Xu Hướng 6/2023 # Ghi Sổ Ngay 5 Cách Trị Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà Hiệu Quả Sau Đây! # Top 10 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ghi Sổ Ngay 5 Cách Trị Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà Hiệu Quả Sau Đây! # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Ghi Sổ Ngay 5 Cách Trị Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà Hiệu Quả Sau Đây! được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời gian vừa qua, trên khắp các diễn đàn, từ khóa “cách trị đau nhức xương khớp tại nhà” đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi trong những ngày thời tiết đang chuyển sang mùa lạnh như bây giờ thì tình trạng viêm đau, nhức mỏi khớp xương quả thực gây không ít phiền phức cho người mắc. Nếu đang lo ngại về tác dụng phụ do thuốc tây y đem lại thì 5 cách trị đau nhức xương khớp tại nhà sau đây sẽ là giải pháp an toàn dành cho bạn.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp do đâu?

Có hàng ngàn nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp, trong đó, chiếm trên 70% là do bệnh lý. Nguyên nhân đau nhức xương khớp đầu tiên phải kể đến đó là tuổi tác. Theo thời gian, các cơ quan phải đối mặt với sự lão hóa, gây nên đau nhức xương khớp. Còn lại là vì yếu tố ngoại cảnh, người bệnh phải chịu những tác nhân cơ học không mong muốn hoặc các tác nhân khách quan khác, bao gồm:

– Sự suy giảm sức đề kháng: Sức đề kháng của cơ thể giảm sút, hệ miễn bị suy yếu, rối loạn khiến cho các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Đối với những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp mạn tính, cơn đau sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn khi thay đổi thời tiết đột ngột, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay đau nhức.

– Sự thay đổi thời tiết: Sự thay đổi thời tiết là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức ê ẩm khắp người, phổ biến nhất ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Đặc biệt, vào những thời điểm giao mùa, các triệu chứng đau ở toàn thân sẽ khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi, càng về đêm và rạng sáng, cơn đau lại càng nghiêm trọng.

Sự thay đổi thời tiết là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

– Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh xảy ra do thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp gây viêm màng hoạt dịch, dẫn đến sưng tấy, đau khớp, thậm chí phá hủy sụn và xương trong khớp. Các khớp xương trên cơ thể bị sưng viêm dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp đối xứng. Ngoài ra, người bị viêm khớp dạng thấp còn phải đối mặt cơn đau mỏi, cơ cứng khớp, nổi hạt dưới da,…

– Thoái hóa khớp: Bất cứ vùng xương khớp nào cũng có thể là “nạn nhân” của quá trình lão hóa sinh học. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi 30, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, rễ thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, ê mỏi, tê bì xương khớp, chân tay.

– Tính chất công việc: Tình trạng đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay thường hay xảy ra ở những người làm các công việc với đặc thù ngồi nhiều hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài như: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may,…

– Thừa cân, béo phì: Hệ thống xương – cơ – dây chằng của cơ thể được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ với một người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, hệ thống ấy sẽ bị quá tải, gia tăng áp lực lên các khớp. Đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp nơi đây bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn cũng nhanh chóng tổn thương.

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

– Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, chơi thể thao quá độ, nằm ngủ không đúng tư thế,… khiến cho mạch máu bị chèn ép, không lưu thông được dẫn đến các cơ xương khớp trên cơ thể tê bì, đau mỏi.

Đau nhức xương khớp gây nên những ảnh hưởng gì?

Tùy theo nguyên nhân gây đau nhức xương khớp mà những ảnh hưởng của bệnh thường không giống nhau. Đôi khi triệu chứng này có thể được kiểm soát sau 2 – 3 ngày, nhiều trường hợp lại kéo dài dai dẳng, phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Tùy theo nguyên nhân gây đau nhức xương khớp mà những ảnh hưởng của bệnh không giống nhau

5 cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả

Để cải thiện chức năng vận động cũng như khắc phục được các triệu chứng sưng đau, người mắc có thể áp dụng 5 cách trị đau nhức xương khớp tại nhà sau đây:

Xoa bóp

Xoa bóp không chỉ giúp giảm đau xương khớp mà còn có công dụng cải thiện tình trạng co cứng các khớp. Bạn có thể làm rượu thuốc để xoa bóp từ các nguyên liệu: Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Tán vụn các vị thuốc trên, ngâm với 1 lít rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày là có thể dùng được. Lưu ý: Bài thuốc này chỉ dùng để xoa tại vị trí khớp bị đau mà da không loét, tuyệt đối không được uống và không xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp (sưng, nóng, đỏ).

