Xu Hướng 9/2023 # Điều Chỉnh Đồng Hồ Sinh Học Dịp Nghỉ Lễ Để Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 # Top 14 Xem Nhiều | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Điều Chỉnh Đồng Hồ Sinh Học Dịp Nghỉ Lễ Để Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Điều Chỉnh Đồng Hồ Sinh Học Dịp Nghỉ Lễ Để Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tại sao trong kỳ nghỉ lễ kéo dài hoặc vào ngày cuối tuần thứ bảy, chủ nhật, dù bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi vào ngày làm việc trở lại? Điều này có thể là do đồng hồ sinh học trong cơ thể bị xáo trộn. 

Nếu bạn thức đêm quá nhiều, tình trạng sức khỏe không chỉ kém đi mà còn làm tăng nguy cơ phát bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2 và trầm cảm. Do đó, cần chú ý hơn trong cuộc sống hàng ngày để loại bỏ thói quen này.

1. Thức khuya và dậy muộn vào những ngày nghỉ lễ làm xáo trộn đồng hồ sinh học

Bạn đã từng cảm thấy mệt mỏi khi thức khuya vào những ngày nghỉ cho dù vẫn thức dậy đúng giờ vào những ngày làm việc bình thường? Nếu thói quen ngủ nghỉ bị xáo trộn, đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng sẽ xảy ra vấn đề. Các chức năng quan trọng của cơ thể con người (ngủ, sinh hoạt, bài tiết hormone, nhiệt độ cơ thể, chức năng miễn dịch, chức năng tiêu hóa,…) đều có nhịp 24 giờ. Những nhịp điệu như thế trong cơ thể được gọi là nhịp sinh học. Rối loạn nhịp sinh học không chỉ gây ra các rối loạn về nhịp cơ thể như “jet lag” và rối loạn giấc ngủ, mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần như béo phì, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2, ung thư và trầm cảm.

Nhịp sinh học được kiểm soát bởi hạt nhân SCN ở vùng dưới đồi não. Giáo sư Jessa Gamble, Đại học Toronto cho biết: “Vai trò của SCN được ví như nhạc trưởng trong dàn nhạc, giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học trong chu kỳ 24 giờ. Nếu SCN xảy ra các trục trặc, nhịp điệu cơ thể sẽ bị gián đoạn và những thói quen về ngủ nghỉ ăn uống đúng giờ cũng bị mất đi”.

2. Nhịp sinh học bị gián đoạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nếu bạn thức khuya vào những ngày nghỉ lễ, giấc ngủ vào những ngày trong tuần và vào ngày lễ bị lệch múi giờ với nhau. Sự chênh lệch giấc ngủ giữa những ngày trong tuần và những ngày nghỉ do cuộc sống không điều độ được gọi là “jet lag” mang tính xã hội. Mọi người thường nghĩ đây chỉ là một sự xáo trộn không đáng kể giữa những ngày bình thường và ngày nghỉ, tuy nhiên ảnh hưởng của nó lại không hề nhỏ.

Theo một nghiên cứu của phòng khám Mayo, Hoa Kỳ, nhịp sinh học bị gián đoạn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Cụ thể, rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng đến những cơ quan có chức năng duy trì mức đường huyết ổn định trong máu như tế bào Β của tuyến tụy có chức năng tiết ra insulin, cơ xương có vai trò hấp thụ đường và tế bào gan sản xuất đường. Nhịp sinh học bị gián đoạn làm cho hoạt động bài tiết insulin cũng như chức năng của insulin bị suy giảm. 

Sự gián đoạn của nhịp sinh học có thể là một yếu tố nguy cơ môi trường mới gây ra các bệnh như tiểu đường tuýp 2, béo phì và rối loạn giấc ngủ. Khi nhịp sinh học bị phá vỡ, việc duy trì đường huyết ở mức ổn định cũng bị rối loạn, từ đó có thể phá vỡ cân bằng nội môi.

3. Gợi ý 6 cách để điều chỉnh đồng hồ sinh học

3.1. Thức dậy đúng giờ

Do đó, mỗi sáng, bạn cần phải thức dậy vào cùng một thời điểm và đón ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để điều chỉnh đồng hồ sinh học và giúp cơ thể có giấc ngủ ngon.

