Xu Hướng 3/2023 # Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh – Hệ Thống Y Khoa Diamond # Top 8 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh – Hệ Thống Y Khoa Diamond # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh – Hệ Thống Y Khoa Diamond được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kinh nguyệt là tình trạng ra huyết âm đạo hàng tháng ở người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên nhiều người trong số họ phải chịu đựng những cơn đau bụng mỗi kỳ kinh. Triệu chứng đau gây khó chịu và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể ảnh hưởng đến công việc và sức khoẻ tinh thần của người phụ nữ.

Đau xuất hiện ở vùng bụng dưới, kéo dài 2 – 3 ngày hoặc lâu hơn. Mức độ đau thay đổi từ nhẹ như cảm giác trằn nặng vùng bụng dưới cho đến đau dữ dội. Một số trường hợp đau có thể kéo dài suốt chu kỳ kinh, tạo nên những cơn đau mãn tính dai dẳng.

Vì sao phụ nữ bị đau bụng khi hành kinh?

Có 2 kiểu đau bụng kinh: Nguyên phát và thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là kiểu thường gặp nhất. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bình thường cơ tử cung luôn có sự co thắt nhẹ, tuy nhiên chúng ta không cảm nhận được những co thắt này. Khi hành kinh, cơ tử cung co thắt nhiều hơn để tống xuất các phần niêm mạc bong tróc ra ngoài. Sự co thắt này gây thiếu máu đến tử cung tạm thời. Thiếu oxy đến mô sẽ kích thích tử cung tiết ra các hoá chất trung gian gây đau như Prostaglandins. Những hoá chất này lại khiến cơ tử cung co thắt mạnh hơn.

Hiện tại, cơ chế tại sao người phụ nữ này lại bị đau nhiều hơn người khác vẫn chưa được biết rõ. Có thể do cơ thể họ tiết ra nồng độ Prostaglandins cao hơn hoặc do ngưỡng chịu đau thấp hơn.

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát là tình trạng đau bụng kinh do các bệnh lý như: Lạc nội mạc tử cung, Adenomyosis, U xơ tử cung, Viêm vùng chậu mạn tính. Đặt dụng cụ tử cung tránh thai cũng có thể gây đau theo chu kỳ.

Khi bị đau bụng kinh, bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa sản phụ khoa uy tín để xác định xem liệu có nguyên nhân gây đau hay không. Điều trị nguyên nhân sẽ giải quyết được cơn đau của bạn.

Các cách làm giảm đau bụng kinh

Khi không tìm thấy nguyên nhân (đau bụng kinh nguyên phát), bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm đau:

Thuốc giảm đau “không kê đơn”: Đây là những loại thuốc bạn có thể tự mua để giảm đau. Tuy vậy, liều lượng thuốc cần được tuân thủ đúng và một số loại có thể có tác dụng phụ nếu bạn uống quá nhiều. Bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs như Ibuprofen, Diclofenac để giảm đau tạm thời khi bị đau bụng kinh. Hoặc nếu dự đoán được ngày hành kinh, bạn có thể sử dụng thuốc trước đó vài ngày.

Chườm ấm: Dùng 1 túi ấm hoặc chai nước ấm khoảng 40oC đặt lên vùng bụng dưới. Tắm nước ấm trong những ngày hành kinh sẽ làm bạn dễ chịu hơn.

Massage vùng chậu: xoa nhẹ vùng bụng dưới, hai bên hông và thắt lưng giúp giảm đau. Bạn nên thực hiện vài ngày trước khi có kinh nguyệt. Có thể kết hợp với dầu massage.

Kiểm soát chế độ ăn: Các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có khuynh hướng khiến tình trạng viêm nặng thêm như tinh bột, đường, muối, thức ăn nhanh, chất béo bão hòa và các chất kích thích như rượu, caffein.

Tăng cường ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: Thực phẩm nhiều chất xơ, như trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc.

Thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như rau lá xanh đậm, bông cải xanh, đậu, ngũ cốc và các loại hạt.

