Xu Hướng 9/2023 # Cách Xử Lý Đau Răng Khai Mang Thai # Top 10 Xem Nhiều | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Xử Lý Đau Răng Khai Mang Thai # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Xử Lý Đau Răng Khai Mang Thai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Nguyên nhân gây đau răng khi mang thai 

Bà bầu đau răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể: 

1.1. Trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị đẩy ngược ra khỏi dạ dày và lên đến miệng, dẫn đến ợ chua. Lúc này, dịch vị axit quá nhiều trong khoang miệng có thể ăn mòn răng, dẫn đến răng bị ê buốt và đau nhức. Những cơn trào ngược dạ dày xuất hiện với tần số càng liên tục, thì răng sẽ bị ăn mòn càng nhiều và tình trạng đau nhức răng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. 

1.2. Nội tiết thay đổi

Nội tiết tố thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu đau răng. Cơ thể chị em lúc này trở nên nhạy cảm hơn, khiến việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng nướu, gây ra các vấn đề viêm nướu, sâu răng dẫn đến đau nhức răng. 

1.3. Chế độ ăn uống thay đổi

Phần lớn phụ nữ mang thai đều bị thay đổi khẩu vị ăn uống, thèm đồ chua và ăn nhiều đồ ngọt hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến axit làm mài mòn men răng, vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Từ đó dẫn đến các vấn đề như răng bị ê buốt, viêm nướu, sâu răng… gây đau răng, nhức răng. 

1.4. Thiếu canxi cũng có thể khiến phụ nữ mang thai đau răng

Trong quãng thời gian bầu bí, nhu cầu canxi của cơ thể bạn sẽ tăng lên để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển. Do vậy, nếu không bổ sung đủ lượng canxi trong thai kỳ sẽ khiến răng trở nên yếu hơn, dễ đau nhức khi bị kích thích do ăn uống.

1.5. Vệ sinh răng miệng sai cách

Trong giai đoạn mang bầu, răng nướu trở nên nhạy cảm hơn. Do đó vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển mạnh. Dẫn đến các vấn đề như viêm nướu, đau nhức răng. Ngoài ra, việc đánh răng quá mạnh cũng có thể làm tổn thương răng nướu gây đau răng. 

2. Những nguy hiểm khi bị đau răng trong quá trình mang thai

Nếu trong thai kỳ, chẳng may mẹ bầu bị đau răng kéo dài lâu ngày thì có thể dẫn tới một số vấn đề như: 

2.1. Sinh non và con bị suy dinh dưỡng 

Một nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Hậu sản của Bệnh viện Từ Dũ – chúng tôi năm 2014. Kết quả cho thấy bà mẹ mang thai bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non và nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần so với các mẹ bầu không bị viêm nha chu. Vì đau nhức răng khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, dẫn đến không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Đồng thời, đau răng còn kích thích sản sinh ra prostaglandin gây sinh non.

2.2. Nguy cơ lây truyền vi khuẩn sang con

Phụ nữ trong thai kỳ nếu bị sâu răng dẫn đến nhiễm trùng máu, thì vi khuẩn gây sâu răng S.mutans có thể thông qua đường máu lây sang con. Hậu quả khiến bé sau này dễ bị sâu răng hơn so với bạn bè cùng trang lứa. 

Một số nghiên cứu ở trẻ 4,5 tuổi đã cho thấy, nếu mẹ bị sâu răng khi mang thai, thì trẻ cũng dễ bị sâu răng và sâu răng nhiều hơn những trẻ có mẹ không mắc bệnh lý răng miệng trong thời kỳ mang bầu. 

3. Cách chữa đau nhức răng cho bà bầu

3.1. Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu với thành phần cúc La Mã có tác dụng hỗ trợ giảm đau, kết hợp với các thành phần dược liệu khác hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Đây là sản phẩm được các nha sĩ khuyên mẹ bầu nên sử dụng để giảm các cơn đau nhức răng, cũng như ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.

Thành phần của nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ các dược liệu lành tính. Do đó, đặc biệt phù hợp với bà bầu có răng nướu nhạy cảm. Sử dụng sản phẩm mỗi ngày ít nhất 2 lần, sau vài ngày bà bầu sẽ thấy tình trạng đau nhức răng được cải thiện.

3.2. Nước muối ấm

Sử dụng muối pha với nước ấm độ mặn vừa phải. Muối sẽ giúp khử trùng, sát khuẩn, giúp làm sạch vùng miệng tối đa, dứt cơn đau nhức răng. Súc miệng 2 lần sáng và tối khoảng 30 giây sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.

3.3. Lá lốt

Là bài thuốc từ dân gian được ông cha ta truyền lại. Trong thân và lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu (chủ yếu là beta-caryophylen), còn rễ cây chứa tinh dầu có thành phần chính là benzyl axetat. Cả 3 đều có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả.

Sử dụng lá lốt theo 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng lá lốt giảm đau răng cho bà bầu

Lấy 1 nắm lá lốt đun hoặc giã cùng với một lít nước, cho vào thêm ít muối.

Sau khi nước nguội, gạn lấy nước rồi súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

Cách 2: Dùng rễ cây lá lốt giảm đau răng cho phụ nữ có thai

Sử dụng khoảng 20g rễ cây lá lốt, rửa thật sạch rồi đem giã nát với một ít muối hột, sau đó ép lấy nước.

Dùng tăm bông, hoặc bông gòn sạch thấm vào dung dịch vừa ép, sau đó thấm vào chỗ răng đau. Ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm.