3.2. Ăn sáng đầy đủ và không ăn khuya

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất để có thể bình thường hóa đồng hồ sinh học của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn thêm bữa ăn khuya, đồng hồ sinh học sẽ bị phá vỡ, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường tuýp 2. 

Để có thể cân bằng được đồng hồ sinh học, cần phải có chế độ ăn uống điều độ và điều quan trọng chính là không được ăn khuya. Phải mất từ 2 đến 3 giờ để dạ dày có thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Ăn khuya có thể làm tăng hoạt động tiêu hóa ở dạ dày, đánh thức vỏ não và gan, dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn.

3.3. Tập thể dục vừa phải giúp đem lại giấc ngủ ngon

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tích cực tập thể dục và vận động cơ thể trong ngày sẽ có được giấc ngủ ngon hơn. Thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giúp phòng ngừa và đối phó với bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.

3.4. Tắm trước khi ngủ 1 – 2 tiếng để làm ấm cơ thể

Trước khi ngủ, nếu bạn làm ấm cơ thể từ sâu bên trong và sau đó để thân nhiệt giảm dần xuống, bạn có thể dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Tắm có tác dụng làm ấm, tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời, giống như tập thể dục. Tắm trước khi ngủ từ 1 – 2 tiếng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và giúp bạn dễ ngủ hơn.

3.5. Điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng ánh sáng

Tắm nắng vào buổi sáng sẽ giúp thiết lập lại nhịp sinh học 24 giờ của cơ thể. Do đó, buổi sáng khi thức dậy, hãy kéo rèm lên để ánh sáng tự nhiên vào trong phòng. Ngược lại, vào ban đêm, nếu tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng mạnh, giấc ngủ cũng sẽ bị xáo trộn. Ánh sáng vào ban đêm sẽ làm trì hoãn đồng hồ cơ thể, và càng về sau, sức ảnh hưởng sẽ càng lớn. Ngay cả khi bạn để ánh sáng trong nhà với độ chiếu sáng thấp cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng ban đêm.

3.6. Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Bạn cần chú ý đến các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, máy tính bàn, TV… vì ánh sáng xanh có bước sóng ngắn của các thiết bị này rất dễ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Trong đó, smartphone lại thường xuyên được để gần mắt chúng ta nhất nên cũng có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. Do đó, không sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon hơn.

https://kienthuctieuduong.vn/ (Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

5.0

Chia sẻ

4 Bước Điều Chỉnh Đồng Hồ Sinh Học

Tuy nhiên, chỉ cần nỗ lực rèn luyện một chút, ai cũng có thể thay đổi nhịp sinh học hàng ngày của cơ thể.

– Khoa học đã biết, ở đây di truyền học đóng vai trò quan trọng, song vấn đề phức tạp hơn nhiều – GS Wu khẳng định. – Chúng ta không thể chỉ ra một gien rõ ràng – nhân tố biến chúng ta thành con người thuộc dạng “cú mèo” ăn đếm, hoặc “chim sẻ” chuyên kiếm mồi sáng sớm.

– Môi trường sống, nhất là ánh sáng tự nhiên đủ cường độ hoặc không đủ để kích thích cơ thể sản xuất melatonin ảnh hưởng đến nhịp sống mỗi ngày của cá thể. Hoóc-môn melatonin đóng vai trò “nhân viên nhắc vở” – nó thúc giục cơ thể, khi nào đến lúc đi ngủ – GS Charles Czeisler (Khoa Y, Đại học Harvard) giải thích. – Chính vì thế nhiều người dễ dậy sớm vào mùa hè, khi mặt trời mọc sớm hơn các mùa khác trong năm.

Nhà khoa học lý giải rằng, mọi nguồn ánh sáng tự nhiên như ánh sáng màn hình tivi hay màn hình máy vi tính “đều dịch chuyển mỗi ngày của toàn xã hội chúng ta vài giờ về phía trước”. Vì lý do này con người bình thường khó đi ngủ sớm. Ngoài ra lối sống của chúng ta cũng đóng vai trò nhất định: thực tế mỗi ngày chúng ta ngủ mấy tiếng, uống mấy ly cà phê (hoặc nước chè đặc), giờ giấc làm việc, thời gian gặp gỡ mọi người và ăn uống.

