Xu Hướng 9/2023 # Cách Phòng Tránh Dị Tật Bẩm Sinh Mẹ Bầu Cần Biết # Top 13 Xem Nhiều | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Phòng Tránh Dị Tật Bẩm Sinh Mẹ Bầu Cần Biết # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Phòng Tránh Dị Tật Bẩm Sinh Mẹ Bầu Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dị tật bẩm sinh là những bất thường về nhiễm sắc thể, cấu trúc hoặc chức năng trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Vậy cách phòng tránh dị tật bẩm sinh như thế nào?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Nguyễn Bá Sơn – Trưởng Phòng Di truyền MEDLATEC chia sẻ: “Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng số trẻ em mắc dị tật bẩm sinh ngày càng gia tăng với tỷ lệ 1/33. Điều đó có nghĩa cứ 33 trẻ được sinh ra, 1 bé mắc dị tật bẩm sinh”.

Bác sĩ Sơn cũng cho biết, trẻ mắc dị tật bẩm sinh thường rất khó điều trị. Tùy mức độ nặng nhẹ của loại dị tật mà trẻ mắc phải quyết định đến khả năng sống, tuổi thọ, sinh hoạt và sự hòa nhập với cộng đồng của trẻ. Vì vậy, để sinh ra những người con khỏe mạnh, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng khuyên mẹ bầu trước khi có dự định mang thai nên khám sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị những căn bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Khi thăm khám, mẹ bầu cũng được tư vấn những mũi tiêm phòng cần thiết như cúm, rubella, viêm gan B… để phòng ngừa rủi ro về sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai. Hãy thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh gia đình để được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết.

Sàng lọc trước sinh

Sàng lọc trước sinh là phương pháp y học hiện đại nhằm phát hiện và chẩn đoán nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi trong giai đoạn sớm, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý cũng như lời khuyên tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi.

Bác sĩ Bùi Đức Lâm – Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn phân tích: “Khi mang thai, sản phụ thường lo lắng về những căn bệnh từ rối loạn nhiễm sắc thể gây các dị tật như: Bất thường cặp nhiễm sắc thể số 21, gây nên hội chứng Down (thiểu năng trí tuệ, bất thường tim mạch, tiêu hoá và các cơ quan khác), bất thường cặp nhiễm sắc thể số 18 gây hội chứng Edwards (ảnh hưởng nhiều cơ quan của thai nhi, gây tử vong thai nhi, tử vong sớm sau sinh), bất thường cặp nhiễm sắc thể 13 gây hội chứng Patau (gây sảy thai, thai lưu hoặc tử vong sớm sau sinh, trẻ sống sót bị khuyết tật lớn về não như não nhỏ, não thất duy nhất và nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe). Tùy thuộc vào từng thời điểm, bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc trước sinh bằng các xét nghiệm và phương tiện chẩn đoán hình ảnh riêng giúp phát hiện được những dị tật bẩm sinh của bé”. 

Dị Tật Thai Nhi Và Cách Phòng Tránh Mà Mẹ Bầu Nên Biết

Làm sao để tránh dị tật thai nhi?

Câu hỏi bởi: NguyenVietAnh6727

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho cháu hỏi: Cháu năm nay 27 tuổi. Con đầu của cháu bị dị tật phổi ở tuần thai 22, tuần 23 cháu sinh non (có can thiệp) tại Bệnh viện C vào ngày 30/8/2014 (sinh thường). Ngày 16/10 cháu tiêm phòng MMR. Bác sĩ cho cháu hỏi đến thời điểm hiện tại cháu đã có thể có con lại chưa và cần lưu ý những gì để tránh dị tật thai nhi?

Cảm ơn bác sĩ!

Như vậy bạn mới sinh được 2 tháng và không rõ bạn đã hành kinh lại chưa? Nếu chưa hành kinh lại thì khó có thai. Thời kỳ hậu sản kéo dài 42 ngày sau sinh, như vậy bạn vừa mới qua thời kỳ này và bạn lại tiêm phòng MMR (phòng sởi, quai bị, Rubella). Kết hợp các yếu tố trên khẳng định bạn không được phép có thai vào thời điểm này vì: Sau tiêm MMR phải 6 tháng mới nên có thai còn tốt nhất sau 1 năm vì nếu có sớm có thể Rubella còn tác động. Sau đẻ thường 1 năm thì mới nên có thai vì khi đó cơ thể mới ổn định.

Để tránh dị tật cho các lần mang thai tiếp theo bạn nên ăn uống và sinh hoạt hợp lý tránh tiếp xúc hóa chất độc hại (có thể là các chất bảo quản hoặc kích thích trong thực phẩm), trước khi có thai nên đi khám toàn thân, khám sức khỏe sinh sản cả 2 vợ chồng. Khi có thai bạn đi khám thai ở cơ sở y tế và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể làm xét nghiệm Panorama test (xét nghiệm mới nhất) từ tuần thai thứ 9 và làm chỉ 1 lần duy nhất có thể phát hiện các bất thường ở nhiễm sắc thể thai nhi (không cần làm ở mốc 11,12, 21, 22, 31, 32 tuần).