Mỗi ngày làm khoảng 3-4 lần, trong 2 ngày sẽ giảm tình trạng đau răng rõ rệt. Đây là bài thuốc rất hữu hiệu giảm đau răng cho khi mang thai theo kinh nghiệm dân gian.

3.4. Tỏi

Trong tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin, glycogen và fitonxit có công dụng diệt khuẩn và sát trùng hiệu quả. Lấy vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ răng đau trong khoảng 10 phút. 

Kiên trì thực hiện mỗi ngày các mẹ sẽ thấy tác dụng mà chúng mang lại. Và các bà bầu sẽ không còn nỗi lo bị đau răng khi mang thai nữa.

3.5. Gừng

Cũng như tỏi, gừng cũng là một trong số những bài thuốc dùng để chữa trị đau răng. Trong gừng có chứa tecpen, oleoresin và chất men zingibain, đây là một loại thuốc giảm đau rất hữu hiệu.

Có thể kết hợp gừng và tỏi để trị đau răng một cách hiệu quả hơn. Lấy vài tép tỏi khô bóc vỏ giã nát cùng vài hạt muối trắng. Gừng cũng cạo sạch vỏ và giã nát. Tiếp theo, trộn cả 2 lại và đắp lên vùng răng đang bị đau từ 5-10 phút.

Mỗi ngày kiên trì thực hiện vài lần sẽ thấy những chỗ đau răng được giảm đi đáng kể. Với việc bị đau răng khi mang thai, các bà bầu có thể yên tâm sử dụng biện pháp này.

3.6. Cây đinh hương

Trong đinh hương có chứa eugenol, đây là chất gây tê tự nhiên rất mạnh giúp giảm đau hiệu quả, ngoài ra còn có tính sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Đinh hương an toàn với bà bầu, không gây tác dụng phụ.

Dùng 1,2 nhánh đinh hướng ép và nghiến chặt ở giữa răng để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau trong khoảng 1 giờ, các mẹ sẽ thấy cơn đau được giảm xuống hẳn.

Bà bầu đau răng không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu chủ quan cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, chị em cần hết sức cẩn thận nếu bị đau răng trong thời kỳ mang thai. 

Bị Đau Lưng Và Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Và Cách Xử Lý Đúng

Đau lưng và đau bụng dưới là những tình trạng dễ kích hoạt cùng lúc khi mang thai. Chúng khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu và gặp nhiều khó khăn khi vận động. Cần xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn, tránh tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ.

Nguyên nhân gây đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai

Thai kỳ là khoảng thời gian rất nhạy cảm, cơ thể phụ nữ thường có những thay đổi nhất định. Chính những sự thay đổi này có thể khiến cho những cơn đau bất thường phát sinh, điển hình là đau lưng và đau bụng dưới.

Thống kê cho thấy rằng khoảng hơn 90% phụ nữ sẽ bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Trong đó, đa phần là do những thay đổi sinh học thông thường ở cơ thể mẹ. Chỉ khoảng 3% nguyên nhân kích hoạt xuất phát từ các bệnh lỹ mãn tính.

Mẹ bầu có thể bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai do:

1. Vấn đề tăng cân

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Trung bình mỗi phụ nữ sẽ tăng khoảng 10 – 15kg trong suốt thai kỳ. Tăng cân sẽ khiến cho vùng cột sống phải chịu đựng rất nhiều áp lực.

Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần lên, vùng bụng to ra cũng sẽ gây chèn ép đến các khu vực lân cận. Điều này sẽ làm kích hoạt tình trạng đau nhức, dễ gặp nhất là ở vùng thắt lưng, khớp háng và bụng dưới.

2. Tư thế xấu

Mẹ bầu thường rất khó có được tư thế thoải mái cả khi ngồi hay nằm. Bởi bụng bầu chính là vật cản khiến mẹ bầu thường xuyên phải duy trì một tư thế kéo dài. Thói quen thiếu lành mạnh này đã khiến cho vùng cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực.

Áp lực đè nén thường xuyên sẽ khiến cho mạch máu và dây thần kinh lân cận bị chèn ép. Chính điều này là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức lưng trải rộng ra cả vùng bụng dưới xuất hiện.

3. Thay đổi hormone

Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ phải sản xuất lượng hormone relaxin đẻ làm giãn xương chậu và dây chằng. Mục đích là để đáp ứng sự phát triển của bé và chuẩn bị cho kỳ sinh nở.

Chính điều này sẽ gây tác động đến những khu vực lân cận, nhất là vùng thắt lưng và bụng dưới. Đây cũng chính là nguyên nhân kích hoạt những cơn đau lưng và bụng dưới trong thai kỳ.

4. Các vấn đề bệnh lý

Tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai thường là hiện tượng cơ học thông thường nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý.

Mang thai ngoài tử cung: Khiến vòi trứng bị căng giãn quá mức, từ đó kích hoạt tình trạng đau tức vùng bụng dưới lan ra cả lưng. Tình trạng này cần sớm được can thiệp nếu không có thể đe dọa đến tính mạng mẹ bầu.

Sỏi thận: Thường gây đau bụng dưới âm ỉ và đau ở phần lưng bên trái, nhức mỏi vùng hông.

Còn tình trạng đau bụng dưới thì có thể là do các bệnh lý về phần phụ. Thường gặp nhất là u nang buồng trứng, viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung. Ngoài ra đau bụng dưới khi mang thai còn có thể do các vấn đề thông thường như đầy bụng, khó tiêu, táo bón hay những cơn co thắt trong chuyển dạ giả.

