Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Bệnh Suy Thận Ở Người Cao Tuổi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi người cao tuổi mắc bệnh về thận thường sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn bình thường, đồng thời, bệnh có thể tiến triển nhanh hơn dẫn đến suy thận mạn, nghiêm trọng hơn có thể tử vong . Vậy làm thế nào để phát hiện được bệnh suy thận ở người già?.
Suy thận ở người già là gì?
Theo các chuyên gia chăm sóc Sức khỏe người cao tuổi, khi các cơ quan, bộ phận trên cơ thể con người đã “hoạt động” lâu năm thì sẽ dần bị suy thoái, sức khỏe giảm sút và hệ miễn dịch làm việc không sung sức như khi còn trẻ, đó là nguyên nhân và cơ hội khiến cho rất nhiều căn bệnh người cao tuổi bùng phát. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thận “làm việc” lâu năm cũng sẽ lão hóa theo thời gian, tức là khi con người cao tuổi thì kích thước của thận sẽ giảm đi thì đồng nghĩa với lưu lượng máu đi qua thận giảm và chức năng lọc của thận cũng giảm dần. Chính vì vậy, nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người cao tuổi rất cao so với nhiều người khác.
Dấu hiệu bệnh suy thận ở người cao tuổi
Hầu hết với người cao tuổi mắc bệnh suy thận không có bất kì dấu hiệu đặc biệt nào để báo trước về sự xuất hiện của nó. Nhiều trường hợp suy thận ở người cao tuổi đến khi thận đã suy giảm tới 90% chức năng mà vẫn không có một dấu hiệu đặc trưng nào.Tuy là căn bệnh khá mơ hồ nhưng nếu người bệnh biết chủ động quan sát và khám xét những dấu hiệu bệnh sau đây thì hoàn toàn vẫn có thể nhận biết được sớm bệnh suy thận ở người cao tuổi.
Triệu chứng suy thận ở người cao tuổi thường gặp nhất là dấu hiệu người già sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn, ngứa ngáy khắp cơ thể và thiếu máu.Nhưng đây là những dấu hiệu thường “ẩn náu” và không lộ rõ “nguyên hình” nên nhiều người thường bỏ qua. Khi bệnh suy thận ở người cao tuổi nặng hơn nữa thì có thể xuất hiện những triệu chứng khác như đi tiểu ra máu hoặc mủ, thường xuyên tiểu đêm, buồn nôn, ăn không ngon miệng, tay chân bị sưng hoặc tê, da kém sắc xỉn màu, cơ bắp hay có hiện tượng chuột rút.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận ở người cao tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở người cao tuổi, một số nguyên nhân chủ yếu được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề cập là:
Sử dụng thuốc
Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý đòi hỏi phải sử dụng một lượng thuốc kháng sinh lớn, đó còn chưa kể đến trường hợp tự ý sử dụng đến những loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ cùng sự chỉ dẫn của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc này có nhiều cơ chế khác nhau tác động tới thận và gây nên tổn thương cho thận cũng như ống thận, gây ra nhiều biến chứng suy thận ở người cao tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở người cao tuổi còn do các thói quen ăn uống hàng ngày không khoa học, ăn uống kém, cơ thể không còn nhiều sức đề kháng với các dịch bệnh, đào thải chất độc nên gây ra những triệu chứng bệnh cho người cao tuổi.
Mắc một số bệnh khác
Những căn bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp có thể gây ra tổn thương cho các mạch máu bên trong cơ thể trong đó có mạch máu thận, vì vậy những người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính này rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.
Ngoài ra, các bệnh xơ cứng động mạch cũng gây nên tổn hại mạch máu trong thận và gây ra bệnh thận ở người cao tuổi.
Làm gì để phát hiện và điều trị suy thận sớm ở người cao tuổi?
Người cao tuổi cần đi khám bệnh định kỳ và thường xuyên để xác định chính xác suy thận khi có triệu chứng xuất hiện. Vì các dấu hiệu của suy thận ở người cao tuổi không rõ rệt và đặc thù như nhiều bệnh lý khác. Nhiều trường hợp, việc điều trị chỉ dùng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp khác mà không phải chạy thận nhân tạo. Chỉ định chạy thận nhân tạo phải dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng bệnh suy thận ở người cao tuổi. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính bệnh nhân phải được điều trị sớm mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng bệnh có thể xảy ra.
Vì có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận ở người cao tuổi, nên cách điều trị phải dựa vào từng trường hợp thích hợp theo phác đồ điều trị bệnh của Bác sĩ chuyên khoa.
Dấu Hiệu Bệnh Thận Và Suy Thận?
Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.
Ai có nguy cơ bị bệnh thận mạn tính và suy thận? Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh. Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. Nguy cơ sức khỏe của bệnh thận mạn tính Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp.
Tổn thương thần kinh ngoại biên: Gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi. Tăng huyếp áp: Không chỉ là nguyên nhân chính gây suy thận mạn tính mà còn có thể là hậu quả của bệnh thận, gây tổn thương cho tim và mạch máu. Suy thận có tác động lớn đến huyết áp vì thận không còn duy trì được cân bằng dịch trong cơ thể. Khi dịch ứ đọng ở phổi có thể gây khó thở và suy tim do sung huyết. Chú ý trong điều trị Khi chức năng thận đã giảm, cần có biện pháp để giúp cơ thể loại bỏ chất muối, nước thừa và các sản phẩm giáng hóa có trong máu bằng cách điều chỉnh lượng muối, protein, phosphor, calo và các chất khác trong bữa ăn hằng ngày. Chế độ dinh dưỡng thận trọng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và kéo dài thời gian làm việc của thận.
Về thuốc, cần dùng thuốc kiểm soát huyết áp, duy trì cân bằng về vitamin và chất khoáng, điều trị thiếu máu, thuốc giúp cho xương khỏe bằng vitamin D3, canxi… theo chỉ định của thầy thuốc. Vận động thường xuyên vẫn rất cần thiết cho người có bệnh thận mạn tính vì giúp tăng sức khỏe, nghị lực sống, giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, giảm nồng độ mỡ máu. Lời khuyên của thầy thuốc Để giảm thiểu nguy cơ suy thận, những người có nguy cơ cao như đã nói trên không thể chủ quan mà cần tìm nguyên nhân để điều trị triệt để. Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là: cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận; không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu; khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu… theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Dấu hiệu mắc bệnh thận Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn… Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt… Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận. Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da. Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa. Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy)sinh ra chứng thở nông. Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm. Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt. Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn. Nếu có 1 trong 10 triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm.
Theo SKĐS.
Suy Thận: Dấu Hiệu Phân Biệt Suy Thận Cấp Và Suy Thận Mạn Tính
Suy thận là gì?
Trước khi phân biệt và tìm hiểu chi tiết về suy thận cấp tính và suy thận mãn tính chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thế nào là suy thận. Bởi lẽ khá nhiều người đã nghe đến khái niệm về căn bệnh này, tuy nhiên để hiểu và nhận thức rõ về bệnh này không phải ai cũng biết.
Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động vốn có của nó. Vì là một cơ quan đảm nhận việc lọc thải chất độc, cặn bã cho cơ thể nên khi thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.