Tư vấn về nguy cơ dị tật thai nhi

Câu hỏi bởi: Phương

Xin chào các bác sĩ.

Hiện em 28 tuổi, đang có bầu bé trai đầu lòng được 34-35 tuần. Lần siêu âm gần nhất là tuần 34 + 3 ngày (vào ngày 9-9-2023) với các chỉ số:

Tim thai: 145/p ĐK lưỡng đỉnh: 86 mm CD xương đùi: 60 mm ĐK ngang bụng: 91 mm ĐK ngang ngực: 93 mm Trọng lượng thai nhi: 2230 gr Ngôi đầu, 1 vòng nhau quấn cổ. Nhau bám mặt trước, nhóm II. Độ trưởng thành II. AFI = 8-9 cm Doppler: Động mạch rốn UM. Artery RI=0.53, S/D=2.15 Động mạch não giữa MCA/RI=0.71, S/D=3.48

Bác sĩ siêu âm kết luận rằng thai hơi nhỏ so với tuổi thai: nhẹ kí và CDXĐ ngắn. So với kết quả khám lần trước (33 tuần) thì tuần này thai không phát triển được nhiều do bánh nhau bị canxi hóa độ II. Em đã nói với bác sĩ là lần siêu âm trước (33 tuần) thì CDXĐ vẫn trong mức ổn (62mm) mà lần này (tuần 34) lại bị tụt xuống. Bác sĩ lại đo lại CDXĐ nhưng chỉ số vẫn thế (60mm). Bác sĩ hỏi họ nội và họ ngoại có ai bị lùn không? (Họ nội dáng người khá cao, và họ ngoại thì không cao lắm nhưng vẫn cân đối).

Em cám ơn nhiều ạ.

Xin trả lời các thắc mắc của bạn cụ thể như sau:

Với kết quả siêu âm như vậy thì gần như các kết quả đều trong giới hạn bình thường, trọng lượng thai ước trên siêu âm sẽ là cộng, trừ (+ -) 200g do vậy bạn cũng không lo việc thai 34 tuần ước trọng lượng 2230 g đâu. Trong những tuần còn lại chắc chắc thai sẽ phát triển rất nhanh về trọng lượng.

Khi có thai cần ăn cân đối 4 thành phần dinh dưỡng đó là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin (rau củ quả) trong đó chất đạm nên tăng cường nhiều hơn để thai nhi phát triển tốt. Trong tôm, cua có nhiều canxi và chất đạm vì thế bạn có thể ăn nhiều hơn, cũng nên kết hợp cùng các loại cá, thị bò, thị gà, trứng…

Uống thuốc các loại sau: viên sắt : đề phòng thiếu máu do thiếu sắt; canxi: đề phòng loãng xương đối với mẹ và giúp con có đủ can xi để phát triển chiều cao; vitamin tổng hợp loại dành cho phụ nữ có thai giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và cũng đỡ bị nghén.

Chẩn đoán dị tật thai nhi

Câu hỏi bởi: Mai Hương

Thưa bác sĩ. Lúc thai 12 tuần 6 ngày em có đo độ mờ da gáy kết quả đo được là 2mm. Vừa rồi khi thai 26 tuần 1 ngày (08/09/2023) vì kết quả siêu âm bé bị giãn nhẹ bể thận hai bên (P) 6,8, (T) 4,4 mm, giãn nhẹ não thất bên (P) 10,5mm, (T) 8,1 mm em đã làm thủ thuật chọc ối tại bệnh viện Từ Dũ để kiểm tra dị tật thai nhi. Kết quả chọc ối cho thấy NST 13, 18, 21 và giới tính bình thường, kết quả xét nghiệm sinh học phân tử Toxoplasma gondii âm tính, kết quả xét nghiệm sinh học phân tử cytomegalovirus âm tính. Bác sĩ tư vấn thai em không có vấn đề gì về theo dõi thêm. Nhưng vừa qua ( 29/08/2023) em đi kiểm tra lại và siêu âm doppler màu mạch máu tiền sản lúc này thai được 29 tuần 1 ngày thì được kết quả như sau: ĐKLĐ 80 mm (98%), CV ĐẦU 295 mm (97%), CDXĐ 56 mm (53%), CDX CÁNH TAY 49 mm (38%), ĐKNB 84 mm, CV BỤNG 271 mm (92%). Cân nặng 1670g(+/-10%) (92%). Nhịp tim 146 lần/phút. Ngã tư não thất bên (P) 11,4 – (T) 6,2 mm. Lượng nước ối 21 – 22 cm. Chiều dài thể chai 37 mm. ĐK gian hai hốc mắt 17mm. CD xương mũi 8,9 mm. Doppler màu ĐM rốn RI 0,6 PI 1,0 S/9 3. Bể lớn hố sau giãn 14 mm. ĐKTS bể thận bên (P) 9,4 mm, và (T) 8,6 mm. Như vậy có phải thai đang có nguy cơ não úng thủy không ạ? Lượng ối có bị dư không ạ? Với cân nặng và các chỉ số đo như trên thì thai có lớn quá không thưa bác sĩ ? Và như vậy có vấn đề nguy hiểm gì với bé không ạ. Em cám ơn ạ.

