Xu Hướng 12/2023 # Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cục # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cục được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nấc cụt là hiện tượng khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Hiện tượng này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu sau sinh. Nếu các mẹ muốn hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cục và cách chữa nấc cục thì đừng bỏ qua bài viết này!

1. Nấc cụt là gì?

Nấc cục là hiện tượng sinh lý xảy ra do cơ hoành co thắt không tự chủ và ngắt quãng khiến cho khí hít vào bị ngưng và thanh môn bất ngờ bị đóng kín lại. Nấc có thể kéo dài vài phút và có thể xảy ra vài lần trong một ngày.

2. Cách chữa nấc cụt

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất bình thường, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Về việc vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc thì đa phần là do bé bú quá no, kèm theo việc nuốt hơi. Bên cạnh đó, một nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc khác có thể là do thời tiết quá lạnh nhưng bé lại cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống vừa cười cũng có thể bị nấc.

Thông thường nấc không quá lâu, chỉ vài phút hoặc vài chục phút là tự hết. Nhưng cũng có những trường hợp nấc kéo dài cả ngày, thậm chí là vài ngày. Các mẹ cũng không nên quá lo lắng, hãy cho trẻ ăn uống như bình thường, cơn nấc sẽ tự hết.

Theo các chuyên gia cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nấc đó là mẹ hãy bế trẻ lên rồi dùng hai ngón tay gãi nhẹ môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái. Nếu bé có thể khóc được thì đây là dấu hiệu tốt vì như vậy có thể khiến bé khỏi nấc nhanh hơn.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cục đơn giản hơn là mẹ vỗ nhẹ lên lưng bé. Ngoài ra, có thể vỗ cả vai. Chú ý, khi vỗ cần nhẹ nhàng nhưng dứt khoát hoặc các mẹ cũng có thể cho bé uống từng hớp nước nhỏ. Chỉ cần uống khoảng 2,5ml là được.

Nếu bé đạng ăn dặm thì mẹ cho một ít đường vào đầu lưỡi của bé cũng có thể giúp bé hết nấc.

Nếu núm vú của bình sữa đang dùng quá lớn, các mẹ cũng nên thay bằng núm vú khác bởi khi bú, bé dễ hít cả không khí vào bụng và sữa cũng không bị chảy ồ ạt nữa.

– Ngăn ngừa nấc cục cho bé bằng cách nào?

Cuối cùng, nếu trong nhà có mật ong thì mẹ cũng có thể trị nấc cục cho bé bằng cách lấy khăn sữa nhỏ hoặc cái đánh tưa quán vào ngón tay trỏ rồi chấm một ít mật ong đưa vào miệng bé.

3. Hỏi đáp với bác sĩ

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cục các mẹ nên giữ nhiệt độ không khí trong phòng được ổn định, không nên để không khí thay đổi đột ngột.

Khi bé ngủ dậy mẹ nên quàng thêm cho bé một chiếc khăn xô vào cổ để bị không bị gió lùa. Các cửa sổ, cửa chính cũng nên khép lại hoặc tránh để gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.

Nếu bé có thể ngậm kẹo gừng thì các mẹ nên cho bé ngâm hoặc cũng có thể bôi dầu gió vào cổ tay, gáy, dái tai. Không nên sử dụng dầu nóng và gắt như dầu Trường Sơn, thay vào đó mẹ nên dùng dầu Phật Linh.

– Nấc cục có nguy hiểm không? Có cần đi gặp bác sĩ không?

Khi tắm cho bé mẹ không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh, chênh lệch nhiều với nhiệt độ phòng. Mùa đông nên bật điều hòa chiều nóng hoặc sử dụng quạt sưởi. Nhiệt độ nước tắm và nhiệt độ cơ thể bé cũng như nhiệt độ phòng chỉ chênh lệch nhau từ 3 – 5 độ.