Tắm nóng

Khi bị đau, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng (đối với những người không mắc bệnh lý gì đặc biệt kèm theo). Người bệnh có thể tắm nước nóng để giúp giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, giúp thư giãn, giảm cơn co cứng cơ.

Tắm nóng giúp giảm đau nhức xương khớp

Tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân,…). Lưu ý: Nên duy trì nhiệt độ nước đủ ấm, tránh quá nóng, thời gian tắm từ 15 – 20 phút, không tắm quá muộn về mùa lạnh.

Chườm nóng bằng lá ngải cứu trắng

Người bệnh có thể đắp nóng hoặc chườm nóng bằng cách: Lấy lá ngải cứu trắng hoặc lá lốt rửa sạch, cho muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm, khớp bớt sưng.

Massage bằng dầu oliu

Trong dầu oliu chứa hợp chất oleocanthal có tác dụng giảm đau giống như aspirin – ức chế ezyme gây viêm khớp. Và cũng theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, 1/2 thìa cà phê dầu oliu tương đương với 200mg ibuprofen (thuốc giảm đau). Do đó, thay vì sử dụng thuốc tân dược, các bạn có thể sử dụng dầu oliu để trị đau nhức xương khớp tại nhà, giúp bảo vệ sức khỏe.

Massage bằng dầu oliu giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Cách thực hiện như sau: Bạn sử dụng 2 – 3 muỗng cà phê dầu oliu nguyên chất thoa đều lên các khớp bị đau và tiến hành massage nhẹ nhàng 20 phút. Lúc này, cơn đau sẽ có biểu hiện thuyên giảm đáng kể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế chất béo động vật bằng dầu oliu trong bữa ăn hàng ngày để giúp hệ tim mạch khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng đau nhức xương khớp tái phát.

Trị đau nhức xương khớp tại nhà bằng hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen là một thứ gia vị dùng để chế biến trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít ai biết về công dụng thực sự của hạt tiêu đen trong việc chữa đau nhức xương khớp. Hoạt chất piperine từ lâu đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chiết xuất để ứng dụng trong các loại thuốc bôi trị viêm đau các khớp. Đây được xem như chất chống viêm tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng đau nhức và sưng tấy các khớp nhờ làm giảm sản xuất hoạt chất gây viêm prostaglandin. Hơn thế nữa, trong hạt tiêu đen chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sụn khớp.

Trị đau nhức xương khớp tại nhà bằng hạt tiêu đen

Cách thực hiện như sau: Cho các nguyên liệu gồm: 30g rễ bưởi, 30g vòi voi và 30g lá lốt, đem sao vàng rồi sắc chung với 600ml nước cho đến khi còn lại 200ml. Tắt bếp, cho ½ hạt tiêu đen vào và hãm như trà. Sau đó, lọc lấy nước thuốc, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Thực hiện cách trị đau nhức xương khớp tại nhà này khoảng một tuần, các triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Lưu ý: Hạt tiêu đen chứa nhiều vitamin C giúp sụn khớp khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, khả năng chịu nhiệt của vitamin C rất kém nên dễ bị phá hủy nếu đun sôi ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, các bạn không nên dùng quá 1 muỗng cà phê hạt tiêu đen trong một ngày vì tính ấm nóng của hạt tiêu đen có thể gây tổn thương dạ dày nghiêm trọng.

Biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn từ thảo dược

Hoàng Thấp Linh – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị đau nhức xương khớp

Hoàng Thấp Linh chứa thành phần chính là hy thiêm có đặc tính giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh. Ngoài ra, hy thiêm còn có tác dụng bảo vệ màng bao dịch khớp, tránh cứng khớp, giảm sưng phù, giảm đau các khớp ngoại biên rất rõ rệt. Theo đông y, cây hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ẩm. Thường người ta sẽ phơi khô thân và lá cây để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột để bào chế kết hợp với các vị thuốc khác. Vị thuốc từ cây này có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, điều hòa miễn dịch rất tốt. Vì thế không chỉ giúp cải thiện triệu chứng viêm đau mà còn tác động được vào nguyên nhân trực tiếp gây đau nhức xương khớp. Không những thế, một chứng minh về hoạt động chống viêm và giảm đau tại chỗ của hy thiêm, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Các hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm – gọi là kirenol có tác dụng kháng viêm và giảm đau tại chỗ đặc biệt hiệu quả. Ngoài ra, chất nhựa trong hy thiêm còn được xác định có cấu trúc tương tự aspirin (dẫn chất của acid salicylic). Điều này cho thấy, hy thiêm là một loại thảo dược có tiềm năng lớn để sản xuất thuốc giảm đau, chống viêm không thua kém các hoạt chất tổng hợp. Sử dụng thảo dược hy thiêm chính là cách hữu hiệu để giảm thiểu tái phát tình trạng đau nhức xương khớp và hạn chế tối đa tần suất sử dụng các dòng tân dược giảm đau chống viêm cũng như những tác dụng không mong muốn mà chúng gây ra.

Khi hy thiêm được phối hợp với các thảo dược khác như: Cao sói rừng, bạch thược, nhũ hương,… sẽ giúp giảm triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn viêm khớp dạng thấp tái phát, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

– Sói rừng: Vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả, phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.

– Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế giúp bình can, chỉ thống, thường được dùng để giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi.

– Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết. Sự có mặt của vị thuốc này giống như một “chất dẫn” có tác dụng lưu thông khí huyết để giúp cho các vị dược liệu khác đi vào cơ thể và phát huy hiệu quả điều trị. 

– Pregnenolone: Đây là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.

– Methylsulfonylmethane (MSM): Là một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, có trong một số thảo mộc và ở lượng nhỏ trong nhiều thức ăn, đồ uống. Methylsulfonylmethane có tác dụng làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, methylsulfonylmethane là thành phần quan trọng trong các mô liên kết, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp.

– L-carnitine: L-carnitine đóng một vai trò quan trọng, cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ mỡ. Đồng thời, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể.

– Magnesi (dưới dạng magnesium carbonate): Giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Sự có mặt của magnesium cần thiết cho sự hấp thu calci, phospho, natri, kali (và một số vitamin nhóm B) trong cơ thể, giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe, giúp chống mệt mỏi, suy nhược, ngăn chặn tình trạng viêm đau, nhức mỏi xương khớp.

– Boron (dưới dạng boron citrate): Boron có tác dụng gia tăng hấp thu canxi hiệu quả vào các sụn và xương. Vì thế, đây là một lựa chọn thích hợp cho bệnh viêm khớp. Đặc biệt, khi tuổi tác ngày càng tăng, các xương có thể trở nên yếu và xốp, boron có thể ngăn chặn sự suy giảm này bằng cách đảm bảo mức độ canxi được tối đa và giúp sử dụng canxi hiệu quả.

Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn lâm sàng cho thấy, Hoàng Thấp Linh không gây tương tác thuốc và luôn nhận được sự tin tưởng từ giới chuyên gia. Vì thế, người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng lâu dài để nuôi dưỡng sụn khớp, cải thiện triệu chứng và khắc phục trực tiếp nguyên nhân gây bệnh mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. 

Kinh nghiệm khắc phục các triệu chứng viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Phân tích của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe đánh giá của GS. Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong video sau:

Để được giải đáp mọi thắc mắc về thuốc đông y trị đau nhức xương khớp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917214851 – 0975284017.

Tuệ An

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

5 Bài Thuốc Dân Gian Giảm Đau Nhức Xương Khớp Toàn Thân Hiệu Quả. Xem Ngay!

Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng tổn thương các khớp xương, từ đó gây ra các triệu chứng như đau, sưng khớp, cứng khớp và nhức mỏi khớp. Tất cả các khớp trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng, nếu để lâu dài khớp xương sẽ trở nên lão hóa, xơ cứng và không còn được chắc khỏe dễ bị viêm nhiễm. Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, có khoảng 0,5% dân số nước ta có biểu hiện đau nhức xương khớp toàn thân, gặp ở cả người trẻ tuổi và người già.