Hỏi về việc xét nghiệm dị tật thai nhi?

Câu hỏi bởi: le hang

Chào bác sĩ.

Em tên Hằng, năm nay 26 tuổi em đang có bầu hiện nay được 17 tuần tuổi. Em mới đi Từ dũ xét nghiệm về dị tật của em bé hôm 16 tuần, hôm 12 tuần em đi siêu âm đo độ mờ da gáy bác sĩ kêu độ mờ da gáy của con em bình thường nhưng em đi xét nghiệm thì bác sĩ lại nói là tỷ lệ mắc bệnh Down của con em cao 1/245. Em rất lo lắng và hoang mang xin bác sĩ giúp em.

Cám ơn bác sĩ.

Bệnh mề đay có gây dị tật thai nhi không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Năm nay cháu 26 tuổi mang thai lần đầu tiên. Trước khi mang thai cháu có bị mày đay cháu có đi khám ở bệnh viện da liễu bác sĩ cho thuốc cháu uống nhưng không khỏi rồi cháu phát hiện cháu mang bầu được 6 tuần thì cháu không uống thuốc gì nữa sau 2 tuần thì cháu khỏi bệnh. Cháu không tìm hiểu kĩ bệnh tác động cho thai nhi như thế nào nên bây giờ thai của cháu được 3 tuần rồi có đọc bài báo biết bệnh ở giai đoạn đầu gây dị dạng cho thai nhi. Bây giờ cháu rất hoang mang không biết phải làm sao nữa. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Có thai 3 tháng đầu nếu bị nhiễm vi rút (cảm cúm, Rubeon, sốt xuất huyết…) hoặc dùng thuốc Aspirin thì mới có thể tác động làm có thể thai bị dị dạng bẩm sinh (sứt môi, thừa ngón chân…). Bệnh mề đay không tác động đến thai nghén.

Chúc mạnh khỏe!

Nguyên Nhân Cùng Cách Phòng Tránh Tình Trạng Dị Tật Bẩm Sinh Ở Thai Nhi Trước Hay Trong Khi Mang Thai

Cách phòng tránh dị tật bẩm sinh trước và trong khi mang thai. Việc thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh là điều không cha mẹ nào mong đợi. Và chính vì vậy mà việc thai nhi có khỏe mạnh hay không phần lớn phụ thuộc vào thể chất của người mẹ trước và trong thai kỳ nên cha mẹ phải thật lưu ý những dưỡng chất bổ sung vào cho mẹ trong lúc mang thai vì thực tế là có thể những loại thức ăn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh cho bé con trong bụng. Đặc biệt dị tật bẩm sinh ở thai nhi là những trường hợp không may và thường để lại hậu quả nặng nề cho con yêu của bạn nên cần phải có những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn đến các dị tật bẩm sinh

Mẹ lớn tuổi trên 35 khi sinh con hoặc Bố trên 50 tuổi khi sinh con

Tiền sử cá nhân hay gia đình có khuyết tật bẩm sinh(di truyền)

Sử dụng một số loại thuốc vào thời điểm mang thai

Đái tháo đường khi mang thai

Và một số nguyên nhân khác: bệnh của mẹ khi mang thai hay tiền sử tiếp xúc với một số hóa chất độc hại, mẹ thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, mẹ bầu bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước nóng, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai…

Cách phòng tránh thai nhi bị dị tật trước và trong khi mang thai

Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần uống bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Thiếu hụt folate là nguyên nhân gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh (phổ biến nhất trong số này là dị tật nứt đốt sống) ở thai nhi. Những dị tật này xuất hiện rất sớm trong thai kỳ, thậm chí trước khi người mẹ có thể nhận biết mình mang thai để bổ sung folate kịp thời. Ngay cả lần khám thai đầu tiên (thường vào khoảng tuần thứ 10) cũng đã là quá trễ để cứu vãn tình hình.

Khám bệnh, tư vấn sức khỏe trước khi muốn mang thai

Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ có bệnh mãn tính trước đó.

Bảo vệ sức khỏe mẹ thật tốt trong thời kỳ mang thai

Bạn hãy có ý thức tự chăm sóc bản thân, có lối sống lành mạnh và vận động tập luyện thể dục thường xuyên để luôn khỏe mạnh, sức khỏe của bạn chính là yếu tố quyết định sức khỏe của con yêu.

Không uống rượu trước và khi mang thai

Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.

