Bạn đang xem bài viết Dạy Học Sinh Lớp 7 Viết Văn Biểu Cảm được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Môn Ngữ văn ở bậc THCS được chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, trong đó tập làm văn là phân môn được coi là khó nhất. Thực tế cho thấy kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của nhiều học sinh chưa cao. Vậy làm sao để để khắc phục tình
Giúp học sinh nắm được khái niệm văn biểu cảm
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Thường thì những bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cảm xúc trong lòng người.
Thực tế cho thấy khi viết văn biểu cảm (dù ở dạng thơ hay văn xuôi), người ta vẫn thường hay kết hợp sử dụng những phương thức khác như miêu tả, tự sự để bộc lộ thái độ, tình cảm gián tiếp thông qua những đối tượng, những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ. Tuy nhiên, khi vận dụng phương thức miêu tả và tự sự vào văn biểu cảm thì cũng cần lưu ý: có tả thì cũng không tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì cũng không kể một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng. Người viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm, những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình.
Về bố cục, bài văn biểu cảm cũng được tổ chức theo mạch cảm xúc của người viết. Do vậy, trình tự các ý, các phần trong văn biểu cảm thường được sắp xếp rất tự nhiên, không gò bó cứng nhắc.
Về thái độ, tình cảm, phải đảm bảo tính chân thực, trong sáng, rõ ràng, có nghĩa là không được giả dối, sáo rỗng. Có như vậy, văn biểu cảm mới đi vào lòng người.
Giúp học sinh nắm được cách làm bài văn biểu cảm
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý.
Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới, từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?).
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản.
Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh. Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hoá linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài
Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.
Giúp học sinh nắm được cách lập ý trong văn biểu cảm
Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong hiện tại. Cách biểu cảm này tạo nên mối liên hệ và tương lai.
Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại : là hình thức liên tưởng tới những kí ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại. Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con người trở nên sâu lắng hơn.
Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước mơ hi vọng.
Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm. Cách lập ý thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.
Giúp học sinh đưa yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm:
Đối tượng biểu cảm trong một bài văn biểu cảm là cảnh vật, con người và sự việc. Không có sự biểu cảm chung chung. Cái gì, vật gì, việc gì… làm ta xúc động? Vì thế muốn bày tỏ tình cảm, muốn bộc lộ cảm xúc người viết phải thông qua miêu tả và tự sự.
Trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện, là yếu tố để qua đó, người viết gửi gắm cảm xúc và ý nghĩ. Cảm xúc, ý nghĩ là chất trữ tình của bài văn.
Giúp học sinh nắm được cách biểu cảm về tác phẩm văn học:
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
Các bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học như sau:
Phần chuẩn bị:
Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất.
Làm dàn bài, dựng đoạn.
Viết bài và chỉnh sửa.
Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng.
Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm. Phải đi từ “a” qua “b,c”…. nhớ liên kết đoạn.
Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng, trùng lặp và đơn điệu.
Bí Quyết Viết Bài Văn Biểu Cảm Đúng Và Hay
Hai lỗi viết văn biểu cảm học sinh thường mắc phải
Văn biểu cảm không những là kiểu bài văn quan trọng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7 mà còn là phần kiến thức quan trọng xuyên suốt những năm học tiếp theo. Thế nhưng, học sinh vẫn thường mắc phải những lỗi sau khi làm bài văn biểu cảm.
Thứ nhất, nội dung của bài văn biểu cảm phải làm rõ được đặc điểm, đặc trưng của đối tượng biểu cảm:
Làm rõ không có nghĩa là làm cho sự vật hiện lên sống động như hiện ra trước mắt của người đọc vì đó là mục đích của văn miêu tả. Hay làm cho sự vật hiện lên rõ ràng có mở đầu, diễn biến và kết thúc mang một ý nghĩa nào đó thì lại là mục đích của văn tự sự.