Suy thận chính là căn bệnh nguy hiểm và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, số trường hợp mắc suy thận ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người mắc. Đặc biệt tình trạng suy thận có thể gây ra các hệ quả như yếu sinh lý, bệnh xuất tinh sớm hay tình trạng rối loạn cương dương,…
Nguyên nhân gây suy thận
Có khá nhiều nhưng nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự hình thành của chứng suy thận. Vậy cụ thể những nguyên nhân đang được đề cập đến là gì?
Nguyên nhân suy thận do thiếu lưu lượng máu đến thận: Tình trạng này có thể là do người bệnh bị chấn thương dẫn đến mất máu, nhiễm trùng huyết hoặc các tác nhân gây ra sự thiếu lưu lượng máu vận chuyển đến thận tương tự sẽ khiến chức năng thận bị ảnh hưởng.
Những bệnh lý tại thận: Suy thận cũng có thể hình thành do những bệnh lý tại thận bao gồm phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương thận do ảnh hưởng từ việc dùng thuốc điều trị,…
Một số nguyên nhân gây ra suy thận khác: Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận, hội chứng HELLP, các biến chứng trong thai kỳ,… Ngoài ra tình trạng mất nước nặng, sản giật hoặc tiền sản giật cũng được xem là 1 trong các tác nhân có thể gây bệnh này.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy thận ở người bệnh
Dấu hiệu suy thận
Có khá nhiều những dấu hiệu bất thường của cơ thể phản ánh sự suy yếu của thận. Việc nắm rõ những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng cảnh giác với tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn.
Người suy thận thường có dấu hiệu khó ngủ
Khó ngủ kèm biểu hiện ngưng thở khi ngủ là dạng rối loạn và là triệu chứng khá điển hình ở người suy thận. Tình trạng này có thể diễn ra khoảng vài giây cho đến một phút. Sau các lần tạm ngừng, hơi thở người bệnh sẽ trở lại như bình thường và có âm thanh khịt mũi to. Trong trường hợp khi ngủ mà cơ thể phát ra tiếng ngáy to và kéo dài thì cần đi kiểm tra bởi đây là tình trạng đáng lo ngại.
Khi bị suy thận sẽ có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Đa số người bệnh thận đều có tình trạng thiếu máu. Việc thiếu máu sẽ xảy ra khi hiệu suất làm việc của thận chỉ ở mức 20 – 50%. Điều này hiển nhiên sẽ dẫn đến các dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi và suy nhược ở người bệnh.
Người suy thận hay có triệu chứng da khô và ngứa ngáy
Da khô và ngứa ngáy cũng là 1 triệu chứng điển hình của bệnh suy thận. Cụ thể khi người bình thường sở hữu 1 quả thận khỏe mạnh thì cơ thể sẽ luôn được thanh lọc và đào thải cặn bã, chất độc. Quá trình đào thải này giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và giúp da dẻ đẹp hơn. Còn ngược lại trong trường hợp thận bị suy yếu thì tình trạng da khô kèm ngứa ngáy sẽ xảy ra.
Một số các dấu hiệu suy thận khác
Ngoài các dấu hiệu và triệu chứng nếu trên, khi thận bị suy giảm chức năng và gặp các vấn đề bất thường, cơ thể người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Xuất hiện hiện tượng mùi hôi miệng có vị kim loại
Tình trạng đau lưng diễn ra thường xuyên hơn
Cao huyết áp
Thay đổi khi đi vệ sinh: mùi và màu nước tiểu khác biệt đôi khi còn ra kèm máu,…
Suy thận cấp tính
Bệnh suy thận được chia làm 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Vậy cụ thể hai tình trạng này có gì khác biệt?
Suy thận cấp tính là gì?
Suy thận cấp tính là tính trạng thận bị suy giảm chức năng một cách đột ngột, mất đi khả năng đào thải cặn chất ra khỏi cơ thể.
Nguyên nhân gây ra suy thận cấp tính chủ yếu là do tuổi tác, khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh theo đó cũng gia tăng theo. Ngoài nguyên nhân này ra, người bệnh có thể mắc phải suy thận cấp tính do các lý do sau:
Sốc do giảm thể tích máu: triệu chứng chủ yếu của nguyên nhân này là chảy máu quá nhiều và mất nước.
Sốc do tim: nhồi máu cơ tim cấp, hội chứng ép tim,…
Sốc do nhiễm khuẩn: theo đó các hiện tượng nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,… được xem là tác nhân rất dễ gây bệnh.
Sốc phản vệ.
Ngoài ra các nguyên nhân như xơ gan mất bù, thiểu dưỡng hoặc sốc do tan máu cấp cũng khiến cho nguy cơ suy thận gia tăng.
Suy thận cấp tính là tình trạng rất nguy hiểm. Nó thường diễn ra rất nhanh chóng trong vài giờ hoặc vài ngày. Thậm chí người bệnh có thể phải đối diện với tình trạng tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tuy nhiên nếu bệnh suy thận được chẩn đoán sớm và tiếp nhận điều trị tích cực, tình trạng bệnh lý này có thể được chữa khỏi hoàn toàn và sức khỏe người bệnh sẽ không bị đe dọa gì nữa. Chính vì vậy việc tham khảo và nắm rõ các dấu hiệu bệnh mà chúng tôi vừa nêu trên là rất quan trọng.
Suy thận mạn tính
Suy thận mạn tính là gì?
Bệnh thận mãn tính (suy thận mãn tính) được hiểu là chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động. Theo đó thận không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu. Khi mà tình trạng suy giảm chức năng này kéo dài trên 3 tháng và không được điều trị khỏi thì bệnh đang ở giai đoạn mãn tính.
So với suy thận cấp tính, các nguyên nhân gây suy thận mãn tính có chút khác biệt. Cụ thể các nhân tố được đưa ra để lý giải cho sự xuất hiện của bệnh lý này gồm có:
Các bệnh lý sẵn có trong cơ thể người bệnh như: bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 hoặc huyết áp cao.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, người mắc phải bệnh suy thận mãn tính còn được cho là bởi các nguyên do sau: Trào ngược Vesicoureteral (VUR), viêm bể thận (hay còn được gọi là nhiễm trùng thận tái phát), tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài,…
Mức độ nguy hiểm của suy thận mãn tính gây ra cho người bệnh cũng không hề nhỏ. Cụ thể khi mắc bệnh nếu người bệnh không tiếp nhận điều trị kiên trì để suy giảm các triệu chứng bệnh, bạn có thể mắc phải một số các biến chứng bao gồm:
Bệnh tim mạch
Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
Thiếu máu
Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản
Giảm đáp ứng miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn
Và nhiều biến chứng nguy hiểm khác,…
Giải pháp cho người bệnh suy thận cấp và mãn tính
Nếu như Tây y điều trị suy thận theo hướng ức chế và ngăn chặn triệu chứng thì Đông y lại chú trọng chữa trị theo nguyên tắc bảo tồn, tức là kết hợp điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng thận một cách tự nhiên. Một trong những sản phẩm tiên phong áp dụng thành công cơ chế đó chính là Cao bổ thận Tâm Minh Đường.
