhớ anh lắm…Thật nhiều người yêu hỡi !
Và đau buồn cũng bởi quá yêu anh
Tình yêu ơi ! Sao chẳng chút ngọt lành
Mà cứ mãi mong manh như sắp vỡ.
Xin đừng để duyên đôi mình dang dở
Suốt đời này ta nhớ mãi về nhau
Dù hoa kia có đổi sắc thay màu
Tình ta vẫn trước sau không phai nhạt
Đêm trở giấc nghe lòng buồn man mác
Bên nhà ai tiếng nhạc cứ du dương
Một mình em thao thức giữa đêm trường
Mang nỗi nhớ niềm thương nào ai biết !
Tình ta đó, muôn đời câu bất diệt !
Đêm thu dài em viết những vần thơ
Gởi về anh nơi chốn ấy xa mờ
Bao ngày tháng ước mơ còn xa quá.
Trời đã sáng mà còn mưa rỉ rả
Gió từng hồi buốt giá cả tâm can
Nỗi nhớ nhung dâng lên mắt lệ tràn
Bao ước vọng chứa chan mà chưa tỏ.
…Ngoài trời vẫn lạnh lùng cơn mưa gió
Ở nơi nào anh có hiểu lòng em..???
BÀI THƠ: YÊU XA MÀ GẦNThơ: Hoa Chu Văn
Xa thật vậy nhưng gần em nhỉ
Ngày nào mình cũng nghĩ đến nhau
Lên phây gặp gỡ chuyển câu tâm tình
Nhìn thấy cả bóng hình người đẹp
Đứng làm duyên dáng khép môi chờ
Đến bên nhau để bây giờ nhớ thương
Xa thật vậy vấn vương trong dạ
Để đêm về buồn bã khóc thầm
Thương cho một mối tình câm
Ngày nào cũng gặp mà tầm với xa
Thôi đành vậy đôi ta nguyện ước
Đừng như Ngâu ngày trước em à
Nhưng trong tâm trí đôi ta xum vầy
Lời gửi gió theo mây mang đến
Nhắn người yêu thuyền bến vẫn chờ
Để tình yêu đó phai mờ trong nhau
BÀI THƠ: YÊU XA TÌNH NỒNGThơ: Hoa Chu Văn
Yêu xa lắm…để trong dạ nhớ
Cất nỗi buồn…dấu ở trong tim
Không gian xa cách im lìm
Ước có đôi cánh bay tìm tới nhau
Cứ chờ đợi.. một màu hy vọng
Cho tình ta mau chóng xanh tươi
Nhìn trên nét mặt lòng người hân hoan
Muốn gần lại cho loan bên phượng
Để đôi mình được hưởng niềm vui
Mà thời gian chỉ tiến,lùi được đâu
Xuân đã đến hai đầu xa ấy
Trong lòng anh trỗi dậy tình nồng
Đào mai khoe sắc thắm hồng
Gửi vào nỗi nhớ mênh mông tình buồn
Em có biết anh luôn hy vọng
Tình yêu mình mau chóng lại gần
Vòng tay ôm trọn ái ân nồng nàn.
BÀI THƠ: EM BIẾT PHẢI LÀM SAOThơ: Phương Tâm
Em phải làm sao cho vơi nỗi nhớ?!
Mỗi chiều buông chân bỡ ngỡ lối về
Hai đứa mình ở cách biệt sơn khê
Trái tim lạnh thèm vai kề nức nở
Em phải làm sao cho vơi nỗi nhớ?!
Đêm thị thành, phố rực rỡ đèn giăng
Chỉ mình em với góc nhỏ bâng khuâng
Mơ anh đến….lâng lâng hòa nhịp thở
Em phải làm sao cho vơi nỗi nhớ?!
Tơ trong lòng sao khó gỡ vấn vương
Em mong chờ ngày ta bước chung đường
Mà e thẹn….làm má hường chín đỏ
Anh yêu ơi sao còn nơi xa đó?!