Tránh xa thuốc lá dù là chủ động hay thụ động

Theo tổ chức March and Dimes, nếu mọi phụ nữ mang thai đều được cách ly với thuốc lá (dù là hút thuốc chủ động hay thụ động), tỷ lệ sảy thai sẽ giảm đi 5%, tỷ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, tỷ lệ sinh non giảm 8%, tỷ lệ thai chết lưu giảm 11% và tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm 5%

Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường

Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.

Không tuỳ tiện dùng thuốc đặc biệt khi mang thai

Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng đều phải được bác sĩ sản phụ khoa và chuyên khoa kê đơn cẩn thận (bạn cần cho bác sĩ chuyên khoa biết mình đang mang thai để được kê đơn phù hợp). Ngay cả với các loại thuốc chữa các bệnh thông thường không cần kê đơn, bạn cũng cần được bác sĩ cho phép mới được sử dụng để không gây hại cho thai nhi.

Khó có thể xác định nguyên nhân của hầu hết các dị tật bẩm sinh, nhưng nếu gia đình của vợ chồng bạn từng có lịch sử dị tật, xét nghiệm chẩn đoán di truyền giúp phân tích nguy cơ dị tật có thể là một xét nghiệm hữu ích cho bạn. Kết quả giám định di truyền có thể giúp các bác sĩ tư vấn về nguy cơ dị tật cho vợ chồng bạn để đưa ra quyết định mang thai và sinh con.

Thai Nhi Bị Dị Tật Bẩm Sinh: Nỗi Đau Cần Sớm Chấm Dứt

Năm 2011, chị Lâm Thị Mỹ V. (ở Sóc Trăng) đã sinh một bé gái có 2 đầu. Năm 2012, một phụ nữ ở Hà Giang cho ra đời 2 bé gái sinh đôi dính nhau phần ngực, bụng, có chung một bộ phận sinh dục và được đưa vào Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương. Năm 2023, lại thêm một ca song sinh dính liền cũng ở Hà Giang được đưa về BV Việt Đức.

Trên thế giới, các ca sinh đôi dính nhau chỉ chiếm tỉ lệ 1/50.000 trường hợp. Trong khi ở Việt Nam, những năm qua đã phát hiện nhiều ca song sinh dính nhau, hoặc các trường hợp trẻ sơ sinh bị dị tật nặng nề. Các ca song sinh dính nhau được tách thành công rất hiếm, còn lại, nhiều trường hợp tử vong ít ngày sau khi sinh, như trường hợp 2 bé song sinh ở Hà Giang năm 2012 và cặp song sinh cũng ở Hà Giang năm 2023.

Khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã nhấn mạnh: Ca song sinh dính nhau này một lần nữa cho thấy vấn đề sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng. Đặc biệt, vấn đề chất lượng sàng lọc trước sinh cũng được đặt ra, khi gia đình sản phụ cho biết, chị đã có 2 lần siêu âm trong thai kỳ nhưng vẫn không phát hiện ra thai dính nhau. Trường hợp này nếu phát hiện sớm trước sinh, sẽ có hướng xử lý phù hợp hơn, để các cháu bé không phải ra đời trong hoàn cảnh bệnh tật và gia đình các bé cũng tránh được những buồn đau, lo lắng không đáng có.

Nhiều trường hợp cháu bé dị tật mà chúng tôi đã gặp trong các cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ cũng cho thấy, những bào thai bị dị tật không được phát hiện sớm đã khiến khi trẻ sinh ra bị tật nguyền hoặc thiểu năng trí tuệ, làm cho không chỉ các cháu thiệt thòi, mà còn là nỗi đau cho gia đình, là gánh nặng của xã hội. Đáng nói là, những trường hợp thương tâm này hoàn toàn có thể tránh được, nếu công tác sàng lọc trước và sau sinh được làm tốt.

Một lần, chúng tôi xin trực đêm cùng các bác sĩ ở Trung tâm Cấp cứu -chống độc của BV Nhi Trung ương và vô cùng bất ngờ khi thấy trong các bệnh nhi nhập viện, có rất nhiều em bé bị dị tật bẩm sinh.

TS. Lê Ngọc Duy – Giám đốc Trung tâm cho biết: Bé Chớ A Hảo (người dân tộc Mông, ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) mới 4 ngày tuổi đã nhập viện vì dị tật vùng xương sọ, phần trán phía trước không có xương, khả năng sống sót rất ít. Anh Chớ A Chồng, bố cháu, cho biết, khi có thai, mẹ cháu là chị Giàng Thị Say, đã không đi khám thai, nên khi sinh mới biết con bị dị tật. Giường bên cạnh là bé Nguyễn Văn Th. (Nam Định), vừa bị thiểu năng trí tuệ, vừa bị dị tật chân tay lại bị bệnh phổi khá nặng. Sát đó là cháu Nguyễn Thị L. (Nghệ An) bị dị tật bẩm sinh chân tay.

