Xu Hướng 3/2023 # Cách Phát Hiện Ung Thư Vòm Mũi Họng Sớm Và Dự Phòng Bệnh Hiệu Quả # Top 9 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Phát Hiện Ung Thư Vòm Mũi Họng Sớm Và Dự Phòng Bệnh Hiệu Quả # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cách Phát Hiện Ung Thư Vòm Mũi Họng Sớm Và Dự Phòng Bệnh Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

     Bệnh nhân Nguyễn Văn B., Nam, 50 tuổi đến khám khám tại phòng khám Tai Mũi Họng – Bệnh viện tỉnh Quảng Trị với lý do: ù tai kéo dài và có hạch vùng góc hàm trái. Bệnh nhân được nối soi và phát hiện khố u chiếm toàn bộ vòm mũi họng sần sùi tăng sinh mạch máu. Xét nghiệm giải phẫu bệnh chẩn đoán K vòm giai đoạn muộn.

Hình 1. Ung thư vòm mũi họng

     Như vậy, ung thư vòm phát hiện sớm rất khó vì có các triệu chứng vay mượn và khối u nằm sâu trong hốc mũi nên khám thông thương không phát hiện.

    Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, một trong 10 loại 

ung thư

 thường gặp nhất tại Việt Nam. Bệnh dễ mắc phải ở những người có lối sống không lành mạnh, tiền sử gia đình có người mắc ung thư vòm họng, nam giới ở tuổi 40 – 60. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi bằng các can thiệp y tế như xạ trị, hóa trị.

1. Định nghĩa ung thư vòm mũi họng:

     Ung thư vòm họng còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi). Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10- 12%.Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời

2. Nguyên nhân gây nên ung thư vòm:

      Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao có thể kể đến là:

Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp,…

Ăn nhiều cá muối, thức ăn lên men như đồ muối chua, thịt hun khói,

Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích.

Có tiền sử người thân trong gia đình (cha/mẹ/anh chị em) bị ung thư vòm họng.

3. Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm nhất

     Dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua, đôi khi xuất hiện hạch nhỏ ở cổ nhưng không đau.

     Đau họng kéo dài là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vòm họng

Nổi hạch cổ.

Ngạt mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhầy mũi lẫn máu.

Đau đầu, thường là nhức nửa đầu, âm ỉ cả ngày.

Ù tai, mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachie,

Giảm hoặc mất thị lực, sụp mi, nhìn đôi.

Có máu trong nước bọt, khó nuốt.

4. Chẩn đoán

Khám sức khỏe tổng quát

 để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh và trao đổi về bệnh sử trước đây của người bệnh.

Nội soi  vòm mũi  họng.

Chụp X-quang, CT, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

Sinh thiết: Bác sĩ lấy mẫu mô nhỏ khi nội soi mũi và xem các tế bào hoặc mô dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các dấu hiệu ung thư vòm họng.

Siêu âm vùng cổ đề phát hiện di căn hạch, gan, lách, di căn xa

Hình 2. Hình ảnh nội soi khối u vòm họng

Hình 3. Hình ảnh nội soi và cắt lớp vi tính khối u vòm họng

5. Điều trị

     Tùy vào giai đoạn ung thư, loại ung thư vòm họng, kích thước khối u, tuổi tác và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

     Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng:

Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.

Hóa trị: Dùng thuốc viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị.

Phẫu thuật: Thường dùng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ họng, không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng.

Ngoài các phương pháp điều trị ung thư vòm họng như trên, hiện nay các phương pháp điều trị mới như công nghệ gen, miễn dịch học…cũng cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.

6. Tiên lượng và cách phòng bệnh ung thư vòm mũi họng

     Tiên lượng bệnh phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện. Ở giai đoạn I và II, tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới 80 – 90%, nhiều trường hợp có thể khỏi hẳn. Với ung thư vòm họng ở giai đoạn III, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 30 – 40% và giai đoạn muộn chỉ còn 15%. Ngoài ra, tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, trong đó ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ. Ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.

       Dự phòng ung thư vòm mũi họng:

Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích.

Điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm ở đường mũi.

Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng khi có các biểu hiện bất thường.

Tập luyện thể dục, ăn uống điều độ.

