Bạn đang xem bài viết Cách Tạo Thói Quen Cho Trẻ Đi Ngủ Sớm được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ sản xuất hoocmon tăng trưởng khi trẻ ngủ và hệ miễn dịch cũng được hoạt động để hoàn thiện hơn trong thời gian này, vì vậy trẻ em cần được ngủ nhiều hơn vào thời kỳ tăng trưởng, để giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh kèm theo đó là trí thông minh của trẻ sẽ đảm bảo hơn.
Thời gian ngủ là thời gian não của trẻ được điều chỉnh lại để tăng thêm năng lượng, giúp trẻ học và ghi nhớ mọi thứ, phát triển toàn diện về mặt tinh thần lẫn thể chất. Trẻ càng thức khuya sẽ càng giảm cơ hội phát triển của trẻ, cả về chiều cao lẫn nhận thức. Theo nghiên cứu đưa ra so sánh một đứa trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng ngủ ít hơn sẽ có chiều cao và trí tuệ thấp hơn trẻ em ngủ đủ giờ giấc trong một ngày. Chưa kể đến sức đề kháng bị suy giảm, ngoài ra còn có thêm nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như hành vi (trẻ ngủ không đủ giấc dễ nóng nảy, cáu gắt, thiếu kiên nhẫn và dễ bị bỏ cuộc)
Cách khắc phục thói quen đi ngủ muộn của trẻ
Thiết lập thói quen đi ngủ sớm cho trẻ
Làm một số việc giúp trẻ thử giãn đầu óc trước khi ngủ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn cho trẻ. Ví dụ như cho con tắm nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ. Mở đèn mờ trong không gian ngủ để giúp trẻ không sợ hãi bóng tối và kích thích cơ thể trẻ sản xuất hormone ngủ – melatonin. Khi trẻ đã lên giường, khuyến khích trẻ đọc thầm hoặc nghe một vài bản nhạc thư giãn hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe, với giọng đều đều và nhỏ nhẹ.
Tạo đồng hồ sinh hoạt cho trẻ. Thức đúng giờ và ngủ đúng giấc
Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy gần như cố định mỗi ngày và không thay đổi. Điều này giúp đồng hồ sinh học trong cơ thể của con trẻ hoạt động theo một chu kỳ tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhất.
Kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng trong phòng ngủ của con bạn
Một không gian riêng tư, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để có giấc ngủ ngon. Phòng ngủ lý tưởng của con bạn nên tối, yên tĩnh, thông gió tốt và gọn gàng. Kiểm tra xem phòng ngủ của con bạn có quá sáng hay quá ồn không. Ánh sáng xanh từ tivi, màn hình máy tính, điện thoại và máy tính bảng có thể làm giảm tiết hóc môn melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ. Cha mẹ nên tắt những thứ này ít nhất một giờ trước khi đi ngủ hoặc để màn hình ra khỏi phòng con của bạn vào ban đêm.
Ăn đúng giờ giấc và ăn đủ no
Hãy đảm bảo rằng con bạn có một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý. Cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ có thể khiến con bạn tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái. Điều này có thể khiến bé khó ngủ hơn. Vào buổi sáng, một bữa ăn sáng lành mạnh sẽ giúp khởi động đồng hồ sinh học của trẻ đúng thời gian.
Như bài viết trước đã đề cập đến vấn đề ánh sáng tự nhiên ban ngày rất tốt cho sức khỏe con người và giúp giấc ngủ ngon giấc hơn. Khuyến khích con bạn nhận càng nhiều càng tốt ánh sáng tự nhiên trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Ánh sáng rực rỡ giúp ngăn tiết melatonin. Điều này giúp con bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và tạo ra melatonin vào thời gian cần thiết trong chu kỳ ngủ của trẻ.
Nên hạn chế các loại thức ăn, nước uống có chứa cafein
Đối với một đứa trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí não của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Việc lựa chọn các loại chăn ga gối nệm sao cho phù hợp cũng đặc biệt quan trọng. Mặc dù chỉ mới ra mắt trong khoảng thời gian gần đây nhưng dòng nệm cao su thiên nhien Adora Latex cũng đã chiếm được rất nhiều tình cảm của tất cả mọi người, bởi mức giá khá tốt kèm theo đó là thiết kế thông minh các lỗ tròn thoát hơi không hề gây hầm bí lưng giúp cho trẻ có giấc ngủ sâu hơn.
Tại Sao Trẻ Không Ngủ Trưa Và Làm Sao Để Tạo Thói Quen Ngủ Trưa Cho Trẻ?
