Bạn đang xem bài viết Di Tích Thắng Cảnh Xứ Thanh Cổng Điện Tử Tỉnh Thanh Hóa được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
DI TÍCH THẮNG CẢNH XỨ THANH
Page Content
Trong một tác phẩm viết về Lý Thường Kiệt, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã nhận định: “Trong cả nước Việt Nam, không có nơi nào có nhiều cảnh đẹp như ở Thanh Hóa”. Nhận định ấy có cơ sở, đây là những tài nguyên thiên nhiên đặc sắc hình như Thanh Hoá được dành phần ưu tiên.
I. THẮNG CẢNH THIÊN NHIÊN
1. Bãi biển Sầm Sơn
Bãi biễn Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn có hình trăng khuyết, chạy dài 9km từ chân núi Trường Lệ đến xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn), rộng hàng nghìn mét, bằng phẳng, cát mịn, không có chỗ quá sâu, lầy thụt hoặc đá ngầm, sau hô nhờ đó, đã tạo nên những bãi tắm lý tưởng, người tắm có thể ra khá xa bờ vẫn thấy an toàn.
Nước biển Sầm Sơn có độ mặn và nhiệt độ thích hợp, có lợi cho sức khỏe và có khả năng chữa được một số bệnh, rất thích hợp cho con người nghỉ ngơi, an dưỡng. Nhà học giả người Pháp Le Breton nhận định: “Đây là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khoẻ”.
Sóng biển Sầm Sơn nhẹ nhàng, khí hậu điều hòa như chiếc máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ, giữ cho mùa hè lộng gió và dịu mát, mùa đông bớt phần giá buốt. Biển Sầm Sơn có gần 1.000 loại tôm, cua, cá và nhiều hải sản quí hiếm; đặc biệt có món gỏi cá và lẩu rắn biển được nhiều người ưa thích.
Sầm Sơn không chỉ có bãi biển đẹp, bãi tắm tuyệt vời, lại có cả núi đá, đủ các hòn lớn, nhỏ, nằm, ngồi, chồng lên nhau thành muôn hình muôn vẻ, ngay cạnh mép nước biển, có rừng cây bóng mát, có đền chùa, di tích với nhiều truyền thuyết cổ tích, dân gian… lý thú. Đó là đền thờ thần Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái v.v…
Đền Độc Cước: Đền thờ một vị thánh một chân, có kỳ tích bảo hộ quê hương chống loài quỉ biển. Đền ở trên núi Cổ Rùa, thuộc dãy Trường Lệ. Dãy núi này có hình thù một phụ nữ nằm ngửa, bộ ngực nở nang. Đền có ghi năm trùng tu vào niên hiệu Chính Hòa (1675 – 1705).
Đền thờ Tô Hiến Thành: một đại thần triều Lý (thế kỷ XII) nổi tiếng thanh liêm chính trực, từng cầm quân vào dẹp loạn ở vùng ven biển Thanh Hóa, nhờ thế nhân dân được an cư lạc nghiệp.
Hòn Trống- Mái trên núi Trường Lệ
Hòn Trống mái: Nơi có hai hòn đá to nhỏ châu vào nhau, xung quanh là những đá nhỏ. Truyền thuyết nói đây là một gia đình có đôi vợ chồng và đàn con đã hóa thành đá, để vĩnh viễn thuỷ chung bên nhau. Nhà văn Khái Hưng có tiểu thuyết Trống Mái là do cảm hứng từ cảnh đẹp này.
Đã từ lâu Sầm Sơn nổi tiếng là một khu du lịch và nghỉ mát có nhiều thắng cảnh. Kể từ năm 1981 đến nay, Sầm Sơn được xây dựng và phát triển trên những quy mô mới của một thị xã du lịch. Hàng trăm khách sạn, cơ sở điều dưỡng của các bộ, ngành ở Trung ương và trong tỉnh, của các tư nhân với nhiều kiểu dáng vừa hiện đại, vừa đậm nét kiến trúc truyền thống được xây dựng với những điều kiện phục vụ ngày càng hiện đại, nhằm phục vụ cho khách tham quan du lịch, nghỉ mát trong nước và khách nước ngoài. Trong tương lai, khu du lịch và nghỉ mát này sẽ còn được đầu tư và phát triển.
2. Thắng tích Hàm Rồng.
Khu di tích Hàm Rồng
Hàm Rồng cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 4 km, ở dọc trục đường Quốc lộ 1A. Trong tương lai không xa nơi đây sẽ là khu du lịch văn hoá sinh thái hấp dẫn của Thanh Hoá. Thắng tích Hàm Rồng gồm một quần thể núi, sông kỳ tú, sơn thủy hữu tình:
– Núi Rồng: là một dãy núi bao gồm nhiều ngọn, chạy dọc bờ Nam sông Mã có hình dáng con rồng theo trí tưởng tượng dân gian.
– Động Long Quang: còn gọi là hang Mắt Rồng, xuyên từ bên này sang bên kia như đôi mắt. Nhiều nhà thơ đã đến đây từ đời Trần (Phạm Sư Mạnh, Lê Quát), đời Lê (Lê Thánh Tông). Nguyễn Trãi có bài Long đại nham nổi tiếng.
– Núi Voi: Từ Hán là Tượng Sơn, có nhiều hang động, cảnh rất đẹp: Thạch nhũ tạo nên nhiều hình dáng, được xem như là những cảnh địa ngục, cảnh thủy cung hội hè rước xách, cảnh trai gái tự tình.
– Núi Nít: Còn có tên là núi Ngọc, là hòn Hỏa Châu Phong, vì trông như cột lửa phụt lên tự lòng đất. Núi này ở bờ Bắc sông Mã, đối diện với núi Rồng (bờ Nam). Đi qua vùng này, không mấy ai không biết đến các câu ca dao cổ:
“Chín mươi chín ngọn bên Đông,
Còn một ngọn Nít sang sông chưa về”.
“Thanh Hóa thắng địa là nơi
Rồng vờn hạt Ngọc, Hạc bơi chân Thành” v.v…
– Ở phía Tây: Còn nhiều núi có hình thù kỳ thú: Núi Ngũ Hoa phong, giống 5 bông hoa, núi Mẹ núi Con giống hai quả trứng, núi Tả Ao như người đàn ông ngủ, núi con Mèo, núi Cánh Tiên…
– Cầu treo Hàm Rồng bắc qua sông Mã: Được xây dựng năm 1904, đã tô thêm cảnh đẹp Hàm Rồng. Thi sĩ Tản Đà đã cảm tác nhớ mong (thơ 1933):
“Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây
Từ ta trở lại Sơn Tây
Con đường Nam Bắc ít ngày vãng lai”
Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
Non xanh còn đối? sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa?”.
Trong kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Hàm Rồng nổi tiếng với nhiều chiến công.
– Năm 2000, một cây cầu lớn và hiện đại được xây dựng cạnh cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, gọi là cầu Hoàng Long.
3. Động Bích Đào.
Động Bích Đào
Còn gọi là hang Từ Thức, thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, là nơi theo cổ tích đã diễn ra câu chuyện gặp gỡ tiên trần giữa Từ Thức – Giáng Hương. Cảnh trí rất đẹp: nhiều thạch nhũ tạo thành các hình phường bát âm, tranh ảnh, bàn cờ, áo mũ, bàn tay Từ Thức – Giáng Hương, cô và cậu, măng đá, non bộ, cây vàng, đào tiên… có đường “lên trời”, đường xuống “âm phủ” . Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) đã viết truyện này. Sau đó Lê Khắc Khuyến viết tập truyện nôm Từ Thức tiên hôn (đầu thế kỷ XX). Nhiều văn nhân, học giả tới đây đề thơ, bài của Lê Quý Đôn là tiêu biểu.
“Đề Bích Đào động
Hải thượng quần tiên sự diễu mang
Bích Đào động khẩu cửa hoang lương
Kiền khôn nhất cát cùng Từ Thức
Vân thủy song nga lão Giáng Hương
Thạch cổ hữu thanh xao hiểu nhật
Sa diêm vô vị niết thu sương
Thế nhân khổ tác Thiên Thai mộng
Thùy thức Thiên Thai diệc hí trường”
Tạm dịch:
“Mờ mịt thần tiên ngất dặm dương
Bích Đào động cũ dấu thê lương
Áo gai phiêu bạt thân Từ Thức
Mây nước già dăm mặt Giáng Hương
Trống đá nghe khua lay động sớm
Sương thu chăng đượm cát sa trường
Thiên Thai bao kẻ từng xây mộng
Nào biết Thiên Thai cũng hí trường”.
Cách động Bích Đào chừng 1 km về phía trái là động Dơi, có tên là động Bạch Ác, cũng có nhiều thơ đề vịnh.
4. Động Hồ Công
Đường vào Động Hồ Công
Dọc đường 45, đi từ thành phố Thanh Hóa, qua sông Chu (cầu Vạn Hà), sông Mã (cầu Kiểu) đến dãy núi Xuân Đài (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc) nổi tiếng từ xưa. Nhờ dưới chân núi có chùa Dụ Anh (tức chùa Thông – xây dựng năm 1270) và trên lưng chừng núi có động Hồ Công. Động Hồ Công từng được người xưa liệt vào kỳ quan bậc nhất ở phương Nam. Truyền thuyết kể là xưa kia, ở đây có chàng Trịnh Phát Giác được gặp vị tiên là Hồ Công Long, cho vào ở trong một quả bầu là một thế giới thần tiên, con người cực kỳ sung sướng. Khi Trịnh được về, Hồ Công cho một cái gậy rút, y như chuyện Phí Trường Phòng ở Trung Quốc ngày xưa. Bên đường lên động, trên một phiến đá tự nhiên có khắc dòng chữ: “Thanh kỳ khả ái” (xứ Thanh kỳ lạ đáng yêu).
“Thần chùy, quỷ tạc vạn trùng san
Hư thất cao sang vũ trụ khoan
Thế thượng công danh đồ thị mộng
Hồ trung nhật nguyệt bất thăng nhàn
Hoa Dương long khứ huyền chân trụy
Bích lạc truyền lưu bạch ngọc hàn
Ngã dục thừa phong lăng tuyệt đỉnh
Vong cung vân hải hữu vô gian”.
