Bạn đang xem bài viết Cú Sốc Trước Cái Chết Của Người Thân. được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cú sốc trước cái chết của người thân: Làm thế nào để chấp nhận và vượt qua nỗi đau khi người thân yêu đột ngột qua đời
5 giai đoạn đau buồn và 5 cách để vượt qua
Cái chết của người thân làm cuộc sống của bạn thay đổi mãi. Tin xấu ập đến, và thời gian như ngưng trôi.
Có một số điều trong cuộc sống tàn khốc như cái chết bất ngờ của một người thân yêu. Thế giới của bạn rơi vào hỗn loạn và bạn tràn ngập tuyệt vọng, bạn cảm thấy như bị mắc kẹt trong cơn ác mộng và không thể thức dậy:
“Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra? Nó không thể là sự thật!”
Một cái chết đột ngột phá vỡ cảm giác an toàn của chúng ta. Chúng ta muốn tin rằng những người thân yêu của chúng ta được an toàn không bị tổn hại. Chúng ta cho rằng tai nạn và bệnh tật sẽ chừa người thân yêu của chúng ta ra. Vì vậy, khi bi kịch xảy ra bất ngờ, chúng ta bị sốc. Toàn bộ cơ thể của chúng ta rung lên chỉ với một cụm từ duy nhất: Tại sao?
Một cái chết bất ngờ làm bạn đau khổ cùng cực. Bạn không thể chối bỏ nó, bạn không thể lý luận với nó. Bạn biết rằng cuộc sống của mỗi người sẽ không ai giống ai
Quá trình chấp nhận sự qua đời của người thân: tiến trình 5 giai đoạn đau buồn
Nhà tâm lý học Kubler Ross đã đưa ra năm giai đoạn đau buồn để từ đó cung cấp một mô hình hữu ích để lường trước những diễn tiến tâm lý có thể xảy ra khi thông báo tin buồn và khi an ủi người bệnh và thân nhân. Ross đã dành phần lớn cuộc đời của mình để làm việc với các bệnh nhân mắc bệnh nan y. Mặc dù các giai đoạn này không phải là phổ quát, cũng không xảy ra theo từng bước, nhưng chúng có thể hữu ích khi suy ngẫm về đau buồn, mất mát.
1.Chối bỏ: Bạn bị sốc và phủ nhận, thường đi kèm với cảm giác bị chết lặng, thờ ơ với sự đời, sống cô lập. Bạn có xu hướng cứ gặm nhấm nỗi đau hoặc tiếp tục làm cho mình bận rộn, hay làm bất cứ điều gì để trì hoãn việc trải qua nỗi đau và tuyệt vọng về sự ra đi của người thân yêu đã gây ra cho bạn.
2.Giận dữ: Cơn thịnh nộ nổi lên trong bạn. Bạn có thể hướng sự tức giận của bạn vào bác sĩ, bạn bè, vợ / chồng, anh chị em, xã hội hoặc thậm chí là chính bạn. Nhưng khi tức giận nhanh chóng biến thành sự đổ lỗi, nó đem đến cho ta cảm giác thoải mái một chút. Khi việc đổ lỗi cho người khác dần nguôi ngoai, nỗi đau trở lại. Sự tức giận cũng gây ra một cuộc khủng hoảng về đức tin, cơn thịnh nộ vào một vị thần đã cho phép điều kinh khủng như vậy xảy ra. Bạn thậm chí có thể cảm thấy tức giận với người quá cố vì đã bỏ rơi bạn.
3.hương lượng trả giá: Trong nỗ lực giảm bớt nỗi đau mất mát, bạn cố gắng mặc cả với nó. Bạn có những thay đổi đột ngột hoặc có lời hứa hẹn, chẳng hạn như, “Tôi sẽ trở thành một người tốt hơn.” hoặc ” tôi sẽ đổi hướng sang việc trân trọng những ký ức về anh ấy/ cô ấy” Nhưng lời hứa trong lúc đau buồn như vậy rất khó giữ lời. Mặc cả giúp làm dịu cơn giận của bạn và là nỗ lực đầu tiên của bạn để giữ bình tĩnh trước sự mất mát.