Tại sao trẻ không ngủ trưa?
Giấc ngủ trưa là thời gian nghỉ ngắn để tránh cho trẻ không bị mệt mỏi, giúp cải thiện tâm trạng. Đó cũng là khoảng thời gian mà bố mẹ có thể tranh thủ giải quyết các công việc lặt vặt hoặc nghỉ ngơi.
Hầu hết trẻ mới biết đi có tổng số thời gian ngủ trong ngày là khoảng 14 tiếng, cụ thể:
11 giờ đồng hồ ngủ buổi đêm;
1-1,5 giờ cho mỗi giấc ngủ trong ngày, và trẻ sẽ ngủ khoảng 1-2 giấc, trong đó có 1 giấc ngủ trưa.
Vậy vì lý do tại sao trẻ không ngủ trưa? Trẻ không ngủ trưa có thể do một vài nguyên nhân sau:
Nếu trẻ ngủ đêm đủ giấc khoảng 14 tiếng thì khả năng cao là trẻ sẽ không ngủ những giấc ngắn trong ngày nữa. Điều này khá nguy hiểm vì có thể gây xáo trộn thói quen ngủ của trẻ.
Từ 1 tuổi trở đi, trẻ có thể bắt đầu chuyển từ 2 giấc ngủ ngắn trong ngày thành 1 giấc.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu ngủ trưa?
Lập thời gian biểu hằng ngày cho trẻ phù hợp với giờ ngủ trưa cố định. Bố mẹ cũng nên điều chỉnh lịch sinh hoạt của bản thân sao cho phù hợp với giờ ngủ trưa của trẻ;
Bố mẹ cần đặt trẻ xuống giường đúng giờ ngủ trưa đã quy định để hình thành thói quen cho trẻ, ngay cả khi trẻ không chịu ngủ trưa;
Bố mẹ nên sắp xếp một khoảng thời gian thật yên tĩnh trước khi bắt đầu giấc ngủ trưa của trẻ, để trẻ không mải mê vui chơi dẫn đến quá phấn khích và khó ngủ;
Hãy cân nhắc về việc cho trẻ ngủ trưa sớm hoặc muộn hơn một chút so với trước đó. 1 giờ chiều là khung giờ ngủ trưa khá điển hình đối với các bé ở trong độ tuổi từ 1 đến 3.
Sau bữa trưa, bố mẹ nên cho bé nằm xuống thư giãn, ngay cả khi con không chịu ngủ trưa.
Nếu con mệt mỏi và cáu kỉnh hơn vào cuối ngày, bố mẹ nên thử cho bé đi ngủ sớm hơn.
Một số lưu ý khi tạo thói quen ngủ trưa cho trẻ
Để con quen dần với việc ngủ trưa thì bố mẹ nên lên thời gian biểu từ sớm.
Với bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng
Bố mẹ hãy chú ý quan sát xem trẻ có dấu hiệu buồn ngủ hay không (dụi mắt, quấy khóc,…). Nếu trẻ buồn ngủ, bố mẹ hãy nhanh chóng đặt bé lên giường. Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ vào một khung giờ cố định để tạo thói quen ngủ cho con. Hãy tạo ra một không gian thật yên tĩnh và đủ tối để giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn.
Với trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Nhiều bố mẹ lo lắng rằng việc ngủ trưa sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm của trẻ, đặc biệt với những trẻ ngủ trưa muộn (khoảng 2-3 giờ chiều mới bắt đầu ngủ). Bố mẹ cần cân nhắc về việc cho trẻ ngủ đúng nhu cầu và theo lịch cố định, chứ không nên để trẻ ngủ khi đã quá mệt. Khi trẻ quá mệt thì sẽ rất dễ bị quá giấc, dẫn tới mất ngủ.
Nếu bố mẹ cảm thấy việc ngủ trưa muộn gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ buổi đêm của trẻ thì bố mẹ hãy tạo ra không gian phòng ngủ yên tĩnh và tối để giúp con ngủ trưa sớm hơn. Bố mẹ cũng có thể đánh thức trẻ dậy sớm hơn vào buổi sáng để có thêm nhiều thời gian vui chơi, từ đó giấc ngủ trưa cũng bắt đầu sớm hơn.
Tại Sao Nên Cho Trẻ Đi Ngủ Sớm: Cách Giúp Trẻ Đi Ngủ Đúng Giờ
Trẻ ngủ khi nào là muộn?