Tạm dịch:
Khôn thiêng khéo tạc núi muôn trùng
Cửa động thênh thang gió dễ thông
Cuộc thế công danh như giấc mộng
Bầu tiên mừng nguyệt thú vô cùng
Hạt châu rơi đất nghi rồng hóa
Giọt nước muôn trời rẽ suối trong
Muốn cưỡi gió lên chơi đỉnh núi
Trông mây, trông nước tứ tầng không
Cách động Hồ Công không xa, có ngọn núi rất giống hình dáng một vị tiến sĩ, nên cũng gọi là núi Tiến sĩ. Núi này ngoảnh về làng Bồng (xã Vĩnh Tân) là nơi có nhiều người đỗ đạt, quê hương cụ nghè Tống Duy Tân.
5. Động Kim Sơn
Động Kim Sơn
Ở xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc là một vùng sơn thủy hữu tình, rộng khoảng 150 ha, trong đó có 80 ha là hồ vực. Vào động, phải đi thuyền luồn qua hang (như cách vào động Phong Nha, Quảng Bình). Phía trong là nhiều động, nhiều khối đá, có hồ rộng, có cả những động lộ thiên, có cầu được nói là cầu Tiên Bắc. Một ngôi động lớn hơn, được nói là nơi vua Trần đã vào đây ẩn nấp khi đánh quân Nguyên Mông. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nơi đây là công binh xưởng sản xuất vũ khí của quân đội, đồng thời là nơi trú ẩn của nhân dân. Kim Sơn cũng có nhiều bia, có nhiều thơ, văn, đại tự, mỹ tự… đề vịnh được khắc sâu vào vách động.
Kim Sơn có nhiều sản vật: Dưới nước là tôm, cá, ba ba; trên núi là sáo, vẹt. Đặc sản ở đây là củ ấu gai, đầu nhọn như hai cái sừng, ăn bùi và béo. Sau động là một ngọn núi, gọi là núi Mụ Thệu. Huyền thoại kể rằng mụ này nhìn vào vật gì thì vật ấy hóa đá, nhưng đã có phép của sáu nàng tiên ngăn cản những hành động của mụ.
6. Biện Sơn
Biện Sơn còn có tên là Cù lao Biện ở về phía Đông Nam, huyện Tĩnh Gia, giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ trong đất liền trông ra, Biện Sơn giống như một con chiến mã khổng lồ đang nằm ngủ, phía Đông Biện Sơn là biển cả mênh mông, phía Tây là vụng Ngọc và đất liền, phía Nam là hòn Cù, phía Bắc là đảo Mê và nhiều hòn đảo khác, được mệnh danh là Thập bát Mã Sơn và đều có hướng quay nhìn về Biện Sơn. Dân gian có câu:
“Bung, Mê, Sổ, Sập tứ bề
Hòn Vàng choi chói, chầu về Biện Sơn”.
Địa thế Biện Sơn có nhiều ngọn núi cao thấp, nhấp nhô như làn sóng biển. Nhiều hòn đá, hang đá trên đảo tạo nên những hình tượng tuyệt mỹ. Đứng trên đỉnh cao của Cù lao Biện nhìn bốn phía mênh mông biển cả, sóng vỗ dập dờn, nhấp nhô, xanh biếc. Xưa kia nơi đây cây cối um tùm, rợp bóng quanh năm, được mệnh danh là hòn đảo xanh, hòn ngọc của bờ biển miền Trung.
Biện Sơn có vụng Ngọc, nơi tàu thuyền ra vào, nghỉ lại an toàn, không sợ bão to sóng lớn, có giếng Rửa Ngọc (Tẩy Ngọc), có giếng nước ngon trong mát, người đi biển thường ghé tới lấy nước pha trà, có sự tích An Dương Vương, Mỵ Châu, Trọng Thủy cùng nhiều kỷ niệm lịch sử và huyền thoại.
Biển Biện Sơn bốn mùa tôm, cá và hải sản quý. Đặc biệt có yến sào, ngọc trai, sò huyết… Khí hậu Biện Sơn mùa hè dịu mát, không khí trong lành, đã có con đê lớn nối với đất liền. Biện Sơn đang cùng với đảo Mê và các đảo lân cận hình thành cụm du lịch sinh thái biển lý thú trong khu công nghiệp Nghi Sơn.
Biện Sơn xưa và nay vẫn là thắng cảnh đẹp như dân gian hằng ca ngợi:
“Biện Sơn biển bạc, rừng vàng
Ai đi đến đó, lãng quên đường về”
7. Núi Nhồi – Núi Vọng Phu
Núi Nhồi – Núi Vọng Phu
Núi Nhồi cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 3km về phía Tây, thuộc địa phận hai xã Đông Hưng và Đông Tân (ngày nay thuộc địa phận thành phố Thanh Hóa). Bao quanh núi Nhồi gồm các núi quần tụ liền nhau, đó là núi Đống (phía Tây), núi Chân Thần (phía Tây Nam), núi Nấp (Quảng Náp phía Nam), núi Chồng Mâm (núi Đình Thượng – phía Bắc). Dưới chân núi là dòng Hương Giang lượn quanh làng xóm đông đúc rồi thông ra sông Mã, tạo nên cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình. Xưa kia dưới chân núi Đống, đã từng diễn ra cảnh trên bến dưới thuyền, tấp nập kẻ mua người bán các sản phẩm chế tác từ đá núi Nhồi. Đá núi Nhồi đã đi muôn nơi, có mặt ở hầu khắp các công trình kiến trúc, lăng tẩm, đền đài, bia ký, tượng đá… Những bàn tay tài hoa của người thợ đục đá làng Nhồi đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật bằng đá tuyệt mỹ và vô giá. Chất đá ở đây nổi tiếng là quí hiếm, không nơi nào có được. Đó là sản vật quý của mọi người, sắc đá ống ánh như ngọc lan, chất xanh biếc như khói nhạt, tiếng đá vang trong, nổi tiếng tận Trung Hoa. Thời Bắc thuộc, các Thái thú lấy đá núi Nhồi làm khánh chở về Trung Quốc, khánh đá núi Nhồi kêu ngân vang như tiếng chuông.
Núi Nhồi còn có tên là núi Khế, núi An Hoạch, Nhuệ Sơn, núi Vọng Phu. Từ xa, ta có thể nhìn thấy trên đỉnh núi Nhồi nổi bật trên nền trời một trụ đá hình người phụ nữ bế con hướng nhìn ra phía biển Đông xa xôi, nên đặt tên là “Đá Vọng Phu” (Vọng Phu Thạch – Đá trông chồng). Trải bao gió bụi của thời gian, hình ảnh đó vẫn cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nhiều văn nhân, thi sĩ đã dừng chân, đề thơ, tiêu biểu là bài thơ của Đại thi hào Nguyễn Du:
“Đá chăng? Người đó? Chi đây?
Một mình trên ngọn núi này ngàn năm
Bạn đời không chút mộng rằng
Điều trinh giữ vẹn tấm thân muôn đời
Mưa thu lệ cũng tuôn rơi
Dấu rêu lấp triện, phi lời văn chương
Núi đồi lớp lớp khói sương
Để riêng bạn gái luân thường nêu cao”
Và trong dân gian Thanh Hóa còn lưu truyền câu thơ:
“Vọng Phu trẻ mãi không già
Thủy chung đứng đó biết là chờ ai?”
Dưới chân núi Vọng Phu và các núi chung quanh là quần thể di tích lịch sử văn hóa phong phú. Đó là: Chùa Hinh Sơn (Hinh Sơn Tự, còn có tên là Chùa Hang dưới chân núi Vọng Phu), chùa Tiên Sơn (phía Đông núi Khế), Đình Thượng (trên sườn núi Chồng Mâm, thờ thần núi), chùa Báo Ân (Đông Hưng) xây dựng khoảng năm 1099 – 1100, chùa Quan Thánh (Đông Hưng), lăng Quận Mãn (Mãn Quận Công, làng Nhuệ) hiện còn bia đá, cặp hổ phục, rồng chầu, cặp ngựa đá, hai cặp tượng đá (dũng lực sĩ, cường lực sĩ, tráng lực sĩ, đinh lực sĩ). Đây được coi là công trình kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đá độc đáo ở Thanh Hóa thế kỷ XVIII.
8. Cửa Hà
Thắng tích Cửa Hà
Đền Cửa Hà được xây dựng từ thế kỷ XV, thờ các anh hùng liệt nữ có công giữ gìn vùng đất này, cũng là để thờ thần sông, thần núi, thờ các nghĩa sĩ trận vong Lam Sơn và thờ Mẫu (năm 2002 đền bị núi đá sụt lở nhấn chìm dưới lòng sông Mã). Trên vách đá dựng đứng ở độ cao 5m ngay sau mái đền, ta dễ nhìn thấy những vần thơ tuyệt tác Bích Mai Nhai ca ngợi phong cảnh cửa Hà với tất cả nỗi niềm xao xuyến:
Phiên âm:
Sơn nguy nguy hề thủy thanh thanh
Bất kiến nhân hề khước hữu tình
Đắc ý hoảng nghi du bích lạc
Dương tiên hỗn tự bộ vân trình
Không Không thiên lại tiêu thiều vận
Hác lịch tuyền lưu gác thược thanh
Tá vấn đăng lâm du thiển khách
Ngô châu hà xứ thị bồng doanh
Tạm dịch:
Núi cao vời vợi nước trong xanh
Cảnh cũ người nay thật hữu tình
Những tưởng du chơi vườn bích ngọc
Vung roi vó ngựa chốn mây xanh
Vẳng vẳng nhạc thiều êm sáo trúc
Rì rầm suối ngọc khúc liên thanh
Du lãm chốn này bao du khách
Bồng lai tiên giới cảnh đâu bằng
9. Suối cá Cẩm Lương
Suối cá thần Cẩm Lương
Cẩm Lương là một xã miền núi, nằm trong thung lũng của dãy núi đá vôi Bồ Um, cạnh sông Mã. Cư dân ở đây chủ yếu là người Mường. Khí hậu quanh năm ôn hoà, mát mẻ (nhiệt độ trung bình 20 – 22oC).