Cách khắc phục tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai

Mặc dù có thể chỉ là hiện tượng sinh học bình thường nhưng nếu không sớm xử lý thì tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Điển hình nhất là ảnh hưởng đến chức năng vận động và tâm trạng của mẹ bầu.

Nếu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:

1. Không đi lại, vận động quá nhiều

Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng, việc đi lại và vận động khi mang thai sẽ hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở. Tuy nhiên, nếu đi lại quá nhiều sẽ khiến áp lực dồn nén lên xương khớp nhiều hơn.

Đặc biệt là càng về cuối thai kỳ, bụng bầu càng lớn dần lên, bạn nên hạn chế đi lại và vận động quá nhiều. Bởi có thể khiến những cơn đau ở vùng thắt lưng và bụng dưới diễn ra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, thói quen đi bộ và vận động quá nhiều còn làm tăng nguy cơ bị đau khớp gối ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất mỗi ngày bạn chỉ nên đi bộ khoảng 5 – 10 phút để hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở.

2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Khi mang thai, nhu cầu về dưỡng chất của cơ thể mẹ thường tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả thai nhi.

Chính vì thế, các mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là tăng cường những thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng đau lưng trong thai kỳ.

Ngoài ra, bạn không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thức ăn này thường khó tiêu, dễ gây chướng bụng, táo bón. Từ đó có thể làm phát sinh những cơn đau cuộn thắt ở vùng bụng dưới khi đang mang thai.

3. Dành thời gian nghỉ ngơi

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp và đau bụng dưới xuất hiện. Đồng thời việc nghỉ ngơi cũng sẽ giúp các mệ có được tâm lý thoải mái hơn để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở.

4. Dùng gối cho bà bầu

Bụng bầu chính là vật cản khiến mẹ bầu không thể ngủ ở tư thế thoải mái như bình thường. Để cải thiện vấn đề này, các mẹ có thể sử dụng gối chuyên dụng dành riêng cho bà bầu.

Gối cho bà bầu thường có gần đệm đỡ bụng bầu giúp mẹ bầu có thể ngủ thoải mái hơn. Đồng thời không phải lo lắng vùng cột sống thắt lưng cũng như vùng bụng dưới bị chèn ép.

Bên cạnh đó, khi ngồi mẹ bầu cũng nên kê một chiếc gối nhỏ phía sau lưng để làm giảm áp lực lên cột sống. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu ngồi thoải mái hơn mà còn cải thiện được tình trạng đau nhức lưng và bụng dưới.

5. Xoa bóp vùng đau nhức

Đây là một trong những biện pháp rất hữu hiệu giúp mẹ bầu ức chế nhanh tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Xoa bóp sẽ giúp cho mô cơ được giãn ra, tạo cảm giác thoải mái. Đồng thời, thực hiện xoa bóp ở vùng thắt lưng còn giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.

Bạn có thể sử dụng một chút dầu nóng thoa lên vùng da phía ngoài khu vực bị đau trước khi massage. Đối với vùng bụng nên thoa nhẹ tay để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Liệu pháp xoa bóp nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ để giúp tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Nếu tình trạng đau lưng và đau bụng dưới chỉ là do vấn đề sinh học bình thường thì mẹ bầu không cần thiết phải thăm khám. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu không sớm can thiệp sẽ gây ra tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ.

Bạn nên chú ý thăm khám sớm khi:

Những cơn đau kích hoạt thưỡng xuyên với mức độ dữ dội

Tình trạng đau nhức không giảm khi bạn đã áp dụng các liệu pháp khắc phục

Có các biểu hiện khác đi kèm: mệt mỏi, chán ăn, ngứa vùng kín, nước tiểu bất thường…

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là vấn đề mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần chú ý. Các mẹ tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau để khắc phục. Bởi sử dụng thuốc khi mang thai thường gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Tốt nhất nên thăm khám để bác sĩ hướng dẫn cách xử lý an toàn.

Cách Xử Lý Sưng Nướu Răng

Nếu bạn phát hiện ra rằng mình thường xuyên bị sưng và kích ứng nướu, thì không có gì phải quá lo lắng, vì đây là một tình trạng khá phổ biến. Sưng nướu răng là vấn đề chung của nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, sưng nướu răng không có gì đáng lo ngại và có thể điều trị dễ dàng. Cách tốt nhất để giúp bạn phục hồi là tìm hiểu các dấu hiệu và nguyên nhân gây kích ứng nướu, sau đó tập trung vào việc điều trị và phòng ngừa để có một nụ cười khỏe mạnh và tự tin.

Các Dấu Hiệu

Nướu bị sưng là nướu tấy đỏ và sưng phù, đôi khi sẽ bị chảy máu khi bạn chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn thức ăn giòn hoặc cứng. Các triệu chứng khác bao gồm lở miệng, hôi miệng dai dẳng và mô nướu bị tụt hoặc không dính vào răng. Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài trong một thời gian dài, có thể đã đến lúc bạn nên đến gặp nha sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nguyên Nhân

Viêm nướu: Nguyên nhân chính gây ra sưng nướu răng là do viêm nướu. Nếu bạn không chải răng kỹ hoặc không dùng chỉ nha khoa thường xuyên, đây có thể là nguyên nhân gây ra viêm nướu.

Nguyên nhân do thuốc: Nướu bị sưng có thể là tác dụng phụ của một loại thuốc mới mà bạn đang dùng. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tác dụng phụ của thuốc. Có thể có một loại thuốc thay thế.