Theo quan điểm của GS Helene Emsellem, chuyên gia về rối loạn giấc ngủ, hoạt động mỗi ngày của chúng ta thay đổi trong thời gian một cuộc đời. Nhìn chung trẻ vị thành niên thời nay đi ngủ muộn và dậy muộn (ngủ nhiều), hiện tượng được các nhà nghiên cứu giải thích bằng lý do những thay đổi hoóc-môn, tương tự hành vi quan sát được ở loài gậm nhấm, linh trưởng và nhiều động vật có vú khác. Cùng với tuổi tác, đa số chúng ta quen với nếp sống dậy sớm.

– Mối quan hệ gắn bó giữa quá trình trưởng thành và sự chuyển dịch nhịp mỗi ngày đã là thực tế – GS Emsellem giải thích. – Chớ đánh giá, trẻ vị thành niên lười nhác. Chính yếu tố sinh học tự nhiên “ra lệnh” cho chúng dậy muộn. Trên nguyên tắc y hệt, người cao tuổi tự nhiên có thói quen ngủ ít và dậy sớm – GS Emsellem nói thêm. Tuy nhiên cần biết rằng, thời gian biểu làm việc hàng ngày và những nghĩa vụ gia đình cũng đóng vai trò “trợ giúp” người lớn tuổi thay đổi nhịp mỗi ngày.

Với thanh niên, thiên hướng tự nhiên còn được củng cố thêm bởi không ít “lối sống thời đại” khuôn mẫu điển hình của nhóm tuổi này: “buôn dưa lê” qua Internet hoặc vui chơi bạn bè thâu đêm suốt sáng. Vì thế không có gì ngạc nhiên, khi những cô cậu sinh viên năm đầu thường ngủ gật trong những tiết học buổi sáng.

– Đối với nhiều bạn trẻ, có mặt tại nhiệm sở vào lúc 7-8 giờ buổi sáng là thách thức thực sự – GS Wu nhấn mạnh. – Để thích nghi với nếp sống mới, họ buộc phải có ý thức thay đổi thói quen.

1- Xác định chính xác giờ thức dậy buổi sáng và nghiêm chỉnh thực hiện. Sẽ lý tưởng nhất, khi bạn có thể duy trì chế độ dậy vào một giờ nhất định – suốt cả tuần, kể cả ngày nghỉ. Nếu tự cho phép ngủ thêm 90 phút vào sáng thứ Bảy hoặc Chủ nhật, bạn sẽ rơi khỏi nhịp đã quen và sẽ rất khó dậy đúng giờ – vào sáng thư Hai.

2- Đã thức phải tránh bóng tối. Bật đèn sáng, ngay khi đặt chân xuống sàn nhà. Tốt nhất nên dạo bộ hoặc tập thể dục ngoài trời (hoặc ban công).

3- Melatonin. Trường hợp khó điều chỉnh nhịp sinh học, có thể tìm đến giải pháp tân dược melatonin (nhất thiết phải tham khảo và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ). Uống phiên bản tổng hợp của hoóc-môn tự nhiên này vào thời điểm sáu tiếng trước giờ đi ngủ đã định sẽ giúp bạn điều chỉnh nhịp hàng ngày theo ý muốn.

4- Tự tạo cơ may dễ ngủ cho bản thân. Tối thiểu vài giờ trước giờ đi ngủ không sử dụng các chất kích thích (không uống nước chè đặc, cà phên, rượu, không hút thuốc lá…), không họat động thể lực với cường độ cao. Tắt tivi, Internet, điện thoại. Có thể nghe những bản nhạc du dương, êm ái. Nhờ thế có thể thư giãn tốt. Bạn sẽ vô tình dập tắt mọi tín hiệu bên trong cơ thể báo hiệu thời điểm giấc ngủ đang đến gần – trường hợp vẫn duy trì hoạt động thể lực tích cực.