4.Trầm cảm, buồn bã: Sau khi vượt qua giai đoạn phủ nhận, tức giận và mặc cả, thực tế đau đớn về cái chết của người thân lại bao trùm lên bạn. Trầm cảm đẩy bạn xuống cho đến khi bạn gục ngã dưới vòng xoáy sâu thẳm của cảm xúc, mắc kẹt với các cảm xúc tiêu cực. Mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Kiệt sức làm bạn khổ sở. Bạn có thể rơi vào tình huống tự hủy hoại bản thân như ăn quá nhiều/quá ít, ngủ quá nhiều/ quá ít hoặc sống cô lập. Lối sống như vậy có thể đã tồn tại trong cuộc sống của bạn trước khi mất người thân nhưng thường gia tăng trong giai đoạn trầm cảm.
5. Chấp nhận.
Bạn bắt đầu chấp nhận thực tế ở hiện tại. Bạn nhận ra rằng, mặc dù mọi thứ đã thay đổi, nhưng bạn phải tiếp tục sống. Bạn bắt đầu tìm thấy sự bình yên trong nội tâm. Có lẽ trong ký ức bạn cảm thấy dễ chịu, thay vì cảm thấy chán nản hay bị tổn thương. Bạn có thể mơ về người thân yêu của mình hoặc độc thoại với bản thân. Bạn bắt đầu tìm kiếm những mối quan hệ mới.
Con đường phục hồi sau mất mát
Các giai đoạn đau buồn có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Mọi người đi qua chúng khác nhau. Để giúp bản thân hồi phục sau mất mát, hãy xem xét các đề xuất sau:
Tìm kiếm sự giúp đỡ: Một cộng đồng bạn bè và gia đình là một nguồn lực tuyệt vời. Chấp nhận bất cứ sự giúp đỡ nào mà họ có thể hỗ trợ và đừng ngại yêu cầu thêm sự trợ giúp.
Tự đánh lạc hướng bản thân: Cô lập sau đau khổ, mất mát là phổ biến, nhưng cảm xúc tiêu cực kéo dài dẫn tới nguy cơ cao mắc rối loạn trầm cảm. Đi gặp gỡ bạn bè, đăng ký tham giao vào hội những người mất người thân, hoặc tìm một cộng đồng tôn giáo hoặc thực hành thiền định…hãy chọn bất cứ hoạt động nào mang lại cho bạn những giây phút vui vẻ, thư giãn
Tìm ý nghĩa cuộc sống: Có một cuốn sách mới rất hay của tác giả David Kessler, “Tìm ý nghĩa cuộc đời: Giai đoạn thứ sáu của nỗi đau, mất mát”. Trong đó, anh để cập đến về cái chết của đứa con trai 21 tuổi của mình do dùng thuốc quá liều, anh biết mình phải tìm cách vượt qua sự mất mát bất ngờ, tàn khốc này, một cách để tưởng nhớ con trai anh. Những cuốn sách như thế này đem đến cho bạn một cái nhìn khác và bạn nhận ra rằng bạn không cô đơn. Những quyển sách cũng cung cấp cho bạn một số cách thức để giúp bạn phục hồi, vượt qua nỗi đau mất mát.
Hướng đến sự tươi mới: Đến một lúc nào đó, bạn sẽ có một lựa chọn: Bạn có để nỗi đau làm cuộc sống của bạn bế tắc hay bạn cố gắng tiến về phía trước? con trai của bạn tôi đã chết tại chỗ vì bị một chiếc xe đâm vào khi thằng bé đang trượt ván. Đến bây giờ khi tôi nghĩ về nó tôi còn bị sốc dù đã hai mươi năm qua. Vượt qua nỗi đau mất con, anh bạn tôi đã thay đổi và vụt sáng. Anh ấy đã viết cho con trai mình một bức thư cảm động được đăng trên một tờ báo địa phương, bức thư nói về những kỷ niệm hai cha con đã từng có với nhau và cảm ơn con đã đến bên cuộc đời ba mẹ. Trong bức thư, anh bạn tôi chia sẻ rằng con trai anh là người đã hiến tạng “mắt thằng bé đã đem đến ánh sáng cho người không nhìn thấy”. “bây giờ phổi của con trao đổi khí trong một cơ thể khác.” Đó là một nghĩa cử cao đẹp.
Khi tôi hỏi anh bạn làm thế nào anh ấy tìm thấy sức mạnh để tiếp tục, anh ấy nói, “Tôi quyết định cách tốt nhất để tưởng nhớ con trai tôi, là tôi phải sống một cuộc sống hạnh phúc. Tôi chắc chắn đó là điều con tôi muốn.”