Ngoài ra, việc để bé ăn quá no hoặc cho ăn lúc bé quá đói cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị nấc cụt. Nếu cho bé bú bình thì nên chọn loại núm vú nhỏ, không nên dùng núm vú to khiến bé phải bú nhanh, làm dạ dày bị dãn nhiều hơi. Lúc ăn nên bế bé đầu cao khoảng 10 phút.

Nấc cục không phải là một bệnh mà chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Xử Lí Thế Nào Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc?

Trẻ sơ sinh bị nấc là tình trạng rất phổ biến, vậy cách xử lí như thế nào để làm hết cơn nấc khó chịu cho trẻ?

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc

Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bé bị nấc.

– Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày xảy ra khi trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản thấp, và ngăn cản sự di chuyển của thức ăn. Sự kích thích do dòng chảy ngược của thức ăn và axit sẽ khiến các tế bào thần kinh gây ra sự rung động trong cơ hoành, dẫn đến nấc cục.

– Bú quá no

Khi bé bú quá no dạ dày giãn ra. Sự giãn nở đột ngột của khoang bụng sẽ làm giãn cơ hoành khiến nó co thắt. Từ đó trẻ sơ sinh hay bị nấc.

– Nuốt nhiều không khí

Khi bé bú bình, bé có thể nuốt quá nhiều không khí vì sữa chảy mạnh hơn từ bình so với bú mẹ. Luồng không khí gây ra các triệu chứng tương tự như việc ăn quá nhiều. Dạ dày phồng lên sẽ dẫn tới nấc.

– Dị ứng

Bé có thể dị ứng với một số protein nhất định trong sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ dẫn đến viêm thực quản. Hiện tượng này cũng có thể gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh.

– Suyễn

Nếu bé bị hen, các ống phế quản phổi của bé sẽ bị viêm, do đó hạn chế luồng không khí vào phổi. Điều này gây ra tiếng thở khò khè do thiếu hụt hơi, và dẫn đến sự chuyển động co thắt của cơ hoành khiến bé bị nấc cụt.

– Môi trường ô nhiễm

Trẻ sơ sinh có hệ thống hô hấp nhạy cảm. Vì vậy các chất kích thích trong không khí như khói, mùi hương, ô nhiễm có thể khiến bé bị ho. Ho nhiều lần sẽ gây áp lực lên cơ hoành khiến nó rung lên dẫn tới tình trạng nấc cụt.

– Thay đổi nhiệt độ

Đôi khi sự giảm nhiệt độ có thể khiến các cơ của bé co lại dẫn đến nấc cụt.

2. Cách xử lý trẻ sơ sinh hay bị nấc

Khi bé bị nấc mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để giúp bé khỏi nấc:

– Massage lưng bé

Đây là một biện pháp hiệu quả để giảm nấc. Đặt bé ở tư thế ngồi thẳng và nhẹ nhàng xoa lưng cho bé bằng những vòng tròn. Mẹ cũng thể đặt tay lên bụng bé và xoa nhẹ nhưng cần đảm bảo cho bé nằm trên nệm mềm mại. Hãy massage cho bé thật nhẹ nhàng và không dùng quá nhiều lực. Việc làm này sẽ khiến cơ hoành giảm co thắt từ đó giảm nấc cụt.

– Giữ cho bé đứng thẳng sau ăn

Mẹ giữ cho bé đứng thẳng 15 phút sau khi ăn sẽ giúp giữ cơ hoành ở vị trí tự nhiên. Mẹ cũng có thể vỗ lưng bé nhẹ nhàng để con ợ hơi. Điều này sẽ giúp cơ hoành của bé được thư giãn từ đó làm giảm nấc.

– Làm bé xao nhãng

Bất cứ khi nào bé bị nấc hãy làm bé phân tâm bằng một trò chơi hay các loại đồ chơi yêu thích của bé. Nấc là do co thắt cơ, được kích hoạt bởi các xung đột thần kinh. Sự thay đổi kích thích thần kinh bằng cách massage hoặc khiến bé phân tâm có thể làm giảm nấc.

Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: 3 Nguyên Nhân, 4 Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, mà không bị quấy rầy, và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, 3 nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc. Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này cơ quan tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện.