Chuyển sang sử dụng sản phẩm của các thương hiệu mới: Chuyển sang nhãn hiệu kem đánh răng hoặc nước súc miệng mới có thể khiến cơ thể phản ứng với một trong những thành phần mới. Hãy để ý các dấu hiệu phản ứng của cơ thể khi bạn chuyển sang sử dụng một thương hiệu mới.

Thiếu chất: Nếu bạn bỏ qua trái cây và rau, chế độ ăn uống của bạn có thể là lý do khiến bạn bị sưng nướu. Đặc biệt, sự thiếu hụt vitamin C có thể gây ra viêm nướu răng nếu bạn không bổ sung đủ liều lượng được khuyến nghị hàng ngày.

Mang thai: Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, nướu bị sưng, viêm và trở nên nhạy cảm là điều thường thấy khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn phản ứng với vi khuẩn, khiến mảng bám dễ hình thành hơn và khiến nướu dễ bị ê buốt.

Khắc Phục: Những Điều Nên và Không Nên Làm Để Điều trị Sưng nướu

Có một số điều bạn có thể làm để điều trị sưng nướu răng, cũng như một số điều mà bạn nên tránh. Hãy tham khảo những điều nên và không nên làm khi điều trị nướu bị viêm trước khi bắt đầu thực hiện quá trình khắc phục tình trạng này.

Nên làm:

Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Nếu nướu bị sưng là do viêm nướu, biện pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề này là giữ vệ sinh răng miệng thật tốt.

Cải thiện chế độ ăn uống của bạn. Tăng lượng trái cây và rau quả của bạn, đồng thời tránh sử dụng nước ngọt và đồ uống có chứa caffein trong một khoảng thời gian nhất định.

Súc miệng bằng nước muối. Muối giúp giảm sưng nướu răng và làm dịu cơn đau do nướu răng gây ra.

Uống thuốc chống viêm. Dùng thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, có thể giúp giảm sưng nướu, cũng như giúp giảm đau và ê buốt.

Ăn thức ăn lạnh. Nếu tình trạng nướu nhạy cảm của bạn không lan sang răng, hãy ăn thức ăn mềm và lạnh, những loại thức ăn này có thể giúp giảm sưng nướu răng và làm dịu một số cơn đau.

Dùng thử benzocaine. Nếu nướu bị sưng khiến bạn khó ăn, uống hoặc nói chuyện, hãy thử sử dụng sản phẩm có chứa benzocaine. Benzocaine thường được bôi trực tiếp lên chỗ sưng hoặc có trong nước súc miệng. Benzocaine sẽ tạm thời giảm đau và làm dịu chỗ viêm.

Đi khám răng. Nếu tình trạng kích ứng nướu của bạn vẫn còn tiếp diễn, hãy hẹn gặp nha sĩ của mình. Nha sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây sưng nướu và đề xuất các phương án điều trị.

Không nên làm:

Tránh các yếu tố gây kích ứng. Không nên tiếp tục sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng gây kích ứng miệng. Nếu bạn thấy mình bị dị ứng hoặc nhạy cảm với kem đánh răng, hãy ngừng sử dụng và quay lại với loại kem đánh răng quen thuộc mà không gây ra vấn đề gì. Nước súc miệng có cồn cũng có thể gây kích ứng, vì vậy hãy tránh sử dụng những loại nước này nếu bạn đang bị sưng nướu.

Không sử dụng rượu và thuốc lá. Cả hai sản phẩm này đều gây kích ứng nướu của bạn và có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn.

Không xem nhẹ vấn đề. Nếu tình trạng sưng tấy vẫn tiếp diễn, hãy đi khám răng ngày để đảm bảo rằng tình trạng kích ứng không phải là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Ngăn ngừa

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sưng nướu và ngăn chặn sự tích tụ mảng bám ngay từ đầu là chải răng kỹ hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Ngay cả khi duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, mảng bám vẫn có thể tích tụ và trở thành cao răng, mà chỉ có thể được loại bỏ bởi thủ thuật vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp. Khám răng định kỳ sáu tháng một lần để vệ sinh và kiểm tra sức khỏe răng miệng nhằm đề phòng mọi vấn đề tiềm ẩn.

Nướu bị sưng có thể gây đau và khó chịu, nhưng trong hầu hết các trường hợp, vấn đề này có thể được điều trị dễ dàng. Khi đã tìm ra nguyên nhân cơ bản, bạn có thể bắt đầu tự điều trị tại nhà và trao đổi với nha sĩ để xin ý kiến chuyên môn. Và bạn sẽ lại sớm có được nụ cười rạng ngời!

Ợ Nóng Khi Mang Thai Xử Lý Thế Nào? Cách Giảm Ợ Nóng Khi Mang Thai?

Ợ nóng là vấn đề thường gặp trong thời kỳ mang thai

Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn 3 bữa/ngày, bạn nên chia thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ. Thực hiện đều đặn chế độ ăn này, bạn sẽ thấy hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện đáng kể và chứng ợ nóng thai kỳ cũng giảm bớt.

Nhai chậm

Khi ăn, bạn hãy nhai kỹ trước khi nuốt. Việc nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm tình trạng ợ nóng.

Tránh xa các tác nhân gây ợ nóng

Nên đọc

Nước giải khát có gas, caffeine, thực phẩm chứa nhiều béo, đồ ăn vặt, thịt chế biến sẵn… là những loại thực phẩm được mệnh danh là kẻ thù của đường tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ dẫn đến trào ngược acid dạ dày và dẫn đến chứng ợ nóng.