Về đi anh cho tim nhỏ đập cùng!!!
BÀI THƠ: NHỚ XA Tác giả: Cao Hằng
Ta xa nhau lâu quá phải Không anh
Để nỗi nhớ đã tan thành giận dỗi
Ở đầu kia anh nhớ mong lặn lội
Em nơi này mong nhớ ! tội hờn ghen.
Tủi hờn xa theo ngọn gió lấm lem
Gửi thương đến ai ứ thèm nhận nữa
Mong nhớ sao tinh cầu chia hai nửa
Đợi ngày về mà lệ ứa phai phôi
Lâu lắm rồi niềm thương nhớ xa xôi
Bởi xa cách nén liên hồi giận dỗi
Hai kẻ yêu phải chia xa rất tội
Vui được ngày mai lại vội chia xa.
Bởi cách xa nén mí ướt lệ nhoà
Vương khoé mắt để người ta trông ngóng
Anh có biết không anh buồn tim cóng
Em một mình ảo vọng những ngày.
BÀI THƠ: TÌNH XA Thơ: Đức Trung – TĐL
Em thao thức đêm dài mong đợi
Anh nơi này vời vợi nhớ thương
Xa xăm cách trở đoạn trường
Chia tay ngày ấy vấn vương tơ lòng.
Trời giữa thu xanh trong bát ngát
Nhớ giọng hò tiếng hát mê say
Em ơi ! Có nhớ những ngày
Bên nhau đi dạo Hồ Tây trong chiều.?
Và nhẹ nhàng hơi thở dịu êm
Bên nhau tha thiết càng thêm mặn nồng.
Cơn gió nhẹ bềnh bồng tóc rối
Em nhìn anh bao nỗi yêu thương.
Giờ đây xa cách hai phương
Lòng anh nhớ mãi môi hường em trao.
THƠ NỖI NHỚ: TÌNH XA CÁCH Thơ: Tuyết Vân
Anh có nghe tiếng tình yêu đang gọi
Lời thì thầm qua nhịp đập con tim
Nhớ đến anh sao mang nặng nỗi niềm
Cuối thu rồi nghe trong lòng trống vắng
Nhớ tình anh trong ly cà phê đắng
Hai đứa mình cùng trò chuyện thâu đêm
Một nỗi nhớ sao cứ mãi dài thêm
Đêm da diết tiếng côn trùng mê mải
Em mong mỏi đến ngày ta gặp lại
Gửi duyên nồng theo gió chuyển tới anh
Cho đôi mình không khoảng cách mong manh
Mình bên nhau chia ngọt lành êm ái
Em yêu anh bằng tình yêu khờ dại
Cả ngày dài chỉ nhớ đến anh thôi
Nhớ nụ hôn còn đọng ở bờ môi
Đêm thao thức gửi tình theo gió lộng.
NỖI NHỚ! Thơ: Duyên Nguyễn
Có nỗi nhớ nào hơn nỗi nhớ khi yêu ?
Cứ mỗi chiều lòng xốn xao rạo rực
Nhớ anh lắm con tim khờ thổn thức
Năm tháng dài vẫn một mực yêu anh!
Khi yêu xa em cũng sợ bất thành
Tình ảo thực như tờ tranh ta vẽ
Ở trên đời mọi người hay giữ kẻ
Em muốn chân thành chia sẻ cùng anh.
Sương ban mai nắng chiếu rọi long lanh
Cũng tan chảy rồi biến trong chốc lát
Em muốn tình yêu chúng mình sẽ khác
Chỉ ngọt ngào đừng chua chát đắng cay!
Khi đã yêu trong tình ái men say
Muốn hứa hẹn những ngày sau hạnh phúc
Trái tim yêu thì ở trong lòng ngực
Xin anh đừng uẩn khúc những niềm riêng!
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bài Văn Dạng Đề So Sánh Hai Đoạn Thơ, Bài Thơ trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!