Xu Hướng 6/2023 # Đau Bụng Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? # Top 10 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đau Bụng Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Đau Bụng Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đau bụng bên trái có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau từ đơn giản như căng cơ đến nguy hiểm như chứng phình động mạch đe dọa mạng sống. Cùng chúng tôi – TTƯT Nguyễn Thị Hằng đi tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giải “mối nguy” này cho cơ thể!

5

/

5

(

14797

bình chọn

)

1. Bụng trái bao gồm những cơ quan nội tạng nào?

Ổ bụng được phân chia thành 9 vùng bao gồm: Vùng thượng vị, vùng hạ sườn phải, vùng hạ sườn trái, vùng rốn, vùng mạng mỡ phải, vùng mạng mỡ trái, vùng hạ vị, vùng hố chậu phải, vùng hố chậu trái.

Lá lách

Đuôi tụy

Một phần ruột già

Một phần dạ dày

Thận trái

Thùy gan trái

Phần trên của niệu quản trái

Đáy phổi trái

Buồng trứng (đối với nữ)

Đại tràng

Tuyến thượng thận trái

Khi xuất hiện những cơn đau bụng trái âm ỉ hoặc quặn thắt, kèm theo các triệu chứng khác nhau, có thể một trong các cơ quan nội tạng trên đã gặp tổn thương.

2. Nguyên nhân gây đau bụng bên trái

2.1. Nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái

Đau bụng trên bên trái thường được tính từ phần trên rốn đến xương ức. Do vậy khi gặp phải đau bụng phía trên bên trái, rất có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về thận trái, tụy hoặc dạ dày và một phần đại tràng. Các nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái thường gặp như:

Viêm dạ dày: các cơn đau quặn bụng bên trái, đau âm ỉ bụng bên trái, có thể trở nên tồi tệ vào ban đêm kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn.

Tắc ruột: tắc ruột bên trái cũng ngoài gây ra đau bụng còn kèm theo triệu chứng buồn nôn, tăng áp trong ổ bụng, ruột, tạo thành các âm thanh lớn theo cơn.

Viêm tụy: Viêm tụy có thể gặp phải những cơn đau cấp tính và mãn tính với các triệu chứng khác nhau với vị trí đau ổ bụng bên trái.

Sỏi thận: cặn khoáng lắng đọng trong thận bị phá vỡ và đi vào niệu quản gây đau bụng kèm theo nước tiểu đổi màu, gây ra các cơn đau nhói bụng trái kèm đôi khi tiểu buốt, tiểu ra máu

2.2. Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái

Viêm đại tràng: bệnh thường xuất hiện đau bụng phía bên trái kèm rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ.

Rối loạn tiêu hóa: xuất hiện đau bụng âm ỉ từng cơn, chướng bụng, khó tiêu, phân lúc lỏng lúc rắn.

Hội chứng ruột kích thích IBS: đau bên trái bụng kèm theo đầy hơi, chướng bụng, phân lẫn chất nhầy, rối loạn đại tiện.

Đầy hơi, khó tiêu: đầy hơi và ợ hơi, khó tiêu dai dẳng có thể kèm theo những cơn đau tức bên trái.

Táo bón: đau bên trái bụng do phân không được đào thải ra ngoài.

Viêm túi thừa: ngoài đau bên trái bụng còn kèm sốt sốt, buồn nôn, chán ăn, đi ngoài ra máu…

Những triệu chứng của các bệnh lý này khá giống nhau, có cảm giác sưng, tức bụng bên trái, nổi cục cứng ở bụng.

Nhiều người sẽ nhầm lẫn nên bạn cần thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị cụ thể.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu nhiều lần kèm đau buốt, đôi khi xuất hiện đau eo bên trái hoặc dưới xương sườn.

Viêm bàng quang: Đau vùng bụng dưới đặc biệt phần xương chậu do vi khuẩn gây ra các cơn đau ở các phần khác nhau của hệ thống bài tiết.