Không ăn thức ăn mặn, thức ăn lên men.

Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Tài liệu tham khảo

     Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bện lý về tai mũi họng. Nhà xuất bản y học 2016.

Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Ung Thư Vòm Họng?

Đối với những trường hợp thanh niên nam nữ trên 30 tuổi có nhu cầu khám định kỳ để sàng lọc bệnh lý về ung thư vòm họng hoặc những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư vòm họng như gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng, những người hút thuốc lá và uống rượu nhiều. Bên cạnh đó, những bệnh nhân hay người già và trẻ em có các triệu chứng bất thường thường xuyên là chảy máu cam, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, nổi u hạch vùng cổ… nên tầm soát để phát hiện sớm ung thư vòm họng.

Tầm soát ung thư vòm họng là cách duy nhất để phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm nhất hiện nay sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Đối với Nam/Nữ trên 30 tuổi có nhu cầu khám định kỳ để sàng lọc bệnh lý về ung thư vòm họng hoặc những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư vòm họng như gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng, những người hút thuốc lá và uống rượu nhiều. Bên cạnh đó, những bệnh nhân hay người già và trẻ em có các triệu chứng bất thường thường xuyên là chảy máu cam, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, nổi u hạch vùng cổ… nên tầm soát để phát hiện sớm ung thư vòm họng.

Chú ý nhận biết những biểu hiện bất thường của bản thân như nghẹt mũi, chảy máu mũi, hay máu lẫn nhày mũi, nhiễm trùng tai, dịch tai giữa, ù tai, nghe kém, nổi hạch vùng cổ, đau đầu âm ỉ hay lan tỏa, tê, liệt mặt do u lớn xâm lấn nền sọ gây liệt các dây thần kinh sọ não hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân để đi khám kiểm tra sức khỏe sớm.

Phân loại Ung thư vòm họng WHO

Ung thư biểu mô (carcinoma) không biệt hoá chiếm 75% – 85%.

Loại ung thư biểu mô biệt hoá chiếm 10% – 15%.

Ung thư liên kết (sarcoma) hiếm gặp khoảng: 5%.

Bác sĩ thường nội soi để xem xét kỹ cổ họng của bạn có bị u loét hay không. Nếu bác sĩ phát hiện điều gì bất thường trong khi nội soi, sẽ cần lấy một mẫu mô (sinh thiết) để làm xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một mẫu từ hạch bạch huyết bị sưng bằng cách sử dụng kỹ thuật “chọc hút kim mịn” là yếu tố chẩn đoán xác định.

Các xét nghiệm hình ảnh như chúng tôi vùng vòm họng, nền sọ để đánh giá sự xâm lấn của khối u lên nền sọ hoặc MRI để chẩn đoán sớm được kích thước khối u , mức độ xâm lấn và di căn và XQ phổi, siêu âm bụng để phát hiện di căn xa ở gan, phổi.

Thường gặp khối u ở nóc vòm, cửa mũi sau, lan vào hốc mũi gây nghẹt mũi có khi kèm theo mủ có mùi hôi lẫn máu hoặc chảy máu cam.

Khối u ở loa vòi, lan theo vòi Eustache ra tai giữa gây ù tai, nghe kém một bên rõ rệt. Đau trong tai lan ra vùng xương chũm. Chảy mủ tai lẫn máu, có mùi thối. Soi tai: Màng nhĩ thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu, u có thể qua hòm nhĩ và lan ra ống tai ngoài.

U lan xuống dưới đẩy phồng màn hầu là ảnh hưởng đến giọng nói (giọng mũi hở), nuốt hay bị sặc, có thể lan tới họng phía sau amiđan. Có thể gặp hội chứng Trotter: Điếc, khít hàm, liệt màn hầu.

Ung thư lan lên nền sọ gây các hội chứng nội sọ như: Tăng áp lực nội sọ và liệt các dây thần kinh sọ gây lé trong, gây mù mắt. Đau nhức vùng trán và ổ mắt, tê bì nửa mặt , liệt cơ nhai gây khít hàm gây liệt họng, liệt màn hầu, liệt cơ ức đòn chũm, cơ thang và liệt lưỡi

Trước một bệnh nhân có những triệu chứng trên, bác sĩ sẽ khám tỉ mỉ vòm họng (soi vòm gián tiếp qua gương hoặc soi vòm bằng ống soi (cứng, mềm). Nếu soi vòm có thể thấy một tổ chức sùi mủn nát, loét hoặc thâm nhiễm dễ chảy máu.

