Bạn đang xem bài viết Chấp Nhận Thi Rớt Còn Vinh Dự Hơn Gian Lận Khi Thi được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề bài: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng cúa con trai mình, Tống thông Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.” (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
– Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lincôn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
– Về thực chất, ý kiến này còn đề cập đến đức tính trung thực của con người.
2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và cuộc sống (2 điểm)
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.
+ Người trung thực phải là người biết rõ: trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quý.
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một nguời thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.
3. Bài học nhận thức và hành động(0,5 điểm)
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực làm nên giá trị làm nên nhân cách của mình, ngay cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
– Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên qụyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
Học để có kiến thức là điều mà ai cũng mơ ước. Sống cho nên người là lời dạy của các bậc cha mẹ khi con thơ còn nằm nôi. Học cho thật học; sống cho đáng sống, quả không dễ với mỗi chúng ta. Vì thế, có nhiều lời răn bảo mà suốt đời người ta cần ghi vào hành trang sống của mình. Có một phẩm chất không thể thiếu được trong gói hành trang ấy là sự trung thực. Cũng từ ý nghĩ cao đẹp ấy, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tểng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Học không chỉ để thành tài, mà trên hết là để làm người có nhân cách đẹp. Trong thi cử, người ta rất đề cao tính trung thực. Vậy trung thực là gì? Đó là sự trung chính tức là hết mực ngay thẳng, thành thực, không giả dối. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đứng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy cửa người khác làm của mình. Trong học tập, thỉ cử, những biểu hiện cửa tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và dùng tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,…
“Chấp nhận thi rớt, còn vinh dự hơn là gian lận khi thi” Vâng, “chấp nhận thi rớt” chứ nhất định không “gian lận khi thi”, trước tiên đã biểu hiện một tính cách trung thực và có lòng dũng cảm nhận mình chưa đủ tài. Thói gian lận là biểu hiện của nhân cách thấp kém. Ta chưa đử tài, ta rèn luyện và có khát vọng rồi tất yếu là thành quả tốt sẽ đến. Cha ông chúng ta thường dạy “Có chí thì nên” “có công mài săt, có ngày nên kim* Đối với học sinh, lòng trung thực là bệ phóng cho những thành công mai sau. Trung thực nhận ra mình chưa giỏi để phấn đấu. Trung thực khi làm bài thi là thể hiện một nhân cách đàng hoàng, ngay thẳng. Đó chắc chắn là người ghét sự giả dối. Một học sinh như thế, chắc chắn ở gia đình là một đứa con ngoan; ở trường là học trò tốt; ở xã hội mai sau sẽ là một công dân lương thiện. Từ ngàn xưa đến nay, người ta vẫn yêu- quý, kính trọng những ai sống trung thực. Một học sinh thi rớt, rò ràng là buồn vì mục đích mình chưa thành, nhưng bằng mọi cách gian lận để đạt điều mình mong muốn thì vô tình đã tự biến mình thành kẻ thấp kém và tất nhiên cũng chẳng vinh dự gì. Ngạn ngữ có câu “Có thực mớí vực được đạo” có thực tài mới có thể “an bang tế thế” giúp mình, đạt thành quả tốt và giúp xã hội phồn vinh, yên bình. Người ta có thể lợi dụng một số sơ hở trong quản lí để mua một vài tấm bằng. Vậy, anh có tấm bằng cử nhân ngoại ngữ giả ấy nhung chưa từng học hành gì về ngoại ngữ, thử hòi anh sẽ làm được gì? Có đấy, anh sẽ làm băng hoại cá nhân anh và chỉ là kẻ làm loạn xã hội. Kẻ không thực tài lại thêm giả dối thì có vinh dự gì sống giữa đời, trong khi mọi người ngày đêm miệt mài lao động, học tập để mang lại những giá trị đích thực cho đời sống.