Không ai hồi phục hoàn toàn sau cái chết bất ngờ của người thân. Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng trước những mất mát như vậy. Nhưng đừng từ bỏ cuộc chiến để tiếp tục. Nỗi buồn có thể được trân trọng, nâng niu và thực sự là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Nỗi buồn có thể, nghe có vẻ ngược đời, vun đắp cho hạnh phúc của chúng ta và làm đời sống của chúng ta thăng hoa hơn.
Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh dịch Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Làm Sao Để Giúp Anh Trai Vượt Qua Cú Sốc Về Tình Cảm?
Làm sao để giúp anh trai vượt qua cú sốc về tình cảm? Vì sự ngăn cản của gia đình em nên anh không thể cưới người con gái anh yêu thương. Bạn gái anh đã chủ động chia tay khiến tinh thần của anh trai em rất suy sụp, khủng hoảng.
Xin chuyên gia cho tôi một lời khuyên hữu ích. Anh trai tôi và bạn gái anh quen biết, yêu nhau cũng được 3 năm. Theo tôi được biết tình cảm đó rất sâu đậm. Khi ấy gia đình tôi không biết về người bạn gái đó. Khi anh trai tôi có quyết định muốn kết hôn và có dẫn bạn gái về ra mắt gia đình nhưng sau đó lại nhận lại sự phản đối kịch liệt từ gia đình tôi, thậm chí ông bà còn nói từ mặt nếu anh tôi vẫn quyết định kết hôn. Anh trai tôi thì nhất quyết muốn cưới nhưng về phía bạn gái anh vì biết gia đình tôi không đồng ý nên đã chia tay.
Sau khi chia tay, anh trai tôi thay đổi hoàn toàn không thiết ăn không thiết uống. Khi tôi nói anh nên ăn uống và thể dục lành mạnh thì anh nói “chán không thiết làm gì nữa”. Đặc biệt gần đây anh biết uống rượu, hút thuốc, hay trách móc rằng gia đình tôi đã phá hoại hạnh phúc của anh. Tôi biết gia đình tôi đã sai nhưng thật sự bố mẹ tôi cũng chỉ muốn tốt cho anh thôi. Thực sự tôi rất mong anh tôi có thể hiểu được nhưng điều đó là tuyệt vọng vì anh trai tôi lại có suy nghĩ tiêu cực. Giờ gia đình tôi đang rất bế tắc và thực sự tôi không biết mình cần làm gì và mình nên làm gì để giúp cho anh trai tôi vượt qua được chuyện này. Tôi thấy bất lực. Tôi nên làm gì để giúp gia đình tôi có thể quay trở lại như trước bớt ngột ngạt bớt căng thẳng?
Em có một người anh trai và anh ấy có yêu thương một cô bạn gái được 3 năm. Khi anh trai em quyết định chuyện kết hôn và đưa bạn gái về giới thiệu với gia đình em thì gặp phải sự ngăn cản từ phía bố mẹ. Vậy lý do mà bố mẹ em phản đối mối quan hệ này là gì? Bản thân cô gái đó có điều gì khiến bố mẹ em không hài lòng? Khi đứng trước sự phản đối của gia đình, anh trai em đã tìm cách để thuyết phục bố mẹ bằng lòng cho anh ấy đến với người con gái kia chưa? Nếu như bản thân anh trai em đã có sự cố gắng thuyết phục bố mẹ đồng ý nhưng không mang lại kết quả như bản thân mình mong muốn thì sự sụp đổ về mặt tâm lý cũng là điều dễ hiểu. Người bạn gái ấy vì nhận thấy khó khăn trong mối quan hệ với gia đình nhà bạn trai, sự phản đối từ mọi người nên đã chủ động muốn chia tay. Dù sao khi cô ấy quyết định làm vậy cũng là biết suy nghĩ cho bạn trai và gia đình của em. Thực tế, nếu vì kiên định tình cảm với bạn gái mà quay lưng chống đối lại gia đình thì anh trai em cũng có nhiều khó khăn. Sự đau lòng của bố mẹ em cũng tăng lên gấp bội.