Nuốt nhiều không khí khi bú, đặc biệt là lúc bú bình và trẻ bú quá no sẽ làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Việc cho bé bú bình không đúng cách sẽ đưa một lượng khí đáng kể vào dạ dày của trẻ. Nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.

Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.

Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời, có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, Ợ hơi cũng sẽ đỡ. Mách nhỏ: mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.

Sử dụng núm vú giả Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.

Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít nước một, khoảng 2-3ml, uống liên tục vài ba lần.

Điều quan trọng cần lưu ý là các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu. Chẳng hạn, đừng làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này không nên áp dụng, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.

Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:

Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.

Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.

Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.

Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.

Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.

Sau khi cho bú, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, để ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể làm những điều sau:

1. Ợ hơi sau bú cho bé tốt: sau bú ẵm bé áp bụng vào người bạn, vuốt lưng nhẹ nhàng đến khi nghe bé ợ hơi rồi mới cho nằm xuống.

2. Khi bú bình chú ý không để bé nuốt hơi, chọn núm vú có kích cỡ phù hợp với tuổi

3. Không cho ăn bú quá no, ăn bú nhiều bữa cách đều nhau để đạt cân nặng phù hợp theo tuổi là tốt nhất, không nên để bé quá cân

Khi nào thì nấc cụt gây lo ngại và cần cho bé đi khám bác sỹ?

Phải Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt?

1. Nấc cụt là gì?

Cơ hoành là một cơ lớn chạy ngang dưới đáy của khung xương sườn. Nó di chuyển lên xuống khi một người hít thở.

Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành. Các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này buộc không khí thoát ra thông qua dây thanh âm bị đóng lại, tạo nên âm thanh nấc cụt.

2. Nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấc cụt ở trẻ có xu hướng xảy ra mà không có lý do rõ ràng, nhưng việc cho ăn đôi khi có thể khiến cơ hoành bị co thắt. Hoặc đôi khi nấc cụt húng có thể xuất phát từ một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Một số nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh là:

Cho con bú quá no: Khi con bú quá no, dạ dày của con sẽ bị giãn ra. Tình trạng này có thể khiến cho cơ hoành bị đẩy lên cao, gây cơ hoành co thắt. Vì thế có thể gây nên nấc cụt.

Bú quá nhanh.

Nuốt quá nhiều khí vào bụng: Bé bú bình có thể khiến bé nuốt nhiều không khí hơn vì sữa trong bình chảy nhanh hơn so với bú mẹ. Bé nuốt quá nhiều không khí cũng khiến dạ dày to và giãn ra. Việc cho bé bú bằng bình quá no có thể khiến trẻ dễ bị nấc cụt.

Dị ứng: Bé có thể dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ, dẫn đến viêm thực quản. Điều này có thể làm bé bị nấc cụt. Ngoài ra, bé bú mẹ cũng có thể dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn.

Trào ngược dạ dày thực quản: Cơ vòng thực quản dưới nằm giữa thực quản và dạ dày, ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Trào ngược xảy ra khi trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới phát triển chưa hoàn thiện. Thức ăn được tiêu hóa một phần cộng thêm axit dạ dày, trào ngược lên vùng thực quản. Lúc này, chúng có thể gây kích thích và co thắt cơ hoành. Vì vậy gây nên nấc cụt.

3. Làm gì khi con bị nấc cụt

Nấc cụt thường không gây hại cho trẻ sơ sinh. Trong khi người lớn có thể thấy nấc cụt khó chịu, chúng có xu hướng ít gây sự khó chịu cho trẻ sơ sinh hơn.

Có khoảng nghỉ để ợ hơi

Hãy cho trẻ một khoảng nghỉ khi bú để trẻ ợ hơi, như vậy có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nấc cụt. Bởi vì sự ợ hơi có thể giúp loại bỏ khí dư thừa trong dạ dày của trẻ. Học viện Nhi khoa Hoa Kì khuyến cáo nếu trẻ bú bình, hãy cho trẻ ợ hơi sau mỗi 60 – 90 ml sữa. Nếu trẻ của bạn được bú sữa mẹ, bạn nên cho chúng ợ hơi sau khi chúng đổi vú.