Trong cuộc sống: một người công nhân trên công trường; một bác nông phu trên cánh đồng; chị công nhân làm vệ sinh đường phố,… ngày ngày họ làm những công việc nhọc nhằn, địa vị xã hội không cao nhưng chén cơm tuy cơ hàn của họ lại vinh dự biệt bao bởi vì họ đánh đổi chén cơm ấy bằng sự trung thực, bằng những giọt mồ hôi và những trăn trở thật lòng của những công dân có phẩm hạnh. Trong kinh doanh, đạo đức kinh doanh chính là mang đến cho khách hàng những sản phẩm đúng chất lượng, trung thực khi giới thiệu thành phần tạo nên sản phẩm; giá thành; thời hạn sử dụng và những hướng dẫn khác nhằm bảo vệ doanh thu của mình và sức khoẻ cộng đồng. Vedan và một số công ti khác đã vi phạm đạo đức kinh doanh khi lén lút xả chất thải độc hại ra làm cho môỉ trường sống bị đe doạ và người dân bị đe doạ về chất lượng sống. Có người hỏi rằng, công ti Vedan có vinh dự gì khi chà đạp lên đời sống người dân lương thiện? Để lấy lại danh dự và đạo đức kinh doanh tạo niềm tin và sự yêu mến trong lòng công dân Việt Nam, công ti Vedan còn lâu mới có dược?! Ngày nay, vẫn tồn tại một số hiện tượng đi ngược lại với đức trung thực mà cả xã hội cần lên tiếng phê phán và loại trừ: đó là những nhà thầu xây dựng cống trình kém phẩm chất vì “rút ruột” do tham ô những cuộc tuyển chọn công chức gây nhiều tranh cãi vì cách tuyển chọn gây nghi vấn. Người ta sẽ nghĩ ngay là cố vấn đề thiếu trung thực, Chắc chắn những người yêu nước, sẽ trăn trở cho vận nước có nguy cơ yếu đi. Và điều chúng ta cần làm ngay là hãy trau dồi nhân cách và khai chỉến với những bỉểu hiện xấu xa từ sự thiếu trung thực trong lối sống! Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trụng thực và từng bước đẩy lùi những tỉêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.
Tính trung thực giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng nâng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Mỗi công dân cùng góp cho xã hội lòng trung thực của mình, có thể coi biểu hiện đó là tình yêu nước vậy!
Nếu Bạn Thi Rớt Thì Sao?
Như thông thường, có thể bạn sẽ rơi vào một trong những trường hợp điển hình sau đây:
Thứ nhất: Tự tử như một số bạn vẫn làm. Bạn nghĩ rằng cuộc đời của bạn xem như chấm dứt ở đây, bởi bạn tin rằng con đường duy nhất để bạn có thể thành công và đổi đời là đậu đại học. Thứ hai: Bạn vượt qua nỗi buồn và cố gắng thi lại ở năm sau. Thứ ba: Kiếm đại một ngành nào đó vừa điểm với mình, miễn là đi học được rồi và “chuyện gì tới sẽ tới!”. Thứ tư: Bạn chấp nhận dừng sự nghiệp học tập của mình. Bạn cũng tin rằng con đường thành công xem như không dành cho bạn và “chuyện gì tới sẽ tới!”.
Chuyện “Linh ổn áp”
Tôi chỉ chia sẻ với bạn sự thật. Sự thật mà bạn sẽ không cần dựa dẫm vào lời an ủi, vì tôi tin bạn biết rất rõ bạn nên làm gì tốt nhất trong trường hợp đó. Bằng chứng nói lên tất cả!
Tôi muốn chia sẻ với bạn về câu chuyện cuộc đời Nguyễn Chí Linh, anh chủ trẻ của Công ty TNHH Nhật Linh LiOA. Anh trở thành “người lập dị” và trở thành công nhân khi cả nhà đều là những người học cao, trí thức. Bố anh từng là tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo Dục, còn mẹ là giảng viên Đại học Y Hà Nội, chú là học giả nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện.
Cảm giác đầu tiên khi anh biết kết quả thi đại học là buồn bã, xấu hổ, như anh kể lại: “Bố mẹ đều là giảng viên đại học nên khoảng thời gian đó mình gần như không ra khỏi nhà, cứ ngồi suy nghĩ về việc này”. Nhưng sau đó anh nghĩ trong cuộc sống có nhiều con đường để lập nghiệp. Nghĩ là làm, đi ngược hẳn với truyền thống công chức của gia đình, anh xin vào làm công nhân cho Nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự.
Ngoài làm công nhân, anh còn làm thêm nhiều nghề khác để tự lập. Như anh thừa nhận, nhờ thời gian lăn lộn trong gần mười năm trời khi còn là công nhân ấy đã dạy anh rất nhiều bài học quý giá. Từ nghề nấu rượu đi bỏ mối, đến làm săm cho xích lô và xe thồ rồi làm pin. Sau những lần thất bại anh dường như muốn bỏ cuộc, anh chuyển sang nghề phụ trách cho bộ phận âm thanh tại Nhà hát kịch Việt Nam. An phận với nghề này được hai năm, anh cũng bỏ luôn vì thấy không phù hợp.