Suối cá Cẩm Lương (hay còn gọi là Vó cá Cẩm Lương, hang cá Cẩm Lương) nằm trong địa phận làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, cách huyện lỵ Cẩm Thuỷ 10 km về phía Tây – Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 80 km về phía Tây.
Theo dân làng Ngọc kể lại thì hang cá ở đây có từ xa xưa. Có nhiều truyền thuyết nói về sự xuất hiện của đàn cá, nhưng hầu như đều chung một quan niệm đó là những thần linh của núi, sông đang ngày đêm bảo vệ cuộc sống yên vui của bản làng. Vì vậy đàn cá được dân bản địa phong là Cá Thần, mọi người không dám đánh bắt ăn thịt. Và cứ thế, cùng với thời gian, đàn cá ngày càng sinh sôi, nảy nở.
Suối Ngọc chảy ra từ một hang lớn của núi Bồ Um. Cửa hang rất nhỏ, chỉ một người chui lọt, lòng hang rất rộng và nước sâu. Đàn cá sống trong hang, có tới hàng ngàn con. Những con cá Chúa nặng khoảng 20 đến 30 kg, mang có vòng đỏ, ánh vàng tựa như đeo khuyên bằng vàng. Ngày thường cá Chúa không ra khỏi hang, mà chỉ vào mùa lũ, nước to, chúng mới ra khỏi hang, nhưng cũng rất ít người trông thấy. Suối Ngọc không dài lắm, từ cửa hang ra tới khu vực đền Ngọc khoảng 150m, chỗ rộng nhất khoảng 6m, chỗ nước sâu nhất độ 1m. Đàn cá hàng ngàn con nặng từ 2 đến 8kg quanh quẩn ở đoạn suối này rồi vào hang, không bao giờ ra khỏi dòng suối, mặc dù phía ngoài là một cánh đồng rộng.
Nước suối Ngọc bao giờ cũng trong vắt, cả mùa mưa lẫn mùa khô. Dưới dòng suối là một lớp đá cuội óng ánh dưới ánh mặt trời như những viên ngọc càng tạo ra vẻ đẹp kỳ diệu khi đàn cá bơi lội qua.
Dân bản Ngọc hàng ngày thường ra suối tắm giặt, rửa rau, vo gạo, đàn cá không sợ người mà rất thân thiện, quây quần quấn quýt quanh người.
Bên cạnh suối có đền Ngọc, thờ Tứ phủ Long Vương. Đền còn đơn sơ, nhưng là nơi ngày rằm, mùng một nhân dân quanh vùng đến thắp hương tế lễ, cầu thần Tứ phủ Long Vương phù hộ cho sức khoẻ và công việc làm ăn của con người.
Phía trên suối Ngọc là dãy núi Trường Sinh, có một động lớn người ta còn gọi là động cây đăng (trước đây có một cây đăng cổ thụ trước cửa động, nhưng nay không còn nữa). Vị trí của động cao khoảng 70 m so với khu vực suối Ngọc. Cửa động rộng từ 5 – 8 m, cao khoảng 7 m nên rất dễ ra vào. Trong động có nhiều nhũ đá với những cảnh tượng như đôi trai gái đang đứng ôm nhau, người con gái có suối tóc dài tận gót, tượng mẫu tử, bầu sữa, kho lúa, kho vàng… trông rất đẹp mắt và nên thơ.
Suối cá và những hang động ở làng Ngọc – Cẩm Lương là một địa danh phong cảnh hữu tình, với những truyền thuyết huyền bí về đàn Cá Thần, đúng là một danh thắng nổi tiếng của quê hương Thanh Hoá cần được tôn tạo và bảo vệ.
10. Ngàn Nưa
Thắng tích Ngàn Nưa
Thuộc địa phận ba huyện Như Thanh, Nông Cống, Triệu Sơn. Trước kia nơi đây từng là cả một rừng nứa bạt ngàn, có nhiều gỗ quý và động vật quý hiếm. Đã có câu phương ngôn: “Vật rừng Nưa, dưa chợ Bạng”. Lại có nhiều suối đẹp, lắm cá, đặc biệt là cá “mầm mầm rễ chuối”. Cách đánh cá cũng lạ: lấy lá ngơn hoặc khô dầu vò nhỏ, thả xuống suối, cá say nổi lên, vớt bỏ vào nồi nấu chín ăn ngay.
Từ xưa, Ngàn Nưa được xem là một vùng gắn với những huyền thoại và giai thoại. Sách Lịch triều hiến chương, sách Truyền kỳ mạn lục đều nhắc đến người tiều phu núi Na. Dân gian thì truyền tụng về ông Tu Nưa, vị thần tạo ra núi Quảy, sông Cày. Có thuyết nói Ngàn Nưa là nơi Bà Triệu dấy binh. Nơi đây, Tống Duy Tân đã đặt cứ điểm chống Pháp, và Nguyễn Thượng Hiền cũng về ở ẩn.
11. Vườn cò Tiến Nông
Vườn cò Tiến Nông
Từ thành phố Thanh Hoá dọc theo Quốc lộ 47, qua cầu Thiều rẽ trái và xuôi theo đê sông Hoàng Giang là đường rải cấp phối gần 3km, vườn cò Tiến Nông sẽ hiện ra trước mắt chúng ta. Vườn cò là một gò đất cao và rộng có nhiều bụi tre gai, nằm giữa cánh đồng trũng. Vào mùa mưa vườn cò nằm giữa hồ nước rộng, nên làng Nga còn có tên là “Làng cò hồ Nga” – xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn. Vào buổi chiều khi cò đi kiếm ăn về thì đó là một vườn tre xanh biếc, cò trắng đậu trên ngọn tre trông như một tấm thảm trắng phủ lên trên.
Theo như lời kể của những người cao tuổi ở xã Tiến Nông thì vườn cò đã có từ cách đây hơn 100 năm.
Vườn cò Tiến Nông có diện tích 3,5 ha, trong đó có 2 ha mặt nước hồ bao quanh và 1,5 ha đất trồng gần 200 bụi tre cao từ 3-10 m, là nơi cư trú và làm tổ của các loài chim. Theo nghiên cứu gần đây, vườn cò Tiến Nông có 6 bộ, 10 họ với 17 loài, trong đó có Bộ Hạc (Cinomiiformes) gồm 6 loài, chiếm số lượng lớn của vườn cò. Trong đó nhiều nhất là cò trắng (cò ngàng lớn – camerodius avous; cò ngàng nhỏ – Mesnophoyx intermedia); cò bợ (Ardeola bacchus), có tháng cả cò trắng và cò bợ tới 3.500 con. Ngoài ra còn có Cuốc chân đỏ (Amamonis akool); cuốc ngực trắng (A.phoenicurus); Rẽ giun lớn (gallinogo nemoricola); Rẽ giun nhỏ (Lymnocryptes minimus); Sẻ quạt họng trắng (Rhipidura albicollis)…
Đa số các loài cò ở đây đều thuộc loài định cư, có yêu cầu sinh thái phức tạp, hoạt động quanh năm, hàng ngày kiếm ăn từ 5 giờ đến 17 – 18 giờ, phạm vi từ 1 – 10 km. Tuỳ từng loài mà vị trí kiếm ăn và thức ăn của chúng khác nhau: Cò bợ chỉ quanh bờ ruộng, bờ ao hay ở những hồ nước cạn, nó có thể đứng rình mồi hàng giờ hoặc dò dẫm dọc theo bờ nước để bắt tôm, tép, cá con. Khi cò bợ đứng ta thấy cò có đầu và cổ màu vằn đỏ, lưng nâu, khi cò bợ bay lên hoặc bay là là trên mặt ruộng ta thấy cánh và đuôi có màu trắng.
Cò trắng thường kiếm ăn ở các ruộng lúa nước, thức ăn là tôm, tép, cá con và các loài ếch nhái nhỏ…
Mùa sinh sản của các loài cò thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, trong thời gian sinh sản cò có bộ lông đẹp và rực rỡ, cò trắng có bộ “áo cưới” kỳ lạ, khi đó bộ lông trắng và có thêm những lông dài ở đầu, ngực và vai, các lông này là các sợi lông nhỏ, không móc vào nhau, khi cò đậu chúng rủ xuống như tấm mành thưa, còn khi bay trên bầu trời thì các lông đó bay như những dải lụa trắng.
Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có 850 loài chim, một số loài chim có số lượng lớn hầu hết đều nằm ở các tỉnh phía Nam. Ở phía Bắc Việt Nam những sân chim như vườn cò Tiến Nông là vô cùng quí hiếm. Sự hiện diện của vườn cò Tiến Nông là một trong những nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá cần được bảo vệ và xây dựng thành nơi tham quan, học tập cho học sinh, sinh viên và phát triển thành điểm du lịch sinh thái ở Thanh Hoá.
12. Vườn Quốc gia Bến En
Vườn Quốc gia Bến En
Vườn Quốc gia Bến En nằm trong địa giới hành chính các xã: Xuân Bái, Bình Lương, Xuân Bình, Hóa Quỳ thuộc địa bàn hai huyện Như Xuân và Như Thanh, cách thành phố Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam. Đây là một cảnh quan thiên nhiên, được xếp vào loại đẹp nhất trong 10 vườn quốc gia của cả nước. Vườn có tổng diện tích 16.634 ha, gồm 18 tiểu khu và dãy núi đá vôi Hải Vân; vườn có khu vực núi thấp; khu vực đồi gò có 121 hòn đảo nhỏ; hai con sông: sông Mực, sông Chàng và bốn con suối: Hàn Vị, Thổ, Cốc, Tạm. Hồ sông Mực có trên 40 loài thủy sản, nổi tiếng là cá mè. Hồ dưới có nhiều đảo đá vôi, cho ta cảm giác như đến với một vịnh Hạ Long thu nhỏ.
Rừng Bến En là rừng thứ sinh với nhiều kiểu rừng kín khác nhau, các nhà chuyên môn phân biệt thành nhiều kiểu. Hệ thực vật có 462 loài, 125 bộ. Đáng chú ý là lim xanh và các loại lim vẹt, lát hoa, dổi, sến mật, chò chỉ, bù hương, vàng tâm. Ưu thế là lim xanh, săng lẻ, đặc trưng của hai luồng thực vật miền Bắc, miền Nam. Còn nhiều cây nguyên liệu (song, mây) cây cho dầu, cây làm thuốc, hoa phong lan.