Đây là thành quả hơn 10 năm nghiên cứu của đội ngũ lương y bác sĩ Tâm Minh dựa trên tinh hoa nền y học cổ truyền kết hợp với thành tựu của Y học hiện đại. Theo đó, Cao bổ thận Tâm Minh Đường triệt tiêu suy thận theo 3 hướng tấn công chính:
Giải độc thận: hoạt huyết, giải độc, thanh nhiệt, kích thích đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Bồi bổ và phục hồi tổn thương: bổ can thận, mạnh gân cốt, hoạt huyết, phục hồi tổn thương chức năng thận.
Ngăn ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng: chống viêm, giảm đau, tạo hàng rào ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, dự phòng tái phát hiệu quả.
Sau nhiều lần cải biến, các bác sĩ thuộc phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường (Cơ Sở Hà Nội: 0983.34.0246, Cơ sở Sài Gòn: 0903.876.437) đã gia giảm một số loại thảo dược như: Nhung Hươu, Sâm Cau, Dâm Dương Hoắc, Ba Kích, Nhục Thung Dung… bên cạnh các loại dược liệu cũ: Xích đồng, tơ hồng xanh, cẩu tích, dây đau xương, cỏ xước, tục đoạn… tạo nên phiên bản Cao bổ thận Tâm Minh Đường Plus.
Cao bổ thận Tâm Minh Đường Plus được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên
Bên cạnh đó, Cao bổ thận Plus còn hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật như:
Nguyên liệu chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế, đạt tiêu chuẩn CO – CQ.
Phương thức điều chế dạng cao nguyên chất giúp khắc phục tính mùa vụ của dược liệu, tinh chất thu được ở mức tối đa. Bệnh nhân chỉ cần lấy một lượng cao vừa đủ hòa tan với 150ml nước ấm là có thể sử dụng, các tinh chất có điều kiện thẩm thấu nhanh, an toàn với dạ dày, hiệu quả tăng gấp 3 – 4 lần so với các dạng thức điều chế khác.
Sản phẩm không có tác dụng phụ, không tân dược, không chất bảo quản, an toàn với sức khỏe người bệnh
Đóng gói nhỏ gọn, thuận tiện cho quá trình sử dụng và mang theo khi đi du lịch hay đi công tác xa.
Cách sử dụng cao bổ thận Tâm Minh Đường Plus
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
Hiệu quả của Cao bổ thận Plus đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn người bệnh. Thông thường lộ trình điều trị bệnh suy thận của Cao bổ thận sẽ trải qua những giai đoạn chính như sau:
Sau 7-10 ngày sử dụng: các triệu chứng như tiểu tiện nhiều lần, đau lưng, cơ thể mệt mỏi thuyên giảm 30 – 40%.
Sau 10-20 ngày sử dụng: Các triệu chứng giảm đến 70-80%, chức năng thận được phục hồi đáng kể, người bệnh ăn ngon, ngủ ngon.
Sau 20-30 ngày sử dụng: Chức năng thận được phục hồi hoàn toàn, khả năng lọc độc tố trong máu và cân bằng dưỡng chất trong cơ thể trở về trạng thái bình thường.
Trên thực tế, liệu trình điều trị ở mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau, do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán sớm.
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:
0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline:
0903.876.437
Theo: Sức Khỏe Đời Sống
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
Bệnh Thận Iga Nguyên Phát
Bệnh thận IgA là bệnh lý tổn thương thận mà đặc trưng mô bệnh học là lắng đọng IgA ở vùng gian mạch cầu thận lan tỏa, lắng đọng IgA ở thành mạch máu, ở da, có thể có tăng nồng độ IgA trong huyết thanh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thận IgA thường là các hội chứng đơn lẻ.
BỆNH THẬN IgA NGUYÊN PHÁT
Trích trong cuốn “Thận học lâm sàng” PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103. NXB YH
1. MỞ ĐẦU
Bệnh thận IgA là bệnh lý tổn thương thận mà đặc trưng mô bệnh học là lắng đọng IgA ở vùng gian mạch cầu thận lan tỏa, lắng đọng IgA ở thành mạch máu, ở da, có thể có tăng nồng độ IgA trong huyết thanh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thận IgA thường là các hội chứng đơn lẻ.
Bệnh thận IgA bao gồm bệnh thận IgA nguyên phát (bệnh Berger) và bệnh thận IgA kết hợp với bệnh khác như các bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm thành mạch dị ứng, bệnh cryoglobulin máu), bệnh cầu thận kết hợp với bệnh xơ gan.
2. BỆNH THẬN IgA NGUYÊN PHÁT (BỆNH BERGER)
2.1. Định nghĩa
Bệnh thận IgA nguyên phát còn được gọi là bệnh Berger là bệnh tổn thương cầu thận mạn tính có đặc trưng lâm sàng là đái ra máu đại thể tái diễn, hồng cầu niệu và/hoặc protein niệu mà không có mặt của bệnh hệ thống, hay bệnh của gan hoặc nhiễm khuẩn của đường tiết niệu thấp. Tăng IgA trong huyết thanh và lắng đọng IgA ở vùng gian mạch cầu thận.
2.2. Bệnh sinh
Bệnh thận IgA nguyên phát được Jean Berger (1930 – 2011) người Pháp và cộng sự mô tả lần đầu tiên tại Hội nghị Thận học Quốc tế ở Washington 1966, và mô tả về biến đổi miễn dịch và dấu hiệu lâm sàng chi tiết thêm ở hai báo cáo sau (1968 và 1969). Các bệnh nhân của tác giả có đái ra máu đại thể hoặc vi thể và/hoặc có protein niệu, chức năng thận bình thường. Đái ra máu đại thể thường xuất hiện kết hợp với thời kỳ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Hầu hết các bệnh nhân này đều có chức năng thận bình thường, nên thời kỳ đó người ta coi bệnh này là hồng cầu niệu tái diễn lành tính. Vài năm sau các nghiên cứu cho thấy có suy giảm chức năng thận ở 20-40% số bệnh nhân là người lớn. Vì Vậy, bệnh được coi là bệnh cầu thận nguyên phát mạn tính tiến triển chậm.
Jean Berger (Sinh 17 tháng 9 năm 1930 – mất 22 tháng 5 năm 2011 ở Pari)
Tỉ lệ bệnh được phát hiện khác nhau giữa các vùng địa lý. Ở châu Á-Thái Bình Dương bệnh gặp với tỉ lệ 24,7%, cao hơn ở Châu Âu (10,5%) và Bắc Mỹ (4,8%). Trong các bệnh cầu thận nguyên phát thì bệnh thận IgA chiếm tỉ lệ 37,0%. Bệnh thận IgA gặp ở đàn ông nhiều hơn đàn bà (2/1-6/1 ở Hồng Kông), bệnh thường xảy ra ở tuổi 16-40, trên 40 tuổi ít gặp.