Anh bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu về một loại máy ổn áp có thể giải quyết các vấn đề trên. Những ngày đầu, anh cùng với một vài người bạn của mình sử dụng máy ổn áp cũ của Liên Xô và nghiên cứu, cải tiến lại. Công sức cuối cùng cũng được đền đáp, hàng bán tới đâu chạy tới đó. Thế nhưng khi càng mở rộng thì anh nhận thấy máy phải nhập từ nước ngoài vừa khan hiếm vừa đắt đỏ, nên anh bắt đầu nghiên cứu chế biến ra một chiếc máy ổn áp của riêng mình. Cuối cùng anh thành công, biệt danh “Linh ổn áp” từ đó cũng ra đời và những chiếc máy ổn áp mang tên LiOA nhanh chóng được người tiêu dùng Việt Nam biết đến.
Không dừng lại ở đó, ngày nay, không chỉ là thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng điện – điện tử tại thị trường Việt Nam do AC Nielsen & VCCI phối hợp tổ chức bình chọn, LiOA đang tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình tại thị trường quốc tế. Sản phẩm của LiOA đã được xuất sang nhiều nước như: Myanmar, Lào, Campuchia, CHDCND Triều Tiên, Malaysia, Đức, Đan Mạch, Angola và Nam Phi…
Không chỉ đại học mới thực hiện được ước mơ
Một lần nữa tôi muốn hỏi bạn: “Liệu đại học có phải là con đường duy nhất để chúng ta thành công không? Câu trả lời chắc cả bạn và tôi đều không thể phủ nhận: Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ, niềm đam mê thật sự – có thể hiện tại chúng ta chưa nhận ra, và vào đại học chỉ là bước đệm để bạn thực hiện ước mơ của mình mà thôi.
Thông thường thì nhiều bạn sẽ cho rằng nếu trượt đại học thì cánh cửa thành công của chúng ta đã bị đóng sầm lại. Bản thân tôi cũng đã từng nghĩ sai lầm như thế, tôi nghĩ rằng muốn thành công, muốn đổi đời thì phải đậu đại học. Thế nhưng con đường đến thành công đâu chỉ phải học đại học. Thậm chí ngoài xã hội chúng ta vẫn thấy người thi đậu đại học với bằng này, bằng kia chưa chắc sẽ thành công. Thực tế cũng cho chúng ta thấy không chỉ có bước vào cánh cổng trường đại học bạn mới đến được với ước mơ, hoài bão.
Thật ngây thơ khi đặt ra ước mơ là “phải thi đậu đại học, chỉ có như thế mới thành công được”, và càng nông cạn hơn nếu xem nó như một điều “duy nhất” phải đạt được. Các trường đại học đâu thể đáp ứng hết được nguyện vọng của tất cả thí sinh. Nếu bạn không được trường học lựa chọn thì vì sao trường đời không phải là nơi tung cao chí hướng?
Chúng ta cần nhận ra rằng không ai không học mà thành công cả. Tôi nhấn mạnh từ “học” ở đây, bạn không nhất thiết phải học đại học hay ở một ngôi trường nào đó mới gọi là học. Một đứa trẻ tập đi bởi nó học từ bố mẹ đấy thôi, và dĩ nhiên đó không phải là trường lớp nhưng cũng chính là học. Một người thành công học từ những lần khó khăn, thất bại, bươn chải ngoài đời cũng là học. Điều sai lầm ở đây, chúng ta cứ nghĩ rằng phải ở trong một trường hay một lớp nào đó mới là học. Như Mark Twain – một diễn giả, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ – từng nói: “Đừng để trường lớp cản trở con đường giáo dục của bạn”.
Tóm lại, đại học không phải là con đường duy nhất để bạn đến thành công. Dù ở đâu, trường học hay trường đời, nơi nào cũng đáng để bạn học hỏi. Dù có thể người thân yêu nhất cũng sẽ phản đối quyết định của bạn, nhưng điều quan trọng hãy dũng cảm theo đuổi con đường riêng của chính mình. Một lần tỉ phú Bill Gates được một phóng viên hỏi về việc bỏ học đại học, ông đã trả lời: “Tôi bỏ đại học nhưng không bỏ học!”.