Đau nhức xương khớp toàn thân do tình trạng tổn thương các khớp

Nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp toàn thân là gì?

Tuổi tác

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý về xương khớp. Ở độ tuổi càng cao, các hệ xương khớp và cột sống phải đối mặt với sự thoái hóa, dẫn đến các khớp xương bị bào mòn, suy yếu gây viêm và đau nhức ảnh hưởng đến chức năng vận động các khớp.

Triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân thường gặp ở những người từ trên 45 tuổi và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.

Tuổi càng cao sự bào mòn khớp diễn ra càng mạnh

Thay đổi thời tiết

Sự thay đổi thời tiết từ nóng ẩm chuyển sang lạnh bất thường hoặc ngược lại gây ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong các khớp xương làm kích hoạt các cơn đau nhức xương khớp ở bất kỳ một vị trí nào.

Thừa cân

Hệ thống xương khớp được cấu tạo bởi các đốt xương, sụn và bao bọc bởi các cơ, dây chằng có khả năng chịu đựng được sức tải cơ thể với người có trọng lượng cân đối. Do vậy, trong các trường hợp bị béo phì, thừa cân sẽ gây sức ép và làm tăng áp lực lên các khớp xương, sụn. Theo thời gian, chúng dễ bị tổn thương và trở thành nguyên nhân gây ra cơn đau nhức xương khớp toàn thân.

Bệnh lý xương khớp

Cơn đau nhức xương toàn thân có thể là triệu chứng của một bệnh lý xương khớp tiềm ẩn bên trong như: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, loãng xương, gout hoặc thoái hóa khớp. Các bệnh lý trên đều làm tổn thương đến cấu trúc của khớp bao gồm: sụn, xương dưới sụn, màng hoạt dịch và dây chằng gây những cơn đau nhức xương khớp.

Do vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân bạn nên đến gặp các chuyên gia xương khớp để tham khảo ý kiến và tiến hành một số xét nghiệm xác định cơn đau xương khớp toàn thân bắt nguồn từ đâu để có thể can thiệp phương pháp điều trị kịp thời. 

Nhận định về nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân, các chuyên gia cho rằng, chúng hình thành do sự kết hợp của các cơ chế gây đau trong cơ thể: 

– Thứ hai là đau do nguyên nhân thần kinh: Sự chèn ép của các khớp, xương lên dây thần kinh dẫn tới phá hủy màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh, xung điện bị rò rỉ gây triệu chứng đau nhức xương khớp âm ỉ, kéo dài. 

– Thứ ba là đau do môi trường acid ngoại bào: Thường gặp ở một số bệnh lý xương khớp có viêm nhiễm làm acid hóa môi trường pH của khu vực xương khớp bị ảnh hưởng gây đau nhức. 

5 bài thuốc dân gian giảm đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả

Bài thuốc 1: Ngải Cứu

Cách thực hiện: Lấy một nắm lá Ngải Cứu, rửa sạch, thêm muối rồi đổ nước nóng lên, đắp vào vùng bị đau. Sử dụng khi còn ấm có tác dụng giảm bớt sưng tấy, chống viêm và đau nhức. Người thường xuyên bị đau nhức xương khớp toàn thân, đặc biệt là người già nên đắp thường xuyên để giảm và ngăn ngừa cơn đau hiệu quả.

Bài thuốc giảm đau xương khớp từ ngải cứu

Bài thuốc 2: Dây Đau Xương

Từ xa xưa, cây Dây Đau Xương được trồng và sử dụng phổ biến để làm thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp, đau mỏi toàn thân, bệnh tê thấp và làm thuốc bổ.

Cách thực hiện: Lấy Dây Đau Xương rửa sạch, giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau nhức. Hoặc có thể ngâm rượu bằng cách lấy thân Dây Đau Xương thái nhỏ, đem sao vàng và cho vào bình. Sau đó, đổ ngập rượu, uống 3 lần mỗi ngày.