Bản thân anh trai em nhìn nhận vì bố mẹ không đồng tình chuyện tình cảm nên anh ấy phải chia tay người yêu. Xét cho cùng sự trách cứ của anh trai em đối với bố mẹ cũng có phần hợp lý. Như em nói, bố mẹ làm vậy là sai nhưng chỉ vì muốn tốt cho anh trai của em. Đứng về phía anh ấy, liệu điều đó có thực sự tốt không? Chính bản thân anh trai em biết điều gì là tốt, là cần cho mình. Nhưng anh ấy lại không được ở bên cạnh người mình yêu, xây dựng gia đình với cô ấy thì đó là một sự tổn thương, mất mát. Vì thế, trong lúc này, mọi người trong gia đình của em, bản thân em cũng không nên can thiệp tiếp tục vào cuộc sống của anh ấy nữa. Anh trai em phải trải qua cú sốc về tình cảm, sự đổ vỡ của tình yêu, anh ấy cần có thời gian để ổn định lại tâm lý cho mình. Hãy để anh trai của em suy ngẫm và học cách chấp nhận rằng giữa anh ấy và người bạn gái đó không thể đến được với nhau. Thực tế việc hai người chia tay nhau đã nói lên điều đó. Bản thân anh ấy cũng không thể thay đổi lại tình hình. Cho dù anh ấy có oán giận bố mẹ, chán nản cuộc sống thì mọi thứ cũng không quay trở lại được nữa. Dần dần anh trai em sẽ giải thoát bản thân mình khỏi những đau khổ, tổn thương và tìm lại được niềm vui trong cuộc sống. Vấn đề là của anh trai em, cần thay đổi như thế nào là do anh ấy chứ không phải mong muốn của em. Bản thân em hãy dành thời gian quan tâm, trò chuyện, gợi mở để anh ấy có được những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn. Cho dù tình cảm với cô ấy đã chấm dứt thì cuộc sống của anh ấy vẫn phải tiếp tục. Mong em sớm giúp anh trai vượt qua khó khăn này.
Chuyên viên tư vấn: Thạch Thảo
Sai Lầm Chết Người Của Cha Mẹ Khi Thấy Con Ho Nhiều Đêm
PGS TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, ho đêm kéo dài có thể là dấu hiệu của hen suyễn nhưng cũng có thể con ho không phải là dấu hiệu gì đáng sợ mà đôi khi ho còn là cách tống hết đờm, dịch ở họng ra ngoài.
Không nên quá lo lắng khi con ho liên tục về đêm
Chị Trần Thị Bình trú tại Trần Lãm, TP.Thái Bình tâm sự, 1 tháng nay, đêm nào con chị cũng ho. Ban ngày cháu chơi, nô đùa không có dấu hiệu gì của đau ốm, ho hắng nhưng về đêm thì ho liên tục.
Chị Bình sốt ruột vì có đêm con ho 2 – 3 lần, lần ho nào cũng nôn ra giường và quần áo. Vì lo lắng nên chị Bình mua đủ các loại thuốc cho con uống không đỡ. Chị còn mua tinh dầu về bôi nhưng con cũng không có dấu hiệu nào giảm ho. Cứ nghĩ từ Tết ra con uống đủ các loại kháng sinh, chị Bình vừa xót con, vừa lo lắng.
Trường hợp chăm con như chị Bình, PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai – cho biết, không phải là hiếm bởi tâm lý bà mẹ nào thấy con ho đều sốt ruột, tìm thuốc có thể chặn đứng cơn ho lại. Có trẻ uống 4 – 5 loại kháng sinh vẫn không khỏi, bố mẹ càng cố tìm thuốc tốt nhất cho con.
Bà mẹ nào cho con đến khám bác sĩ cũng thốt lên: “Bác sĩ kê đơn thuốc nào cho cháu chứ nó cứ ho như quốc về đêm, sốt ruột lắm”. Có bà mẹ còn nói “Cháu dùng đủ thuốc rồi không đỡ, nghe con ho mà mẹ thắt hết cả ruột”…
Đó là những tâm lý sai lầm của các bà mẹ. Bởi theo PGS Dũng, ho đôi khi lại là tốt. Nhiều cơn ho thực sự lại có lợi cho bệnh lý của trẻ, giúp tống ra ngoài dịch nhầy, đờm… để trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Những đứa trẻ cả đêm có thể nôn 2 – 3 lần nhưng nôn xong chúng lại ngủ một mạch đến sáng, không quấy khóc, mất ngủ, nóng sốt gì cả. Do đó, bố mẹ không cần nóng ruột mua vội thuốc kháng sinh về cho con uống, vừa tốn tiền vừa làm cho tình trạng nhờn kháng sinh của con tăng lên. Có những bệnh do vi rút nên kháng sinh không có tác dụng.
Trên thực tế, bố mẹ cứ theo dõi để tự nhiên có thể trẻ tự khỏi và khi kê đơn thuốc phải biết rõ nguyên nhân của ho là do đâu mới điều trị có hiệu quả được.