Núm vú giả

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh không luôn luôn xuất phát từ nguyên nhân do trẻ bú. Khi em bé của bạn tự xuất hiện nấc cụt, có thể cho phép chúng thử ngậm núm vú giả. Vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành, do đó có thể giúp ngăn chặn các cơn nấc cụt.

Massage lưng cho bé

Xoa lưng nhẹ nhàng cho bé có thể giúp em bé thư giãn. Vì vậy có thể ngăn chặn các cơn co thắt cơ hoành gây ra nấc cụt.

Nấc cụt tự dừng lại

Tiếng nấc cụt của bé yêu sẽ tự dừng lại. Vì vậy, nêu nấc cụt không gây khó chịu cho em bé của bạn, bạn có thể chỉ cần chờ đợi cho đến khi nấc cụt tự hết.

Trong trường hợp, nếu bạn không can thiệp và tiếng nấc cụt không thể dừng lại, hãy báo cho bác sĩ của bạn về tình trạng này. Mặc dù hiếm, nhưng nấc cụt cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào đó.

4. Không nên làm gì khi con bị nấc cụt?

Một số hành động được cho là gây hại và hoàn toàn không cớ cơ sở khoa học khi con bạn bị nấc cụt. Bao gồm:

Làm cho con giật mình.

Kéo lưỡi hay xương của trẻ: Trẻ sơ sinh còn rất yếu nên bạn không nên kéo xương hay lưỡi để ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở bé.

Ấn vào nhãn cầu mắt.

Cho trẻ uống nước trong khi trẻ lộn ngược xuống.

Những hành động này không chỉ không có ích khi nấc cụt mà còn gây nguy hiểm hơn cho con của bạn.

5. Ngăn ngừa những cơn nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Có một số cách để giúp ngăn ngừa các cơn nấc cụt cho em bé của bạn. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn việc con bạn bị nấc cụt, Hãy thử một số phương pháp sau để giúp ngăn ngừa nấc cụt:

Bạn không nên cho bé ăn khi bé quá đói cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Điều này có nghĩa là không chờ đợi cho đến khi em bé của bạn đói đến mức chúng bực bội và khóc trước khi bắt đầu bú.

Sau khi cho bé ăn, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn như nảy lên hoặc xuống hoặc chơi nhiều năng lượng.

Giữ em bé của bạn ở tư thế thẳng đứng trong 20 đến 30 phút sau mỗi bữa ăn.

Bạn cần giữ nhiệt độ không khí trong phòng bé được ổn định, tránh để bé bị lạnh. Lưu ý khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng

6. Khi nào nấc cụt là tình trạng đáng lo ngại?

Nấc cụt được coi là bình thường đối với trẻ sơ sinh nhỏ hơn 12 tháng tuổi. Chúng cũng có thể xảy ra khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị nấc rất nhiều, đặc biệt là nếu chúng tỏ ra khó chịu hoặc kích động khi nấc, thì nên nói chuyện với bác sĩ của bé. Đây có thể là một dấu hiệu của các vấn đề y tế tiềm tàng khác. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu nấc cục làm phiền giấc ngủ của con bạn.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc hay lo lắng gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn. Tuyệt đối không tự ý điều trị!

Mách Mẹ Mẹo Hay Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc

Mách mẹ mẹo hay khi trẻ sơ sinh bị nấc. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có phải là hiện tượng sinh lý bình thường? Và làm thế nào để trẻ hết nấc là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có phải bị bệnh gì không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Theo các bác sĩ nhi khoa, nấc ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là hoàn toàn bình thường, không phải bệnh, do đó không nên lo lắng.

Trẻ sơ sinh bị nấc thường rơi vào 2 – 3 tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại.

Nấc thường xảy ra sau khi ăn uống, sau khi bú quá no, lúc thay đổi tư thế hay trẻ bị nóng lạnh đột ngột.