2.3. Một số nguyên nhân khác gây đau bụng trái

Bệnh Celiac: trường hợp không tiêu hóa được gluten khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các phần của ruột gây ra hiện tượng đau bụng kèm theo một số vấn đề tiêu hóa.

Không dung nạp lactose: trường hợp không tiêu hóa được sữa và các sản phẩm làm từ sữa sẽ khiến các cơn đau bụng, đầy hơi, phân lỏng diễn ra thường xuyên.

Phình động mạch chủ: bên cạnh đau bên trái bụng còn kèm theo khó thở, da tái nhợt, lạnh run

Zona thần kinh: ngoài hiện tượng đau tại các vết bị zona đôi khi còn có hiện tượng đau bụng trái, ngứa, châm chích trên

3. Đau bụng bên trái ở nam giới và nữ giới

3.1.1. Nhiễm trùng/viêm túi tinh

Là tình trạng túi tinh bị nhiễm trùng gây viêm khiến cho chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm sút.

3.1.2. Viêm tuyến tiền liệt

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh thường có biểu hiện tiểu dắt, tiểu đục, đau bụng hạ vị sau đó lan xuống chân…

3.1.3. Xoắn tinh hoàn

Tình trạng này gây ra triệu chứng đau bụng vùng bên trái, đi kèm với biểu hiện nôn, buồn nôn, đi tiểu đau, sốt. Cần được đưa cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

3.2. Đau bụng bên trái ở nữ giới

Đối với chị em trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như:

3.2.1. Sảy thai

Có kèm theo các biểu hiện chảy máu âm đạo, kèm cơn đau dai dẳng, đau âm ỉ bụng dưới bên trái.

3.2.2. Mang thai ngoài tử cung

Trong giai đoạn đầu của thai sẽ xuất hiện những cơn đau co thắt, đau bụng từng cơn bên trái kèm chảy máu âm đạo bất thường.

3.2.3. U nang buồng trứng

Là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng, với các dạng u nang bao gồm u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.

3.2.4. U xơ tử cung

Được hình thành khi các tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung.

Các bệnh lý thường đi kèm với triệu chứng: bụng dưới căng cứng, rối loạn kinh nguyệt, máu kinh vón cục màu đen…

Đời sống pháp luật Mở

4. Chẩn đoán 

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng đau bụng, vị trí và tần suất đau (đau bụng trên hay đau bụng dưới) kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, sốt, chán ăn, đi ngoài ra máu… để chẩn đoán bệnh ban đầu.

4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi xác định được vị trí đau và các biểu hiện cụ thể, để biết chính xác bệnh gặp phải sẽ tiến hành một trong các phương pháp:

4.2.1. Siêu âm bụng tổng quát

Nhằm khảo sát các khối u hoặc viêm hạch ổ bụng hoặc phát hiện sớm lồng ruột hoặc các dấu hiệu bất thường của các bệnh:

– Viêm tuyến tụy, lá lách to

– Phát hiện phình động mạch chủ bụng, các chất lỏng tích tụ trong ổ bụng…

4.2. Xét nghiệm máu ẩn trong phân

Nhằm xác định bệnh cụ thể nếu gặp phải các triệu chứng bất thường như đau bụng dai dẳng:

– Loét dạ dày

– Loét tá tràng

– Ung thư dạ dày

– Viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại tràng

– Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

4.3. Chụp X-quang

Nhằm mục đích:

– Tìm kiếm nguyên nhân gây đau, sưng ở bụng hoặc buồn nôn, ói mửa liên tục

– Tìm nguyên nhân gây đau lưng dưới ở hai bên cột sống.

– Tìm sỏi trong túi mật, thận, niệu quản hoặc bang quang

– Tìm không khí bên ngoài ruột

– Tìm vật bị nuốt phải hoặc đưa vào khoang cơ thể

4.4. Nội soi dạ dày, đại tràng

Trong trường hợp chưa xác định được tình trạng, vị trí tổn thương, nguyên nhân tổn thương ngay cả khi đã chụp X-quang, siêu âm, buộc phải quan sát trực tiếp.