Các dấu hiệu của ho cần phải dùng thuốc
PGS Dũng cho biết, ho có nhiều nguyên nhân và tùy vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho phù hợp.
Nếu bố mẹ quá sốt ruột cũng có thể tùy vào nguyên nhân chọn mua thuốc cho trẻ. Tuy nhiên, chú ý kỹ từng tá dược trong thuốc và tác dụng của nó.
Ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên: Triệu chứng trẻ ho dữ dội, đặc biệt ho về đêm khi nằm ngủ kèm theo chảy nước mũi. Nhưng ho này không quá nguy hiểm vì ho do vi rút và tự khỏi là chính. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh vì càng dùng kháng sinh càng không khỏi.
Phụ huynh cho thể cho con uống thuốc ho cao lỏng, hoặc các loại thuốc ho tự chế từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn… Nếu kèm theo sốt thì uống thuốc hạ sốt, xịt mũi cho hết viêm mũi.
Trẻ ho do bị viêm mũi dị ứng: Đây là dạng ho hay gặp nhất mặc dù có những trẻ không bị chảy dịch mũi nhưng vẫn bị ho dai dẳng không khỏi.
Lúc này, trẻ cần xịt thuốc chữa dị ứng mũi sẽ làm giảm cơn ho. Hoặc dùng thuốc có Clopheniramine, thuốc Diphenhydramin sẽ mang lại tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng. Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.
Tuy nhiên, loại thuốc này lại không dùng được cho bệnh nhân ho do viêm phế quản, viêm phổi hoặc trong cơn hen phế quản cấp vì có thể làm quánh niêm mạc dịch, dễ dẫn đến suy thở hoặc có tác dụng phụ như gây khô miệng, buồn ngủ hoặc làm một số trẻ ăn kém hơn. Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần đưa trẻ đến khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân ho và kê đơn.
Trường hợp ho do viêm phổi, viêm phế quản: Dấu hiệu ho ít, húng hắng, không ho dữ dội nhưng kèm theo dấu hiệu lõm ngực, phồng lên thay đổi theo nhịp thở, thi thoảng môi tím tái. Khi đó hãy cho trẻ tới các cơ sở y tế.
Chăm sóc bé bị ho đêm
Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé.
Bố mẹ cũng cần hạn chế cho con ăn uống sát giờ đi ngủ. Tốt nhất, bé nên ăn uống trước khi ngủ 1 giờ. Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn kích thích ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ… Trước khi ngủ, hãy cho con uống 1 thìa mật ong ấm giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
Hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi ứ lại ở họng. Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói xe cộ, khói thuốc lá và bụi, giữ vệ sinh mũi họng cho bé và môi trường sống.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Họ tên Số điện thoại
Phân Tích Sau Cái Chết Của George Floyd: Tư Thế Chẹt Gối Vào Cổ Là Thủ Thuật Chí Mạng, Cảnh Sát Cũng Không Được Phép Dùng
Cái chết của George Floyd đã gây ra hàng loạt cuộc bạo loạn trên khắp nước Mỹ, và làm dấy lên câu hỏi: Tư thế chẹt gối vào cổ nguy hiểm đến mức nào?
Ngày 25/5, George Floyd qua đời.
Cái chết của người Floyd đã khiến cho cả nước Mỹ rúng động, làm dấy lên những cuộc biểu tình bạo động trên phạm vi toàn quốc, bởi Floyd chết trong tình trạng bị cảnh sát khống chế bằng cách ghì chặt đầu gối lên cổ, bất chấp việc anh liên tục van xin vì khó thở.
Trên thực tế thì theo CNN, biện pháp này đã bị cấm tại nhiều sở cảnh sát trong các thành phố lớn. Nhưng ở Minneapolis, họ cho phép cảnh sát áp dụng biện pháp này trong trường hợp đối tượng tỏ ra quá hung hăng và chống cự khi bắt giữ. Trong trường hợp của Floyd ở thời điểm bị bắt giữ, anh không có vũ khí và tay đã bị còng.
Phương pháp chí mạng, có thể gây nguy hiểm
Theo Seth Stoughton – phó giáo sư ngành luật của ĐH South Carolina và cũng là cựu sĩ quan cảnh sát, thì tùy thuộc vào tư thế đầu của đối tượng và trọng lượng cơ thể của người ghì, tư thế chặn gối lên cổ có thể gây ra những tổn hại hết sức nghiêm trọng.