Trong lần đến Việt Nam khám sàng lọc dị tật bẩm sinh cho các em nhỏ, bác sĩ Roberto DeCastro – chuyên gia phẫu thuật hàng đầu trên thế giới về tái tạo bộ phận sinh dục trẻ em, cũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy số trẻ bị dị tật bẩm sinh bộ phận sinh dục khá cao. Ông bất ngờ vì tỉ lệ này trên thế giới rất thấp, chỉ 1/25 triệu người và ông cũng chỉ phải phẫu thuật có 30 trường hợp ở các nước. BS. Roberto nhấn mạnh rằng, đó là những số phận khổ đau và rất dễ bị tổn thương.

Một con số khác từ BV Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết, mỗi năm, Việt Nam có hàng ngàn trẻ em bị khuyết tật khe hở môi và vòm miệng, làm biến dạng khuôn mặt trẻ, rối loạn phát âm, khiến trẻ ngại hòa nhập, dễ trở thành gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Thống kê của BV Bạch Mai cũng cho thấy các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ là tim, chân vẹo, môi chẻ hoặc hở hàm ếch, thiếu chi hoặc chân tay dị dạng, hội chứng down …Mỗi năm, có hàng ngàn cháu bé phải mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em” cũng là minh chứng về tỉ lệ dị tật bẩm sinh của trẻ không nhỏ. Điều này không chỉ trở thành nỗi đau cho gia đình mà chính cuộc sống tương lai của các em cũng gặp nhiều khó khăn.

Sàng lọc trước sinh – biện pháp quan trọng

Tổ chức Y tế thế giới cho biết, mỗi năm trên thế giới có tới 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật bẩm sinh. Ở Việt Nam, số trẻ ra đời bị di tật cũng chiếm khá cao. Mỗi năm cả nước có tới 22.000-30.000 trẻ bị mắc trong hơn một triệu trẻ em sinh ra.. Theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm cả nước có hơn 1,5 triệu em bé chào đời, trong đó có tới 1.400 – 1.800 trẻ bị bệnh Down; 1.000 – 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 300 – 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh; 15.000- 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD; 2.200 trẻ bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể nặng sinh ra và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Tỉ lệ này là khá cao bởi nếu thai phụ được sàng lọc trước sinh kết hợp với sàng lọc sơ sinh, có thể chẩn đoán để xác định được nhiều trường hợp bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp, loại bỏ được 95% dị tật, cho cho ra đời những em bé khỏe mạnh.

Hiện nhiều bà mẹ mang thai không biết rằng, một số bệnh ở bào thai hoặc trẻ sơ sinh nếu được phát hiện, điều trị sớm, sẽ tránh cho trẻ những hậu quả nặng nề về trí tuệ và thể chất, hay trẻ được chẩn đoán có nguy cơ bị bệnh thì các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, hoặc tư vấn để người mẹ có quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, nhiều người cũng sợ phải đối mặt với tình huống không may sẽ khó xử, nhất là khi được bác sĩ tư vấn đình chỉ thai nghén. Chính tâm lý này cũng khiến cho các bà mẹ ngại ngần việc sàng lọc trước sinh và là nguyên nhân để nhiều em bé bị dị tật về thể chất hoặc thần kinh vẫn phải ra đời.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, các bà mẹ cần chú ý đến việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh, vì tương lai của các em bé. Tuy nhiên, nhiều nơi sản phụ chủ động đi sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn thấp, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đại đa số các bà mẹ đi khám thai đều ở giai đoạn muộn, khi thai đã ngoài 28 tuần tuổi, hoặc chỉ đi khám khi có biểu hiện nghi ngờ đã khá rõ. Theo các bác sĩ, hầu hết các sản phụ đi khám chỉ nhằm biết giới tính của con chứ không phải để sàng lọc. Vì thế, việc can thiệp sàng lọc trước sinh ít hiệu quả, thậm chí là không thể.

Trách nhiệm của nhân viên y tế

Song, để dẫn đến những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh chào đời còn có phần trách nhiệm của cán bộ y tế khi không phát hiện được thai nhi dị tật. Trường hợp 2 em bé sinh đôi dính nhau ở Hà Giang là một ví dụ, khi gia đình cho biết, mẹ của 2 bé đã đi siêu âm 2 lần trong quá trình mang thai, nhưng nhân viên y tế cũng không phát hiện ra sự bất thường của thai nhi. Mẹ 2 bé ở Nghệ An và Nam Định mà chúng tôi gặp ở BV Nhi cũng cho biết, các chị hiểu việc sàng lọc trước sinh rất quan trọng với tương lai đứa trẻ cũng như với cả gia đình, nên đã đi khám thai đầy đủ. Nhưng đáng tiếc là nhân viên y tế đã không phát hiện được dị tật của thai nhi, nên cuối cùng, các chị đã sinh ra những đứa bé dị tật, để cả cháu và gia đình chị đều khổ.