Thực phẩm giàu axit béo thiết yếu, chẳng hạn Acid béo Omega-3: Có hoạt tính giảm viêm. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá trích và một số loại quả như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh. Bạn cũng có thể bổ sung bằng viên uống hằng ngày.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc, như cam, quả mọng, socola đen, rau bina và củ cải đường.

Nghệ: nghệ có tính kháng viêm. Một nghiên cứu cho thấy nghệ có khả năng ức chế Estradiol (E2) nhẹ. Có thể bổ sung nghệ trong chế độ ăn hoặc dưới dạng viên nang.

Vitamin E: Nghiên cứu cho thấy bổ sung 1.200 đơn vị quốc tế (IU) vitamin E mỗi ngày, có hiệu quả giảm viêm và giảm đau vùng chậu mãn tính.

Tập thể dục nhẹ – Yoga, Pilates: Tập thể dục đều đặn giúp giải phóng Endorphin – một hormone góp phần giảm đau.

Nghỉ ngơi: Điều này rất quan trọng, đặt biệt trong lúc hành kinh. Nằm nghiêng, đầu gối kéo vào ngực có thể giúp bạn giảm đau hoặc giảm áp lực ở lưng.

Thảo dược: Các loại thảo dược như trà hoa cúc, quế, gừng, hạt thì là,… có thể giúp giảm triệu chứng, mặc dù rất ít nghiên cứu được thực hiện. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không có khuyến cáo về chất lượng, liều lượng cũng như độ tinh khiết của các chế phẩm này. Bạn cần nhận sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược để giảm đau.

Nếu vẫn không giảm đau sau khi sử dụng các thuốc giảm đau “không kê đơn” cũng như một số phương pháp trên, bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa, có thể bạn cần được kê đơn các thuốc giảm đau khác.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

Tổng đài & Đặt hẹn: (028) 3930 7575

Chi nhánh: Đa Khoa Diamond

Địa chỉ: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

Địa chỉ: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Tim Thai Xuất Hiện Từ Tuần Thứ Mấy? – Hệ Thống Y Khoa Diamond

Tim thai hình thành như thế nào?

Ở ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu hình thành ống dẫn của tim, bắt đầu co bóp làm chức năng của quả tim. Đến cuối tháng thứ nhất dài thêm 1cm và tim thai bắt đầu hoàn thiện.

Đầu tháng 2 tức là tuần thứ 5 của chu kỳ thai, phôi thai hình thành nhiều tế bào có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần đầu sẽ hình thành cột sống và não bé. Phần trên của ống thần kinh bắt đầu phẳng ra và tạo nên mặt trước của não. Lúc này một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển và hình thành trái tim của thai nhi, khi siêu âm, chị em sẽ nghe thấy nhịp tim của thai nhi.

Ở tuần thứ 7, tim của thai nhi bắt đầu lớn dần và chia thành 2 buồng tim trái và phải. Sau 5 tuần tiếp theo, tim thai sẽ hoàn thiện.

Thai nhi mấy tuần thì có tim thai?

Thông thường, sau 7 tuần mới bắt đầu nghe thấy nhịp tim của bé, nhưng trong một số trường hợp có thể đo được tim thai ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 hoặc trễ hơn ở tuần thứ 8 hoặc 10.

Giai đoạn cuối tuần thứ 5 và đầu tuần thứ 6 của thai kỳ, khi siêu âm chỉ nghe được âm vang. Ở tuần thứ 7 mới có thể nghe được chính xác nhịp tim. Đồng thời, giai đoạn này khi siêu âm bác sĩ sẽ nhìn thấy được phôi thai rõ hơn. Trường hợp tim thai xuất hiện muộn hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ thử đồng độ HCG trong máu, nếu nồng độ HCG cao tức là thai nhi vẫn khỏe mạnh, duy chỉ có tim thai muộn hơn một chút so với bình thường.

Đến tuần thứ 20, tim bé sẽ đập mạnh hơn, thai phụ có thể nghe bằng tai nhịp tim của con yêu. Nhịp đập càng to chứng tỏ thai nhi rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Tim thai bình thường là như thế nào?