Khi làm bài văn biểu cảm, học sinh cần làm rõ đặc điểm miêu tả hoặc tự sự một hoặc một vài đặc điểm tiêu biểu nhất, ấn tượng nhất của đối tượng biểu cảm để làm tiền đề cho phần biểu cảm. Bởi vì mục đích của bài văn biểu cảm là phải thể hiện được cảm xúc của người viết tới đối tượng được nói đến trong yêu cầu của đề bài.
Thứ hai, thứ không thể thiếu trong một bài văn biểu cảm chính là tình cảm, cảm xúc:
Đây chính là phần gây khó khăn nhất cho các bạn học sinh khi làm dạng bài này. Trường hợp thứ nhất, học sinh thường không khơi gợi được cảm xúc với đối tượng nên cảm xúc nghèo nàn, không phong phú sâu sắc khiến bài viết rất nhàm chán và nhạt nhòa. Hoặc trường hợp thứ hai, các bạn có quá nhiều cảm xúc dành cho đối tượng khiến bài viết trở nên lan man, dàn trải, không đọng lại gì sau khi đọc.
Vậy nên để khắc phục tình trạng này, các bạn cần tập trung vào một tình cảm chủ đạo, xoáy sâu vào tình cảm chủ đạo này để tạo được ấn tượng không phai cho người đọc.
Các bạn cần lưu ý khi làm dạng bài này không nên tô vẽ, phóng đại cảm xúc làm cảm xúc trở nên kệch cỡm, nhàm chán. Những cảm xúc nên chân thật và nhân văn giúp người đọc người nghe đồng cảm với mình.
Có rất nhiều cách ra đề khác nhau về bài văn biểu cảm. Nguyên tắc chung cho học sinh là căn cứ vào đặc điểm, cách thức của dạng văn và kỹ năng của chúng ta để giải quyết đề bài thầy cô ra. Tuy vậy, học sinh có thể áp dụng theo 2 bố cục của một bài văn biểu cảm như sau để làm bài.
Cách thứ nhất: Nương theo đặc điểm của đối tượng biểu cảm.
Ví dụ, khi đề bài yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học, học sinh có thể bắt đầu từ việc nêu cảm nghĩ về nội dung của tác phẩm, nêu cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Để không bị sa vào việc phân tích các tác phẩm văn học, học sinh cần lưu ý, trọng tâm của bài văn là nêu cảm nghĩ của bản thân về cái hay của tác phẩm, cái tài của tác giả. Nhưng phân tích nội dung hay nghệ thuật cũng chỉ là tiền đề, dẫn chứng cho những cảm nghĩ của các em mà thôi.
Cách thứ hai: Nương theo tình cảm, cảm xúc của người viết.
Cách làm này sẽ giúp bộc lộ rõ rệt cảm xúc của người viết. Tuy nhiên, cái khó của cách làm là học sinh cần xác định các tình cảm, cảm xúc của bản thân để nhóm những chi tiết cùng tạo ra một cảm xúc vào một vùng để tránh tình trạng tản mạn, bố cục bài viết lỏng lẻo.
Trong khi viết, các em cần kết hợp các phương thức biểu đạt, kết hợp biểu cảm với tự sự, biểu cảm với miêu tả để bài văn trở nên phong phú và sống động hơn.
Ngoài những lưu ý trên, học sinh cũng cần lưu ý đến cách dùng từ, đặt câu, hành văn sao cho phù hợp.
Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.
Bí Quyết Học Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 7
Phần lớn các em học sinh đều rất khó khăn trong việc định hướng học tập cho bản thân cũng như tìm ra phương pháp học phù hợp. Vậy nên các em cần có người chỉ dẫn, định hướng trong quá trình học tập giúp việc học trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Vậy với bộ môn ngữ văn lớp 7, nếu chưa có 1 phương pháp tốt thì làm cách nào để học giỏi được môn học này?