Nội soi đại tràng hoặc ổ bụng, dạ dày nhằm mục đích hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề của đường tiêu hóa.

5. Đau bụng bên trái – Khi nào nên tới gặp bác sĩ?

Đau đột ngột, dữ dội

Sốt

Phân lẫn máu

Buồn nôn và nôn mửa kéo dài

Sút cân

Đau dữ dội khi chạm vào bụng

Sưng bụng

Cơn đau kéo dài mặc dù đã sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà

6. Một số bài thuốc dân gian chữa đau bụng bên trái

6.1. Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi có tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, giảm các cơn đau bụng hiệu quả.

Khi xuất hiện đau bụng trái do rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể uống một cốc trà gừng ấm để cải thiện tình trạng.

6.2. Uống nước mật ong ấm

Cách thực hiện:

Pha 1-2 thìa mật ong cùng nước ấm

Uống trực tiếp đến khi các triệu chứng thuyên giảm

Đối với người bị đau dạ dày, có thể sử dụng bài thuốc từ mật ong nghệ vàng, giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, đau bụng, tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột, giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.

Mật ong và bột chuối xanh có tác dụng nuôi dưỡng tế bào lớp lót ở dạ dày, ruột, giảm tình trạng viêm loét…

Người bệnh mắc viêm dạ dày có thể sử dung một muỗng bột chuối xanh hòa với 1 muỗng mật ong và nước ấm mỗi ngày.

6.3. Kết hợp giữa lá bạc hà, gừng, tỏi

Cả ba vị này đều có tính ấm, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng.

Cách thực hiện:

Xay nhuyễn hỗn hợp gồm lá bạc hà, gừng, tỏi với nước ấm

Uống ngày hai lần.

6.4. Sử dụng lá ổi giảm các cơn đau bụng 

Một trong những dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt chính là lá ổi.

Cách thực hiện:

Lấy một ít búp ổi non sao nóng với muối và đun sắc cùng một củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút

Mỗi ngày uống hai lần để đẩy lùi cơn đau bụng trái

7. Phòng tránh đau bụng bên trái

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh đau bụng bên trái, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:

Tiến hành thăm khám sức khỏe định kì

Trước khi thăm khám không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kê đơn mà không có chỉ định của bác sĩ

Không nên làm việc quá sức khi đau dữ dội

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học như ăn chậm nhai kỹ, tăng cường chất xơ, hạn chế dầu mỡ, bia rượu…

Uống đủ nước mỗi ngày

Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức

Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Tập thể dục, thể thao hàng ngày tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Không nên bỏ bữa, nên ăn vào khung giờ cố định

Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo tham khảo của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn

XEM THÊM:

Đau Nửa Đầu Là Bị Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không? Làm Sao Hết?

Chứng đau nửa đầu chóng mặt, đôi lúc có buồn nôn thường đến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau có thể diễn ra ở nửa đầu bên trái hoặc nửa đầu bên phải. Những cơn đau có thể là sau vài phú hoặc có thể kéo dài hàng giờ đến vài ngày. Đau nửa đầu thường xuyên có thể nghiêm trọng đến mức nó cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn.

Đau nửa đầu là gì? Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe khá phổ biến. Theo thống kế, cứ 5 phụ nữ thì 1 người bị, tỉ lệ này trên nam giới là 1/15. Triệu chứng này thường bắt đầu ở độ tuổi trưởng thành sớm. Vậy đau nửa đầu bệnh gì? Tại sao lại hay đau?. Đau nửa đầu là bị làm sao?. Tất cả sẽ được giải thích sau bài viết này!

Tại sao đau nửa đầu?

Đau nửa đầu nguyên nhân đến nay vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên cũng sẽ có một số yếu tố rủi ro bao gồm:

Thay đổi nội tiết tố (nữ giới): Do biến động hocmon estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hoặc mang thai.

Giấc ngủ: Nếu bạn thường xuyên mất ngủ hay ngủ quá nhiều cũng có thể gây ra đau đầu.