Bình thường, ở người có hai hệ IgA là IgA trong huyết thanh và IgA tiết tại chỗ. IgA trong huyết thanh tồn tại dưới dạng monome, với trọng lượng phân tử 150000Da và hằng số lắng 7s. Phân tử IgA có hai chuỗi kappa hoặc hai chuỗi lamda và hai chuỗi nặng alpha. Có khoảng 93% IgA trong huyết thanh thuộc lớp phụ A1 và A2, khác nhau ở cấu trúc chuỗi alpha. IgA tiết có trong dịch tiết như nước bọt, nước mắt, chất tiết hốc mũi, dịch tiết phế quản, dịch tiết ở ruột và cả ở trong nước tiểu. Tuy nhiên các globulin miễn dịch khác như IgG, IgM, IgE cũng có trong các dịch này với lượng đáng kể. Các globulin miễn dịch gồm cả IgA, là sản phẩm của tế bào plasmocyt có trong màng đệm niêm mạc. IgA tiết trong các dịch trên thường tồn tại dưới dạng dime, có trọng lượng phân tử 300000 Da, hằng số lắng 11s, gồm hai phân tử IgA 7s nối với nhau bởi chuỗi J và mảnh tiết. Các tế bào plasmocyt tiết ra IgA khu trú tại lớp màng đệm của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa.
Các nghiên cứu về gen cho thấy bệnh thường kết hợp ở người có HLA-BW35, HLA-BW5, HLA-DR1, HLA-DR4. Bệnh nhân có HLA-BW35 thường có tiên lượng nghèo.
2.3. Tổn thương mô bệnh học
2.3.1. Quan sát dưới kính hiển vi quang học
Bệnh thận IgA được đặc trưng bởi vùng gian mạch nở rộng và tăng sinh tế bào gian mạch. Bên cạnh các cầu thận bình thường có các cầu thận tăng sinh đoạn, tỉ lệ cầu thận bình thường và cầu thận tổn thương thay đổi. Biến đổi mô bệnh học trong cầu thận gồm tăng chất gian mạch, phì đại tế bào gian mạch, dính và xơ hóa đoạn, và có thể thấy tạo thành hình liềm. Dựa trên hình ảnh quan sát qua kính hiển vi quang học người ta đưa ra nhiều cách phân loại, nhưng phân loại của Churg và Sobin (1982) được tổ chức y tế thế giới (WHO) chấp nhận và thường được sử dụng nhiều nhất. Phân loại này này gồm 5 lớp tổn thương:
+ Lớp I. Tổn thương tối thiểu: xem dưới kính hiển vi quang học thấy cầu thận chủ yếu là bình thường. Có những vùng nhỏ thấy dày khoang gian mạch nhẹ, có hoặc không có tăng sinh tế bào. Không có tổn thương ống thận và kẽ thận.
+ Lớp II. Tổn thương nhẹ: tổn thương ít hơn 50% số cầu thận. Các cầu thận tổn thương thấy tăng sinh vùng gian mạch, xơ hóa và dính với thành nang và tạo thành hình liềm nhỏ nhưng hiếm gặp. Không có tổn thương ống thận và kẽ thận.
+ Lớp III. Viêm cầu thận ổ đoạn: tăng sinh ổ đoạn, dính và tạo thành hình liềm nhỏ đôi khi có mặt. Phù kẽ thận ổ và xâm nhập tế bào nhẹ đôi khi có mặt.
+ Lớp IV. Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch lan tỏa: hầu như tất cả các cầu thận đều bị tổn thương tăng sinh và xơ hóa, phì đại tế bào. Tạo thành hình liềm cầu thận là thường thấy, trên 50% cầu thận có dính và tạo thành hình liềm. Có teo ống thận và viêm kẽ thận.
+ Lớp V. Viêm cầu thận xơ hóa lan tỏa: lớp này tương tự như lớp IV nhưng nặng hơn. Xơ hóa đoạn hoặc toàn bộ, hyalin hóa và dính vào nang Bowman thường quan sát thấy. Tạo thành hình liềm trên 50% số cầu thận. Biến đổi ống và kẽ thận nặng hơn lớp IV.
Các mẫu sinh thiết trong năm đầu khởi phát bệnh, tổn thương mô bệnh học thận thường nhẹ. Các mẫu sinh thiết sau khởi phát bệnh ba năm hoặc hơn, thấy tổn thương ổ, tăng sinh tế bào gian mạch lan tỏa và viêm cầu thận xơ hóa lan tỏa. Nói chung bệnh thận IgA có biểu hiện lâm sàng thường tương ứng với tổn thương mô bệnh học, do vậy sinh thiết thận có giá trị tiên lượng tốt. Biến đổi mô bệnh học có thể tiếp tục tiến triển trong quá trình bệnh. Bệnh nhân có hồng cầu niệu vi thể và protein niệu không có triệu chứng lâm sàng thường có tổn thương mô bệnh học thận là lớp I và lớp II trong lần sinh thiết thận đầu tiên. Các bệnh nhân đái ra máu đại thể, tổn thương mô bệnh học thận thường thấy ở lớp I và lớp III. Các bệnh nhân có hội chứng thận hư chủ yếu tổn thương mô bệnh học thận ở lớp IV và lớp V. Nếu sinh thiết ngay sau kỳ đái ra máu đại thể, thường thấy tăng sinh tế bào biểu mô, nhưng hình ảnh này về sau biến mất. Bệnh nhân viêm cầu thận tiến triển nhanh có hình liềm trong nhiều cầu thận và cầu thận xơ hóa lan tỏa.
Ở trẻ em bị bệnh thận IgA hầu hết thấy tổn thương mô bệnh học là nở rộng khoang gian mạch và phì đại tế bào gian mạch. Phì đại tế bào gian mạch thấy sớm, về sau thấy tăng thể tích chất gian mạch. Tiến triển của bệnh dẫn tới giảm số lượng tế bào gian mạch, tăng chất gian mạch và xơ hóa. Teo ống thận ổ, cùng với xâm nhập tế bào vào tổ chức kẽ và xơ hóa cũng thường quan sát thấy. Ở người lớn hiếm thấy phì đại tế bào gian mạch, vì vậy phì đại tế bào gian mạch là đặc trưng của tổn thương sớm cầu thận ở trẻ em.
2.3.2. Miễn dịch huỳnh quang
Ở bệnh nhân bị bệnh thận IgA, lắng đọng miễn dịch huỳnh quang có mặt ở tất cả các vùng gian mạch của cả cầu thận bình thường và cầu thận bị tổn thương. Như vậy khái niệm viêm cầu thận ổ đoạn là không chính xác, vì tất cả các cầu thận đều bị ảnh hưởng bởi quá trình miễn dịch. Lắng đọng miễn dịch ở vùng gian mạch chủ yếu là IgA, có thể có cả IgG, trong đó thành phần chủ yếu là dưới lớp IgA1 với chuỗi nhẹ lamda. Đôi khi lắng đọng đặc điện tử quan sát thấy ở cả ở màng nền cầu thận. Lắng đọng IgA đơn độc gặp 37%, IgA và IgM gặp 29%, IgA và IgG gặp 17%, IgA, IgG và IgM gặp 17%. Bao giờ lắng đọng IgA cũng chiếm ưu thế, các globulin miễn dịch khác ít hơn.
2.3.3. Kính hiển vi điện tử
Màng nền cầu thận thay đổi không đều, có chỗ mỏng, xoắn vặn, hình viền đôi, tạo thành hình lá, gặp ở 1/3 số trường hợp.
Lắng đọng đặc điện tử cũng xảy ra ở cấu trúc mạch máu ngoài cầu thận, như các động mạch ở cực mạch cầu thận, nhưng các dấu hiệu lắng đọng này ít rõ rệt.