Mỗi người một kiểu học
Mỗi người chúng ta đều có một kiểu học phù hợp khác nhau. Bạn có thể là một người chăm chỉ nghe thầy cô giảng và trở thành người học giỏi nhất và bạn biết áp dụng điều bạn học vào cuộc sống để thành công. Bạn cũng có thể là một người học rất tồi, bởi bạn không có khả năng chăm chú tiếp thu tốt mọi điều ở trường học, nhưng bạn có thể học rất nhanh từ ngoài đời, chẳng hạn như bạn có thể học đá bóng từ trên sân bóng rất tốt. Dĩ nhiên tất cả đều là học.
Niềm đam mê dạy học đã giúp cô trở thành “chủ nhân” của một trường ngoại ngữ khi 33 tuổi. Số học viên của trường hiện trên 500 và thu nhập của cô mỗi tháng trên 150 triệu đồng. Kỳ tới: Chuyện cô giáo tôi – Captain Bear
‘Con Cô Còn Rớt Đại Học, Làm Sao Cô Dạy Em Thi Đậu?’
Song, có lẽ chính sự san sẻ, đồng hành của đấng sinh thành mới giúp sĩ tử đứng dậy và tìm cơ hội học tập khác.
Tuổi Trẻ Online giới thiệu tâm sự của một người mẹ vốn là cựu giáo viên dạy văn có con gái từng rớt đại học. Mời các bạn đọc – đặc biệt là các thí sinh, phụ huynh – cùng theo dõi và chia sẻ câu chuyện, theo góc nhìn của riêng bạn.
Tôi đã rơi vào tâm trạng khủng hoảng của một phụ huynh có con thi rớt đại học bởi không chỉ vì áp lực từ gia đình mà còn từ các đồng nghiệp, bởi tôi từng là giáo viên dạy văn tại một trường trung học phổ thông ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cách đây ba năm, con gái tôi dự thi kỳ thi đại học với kỳ vọng từ cả họ gia đình rằng cháu sẽ vào Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia chúng tôi Sức học của cháu tương đối bình thường. Suốt một tháng con ôn bài, tôi xin nghỉ để lo cho cháu từ thức ăn, giấc ngủ. Những đêm khuya con ngồi học bài, mẹ phải nằm cạnh đọc sách cho con đỡ cảm giác buồn tủi.
Ngày con tôi dự thi, mẹ con tôi tay xách nách mang nồi cơm điện lên thành phố nấu cơm cho đảm bảo. Hai mẹ con thuê khách sạn ở quận Thủ Đức, chúng tôi để ở tạm. Trong lúc con học, tôi nấu cơm tại phòng khách sạn để con được ăn đúng vị gia đình mình nấu. Tôi phải bắc ghế leo lên dùng khăn che lấy thiết bị báo cháy trong phòng mà nấu ăn.
Nhưng kết quả thi của con đã không như kỳ vọng. Điểm sàn đại học năm ấy là 13 điểm. Con chỉ được 8 điểm. Tôi như chết sững trong bếp khi nghe một đồng nghiệp có con dự thi cùng năm ấy gọi điện thoại báo thông tin này. Cảm xúc đầu tiên của tôi khi nghe là tức giận con mình tột độ và xấu hổ với cô giáo cùng tổ bộ môn.
Nỗi đau khủng khiếp vì con rớt đại học cứ âm ỉ kéo dài đến lúc tôi nhớ khi đang đứng dạy hè lớp 12 một học sinh vô lễ: “Cô dạy con cô còn rớt đại học thì sao cô dạy em thi đậu được?”. Tôi bỏ vào phòng hội đồng ngồi khóc, trong túi xách đã sẵn sàng lá đơn xin nghỉ việc.
Tôi lao đến con mắng xa xả với những lời mà mình chưa bao giờ nghĩ sẽ nói: “Sao mẹ nuôi con ăn học đàng hoàng, có thiếu thốn điều gì đâu mà con học hành như vậy để giờ mẹ chẳng dám bước ra đường nhìn mặt ai!”. Vậy rồi hai mẹ con ôm nhau khóc.
Những chuỗi ngày sau khi công bố điểm thật sự kinh hoàng khi đồng nghiệp tôi đến nhà thăm cháu nhưng tôi chẳng muốn tiếp ai. Tôi ước mình có thể biến mất đi để khỏi phải nghe những cuộc điện thoại chẳng biết giả vờ hỏi thăm hay những lời nói xì xầm về một giáo viên lại có con thi đại học dưới điểm sàn.