1. LÀM SAO ĐỂ HỌC GIỎI – CHUẨN BỊ KĨ BÀI HỌC TRƯỚC KHI TỚI LỚP
Các kiến thức các em học được trên lớp học đều là các bài học hoàn toàn mới và xa lạ
Tốc độ giảng mau chóng với số lượng bài học tương đối nhiều
Nhiều học sinh có năng lực tiếp thu bài chẳng nhanh nhạy, nếu chẳng nắm bắt sơ qua về nội dung bài học thì bài giảng ở lớp cũng chẳng thể thấm được bao nhiêu.
Các em sẽ có được một phần kiến thức trước lúc bắt đầu bài học dẫn tới hiệu quả học tập được cao hơn
2. THÁI ĐỘ TÍCH CỰC LÚC HỌC TẠI TRÊN LỚP
Nếu muốn hiểu bài một thật tường tận cùng thấu đáo thì việc đọc trước bài tại nhà là chưa đủ. Nếu có gia sư môn văn, các gia sư sẽ giảng các kiến thức được mở rộng hơn, hiểu biết sâu về các bài học. Vậy khi không có gia sư làm sao để học giỏi văn, điều đầu tiến chính là chăm chú nghe giảng cùng lắng nghe với tiếp thu trên lớp có vai trò thiết yếu hơn cả.
Do đó, ở lớp học, học sinh nên tập trung lắng nghe giáo viên giảng bài. Đấy đều là các kiến thức quý báu mà họ đã đúc kết được qua nhiều năm giảng dạy tại giảng đường, do đấy, chắc chắn sẽ mang tới cho các em các kiến thức hữu ích nhất.
Tuy nhiên, chỉ tập trung vào nghe giảng là chưa đủ, muốn bài học có được hiệu quả cao nhất thì học sinh phải tích cực phát biểu về ý kiến, nêu ra những câu hỏi mà các em thắc mắc khi chuẩn bị bài vở tại nhà. Việc tương tác qua lại ở giữa giáo viên cùng học sinh sẽ khiến tiết học thoải mái, thú vị cùng mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sau khi nghe giảng cùng đặt các câu hỏi thì phương pháp để nhớ lâu chính là các cuốn sổ tay. Các em hãy ghi chép các kiến thức tiếp thu được lên một cuốn sổ để mở ra xem bất kỳ lúc nào cần. Đây cũng chính là cách để học giỏi văn.
3. LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY ĐỦ LÀ CÁCH ĐỂ HỌC GIỎI MÔN VĂN
Việc làm bài tập được giao về nhà sẽ giúp ích cho việc củng cố kiến thức, nắm bắt được các lỗ hổng kiến thức mà chính mình chưa hấp thụ được trên lớp qua những dạng bài tập về nhà, Trên cơ sở đấy, sẽ khiến các em tự tìm tòi, xem lại kiến thức để bổ sung lỗ hổng kiến thức cho bản thân. Để nhớ được tất cả kiến thức thì nên áp dụng cách học theo sơ đồ tư duy, hệ thống lại kiến thức theo cách hiểu của bản thân.
Đây chính là một công cụ hữu ích trong việc hỗ trợ trí nhớ cho các em và là cách học giỏi văn hiệu quả. Ngoài ra, lúc học ở nhà, các em nên tích cực đọc sách, những tài liệu tham khảo nhằm hỗ trợ việc làm văn của mình, học tập văn phong cùng phương pháp sử dụng từ ngữ của những bài văn đạt điểm cao nhằm rút kinh nghiệm về cho bản thân lúc làm bài.
Học Giỏi Ngữ Văn Lớp 7: Bí Quyết, Kinh Nghiệm
Cuộc đời học sinh là những tháng ngày dài mài mông trên ghế nhà trường với mười mấy môn học. Trong số những môn học đó, sẽ có môn học giỏi, môn học khá và môn hơi yếu. Rất ít các bạn học sinh đạt được thành tích giỏi đều tất cả các môn. Nhưng các bạn đừng nản chí vội. Có thể học giỏi môn này thì cũng có thể học giỏi môn khác.
Một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình phổ thông là môn Ngữ văn. Nếu bạn đang học lớp 7 và không biết làm sao để học giỏi Ngữ văn lớp 7. Thì bài viết này chính là dành cho bạn rồi đấy. Nào, hãy xốc lại tinh thần và sẵn sàng chinh phục môn Ngữ văn lớp 7 đi nào.