2.4. Đặc điểm lâm sàng
2.4.1. Lâm sàng
Bệnh nhân bị bệnh thận IgA dường như thường kết hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc viêm dạ dày ruột với đái ra máu đại thể từng đợt, gặp khoảng 40% số bệnh nhân. Đái ra máu đại thể thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn 1-2 ngày. 80% bệnh nhân là trẻ em khởi phát lâm sàng đột ngột đái ra máu đại thể, thường thấy kèm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus hoặc vi khuẩn. Thời gian đái ra máu đại thể thường chỉ kéo dài dưới hai ngày. Có 20% bệnh nhân là người lớn có đái ra máu đại thể tái diễn.
Các bệnh nhân còn lại, bệnh biểu hiện bằng hồng cầu niệu và/hoặc protein niệu vi thể tái diễn không có triệu chứng lâm sàng, phát hiện được do khám sức khỏe thường kỳ. Một số nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến vú, cũng có thể gây ra đợt tái diễn hồng cầu niệu, protein niệu vi thể. Theo Clarkson, 80% bệnh nhân bệnh xuất hiện vài giờ sau viêm họng, 17% xuất hiện sau viêm dạ dày ruột.
Triệu chứng đau tức vùng thắt lưng có thể gặp 30% số bệnh nhân, sau tập luyện hoặc lao động nặng cũng có thể xuất hiện đái ra máu đại thể.
Phần lớn các ca bệnh không có triệu chứng lâm sàng, nhưng đôi khi có hội chứng viêm cầu thận cấp, rất hiếm gặp hội chứng thận hư. Nói chung bệnh tiến triển lành tính, sau 20 năm có khoảng 20-40% số bệnh nhân xuất hiện suy thận.
2.4.2. Chẩn đoán
Theo ủy ban liên minh giữa nhóm nghiên cứu đặc biệt về bệnh cầu thận tiến triển của Bộ y tế Nhật Bản và Hội Thận học Nhật Bản, chẩn đoán bệnh thận IgA dựa vào các yếu tố sau:
+ Phân tích nước tiểu: cần xét nghiệm nước tiểu ít nhất ba lần, trong đó ít nhất có hai mẫu được soi vi thể cặn nước tiểu thêm vào phân tích nước tiểu.
– Dấu hiệu thiết yếu: hồng cầu niệu vi thể tồn tại dai dẳng (A)
– Dấu hiệu thường gặp: protein niệu thường xuyên hoặc ngắt quãng (B)
– Dấu hiệu đôi khi gặp: đái ra máu đại thể
+ Xét nghiệm máu:
– Dấu hiệu thiết yếu: không
– Dấu hiệu thường gặp: nồng độ IgA huyết thanh trên 350 mg/dl ở người lớn (C)
+ Chẩn đoán xác định: quan sát cầu thận từ các mẫu sinh thiết thận là phương pháp chẩn đoán xác định duy nhất.
– Kính hiển vi quang học: tăng sinh gian mạch bao gồm ổ đoạn tới lan tỏa
– Miễn dịch huỳnh quang: lắng đọng IgA lan tỏa, chủ yếu ở vùng gian mạch
– Kính hiển vi điện tử: lắng đọng đặc điện tử nhiều, chủ yếu ở vùng gian mạch cầu thận.
Chú ý:
– Dựa vào lâm sàng nếu bệnh nhân có đủ ba dấu hiệu ABC thì chẩn đoán đúng 80%, nhưng cần chẩn đoán phân biệt với bệnh của đường tiết niệu.
– Những thay đổi về mô bệnh học quan sát bằng kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử là không đặc hiệu. Miễn dịch huỳnh quang thấy lắng đọng ở vùng gian mạch chủ yếu là IgA là cần thiết cho chẩn đoán, mặc dù có cả lắng đọng IgG, IgM nhưng lắng đọng IgA phải chiếm ưu thế. Hình ảnh mô bệnh học thận có giá trị chẩn đoán quyết định.
– Nếu viêm thận do viêm thành mạch dị ứng, xơ gan, và lupus ban đỏ hệ thống, mô bệnh học thận có biểu hiện tương tự bệnh thận IgA nguyên phát. Các bệnh này là bệnh thận IgA kết hợp, ngoài triệu chứng bệnh thận còn có triệu chứng của những bệnh kết hợp.
2.5. Tiên lượng bệnh dựa vào lâm sàng và mô bệnh học thận
Bệnh thận IgA nguyên phát được coi là bệnh cầu thận mạn tính nguyên phát tiến triển chậm. Sau 20 năm từ khi khởi phát bệnh, tỉ lệ dẫn đến suy thận mạn gặp 20-50% số bệnh nhân.
+ Tốc độ suy giảm chức năng thận: suy thận xảy ra ở khoảng 20-50% số bệnh nhân sau khi khởi phát bệnh 20 năm. Sự khác nhau về tuổi và mức độ nặng của các dấu hiệu lâm sàng có vai trò quan trọng trong tốc độ tiến triển của suy thận. Một số bệnh nhân giảm chức năng thận nhanh trong vài năm, trong khi số khác chức năng thận giảm chậm sau 20-30 năm.
+ Tổn thương mô bệnh học thận: tăng sinh gian mạch nặng, tạo thành hình liềm ngoài mao mạch, tỉ lệ dính búi mao mạch với thành nang Bowman, xơ hóa mạch máu thận, xơ hóa kẽ thận, là dấu chứng mô bệnh học thận biểu hiện tiên lượng bệnh nghèo. Các tổn thương trên sẽ dẫn tới xơ hóa cầu thận và tiến triển mất chức năng thận.
Những bệnh nhân có tổn thương mạch máu ngoài búi mao mạch cầu thận thường có protein niệu nặng, huyết áp tăng và suy giảm chức năng thận.
+ Lắng đọng phức hợp miễn dịch: lắng đọng IgA, IgG và C3, ở thành mao mạch thường thấy ở những bệnh nhân có tạo thành hình liềm hoặc dính búi mao mạch với thành nang Bowman. Vì vậy, hình ảnh lắng đọng IgA ở thành mao mạch cầu thận thường có tiên lượng xấu. Sự có mặt số lượng lớn IgA, C3, kết hợp với IgG và fibrinogen ở cầu thận, thường có tiên lượng tiến triển xấu. Lắng đọng IgG và/hoặc IgM kiểu hình đồng tiền hay hình bán cầu, thường đi với các dạng nặng của bệnh.
+ Tuổi: trẻ em thường có tiên lượng tốt hơn người lớn bị bệnh thận IgA, trẻ em ít xảy ra tăng huyết áp và mức độ tổn thương cầu thận thường nhẹ hơn. Tuổi cao mới khởi phát bệnh thường có tiên lượng nghèo.
+ Giới: đàn ông bị bệnh thận IgA thường có tiên lượng xấu hơn đàn bà. Khi không có sự khác biệt về mức độ hồng cầu niệu, protein niệu, và tuổi, thì tỉ lệ tiến đến suy thận giai đoạn cuối ở đàn ông cao hơn đàn bà.