Tôi suy sụp hoàn toàn sau khi thi cú thi rớt của con. Tôi không kỳ vọng nhiều vào cháu, chỉ muốn cháu được đủ điểm sàn để xét tuyển nhưng điều đó không thể. Tôi không dám bước chân về nhà bố mẹ chồng vì mặc cảm là đứa con dâu dạy con thi rớt. Có lẽ lúc đó tôi chỉ trút hết cơn bực tức lên đứa con gái đầu đời.
Nhưng cứ ám ảnh mãi về sự cố đầu đời của cháu mãi sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tôi chọn cách nghỉ việc để dọn nhà lên chúng tôi Tôi – một nhà giáo góa chồng nuôi con bằng số tiền tiết kiệm ít ỏi – đã thuê một căn phòng hai mẹ con sống giữa chúng tôi Tôi mở một quầy tạp hóa nhỏ. Hằng ngày con tôi đi ôn luyện đại học ở một trung tâm tại thành phố. Sau đó một năm con gái tôi đỗ vào Trường ĐH Sư phạm chúng tôi ngành toán và hiện cháu là sinh viên năm 2.
Khi con rớt đại học, con đau 9 thì phụ huynh đau 10. Cả xã hội chỉ hướng dẫn các cháu cách đối diện với khủng hoảng nhưng chính những phụ huynh như tôi cũng cần học cách giúp con vượt qua khủng hoảng và giúp cả chính mình.
Với những ông bố bà mẹ có con đang thi trượt, điều khủng khiếp chính là sự đối mặt với xung quanh và với bạn bè, đồng nghiệp. Con gái tôi từng chia sẻ: “Vào đại học như một chuyến xe buýt, nếu sơ suất đánh lỡ một chuyến thì cũng sẽ có chuyến khác đến thôi. Quan trọng là ta phải kiên nhẫn chờ đúng chuyến để đến đúng nơi cần đến!”.
Bạn đã từng thi rớt đại học? Bạn và gia đình đã đối diện với sự thật ấy như thế nào? Bạn đã chọn lối đi nào cho mình trong hành trình học vấn sau lần thi cử chưa thành công ấy?
Điều Kiện Dự Thi Tiến Sĩ
Thông tin tuyển sinh
Bậc thạc sĩ
Bậc tiến sĩ
Thông tin chung
Điều kiện dự thi tiến sĩ
Bài viết khác:
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính
[AA/F8: Technical Articles] Gian lận trong báo cáo tài chính – Part 2
I. Động cơ gian lận báo cáo tài chínhNhìn chung, các hoạt động của “kế toán sáng tạo” có thể chia thành những động cơ chính sau:
1. Quản lý lợi nhuận
Đây là hoạt động có chủ ý nhằm tạo ra lợi nhuận theo kế hoạch đã đặt ra của cấp quản lý. Một số nhà quản lý mới với trách nhiệm thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng trưởng đã có chủ ý làm giảm lợi nhuận năm tài chính xuống thấp để lợi nhuận các năm sau tăng trưởng, cắt đứt đà giảm.
2. Làm mềm lợi nhuận
Hành động này để tránh những lên xuống bất thường của lợi nhuận, làm giảm những năm có thu nhập quá cao nhằm tạo ra bức tranh kinh doanh ổn định hơn.
3. Thu hút vốn đầu tư
Một số doanh nghiệp cần vốn đầu tư nhưng lại không tạo ra được lợi nhuận tốt nên đã có động cơ gian lận báo cáo, tức có sai sót trọng yếu nhằm gian lận, đánh lừa người sử dụng báo cáo tài chính.
4. Hoàn cảnh tác động
Nhân viên kế toán được hoàn cảnh tác động gây nên động cơ làm gian lận. Ví dụ, áp lực từ việc bị sa thải do doanh thu năm nay không tốt, người kế toán trưởng sẽ có thể tạo ra doanh thu ảo để không bị sa thải. Hoặc là hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp lỏng lẻo, khiến một kế toán viên có thể đảm nhận cả khâu kiểm soát tiền lương, dẫn tới anh ta có thể nâng cao doanh thu để tăng lợi ích cá nhân của mình.
II. Một số thủ thuật gian lận tài chính nổi tiếng1. Cookie Jar Reserve
Công ty tạo ra “Cookie Jar” (Lọ kẹo ngọt) nhằm mục tiêu “để dành” lợi nhuận. “Cookie Jar” được tạo ra từ các khoản dự phòng, ghi nhận trước chi phí và trì hoãn ghi nhận doanh thu.