Trẻ sơ sinh bị nấc thường vài lần trong một ngày, mỗi lần thường kéo dài 3 phút. Đây là hiện tượng nấc bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh bị nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành.

Trẻ sơ sinh bị nấc, xử lý bằng cách nào?

Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước, nếu trẻ lớn hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối… Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Nếu do nguyên nhân “trào ngược thực quản, dạ dày” gây ra nấc cụt và trớ sữa, sau khi bú sữa xong cho trẻ đứng thẳng dựa vào vai của người lớn để bài khí, trong vòng 30 phút nhất định không cho trẻ nằm ngửa. Khi trẻ được 4 tháng cho ăn thức ăn dặm như bột gạo hoặc bột mỳ để tăng độ kết dính của sữa, phòng tránh được nấc cụt.

Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do dị ứng với protein của sữa, phụ huynh nên dựa vào chỉ dẫn của bác sỹ để sử dụng loại sữa phù hợp.

Nếu trẻ quen bú sữa trong trạng thái yên tĩnh, phụ huynh nhất định không để cho trẻ quá đói mới cho bú. Ngoài ra, khi trẻ đang khóc nức nở cũng không nên cho bú.

Tư thế trẻ bú sữa cũng phải chính xác, khi trẻ bú cũng cần tránh quá vội, quá nhanh, quá lạnh hoặc quá nóng.

Khi trẻ sơ sinh bị nấc có thể dùng đồ chơi hoặc âm nhạc nhẹ nhàng chuyển hướng, hấp dẫn sự chú ý của trẻ để giảm bớt tần suất nấc.

Khi trẻ bú sữa nên dành thời gian nghĩ giữa cữ bú, cho trẻ đứng thẳng trên đùi người lớn, nhẹ nhàng vuốt lưng cho trẻ, tránh được nấc cụt liên tục.

Một vài mẹo trị nấc ở trẻ

1. Cho bé uống nước hoặc bú sữa:

Giải pháp tốt nhất và thông dụng nhất chữa nấc cụt cho bé là cho bé bú mẹ.

Phần lớn bé bị nấc là do bé quá no kèm theo nuốt nhiều không khí vào dạ dày, do thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường trẻ chỉ bị nấc 1 lúc sẽ hết, nhưng nếu trẻ bị nấc cả ngày hoặc vài ngày. Giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất chữa nấc cho trẻ là nước và sữa.

Với trẻ sơ sinh, mẹ tiếp tục cho bé bú ngay khi nấc. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ cho bé uống từng miếng nước sôi để nguội khoảng 100ml nước. Trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống từng ngụm nhỏ, vừa chỉ bé thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Hầu hết các bé đều khỏi nấc cụt với cách chữa này.

2. Mẹo chữa nấc cho trẻ – dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi:

Khi trẻ sơ sinh bị nấc mẹ cũng có thể dùng hai ngón tay trỏ bịt chặt 2 lỗ tai bé khoảng nữa phút rồi thả ra. Hoặc, bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

Ngoài ra, mẹ có thể gãi lên môi hoặc phần mang tai của bé, đếm khoảng 50 cái thì bé sẽ hết nấc. Nếu bé có thể khóc ngay khi bị nấc sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc vì tiếng khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích lên cơ hoành dưới ngực.

Chụm bàn tay và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ để chữa nấc cụt.

Một cách đơn giản khác được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên áp dụng là dùng tay vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.

Lưu ý cách này chỉ áp dụng đối với bé trên 2 tuổi bắt đầu ăn dặm.

5. Dùng mật ong chữa nấc cụt hiệu quả:

Mật ong là một cách chữa nấc cụt hiệu quả mẹ nên áp dụng . Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc dụng cụ tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.

Lưu ý: Mật ong dễ gây dị ứng gây ngộ độc đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, mẹ nên cẩn thận tham khảo bác sĩ trước khi áp dụng cách này tại nhà cho con.

6. Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ bằng cách thay đổi tư thế bú của bé:

Tư thế bú bình cũng là nguyên nhân khiến bé nấc nhiều sau khi bú bình, mẹ nên thay đổi tư thế để hạn chế bớt lượng không khí bé bú vào cùng sữa. Đồng thời, mẹ có thể dốc ngược bình sữa để kiểm tra xem núm vú có bị thủng hoặc rách to không vì đó có thể là nguyên nhân khiến không khí tràn vào bình sữa nhiều hơn.

Sau khi bú no, trẻ có thể hạn chế hiện tượng đầy hơi do khí, nguyên nhân gây nên nấc cụt bằng cách ợ hơi. Mẹ hãy chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào phần lưng trên của bé để giúp trẻ dễ dàng ợ hơi ngay. Cách này cũng giúp trẻ tránh khỏi nôn trớ rất hiệu quả.

Cách này thường áp dụng cho trẻ lớn, chỉ cần cho 1 ít hạt hồi vào chén nước sôi, ngâm 15 phút đến khi nước nguội thì cho bé uống, bé sẽ hết nấc.

Nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Những điều cần lưu ý khi chữa cho trẻ sơ sinh bị nấc:

Nếu đã áp dụng các cách trị nấc thông thường mà bé vẫn không khỏi, bạn nên ngưng cho bé bú, tránh bé bị nôn ói nhiều. Nấc đi kèm nôn ói liên tục là vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, cần được thăm khám kịp thời.

Tiếp tục theo dõi bé trong những giờ tiếp theo, nếu bé nấc quá 3h không dứt bạn nên đưa bé đi bác sĩ và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Cách Xử Lý Khi Ráy Tai Bé Bị Khô, Vón Cục

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 15 năm trong chẩn đoán & điều trị các bệnh lý Nhi khoa, từng có thời gian công tác tại Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi, hồi sức, cấp cứu nhi.

Nhiều người nhầm tưởng rằng cần loại bỏ ráy tai hàng ngày như một biện pháp vệ sinh cơ thể. Thực tế không phải như vậy, bình thường cha mẹ không cần làm vệ sinh ống tai cho bé. Trong đa số trường hợp, ống tai ngoài sẽ có khả năng tự làm sạch, ráy tai khô dần và rơi ra ngoài. Tuy nhiên, có những trường hợp ráy tai trẻ bị khô, vón cục. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả để lấy ráy tai khô cho bé?

1. Cách lấy ráy tai khô vón cục

Bạn tuyệt đối không nên dùng các vật dụng sắc nhọn như móng tay hoặc tăm bông để lấy ráy tai khô cho bé vì với phương pháp này càng khiến ráy tai đi sâu vào bên trong hơn, ảnh hưởng đến màng nhĩ bên trong tai.

Để lấy ráy tai khô cho bé không đau và an toàn mẹ nên làm theo cách sau:

Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm, sạch và hơi ẩm để thấm nhẹ xung quanh vành tai cho con;

Nhẹ nhàng lau sạch các góc tai ngoài, sau đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn bông và ra ngoài. Khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch. Như vậy sẽ tránh được việc đụng chạm quá nhiều đến ống tai, kích thích ráy tai sản sinh nhiều hơn.

Trong trường hợp ráy tai khô, cứng, vón cục lâu ngày thì cách lấy ráy tai khô cho bé là mẹ nên mua dung dịch nước muối sinh lý 0,9% rồi nhỏ vào tai cho con. Mỗi lần nhỏ từ 5 – 10 giọt, mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần. Nước muối sẽ làm cho ráy tai thấm ướt, mềm hơn và rã ra, giúp mẹ lấy ráy tai một cách dễ dàng hơn.

Trường hợp ráy tai rã ra nhiều thì cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai cho bé thêm vài ngày nữa, cho tới khi ráy tai rã hết và được đẩy hoàn toàn ra khỏi ống tai. Nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra và vẫn nằm trong ống tai thì cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để lấy hoặc hút ráy tai ra ngoài.

Khi tai bé bị trầy xước hay đặc biệt là khi đang bị viêm tai giữa, ba mẹ không dùng bông ráy tai hay dụng cụ lấy ráy tai gì khác để ngoáy tai cho bé, nó có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến tai bé.