Động vật rừng Bến En cũng đa dạng: côn trùng có 132 họ, 31 giống và 300 loài. Có 62 loài thú: có 19 loài được liệt vào sách đỏ Việt Nam. Có cả hổ, voi châu Á, vượn bạc má, gấu chó, khỉ là những loại liệt vào hạng đang bị đe doạ tuyệt chủng. Chim có 162 loài, 114 giống, 44 họ, 18 bộ. Có loài Myđeria Leucocephala là loại quý hiếm cấp độ quốc gia. Đã ghi nhận được 88 loài bướm của 10 họ, trong đó:
– Loài Ypthima là chưa được biết tới ở Việt Nam.
– 4 loài được coi là cống hiến mới: Meganoton (rufescens), Anbuly Clavata, Clanistitan, Smenrin thulus qua draiphunctatus.
Lưỡng cư và bò sát cũng đa dạng. Đã ghi nhận được loài Bufogabatus là loại hiếm trong sách đỏ Việt Nam.
Vườn quốc gia Bến En là một vườn quý hiếm, tiềm năng đa dạng và phong phú về sinh học và phong cảnh, sẽ giúp nhiều cho các loại hình du lịch và cho việc nghiên cứu thiên nhiên Thanh Hóa.
II. DI TÍCH LỊCH SỬ
1. Lăng và đền Bà Triệu
Đền Bà Triệu
Đền thờ Bà Triệu ở làng Bồ Điền, nay là xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc, sát đường Quốc lộ 1A, cách thành phố Thanh Hóa 17 km về phía Bắc. Đền tựa lưng vào núi Gai. Nhìn sang bên là Lăng, dựng trên núi Tùng, gồm Mộ và Tháp. Cảnh trí ở đây rất phong quang xinh đẹp, xứng đáng với vị nữ anh hùng. Hội đền Bà Triệu hàng năm mở vào mùa xuân và là lễ hội lớn ở Thanh Hóa.
2. Đền thờ Lê Hoàn
Đền thờ Lê Hoàn
Đền ở thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Khu vực đền thờ có tổng diện tích gần 4 ha. Đền rất rộng: 13 gian, có sân rồng, các nhà tiền đường, trung đường và hậu cung. Đặc biệt còn giữ được nhiều hiện vật:
– Trống đồng
– Đỉnh đồng
– Bình hương đồng màu đen, có khắc chữ: Thiên cổ
– Những chiếc bình bằng sứ
– Năm chiếc chén bạc, ống đựng đũa
– Một cái đĩa đá tương truyền là của vua Tống tặng Lê Hoàn, có dòng chữ Hán:
Giang Nam nhất phiến tuyết
Trác khí vạn niên trân.
(Một phiến đá trắng ở Giang Nam, mài gọt nên vật quý vạn năm).
– Một bức họa chân dung Lê Đại Hành, tương truyền do thợ Trung Quốc vẽ.
– Còn 14 đạo sắc phong của các đời vua từ 1674 đến 1887.
Câu đối ở đền thờ còn nhiều. Đáng chú ý là câu đã được ghi chép trong sử sách, nhắc chuyện bà mẹ vua là bà Đặng Thị nằm mộng thấy hoa sen, sinh ra vua và chuyện bà Dương Thái Hậu khoác áo hoàng bào cho vua. Câu đối viết:
Liên hoa kết thực vương đồ triệu
Long cổn thùy quang đế vị tôn
(Mộng kết hoa sen điềm dựng nước
Hoàng bào ánh tỏa xứng ngôi vua).
Đền Lê Hoàn còn có tấm bia do Hoàng giáp Nguyễn Thực soạn năm 1626 và tấm bia nhỏ hơn nhưng lại dựng trước (1601) do Phùng Khắc Khoan soạn. Gần đền Lê Hoàn, còn có đền thờ bà mẹ của ông. Lễ hội ở đền tổ chức vào các ngày 7, 8 tháng 3 âm lịch, vào loại lễ hội lớn trong vùng.
3. Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ
Thành còn có tên là Tây Giai – Tây Đô, trong địa phận núi Yên Tôn, thuộc hai xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc. Thành xây năm 1397. Từ cửa Bắc đến cửa Nam dài 870,5m; từ cửa Đông đến cửa Tây dài 883,5m. Chu vi 3.508m. Diện tích 769.086,75 m2. Mặt ngoài thành được ghép đá khối, trong đắp đất… Phần lớn các khối đá có kích thước 1,4m x 0,7m, có vài khối dài tới 4m, cao 1,2m. Thành có 4 cửa lớn, đều xây cổng vòm bằng đá khối. Lớn nhất là cửa Tiền (cửa Nam) rộng 38m, cao hơn 10m có ba vòm cổng cuốn. Vòm cửa chính giữa cao 5,75m, rộng 5,82m, hai vòm hai bên cao 5,35m, rộng 5,15m.
Sử chép thời gian dựng thành chỉ có 3 tháng, ai cũng phải kinh ngạc. Vì sao vào khoảng cuối thế kỷ XIV, có thể xây dựng một công trình to lớn hoành tráng với thời gian ngắn như vậy mà bằng kỹ thuật thủ công. Các việc vận chuyển đá, chồng đá.v.v…, đến nay vẫn còn được trao đổi. Nhà nghiên cứu người Pháp là Bezacien nhận định đây là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam.
Chung quanh thành nhà Hồ, còn có những vị trí gắn liền với những sự kiện lịch sử văn hóa: núi Đốn Sơn, làng Phương Giai v.v…, còn lưu truyền khá nhiều giai thoại.
4. Khu Lam Sơn – Lam Kinh
Khu Di tích Lam Kinh
Lam Sơn thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, quê hương của Lê Lợi, của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. Rất nhiều cảnh quan thiên nhiên ở đây gắn liền với giai thoại, các sự tích về khởi nghĩa Lam Sơn và Lê Lợi: núi Dầu, núi Mục, sông Sũ (tức Lương Giang). Làng quê Lê Lợi là làng Cham (quê nội), làng Chủa (quê ngoại). Dưới chân núi Mục có bia và đền thờ Lê Lợi.
Khi kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lam Sơn được xây dựng thành Lam Kinh. Điện Lam Kinh được xây dựng từ 1433. Lam Kinh có nhiều bia mộ của các vua Lê, tiêu biểu nhất là bia Vĩnh Lăng (văn bia do Nguyễn Trãi viết) cũng dựng năm 1433. Ngoài ra có bia Lê Thánh Tông, Hiến Tông, Túc Tông, bia bà Ngô Thị Ngọc Dao v.v… Tất cả đều là những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ. Hiện nay đang được trùng tu, tôn tạo thành khu văn hóa, du lịch rộng tới 148 ha (theo quy hoạch mới).
5. Khu Ba Đình
Thuộc địa phận xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, cách huyện lỵ 4 km. Gọi là Ba Đình, vì gồm ba làng: Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh. Ba Đình được bao quanh mấy con sông: sông Hoạt, sông Chính Đại, sông Lèn, sông Báo Văn. Đây là một căn cứ của nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, cầm cự với quân Pháp thời kỳ 1887 – 1888. Công sự được xây dựng kiên cố, chiến lũy vững vàng. Đây là di tích tiêu biểu cho phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX.
III. DI TÍCH CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN
1. Chiến khu Ngọc Trạo
Chiến khu Ngọc Trạo
Chiến khu và đội du kích Ngọc Trạo được thành lập ngày 19 – 9 – 1941 tại làng Ngọc Trạo, tổng Trạc Nhật, nay là xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành. Đây là căn cứ địa, là lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của Thanh Hóa. Ngay khi mới thành lập, ảnh hưởng của chiến khu và đội du kích đã mau chóng lan ra. Số đội viên du kích khi mới thành lập có 21 người, đến cuối tháng 9 – 1941 quân số đã lên tới trên 40 đội viên rồi lên 80 người. Tháng 10 -1941 bị địch khủng bố, đội chuyển về căn cứ Cẩm Bào (Vĩnh Long, Vĩnh Lộc) và sau đó phân tán đi các nơi hoạt động. Đồng chí Nguyễn Văn Hinh (chỉ huy) và nhiều chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh.
2. Hàm Rồng
Cây cầu Hàm Rồng bất tử
Khu vực Hàm Rồng và cầu Hàm Rồng, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa là di tích lịch sử thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Di tích này đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Tại đây, quân và dân Thanh Hóa đã bắn rơi trên 100 máy bay các loại của đế quốc Mỹ. Nhiều người nước ngoài đã đánh giá: “cầu Hàm Rồng là một tượng trưng trước toàn thế giới về sự thất bại của chính sách hiếu chiến của đế quốc Mỹ”.
Nơi đây hiện còn lại nhiều di tích: sườn núi Cảnh Tiên được quân dân lấy đá xếp thành chữ Quyết Thắng. Nhiều tấm gương chiến đấu đã xuất hiện: anh hùng Ngô Thị Tuyển, và nhiều đơn vị anh hùng khác. Tính đến 1972, có tới 106 máy bay Mỹ, cả B52 bị bắn rơi, nhiều đơn vị được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng, được Bác Hồ nhiều lần gửi thư khen.
3. Những nơi Bác Hồ về thăm
Bức chân dung và bút tích Bác Hồ tặng Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc Thanh Hóa nhân dịp người về thăm và làm việc
tại Thanh Hóa năm 1961
Từ sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong toàn quốc được Bác Hồ về thăm. Điều đó nói lên vị trí chiến lược và sự quan tâm đặc biệt của Người đối với Thanh Hóa.
Năm 1947: Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu ngày 20 – 2 – 1947.
Sau 2 đêm hành trình tuyệt đối bí mật từ Chùa Một mái vùng núi Thầy, thuộc xã sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), Bác đặt chân đến địa phận tỉnh Thanh Hóa hồi 3 giờ sáng ngày 20 – 2 – 1947 và cũng từ giờ phút ấy Người bắt tay ngay vào làm việc, làm việc ngay trên xe của lãnh đạo tỉnh ra đón Người từ Đò Lèn, xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc.