Vì vậy không được chủ quan mà cần chú ý nhận biết những biểu hiện bất thường của bản thân để đi khám kiểm tra sức khỏe sớm. Gói tầm soát, và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản tại Vinmec gồm đầy đủ các dịch vụ cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng, phát hiện các bất thường khác tại khu vực vòm – hạ họng – thanh quản.

XEM THÊM:

Làm Sao Để Phát Hiện Ung Thư Vòm Họng? Khám Tầm Soát Ung Thư Vòm Họng Ở Đâu?

Nội soi Tai Mũi Họng để phát hiện bất thường – Ảnh: chúng tôi

Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc ung thư vòm họng cao đứng trong top đầu của thế giới. Số lượng bệnh nhân ung thư vòm họng ngày càng tăng lên đáng kể.

Bệnh ung thư vòm họng và những dấu hiệu nhận biết

Giống như các căn bệnh ung thư khác, bệnh ung thư vòm họng ban đầu thường không có nhiều triệu chứng hay dấu hiệu đặc biệt gì để người bệnh cảm thấy lo lắng mà đi tới khám bác sĩ. Đôi khi các triệu chứng đó còn dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh tai mũi họng thông thường. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng thì người bệnh mới bắt đầu lo ngại và đi khám bệnh. Do đó mà tỉ lệ tử vong vì ung thư vòm họng ở nước ta khá cao.

Một số dấu hiệu hay triệu chứng để nhận biết bệnh ung thư vòm họng mà mọi người không nên chủ quan bỏ qua đó là:

1. Các triệu chứng về khu vực tai – mũi – họng

Ù tai, tai cảm giác ứ nước, nghe kém, đau tai, tai chảy mủ, bị viêm tai giữa nhiều lần

Ngạt mũi, chảy dịch mũi lẫn máu, chảy máu mũi

Họng đau, ho, khạc dịch nhày lẫn máu, mắt bị mờ

Các triệu chứng về vùng cổ, đầu

Người bệnh đau đầu dai dẳng, đau tê vùng mặt

Khó nói hay bị khàn tiếng

Nổi hạch bất thường ở vùng cổ

Nổi u, loét ở miệng cũng là một trong những dấu hiệu thường bị bỏ qua ở bệnh ung thư vòm họng – Ảnh: http://afamily.vn

Thường xuyên bị tiêu chảy, khó chịu trong bụng, đi tiểu nhiều lấn trong ngày, phân có máu, ho ra máu, khó chịu trong dạ dày.

2. Các triệu chứng về tiêu hoá

Ai dễ mắc bệnh ung thư vòm họng?

Những người thường xuyên ăn các loại dưa muối, cà muối, các loại thức ăn lên men… làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích,… cũng có tỉ lệ mắc ung thư vòm họng cao.

Bệnh ung thư vòm họng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, nam giới trong khoảng 40 – 60 tuổi là đối tượng dễ mắc chứng ung thư này nhất. Mặt khác, lối sống, chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng đối với tất cả mọi người. Cụ thể:

Ung thư vòm họng nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề không kém các loại ung thư khác. Tầm soát ung thư vòm họng là một trong những biện pháp giúp phát hiện sớm căn bệnh này. Người bệnh nên sớm gặp các bác sĩ Tai mũi họng giỏi để được khám chữa kịp thời, tránh để lại biến chứng.

Khám tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?

Torng bài viết này, BookingCare xin giới thiệu một số địa chỉ khám tầm soát ung thư vòm họng tốt tại Hà Nội để người bệnh, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc có thể tham khảo.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 024 3868 6050

1. Khoa Ung bướu – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Khoa Ung bướu Bệnh viện Tai Mụi Họng Trung ương là chuyên khoa điều trị bệnh lý về tai mũi họng và chuyên sâu khối u đầu cổ thông qua các phương pháp khám và phẫu thuật tiên tiến, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương – Ành: Người dùng chia sẻ

Chuyên khoa tập hợp các bác sĩ Tai mũi họng giỏi, có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong quá trình làm việc. Vì đây là chuyên khoa điều trị chuyên sâu tai mũi họng nên mọi người nên cân nhắc lựa chọn khoa Ung bướu – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương để khám tầm soát ung thư vòm họng.