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, tim của bé gần như hoàn thiện, tuần thứ 14 sẽ đập rõ ràng hơn và tuần thứ 16 tim có thể bơm máu với khoảng 14 lít/ ngày. Ở những tuần tiếp theo, tim tiếp tục lớn kề kích thước lẫn khối lượng. Thông thường tim đập từ 120 – 160 lần/ phút, tuy nhiên khi bé quậy nhiều tim đập nhanh đến 180 lần/ phút nhưng vẫn ở trạng thái thường.

Mẹ nên ăn gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

Khi mang ở tuần thứ 7, thai phụ nên cung cấp đủ 4 chất dinh dưỡng cơ bản như: Tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi và các loại quả chứa nhiều axit folic.

Bên cạnh đó, thai phụ phải chú ý tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm quan trọng trong thời gian mang thai và làm các xét nghiệm khi cần thiết. Đồng thời nên trao dồi thêm kiến thức mang thai, sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh để có kinh nghiệm chăm sóc con yêu tốt hơn.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond

✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Làm Sao Để Hết Đau Bụng Kinh? 10 Cách Giảm Đau Bụng Kinh Nhanh Nhất

— Trước kỳ hành kinh bị đau bụng là hiện tượng gì?

10 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH HIỆU QUẢ

Chườm nóng

Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng miếng dán giữ nhiệt để dán vào bụng hoặc xoa cao lên bụng. Điều này cũng có tác dụng làm giữ ấm vùng bụng của bạn, giúp thành tử cung được thư giãn và tăng cường tuần hoàn máu tới đây. Khi đó cơn đau bụng kinh của bạn sẽ được cải thiện. Không những thế việc giữ ấm vùng bụng cũng có tác dụng giúp bạn giảm đau nhức ở vùng xương chậu và vùng lưng trong những ngày hành kinh.

Massage bụng

Đau bụng kinh trong y học cổ truyền được cho là do mất điều hòa khí huyết ở các mạch xung và nhâm. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách massage vùng bụng. Lúc này bạn hãy dùng hai bàn tay, úp chồng lên nhau và nhẹ nhàng xoa vùng bụng với một lực vừa phải. Bạn nên xóa theo chiều kim đồng hồ trong thời gian từ 1 đến 2 phút. Trong quá trình này có thể kết hợp xoa thêm dầu nóng để tăng hiệu quả.

Uống đủ nước

Uống đủ nước trong thời gian hành kinh có thể giúp bạn giảm tình trạng tích nước trong cơ thể, nhờ đó tránh cảm giác chướng bụng đầy hơi. Điều này giúp những cơn đau bụng kinh suy giảm. Tuy nhiên trong những ngày “đèn đỏ” bạn không nên sử dụng nước lạnh. Tốt nhất hãy chuẩn bị những cốc nước ấm hay nước nóng cho mình. Nước ấm sẽ giúp bạn thư giãn cơ tử cung và loại bỏ tình trạng đau bụng kinh. Bên cạnh đó bạn cũng có thể uống nước trái cây hoặc nước sinh tố sẽ có hiệu quả tương tự.

Trà thảo dược cũng là một lựa chọn tốt cho bạn. Bạn có thể lựa chọn những loại trà ấm như trà gừng, trà hoa cúc hay trà bạc hà… Các loại trà này đều giúp bạn giảm tình trạng co bóp quá đà của tử cung, giúp cơn đau bụng kinh suy yếu. Những loại trà này cũng nên được uống khi còn nóng.

Tập yoga

Tắm nước ấm

Việc tắm nước ấm trong những ngày hành kinh có hiệu quả tương tự như biện pháp chườm nóng. Do đó đây cũng là cách được nhiều chị em yêu thích sử dụng để làm giảm cơn đau bụng kinh. Tắm nước ấm không chỉ giúp các cơ được thư giãn mà tinh thần của bạn cũng trở nên thoải mái hơn. Bên cạnh đó việc tắm giúp bạn hạn chế vi khuẩn có hại trên da tấn công vào cơ thể.

Bạn hãy lựa chọn những loại tinh dầu thơm có khả năng giảm stress. Ví dụ như tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu bạc hà. Chúng sẽ giúp bạn giải tỏa tinh thần tốt hơn.