Làm Sao Biết Mình Mắc Bệnh Tiểu Đường

Một số người bị bệnh tiểu đường có thể có các triệu chứng do mức đường cao trong máu gây ra. Các triệu chứng này thường là khát nước quá độ, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều mà lại sụt cân (vì bao nhiêu năng lượng bị tiểu ra ngoài hết), mờ mắt. Tuy nhiên …

Một số người bị bệnh tiểu đường có thể có các triệu chứng do mức đường cao trong máu gây ra. Các triệu chứng này thường là khát nước quá độ, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều mà lại sụt cân (vì bao nhiêu năng lượng bị tiểu ra ngoài hết), mờ mắt. Tuy nhiên rất nhiều người dù bị tiểu đường nhưng hầu như không có triệu chứng gì đặc hiệu cả.

Bác sĩ dựa vào thăm khám, và các xét nghiệm.để chẩn đoán bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm, tương đối đơn giản và không mắc tiền, thường là yếu tố chính yếu trong việc xác định chẩn đoán. Một số xét nghiệm khác có thể giúp phân loại bệnh (loại 1 hay loại 2, hay cả hai) và độ trầm trọng của bệnh.

Thử mức đường trong máu lúc nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán bệnh. Mức đường trong máu dưới 100 mg/dL được coi là bình thường. Mức đường trong máu ở khoảng từ 100 đến 125 được coi là tiền tiều đường. Mức đường trong máu từ 126 mg/dL trở lên, gợi ý rằng bệnh nhân đã bị tiểu đường. Chẩn đoán sẽ được khẳng định bằng hai lần thử máu lúc nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đều có mức đường cao từ 126mg/dL trở lên.

Thử mức đường trong máu một cách ngẫu nhiênbất cứ lúc nào trong ngày, không cần để ý xem đã ăn lần chót lúc nào cũng có thể giúp xác định bệnh. Nếu cách thử này cho thấy mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên cộng với các triệu chứng của bệnh, đó cũng là một gợi ý rằng bệnh nhân đã bị tiểu đường.

Trước đây, xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường thường được xác định bằng xét nghiệm cho uống nước đường. Trong xét nghiệm này, bệnh nhân được cho uống nước đường, sau đó mức đường trong máu được đo mỗi tiếng đồng hồ trong khoảng thời gian vài tiếng. Mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên 2 giờ sau khi uống nước đường gợi ý rằng bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Hiện nay, xét nghiệm này ít khi được thực hiện, trừ trường hợp cần chẩn đoán bệnh tiểu đường do thai nghén.

Ðể xác định bệnh tiểu đường loại 1, bác sĩ có thể thử máu để tìm các kháng thể chống lại các thành phần sản xuất ra insulin của tụy tạng, các kháng thể này được gọi là “islet-cell antibodies” (kháng thể chống lại các cụm tế bào sản sinh ra insulin).Các xét nghiệm máu cũng có thể giúp phát hiện ra các kháng thể chống lại glutamic acid decarboxylase, chống lại chính insulin hoặc các thụ thể (receptors) tiếp nhận insulin vào các loại tế bào.

Những người bị tiểu đường cũng thường nghe nói đếnxét nghiệm thử mứchemoglobin A1c (HbA1c) trong máu. Xét nghiệm này có thể cho biết phần nào mức đường trong máu trong khoảng từ 8 đến 12 tuần trước đó. Bình thường, mức HbA1c dưới 6%. Xét nghiệm này hiện đang được dùng trong việc theo dõi những người đã bị tiểu đường.

Tóm lại,cách đơn giản, rẻ tiền và chính xác nhất để chẩn đoán tiểu đường là thử mức đường trong máu (một cách chính xác là trong huyết tương-plasma) lúc đã nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ. Nếu từ 126 mg/dL trở lên trong hai lần đo, đó là yếu tố xác định ta đã bị bệnh tiểu đường

Một khiđã được khẳng định bằng xét nghiệm như kể trên là bị tiểu đường, thì dù chưa thấy triệu chứng gì cả, cũng rất cần chữa trị. Vì nếu không, chính bệnh tiểu đường là nguyên nhân thường gặp nhất làm suy thận, và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng khác về thần kinh, mạch máu, có thể làm mù mắt, mất cảm giác, tê chân, tê tay, đẫn đến bị cưa chân , góp phần làm tăng nguy cơ bị nghẹt mạch máu tim gây ra trụy tim, nghẹt mạch máu não gây đột quị, bán thân bất toại, vân vân.