Với những thai phụ đã đi khám, siêu âm đầy đủ, với mong muốn sinh ra những đứa con khỏe mạnh, nhưng cuối cùng đã không được, cho thấy, chất lượng sàng lọc trước sinh ở nhiều cơ sở y tế còn yếu. Bởi nếu phát hiện trước sinh các trường hợp dị tật và tư vấn chuyên nghiệp, chắc chắn, thai phụ sẽ có hướng xử lý phù hợp, để các cháu bé không phải ra đời trong bệnh tật và gia đình cũng không phải chịu gánh nặng đáng tiếc theo suốt cuộc đời các bé.

Mặc dù ngành y tế đã khuyến cáo rất nhiều về việc các bà mẹ mang thai cần sàng lọc trước sinh để có thể biết chính xác 90% thai nhi của mình khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường về sức khỏe, nhưng việc sàng lọc trước sinh vẫn có nhiều lỗ hổng, khi chính là nguyên nhân để mỗi năm, Việt Nam vẫn có một tỉ lệ không nhỏ các em bé dị tật ra đời.

Với khoảng 22.000-30.000 trẻ ở Việt Nam bị dị tật bẩm sinh mỗi năm, nếu làm tốt việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh, sẽ phát hiện được khoảng 1.400 trẻ bị down, 500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 200 trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh, cùng hàng ngàn trẻ bị các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, khi phát hiện các thai phụ mắc bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi, khả năng rất xấu nếu em bé sinh ra, dĩ nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về người làm mẹ, nhưng bác sĩ cần tư vấn kỹ càng cho thai phụ biết trước được những gì sẽ xảy đến cho họ, nhất là cho cuộc đời đứa trẻ trong tương lai, để các bà mẹ có quyết định chính xác.

Rõ ràng, vai trò của các thầy thuốc việc vận động, tuyên truyền để các bà mẹ mang thai đi khám sàng lọc là rất quan trọng. Khi phát hiện các trường hợp nếu sinh ra có khả năng xấu cho sức khỏe đứa trẻ, các thầy thuốc cần tư vấn kỹ càng cho thai phụ, để hạn chế tối đa những em bé bị dị tật ra đời.

Bệnh viện nào khám sàng lọc trước sinh?

Theo Tổng Cục dân số, việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình nào mà là bước đi lâu dài của ngành dân số, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi. Vì thế, Bộ Y tế đã triển khai Đề án tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh tại 100% tỉnh, thành phố trên cả nước. Toàn quốc có 6 trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện sớm những bất thường hay dị tật thai nhi là: BV Phụ sản Trung ương, BV Từ Dũ TP Hồ Chí Minh, BV Nhi Trung ương, Đại học Y Dược Huế, Trung tâm Sàng lọc – Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Cần Thơ, Trung tâm Sàng lọc trước sinh và sơ sinh tỉnh Nghệ An. Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh của BV Phụ sản Hà Nội có thể sàng lọc được 35 loại bệnh cho trẻ sơ sinh.

Việc phát hiện sớm bệnh từ bào thai hoặc khi mới sinh sẽ giúp loại bỏ tới 95% dị tật bất thường, để cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh, hoặc hạn chế tối đa bệnh cho trẻ khi lớn lên. Theo các chuyên gia, nếu mẹ cháu bé 2 đầu đi khám trong 3 tháng đầu có thai, được bác sĩ có chuyên môn khám, thì chỉ cần với máy siêu âm 2 chiều đã có thể biết được thai nhi bị dị tật, để tư vấn có nên đình chỉ thai nghén hay không.

Với trên 22.000 trẻ bị bị dị tật bẩm sinh mỗi năm, nếu làm tốt việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh, sẽ phát hiện được khoảng 1.400 trẻ bị down, 500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 200 trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh, 10.000-20.000 trẻ bị thiếu men G6PD và nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Những thai nhi bị dị tật lớn càng cần phát hiện sớm để chấm dứt thai kỳ, tránh các tai biến sản khoa khi sinh. Điều này cho thấy, việc khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh vô cùng quan trọng với từng gia đình cũng như xã hội.

Bà Bầu Nên Bổ Sung Thuốc Gì Để Phòng Tránh Sinh Con Dị Tật? Vitamins Australia

Từ tuần thứ 6 của thai kỳ, các khoang não của thai nhi sẽ sản sinh tủy sống. Phần dịch tủy này sẽ di chuyển vào các khoang trước khi đến não. Chứng giãn não thất diễn ra khi dịch tủy não bị tắc nghẽn hoặc ứ đọng tạo nên giãn não thất và úng thủy não với phần mô não ngày càng ít đi do não thất bị giãn rộng ra. Giãn não thất nếu có đường kính 15mm được gọi là NÃO ÚNG THUỶ. Đây là một trong những dị tật ống thần kinh (neural tube defects) thường gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỉ lệ 0,3-2,5 trên 1.000 trẻ sơ sinh, và là dị tật thần kinh nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc đời của trẻ sau khi sinh ra!