Dây đau xương có tác dụng trị đau nhức xương khớp

Bài thuốc 3: Lá Lốt

Trong y học cổ truyền, lá Lốt là vị thuốc có tính ấm, hơi cay, có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp toàn thân, phong hàn ở mức thấp, thường được dân gian sử dụng để chữa đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Phơi khô một ít lá Lốt, cho vào nồi và thêm 2 bát nước, sắc đến khi còn 1/2 bát nước. Uống ngay sau khi còn ấm và uống sau bữa ăn tối.

– Cách 2: Lá Lốt 12g, rễ Cỏ Xước 12g, Rễ Quýt Rừng 12g, Dây Chìa Vôi 12g, Đơn Gối Hạc 12g, Hoàng Lực 12g. Sắc uống nước mỗi ngày

– Cách 3: Lá Lốt 20g, Cẩu Tích 20g, Hy Thiêm 20g, Rễ Quýt Rừng 16g, rễ Si 16g, Cỏ Xước 20g, Thiên Niên Kiện 10g, Cà Gai Leo 12g. Sắc uống nước mỗi ngày.

Lá lốt bài thuốc dân gian không thể bỏ qua với người đau nhức xương khớp

Bài thuốc 4: Cỏ Trinh Nữ

Cỏ Trinh Nữ là một dược liệu có tính hàn, hơi se, có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp toàn thân lâu ngày.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Lấy 20 – 30g rễ Trinh Nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao vàng cho thơm. Sau đó, sắc với 400ml nước, đun cô cạn đến khi còn 100ml, uống 2 lần/ngày các cơn đau nhức xương khớp sẽ giảm cả về mức độ và tần suất.

– Cách 2: Rễ Trinh Nữ, thân cây Bọt Ếch, thân cây Ớt Làn Lá To, rễ Khúc Khắc mỗi thứ 10g kết hợp với quả Tơ Hồng Vàng, rễ Bạch Đồng Nữ mỗi thứ 8g. Đem sắc lấy nước, cô cạn thành dạng cao lỏng, uống 2 lần mỗi ngày.

– Cách 3: Rễ Trinh Nữ, Kê Huyết Đằng, Thiên Niên Kiện, Gai Tầm Xoọng, Dây Đau Xương, Thổ Phục Linh, Hy Thiêm, Tục Đoạn, Dây Gắm mỗi thứ 12g. Có thể đem ngâm rượu hoặc sắc lấy nước để uống hàng ngày.

Cỏ trinh nữ làm giảm và ngăn ngừa đau nhức xương khớp hiệu quả

Bài thuốc 5: Huyết Đằng

Huyết Đằng là vị thuốc Đông y có tác dụng hoạt huyết, trị phong thấp, đau nhức, sưng tấy xương khớp. Đặc biệt, theo y học cổ truyền vị thuốc có tác dụng thư cân hoạt rất mạnh mẽ và thường được dùng để chữa phong thấp khớp, đau nhức xương, đau mỏi đầu gối, gân cốt tê dại.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Huyết Đằng, Hy Thiêm, Thổ Phục Linh, Rễ Vòi mỗi vị 16g; Huyết Dụ 10g; Sinh Địa, Ngưu Tất mỗi vị 12g; rễ Cà Gai Leo, Nam Độc Lực, rễ cây cúc Ảo. Mỗi ngày sắc một thang để uống.

– Cách 2: Huyết Đằng 20g, Cẩu Tích, Tỳ Giải, Ngưu Tất, Cốt Toái Bổ mỗi vị 20g, Thiên Niên Kiện 6g, Bạch Chỉ 4g. Sắc lấy nước uống có tác dụng chữa cơn đau nhức xương khớp toàn thân an toàn, hiệu quả.

Huyết Đằng – vị thuốc giúp nhiều người cải thiện chứng đau nhức xương khớp

Bách Thống Vương – sản phẩm đông y giúp giảm đau xương khớp toàn thân hiệu quả

Các bài thuốc dân gian có đặc thù thời gian điều trị dài hơn nhưng là những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả toàn diện và lành tính với sức khỏe con người. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại bận rộn, việc đun sắc, tìm kiếm các vị thuốc trên là rất khó khăn. Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc thì nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc giảm đau tây y trong điều trị đau xương khớp toàn thân dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhờn thuốc, phản tác dụng và chịu nhiều ảnh hưởng từ các tác dụng không mong muốn của thuốc tây. Trước thực trạng đó, cần có giải pháp hỗ trợ giảm đau toàn diện, lành tính để người mắc có thể yên tâm sử dụng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Đó chính là lý do sản phẩm giảm đau đông y Bách Thống Vương đầu tiên trên thị trường được ra đời.