Tùy theo việc chữa trị có hiệu quả hay không, (trong đó việc uống thuốc đều đặn, để giữ mức đường trong mức cần thiết, là điều rất quan trọng), mà (một hay một số trong các) biến chứng sẽ xảy ra sớm hay trễ hay không xảy ra.

Chú thích: Chẫn đoán bệnh tiểu đường bằng nước bọt

Các nhà khoa học tại Oregon và Indiana đã triển khai một phương pháp đơn giảnxét nghiệm nước bọt để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh tiểu đường loại 2. Phương pháp mới này đã làm tăng độ tin cậy của việc chẩn đoán, điều trị sớm và tăng được tuổi thọ cho bệnh nhân.

Trong 30 năm qua, cùng với dịch bệnh béo phì, bệnh tiểu đường loại 2 đã tăng lên gấp đôi. Trong quá trình diễn biến của bệnh, các tế bào trở nên kém mẫn cảm với insulin (là loại hoóc-môn đưa glucozo vào các tế bào) khiến cho đường- huyết toàn phần tăng lên.

Khoảng 7% bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 khi phát hiện ra thì đã bị từ 4 đến 7 năm. Những năm này bệnh sẽ làm suy giảm sức khoẻ của bệnh nhân vì lượng đường huyết cao gây ra các thương tổn huyết quản, dẫn đến mù loà, hư hại hệ thần kinh, phổi và những vấn đề khác. Chính dịch bệnh béo phì ở phương Tây đã làm cho nhiều người vừa trưởng thành đã mắc tiểu đường loại 2. Nếu không được chẩn đoán để chữa trị thì tuổi thọ của bệnh nhân bị giảm đáng kể, do vậy việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng.

Một trong những bất tiện của việc chẩn đoán bệnh tiểu đường hiện nay là phải cắm xi-lanh vào mạch để hút lấy máu mang đi xét nghiệm và thao tác này khiến nhiều người sợ hãi. Việc xét nghiệm bằng nước bọt đơn giản và dễ dàng hơn nhiều và thời gian cũng chỉ tương đương việc xét nghiệm máu.

Việc phân tích protein nước bọt người để xác định tiểu đường loại 2 cho chúng ta một cái nhìn tổng thể đầu tiên về các cơ chế có thể xảy ra làm thay đổi nước bọt của người tiểu đường và tính hữu dụng của chúng trong việc phát hiện và điều trị tiểu đương. Đặc trưng tiếp theo của các chất đánh dấu này trong các nhóm phụ cũng có thể dùng làm cơ sở cho phương pháp xét nghiệm mới để sàng lọc, phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường.

Ybacsi.com (Theo Tinsuckhoe)

Làm Sao Để Biết Mình Mắc Bệnh Tiểu Đường

Khởi phát âm thầm Bệnh tiểu đường được chia thành nhiều loại: tiền tiểu đường, tiểu đường tuyp 1, tiểu đường tuyp 2 và tiểu đường thai kỳ. Có khoảng 90% bệnh nhân mắc tiểu đường tuyp 2. Tiểu đường tuyp 2 thường gặp ở những người thừa cân, do cơ thể không sản xuất đủ insuin hoặc không thể đáp ứng lượng insulin như bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do ít vận động, luyện tập; chế độ ăn uống dư thừa, không khoa học. Nhiều trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 khi được chẩn đoán mới biết mình đã mắc bệnh từ khoảng 5-10 năm trước do diễn biến âm thầm.

Theo nghiên cứu của Tố chức Y tế, số người mắc bệnh tiểu đường được phát hiện mới chỉ đạt 50% con số thực của căn bệnh này. Như vậy, có thể nói rất nhiều người không biết mình đang bị tiểu đường.

Mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn Thức ăn có chứa một lượng Glucose nhất định, khi thức ăn được đưa vào dạ dày, số Glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin. Nếu lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều thì quy trình này sẽ rối loạn. Lúc này, tế bào sẽ từ chối tiếp nhận insulin, trong khi đó tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây hiệu ứng ức chế liên hệ thần kinh dẫn đến cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Nếu cảm giác này xuất hiện thường xuyên sau ăn thì chính là dấu hiệu cho thấy có hiện tượng kháng insulin lặp lại.