2. Một số cách lấy ráy tai khô vón cục cho bé 2.1 Lấy ráy tai khô bằng dầu oliu

Chuẩn bị:

Một chút dầu oliu;

Một chiếc thìa nhỏ hay một bơm tiêm không có kim (loại bơm tiêm nhựa 1ml dùng một lần bán ở hiệu thuốc);

Mỗi ngày một lần, tiến hành nhỏ vài giọt dầu oliu vào bên tai cần loại bỏ ráy tai, lặp lại trong vòng 2 tuần.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. Cho bé xem ti vi hoặc đọc truyện cho bé nghe;

Bước 2: Đổ vài giọt dầu ô liu vào một chiếc thìa cà phê hoặc dùng bơm tiêm nhựa không kim hút một chút dầu;

Bước 3: Nhẹ nhàng kéo vành tai của bé;

Bước 4: Đổ dầu vào ống tai của bé;

Bước 5: Day nhẹ gờ bình tai trong khi vẫn kéo vành tai. Lặp lại động tác này nhiều lần để dầu di chuyển sâu vào trong và làm tan ráy tai khô, vón cục. Sau khi nhỏ dầu, nên cố gắng giữ bé nằm yên ở tư thế này thêm khoảng 5 phút.

2.2 Lấy ráy tai khô bằng oxy già

Chuẩn bị:

Hỗn hợp làm mềm ráy tai: Hòa nước ấm với dung dung dịch oxy già 3% mua ở hiệu thuốc theo tỉ lệ 1:1;

Một bơm tiêm không có kim (loại bơm tiêm nhựa 5ml dùng một lần bán ở hiệu thuốc);

Nhỏ hỗn hợp làm mềm ráy tai mỗi ngày 1 lần, trong vòng 3-5 ngày.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. Cho bé xem ti vi hoặc đọc truyện cho bé nghe;

Bước 2: Dùng bơm tiêm nhựa không kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế;

Bước 3: Nhỏ hỗn hợp này vào tai cho tới khi ngập ống tai ngoài. Thường cần khoảng 5 -10 giọt. Nên nhỏ từ từ, từng giọt một, để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong, làm mềm ráy tai. Giữ bé nằm yên trong 5 phút. Nếu trẻ không phối hợp thì có thể chấp nhận thời gian ngắn hơn;

Bước 4: Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để các giọt thuốc chảy ra ngoài.

Lặp lại động tác này 1 lần mỗi ngày trong vòng 3-5 ngày.

Sau ngày cuối cùng, bạn có thể tiến hành rửa tai cho bé. Đặt bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa hay chậu, dùng bơm tiêm nhựa không có kim bơm nhẹ một chút nước ấm vào tai của bé. Chú ý pha nước đủ ấm, nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu. Lúc này, bạn có thể thể nhìn thấy những mẩu ráy tai trôi ra ngoài.

3. Cách vệ sinh tai cho trẻ

Không sử dụng tăm bông hay các vật sắc nhọn để ngoáy tai vì cách này có thể khiến cho ráy tai của bé trôi vào sâu hơn, lâu dần sẽ hình thành những cục ráy tai khô cứng;

Không vệ sinh tai quá thường xuyên, thông thường bạn chỉ nên vệ sinh tai 2 – 3 lần/tháng cho bé;

Khi gặp bất cứ các dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Hiện tượng ráy tai nhiều sẽ trở nên đáng lo nếu tai của bé bị bịt kín bởi ráy tai khô cứng hoặc chảy mủ gây hiện tượng đau nhức tai khiến bé luôn kéo tai hoặc khóc, chảy dịch có mùi hôi khó chịu, thính lực kém hơn thường ngày. Khi gặp trường hợp này, mẹ không nên tự ý vệ sinh tai, lấy ráy tai khô cho bé mà nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được khám và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nếu có nhu cầu khám bệnh tại Hệ thống Y tế Vimec trên toàn quốc, Khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cục trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!