Căng thẳng: Trạng thái căng thẳng khiến thần kinh phản ứng cơn đau.

Ánh sáng: Một số người tiếp xúc liên tục với ánh sáng máy hàn điện, hay ánh sáng mặt trời có thể gây nên cơn đau.

Thời tiết thay đổi: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến.

Thức uống có cồn, caffeine: Những đồ uống như rượu bia, cà phê cũng là thủ phạm của cơn đau này.

Mùi hương: Một số người khi ngửi mùi nước hoa, sơn, khói thuốc và những mùi khác có thể làm cho họ dau nua dau.

Đi máy bay: phản lực từ các chuyến đi máy bay có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người.

Hoạt động thể chất: Một số trường hợp cho thấy tập thể dục quá sức, quan hệ tình dục quá sức cũng có thể dẫn đến đau vùng đầu.

Chế độ ăn: Thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn hay ăn mặn cũng như ăn phải nhiều loại thực phẩm có chất bảo quản cũng có thể làm đau đầu.

Phản ứng thuốc: Một số loại thuốc như: giãn mạch, tranh thai làm tăng nguy cơ đau.

Đau nửa đầu là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nữa đầu bệnh gì? – Đau nửa đầu kéo dài có thể tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh. Tuy nhiên, phổ biến theo chuẩn đoán ban đầu là bệnh thiên đầu thống (Migraine). Đây là loại bệnh lý về thần kinh phổ biến không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong lúc cơn đau phát tán có thể khiến đau nửa đầu dữ dội làm ảnh hưởng đến hoạt động sống hằng ngày.

Hơn nữa, những lúc cơn đau xuất hiện, có thể dẫn đến choáng váng, mất thăng bằng, dễ té ngã. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên nhận được sự quan tâm chu đáo từ bác sĩ.

Đau nửa đầu nên làm gì?

Nếu xuất hiện các triệu chứng đau nửa đầu choáng váng, đau nửa đầu hoa mắt chóng mặt, bạn nên bỏ qua tất cả các công việc, từ từ giữ thăng bằng và ngồi hoặc nằm xuống. Điều này có thể hạn chế được trường hợp té ngã dễ gây chấn thương.

Hay bị đau nửa đầu – hãy thay đổi lối sống của bạn:

Tự lập trình giờ giấc ngủ nghỉ cho bản thân mỗi ngày. Không ngủ quá nhiều, cũng không quá ít.

Tìm cách giảm stress: Nếu công việc của bạn vô cùng áp lực và căng thẳng…hãy thử làm một việc gì đó để lãng quên stress như: yoga, thiền, nghe nhạc…

Rèn luyện thể chất vừa phải: Dẫu biết nâng cao sức khỏe là điều rất cần thiết. Nhưng bạn cần có một tần suất vừa phải.

Chế độ ăn uống phù hợp: Tránh xa chất kích thích, ăn uống đủ chất sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ đau này.

Đau nửa đầu và cách điều trị

Đau nửa đầu làm sao hết? Hiện nay, phương pháp chữa trị cơn đau là tìm cách làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau tái phát. Có nhiều loại thuốc trị đau nửa đầu hiệu quả, tuy nhiên bạn cần phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Một số phương pháp cách chữa đau nửa đầu hiệu quả khác có thể cân nhắc bao gồm:

– Châm cứu: Trên cơ thể của chúng ta có rất nhiều huyệt vị. Nếu châm cứu được thực hiện bởi các chuyên gia, cơn đau sẽ được xoa dịu tức thì.

– Massage: Một số phương pháp massage được chỉ định bởi bác sĩ có thể làm giảm tần suất xuất hiện cơn đau. Hơn nữa, massage còn giúp giảm căng thẳng.

KẾT LUẬN: Chứng đau nửa đầu đôi khi nhẹ nên có thể bỏ qua. Nhưng nếu cơn đau này cứ liên tục và dữ dội, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ. Khoa nội Hanvit – Phòng khám đa khoa quốc tế chuẩn 5 sao tại Đà Nẵng có thể là nơi xoa diệu nổi đau này cho bạn và những người có cơn đau tương tự.