Luôn thèm ăn, đặc biệt là ăn vặt Những đồ ăn vặt như bánh snack, khoai chiên, bánh quy… chứa rất nhiều đường, nếu ăn nhiều, liên tục và lượng đường tăng cao sẽ tạo nên vòng lặp đi lặp lại “tăng đường-tăng insulin” trong máu. Cơ thể luôn có cảm giác thèm ăn vặt.

Huyết áp cao Phần lớn những trường hợp bị huyết áp cao thường chỉ nghĩ đến vấn đề tim mạch của họ mà không biết có sự liên hệ giữa lưu thông mạch máu và rối loạn chuyển hóa đường. Tình trặng đường huyết tăng, insulin tăng là một yếu tố bệnh lý góp phần tạo viêm trong mạch máu, làm thay đổi cấu trúc và tính đàn hồi của mạch máu gây cản trở cho dòng máu lưu thông. Vì vậy, tăng huyết áp có thể cảnh báo dấu hiệu của bệnh tiểu đường.Mờ mắt Nếu mắt bị mờ, tầm nhìn không còn rõ nét như trước, mờ nhạt dần chính là một trong những dấu hiệu mà người bị tiểu đường hay mắc phải.

Viêm nứu Khi bị tiểu đường, lợi sẽ là nơi ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng lưu ý nhứng dấu hiệu đơn giản khác như: yếu tố di truyền, sinh con nặng (trên 3,6 kg), nhưng người ít vận động, suy giảm nội tiết… Những dấu hiệu này thường dễ bị bỏ qua nhưng lại là một trong những tín hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lời khuyên đưa ra

Nếu bạn đang có một hay nhiều dấu hiệu trên, bạn nên: -Đến cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể, chính xác. -Cần có thói quen sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; có chế độ ăn uống khoa học.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì cần bổ sung thực phẩm chức năng BoniDiabet để hỗ trợ điều trị tiểu đường, ngăn chặn nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

BoniDiabet có tác dụng gì?

Thuốc BoniDiabet là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có công dụng: Hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm Glucose máu, giảm Cholesterol, hạ và ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

Thuốc trị tiểu đường BoniDiabet được sản xuất tại Canada được nhập khẩu về Việt Nam, đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm lâm sàng cho kết quả cao.

Cuộc khảo sát, kiểm nghiệm lâm sàng từ tháng 5/2023 cho tới tháng 8/2023 của giám đốc chúng tôi Vũ Văn Hoàng và các bác sĩ của bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho thấy hiệu quả lên đến 96,7% khi dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường BoniDiabet.

Thành phần của BoniDiabet bao gồm cả các nguyên tố vi lượng như: Magie, Kẽm, Crom, Selen, Alpha lipoic acid kết hợp với các thảo dược từ thiên nhiên như: Mướp đắng, hạt Methi, bột lô hội, dây thìa canh, quế làm tăng hiệu quả điều trị tiểu đường giúp giảm và ổn định đường huyết dễ dàng hơn. Đồng thời đây là sản phẩm rất an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ giúp tăng cường sức đề kháng làm, giảm mệt mỏi, ngăn chặn triệu chứng tê bì, tiểu nhiều… ở bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường mỗi ngày cần sử dụng BoniDiabet từ 1-3 viên x 2 lần/ngày, nên sử dụng liên tục để đạt hiệu quả cao.

Nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc không biết dùng BoniDiabet trong bao lâu thì có tác dụng? Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý cần sử dụng đều đặn BoniDiabet cùng với thuốc Tây điều trị tiểu đường. Sau khoảng thời gian 2 tháng đã cho kết quả tích cực: mức đường huyết trở về an toàn, không lo lắng về biến chứng của tiểu đường.

Nếu như bạn còn thắc mắc về bệnh tiểu đường hay sản phẩm Bonidiabet, hãy liên hệ 18001044 để được các dược sĩ tư vấn và giải đáp miến phí.