Theo nhiều bác sĩ nhi khoa, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên đi ngủ tối vào lúc 8h30 – 9 giờ tối và với trẻ lớn trên 5 tuổi, mốc thời gian này có thể lùi xuống khoảng 1 tiếng nghĩa là 10 giờ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng tuân thủ được những mốc thời gian trên vì có nhiều yếu tố như ánh sáng, âm thanh, thói quen sinh hoạt của cả gia đình ảnh hưởng đến trẻ. Bố mẹ phải rất kiên trì mới có thể hình thành được thói quen đi ngủ sớm cho con.
Tại sao nên cho trẻ đi ngủ sớm
Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với hoóc – môn phát triển của bé. Theo các chuyên gia sức khỏe, trong giai đoạn phát triển, trẻ nhỏ cần ngủ ít nhất 10-12 tiếng buổi đêm. Lý do chính là bởi trong khi ngủ, hoóc-môn tăng trưởng đạt ngưỡng cao nhất. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ về sau.
Chính vì thế, nếu trẻ không được ngủ đủ giấc đêm, quá trình phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Một số biểu hiện rõ nhất của vấn đề này có thể kể đến như:
Làm thế nào để rèn trẻ đi ngủ sớm?
Trước hết, bố mẹ nên là những người đi đầu và làm gương cho trẻ về thói quen ngủ sớm, vì trẻ nhỏ thường rất hay học và theo người lớn. Bố mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen ngủ lành mạnh để từ đó tạo ra nếp sống tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tinh thần lẫn thể chất. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tập cho con đi ngủ sớm bằng một số cách như:
Thay đổi giờ đi ngủ của cả gia đình
Thay vì bắt trẻ đi ngủ sớm một mình, bố mẹ nên thay đổi thói quen ngủ của cả gia đình. Nhiều trẻ thấy rằng mặc dù đã lên giường nhưng đèn vẫn sáng và bố mẹ vẫn chưa chịu ngủ thì sẽ nghĩ chưa đến giờ đi ngủ.
Hình thành một vài thói quen trước giờ đi ngủ
Hình thành một vài thói quen trước giờ đi ngủ cũng sẽ giúp trẻ vào giấc tốt hơn, ví dụ như đọc sách trước giờ đi ngủ. Làm vậy, chỉ sau một vài ngày, trẻ sẽ hiểu rằng cứ khi nào bố mẹ lấy sách ra là đến giờ đi ngủ rồi.
Các yếu tố như ánh sáng hay âm thanh đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên để tâm đèn ngủ và không gian ở phòng ngủ cho trẻ. Đèn vàng nhẹ sẽ giúp trẻ thư gian và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại đều ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng trước giờ đi ngủ để tránh hình thành thói quen xấu cho con.
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, hy vọng qua bài viết trên, sau khi đã hiểu được tại sao nên cho trẻ đi ngủ sớm, bố mẹ sẽ chọn ra những cách giúp trẻ ngủ sớm phù hợp và hiệu quả nhất, từ đó hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của con trẻ.
11 Cách Ngủ Sớm Cho Người Quen Thức Khuya
Đảm bảo về điều kiện nhiệt độ, âm thanh và ánh sáng
Nhiệt độ, âm thanh và ánh sáng là 3 yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giấc ngủ của bạn. Rất ít người có thể ngủ tại nơi ồn ào, náo nhiệt, có ánh sáng quá chói hoặc quá nóng/ quá lạnh. Nhưng cũng cực ít người có khả năng từ chối giấc ngủ sẵn sàng bởi chăn ấm, đệm êm, ánh sáng ấm và dịu, không gian yên tĩnh. Vì thế, hãy đảm bảo rằng:
Nhiệt độ trong phòng luôn mát mẻ, có thể hơi se lạnh một chút để giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Tắt tất cả các thiết bị phát ra âm thanh: Tắt kết nối internet để tránh bị làm phiền bởi thông báo từ mạng xa hội, email, tắt tivi, đài…
“Kiêng” dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Thói quen kiểm tra điện thoại, lướt web là một trong những điều rất xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn thức khuya. Không kể đến việc bạn bị “cuốn” theo các dòng trạng thái trên mạng xã hội đến mức không thể đặt điện thoại xuống, chính ánh sáng từ điện thoại là thứ khiến não bộ của bạn căng thẳng hơn.
Trước khi ngủ khoảng 30 phút – 1 tiếng, hãy đảm bảo rằng bạn bỏ điện thoại xuống, chú tâm cho bản thân và sẵn sàng cho giấc ngủ.
Tư thế ngủ thoải mái nhất
Hãy nằm xuống, nằm ngửa với tay và chân duỗi thẳng thoải mái, nếu bạn muốn nằm nghiêng về bên nào, hãy nằm nghiêng về bên đó nhưng hãy chú ý không nằm co quắp cơ thể hoặc gác tay lên trán.