CÁC DỊ TẬT THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH?

* Hội chứng Down (Don Syndrom)

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN DỊ TẬT BẨM SINH Ở TRẺ SƠ SINH?

CÁCH PHÒNG TRÁNH SINH CON BỊ DỊ TẬT BẨM SINH?

1. Kiểm tra sức khoẻ tổng thể cẩn thận & duy trì sức khoẻ tốt cho cả bố & mẹ khi quyết định muốn có con.

2. Theo dõi, kiểm tra & chăm sóc sức khoẻ thai kỳ thật tốt & thường xuyên trong suốt quá trình mang thai.

4. BỔ SUNG AXIT FOLIC TRƯỚC KHI MANG THAI, TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH MANG THAI & CHO CON BÚ

Axit Folic hay còn được gọi là folate hay vitamin B9 giúp tổng hợp DNA & là 1 trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. (hipp.vn)

4.2. Phụ nữ cần được bổ sung lượng Axit Folic mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

Theo khảo sát của Tổ Chức Y Tế Thế Giới & Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, có hơn 50% phụ nữ Việt Nam ở trong độ tuổi sinh sản có nồng độ Axit Folic trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu để có thể phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. (marrybaby.vn)

* Toàn bộ số liệu về liều lượng Axit Folic được mình dịch theo Ban Sức Khoẻ Phụ Nữ của Bộ Y Tế & Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ ( chúng tôi ).

4.3. Axit Folic loại nào tốt cho bà bầu & phụ nữ chuẩn bị mang thai?

– Giá: 219k/ 1 lọ 90 viên

5. Uống thuốc bổ, vitamin tổng hợp & dầu cá trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang bầu & cho con bú.

– Lợi ích của việc uống thuốc bổ bà bầu (vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai):

– 1 số loại thuốc bổ bà bầu tốt được các mẹ Úc đặc biệt ưa chuộng & tin tưởng sử dụng:

– Ngoài ra, bạn nên kết hợp dùng thuốc bổ bà bầu với dầu cá Omega-3 để bổ sung lượng EPA & DHA cần thiết cho bé, giúp bé phát triển trí não, tăng cường thị lực, có hệ miễn dịch tốt, ít bị cảm vặt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, bổ sung dầu cá Omega-3 thường xuyên trong quá tình mang thai còn giúp người mẹ giảm khả năng bị sảy thai, sinh non & hạn chế nhiễm trùng thai kỳ. ( chúng tôi ) ( chúng tôi ).

1 số loại dầu cá Omega-3 của Úc đã được kiểm định lượng thuỷ ngân (mercury tested) an toàn cho mẹ bầu sử dụng trong suốt quá trình mang thai & cho con bú:

Điện thoại: 01234 485 731 – 0914 774 997

Liên hệ mua hàng toàn quốc: 01234 485 731 (gặp Vân Trần)

Cách Phòng Tránh Dị Tật Thai Nhi Trước Và Trong Thai Kỳ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ngày nay, dị tật thai nhi ngày càng có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, những kiễn thức trong quá trình mang thai cũng như cách phòng chống dị tật thai nhi trong thai kỳ không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình nói chung và của toàn xã hội nói riêng.

1. Dị tật thai nhi là gì?

Những bất thường của em bé trong giai đoạn bào thai được gọi là dị tật thai nhi. Bao gồm các dị tật về hệ thần kinh, đầu, mặt, vùng bụng và hệ xương, chi. Một số dị tật thai nhi bao gồm:

Dị tật ống thần kinh thai nhi

Hội chứng Down

Dị tật hệ xương (chân tay khèo , vẹo)

Sứt môi và hở hàm ếch

Dị tật tim bẩm sinh

Khuyết tật hậu môn

Dị tật nứt đốt sống

Video đề xuất:

Các dị tật thai nhi thường gặp

2. Cách phòng tránh dị tật thai nhi trước thai kỳ 2.1 Giám định di truyền

Nếu gia đình vợ hoặc chồng bạn có lịch sử bị dị tật di truyền thì xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước sinh sẽ phần nào xác định được nguy cơ dị tật, kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tư vấn về nguy cơ dị tật để đưa ra các giải pháp cho việc mang thai và sinh con.

Có hai cách giám định di truyền là xét nghiệm sàng lọc trước sinh và xét nghiệm chẩn đoán trước sinh. Trong đó, kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT được coi là “chìa khóa” để giải mã dị tật thai nhi, mang lại cải thiện vượt trội về kết quả sàng lọc trước sinh.

Với ưu điểm vượt trội là không xâm lấn, hoàn toàn không gây hại cho thai nhi và có thể thực hiện sớm từ tuần thứ 8 trở đi, NIPT được khuyến cáo chỉ định với các đối tượng có nguy cơ cao và thực hiện thường quy tại Vinmec.