Lắng nghe cơ thể

Nếu một loại thực phẩm nào đó khiến bạn cảm thấy buồn nôn, hoặc cảm thấy ợ nóng sau khi ăn nó thì tốt nhất bạn nên tránh xa nó ít nhất trong vài ngày. Nhiều phụ nữ cũng cảm thấy bị ợ nóng vào cùng một thời điểm nhất định trong ngày như: Sau bữa ăn trưa, hoặc ăn tối. Nếu gặp phải trường hợp này, hãy thử đi bộ sau mỗi bữa ăn và không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.

Không vừa uống vừa ăn bà bầu không nên vừa ăn vừa uống để ngăn ngừa chứng ợ nóng

Mặc dù các bác sỹ khuyên bạn nên uống 8 -10 ly nước/ngày, nhưng bạn không nên vừa uống vừa ăn. Việc vừa uống vừa ăn sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa và làm gia tăng tình trạng ợ nóng.

Tập thể dục

Trong thời kỳ Mang thai, bà bầu nên tập luyện thể dục theo lời khuyên của bác sỹ. Tập thể dục sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác.

Chú ý đến tư thế ngủ

Khi đi ngủ, bạn hãy gối cao lên một chút để ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược. Sau ăn, bạn nên nghỉ ngơi từ 30 – 60 phút, rồi hãy đi nằm.

Loại bỏ các thói quen xấu

Phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe cho mẹ, sự phát triển toàn diện của bé.

Thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như chứng ợ nóng. Loại bỏ các thói quen xấu này không chỉ giúp làm giảm chứng ợ nóng, mà còn giúp bảo đảm thai nhi luôn được khỏe mạnh.

Hãy thử dùng thuốc

Nếu các triệu chứng ợ nóng quá khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bà bầu nên tìm đến bác sỹ để được tư vấn sử dụng thuốc kháng acid chứa calci. Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý thực phẩm chức năng PreIQ tốt cho bà bầu và phụ nữ sau sinh:

Thực phẩm chức năng PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ.

TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Vui lòng truy cập website chúng tôi gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2023/XNQC-ATTP * Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Răng Đau Nhức Khi Mang Thai Phải Làm Sao?

Chào Bác sỹ. Em hiện đang mang thai được 11 tuần, dạo gần đây răng hàm em cứ đau nhức vài ngày lại hết và kèm theo chảy máu răng, có hôm đau nhức nhiều đến nỗi không ngũ được. Vì đang mang thai nên rất mau đói, mà răng cỏ thế này em toàn nuốt trộng không thôi. Em lo về lâu dài sẽ không tốt tí nào, vậy bác sỹ cho em hỏi nếu răng đau nhức khi mang thai phải làm sao? Có điều trị được không và mất thời gian bao lâu ạ! ( Thanh Hiền – Tân Phú)

Nha khoa Việt Pháp chào bạn. Bác sỹ hiểu rằng đau răng và chửa trị răng luôn là vấn đề nan giải đối với tất cả mọi người và đặc biệt nhất là ở giai đoạn thai kì mà là 3 tháng đầu như Thanh Hiền.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng như viêm lợi, sâu răng, răng khôn mọc lệch hoặc viêm tủy…Và Thanh Hiền biết không? Trong giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi đặc biệt là gia tăng nội tiết tố, cơ thể sản xuất nhiều estrogen và progesterone. Cộng thêm sự tác động lớn của hooc-mon, chân răng chảy máu và sưng tấy nướu răng nên dễ khiến vi khuẩn tấn công. Thực tế cho thấy tình trạng viêm lợi khi mang thai ở 3 tháng đầu tăng cao, do tình trạng nôn ói khi chải răng. Do đó, một số mẹ sợ chải răng, chải răng ít hoặc chải qua loa chính vì suy nghĩ đó nên răng hình thành mãng bám nguyên nhân gây bệnh viêm lợi chảy máu chân răng cộng hơi thở bốc mùi.

Răng đau nhức khi mang thai phải làm sao?

Do các mẹ thường bị nôn ói, chính vì điều này làm thay đổi môi trường P/H trong khoan miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến răng bạn dễ phát sinh bệnh lý. Một số thay đổi sinh lý khác như chế độ ăn uống như thèm một số thức ăn chua hoặc quá ngọt, nước ngọt có ga cộng thêm ăn nhiều lần trong ngày nên rất dễ bị sâu răng. Sâu răng là nguyên nhân khiến mẹ ăn nhai khó khăn, nhiều mẹ phải nuốt trộng như trường hợp của bạn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. Với thủ thuật không dùng đến thuốc tê nên mẹ có thể điều trị được. Răng sâu trong thời kì này cần được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan rộng đến tủy gây viêm tủy, chết tủy. Tuy nhiên mẹ cần điều trị ở tháng thứ 4 hoặc 5, vì tuổi thai của Hiền lúc này sự hình thành nhau và bám vào tử cung vẫn chưa chắc. Và một điều nữa là trong giai đoạn mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến em bé. Tuyệt đối tránh xa tia X. Với những trường hợp lấy tủy răng thì tốt nhất là đợi sau 9 tháng thai kỳ, vì lúc điều trị tủy bắt buộc bạn phải chụp Xquang và gây tê mà điều này ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nhất là 3 tháng đầu.

mọc răng khôn khi mang thai có sao không

nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì sức khỏe thần kinh không

Răng đau nhức khi mang thai phải làm sao?

Chải sạch răng sau đó súc miệng lại với hỗn hợp nước muối ấm ngậm khoảng 30 giây. Muối giúp khử trùng, tạm thời dứt cơn đau.