Sở dĩ Bách Thống Vương chiếm được lòng tin như vậy là vì sản phẩm có thành phần chính từ chiết xuất vỏ cây liễu. Đây là loại thảo dược đã có lịch sử hơn 2000 năm ứng dụng trong việc làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược thiên nhiên đã tạo nên một sản phẩm giảm đau đông y tác động toàn diện lên cả 3 cơ chế gây đau nêu trên cụ thể đó là:

– Chiết xuất vỏ cây liễu – thành phần chính của sản phẩm, chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, có tác dụng kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận được cảm giác đau.

– Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng là những thảo dược đã được biết đến từ lâu với tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ, từ đó giảm đau do nguyên nhân thần kinh.

– Nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, magie) giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào giảm đau đầu do nguyên nhân môi trường bị acid hóa. Đặc biệt, thường gặp trong các bệnh lý có viêm nhiễm làm thay đổi môi trường acid ngoại bào của khu vực bị ảnh hưởng.

Nhờ các thành phần nguồn gốc tự nhiên nên sản phẩm giảm đau đông y Bách Thống Vương phù hợp với tất cả đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người mắc kèm các bệnh mạn tính khác mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh tác dụng giảm đau, Bách Thống Vương còn làm giảm nguy cơ cơn đau tái phát và nâng cao sức khỏe toàn trạng của cơ thể.

Trong trường hợp bị đau dữ dội, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol và Bách Thống Vương với liều từ 4 – 6 viên, chia 2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Khi cơn đau giảm dần bạn có thể giảm liều hoặc dừng hẳn thuốc giảm đau tây y và duy trì sử dụng Bách Thống Vương. Mỗi đợt sử dụng nên kéo dài từ 1 – 3 tháng.

Bách Thống Vương sản phẩm hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng hiệu quả

Chuyên gia nói gì về các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp?

Phạm Khương

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Đau Nhức Khớp Gối Về Đêm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Nhà

Đau nhức khớp gối về đêm là vấn đề đang ảnh hưởng đến cuộc sống của không ít người. Tình trạng này không chỉ làm cho khả năng vận động của người bệnh giảm mà còn khiến chất lượng giấc ngủ đi xuống. Điều này sẽ tác động xấu đến sức khỏe, có thể khiến các vấn đề nghiêm trọng khởi phát.

Tìm hiểu chứng đau nhức khớp gối về đêm

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng đau nhức khớp gối về đêm lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bạn cần tìm hiểu những thông tin cần thiết về hiện trạng này để chủ động hơn trong việc khắc phục.

1. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng đau nhức khớp gối vào ban đêm. Trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là yếu tố cơ học và yếu tố bệnh lý.

Vần đề cơ học bao gồm:

Chấn thương tại vị trí đầu gối

Ăn uống thiếu chất

Làm việc, mang vác nặng

Tư thế ngủ xấu

Lạm dụng chất kích thích

Hiện tượng béo phì gây áp lực cho khớp

Một số bệnh lý thường gây triệu chứng đau nhức khớp gối như:

Tình trạng đau nhức khớp gối có thể bị kích hoạt mạnh mẽ hơn vào ban đêm là do một số yếu tố sau:

Nồng độ một số hormone giảm: Điều này khiến não bộ dễ dàng nhận tín hiệu đau nhức.

Hoạt động quá mức vào ban ngày: Khiến khả năng chịu lực của khớp quá tải. Điều này dễ kích hoạt những cơn đau ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

Thay đổi thời tiết: Ban đêm thời tiết thường lạnh, ẩm thấp sẽ dễ làm tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.

2. Triệu chứng

Khi mắc chứng đau nhức khớp gối về đêm thì những cơn đau sẽ là triệu chứng mà bạn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tần suất và cường độ đau còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Ngoài đau nhức, bạn có thể sẽ còn gặp một số dấu hiệu kèm theo như:

Các triệu chứng của tình trạng này thường ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Vấn đề ngủ không đủ giấc hay chất lượng giấc ngủ không tốt còn khiến một số triệu chứng khác phát sinh. Thường gặp là:

Cách khắc phục đau khớp gối về đêm tại nhà

Khi thường xuyên gặp phải tình trạng đau khớp gối về đêm tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, bạn cần áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà để ức chế tình trạng đau nhức. Điều này giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ.