2. Take a Big Bath
Công ty xoá bỏ những khoản mục “treo” trên bảng cân đối kế toán nhằm “gột rửa” báo cáo tài chính. Thường nghiệp vụ “Take a big bath” sẽ làm cho công ty lỗ lớn, nhưng có mục đích rất rõ ràng cho các kỳ tiếp theo.
3. Big bet on the Future
Công ty “đánh cược vào tương lai” thông qua áp dụng các lỗ hổng trong quy định của chuẩn mực kế toán để ghi toàn bộ lợi nhuận có thể thu được trong tương lai vào năm hiện tại. Một số công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã lợi dụng triệt để thủ thuật này.
4. Throw out the Problem Child
Công ty loại bỏ những phần xấu nhất trên báo cáo tài chính thông qua các giao dịch tài chính với bên thứ ba. Đây là thủ thuật phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
5. Change GAAP
Công ty sử dụng thủ thuật thay đổi chính sách kế toán nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn. Chính sách kế toán được “lợi dụng” nhiều nhất là chính sách ghi nhận doanh thu. Rất nhiều công ty đã thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn.
6. Sales and Lease Back
Thủ thuật “Bán tái mua/tái thuê” là thủ thuật được Lehman Brothers áp dụng trước khi bị “lộ” và phải bảo hộ phá sản. Năm 2023, Eximbank cũng bị đưa ra công chúng là đã lợi dụng kỹ thuật này.
7. Use of SPEs
Công ty sử dụng các “đơn vị có mục đích đặc biệt – SPEs” nhằm tạo doanh thu ảo, giấu nợ. TTF là trường hợp điển hình nhất sử dụng thủ thuật này.
8. Above the Line, Below the Line
Thủ thuật phổ biến trên thế giới. Trên thị trường Việt Nam, cổ phiếu được giới đầu tư gọi là “con tàu ma” đã áp dụng thủ thuật này, nhằm đánh lạc hướng nhà đầu tư về lợi nhuận.
9. Cherry Picking
Một thủ thuật thông dụng, khi các công ty “chọn lọc” khéo léo hàng bán, chứng khoán đầu tư nhằm tăng lợi nhuận bán hàng. Các hãng bán lẻ như Tesco đã áp dụng thủ thuật này.
10. Holding gain
Hàng tồn kho tang liên tục qua các năm là dấu hiệu thủ thuật “holding gain” đã được sử dụng để “cook” lợi nhuận
III. Cần làm gì để phát hiện gian lận?Các thủ thuật tài chính rất tinh vi. Vậy Để phát hiện gian lận, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật thông tin phi tài chính về công ty, đội ngũ lãnh đạo và sự thay đổi các cổ đông lớn. Khi có sự thay đổi liên tục giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu nguyên nhân.
IV. Ví dụ thực tiễnTrong thực tiễn khi kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể vẫn phải chịu rủi ro kiểm toán vì không thể phát hiện và nhận biết được hết những gian lận và sai sót tồn tại trong báo cáo tài chính.
Chính vì thế, những vụ bê bối kiểm toán ra đời. Gần đây nhất là Wirecard do EY kiểm toán. Để thu hút thêm các nhà đầu tư và khách hàng, Markus Braun, CEO của Wirecard đã thổi phồng tài sản và doanh thu của công ty đến hơn 2,1 tỷ USD thông qua các giao dịch giả với bên “mua thứ ba” để tạo nên vỏ bọc một công ty vững mạnh về tài chính.
Sau khi bị EY từ chối kí báo cáo kiểm toán năm 2023, Wirecard buộc phải thừa nhận số dư tiền mặt 2,1 tỉ USD của công ty có thể không tồn tại. Từ vị thế là một công ty công nghệ tài chính hàng đầu, giờ Wirecard xuống dốc đến mức phải nộp đơn xin sự bảo vệ của toà án khỏi các chủ nợ. CEO lâu năm của Wirecard bị bắt sau khi từ chức và phải nộp tiền để được tại ngoại.
Trước đó, còn những vụ bê bối kiểm toán làm rúng động cả thế giới của Enron, Worldcom, Lehman Brothers,….
Có thể thấy, Sự sai lệch lớn giữa số liệu tài chính trước và sau kiểm toán làm giảm niềm tin từ các nhà đầu tư, thậm chí có thể khiến nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề. Vậy nên, cần có những chính sách thắt chặt hơn về báo cáo tài chính để bảo vệ nhà đầu tư cũng như tạo động lực để các doanh nghiệp làm ăn chân chính hơn.