Tuy nhiên các bạn nữ cần lưu ý không nên tắm bồn quá lâu trong những ngày hành kinh. Bởi lẽ thời điểm này vùng kín của bạn vô cùng nhạy cảm và sức đề kháng kém đi. Việc tắm bồn có thể khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào vùng kín hơn, gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

Sử dụng gừng như thế nào để giảm đau bụng kinh?

Gừng có vị cay, tính ấm và được sử dụng rất nhiều trong các món ăn hàng ngày. Khi sử dụng gừng, các hoạt chất chứa trong đó sẽ giúp bạn lưu thông khí huyết và thúc đẩy tuần hoàn máu. Do đó sử dụng gừng có thể giúp bạn hạn chế sự co thắt của tử cung, giảm cơn đau bụng kinh. Làm sao để hết đau bụng kinh bằng cách sử dụng gừng?

– Đắp gừng tươi: Lấy một nhánh gừng cắt lát, xay nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp lên bụng và chờ đợi từ 7 đến 10 phút. Hành động này có thể giúp bụng của bạn nóng lên và giảm cơn đau bụng kinh.

– Ngâm mình trong nước gừng, có thể nhỏ thêm tinh dầu gừng: Nước gừng ấm giúp bạn thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như lưu thông khí huyết trong những ngày hành kinh một cách hiệu quả. Nhờ đó cơn đau bụng kinh sẽ suy giảm.

– Uống nước ép gừng tươi: Bạn hãy lấy nước cốt gừng bằng cách xay nhỏ hoặc giã nát gừng, sau đó lấy nước cốt pha với nước ấm. Tiếp theo cho thêm đường hoặc một chút mật ong rồi uống nước gừng. Khi nước gừng đi vào cơ thể có thể giúp bạn giảm co thắt tử cung và cân bằng nhiệt lượng cơ thể.

– Thêm gừng vào món ăn hàng ngày: Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả đem lại cũng tốt như các phương pháp trên.

Sử dụng trứng gà và ngải cứu

Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, trứng gà kết hợp với ngải cứu còn là một vị thuốc giúp chị em chữa đau bụng kinh khi đến tháng hiệu quả. Để thực hiện, rất đơn giản, bạn chỉ cần luộc chín trứng gà và bóc sạch vỏ. Bạn rửa sạch ngải cứu và cho ngải cứu cùng trứng vào nồi đun. Sau đó hãy thêm gia vị và chờ tới khi nước gần cạn là có thể bắc nồi ra, đem món ăn ra thưởng thức.

Dùng nhiều sữa hoặc sữa chua

Nghiên cứu khoa học cho thấy bổ sung canxi cho cơ thể có thể giúp bạn giảm tình trạng đau bụng kinh. Do đó các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều sữa chua hoặc uống nhiều sữa để bổ sung lượng canxi cần thiết vào cơ thể.

Sữa nghệ ấm

Trong nghệ có chất curcumin. Hoạt chất này có khả năng giúp tử cung co bóp một cách điều hòa và giảm tình trạng căng thẳng thần kinh của bạn. Không những thế sữa nghệ ấm còn giúp bạn khắc phục tình trạng máu kinh bị vón cục, chảy máu kinh quá nhiều hoặc quá ít. Do đó hãy sử dụng một cốc sữa nghệ ấm để đem lại cảm giác dễ chịu cho cơ thể trong những ngày “đèn đỏ”.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

– Rau xanh và trái cây: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin và các chất chống oxy hóa. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường thể trạng và tăng sức chống chịu của cơ thể với cơn đau.

– Các loại thảo dược: Bổ sung các loại thảo dược như quế, đinh hương, thì là, nghệ, gừng… trong chế độ ăn

– Đậu nành và các loại hạt: Chất isoflavone chứa trong đậu nành có thể giúp bạn cân bằng nồng độ hormone sinh dục nữ. Nhờ đó hoạt động co thắt tử cung được điều hòa và cơn đau bụng kinh được cải thiện đáng kể. Các loại hạt cũng có tác dụng tốt cho cơ thể của bạn trong những ngày hành kinh. Có thể kể đến như hạt hạnh nhân, đậu trắng, đậu đen, đậu xanh…

– Thực phầm giàu Omega 3: Thực phẩm chứa Omega 3 như dầu ôliu, cá thu, cá hồi hay bơ nên được sử dụng trong những ngày hành kinh. Chúng giúp bạn hạn chế tổng hợp prostaglandin và cải thiện cơn đau bụng đáng kể.