Tử Cung Ngả Sau Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Cho Người Bệnh

Tỷ lệ mắc tử cung ngả sau ở phụ nữ là hơn 10%. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu kèm theo viễm nhiễm vùng chậu, nó có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản nữ giới.  

》 Nhắc đến sức khỏe cơ quan sinh sản, chị em thường nghĩ đến những căn bệnh phổ biến như viêm âm đạo, viêm tử cung, lạc nội mạc tử cung… Vị trí và hướng nằm của tử cung là điều ít ai quan tâm.  

》 Tử cung ngả sau là thuật ngữ khá lạ lẫm với nhiều chị em. Đây được hiểu là tình trạng tử cung nghiêng về phía sau, dựa vào trực tràng thay vì nghiêng về phía trước, dựa vào bàng quang. 

Tử cung ngả sau

》 Nhiều trường hợp mắc tử cung ngả sau do bẩm sinh. Có trường hợp tử cung ngả sau không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi nếu nó không gây ra các triệu chứng bất thường. 

》So với tử cung ngả trước, tử cung ngả sau có thể gây ra nhiều dấu hiệu hơn, gây khó chịu cho người phụ nữ hơn. 

Hầu hết các trường hợp tử cung ngả sau không có biểu hiện gì cụ thể. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, nó vẫn có thể gây ra triệu chứng khó chịu. Triệu chứng tử cung ngả sau rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh phụ khoa khác, cụ thể là:  

⦿ Đau bụng khi hành kinh

⦿ Tiểu nhắt, tiểu khó, bàng quang căng tức

⦿ Đau âm đạo hoặc lưng dưới khi quan hệ

⦿ Khó tự điều khiển khi đi tiểu, đại tiện

⦿ Bụng dưới trướng lên

⦿ Nhiễm trùng tiểu

Tử cung ngả sau có thể dẫn tới nhiều triệu chứng khó chịu.

Tử cung ngả sau có thể là hệ quả do các nguyên nhân sau:  

⦿ Bẩm sinh: Thông thường, tử cung sẽ nghiêng dần về phía trước khi bạn trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, bé gái sinh ra đã tử cung nghiêng về phía sau.

⦿ Hiện tượng dính sau khi phẫu thuật:  vùng bụng, chậu, xuất hiện mô sẹo làm kết dính bề mặt tử cung và trực tràng, khiến tử cung ngả về phía trực tràng. 

⦿ Do lạc nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc nằm ngoài tử cung có thể dán tử cung vào cấu trúc khác của khung chậu, gây tử cung ngả sau.

⦿ Ảnh hưởng do quá trình mang thai và sinh con: Vị trí tử cung được giữ đúng nhờ các dây chằng. Tuy nhiên, tác động từ quá trình mang thai có thể khiến các dây chằng này căng giãn quá mức và khiến tử cung ngả về sau. Trong nhiều trường hợp, tử cung sẽ trở về vị trí bình thường sau khi sinh em bé, nhưng thỉnh thoảng hiện tượng này không xảy ra.

⦿ U xơ: Sự xuất hiện của những khối u nhỏ nhưng không gây ung thư có thể gia tăng nguy cơ bị tử cung ngả sau

Đa số trường hợp bị tử cung ngả sau không đe dọa đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Khả năng sinh sản chỉ bị ảnh hiworng khi tử cung ngả sau đi kèm một số điều kiện sau: 

⦿ Lạc nội mạc tử cung

⦿ Bệnh viêm nhiễm vùng bụng, chậu

⦿ U xơ tử cung

》 Lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung là hai căn bệnh có thể xử lý được bằng phương pháp mổ nội soi. Khi được chẩn đoán sớm, bệnh viêm nhiễm vùng bụng, chậu có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Nếu khả năng sinh sản bị ảnh hưởng, bạn có thể tìm đến các phương pháp hỗ trợ thụ thai như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.   