– Buổi sáng tại Rừng Thông (Đông Sơn), sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Người gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ trong tỉnh. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng và những đức tính cần thiết của người cán bộ trong việc đối xử với bản thân, với đồng chí, với công việc, với nhân dân và với đoàn thể. Cuối cùng Người dành ít phút nói về cuộc kháng chiến chống Pháp đã diễn ra ở thủ đô Hà Nội và nhiều nơi khác trong cả nước.
– Buổi chiều và buổi tối: Tại nhà Bác Cổ ở thị xã Thanh Hóa, nay là hiệu sách nhân dân tiếp giáp Đại lộ Lê Lợi và đường Lê Hoàn, thành phố Thanh Hóa, Người gặp gỡ và nói chuyện với các thân hào, thân sĩ, trí thức, đại biểu các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân, Người góp ý trao đổi những giải pháp với tỉnh nhà về các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… để xây dựng Thanh Hóa trở thành một tỉnh kiểu mẫu.
Năm 1957: Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ hai ngày 13, 14 – 6 – 1957
Ngày 13-6-1957:
Người đến cơ quan Tỉnh ủy và có các cuộc tiếp xúc với đại biểu quân, dân chính đảng, thăm nhà trẻ cơ quan Tỉnh ủy.
Nói chuyện với hơn 4.000 đại biểu cán bộ và các tầng lớp nhân dân, đại biểu phụ lão, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, phụ nữ, thanh niên, cán bộ miền Nam tập kết, thương binh, bệnh binh, học sinh, đại biểu các dân tộc, tôn giáo, gia đình liệt sĩ, chiến sĩ thi đua, đồng bào công thương, các cháu nhi đồng và đại biểu Hoa Kiều.
Ngày 14 – 6 – 1957:
Tại trường Nhi đồng miền Nam ở Thanh Hóa, Người hỏi thăm tình hình sinh hoạt và hoạt động của các cháu, nhắc nhở cán bộ và nhân viên khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Người chia kẹo cho các cháu trước khi tạm biệt.
Năm 1960: Bác Hồ đi nghỉ tại Sầm Sơn, thăm Thanh Hóa lần thứ ba ngày 17, 18, 19 – 7 – 1960
Ngày 17 – 7 – 1960:
– Buổi sáng: Người tới Sầm Sơn và lên thẳng Miếu Cô Tiên (nay là Đền Cô Tiên) nghe Trưởng đồn Công an thị trấn (nay là thị xã) báo cáo tình hình và nghỉ trưa tại đó.
– Buổi chiều: Người làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, thăm hỏi tình hình đời sống nhân dân và cách làm kinh tế để khắc phục tình trạng đói nghèo ở Thanh Hóa.
– Buổi tối: Người nghỉ tại Miếu (nay là Đền) Cô Tiên.
Ngày 18 – 7 – 1960:
– Buổi sáng: Người gặp mặt, nói chuyện và kéo lưới với ngư dân xóm Vĩnh Sơn, phường Trường Sơn, thăm một gia đình ngư dân sống cạnh bãi biển Sầm Sơn, chụp ảnh chung với cháu bé trong gia đình.
– Buổi chiều: Người thăm nhà nghỉ của Tổng Công đoàn thăm Trại nuôi dưỡng thương binh, Trại an dưỡng của các cụ người miền Nam và đơn vị bộ đội bảo vệ bờ biển (Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 57).
– Buổi tối: Người cùng bộ đội và nhân dân xem phim rồi về nghỉ tại Miếu (nay là Đền) Cô Tiên.
Ngày 19 – 7 – 1960:
Người đến thăm và phát biểu tại Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ VI.
Năm 1961: Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ tư ngày 11, 12 – 12 – 1961
Ngày 11 – 12 – 1961:
Tại sân vận động tỉnh, Người nói chuyện với hơn ba vạn đại biểu các tầng lớp nhân dân các dân tộc, tôn giáo… và với niềm xúc động, Người bắt nhịp và cùng mọi người hát bài ca “Kết đoàn”.
Cùng ngày, Người đến thăm hợp tác xã Yên Trường, huyện Yên Định.
Ngày 12 – 12 – 1961:
Người đến thăm Nhà máy Cơ khí, thăm và nói chuyện với cán bộ, xã viên hợp tác xã Thành Công thị xã (nay là thành phố) Thanh Hóa.
IV. CHÙA – ĐỀN MIẾU – NHÀ THỜ
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nhiều chùa, đền miếu, nhà thờ. Những công trình này đều có giá trị lớn trong quá trình nghiên cứu lịch sử, kinh tế – xã hội và tìm hiểu giá trị nghệ thuật kiến trúc; đồng thời cũng là những chứng tích về mặt tín ngưỡng tâm linh. Có những vùng đất văn vật, hoặc những làng quê mà vấn đề phong tục tập quán đặt ra những chuyên đề khai thác dồi dào ý nghĩa. Rồi những sáng tạo nghệ thuật văn chương của các nhà trí thức, các nghệ nhân có thể giúp vào vấn đề tìm tòi bản sắc dân tộc, bản sắc quê hương.
1. Chùa
* THÀNH PHỐ THANH HÓA
– Chùa Thanh Hà (phường Trường Thi)
– Chùa Vân (làng Đông Tác): Còn nhiều pho tượng có từ thế kỷ XVI, XVII.
– Chùa Hội Quản, còn gọi là chùa Phật Học – Hội quán Hoa Kiều, phường Ba Đình.
– Chùa Chanh – Hương Quang Tự (làng Hương Bào, phường Nam Ngạn).
– Chùa Tăng Phúc (xã Đông Cương).
– Chùa Mật Đa – Mật Đa Tự (phường Nam Ngạn) được xây dựng từ đời Trần Thái Tông. Thần tích của làng cho biết chùa này do tổ phụ của Chu Văn Lương làm để tọa tĩnh, dạy học và chữa bệnh.
Chùa được xây tường kiên cố bao toàn khu vực. Kiến trúc rất quy mô:
+ Gian bên phải thờ thần ANa (?) có tượng hầu mặt xanh mắt lồi.
+ Gian bên trái có tượng Đức Ông (?) và tượng Nam tào, Bắc đẩu.
+ Hậu cung có 5 bệ:
– Bệ thờ Phật tam thế.
- Bệ thờ Quan thế âm bồ tát và tượng Đại thế chí. Bức đại tự:
“Mật đa tự” đặt ở bệ này.
– Bệ thờ Thiên phủ Thiên mãn và Kim đồng Ngọc nữ.
– Bệ thờ Thích Ca mầu ni và 2 tượng Địa tang ngồi.
+ Tiền đường rộng đến 5 gian.
– Chùa Đại Bi, còn gọi là chùa Mật (làng Mật Sơn, phường Đông Vệ). Tượng Lê Thần Tông và 5 bà phi (có bà phi là người nước ngoài) đã được đưa về đền Lê nay gọi là Thái miếu (Bố Vệ- Cầu Bố).
– Chùa Thiên Tiên Linh Từ (phường Điện Biên)
– Chùa Đèo Viên (Chùa Hội Đồng), Chùa Thanh Lâm phường Ba Đình (hai chùa này nay không còn).
* THỊ XÃ BỈM SƠN
– Chùa Trạch Lâm (phường Quang Trung), do công chúa Ngọc Tú đời Nguyễn dựng. Sau Tổng đốc Thanh Hóa là Tôn Thất Tĩnh sửa lại. Bia cũ bị rêu mờ không rõ năm tháng chỉ còn di tượng Ngọc Tú.
* HUYỆN CẨM THỦY
– Chùa trên núi Diệu Sơn, nơi có động khắc thơ của Trịnh Sâm. Dân gọi là chùa Mầu.
– Chùa Trặng (Ngọc Châu tự) thuộc xã Cẩm Sơn, được lập từ đời Hậu Lê, nay đang còn thờ tự.
* HUYỆN ĐÔNG SƠN
– Chùa Báo Ân gần núi An Hoạch (xã Đông Tân), xây dựng khoảng 1099 – 1100. Có văn bia về Lý Thường Kiệt, và nguồn đá quí ở núi Nhồi.
* HUYỆN HÀ TRUNG
– Chùa Kim Âu, cách chùa Hoa Long khoảng 5km là nơi vua Trần Dụ Tông đã đến tu. Lê Thánh Tông có đề thơ. Sau này Hồ Quí Ly cho xây dựng thành Ly Cung.
– Chùa Nguyên Hải, do Nguyễn Hòa dựng (thế kỷ XVII).
– Chùa Long Cảm (xã Hà Phong), xây dựng từ thời Lý.
– Chùa Đan Phúc (xã Hà Bình).
– Chùa Linh Xứng, do Lý Thường Kiệt xây dưới chân núi Ngưỡng Sơn (xã Hà Ngọc). Chùa có tháp Chiêu Ân 9 tầng. Có văn bia ghi công trạng của Lý Thường Kiệt.
* HUYỆN HẬU LỘC
– Chùa Sùng Nghiêm, chính tên là Sùng Nghiêm Diên Thánh, ở thôn Duy Tinh (xã Văn Lộc) nên cũng gọi là chùa Duy Tinh, xây dựng thời Lý. Chùa có văn bia nổi tiếng, có cảnh quan đẹp, có hồ bán nguyệt, vườn hoa, ao sen. Có nhiều pho tượng rất cổ kính trong đó có 3 vị Tam thế cao to ngồi bỏ tay xuôi với tư thế khác nhau, 3 vị tượng trưng cho quá khứ – hiện tại – vị lai. Đặc biệt 3 pho tượng này được đặt trên tòa sen, 3 bệ đá hình bát giác 5 bậc nhỏ dần từ dưới lên trên, bậc cuối cùng có hình hoa vân sóng nước, trên nữa có hổ phù, bệ đá cao liền một khối trạm trổ công phu. Theo đánh giá của Viện Mỹ thuật thì 3 bệ đá này tương tự như bệ đá chùa Thầy (Hà Tây) nhưng được trạm trổ kỹ lưỡng hơn ở các làn sóng dưới chân, 3 bệ đá thời Lý còn tồn tại đến ngày nay.