Stoughton xác định phương pháp này có thể gây hại theo ít nhất 3 cách. Đầu tiên, cảnh sát ghì đối tượng bằng một tư thế quá dễ tổn thương: mặt úp xuống đất, tay bị còng sau lưng, và kéo dài trong một khoảng thời gian.
Tư thế này đã được chứng minh có thể gây ngạt thở (được gọi là positional asphyxia). Người nằm trong tư thế này dù vẫn có thể hít một chút không khí, nhưng không thể thở một cách toàn vẹn nhất. Họ sẽ mất dần oxy và rơi vào trạng thái không tỉnh táo.
Stoughton cho biết, sở cảnh sát luôn nhấn mạnh chỉ được giữ nghi phạm trong tình trạng này đủ lâu để thi hành khống chế, rồi nhanh chóng chuyển sang tư thế an toàn hơn – như nằm nghiêng hay cho ngồi hoặc đứng dậy.
Thứ 2 là vị trí ghì. Việc đặt quá nhiều áp lực đè nặng lên cổ đối tượng hoàn toàn có khả năng gây chết người. Trong cuốn sách của mình, Stoughton có đề cập rằng “Sĩ quan cảnh sát cần tránh đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể lên đầu hoặc cổ đối tượng. Áp lực từ tư thế này có thể làm nứt hoặc gãy cột sống cổ, tùy theo vị trí đầu.”
Và cuối cùng, bất kỳ ai thi hành phương pháp này cũng cần theo dõi tình trạng của nghi phạm một cách sát sao. Bởi sau một khoảng thời gian, nó hoàn toàn có thể gây tử vong.
Ghì gối lên cổ không nằm trong danh sách phương pháp áp chế được cho phép
Sở cảnh sát Minneapolis cho phép các sĩ quan cảnh sát áp dụng 2 phương pháp áp chế nghi phạm tại vùng cổ, nhưng chỉ những ai được đào tạo mới được phép dùng. Đó là khống chế có ý thức, hoặc làm mất ý thức.
Trong đó, khống chế có ý thức là dùng tay hoặc chân đặt áp lực lên cổ nghi phạm, nhưng không phạm vào khí quản. Phương pháp còn lại là đặt đủ áp lực để đối tượng bất tỉnh – nhưng không được gây chết người.
Cả hai đều được áp dụng trong trường hợp nghi phạm chống cự, nhưng phương pháp thứ 2 chỉ được dùng nếu nghi phạm chống cự quyết liệt và hung hăng, không chịu hợp tác. Có điều theo Stoughton, thứ gây ra cái chết của Floyd không nằm trong số 2 phương thức được cho phép.
“Đó không phải là khống chế cổ,” – Stoughton chia sẻ. “Đây không đơn giản là đặt áp lực lên cổ, mà là một cách làm rất nguy hiểm.”
Có quá ít cảnh sát được đào tạo
Chủ tịch của Hiệp hội Cảnh sát Da màu Quốc gia Mỹ – Sonia Pruitt chia sẻ, việc lựa chọn giải pháp khống chế như thế nào không nằm trong danh sách đào tạo của cảnh sát.
“Vũ lực chỉ được dùng khi cần thiết, để một người tuân thủ và làm theo yêu cầu,” – Pruit cho biết. “Người đàn ông này đã bị còng tay và nằm sấp xuống đất. Việc tiếp tục khống chế thêm là hoàn toàn không cần thiết.”
Cũng theo Pruitt, vài năm trước bà đã từng khảo sát một số nhân viên cảnh sát, xem liệu họ có được đào tạo để áp dụng phương pháp ghì gối lên cổ để khống chế nghi phạm không. Trước đó, bà thấy nó được dùng rất nhiều, đặc biệt là với các đối tượng là người da màu.
Kết quả, hầu hết những người bà nói chuyện đều cho biết họ không được dạy, bởi phương pháp này có rủi ro gây nguy hiểm rất cao.
Trump chưa định kiểm soát Vệ binh Quốc gia Trump sẽ chưa hành động quyết liệt bằng cách tiếp quản quyền kiểm soát Vệ binh Quốc gia để đối phó các cuộc biểu tình “Tôi không thể thở”. “Chúng tôi sẽ chưa liên bang hóa lực lượng Vệ binh Quốc gia vào lúc này. Tuy nhiên, chúng…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cú Sốc Trước Cái Chết Của Người Thân. trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!