2.6. Điều trị
Bệnh thận IgA nguyên phát được coi là bệnh cầu thận mạn tính nguyên phát tiến triển chậm, sau 20 năm kể từ khi khởi phát bệnh có khoảng 20-50% số bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối. Một số nhà thận học chủ trương chỉ theo dõi, đánh giá, và điều trị triệu chứng, như tăng huyết áp nếu có, vì các phương pháp điều trị tỏ ra ít có tác dụng.
Trước đây điều trị bệnh thận IgA bao gồm cắt amydal, dùng thuốc kháng đông, prednisolon, thuốc ức chế miễn dịch, phenyltoin, dầu cá, thuốc ức chế men chuyển và thay huyết tương. Cắt amydal vì hai lý do, thứ nhất amydal là hạch lympho, thứ hai viêm amydal thường dẫn tới đái ra máu đại thể và tạo thành hình liềm ở cầu thận, tổn thương ống thận cấp tính hoặc làm giảm mức lọc cầu thận. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của cắt amydal chưa rõ rệt. Ăn chế độ giảm đạm và ăn tự do với gluten sau một thời gian thấy nồng độ IgA huyết thanh giảm về bình thường. Tuy nhiên cũng chỉ giúp ích cho một số ca mà kháng nguyên gây bệnh thận IgA là thực phẩm.
2.6.1. Kiểm soát huyết áp
Hiện tại mục tiêu quan trọng nhất của điều trị bệnh thận IgA là kiểm soát huyết áp, duy trì huyết áp dưới 140/90mmHg.
2.6.2. Chế độ ăn
Chế độ ăn giảm protein và ăn tự do với gluten thực hiện sớm thấy có hiệu quả ở những bệnh nhân mà phức hợp kháng nguyên kháng thể được tạo thành do kháng nguyên thực phẩm. Khi có suy thận, thực hiện chế độ ăn giảm protein giúp làm chậm tiến triển của suy thận.
2.6.3. Điều trị bằng thuốc
+ Pha cấp tính của bệnh:
– Kháng sinh làm giảm tần số viêm đường hô hấp trên, vì vậy tránh được kích thích làm sản sinh kháng thể IgA. Các nghiên cứu dùng kháng sinh cho thấy làm giảm được hồng cầu niệu và protein niệu ở một số bệnh nhân.
– Điều trị kiểu xung liều cao corticoid khi có viêm cầu thận tiến triển nhanh. Điều trị liều cao corticoid theo phương pháp xung (pulse therapy) ở những bệnh nhân viêm cầu thận tiến triển nhanh, đặc trưng bởi tạo thành hình liềm và hoại tử búi mao mạch cầu thận, được nhiều tác giả áp dụng.
– Thay huyết tương: phương pháp thay huyết tương đã được áp dụng trong giai đoạn bệnh hoạt động để lấy ra khỏi tuần hoàn phức hợp miễn dịch có chứa IgA. Các nghiên cứu cho thấy thay huyết tương có thể thành công, làm phục hồi chức năng thận khi có suy chức năng thận cấp tính ở bệnh nhân bị bệnh thận IgA. Mặc dù thay huyết tương có lợi nhất khi trong máu bệnh nhân có nồng độ cao IgA-1C, nhưng lâm sàng cũng không phải luôn luôn cho kết quả tốt. Cho đến nay vẫn chưa có kết luận đầy đủ về phương pháp này.
+ Pha mạn tính của bệnh:
– Điều trị ức chế miễn dịch: việc kết hợp corticoid và thuốc ức chế miễn dịch thấy thành công hơn ở bệnh nhân có hội chứng thận hư. Có lẽ hội chứng thận hư ở bệnh thận IgA thường có tổn thương mô bệnh học thận là thay đổi tối thiểu, nên đáp ứng tương đối tốt với điều trị bằng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Một số nghiên cứu kéo dài trên 10 năm cho thấy điều trị bằng corticoid có tác dụng bảo tồn chức năng thận. Nhóm điều trị corticoid có tỉ lệ bảo tồn chức năng thận sau 10 năm là 80%, trong khi nhóm không điều trị corticoid tỉ lệ này là 34%. Cyclosporin A là thuốc có tác dụng ức chế sự sản sinh IL-2, các nghiên cứu sử dụng cyclosporin A thấy làm giảm được protein niệu, tăng được nồng độ protein huyết thanh, nhưng không thấy có hiệu quả làm giảm được nồng độ IgA trong huyết thanh.
– Phenytoin (dilantin): sử dụng phenytoin để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh thận IgA thấy có tác dụng tốt ở người lớn, làm giảm được nồng độ IgA huyết thanh, làm giảm được tần số đái ra máu đại thể, nhưng chưa có các nghiên cứu lâu dài về bảo tồn chức năng thận.
– Urokinase là một enzym có trong nước tiểu người, có trọng lượng phân tử 54000Da, tác dụng chuyển plasminogen thành plasmin làm tiêu fbrin. Dùng liều đơn urokinase có hiệu quả làm giảm protein niệu. Vì vậy, urokinase có thể có ích cho điều trị bệnh nhân bị bệnh thận IgA.
– Omega-3 (dầu cá) là các acid béo không no đa nối đôi, thành phần chính gồm DHA (decosahexaenoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) sử dụng điều trị cho bệnh nhân bị bệnh thận IgA thấy có lợi. Các nghiên cứu sau một năm điều trị bằng omega-3 làm giảm được protein niệu, mỡ máu có xu hướng trở về bình thường, và chức năng thận được bảo tồn tốt hơn nhóm không được điều trị bằng omega-3.
3. BỆNH THẬN IgA KẾT HỢP
3.1. Bệnh thận IgA kết hợp với bệnh xơ gan
3.1.1. Bệnh sinh
IgA được các tế bào plasmocyt ở màng nhầy ruột tiết ra sẽ kết hợp với kháng nguyên thức ăn, tạo thành phức hợp miễn dịch. Do màng nhầy niêm mạc bị tổn thương do rượu, do viêm nhiễm, phức hợp miễn dịch được hấp thu vào máu. Thiếu hụt chuyển hóa IgA ở gan do xơ gan, làm nồng độ phức hợp miễn dịch tăng lên trong máu. Tuy nhiên người ta chỉ thấy tăng nồng độ IgA trong huyết thanh ở những bệnh nhân xơ gan do rượu. Những bệnh nhân xơ gan do rượu thường thấy IgA monome và IgA polyme tăng cao trong huyết thanh. Tăng nồng độ IgA trong huyết thanh được giải thích là do tăng tổng hợp kháng thể IgA chống lại các kháng nguyên là vi khuẩn, vius, kháng nguyên thực phẩm, thêm nữa còn do giảm chuyển hóa IgA do xơ gan. Kháng thể chống lại các kháng nguyên là thực phẩm và vi khuẩn là IgA, một số kết hợp với IgG và IgM. Bình thường, kháng nguyên là thức ăn và vi khuẩn, kể cả phức hợp kháng nguyên-kháng thể, khi tới gan sẽ được hệ thống tế bào lưới nội mô bắt giữ và tiêu hủy, hệ thống miễn dịch hiếm khi phản ứng ở người có chức năng gan bình thường. Khi xơ gan, do thiếu hụt chuyển hóa các phức hợp miễn dịch và kháng nguyên, làm chúng tăng lên trong máu và gây tổn thương thận.