Bài Dự Thi “Tại Vì Anh Là Gay Sao?”
… Ngày sinh nhật lần thứ 25 của Khoa cũng là ngày cu Tuấn ra đời, ngày 11/3, hôm ấy Quân đã hẹn đi ăn với Khoa nhưng rồi đành phải quay về chở Ngân vào viện, hôm đó Khoa cũng đến bệnh viện, Quân đang trong phòng sinh, Khoa ở ngoài nghe Ngân la hét lòng lo lắng mong mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.
– Oa, oa, oa…
Tiếng trẻ con khóc làm mọi lo lắng trong đầu Khoa tan biến. Quân đi bên cạnh quay nhìn Khoa một thoáng rồi tiếp tục theo hai mẹ con Ngân vào phòng hồi sức. Khoa nhìn theo tâm trạng khó tả. “Họ là một gia đình hạnh phúc”. Khoa vừa mừng vì sinh nở của Ngân đã vuông tròn, nhưng nó lại cảm thấy lạc lõng, cảm thấy cô đơn ngay lúc này. Khoa cúi mặt bước ra sảnh về.
Từ sau ngày đó, Quân luôn lo lắng quan tâm hai mẹ con Ngân hơn nhưng Ngân vẫn cảm nhận thấy Quân vẫn không thuộc về mình, đôi khi thấy Quân ngồi buồn bã một mình mà có lẽ là vì nhớ Khoa, Ngân ghen tị lắm. Nhiều đêm Ngân nhìn Quân ngủ, dù kế bên thôi, chung một chiếc giường thôi mà sao như xa cách thế. Những lúc như vậy Ngân khóc, cố gắng để Quân không nghe thấy, nhìn Quân.
– Em hơi ngạc nhiên khi chị gọi hẹn em ra đây, chị muốn gặp em có chuyện gì không ạ.
– Khoa… hãy chia tay anh Quân được không?
-… Sao chị lại nói vậy?
-… Chị biết nói ra điều này thật kỳ cục nhưng…chị cần phải nói…Ngày chị đồng ý lấy anh Quân, chị đã nghĩ chỉ cần ở bên ảnh, chị sẽ dần có được trái tim của con người ấy. Và chị đã có được anh ấy, nhưng chỉ có thể xác, Quân lúc nào cũng hướng về em, lúc nào cũng nghĩ tới em, dù chị đã cố gắng rất nhiều.
Xin em hãy nhường anh Quân lại cho chị, xin em hãy thương chị, thương bé Tuấn mà giúp chị có cơ hội để có một gia đình thật sự.
Khoa nhìn chị:
– Bộ chị tưởng tôi đang hạnh phúc lắm ư? Tôi cũng giống chị, cũng ghen, cũng đau khổ, cũng cô đơn và nhiều khi cảm thấy tuyệt vọng. Tôi cũng rất muốn chị rời xa anh ấy để chỉ còn 2 chúng tôi, nhưng tôi không thể, tôi chấp nhận như vậy để anh Quân cảm thấy thoải mái, anh ấy là người đau khổ nhất trong chúng ta, tôi và chị đã gây áp lực cho anh ấy quá nhiều…
Có lẽ chúng ta đã sai lầm khi chọn con đường đi đến kết cục như thế này. Chúng tôi là gay, chúng tôi cũng là con người mà, chúng tôi cũng có tình yêu và điều đó chẳng có tội lỗi gì.
-…Khoa, chị…
-… Chỉ vì chúng tôi là gay nên tình yêu của chúng tôi không đáng để được tôn trọng sao? Không đáng để được hạnh phúc trọn vẹn mà cuối cùng phải gánh chịu đau khổ chồng chất khi cố gắng bảo vệ nó và né tránh, phải không chị Ngân…
-…Ý chị không phải như vậy… chị xin lỗi em…
Khoa vừa nói vừa khóc, Ngân cúi mặt khóc, Khoa òa khóc đứng dậy chạy đi, xung quanh nhiều người bàn tán.
– Anh Quân. Em đã từng nghĩ tình yêu của mình tốt đẹp, nhưng em đã sai. Anh, chị Ngân và em đã sai khi quá ích kỷ cho tình yêu của mình, quá bảo vệ tình yêu của mình để rồi đi nhầm hướng. Ba người chúng ta cứ ngỡ đã chấp nhận và hòa nhập được với hoàn cảnh nhưng không phải vậy. Chị Ngân rất yêu anh.