* HUYỆN HOẰNG HÓA
– Chùa Gia (chùa Vĩnh Phúc – xã Hoằng Phượng)
– Chùa Thiên Nhiên (chùa Nhờn – xã Hoằng Lộc).
– Chùa Cổ Hoằng (xã Hoằng Yến)
– Chùa Hối Long (xã Hoằng Thanh)
– Chùa Hoàng Môn (xã Hoằng Đạt)
– Chùa Thiên Vương (xã Hoằng Đạo)
– Chùa Giáp Hoa (xã Hoằng Long)
– Nghè Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang), kiến trúc cổ thời Mạc.
– Nghè An Phú (xã Hoằng Hợp)
* HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
– Chùa Hưng Phúc (xã Quảng Hùng), có bia gọi là Hưng Phúc tự bi minh, ghi lại cuộc chống giặc Nguyên của Hương Yên Duyên (tên cũ của xã Quảng Hùng). Tấm bia này rất có giá trị về lịch sử.
– Chùa Mậu Xương (xã Quảng Lưu) có An Đông phật tổ Trần Ngọc Lành.
– Chùa Mun – Vạn Linh tự (xã Quảng Văn).
* HUYỆN THIỆU HÓA
– Chùa Hương Nghiêm, ở giáp Bối Lý (xã Thiệu Trung), là ngôi chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê. Có văn bia Càn Ni Hương Nghiêm tự bi minh khắc năm Thiên phù duệ vũ thứ 15 (1124).
– Chùa Thái Bình, trên núi Bằng Trình (xã Thiệu Hợp). Chúa Trịnh Sâm có làm thơ về chùa này, nhưng nay không còn dấu tích.
– Chùa Đại Hùng, còn gọi là chùa Vồm, ở chân núi Bàn A Sơn, làng Đại Khánh (xã Thiệu Khánh). Chùa Vồm lấy tên một nhân vật huyền thoại, đánh nhau với ông Bưng bị thua, trốn vào bụi, bị ông Bưng búng chết, hóa thành núi Vồm.
Chùa có tượng Phật A Di Đà, cao 6m. Hội chùa Vồm mở từ mồng 10 đến 15 tháng giêng âm lịch. Trên các vách đá Bàn A Sơn, còn có thơ của Lê Hiến Tông, Bùi Văn Dị ca ngợi cảnh chùa Vồm. Làng Đại Khánh có nghề làm nồi đất, và cũng được xem là đất 19 quận công.
* HUYỆN YÊN ĐỊNH
– Chùa Tràng Lang (xã Định Tiến) nơi thờ Phật và thờ Đào Cam Mộc, người có công đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
* HUYỆN VĨNH LỘC
– Chùa Hoa Long (xã Vĩnh Thịnh). Chùa xây dựng thời Trần. Đặc biệt là chùa có bệ đá tam thế có hoa văn vũ nữ múa dâng hoa. Chỉ ở chùa này mới có nghệ thuật trang trí này trong kiến trúc Phật giáo.
– Chùa Giáng xã Vĩnh Thành.
– Chùa Du Anh, dưới chân núi Xuân Đài, có tượng sư tử đá nổi tiếng. Đây là di tích xây dựng thời Trần còn gọi là chùa Thông.
* HUYỆN QUAN HÓA
– Chùa Bà (Hồi Xuân).
– Đền thờ và bia Lò Khăm Ban (Hồi Xuân).
* HUYỆN NGA SƠN
– Chùa Tiên (xã Nga An)
* HUYỆN TRIỆU SƠN
– Phủ Nưa (xã Tân Ninh).
*HUYỆN THỌ XUÂN
– Chùa Xuân Thiên (xã Xuân Thiên).
– Chùa Tậu (Hồi Tông tự – xã Xuân trường)
2. Đền miếu – nhà thờ
* THÀNH PHỐ THANH HÓA
– Đền Lê Thành (làng Định Hoà) xã Đông Cương.
– Thái Miếu nhà Lê (làng Bố Vệ) phường Đông Vệ.
– Đền Thánh Cả (làng Đông Sơn) phường Hàm Rồng.
– Nhà thờ Thiên chúa giáo (phường Trường Thi).
– Đền Trần Hưng Đạo (làng Phú Cốc).
– Đền Tống Duy Tân (làng Phú Cốc).
– Đền Chu Nguyên Lương (phường Nam Ngạn).
* THỊ XÃ SẦM SƠN
– Đền Cô Tiên
– Đền Độc Cước
– Đền Đệ Tam thờ Hoàng Minh Tự (thành hoàng làng Núi)
– Đền Đệ Nhị, thờ Tô Hiến Thành.
– Đền Bà Triều (tổ sư nghề dệt súc, dệt xăm), làng Triều Dương
– Đền Đô đốc Nguyễn Sĩ Dũng thời Quang Trung (làng Lộc Trung)
– Đền thờ Đề Lĩnh (tổ sư nghề vật), làng Lương Trung
* THỊ XÃ BỈM SƠN
– Đền Sòng: Đền Giếng (thờ Liễu Hạnh).
– Đình làng Cẩm La, thờ Từ Thức (phường Quang Trung)
– Đền thờ Đặng Quang (phường Quang Trung)
* HUYỆN BÁ THƯỚC
– Đền thờ và bia mộ Hà Công Thái (chùa Mèo) xã Điền Lư.
* HUYỆN ĐÔNG SƠN
– Đền Nguyễn Nghi (xã Đông Thanh).
– Đền Nguyễn Khải (xã Đông Thanh).
– Đền Nguyễn Chích (xã Đông Ninh).
– Đền Lê Hy (xã Đông Khê).
– Đền Thiều Thốn (xã Đông Tiến).
– Đền Nguyễn Nhữ Soạn (xã Đông Yên).
– Đền Quốc công Lê Giám (xã Đông Ninh).
– Đền Đàm Lê (xã Đông Lĩnh)
– Đền Trịnh Khắc Phục (xã Đông Ninh)
* HUYỆN HÀ TRUNG
– Đền Lê Phụng Hiểu ở động Chiếu Bạch.
– Khu lăng miếu Triệu Tường (xã Hà Long)
– Đình làng Gia Miêu (xã Hà Long)
– Đền Lý Thường Kiệt (xã Hà Ngọc).
– Ly cung (cung Bảo Thanh) xã Hà Đông.
– Đền Hàn (xã Hà Sơn).
– Đền Đức Tôn (xã Hà Long).
– Đền Cây Thị (có hang Chum vàng – xã Hà Ngọc).
– Đền thờ Lê Thọ Vực (xã Hà Sơn).
– Đình Đồng Bồng (xã Hà Tiến) là đình nổi tiếng ở Hà Trung.
– Đền thờ Trần Hưng Đạo (xã Hà Dương).
* HUYỆN THIỆU HÓA
– Đình Ngô Xá Hạ (xã Thiệu Minh), nơi tập trung Cứu quốc quân kéo về tỉnh lỵ Thanh Hóa ra mắt đồng bào ngày 23 – 8 – 1945, của Uỷ ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa.
– Đền thờ Lê Văn Hưu (xã Thiệu Trưng)
– Đền thờ Đinh Lễ (xã Thiệu Hưng)
– Đền thờ Nguyễn Quán Nho (xã Thiệu Hưng)
– Đền thờ Dương Đình Nghệ (xã Thiệu Dương)
– Đền Trà Đông (xã Thiệu Trung)
* HUYỆN HẬU LỘC
– Đền và lăng Bà Triệu (xã Triệu Lộc).
– Đền Hoa quận công Đỗ Danh Khanh (xã Thuần Lộc).
– Nhà thờ Á trạng Phạm Thanh (xã Hoà Lộc).
– Nhà thờ Phạm Bình (xã Hoà Lộc).
– Đình Lục Trúc (xã Phú Lộc), Đình có kiến trúc cổ và tương đối cơ ngơi. Từ ngôi đình này, Hoàng Bật Đạt đã khởi quân và tế cờ Cần Vương.
* HUYỆN HOẰNG HÓA
– Bảng môn đình (xã Hoằng Lộc).
– Đình Liên Châu và đình Hoàng Chung (xã Hoằng Châu)
– Đình làng Thượng Thôn và đình làng Trụ Thôn (xã Hoằng Lý)
– Đình Đông Khê (xã Hoằng Quỳ)
– Đình Phú Khê (xã Hoằng Phú).
– Đình Phượng Mao (xã Hoằng Phượng)
– Đền Thánh Tến thờ Lê Phụng Hiểu (xã Hoằng Quỳ).
– Đền Lê Phụng Hiểu (xã Hoằng Sơn)
– Đền Triệu Quang Phục (xã Hoằng Trung).
– Đền Tô Hiến Thành (xã Hoằng Phượng)
– Nhà thờ Nguyễn Quỳnh (xã Hoằng Lộc).
– Đền Bà Quốc mẫu (xã Hoằng Xuân)
– Nhà thờ Lương Đắc Bằng (xã Hoằng Phong).
– Đền Hà Lộ (xã Hoằng Tiến).
– Nhà thờ Nguyễn Phan (xã Hoằng Đạt)
– Đền Đồng Cổ (xã Hoằng Minh)
– Nhà thờ Nguyễn Đình Giản (xã Hoằng Quang)
– Đền thờ Cao Lỗ (xã Hoằng Giang)
– Từ đường dòng họ Lê Duy (xã Hoằng Phú)
– Nhà thờ Bùi Khắc Nhất (xã Hoằng Lộc)
– Đình làng Trung Hòa (xã Hoằng Trung)
– Đình làng Xa Vệ (xã Hoằng Trung)
* HUYỆN LANG CHÁNH
– Đền Chèng Khẹt (xã Đồng Lương)
* HUYỆN MƯỜNG LÁT
– Đền Tư Mã ( xã Tén Tần).
* HUYỆN NÔNG CỐNG
– Đền Bà thờ Bà Triệu (xã Tế Thắng)
– Đền Ôi, thờ Trần Khát Chân (xã Tế Thắng)
– Đền Vua Bà, thờ Tam giang Thần mẫu (xã Tế Tân)
– Đền Mối, thờ Trần Khát Chân (xã Trung Thành).