Đây là mẹo chữa sâu răng mà dân gian thường sử dụng rất hiệu quả đấy. Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên có khả năng giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dùng vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ đau khoảng 10 phút bạn sẽ thấy tác dụng mà chúng mang lại.

Lá và thân cây có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rể chứa benzylacetat có tính kháng khuẩn rất là tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có tác dụng hạ khí giảm đau. Lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liền 3-4 ngày.

Nước đá có tác dụng giảm bớt cơn đau, là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm đau.

Gừng có tính kháng viêm, bạn có thể dùng rễ hoặc củ giã nát rồi bôi lên chỗ đau. Làm vài lần như thế bạn sẽ thấy có tác dụng.

Răng đau nhức khi mang thai phải làm sao?

Vì thế để an toàn sức khỏe răng miệng tốt, thai nhi khỏe mạnh thì các mẹ nên biết cách giữ gìn và chăm sóc răng một cách tốt nhất. Chải răng bằng bàn chải lông mềm tránh tổn hại nướu răng và chải răng ngay sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa, ngậm nước muối ấm. Đặc biệt những mẹ có ý định mang thai thì nên đi khám răng định kỳ để lấy sạch vôi răng, nếu mắc các bệnh răng miệng khác thì nên điều trị ngay dứt điểm.

Nổi Mụn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn

Nổi mụn khi mang thai là vấn đề da liễu khá phổ biến xảy ra do rối loạn nội tiết tố, chăm sóc da không đúng cách, căng thẳng quá mức,… Để kiểm soát và xử lý mụn an toàn, mẹ bầu nên điều chỉnh thói quen chăm sóc da, tận dụng thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn và chỉ sử dụng thuốc bôi khi có chỉ định của bác sĩ.

Nổi mụn khi mang thai – Nguyên nhân do đâu?

Nổi mụn trứng cá khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Thống kê cho thấy, có đến 30% mẹ bầu bị nổi mụn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mụn nổi trong thời gian mang thai có đặc điểm bùng phát mạnh, nổi ồ ạt và xảy ra trên diện rộng (ngực, lưng và mặt). Nếu xuất hiện ở da mặt, mụn tập trung chủ yếu ở vùng cằm và xương quai hàm.

Mụn trứng cá không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nhưng có thể khiến thai phụ trở nên kém tự tin khi giao tiếp và trong các cuộc gặp gỡ – đặc biệt là những trường hợp mụn nặng, tấy đỏ và ứ mủ.

Các nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn ở phụ nữ mang thai:

1. Thay đổi nội tiết tố đột ngột

Thay đổi nội tiết tố đột ngột là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề sức khỏe ở phụ nữ mang thai – trong đó bao gồm cả mụn trứng cá. Nồng độ hormone mất cân bằng – đặc biệt là hormone androgen có thể khiến lỗ chân lông bài tiết bã nhờn quá mức, làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh.

Vì vậy ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu dễ bị nổi mụn mủ và mụn viêm ở da mặt, ngực và lưng. Tuy nhiên, tình trạng mụn sẽ nhanh chóng thuyên giảm từ tháng 4 khi nồng độ nội tiết tố có xu hướng ổn định.

2. Thân nhiệt tăng cao

Thân nhiệt tăng cao là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nổi mụn trong thai kỳ. Lý do khiến bà bầu có thân nhiệt cao hơn người bình thường là do tăng hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi chất khiến cơ thể sinh ra nhiệt nhiều hơn.

Để điều hòa thân nhiệt, làn da ở vùng mặt, cổ, dưới cánh tay và lưng sẽ có xu hướng bài tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn. Tuy nhiên, hiện tượng sản xuất dầu quá mức có thể tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh và gây ra mụn bọc, mụn viêm đỏ ở đầu thai kỳ.

3. Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch suy giảm là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề da liễu khi mang thai như nổi mụn, rôm sảy và mề đay mẩn ngứa. Khác với người bình thường, cơ thể mẹ bầu phải đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng lượng máu tuần hoàn để nuôi dưỡng và bảo vệ phôi thai. Do đó khi mang thai, hệ miễn dịch của nữ giới có xu hướng suy giảm.

Đây là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng phát triển và gây ra mụn. Hơn nữa, hệ miễn dịch suy giảm còn làm tăng mức độ nhạy cảm của da và khiến da dễ bị tổn thương, kích ứng hơn so với bình thường.

4. Do chăm sóc da không đúng cách

Chăm sóc da không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mụn ở phụ nữ mang thai. Để ngăn ngừa vết rạn vào những tháng cuối thai kỳ, nhiều bà bầu sử dụng các loại kem và dầu có kết cấu đặc từ đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, kết cấu kem đặc cùng với hoạt động bài tiết dầu thừa quá mức có thể khiến nang lông bị bít tắc, ứ đọng bã nhờn, da chết và tăng nguy cơ hình thành mụn.

5. Lo lắng và căng thẳng quá mức

Lo lắng và căng thẳng là vấn đề không thể tránh khỏi khi mới mang thai – đặc biệt là ở những người lần đầu tiên làm mẹ. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ và hiệu suất lao động, tình trạng căng thẳng và lo âu quá mức còn có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn và mề đay mẩn ngứa khi mang thai.

Khi bị căng thẳng, da có xu hướng đen sạm, lỗ chân lông mở rộng và tăng tiết bã nhờn. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, lượng bã nhờn, da chết và bụi bẩn có thể tích tụ trong nang lông và kích thích sự phát triển quá mức của vi khuẩn yếm khí P. acnes.