Soạn bài đầy đủ
Cấc thầy cô giáo môn Ngữ văn luôn yêu cầu chúng ta phải soạn bài. Nhưng việc đó khá tốn thời gian. Và nhất là khi chưa được nghe giáo viên giảng bài, thì biết gì đâu mà soạn! Nhưng teen ơi đừng vội nản. Giáo viên yêu cầu chúng ta soạn bài để chuẩn bị cho bài mới trước, chứ đâu yêu cầu chúng ta phải hiểu về bài 100% đúng không nào?
Những vấn đề mà bạn không thể tự hiểu về bài học, là thứ bạn có thể hỏi giáo viên khi ở trên lớp. Bạn hiểu bài trước càng nhiều, càng tạo động lực cho bạn đào sâu học tập. Bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi nghe thầy cô giảng bài nữa. Mà có thể tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Thầy cô đánh giá cao tinh thần tích cực học tập của bạn. Từ đó bạn có thêm động lực để học giỏi Ngữ văn lớp 7.
Luyện đọc nhiều hơn
Để học giỏi Ngữ văn lớp 7 hay bất kỳ lớp nào, thì đều cần chú tâm đến việc đọc. Việc đọc nhiều các tác phẩm văn học không chỉ giúp học sinh có thêm kiến thức. Mà còn luyện tập được cách cảm thụ một tác phẩm văn học. Cách triển khai một nội dung và hành văn trong văn chương. Hay là cách sử dụng ngôn từ, nghệ thuật và ngữ pháp.
Tập trung nghe giảng
Nghe giảng giúp học sinh hiểu bài. Như môn Ngữ văn, sẽ có rất nhiều nội dung khó hiểu, ví von ẩn dụ. Vậy nên tập trung nghe giảng để nắm được nội dung bài học là rất cần thiết. Bài giảng của giáo viên chỉ diễn ra một lần, nếu chẳng may bạn lơ đãng không chú ý nghe giảng, rất có thể bạn đã bỏ qua nội dung quan trọng.
Sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là phương pháp học tập mới được áp dụng từ vài năm nay. Để học giỏi Ngữ văn lớp 7, bạn hoàn toàn có thể áp dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy giúp bạn hệ thống hóa các kiến thức trong một bài học, một chương hay cả một học kỳ. Từ đó liên kết các kiến thưc lại với nhau, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.
Tạo cảm hứng học tập
Nếu không có hứng thú thì việc học giỏi bất kỳ môn nào đều khó khăn. Học giỏi Ngữ văn lớp 7 cũng vậy. Cảm hứng học tâp giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Học sinh cũng trở nên hứng thú hơn đối với môn học, tạo sự chủ động trong học tập.
Đến Novateen để học giỏi Ngữ văn lớp 7
“Không thày đố mày làm nên” – đó là câu nói đã khắc sâu trong tiềm thức của mỗi người. Nếu như bạn cảm thấy khó khăn trong việc học giỏi Ngữ văn lớp 7. Thì tại sao không thử đến với Novateen nhỉ?
Tại Novateen, học sinh sẽ được dẫn dắt bởi những giáo viên ưu tú nhất, tận tụy nhất. Học sinh cũng được kiểm tra đánh giá năng lực thường xuyên để biết mức tiến bộ ra sao. Nếu bạn hay bố mẹ còn đang băn khoăn không biết có nên tham gia học tại Novateen. Thì bạn yên tâm, Novateen luôn có các chương trình học thử miễn phí thường xuyên.
Để đăng ký học giỏi Ngữ văn lớp 7 cùng Novateen, vui lòng điền vào mẫu: HocmienphiNovateen.
Liên hệ hotline: 0984.423.335 để được tư vấn nhanh nhất!
Novateen – Giáo dục cam kết chất lượng
Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Học Sinh Lớp 7 Viết Văn Biểu Cảm trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!