– Đừng nói như vậy! Anh sẽ quan tâm nhiều hơn đến Ngân và Tuấn.
– Em yêu anh và em biết anh cũng thế. Nhưng chúng ta không thể có hạnh phúc thật sự được, sống phải nghĩ đến những người xung quanh
– Tại sao chúng ta không thể có hạnh phúc thật sự? Chúng ta đã rất hạnh phúc mà!
– Hạnh phúc thật sự không thể nào có những dằn vặt, những khổ tâm không bao giờ giải tỏa được, hạnh phúc mà làm người khác phải đau khổ, làm chính người trong cuộc đau khổ thì sao gọi là hạnh phúc được anh.
– Rồi mọi thứ sẽ có cách giải quyết. Nghe anh đi!
– Tất cả các cách giải quyết đều đi đến bế tắc và đau khổ thôi, ba người chúng ta đã trải qua quá đủ rồi, anh không nhận ra sao, chúng ta không thể nào có cơ hội để giải thoát cả. Bởi vì…
– Vì chúng ta là gay phải không?
– Đúng, …vì chúng ta là gay, không có lối thoát nào cho những người như chúng ta cả,… em xin lỗi, em phải giải thoát cho chính bản thân mình trong tình thế này cũng như giúp anh và chị Ngân tự giải thoát khỏi bế tắt đang xảy ra. Anh phải đối xử thật tốt với chị Ngân và bé Tuấn, hãy đừng như người cha vô trách nhiệm…
– Đừng rời xa anh, Khoa, đừng làm vậy với anh!
-… … Em xin lỗi, tàu đến rồi, em đi đây. Đừng tìm em, em xin anh. Tít tít..
– Khoa, xin đừng đi.
Trời đã đứng bóng, Quân ủ rủ mở cửa bước vô, Quân ngồi xuống ghế một hồi lâu rồi mới nhận ra không thấy Ngân và bé Tuấn đâu.
Quân đi tìm xung quanh, trong bếp bàn ăn đã dọn sẵn cho Quân, nhưng không có Ngân. Chợt Quân thấy một bức thư được để dưới chén cơm.
” Anh Quân, Em đã suy nghĩ rất nhiều và đã rất cố gắng mới viết ra được những dòng này cho anh. Em đã rất vui khi được ở bên anh, được anh quan tâm, chăm sóc. Em đã mong rằng rồi thời gian sẽ giúp em có được trái tim anh. Ngày bé Tuấn ra đời, niềm hi vọng ấy của em lại tăng thêm nhưng cuối cùng em nhận ra chuyện đó không bao giờ xảy ra.
Em luôn ghen tị với tình yêu anh dành cho Khoa. Lúc nào trong tim anh cũng chỉ luôn có Khoa. Dù không muốn nhưng em phải công nhận rằng tình yêu của hai người quá mãnh liệt, quá bền bỉ để em có thể chen vào đươc. Thật đáng tiếc khi tình yêu làm chúng ta lún sâu vào sai lầm của mình. Em cảm thấy thương cho anh và Khoa vì đã không thể ở bên nhau trọn vẹn nhưng em cũng tự cảm thấy đáng thương cho mình khi yêu một người đồng tính, mong chờ một cuộc sống hạnh phúc mà em đã nghĩ rồi sẽ có.
Em nghĩ không còn cách nào tốt hơn là một người trong chúng ta ra đi để mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Và em nghĩ không người đó không ai ngoài em. Khoa đã nói đúng, yêu là phải làm cho người mình yêu hạnh phúc, vì thế em muốn anh được hạnh phúc, em không muốn yêu mà lúc nào cũng phải đau khổ vì chính tình yêu của mình nữa. Anh đừng cảm thấy tội lỗi vì em. Em mong rằng anh và Khoa sẽ sống hạnh phúc. Mong anh đừng tìm em, khi nào có dịp em sẽ dẫn Tuấn về thăm anh. Ngân.”
… Quân dựa vào góc tường đọc hết lá thư, anh đọc như kẻ mất hồn, rồi cười như một thằng điên, và khóc, khóc như một đứa con nít. Ở ngoài kia, màn đêm đã nhuốm đen.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chấp Nhận Thi Rớt Còn Vinh Dự Hơn Gian Lận Khi Thi trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!