Trong những ngày này bạn cũng nên hạn chế sử dụng các chất như caffeine, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều muối, đồ uống có gas, socola… Những loại thực phẩm này đều khiến cơn đau bụng kinh của bạn thêm trầm trọng hơn.

LỜI KẾT

Qua bài viết trên bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao để hết đau bụng kinh”. Hi vọng nhờ đó bạn có thể dễ dàng vượt qua cơn đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ. Ngoài ra để điều hòa kinh nguyệt lâu dài bạn nên thiết lập một lối sống hợp lý, khoa học và lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau bụng kinh ở những lần “đèn đỏ” tiếp theo.

Để biết cách điều trị bệnh hoặc tư vấn thêm các vấn đề về sức khỏe sinh sản, bạn có thể liên hệ Hotline: 0969 668 152 hoặc chat trực tiếp với bác sĩ .

6 Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh Tại Nhà: Dấu Hiệu &Amp; Tại Sao Đau Bụng Kinh

Đau bụng kinh là gì?

Bạn có thể gặp phải các cơn đau bụng kinh dữ dội, tuy nhiên, thông thường, bạn gái chỉ đau nhoi nhói một chút ở bụng. Đau bụng tới tháng có thể không giống nhau giữa các lần kinh nguyệt. Có những chu kỳ không có hoặc chỉ gây ra khó chịu một chút cho các bạn gái, lại có những chu kỳ gây đau dữ dội hơn. Đôi khi, ở một số người có thể đau ngay cả khi không hành kinh.

Trong 1 chu kỳ nếu trứng rụng mà không được thụ tinh cùng tinh trùng sẽ khiến các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và đào thải ra bên ngoài cơ thể gọi là kinh nguyệt. Quá trình này diễn ra khi các hormone sinh dục nữ thay đổi nên sẽ làm ảnh hưởng đến một số cơ quan như âm đạo, buồng trứng, tử cung, hệ thống thần kinh nội tạng. Đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng đến tháng.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Tại sao đau bụng kinh? Có 2 nguyên nhân chính gây đau bụng kinh là nguyên phát và thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh xảy ra khi tử cung có co bóp. Các cơn co nhỏ xảy ra dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co này thường rất yếu và thường là không cảm nhận được. Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung sẽ co bóp để tống hết lớp niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra ngoài. Khi co bóp tử cung sẽ siết chặt các mạch máu lại, làm hạn chế máu và oxy đến. Sự thiếu oxy này kích thích các tế bào tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, prostaglandin cũng được tiết ra làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến gây đau nhiều hơn.

Đau bụng kinh thứ phát

Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung nhưng lại lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,… gây đau.

U xơ tử cung: Khối u xơ phát triển trong tử cung có thể gây rong kinh và đau bụng tới tháng.

Viêm vùng chậu: Làm các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị viêm nhiễm.

Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): Là sự xâm nhập các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung, làm xuất hiện triệu chứng đau bụng kinh.

Dụng cụ tránh thai: Được làm bằng đồng hoặc nhựa dẻo được dặt vào bên trong buồng tử cung để tránh thai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh, đặc biệt trong xuất hiện kinh nguyệt sau khi được đặt.

Đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát thường sẽ đi kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như:

Kinh nguyệt không đều.

Xuất huyết bất thường giữa các lần hành kinh.

Khí hư nhiều hoặc có mùi hôi.

Đau trong khi quan hệ tình dục.

Cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả

Chườm nước ấm và tắm bằng nước nóng

Đây là cách đỡ đau bụng kinh an toàn và hiệu quả khi cơn đau bụng đến tháng không quá dữ dội. Bạn chỉ cần sử dụng túi nước nóng để chườm bụng. Việc này có tác dụng làm cho tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn khiến cho khí huyết lưu thông một cách dễ dàng, dần dần sẽ làm dịu đi cơn đau. Hoặc bạn gái cũng có thể tắm dưới nước nóng vòi hoa sen để làm giảm cơn đau, điều hòa cơ thể.