3.1.2. Tổn thương mô bệnh học
Tổn thương mô bệnh học thận ở bệnh nhân bị xơ gan được mô tả từ 1946. Tổn thương cầu thận có hai dạng là tổn thương tăng sinh và tổn thương không tăng sinh.
Tổn thương tăng sinh nhẹ thấy ở 25% số bệnh nhân bị xơ gan. Xơ hóa cầu thận nhẹ và trung bình gặp 53% số bệnh nhân bị xơ gan được làm tử thiết. Nói chung, hình ảnh tổn thương tăng sinh giống như bệnh viêm cầu thận gian mạch mao mạch.
Tổn thương không tăng sinh, không thấy tăng sinh tế bào gian mạch. Người ta vẫn chưa biết liệu tổn thương không tăng sinh có chuyển thành tổn thương tăng sinh không, hay đây là hai dạng khác nhau.
Đặc trưng tổn thương cầu thận ở bệnh nhân xơ gan là xơ hóa cầu thận, vùng gian mạch nở rộng, tăng sinh nhẹ tế bào gian mạch, lắng đọng đặc điện tử thấy ở vùng gian mạch, dày màng nền cầu thận. Miễn dịch huỳnh quang thấy có lắng đọng phức hợp miễn dịch ở 75% số bệnh nhân, chủ yếu là IgA, có thể có cả IgG và/hoặc IgM và C3. Lắng đọng phức hợp miễn dịch thấy ở cả viêm cầu thận tăng sinh và không tăng sinh.
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh thận IgA kết hợp với xơ gan thường có lâm sàng im lặng, đặc trưng bởi hồng cầu niệu, protein niệu nhẹ. Tổn thương cầu thận với lắng đọng IgA và một số lượng ít các phức hợp miễn dịch khác cùng với bổ thể. Bệnh thường thấy ở bệnh nhân xơ gan do rượu, đôi khi xảy ra ở các bệnh gan khác như xơ gan sau viêm gan virus, viêm gan mạn tính, sán lá gan. Sinh thiết thận cho thấy các bất thường cầu thận chiếm 50-100% bệnh nhân xơ gan. Các nghiên cứu cho thấy viêm cầu thận ở bệnh nhân xơ gan có lắng đọng IgA ở vùng gian mạch tương tự như bệnh thận IgA nguyên phát và viêm thành mạch dị ứng.
Vì bệnh thận IgA kết hợp với xơ gan, thường không có biểu hiện lâm sàng, phát hiện được nhờ xét nghiệm nước tiểu. Đái ra máu đại thể có thể xảy ra, nhưng ít gặp hơn bệnh thận IgA nguyên phát. Giảm chức năng thận hiếm gặp. Một số ít ca có protein niệu nặng, có hoặc không có kết hợp với hội chứng thận hư. tăng huyết áp gặp ở một số ca. Khi bệnh nhân xơ gan có tăng huyết áp cần nghi ngờ có tổn thương thận vì tăng huyết áp hệ thống hiếm khi xảy ra ở người xơ gan.
3.1.4. Xét nghiệm
Xét nghiệm nước tiểu cho thấy có hồng cầu niệu và protein niệu vi thể, chỉ có một tỉ lệ thấp bệnh nhân có protein niệu ở mức thận hư. Các bệnh nhân có protein niệu ở mức thận hư thường do viêm cầu thận màng tăng sinh (viêm cầu thận gian mạch mao mạch)
Tăng nồng độ IgA trong huyết thanh, chủ yếu dạng polyme gặp 77-91% số bệnh nhân. Tuy nhiên, ở bệnh nhân xơ gan không có bệnh thận cũng gặp 54% có tăng IgA trong huyết thanh.
3.2. Bệnh thận IgA kết hợp với các bệnh khác
CHIA SẺ BÀI VIẾT
Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Yếu
Ngoài ra, đối với nam giới chúng còn có nhiệm vụ điều hòa hormon sinh dục androgen, giúp hình thành các đặc tính nam và duy trì hoạt động tình dục. Điều đó giải thích tại sao nếu ở thận có vấn đề gì, thì sức khỏe bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngoài ra còn có thể tác động tới tâm lý và sinh lý của nam giới, sinh hoạt vợ chồng cũng vì thế mà “liên lụy”.
Một trong những vấn đề thường gặp hiện nay đó là thận yếu. Tỷ lệ người mắc chứng thận yếu đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Nguyên nhân gây thận yếu được xác định do: Tuổi cao; thói quen hút thuốc lá; bị thừa cân béo phì; lười vận động; bị bệnh sỏi thận, huyết áp cao, tiểu đường,…
Làm thế nào để nhận biết triệu chứng của bệnh thận yếu?Không khó để biết mình có mắc chứng bệnh thận này không thông qua những triệu chứng điển hình sau:
1. Rùng mình và chân tay lạnh – dấu hiệu “cảnh báo” bệnh thận yếuKhông có gì đáng lo ngại nếu bạn có cảm giác rùng mình, thân nhiệt giảm khi nhiệt độ môi trường giảm.
Tuy nhiên, nếu đột nhiên bạn có cảm giác sợ lạnh, sợ gió thôi và chân tay lạnh như băng và thậm chí cả khớp đầu gối, khuỷu tay đều có cảm giác này kèm theo mệt mỏi, thở yếu, ít nói, nhạt miệng,… thì đừng chủ quan, bởi đây rất có thể là chức năng thận đang suy yếu.
2. Biểu hiện của bệnh thận yếu là loét miệng và mẫn cảm với ánh sángChính vì vậy, nếu đang gặp phải hiện tượng này mà không biết lý do vì sao thì hãy gặp bác sĩ ngay để có kết quả chính xác nhất.
3. Đau lưng cũng là dấu hiệu rõ ràng của bệnh thận yếuCó nhiều nguyên nhân gây đau lưng, tuy nhiên nếu loại bỏ được vấn đề đau lưng do bệnh cột sống thì căn nguyên có thể là do chứng thận yếu gây ra.
Nếu mắc bệnh nhẹ thì thường thấy khó khăn khi khom lưng hoặc khi đứng thẳng; nếu nặng hơn thì có thể thấy bàn chân và gót chân đau nhức khó chịu.
4. Thận yếu gây ra chứng đi tiểu nhiều về ban đêmTrung bình một ngày, hàng triệu các tiểu cầu thận phải lọc khoảng 200 lít máu và chất lỏng với đủ các thành phần hóa học. Sau khi lọc có khoảng 1,5 lít nước được đào thải ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu lượng nước tiểu được đào thải ra bên ngoài nhiều hơn và đặc biệt chỉ nhiều vào ban đêm thì đây là biểu hiện rõ ràng của bệnh thận yếu gây ra.
5. Gặp phải trục trặc về sinh lý là triệu chứng thận yếu phổ biếnNhư đã nói, thận gặp vấn đề thì ngoài sức khỏe suy giảm thì trực tiếp khả năng tình dục cũng bị ảnh hưởng.
Nếu bị xuất tinh sớm, liệt dương, rối loạn cương dương, mộng tinh, giảm ham muốn,… và đi đôi với chúng là các dấu hiệu khác kể đến trong bài viết này thì nguy cơ nam giới bị thận yếu là rất cao.