》 Đa số trường hợp tử cung ngả sau khi mang thai không gặp vấn đề gì nguy hiểm. Nó có thể chỉ tạo áp lực lên bàng quang trong tam cá nguyệt đầu, dẫn tới khó tiểu, tiểu không tự chủ khi mang thai.   

》Tử cung sẽ mở rộng và thẳng đứng lại khi kết thúc tam cá nguyệt đầu, thường trong tuần thai thứ 10 – 12. Khi đó, tử cung có thể vượt qua khung chậu và không ngả sau nữa.  

Đa số các trường hợp bị tử cung ngả sau không ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai

》 Tuy nhiên cũng có lúc tử cung không thể nâng lên được do bị dính chặt vào khung chậu. Nguy cơ sảy thai có thể tăng lên nếu tử cung không ngả về phía trước. Nhưng đây là trường hợp hiếm gặp. Tình trạng này tử cung bị dính này có thể chữa được nếu được phát hiện sớm.   

》 Đối với khả năng thụ thai, người bị tử cung ngả sau vẫn có thai bình thường. Quá trình thụ thai chỉ bị cản trở nếu tử cung ngả sau kèm lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng bụng, chậu, u xơ tử cung.   

Nếu bạn lo lắng rằng tử cung ngả sau có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai, hãy đến khám bác sĩ khi thấy có những dấu hiệu sau:  

⦿ Thường xuyên thấy bí tiểu

⦿ Thấy đau dạ dày hoặc đau tại vị trí gần trực tràng

⦿ Thường xuyên táo bón

⦿ Có hiện tưởng đi tiểu không tự chủ  

》 Một số chị em bị tử cung ngả sau còn có thể gặp phải tình trạng đau lưng trước khi lâm bồn.   

》 Phụ nữ khi bị tử cung ngả sau gặp nhiều trở ngại trong quá trình quan hệ tình dục. Tư thế quan hệ khi tử cung ngả sau ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ.   

Phụ nữ bị tử cung ngả sau cần chú ý tư thế quan hệ để hạn chế những tổn thương không đáng có.

》 Hầu hết các trường hợp tử cung ngả sau đều sẽ gặp hiện tượng buồng trứng và vòi trứng cũng ngả sau theo. Điều này khiến các cấu trúc trên dễ bị thúc hơn khi “cậu nhỏ” đưa vào âm đạo trong quá trình giao hợp và có thể gây đau cho phụ nữ, đặc biệt là khi người nữ ở tư thế phía trên. Một số trường hợp giao hợp mạnh sẽ gây tổn thương và rách nhiều dây chằng quanh tử cung.

》 Một vài trường hợp quan hệ quá mạnh gây tổn thương và rách dây chằng quanh tử cung. Do đó, người phụ nữ nên chú ý lực và tư thế khi quan hệ, tránh gặp tổn thương không đáng có. 

Điều trị tử cung ngả sau

》 Tử cung ngả sau thường không đe dọa nhiều đến sức khỏe của chị em. Tuy nhiên, trong trường hợp nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu thì bạn có thể tìm đến ý kiến tư vấn của bác sĩ. Y học vẫn có những biện pháp điều trị tử cung ngả sau như sau:  

Các phương pháp điều trị tử cung ngả sau  

》 Điều trị tử cung ngả sau dựa vào nguy nhân gây bệnh, chẳng hạn như áp dụng liệu pháp hormone cho những trường hợp lạc nội mạc tử cung.

》 Dùng vòng nâng pessary: Đây là một dụng cụ chất liệu silicone hoặc nhựa, chúng sẽ được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn trong tử cung để nâng tử cung ngả về phía trước. Tuy nhiên, loại dụng cụ này có thể mang đến tác hại là gia tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu. Thêm vào đó, tình trạng đau đớn khi quan hệ tình dục ở người có tử cung ngả trước cũng sẽ không được cải thiện khi sử dụng vòng nâng này. Nó còn có thể khiến đời sống tình dục của bạn trở nên khó khăn hơn. 