Massage

Nếu không biết làm gì để hết đau bụng kinh, các bạn gái có thể thử thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn. Việc massage giúp cho phần cơ bụng được giãn ra, giảm thiểu các cơn co thắt đột ngột, nguyên nhân chính gây đau bụng tới tháng. Đây cũng là cách trị đau bụng kinh tại nhà vô cùng hiệu quả và dễ thực hiện.

Tập Yoga

Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể thường tiết ra nhiều hormone estrogen. Do đó bạn gái thường xuyên cảm thấy đau nhức cột sống, nhức mỏi cơ thể, buồn chán và ủ rũ. Vì vậy, hầu hết hội bạn gái chúng mình thường ngưng tập thể dục trước và trong những ngày đèn đỏ. Vậy làm sao hết đau bụng kinh và giảm các triệu chứng khó chịu kể trên?

Một số động tác Yoga có tác dụng làm giảm những cơn đau bụng như quỳ gối, uốn dẻo, giãn cơ, gập người,… Không những thế, tập Yoga còn giúp các bạn gái nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, cải thiện vóc dáng, điều hòa cơ thể.

Sử dụng thuốc giảm đau

Đau bụng kinh dữ dội khiến bạn kiệt sức, vậy làm thế nào để hết đau bụng kinh nhanh và hiệu quả? Thuốc trị đau bụng kinh có thể là câu trả lời cho bạn trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.

“Yêu”

“Yêu” có thể là mẹo giảm đau bụng kinh dễ chịu nhất trong toàn bộ danh sách này. Và đây cũng là một trong những cách giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả nhất. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, “chuyện ấy” củng cố hệ miễn dịch, giảm đau đầu và thậm chí cải thiện trí nhớ.

Các bạn gái có thể đã biết, những cơn cực khoái giải phóng noradrenaline, serotonin, endorphins và dopamine – tất cả có tác dụng giảm cảm giác đau. Lưu lượng máu tới cơ quan sinh dục được kích thích, vì thế, cũng có tác dụng giảm đau nhờ làm ẩm các mô và giãn cơ.

Lên kế hoạch ăn uống trước kỳ kinh

Sử dụng các thực phẩm sau như cách làm hết đau bụng kinh hay cách làm đỡ đau bụng kinh:

Rau xanh và trái cây

Các loại thảo dược như gừng, nghệ, thìa là, đinh hương, quế,…

Đậu nành và các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, hạnh nhân,…

Thực phầm giàu Omega 3 như bơ, cá hồi, cá thu, dầu ô liu,…

Một cách làm bớt đau bụng kinh là hạn chế sử dụng các thức phẩm sau:

Rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc,…

Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nhiều gia vị và dầu mỡ.

Thức ăn chứa nhiều đường như socola, bánh kẹo, mứt,…

Các loại đồ uống và thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem, đồ uống có đá, thức ăn có nhiều tiêu, ớt,…

Việc áp dụng chế độ ăn khoa học, các bạn gái sẽ cảm thấy thấy cơn đau bụng kinh, tình trạng mệt mỏi, buồn nôn và uể oải sẽ thuyên giảm đáng kể. Phối hợp với cách giảm đau bụng khi đến tháng bằng ăn uống, các bạn gái nên có thói quen luyện tập hợp lý để điều hòa kinh nguyệt và hoạt động co bóp của tử cung.

Khi nào bạn gái bị đau bụng kinh cần gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh có thể khởi phát do nguyên nhân nguyên phát hoặc nguyên nhân thứ phát. Vì vậy nếu nghi ngờ đau bụng kinh do các bệnh phụ khoa, hoặc nhận thấy các triệu chứng sau thì bạn gái cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

Đau bụng kinh dữ dội và không có đáp ứng khi sử dụng thuốc giảm đau.

Buồn nôn và ói mửa.

Âm đạo đau rát.

Thường xuyên ra khí hư có mùi, đặc và màu bất thường.

Máu kinh có màu đen và mùi hôi khó chịu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh – Hệ Thống Y Khoa Diamond trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!