– Nhà thờ Đinh Liệt (xã Trung Chính)
– Nhà thờ Vũ Uy (xã Tân Phúc).
– Nhà thờ Đỗ Bí (xã Minh Nghĩa).
– Đền Tham Xung Tá Quốc (xã Trung Thành)
– Đền Lê Hiểm (xã Tân Phúc)
– Nhà thờ họ Lê Sĩ (xã Hoàng Giang)
– Nhà thờ họ Lê Đình Túc (xã Trung Ý)
– Đền thờ Ngô Xuân Quỳnh (xã Trường Giang)
* HUYỆN NGA SƠN
– Đền vua Hùng thứ 11 (xã Nga Thắng).
– Đền Mai An Tiêm (xã Nga An).
– Đền Lê Thị Hoa (xã Nga Thiện).
– Đền Trịnh Minh (xã Nga Thiện).
– Đền Từ Thức (xã Nga Thiện).
– Đền thờ Áp lãng chân nhân (xã Nga Giáp).
– Đền Triệu Quang Phục (xã Nga Thanh).
– Đền Trần Hưng Đạo (xã Nga Thủy).
– Đền Mai Thị Ngọc Tiến (xã Nga Thủy).
– Đền Nguyệt Nga Hoàng phi (xã Nga Bạch).
– Đền Bạch Tượng (Bạch Tượng tự – xã Nga Giáp)
* HUYỆN NHƯ THANH
– Phủ Sung (xã Hải Vân)
– Phủ Na (xã Xuân Du)
* HUYỆN NGỌC LẶC
– Đền Lê Thái Tổ (làng Như Áng). Đền còn giữ được 15 đạo sắc.
– Đền Tép, thờ Lê Lai (xã Kiên Thọ).
* HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
– Phủ Voi (xã Quảng Thịnh)
– Đền An Dương Vương, có tượng Mỵ Châu cụt đầu (xã Quảng Châu).
– Đền Bùi Sĩ Lâm (xã Quảng Tân).
– Đền Lê Bá Trí (xã Quảng Tân).
– Đền Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (xã Quảng Hợp).
– Nhà thờ Hoàng Bùi Hoàn (xã Quảng Trạch).
* HUYỆN TĨNH GIA
– Đền thờ Đào Duy Từ (xã Nguyên Bình)
– Đền Quang Trung (xã Hải Thanh).
– Nhà thờ Thiên chúa giáo Ba làng.
– Chùa Đót Tiên (xã Hải Thanh)
– Đền Thanh Xuyên (xã Hải Thanh)
– Đền Lạch Bạng (ở cửa Lạch) thờ Tứ vị thánh nương (xã Hải Thanh)./.
(Ban Biên tập – Sưu tầm và biên soạn)
Thanh Hóa Sẽ Có Dịch Vụ Grabtaxi
Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Lê Đình Thọ vừa ký văn bản số 3517/BGTVT-VT gửi Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa, An Giang và Đắk Nông về việc triển khai dịch vụ GrabTaxi đối với doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn.
Theo báo cáo, hãng taxi của Công ty cổ phần Bắc Trung Nam Thanh Hóa là đơn vị vận tải được Sở Giao thông – Vận tải Thanh Hóa cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi), phương tiện được cấp phù hiệu xe taxi theo quy định.
“Do vậy, các doanh nghiệp và Hợp tác xã vận tải bằng xe taxi phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm để triển khai việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ việc điều hành hoạt động vận tải taxi của đơn vị mình (tiền cước chuyến đi tính theo đồng hồ gắn trên xe) là phù hợp, cần được khuyến khích. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải bằng xe taxi chỉ được áp dụng đối với các phương tiện taxi đã được cấp phù hiệu theo quy định…”, Bộ Giao thông – Vận tải chỉ đạo.
Bên cạnh đó, các Sở Giao thông – Vận tải các địa phương này cần thông báo rõ về chủ trương áp dụng đến đơn vị vận tải, đơn vị cung cấp phần mềm biết để triển khai thực hiện. Trong đó, lưu ý đơn vị cung cấp phần mềm không triển khai thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng (hợp đồng vận tải điện tử) trên địa bàn. Không được làm việc trực tiếp với lái xe taxi để cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải khi chưa có sự đồng ý của đơn vị kinh doanh vận tải và sự phối hợp của Sở Giao thông – Vận tải.
“Ngoài ra, các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động vận tải hành khách và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải hành khách tại địa phương…”, Bộ Giao thông – Vận tải yêu cầu.
Hiện nay Công ty TNHH Grab đang triển khai dịch vụ GrabTaxi (cung cấp phần mềm cho các hãng taxi, vận tải đang hoạt động) là một trong những dịch vụ được tích hợp trong ứng dụng Grab đã được đăng ký với Bộ Công Thương là ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử có phạm vi hoạt động trên toàn quốc và được hoạt động hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử.
Đối với Grab Car (tận dụng xe nhàn rỗi) đang triển khai theo Quyết định 24/2016/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.
GrabTaxi khác gì với GrabCar?
Theo Grab, hai loại hình dịch vụ này có điểm giống nhau đều đặt thông qua ứng dụng.
Khác nhau: GrabTaxi là xe taxi thông thường, có mào và đồng hồ cước. Chi phí trên ứng dụng là ước lượng, khi đi xe, bạn trả tiền theo cước phí hiển thị trên đồng hồ taxi.
Còn GrabCar là dịch vụ kết nối cho loại xe chở khách dưới 9 chỗ theo hình thức xe hợp đồng điện tử tại Việt Nam, được bộ Giao thông – Vận tải đồng ý triển khai thí điểm tại Hà Nội, chúng tôi Đà Nẵng, Quảng Ninh và Khánh Hoà.
Theo đó, chi phí trên ứng dụng là số tiền khách hàng cần phải trả, không bao gồm bất cứ phụ phí nào khác (Ngoại trừ chi phí cầu đường, bến bãi,…).
BĐT (Tổng hợp)
Chống Lão Hóa Để Kéo Dài Vẻ Đẹp Tuổi Thanh Xuân
Quy luật tự nhiên khiến phụ nữ nào cũng bị già đi do lão hóa. Nhưng nếu biết cách chăm sóc, chị em có thể làm chậm quá trình này và giữ được vẻ đẹp mặn mà, hấp dẫn ở lại lâu với mình.
Đang thì xuân cũng có mầm lão hóa
Theo thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa I, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y khoa Hòa Bình, Nguyễn Hồng Hải, ai cũng nghĩ ở độ tuổi 20 là độ tuổi tràn đầy sức sống, nhưng thực chất bắt đầu từ tuổi này, lão hóa đã bắt đầu âm thầm tấn công người phụ nữ. Theo năm tháng quá trình lão hóa này cùng với sự suy giảm của hệ trục nội tiết, gia tăng gốc tự do làm cho hình thức thay đổi. Để rồi từ sau tuổi 30, nhất là từ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh sự già nua tấn công mạnh mẽ cơ thể người phụ nữ.
Với người phụ nữ, hệ trục quan trọng là não bộ – tuyến yên – buồng trứng giúp tạo nên vẻ đẹp nữ tính rất riêng của chị em. Đến tuổi dậy thì nội tiết buồng trứng hoạt động đầy đủ, làm cho da dẻ hồng hào, tươi tắn, đường cong cơ thể hoàn hảo. Nhưng khi vào tuổi ngoài 30, hệ trục này giảm hoạt động thì bắt đầu nhận thấy rõ sự lão hóa từ làn da đến toàn thân, gương mặt bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, da khô, nám da, sạm da, xương khớp bắt đầu kém dẻo dai, khớp khô, các bệnh mãn tính (như dị ứng, loãng xương, tim mạch,…) bắt đầu xuất hiện, tâm sinh lý cũng ảnh hưởng ( đó là: khô âm đạo, giảm ham muốn, kinh nguyệt không đều, giảm khả năng sinh sản,…).
Để tới giai đoạn tiền mãn kinh rồi mãn kinh – giai đoạn bão táp của cuộc đời người phụ nữ, lúc đó nội tiết tố nữ suy giảm mạnh. Làn da mất sự tươi nhuận mà trở nên khô ráp, nám da sạm da bắt đầu xuất hiện ồ ạt, sắc thái hồng hào tươi trẻ biến mất, rối loạn giấc ngủ, các cơn bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo. Lão hóa thực sự “tấn công” chị em tới tấp từ trong ra ngoài.
Chính vì thế, vào tuổi ngoài 30, khi bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ, chị em cần biết cách chăm sóc bản thân mình, biết cách làm đẹp từ bên ngoài và cả bên trong để duy trì nội tiết tố của mình, làm chậm quá trình mãn dục – đây cũng chính là chìa khóa thứ nhất giúp duy trì nét đẹp nữ tính của tuổi thanh xuân.
Một yếu tố quan trọng nữa tác động đến tuổi xuân và sức khỏe của chị em, đó là gốc tự do. Một số tác nhân làm cho gốc tự do được sinh ra nhiều hơn là ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm, stress, sự suy giảm nội tiết,…. Sau tuổi 30, gốc tự do sẽ sinh ra mạnh mẽ, ồ ạt tấn công chị em, làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da, đặc biệt thấy rõ ở sự lão hóa da mặt. Bởi vậy, chìa khóa thứ 2 giúp chống lão hóa chính là các chất chống oxy hóa.
Quan trọng là biết được quy luật tuổi tác, lựa chọn những dưỡng chất cần thiết để làm chậm quá trình và chống lão hóa ngay từ lúc mới âm thầm, còn để tới giai đoạn mãn kinh rồi mới lo thì e rằng hơi muộn, BS Hải chia sẻ.
Những “thần gác cửa” vẻ đẹp thanh xuân
Căn nguyên của quá trình lão hóa là sự suy giảm nội tiết tố nữ và các gốc tự do. Để đảm bảo chăm sóc sức khỏe và chống lão hóa thì từ sau tuổi 30 nên tìm cách bổ sung thêm nội tiết tố estrogen và các chất chống oxy hóa.