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

2. Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc

Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc là một trong những nơi có đầy đủ các thiết bị hiện đại, kỹ thuật khám và điều trị được cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu chữa trị số lượng bệnh nhân ngày càng đông.

Khoa là nơi tập hợp của đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và quốc tế. Đặc biệt, các bác sĩ quốc tế đến từ những nơi có nền y học phát triển trên thế giới như Singapore. Với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong ngành, người bệnh có thể yên tâm khi đến tầm soát ung thư vòm họng tại Bệnh viện Thu Cúc.

Mọi người nên Đặt lịch trước để được nhân viên hướng dẫn cụ thể trước khi đi khám: Đặt lịch Tầm soát ung thư vòm họng tại Bệnh viện Thu Cúc

Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

3. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế, khám và điều trị ung thư cho hầu hết bệnh nhân ở khu vực phía Bắc và Trung. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là cơ sở đầu ngành về khám, tầm soát và điều trị ung bướu, ung thư, các bệnh u,…

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tập hợp những bác sĩ chuyên môn giỏi về ung thư, ung bướu. Họ làm việc cật lực và cẩn thận, tạo tâm lý lạc quan, thoải mái để đem đến sức khỏe cho những bệnh nhân không may mắc phải những căn bệnh quái ác như ung thư.

Tầm soát ung thư vòm họng là một trong những gói tầm soát của Bệnh viện Ung bướu. Tại đây, người đăng ký tầm soát sẽ được trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các thủ thuật, xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng cơ thể có mắc ung thư vòm họng hay không.

Vì là bệnh viện công, chi phí thực hiện tầm soát ung thư vòm họng tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phù hợp với hầu hết các đối tượng người đi khám.

Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

4. Bệnh viện K

Bệnh viện K là cơ sở điều trị ung thư, ung bướu hàng đầu phía Bắc. Hầu hết các bệnh nhân ung thư ở khu vực phía Bắc tập trung điều trị đông đảo tại Bệnh viện K. Trong đó, khoa Nội 2 là nơi điều trị ung thư vòm họng, ung thư cổ, ung thư khoang miệng,…

Là một bệnh viện lâu đời, Bệnh viện K từ lâu nổi tiếng với những kỹ thuật khám chữa bệnh hiện đại. Bệnh viện cũng thường xuyên thực hiện tầm soát ung thư cho những ai có nhu cầu và đăng ký. Đội ngũ y sĩ bác sĩ của Bệnh viện K trực tiếp làm việc với nhiều bệnh nhân ung thư trong một khoảng thời gian dài nên hiểu rõ những dấu hiệu, triệu chứng của các loại bệnh ung thư phổ biến.

Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khám và điều trị ung thư tại Thành phố Hà Nội – Ảnh: Người dùng chia sẻ

Tầm soát ung thư vòm họng tại Bệnh viện K, người đi tầm soát sẽ biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống thích hợp.

Địa chỉ: số 1E Trường Chinh, Hà Nội

5. Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện An Việt

Bệnh viện Đa khoa An Việt là bệnh viện tư có tiếng ở Hà Nội điều trị bệnh đa khoa, nổi bật là chuyên khoa Tai Mũi Họng. Chuyên khoa đảm nhiệm điều trị chuyên sâu bệnh lý tai mũi họng, từ viêm nhiễm đến các bệnh như ung thư. Ngoài ra, chuyên khoa còn thực hiện tầm soát ung thư vòm họng, giúp bệnh nhân nhanh chóng xác định tình trạng sức khỏe của mình và có phương án điều trị hợp lý.

Bệnh viện Đa khoa An Việt tập hợp những bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Đứng đầu bệnh viện là bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An, ừng giữ chức vụ Trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Để phát hiện và ngăn chặn kịp thời ung thư vòm họng, ngay khi có dấu hiệu tốt hơn hết bạn nên đến các bệnh viện để kiểm tra, thực hiện tầm soát. Việc thực hiện tầm soát giúp bạn kiểm soát sức khỏe của mình tốt và hiệu quả hơn.