6. Thận yếu cũng có thể khiến bạn bị chóng mặt ù taiChóng mặt ù tai không hẳn là do thận yếu gây ra. Nhưng cũng không được bỏ qua nếu xuất hiện dấu hiệu này kèm theo những vấn đề khác đã kể đến.
Ngoài những biểu hiện trên thì gặp các vấn đề khác như: Bị táo bón lâu ngày; cảm giác mệt mỏi, tinh thần chán chường; thiếu sức lực; hen suyễn; trằn trọc, mất ngủ,… cũng là triệu chứng của bệnh thận yếu thường gặp.
Bệnh Hen Suyễn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
Hen suyễn là một căn bệnh không lây xuất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Theo ước tính của WHO, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người bị bệnh hen suyễn. Nhiều người lầm tưởng rằng hen suyễn chỉ xảy ra ở những nước phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh xuất hiện ở mọi quốc gia. Trong đó hơn 80% trường hợp tử vong do hen suyễn xảy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Vậy, bệnh hen suyễn là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh, cách phân loại và các biện pháp phòng ngừa hen suyễn như thế nào?
Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em
1. Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.
Tình trạng phổi và đường dẫn khí của người bị hen suyễn
2. Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Ho, đặc biệt là vào ban đêm: Ho là một phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật… ra ngoài. Ho có thể xuất phát từ các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh… nhưng nếu tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Ho kéo dài vào ban đêm là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn
Thở khò khè: Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh.
Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.
Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.
Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..,
Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: Người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.
Trên là các triệu chứng thường gặp ở bệnh hen suyễn. Tuy nhiên ở mỗi người bệnh, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau, ví dụ:
Có hoặc không có xuất hiện đồng thời các dấu hiệu trên.
Cơn hen bị gián đoạn ở người này nhưng liên tục ở người khác.
Một số người chỉ bị hen khi tập thể dục hoặc thay đổi thời tiết.
3. Đối tượng của bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:
Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Bị dị ứng, chàm.
Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
Đối tượng của bệnh hen suyễn là trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh
Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.
4. Hệ quả của bệnh hen suyễn
4.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh
Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ vợ chồng cũng phần nào bị tác động…
4.2. Có khả năng gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh hen suyễn vẫn có thể gây tử vong mặc dù tỷ lệ tương đối thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này, nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, kiểm soát cơn hen thì có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
4.3. Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai
Nguy cơ mắc bệnh hen ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Theo đó phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ bình thường.
5. Phân loại hen suyễn và nguyên nhân
Phân loại
Biểu hiện
Nguyên nhân
Hen suyễn dị ứng
– Chảy nước mũi và hắt hơi liên tục, hắt hơi liên tục.
– Sưng mũi.
– Xuất hiện đờm.
– Chảy nước mắt.
– Cổ họng ngứa.
– Các chất gây dị ứng, đủ nhỏ để hít sâu vào phổi (phấn hoa, lông vật nuôi, bụi phấn,…).
– Khói từ thuốc lá, lò sưởi, nến, hương, pháo hoa,…
– Ô nhiễm không khí.
– Không khí lạnh.
– Tập thể dục trong khi trời lạnh.
– Mùi hóa học hoặc khói mạnh.
– Nước hoa, chất làm tươi không khí hoặc các sản phẩm có mùi thơm khác.
Suyễn do tập thể dục
– Các dấu hiệu hen bắt đầu trong 5 đến 10 phút khi bắt đầu hoặc sau khi tập.
– Có thể trầm trọng thêm vài phút sau khi ngừng tập thể dục.
– Khi tập thể dục, các dải cơ xung quanh đường hô hấp nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm.
– Chúng phản ứng bằng cách co thắt, làm hẹp đường hô hấp.
Ho hen suyễn
Ho khan không có đờm.
– Tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
– Dùng thuốc Beta-blockers.
– Dị ứng với chất Aspirin.
Hen suyễn nghề nghiệp
Các dấu hiệu hen xuất hiện khi đến khu vực làm việc:
– Chảy nước mũi và nghẹt mũi.
– Mắt bị kích ứng.
– Ho.
– Tiếp xúc với các chất ở nơi làm việc.
– Những ngành dễ bị hen suyễn nghề nghiệp:
thợ làm tóc, họa sĩ, thợ mộc,…
Hen suyễn ban đêm
Thở khò khè về đêm, ho và khó thở.
Là loại hen suyễn có tỷ lệ gây tử vong cao nhất.
Nguyên nhân:
– Tăng tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
– Đường hô hấp bị lạnh.
– Tư thế nằm gây khó thở.
– Tiết hormon theo mô hình sinh học.
– Ợ nóng.
6. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn
6.1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh hen suyễn có thể khởi phát bởi một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nếu người bệnh không sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.
Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc
6.2. Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn
Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm: vật nuôi, mạt nhà, gián, cây trồng và phấn hoa, ẩm mốc, khói thuốc, hóa chất, một số loại thức ăn. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này.
– Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Nếu nằm trong đối tượng dễ mắc bệnh hen phế quản thì bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh…
– Đeo khẩu trang khi ra đường: Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó nếu muốn tránh xa các thành phần khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí thì bạn cần sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.
– Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.
– Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.
6.3. Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng
Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…
Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.
Tập thể dục và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp phòng ngừa hen suyễn hiệu quả
6.4. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh
Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.
6.5. Thực hiện tầm soát hen và COPD
Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn là thực hiện tầm soát hen và COPD. Khi thực hiện tầm soát, bạn sẽ được chỉ định khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp, chẩn đoán hình ảnh qua chụp X-Quang phổi, đo hô hấp ký có thử thuốc và xét nghiệm công thức máu,… để kiểm tra tình trạng hệ hô hấp.
Để kết quả tầm soát hen chính xác nhất, bạn nên đến những đơn vị y khoa uy tín. Trong đó, CarePlus là một trong những địa chỉ mà bạn không nên bỏ qua.
Giới thiệu Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus
CarePlus là Hệ thống Phòng khám quốc tế được điều hành bởi Công ty TNHH CityClinic Việt Nam. Không những thế, hệ thống phòng khám này còn thành viên của Singapore Medical Group (SMG). Với đội ngũ y khoa chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại nhất, CarePlus cung cấp dịch vụ tầm soát hen và COPD cho kết quả chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Bên cạnh việc mang đến những dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế thì sự tư vấn nhiệt tình của bác sĩ CarePlus sẽ giúp khách hàng thay đổi lối sống tốt hơn hoặc có phương hướng điều trị hiệu quả nhất.
Danh sách hệ thống CarePlus
Phòng khám Tân Bình: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
Phòng khám Quận 7: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP.HCM
Giờ làm việc
Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 20:00
Thứ 7: 8:00 – 17:00
Dịch vụ tầm soát hen và COPD mang đến cho khách hàng sự thoải mái khi thực hiện cùng kết quả chính xác
Bệnh hen suyễn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp và mọi quốc gia. Bệnh gây ra rất nhiều hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày và có thể nguy hiểm tính mạng người bệnh nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, việc giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh các nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chủ động tầm soát là những việc cần thiết để phòng tránh bệnh.
Để cập nhật thêm về các thông tin về bệnh hen suyễn cũng như những bệnh về phổi khác, quý khách vui lòng truy cập vào Website hoặc liên hệ qua:
Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Bệnh Suy Thận Ở Người Cao Tuổi trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!