Nhưng BS. Hải cảnh báo, nếu lựa chọn bổ sung các estrogen từ thuốc, chị em cần có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt lưu ý các tác dụng phụ của việc bổ sung quá liều lượng estrogen là ung thư vú, ung thư tử cung, rối loạn nội tiết tố. Bởi vậy, giải pháp an toàn là bổ sung bằng Estrogen thảo dược.
Y học thế giới đã tìm ra một loại estrogen thảo dược là EstroG-100, độc đáo là đưa một nguyên liệu cần thiết để tổng hợp estrogen mà cơ thể cần đến đâu thì tự sản xuất ra đến đó. Bổ sung EstroG- 100, bên cạnh giúp cải thiện lượng estrogen suy giảm còn phòng ngừa loãng xương cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Theo BS. Hải, EstroG – 100 được coi là estrogen thảo dược an toàn và hiệu quả bậc nhất, chốt giữ cánh cửa vẻ đẹp tuổi thanh xuân từ bên trong. EstroG-100 được chiết xuất từ ba loại thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Đây là 3 loại thảo dược quý, được sử dụng từ hơn 400 năm ở Hàn Quốc và Trung Quốc mà không ghi nhận bất cứ bất lợi nào.Với y học hiện đại, EstroG-100 cũng đã được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm các quốc gia Mỹ, Canada và Hàn Quốc khẳng định là an toàn, không có tác dụng phụ qua các thử nghiệm lâm sàng.
Bên cạnh EstroG-100, nên kết hợp với các chất chống oxy hóa mạnh từ thiên nhiên, giúp cải thiện vẻ đẹp chị em từ bên trong như gamma oryzanol trong cám gạo, curcumin trong nghệ, collagen từ cá, cao mầm đậu tương với liều lượng phù hợp, cao củ sắn dây, DHA.
Cùng với đó còn có những thảo dược bảo vệ vẻ đẹp tuổi thanh xuân từ bên ngoài vừa an toàn, không gây kích ứng cho làn da, giúp chống lão hóa da mặt hiệu quả. Một trong những dưỡng chất hiệu quả đó là tinh chất gỗ mít (Idavera) giúp ức chế các men tạo sắc tố melamin, nên có tác dụng làm sáng da, trị nám tận gốc gấp nhiều lần so với các chất khác và lại an toàn. Ngoài ra, còn có vitamin C, vitamin E tan trong nước chống lão hóa rất tốt.
Để lão hóa chậm gõ cửa vẻ đẹp tuổi thanh xuân, chị em hãy là người phụ nữ thông minh biết chăm sóc vẻ đẹp của mình từ sớm bằng những sản phẩm từ thảo dược an toàn từ trong ra ngoài. Sản phẩm này sẽ giúp trẻ hóa làn da, chống lão hóa da và chống lão hóa toàn thân, BS Hải chia sẻ.
Hãy gọi 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn thêm.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
14 Bí Quyết Chống Lão Hóa Để Luôn Giữ Mãi Vẻ Thanh Xuân
Nhìn một phụ nữ ở tuổi 40 nhưng lại sở hữu làn da, mái tóc và vóc dáng của tuổi 30, bạn nghĩ gì? Chắc chắn bạn cũng ao ước: “Giá mình được như thế”. Ngày càng muốn trẻ và đẹp hơn là nhu cầu thiết thực của con người. Ai cũng muốn níu giữ tuổi thanh xuân, vì đó là lứa tuổi đẹp và sung mãn nhất của một vòng đời. Do đó, ngay từ thời xa xưa và cả hiện nay, các bậc vua chúa và các nhà nghiên cứu luôn muốn tìm ra loại thuốc trường sinh bất lão. Tuy nhiên, ngoài yếu tố cơ địa hoặc tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ, không loại thuốc nào hữu hiệu hơn chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và thái độ sống lạc quan. Bạn nên bắt đầu từ đâu? Bazaar sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết làm đẹp từ bên trong lẫn bên ngoài để có vóc dáng và sức khỏe hoàn hảo nhất. Điều gì cũng đòi hỏi tính kiên trì, cho nên sau một thời gian thực hiện, chắc chắn bạn sẽ trẻ hơn hẳn so với tuổi của mình.
1. VẬN ĐỘNG CƠ THỂTheo một nhà dinh dưỡng học, các chất chống ô-xy hóa giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại tự do. Các tác nhân này sẽ tác động lên làn da và là nguyên nhân gây lão hóa. Do đó, bạn nên chọn các nguồn chống ô-xy hóa tốt như: rau bina (bó xôi), bông cải xanh, củ dền, các loại ớt và cam, lựu, cà-rốt…
Nên chọn thực phẩm thiên nhiên có nhiều màu sắc vì chúng chứa nhiều vitamin cũng như chất chống ô-xy hóa. Các nghiên cứu về di truyền học đã chứng minh thiếu hụt nhẹ các loại vitamin cũng có thể gây hại cho DNA, cơ thể sớm lão hóa và dễ bị bệnh.
3. ĐỂ CÓ TRÁI TIM KHỎE MẠNHHầu hết phụ nữ thừa cân đều dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp. Để duy trì mức huyết áp bình thường, phong cách sống khỏe mạnh là cần thiết. Hãy đến bác sỹ khám để xem đâu là mức huyết áp bình thường của bạn, sau đó bạn có thể tự mua máy để theo dõi mức huyết áp của mình.
4. HÃY CƯỜI LÊNCác nhà khoa học hiện nay cho rằng stress liên tục sẽ làm cho cơ thể lão hóa nhanh hơn bất cứ thói quen xấu nào. Ngược lại, khi bạn có thái độ sống lạc quan hoặc cười nhiều, cơ thể sẽ sản xuất ra các hóa chất tác động đến hệ thống miễn dịch. Bạn ít khi cảm thấy vui vẻ thực sự? Hãy giả cười, vì cách này cũng có thể làm dịu stress.
Một nghiên cứu năm 2006 của Na Uy trên những người bệnh trầm trọng cũng cho thấy những người hài hước tăng tỷ lệ sống sót đến 31%. Khi ai đó bất chợt làm cho bạn cười, cơ thể bạn sẽ ít sản xuất hormone stress, lão hóa hơn.
7. NGỦ ĐỦ GIẤCThiếu ngủ, bạn dễ bị stress và stress mãn tính sẽ làm tăng tốc độ lão hóa. Vì thế, bạn đừng quên ba nguyên tắc ba số tám: 8 giờ để ngủ, 8 giờ làm việc và 8 giờ thư giãn mỗi ngày. Đối với nguyên tắc số 8 đầu tiên, một giấc ngủ tuy ngắn hơn nhưng sâu cũng có hiệu quả tương tự.
Bạn thường xuyên khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc? Cần cố gắng cải thiện, nếu không bạn sẽ không thể tập trung, khiến hiệu quả công việc bị ảnh hưởng và cơ thể ngày càng già nhanh. Hãy thử tập yoga, thiền, massage hoặc sử dụng liệu pháp hương thơm. Bạn có thể dùng dầu thơm để tạo cảm giác yên bình, chẳng hạn như dầu hoa oải hương.
Bạn sẽ chẳng thể tận hưởng trọn vẹn những ngày cuối tuần bên người thân hoặc chuyến du lịch cùng bạn bè nếu chưa hoàn tất công việc. Công việc tồn đọng khiến tâm trạng bạn luôn bứt rứt, ăn không ngon, ngủ không yên, gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy, gánh nặng công việc chưa hoàn tất ảnh hưởng đến sức khỏe giống như khi bạn chưa thể thanh toán chồng hóa đơn hoặc đối diện với chuyện ly hôn hay cái chết. Loại stress này có thể khiến bạn trông già đi đến tám tuổi.
9. ĂN THỊT GÀ HAY TRỨNG?Cả hai. Thịt nạc, cá và trứng chứa hàm lượng protein cao, giúp tái tạo các tế bào. Trứng cũng chứa selen, một chất chống ô-xy hóa mạnh và vitamin A, E, chất cần thiết để da luôn đẹp nhất.
− Có nên ăn vặt? Hãy ăn nếu bạn cảm thấy thèm. Tuy nhiên, nên chọn loại chứa nhiều vitamin B, E, can-xi…
Cơ thể con người có chứa những gien ảnh hưởng đến nhịp sinh học, do “đồng hồ tổng thể” là SCN (suprachiasmatic nucleus) quy định, được tìm thấy ở vùng dưới gò của não bộ. Những gien này sản sinh cùng lúc với chu kỳ của tế bào da, góp phần xác định thời gian và kích hoạt tiến trình phục hồi tự nhiên của da. Theo thời gian, các tác động của môi trường, lối sống có thể khiến các đồng hồ sinh học mất đi sự đồng bộ. Khi đó, chức năng tế bào da, đặc biệt là sự phục hồi DNA, bị tổn hại, dẫn đến dấu hiệu lão hóa da sớm.
Công nghệ chronolux là một chuỗi xoắn a-xít amin, hỗ trợ các đồng hồ tế bào, đem đến hiệu quả phục hồi cao. Công nghệ này giúp củng cố khả năng phục hồi tự nhiên của da, làm cho da trở nên mịn màng, đàn hồi và săn chắc hơn.
11. BÍ QUYẾT ĐỂ DA ĐẸPDùng chỉ nha khoa sẽ giúp cho vùng răng miệng của bạn luôn sạch sẽ. “Chỉ nha khoa ngăn ngừa sưng nướu răng, một nguyên nhân khiến các động mạch và hệ thống miễn dịch trở nên yếu đi”, một bác sỹ cho biết. Trên thực tế, các nghiên cứu chứng minh rằng những người mắc bệnh về nướu sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và có tỷ lệ tử vong cao.
13. DUY TRÌ CÂN NẶNGViệc duy trì được mức cân nặng từ lúc thanh niên đến khi lớn tuổi sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tăng cân quá nhiều giữa độ tuổi 18 và 40 đặc biệt nguy hiểm vì mỗi 10% cân nặng sẽ gia tăng huyết áp và cao huyết áp là một nguyên nhân chính tác động đến sự lão hóa.
14. GIẢM STRESS NHỜ “YÊU”Tổng hợp: Bình Yên
Cập nhật thông tin chi tiết về Di Tích Thắng Cảnh Xứ Thanh Cổng Điện Tử Tỉnh Thanh Hóa trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!