Ngoài ra, nguy cơ bị nổi mụn khi mang thai cũng có thể tăng lên đáng kể nếu có những yếu tố rủi ro như bị tiểu đường thai kỳ, tiền sử bị mụn trứng cá nặng, da mỏng, nhạy cảm, thuộc nhóm da dầu, hỗn hợp thiên dầu, chế độ ăn uống không lành mạnh, làm sạch da không đúng cách,…

Cách xử lý mụn trứng cá khi mang thai an toàn

Thông thường, mụn trứng cá có thể thuyên giảm nhanh sau khi sử dụng kem trị mụn chứa axit salicylic, benzoyl peroxide, retinoid,… Tuy nhiên, các hoạt chất này không được sử dụng cho phụ nữ mang thai vì nguy cơ và rủi ro cao hơn so với lợi ích mang lại.

Chính vì vậy thay vì sử dụng thuốc, mẹ bầu nên điều trị và kiểm soát mụn bằng chu trình chăm sóc da phù hợp và lối sống khoa học. Bên cạnh đó, có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và tiêu viêm để gom cồi mụn, giảm sưng tấy và ngứa ngáy.

1. Chăm sóc da đúng cách

Chăm sóc da không đúng cách là yếu tố làm tăng nguy cơ sừng hóa nang lông, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Do đó, việc xây dựng chu trình dưỡng da phù hợp có thể giảm thiểu số lượng mụn và ngăn ngừa mụn tái phát ở phụ nữ mang thai. Đồng thời giảm thiểu một số vấn đề da liễu thường gặp khác như nổi mề đay mẩn ngứa, rôm sảy, tàn nhang và sạm nám.

Cách chăm sóc da giúp kiểm soát và ngăn ngừa mụn phù hợp với mẹ bầu:

Mẹ bầu không nên trang điểm trong suốt thời gian mang thai. Lớp trang điểm có thể khiến da bị bí, dễ ứ đọng mồ hôi, bã nhờn trong nang lông và gây nổi mụn ồ ạt. Hơn nữa, một số hóa chất độc hại trong sản phẩm trang điểm còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày (sáng và tối) để ngăn ngừa bít tắc nang lông và ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn. Tuy nhiên khi mang thai, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, không chứa chất bảo quản và hương liệu.

Sử dụng kem dưỡng ẩm có công thức an toàn và kết cấu mỏng nhẹ 2 lần/ ngày để cung cấp đủ ẩm cho làn da. Da có đủ ẩm sẽ giảm bài tiết bã nhờn quá mức, từ đó giảm thiểu nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

Tránh sử dụng các loại kem và dầu ngừa rạn da có kết cấu quá đặc – nhất là trong thời gian đầu mới mang thai. Ở thời điểm này, nên lựa chọn sản phẩm lỏng nhẹ để giữ da thông thoáng và hạn chế tối đa hình thành mụn. Từ tháng 4 trở đi, mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm có kết cấu đặc hơn để giữ ẩm cho, tái tạo mô và ngăn ngừa vết rạn.

Mẹ bầu nên sử dụng kem chống nắng vật lý hằng ngày để bảo vệ da và giảm thiểu các vấn đề da liễu trong suốt thai kỳ. Nhiệt độ và tia UV từ ánh nắng có thể kích thích tuyến bã nhờn bài tiết nhiều mồ hôi, tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá. Ngoài ra, tia cực tím còn thúc đẩy tăng sinh tế bào melanin, dẫn đến hình thành tàn nhang, đồi mồi và nám da.

Để giảm mụn, mẹ bầu có thể xông mặt + tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ đất sét 1 – 2 lần/ tuần. Các bước này được thực hiện sau bước làm sạch da và trước khi sử dụng serum + kem dưỡng.

Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để chăm sóc và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.

Mụn trứng cá nổi trong thời gian mang thai đều có xu hướng thuyên giảm dần khi nội tiết tố ổn định. Vì vậy nếu mụn có mức độ nhẹ, mẹ bầu không cần phải can thiệp các biện pháp y tế. Xây dựng chế độ chăm sóc da khoa học và đúng cách có thể giảm các nốt mụn cũ đáng kể và ngăn ngừa hình thành các nốt mụn mới.

2. Sử dụng thảo dược trị mụn cho bà bầu

Nếu nốt mụn có kích thước lớn, viêm đỏ và ứ mủ, mẹ bầu có thể kết hợp chế độ chăm sóc da cùng với một số thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm, chống ngứa và kháng khuẩn. Hầu hết các nguyên liệu tự nhiên đều lành tính, ít gây kích ứng và an toàn với phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu có thể kiểm soát mụn trứng cá bằng các thảo dược sau:

Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có tác dụng chống viêm, giảm sưng đỏ và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn P. acnes. Do đó, mẹ bầu có thể chấm trực tiếp tinh dầu từ cây tràm trà lên nốt mụn 2 – 3 lần/ ngày để giảm viêm và gom cồi mụn. Hoặc có thể thêm tinh dầu vào nước xông để làm sạch bã nhờn, da chết, bụi bẩn và loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong nang lông.

Tỏi tươi: Tỏi tươi chứa hàm lượng sulfur tự nhiên cao, có tác dụng tiêu viêm và ức chế vi khuẩn mạnh. Để giảm viêm đỏ và gom cồi mụn, mẹ bầu có thể đắp lát tỏi trực tiếp lên da hoặc pha loãng dịch ép tỏi với nước sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1 và thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Áp dụng đều đặn các công thức này 1 lần/ ngày trong vòng vài ngày có thể kiểm soát tình trạng mụn rõ rệt.