2.2 Khám bệnh trước khi thụ thai

Người mẹ trong thời gian mang thai nếu bị mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm thận, các bệnh do nhiễm khuẩn, béo phì hoặc có vấn đề về thần kinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Phụ nữ trước khi mang thai nên đi khám bệnh tổng quát, nếu có mắc bệnh ảnh hưởng đến thai nhi thì có thể chữa trị trước khi mang bầu hoặc báo với bác sĩ để theo dõi trong quá trình mang thai . Hiện tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec có gói khám tiền sản trước sinh gồm : khám , siêu âm ,xét nghiệm các mẹ toàn diện trước khi mang thai .

2.3 Uống bổ sung acid folic sớm

Acid folic có thể làm giảm tỉ lệ đột biến gen dẫn đến dị tật. Vì vậy phụ nữ trước khi mang thai nên bổ sung acid folic trước ba tháng.

Những dị tật do đột biến gen thường xảy ra từ rất sớm trong thai kỳ, nhiều khi từ trước khi thai phụ nhận biết được mình đã mang thai. Acid folic có thể bổ sung qua đường uống thuốc hoặc từ các thực phẩm tự nhiên như súp lơ, hạt hướng dương, đậu cô ve, quả bơ, trứng, măng tây…

2.4 Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai hiện nay đang dần là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn. Tiêm phòng giúp thai phụ tránh được những bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Các loại vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm: vắc xin cúm; viêm gan B, Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella… Nên tiêm vắc xin trước khi mang thai từ 3-6 tháng.

3. Cách phòng tránh dị tật thai nhi trong thai kỳ 3.1 Tránh xa các chất kích thích

Rượu là chất kích thích gây nghiện và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Thai phụ trong quá trình mang thai tuyệt đối không nên uống rượu vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng.

Uống rượu sẽ làm giảm sự lưu thông trong máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng cũng như dưỡng khí qua thai nhi sẽ bị suy yếu, tăng khả năng gây dị tật thai nhi.

Phụ nữ mang thai nên cách ly với thuốc lá ( chủ động và thụ động) vì thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phổi và não của thai nhi

3.2 Tránh tiếp xúc độc tố từ môi trường

Phụ nữ có thai nên tránh những khu vực có nhiều hóa chất độc hại, kể cả các hóa chất tẩy rửa dùng trong gia đình. Nếu thai phụ làm trong môi trường có nhiều chất độc hại thì nên sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc để bảo vệ bản thân.

Phụ nữ mang thai nên tránh xa chó mèo và các loại vật nuôi khác vì trên cơ thể chúng thường có các vi khuẩn gây bệnh.

3.3 Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh và hợp lý luôn là cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh. Thai phụ nên bổ sung nhiều thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi và nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn.

Nên bổ sung các vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như B9, sắt, canxi, DHA qua nguồn thực phẩm. Thai phụ cũng nên duy trì cân nặng lý tưởng và lối sống lành mạnh

3.4 Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ giúp thai phụ nắm bắt được tình hình của thai nhi cũng như sớm phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các cách xử lý nếu phát hiện thai nhi bị dị tật. Hiện nay siêu âm thai cũng giúp phát hiện sớm các trường hợp dị dạng thai nhi.

Ngoài ra thai phụ cũng nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình mang thai, tránh uống thuốc bừa bãi gây hại cho thai nhi.

Để phòng tránh dị tật bẩm sinh trong thai kỳ, ngay từ trước khi mang thai và trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám và theo dõi thai kì mà bác sĩ đã đưa ra. Ngoài ra, cần thực hiện sàng lọc và chẩn đoán cần thiết khi mang thai giúp phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ngay từ trong giai đoạn bào thai. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong công tác can thiệp sớm trong bào thai hay điều trị sớm sau sinh, giúp trẻ phát triển bình thường.

Dị tật bẩm sinh là một trong các bệnh lý di truyền có thể sàng lọc sớm từ tuần thứ thứ 8 với ưu điểm vượt trội là không xâm lấn, hoàn toàn không gây hại cho thai nhi.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT được tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn khuyến cáo nghiêm ngặt của ILLUMINA. Kết quả phân tích sẽ có sau khoảng 1- 2 tuần và được các chuyên gia di truyền tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ Gen thẩm định. Quý khách hàng sẽ được tư vấn cụ thể các nguy cơ bới các bác sĩ Y học bào thai có nhiều năm kinh nghiệm về các vấn đề có thể gặp phải khi thực hiện xét nghiệm NIPT, đặc biệt đối với các trường hợp âm tính/dương tính giả để có hướng can thiệp phù hợp.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên là bác sĩ siêu âm sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 11/2023. Bác sĩ Liên đã có trên 10 năm kinh nghiệm là bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khoa Siêu âm tại bệnh viện đầu ngành sản phụ khoa phía Nam – bệnh viện Từ Dũ.

Video đề xuất:

Những mốc siêu âm thai quan trọng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phòng Tránh Dị Tật Bẩm Sinh Mẹ Bầu Cần Biết trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!