Ngoài ra, hãy chú ý dùng gối có độ cao, độ cứng phù hợp để giúp cột sống, hệ cơ xương được thư giãn nhất khi ngủ.
Thử một vài liệu pháp massage, xoa bóp nếu quá khó ngủ
Dùng tay và các đầu ngón tay xoa bóp toàn bộ cơ thể, chú ý xoa bóp phần vai, cánh tay, mặt, và da đầu để giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích cơn buồn ngủ.
Một vài huyệt có thể tác động vào các dây thần kinh, chi phối đến giấc ngủ là:
Huyệt ấn đường: Có vị trí tại chính giữa hai đường chân mày.
Huyệt an miên: Nằm phía sau tai, cách dái tai khoảng 1,5cm.
Huyệt thần môn: Nằm ở cổ tay, liền kề dưới bàn tay và chiếu thẳng từ ngón tay út xuống.
Huyệt thiên trụ: Nằm ở phía trên cột sống cổ. Tính từ đốt sống cổ trên cùng đo ngang 1, 5cm.
Khi đã xác định đúng các huyệt trên thì bạn hãy ấn, day nhẹ nhàng lên huyệt trên khoảng 15-20 lần.
Thư giãn cơ bắp với nước ấm
Tắm nước ấm trước khi đi ngủ 1 tiếng giúp bạn dễ chìm vào cơn buồn ngủ hơn vì nó khiến cho máu lưu thông tốt, cùng các cơ, gân, xương được xoa dịu sau một ngày dài hoạt động. Nhớ xức một chút tinh dầu trong phòng tắm để não bộ được nghỉ ngơi.
Tạm quên những căng thẳng ban ngày đi!
Đừng hành hạ đầu óc bạn cả ngày bởi áp lực trong công việc, xích mích với đồng nghiệp hay những bực dọc không cần thiết. Hãy thử áp dụng những mẹo sau để tạm quên những vấn đề này:
Đọc sách: Đọc sách có nội dung hài hước, câu chuyện nhẹ nhàng để giúp tinh thần được thư thái.
Nghe nhạc: Bật nhạc nhẹ, tiết tấu chậm dãi, dịu êm, nhạc thiền, nhạc không lời… để thanh lọc những suy nghĩ trong đầu.
Thở, tập ngồi thiền: Tập trung vào việc hít thở, nhắm mắt lại và nhìn sâu vào cơ thể mình.
Không dùng đồ uống có chất kích thích
Đừng cố gắng ngủ!
Nghe có vẻ lạ nhưng nó là sự thực! Nếu bạn đã lên giường và nằm 15-20 phút mà vẫn chưa thể ngủ được thì không nên cố ép bản thân ngủ. Hãy ngồi dậy bật điện, đi bộ nhẹ nhàng, đọc một cuốn sách hoặc bật một bản nhạc nhẹ. Thư giãn và thả lỏng cơ thể, đừng nghĩ gì cả rồi tắt điện, sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu.
Lên thói quen cho giấc ngủ
Cam kết và thực hiện với bản thân trong việc ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định (lý tưởng nhất là ngủ lúc 10 giờ tối và dậy lúc 6 giờ sáng hôm sau). Khi duy trì được thói quen này thì đồng hồ sinh học của cơ thể bạn sẽ tự nhắc bạn hoàn thành sớm mọi việc và ngủ đúng giờ thôi.
Trà thảo mộc
Một tách trà nhỏ với hoa cúc, bạc hà, nụ hoa tam thất, tâm sen, hoa hồng hoặc hoa oải hương sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tinh dầu có trong các loại trà thảo mộc kể trên và nước ấm có thể giúp cho tinh thần của bạn được thư giãn nhất, sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu.
Bỏ qua mọi quy tắc đã đặt ra bên trên
Người viết đang không hề nói đùa sau khi bạn đã đọc tất cả những lời khuyên trên. Thực tế thì việc nhất nhất tuân thủ một vài nguyên tắc đối với giấc ngủ chỉ làm tăng thêm tình trạng căng thẳng đối với giấc ngủ. Hãy chấp nhận việc bạn đang mất ngủ, cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh để giúp bạn ngủ được. Tốt nhất, hãy cứ bình tĩnh và để đầu óc thảnh thơi, các quá trình để bước vào giấc ngủ sẽ diễn ra một cách tự nhiên như chính nó phải như vậy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Tạo Thói Quen Cho Trẻ Đi Ngủ Sớm trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!