Bonidiabet, bonidiabet có tốt không, bonidiabet của Canada, bonidiabet kiểm soát tiểu đường, thành phần bonidiabet, bonidiabet mua ở đâu, tác dụng của bonidiabet, bonidiabet giá, bonidiabet có giá bao nhiêu, bonidiabet giá bao nhiêu, bonidiabet khuyen mai, bonidiabet là gì, nên mua bonidiabet ở đâu

Cách Phát Hiện Sớm Bạn Mắc Bệnh Tiểu Đường

Người cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, hay bị tỉnh giấc giữa đêm

Tiểu nhiều, khát nước nhiều.

Nhanh đói, do glucose đọng lại trong các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi được các thực phẩm nạp vào thành năng lượng, điều đó khiến bạn luôn có cảm giác đói.

Giảm cân không kiểm soát, không rõ lý do.

Vết thương lâu lành. Đặc biệt nếu không may bị nhiễm tùng, xước, thâm tím, nếu thấy vết thương khó lành hơn mức độ bình thường rất có thể đó là dấu hiêu bệnh tiểu đường. Đó là do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.

Mắc các bệnh về da, da có cảm giác ngứa, da bị khô hoặc tuần hoàn kém.

Mờ mắt.

Nhiễm nấm do tiểu đường khiến cơ thể rất nhậy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác.

Dễ bị cảm cúm và cảm lạnh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Ngứa ran hoặc đau bàn tay, bàn chân,

Chẩn đoán tiểu đường không hề đơn giản

Nếu chỉ dựa trên đặc tính môt thời của bệnh tiểu đường là người bệnh hay bị khát nước, gầy,sụt cân, hay đói … thì có lẽ đã bỏ qua nhiều trường hơp bị tiểu đường khác bởi các triệu chứng thật sự của bệnh tiểu đường rất mơ hồ, có người các triệu chứng rõ ràng, có người thì chỉ phát hiện ra bệnh qua vài lần thử đường máu.

Chưa kể đến, các triệu chứng tiểu đường cũng có các triệu chứng gần giống một số bệnh khác, đánh lạc hướng chữa bệnh như đau vai, đãng trí, mất ngủ, mệt mỏi … khiến nhiều bệnh nhân mất thời gian điều trị không đúng hướng. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh quá trễ do chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Các phương pháp kiểm soát đường huyết phát hiện sớm bệnh tiểu đường

Hiện nay, các phương pháp chính để kiểm soát đường huyết bao gồm: Thử đường trong nước tiểu, đo đường huyết và một số xét nghiệm chuyên môn. Qua mức đường huyết thay đổi, bạn có thể nắm rõ mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.

1. Thử đường trong nước tiểu

Đó là phương pháp đo lường lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bệnh được tư vấn tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.

Thử đường trong nước tiểu là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoài trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương pháp xét nghiệm nào khác. Và hạn chế của phương pháp này là không phát hiện ra bệnh nếu người bệnh có tăng đường huyết nhưng chỉ ở mức 160mg.

Đo đường huyết

Đo đường huyết là phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh tiểu đường. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110 mg. Nếu dùng theo đơn vị đo là mol (1 mol tương đương với 1.8 mg) thì các trường hợp có lượng đường trong máu cao hơn 120mg hoặc 65mol thì được gọi là đường máu cao. Ngày nay nhiều người đã sử dụng các loại máy đo đường huyết cá nhân để tự theo dõi đường huyết của mình, loại uy tín có thể kể đến như máy đo đường huyết Omron.

Cho đến nay, người ta thường đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc đói. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Kết quả chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Vậy nên không thể khẳng định bệnh nhân bị tiểu đường khi chỉ căn cứ vào trị số đường huyết đo của ngày hôm nay.

Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường.

Tóm lại, không thể dựa vào kết quả của một vài lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán người bị tiểu đường. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu. Trường hợp nghi ngờ bệnh, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn còn người bệnh tiểu đường thì không như thế.

Xét nghiệm HbA1C

Bên cạnh 2 xét nghiệm nước tiểu và đo đường huyết để kiểm soát đường huyết, một số xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp trên.

HbA1C là gì? Hb – viết tắt của từ hemoglobin là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, vận chuyển oxy trong máu. Chất này có đặc tính kết hợp tự nhiên với đường glucose một cách bền vững, khi đó gọi là HbA1c.

HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c người bệnh sẽ được lấy 1 mẫu máu và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu qua đó các bác sỹ sẽ đánh giá được đường huyết của bạn trong thời gian qua.

Mức đường máu HbA1c

Ý nghĩa của việc giảm HbA1c: Chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Làm Sao Biết Mình Mắc Bệnh Tiểu Đường? Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Muốn biết mình mắc bệnh tiểu đường phải thử máu khi đói. Các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ báo cho bạn biết mức độ đường có trong máu, các BS sẽ thông báo cho bạn biết bạn có bệnh tiểu đường không và cho bạn hướng điều trị.

Bạn không nên chỉ tìm các vị thầy thuốc Đông y để xác định mình có bị bệnh tiểu đường không? Bạn đừng đợi: đái nhiều, khát nhiều, đói nhiều… mới xác định mình mắc bệnh tiểu đường, khi đến đây thì bệnh đã nặng rồi, các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng đã xuất hiện rồi. Điều ấy thường quá chậm, bạn không nên biết mình bị bệnh tiểu đường trong giai đoạn này. Đừng đợi kiến bu khi đi đái mới gọi là tiểu đường, đừng dùng thuốc theo các vị “thần y ” mách bảo, đừng chữa bệnh bằng internet… hãy tìm người có chuyên môn được chứng nhận của Y tế.

Tây y là xác định bạn có bị đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Thông thường là 1g/1lit (5g cho 5 lít máu có trong con người) Các thuốc tân dược dể dàng đưa lượng đường trong máu về lại giới hạn và có kiểm soát, Tân dược là hạ đường trong máu, là tầm soát các biến chứng sớm. Bạn không thể tự mình làm điều ấy, công việc của các bác sĩ là theo dỏi điều ấy khi đã phát hiện có bệnh tiểu đường, mà cần phải có nhân viên y tế theo dỏi chặc chẻ.

Thuốc Đông y là hổ trợ hạ đường, là giúp ổn định hoạt động các tạng phủ, giúp cơ thể có thể hồi phục khả năng kiểm soát lượng đường có trong máu, giúp hồi phục khả năng ổn định đường huyết, giúp giảm bớt lệ thuộc vào thuốc tây y dùng lâu dài dễ gây biến chứng ngoài mong muốn, tăng cường sức đề kháng, giúp mau lành vết thương nếu có, giúp an lành thần kinh.

Viên uống hạ đường SIKAI mà lương y Dương Phú Cường nghiên cứu và bào chế nằm trong phạm vi ấy. Giúp hạ đường đang lên cao, giúp hồi phục thể trạng, sức đề kháng nhờ nhiều loại sâm, nhuận trường, dưỡng được âm huyết, thanh lọc và giải độc cơ thể, an thần, tiêu mỡ xấu, đen lại râu tóc và mọc tóc, ổn định huyết áp.

Khi uống hạ đường SIKAI, bạn không nên uống nhiều bia rượu, không uống nước đá và nước để trong tủ lạnh. Ăn nhiều rau còn sinh chất, có nghĩa là còn sống, không nên nấu chín như: salat, củ sắn, củ dền, cà rốt, chuối, cóc , nho , ổi, các loại rau xanh sạch tốt, các loại mè đậu, ít cá thịt tôm cua, ít cơm gạo trắng,…

Nhớ rằng đông y không phải chỉ có thuốc mà còn có: thức ăn hài hoà, tập luyện thể dục cho khí huyết lưu thông, luyện thiền cân bằng thần kinh âm dương tạng phủ, luyện tập Thiền Thương có tại VP Hội Đông y Gò Vấp, thứ hai đầu tháng đều có, lúc 19g – 21g. ĐC: 1050/73 /1 Quang Trung, P.8, Gò Vấp – Tel: 0903.991960

Cả Đông y và Tây y phải kết hợp hài hòa, chỉ một bên thường thất bại hoàn toàn. Một bên không thể chữa trị được. không có thuốc nào chữa trị thành công mà cần phối hợp rất nhiều kinh nghiệm và phương pháp.

Lương y DƯƠNG PHÚ CƯỜNGTrưởng Ban Giảng Huấn Hội Đông y Quận Gò Vấp

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Chỉnh Đồng Hồ Sinh Học Dịp Nghỉ Lễ Để Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!