》 Phẫu thuật nội soi: Mục đích của phương pháp này là đưa tử cung về lại vị trí dựa vào phía trước bàng quang. Loại phẫu thuật này được tiến hành khá đơn giản và đạt hiệu quả cao. Đối với những phụ nữ không có nhu cầu sinh con nữa, bạn có thể cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ tử cung để cắt đứt những triệu chứng khó chịu do tử cung ngả sau gây ra.

Đau Họng Đau Đầu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Chữa Thế Nào?

Đau họng và đau đầu thường là triệu chứng do viêm họng, viêm amidan, sốt siêu vi, cảm lạnh,… gây ra. Để cải thiện triệu chứng này, bạn có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt và thuốc kháng sinh hoặc thực hiện các mẹo chữa ngay tại nhà.

Triệu chứng đau họng đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau họng đau đầu có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như nghẹt mũi, sưng hạch ở cổ, chảy nước mũi, sốt,… Các triệu chứng này có thể xảy ra do các bệnh lý sau đây:

1. Viêm họng và viêm amidan

Viêm họng và viêm amidan do virus/ vi khuẩn có mối liên hệ mật thiết với triệu chứng đau họng và đau đầu. Khi niêm mạc amidan và hầu họng bị nhiễm trùng, vùng cổ họng sẽ có xu hướng sưng nóng, đỏ và đau nhức.

Ngoài ra tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan này có thể khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, sốt, chóng mặt và đau đầu. Một số trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu (người già, trẻ nhỏ, bệnh nhân tiểu đường, nhiễm HIV…) còn có thể gặp phải một số triệu chứng nặng nề hơn như mất tiếng, khàn tiếng, đau cơ, sưng hạch ở cổ,…

Thông thường viêm họng và viêm amidan cấp có thể được điều trị dứt điểm bằng cách nghỉ ngơi, chăm sóc và dùng thuốc. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây tổn thương ở các cơ quan lân cận.

2. Cảm lạnh

Cảm lạnh (bệnh viêm mũi họng) là tình trạng hầu họng và đường thở bị viêm cấp tính do nhiễm rhinovirus. Cảm lạnh có thể gây đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu nhẹ, mệt mỏi,…

Các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng khởi phát sau 1 – 3 ngày ủ bệnh và kéo dài trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên bệnh cảm lạnh không có thuốc đặc hiệu, vì vậy mục đích của việc điều trị là nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và cải thiện triệu chứng.

3. Cảm cúm

Cảm cúm (cúm) là bệnh lý hô hấp có đặc tính lây lan nhanh. Bệnh xảy ra khi nhiễm virus cúm (thường là virus nhóm A và C). Cảm cúm đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao, hắt hơi, đau cơ, chảy nước mũi, đau đầu, ngứa và đau cổ họng,…

So với cảm lạnh, triệu chứng của bệnh cảm cúm có mức độ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu được chăm sóc và điều trị tốt, các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau 7 – 10 ngày.

4. Sốt siêu vi

Sốt siêu vi là tình trạng tăng thân nhiệt do nhiễm các nhóm virus khác nhau. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và điển hình bởi triệu chứng sốt cao đột ngột.

Tình trạng nhiễm trùng virus không chỉ gây sốt mà còn đi kèm với một số triệu chứng khác như khô miệng, đau họng, nhức người, nổi ban, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,… Sốt siêu vi rất dễ bùng phát thành dịch nhưng phần lớn đều thuyên giảm sau 3 – 5 ngày điều trị và chăm sóc hợp lý.

5. Viêm xoang

Viêm xoang là một trong những bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau họng kèm đau đầu. Nguyên nhân là các mô lót xoang bên trong bị phù nề, gây cản trở và gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch.

Bệnh lý này thường gây ra triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài, ngứa và đau họng kèm tình trạng chóng mặt, đau đầu,…

Thông thường viêm xoang do dị ứng có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn mà không cần can thiệp các phương pháp điều trị y tế. Trong khi đó, viêm xoang do nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không kịp thời khắc phục.