Ung Thu Vom Hong Ung Thư Vòm Họng Trieu Chung Ung Thu Vom Hong Triệu Chứng Ung Thư Vòm Họng Điều Trị Ung Thư Vòm Họng Dieu Tri Ung Thu Vom Hong Cach Nhan Biet Ung Thu Vom Hong Cách Nhận Biết Ung Thư Vòm Họng

là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành từ 35-55 tuổi, đặc biệt nam nhiều hơn nữ. Ung thư vòm họng đứng thứ tư trong số các bệnh ung thư nói chung và hiện Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ mắc rất cao, gần với tỉ lệ của người Trung Quốc (20-30 lần so với các nước khác). Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa biết về ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là gì?

Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào. Phần sau của họng gọi là vòm mũi họng được lót bằng hàng triệu tế bào mà chúng phát triển và phân chia theo một trình tự nhất định. Đôi khi các tế bào này không thể kiểm soát được sự phân chia của chúng dẫn đến sự phát triển một khối u. Thông thường các khối u vòm mũi họng là u ác tính, vì thế chúng có thể xâm lấn trực tiếp đến các vùng ở phía sau của họng.

Các tế bào ung thư theo đường bạch huyết, đường máu và lan tràn đến các hạch cổ và các cơ quan ở xa như xương, gan, não… Khi ung thư lan tràn đến các cơ quan đó, sẽ có dấu hiệu của di căn hoặc xâm lấn và có thể là nguyên nhân tử vong.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ VÒM HỌNG

* Lúc đầu người bệnh sẽ cảm thấy hơi vướng, hay nghẹt nhẹ ở mũi. Thời gian không triệu chứng này kéo dài từ 8-10 tháng.

* Giai đoạn lâm sàng kết hợp một phần hoặc tất cả các hội chứng:

Hội chứng mũi 20%: Chảy máu mũi tái phát, thường máu chảy ít, mũi bị nghẹt một bên, dần dần hai bên. Đôi khi chảy nước mũi kèm với mủ xuống họng, đau nhức sau mũi, vùng trên màn hầu.

Hội chứng về tai 25%: Do vòi nhĩ bị nghẹt, gây viêm tai giữa. Bệnh nhân bị ù tai (tiếng ve kêu trong tai như: o o, vù vù, vo vo…), cảm giác nặng tai, nghe kém, đau, chảy nước tai. Có thể cả hai tai khi u lớn, lan rộng sang loa vòi bên kia.

Hội chứng thần kinh 15%: nhức đầu (đau âm ỉ một bên đầu, tăng dần), song thị ( liệt dây VI), đau thần kinh hàm trên hay hàm dưới và liệt các dây thần kinh sọ khác.

+ Cổ: một hay nhiều u cục hoặc khối cứng.

+ Họng: khàn tiếng, nuốt vướng, đau, khạc ra nhày, máu.

Khi có những triệu chứng này phải cảnh giác và đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG

Theo Wikipedia, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau: Giai đoạn I: 98%; Giai đoạn II: 95%; Giai đoạn III: 86%; Giai đoạn IV: 73%. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho thấy kết quả điều trị ung thư vòm tại Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể. Để tầm soát ung thư vòm họng bạn nên đi thăm khám tai mũi họng định kỳ và thực hiện nội soi để giúp phát hiện các khối u.

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời khi khối u còn nhỏ, chưa di căn, càng sớm điều trị tỉ lệ thành công càng cao.

CÁCH PHÒNG BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG

Sống lành mạnh, không hút thuốc lá và thực hiện tầm soát ung thư vòm họng kết hợp nội soi định kỳ. Đặc biệt khi thấy các dấu hiệu tai mũi họng bất thường bạn nên đi thăm khám ngay, tránh chần chừ và tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt nếu có các triệu chứng như nhức đầu, xì mũi ra máu, ù tai, hạch cổ to thì thường khối u đã lớn, di căn nên bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH GỬI TẶNG BẠN CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG. NHẤP VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phát Hiện Ung Thư Vòm Mũi Họng Sớm Và Dự Phòng Bệnh Hiệu Quả trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!