Mặt nạ chanh tươi + sữa chua: Nếu có làn da nhạy cảm, mẹ bầu có thể dùng mặt nạ chanh tươi + sữa chua để nuôi dưỡng làn da và kiểm soát mụn. Acid citric trong nước cốt chanh và acid lactic trong sữa chua có tác dụng tẩy tế bào chết, giữ nang lông thông thoáng và giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn P. acnes.

Lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng sinh mạnh và đã được chứng minh về tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm men và một số loại virus thường gây tổn thương da. Để kiểm soát mụn, mẹ bầu có thể tắm với nước đun sôi từ lá trầu không 1 lần/ ngày hoặc xông mặt với thảo dược này 2 lần/ tuần.

Mặc dù không cho hiệu quả nhanh chóng như các loại thuốc bôi đặc trị nhưng các công thức từ thảo dược tự nhiên có thể giảm bớt hiện tượng sưng tấy, ngăn ngừa mụn nổi ồ ạt trên diện rộng và hỗ trợ phòng ngừa mụn tái phát. Hơn nữa, các công thức này tương đối dễ thực hiện, lành tính và hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai.

3. Dùng thuốc bôi trị mụn khi cần thiết

Trong trường hợp mụn trứng cá nổi ồ ạt và có mức độ nặng, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ để được đánh giá tình trạng da và chỉ định loại thuốc bôi đặc trị. Thực tế, các hoạt chất điều trị mụn ở dạng bôi ngoài không thực sự an toàn với phụ nữ mang thai. Vì vậy, bác sĩ chỉ yêu cầu sử dụng thuốc khi tổn thương da có mức độ nặng và không thể kiểm soát bằng các thảo dược tự nhiên.

Một số loại thuốc bôi trị mụn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai:

Thuốc bôi chứa lưu huỳnh (sulfur): Các loại thuốc bôi chứa lưu huỳnh được công nhận an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Sử dụng các sản phẩm này giúp giảm sưng tấy, viêm đỏ, hạn chế bã nhờn và giúp nhân mụn khô nhanh hơn. Khi sử dụng sulfur, da mặt sẽ có xu hướng khô ráp và bong tróc nhẹ trong vài ngày đầu.

Thuốc bôi chứa AHA: AHA là loại axit có khả năng tan trong nước và hoạt động mạnh trên bề mặt da. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng các chế phẩm dạng bôi chứa AHA dưới 10% để tẩy tế bào chết, hỗ trợ kiểm soát và ngăn ngừa mụn. AHA an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú nhưng hiệu quả điều trị mụn không thực sự rõ rệt như các thành phần trị mụn hoạt tính mạnh.

Thuốc bôi trị mụn chứa chiết xuất tự nhiên: Ngoài các sản phẩm chứa hoạt chất tổng hợp, mẹ bầu có thể dùng kem trị mụn chứa các thành phần tự nhiên như chiết xuất rễ cam thảo, tinh dầu tràm trà, trà xanh, than hoạt tính,… để kiểm soát mụn, giảm viêm, hạn chế hoạt động bài tiết bã nhờn và ngăn ngừa mụn tái phát. Các sản phẩm này có hiệu quả khá chậm nhưng có độ an toàn khá cao và có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú.

Trong trường hợp mụn trứng cá nặng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dạng bôi (Erythromycin, Clindamycin,…) và một số loại thuốc bôi trị mụn chứa thành phần hoạt tính mạnh. Tuy nhiên, các sản phẩm này có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn sản phẩm chứa nồng độ thấp để đảm bảo an toàn.

Phòng ngừa mụn trứng cá khi mang thai

Mụn trứng cá là vấn đề da liễu thường gặp ở thời gian đầu thai kỳ. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này có thể khiến mẹ bầu trở nên e ngại và thiếu tự tin trong các cuộc gặp gỡ. Hơn nữa, mụn nổi ồ ạt có thể khiến da hình thành nhiều vết thâm và sẹo lõm.

Do đó, mẹ bầu nên chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa mụn trứng cá như:

Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan trong suốt thời gian mang thai. Căng thẳng quá mức không chỉ làm tăng nguy cơ gây mụn mà còn dẫn đến các vấn đề da liễu khác như rôm sảy, nổi mề đay mẩn ngứa và làm bùng phát các bệnh da liễu mãn tính.

Chăm sóc da đúng cách, đặc biệt chú ý đến vấn đề làm sạch da và chống nắng. Trong trường hợp da mặt mỏng và nhạy cảm, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm phù hợp và an toàn.

Cố gắng uống đủ nước, cung cấp rau xanh, trái cây và các nhóm thực phẩm lành mạnh khi mang thai. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm và thức uống khiến da bài tiết nhiều bã nhờn như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều gia vị, rượu bia, cà phê và thức ăn chế biến sẵn.

Tránh các thói quen làm tăng nguy cơ hình thành mụn như trang điểm quá thường xuyên, vệ sinh da mặt sơ sài, sờ tay lên da mặt, thức khuya, tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng trong thời gian dài.

Để hạn chế đổ mồ hôi và hình thành mụn do thân nhiệt tăng cao trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên mặc các trang phục rộng rãi, có chất liệu thấm hút và thoáng. Ngoài ra, nên ưu tiên bơi lội, yoga thay vì tập các bộ môn dễ gây đổ mồ hôi như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…

Nổi mụn khi mang thai là tình trạng khá phổ biến và xảy ra chủ yếu vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu chăm sóc và xử lý đúng cách, tình trạng mụn có thể được kiểm soát chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên trong trường hợp mụn nổi ồ ạt và viêm đỏ nặng, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xử Lý Đau Răng Khai Mang Thai trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!