Các phương pháp điều trị đau họng kèm đau đầu

Đau đầu, đau họng kéo dài có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu và giảm mức độ tập trung. Ngoài ra triệu chứng này xảy ra ở trẻ nhỏ còn khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và mất ngủ.

Vì vậy bạn nên sử dụng thuốc hoặc áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng nói trên.

1. Sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh lý gây đau họng và đau đầu.

Sau đó bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị sau:

Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm amidan, viêm họng và viêm xoang do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, từ đó cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp trên.

Thuốc giảm đau hạ sốt: Thuốc giảm đau hạ sốt (Acetaminophen) có thể làm giảm triệu chứng tăng thân nhiệt, đau đầu và đau họng do nhiều bệnh lý gây ra. Tuy nhiên cần tránh sử dụng Acetaminophen cho người bị suy gan, nghiện rượu hoặc thiếu hụt men G6PD,…

Thuốc xịt rửa mũi: Với trường hợp bị viêm xoang và cảm lạnh, bạn nên sử dụng thuốc xịt rửa mũi để giảm viêm, phù nề và loại bỏ dịch tiết hô hấp.

2. Mẹo chữa tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể kết hợp với một số biện pháp điều trị tại nhà để tăng cường miễn dịch và hỗ trợ ức chế các triệu chứng khó chịu như đau họng, ho, nhức đầu, chảy nước mũi,…

Một số mẹo chữa tại nhà bạn có thể áp dụng để giảm tình trạng đau đầu kèm đau họng, bao gồm:

Chườm khăn lạnh: Chườm khăn lạnh lên vùng trán, cổ và nách có thể làm giảm thân nhiệt và cải thiện cơn đau đầu, chóng mặt,…

Uống trà gừng: Hoạt chất trong gừng có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành phần trung gian gây viêm prostaglandin. Vì vậy uống trà gừng có thể giảm sưng đỏ và đau nhức ở cổ họng. Ngoài ra tinh dầu từ gừng còn có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, giảm chóng mặt và đau đầu do nhiễm trùng gây ra.

Xoa bóp với tinh dầu bạc hà: Khi bị đau đầu, bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà xoa bóp ở vùng trán để giảm đau. Ngoài ra tinh dầu bạc hà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn mửa, choáng váng,…

Ngồi thiền: Ngồi thiền có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu và giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Vì vậy thiền định có thể làm giảm đau đầu và cải thiện một số triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng gây ra.

Dùng nước chanh mật ong ấm: Nước chanh và mật ong ấm có tác dụng làm dịu và giảm đau cổ họng. Bên cạnh đó mật ong còn cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt.

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có thể thư giãn các mạch máu ngoại vi, giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương và đem lại cảm giác dễ chịu. Ngoài tắm với nước ấm còn hỗ trợ giải cảm và giảm mệt mỏi.

Xây dựng lối sống lành mạnh khi bị đau đầu và đau họng

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học nhằm phục hồi thể trạng và hỗ trợ quá trình điều trị.

Nên nghỉ ngơi trong ít nhất 2 – 3 ngày sau khi bệnh khởi phát.

Uống nhiều nước và cung cấp thêm sữa tươi, nước ép trái cây nhằm tăng cường sức khỏe, bổ sung chất lỏng và cân bằng điện giải cho cơ thể.

Cung cấp năng lượng và dinh dưỡng với các thực phẩm lành mạnh như thịt gà, trứng, rau củ, trái cây, các loại đậu,…

Tránh thức khuya và vận động mạnh trong thời gian điều trị. Thay vào đó nên ngủ sớm và đảm bảo thời gian ngủ kéo dài từ 7 – 8 giờ.

Giữ khoảng cách với người khỏe mạnh và sử dụng vật dụng riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.

Triệu chứng đau đầu, chóng mặt có thể thuyên giảm sau khi được chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên nếu triệu chứng này đi kèm với biểu hiện sốt cao (40 độ C), người co giật, ói mửa kéo dài,… bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Bụng Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!