1. Massage

Massage chính là liệu pháp phù hợp với hầu hết các vấn đề về xương khớp, trong đó có tình trạng đau nhức khớp gối. Tác dụng lực từ bàn và ngón tay sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tuần hoàn máu. Đồng thời, massage cũng sẽ giúp các cơ xương được thư giãn, giảm áp lực chèn ép lên hệ thống dây thần kinh.

Bạn có thể thực hiện các động tác massage đơn giản như xoa bóp, nắn hay day ấn lên vùng đầu gối của mình. Nên thực hiện trước khi ngủ để đem lại hiệu quả tốt hơn. Massage không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp bạn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, nó còn giúp hạn chế đáng kể tình trạng cứng khớp gối khi ngủ dậy.

**Lưu ý: Nên dùng lực tay phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể. Tránh tác dụng lực quá mạnh bởi rất dễ khiến cho mô mềm và vùng da bên ngoài bị tổn thương.

2. Liệu pháp nhiệt

Đây cũng là phương pháp rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Liệu pháp nhiệt tức là dùng nhiệt độ để tác dụng lên vùng khớp gối bị đau nhức. Tùy thuộc vào triệu chứng mà bạn có thể thực hiện việc chườm nóng hay chườm lạnh cho phù hợp.

Đối với chườm nóng, nên áp dụng khi tình trạng đau nhức xuất hiện đơn thuần hoặc kèm theo triệu chứng co cứng khớp. Nhiệt độ cao sẽ giúp khí huyết lưu thông và làm dịu những cơn đau. Sử dụng nước ấm cho vào túi và chườm trực tiếp lên khớp gối bị đau. Nhiệt độ túi chườm nên duy trì ở mức 60 – 70°C để đem lại kết quả tốt nhất.

Đối với chườm lạnh, nên áp dụng khi đi kèm với đau nhức là dấu hiệu sưng viêm. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế diễn tiến của các phản ứng viêm và từ đó giúp giảm đau tốt. Bạn có thể bỏ đá lạnh vào túi chườm rồi áp lên khớp gối đang đau. Không nên duy trì việc chườm lạnh trong thời gian quá 20 phút.

3. Vận động trị liệu

Thực hiện các bài tập vận động cũng là cách tốt giúp bạn khắc phục chứng đau nhức khớp gối khi về đêm. Các bài tập với cường độ phù hợp sẽ giúp cải thiện khả năng vận động. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này sẽ giúp cho khớp gối đang bị tổn thương được chăm sóc tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo và thực hiện một số động tác đơn giản sau đây:

Động tác 1. Co gập khớp gối:

Nằm ngửa trên sàn, chân tay duỗi thoải mãi dọc chiều dài cơ thể

Co gập một bên đầu gối rồi giữ tư thế trong khoảng 5 giây

Thả lỏng cơ thể đồng thời từ từ trả về tư thế ban đầu

Thực hiện tương tự với bên còn lại

Nên duy trì động tác này mỗi bên khớp khoảng 7-10 lần

Động tác 2. Nâng chân:

Nằm ngửa trên sàn ở tư thế duỗi thằng người

Sử dụng 1 chiếc khăn dài vòng qua lòng bàn chân, tay nắm 2 đầu khăn

Nâng chân lên 1 góc 45 độ, đồng thời dùng tay kéo căng khăn, giữ chân thẳng

Thực hiện 5 lần rồi làm tương tự với bên còn lại

Động tác 3. Ép khớp gối vào ngực:

Nằm thẳng trên sàn

Co gập 1 bên gối

Dùng hai tay đan qua khớp gối rồi ép xuống

Giữ trong 5 giây rồi trả lại tư thế chuẩn bị

Thực hiện tương tự với bên gối còn lại

Mỗi bên gối tập khoảng 7 – 10 lần

Khi mới bắt đầu tập luyện, bạn nên tập từ từ để cơ thể làm quen dần. Sau đó có thể tăng dần cường độ và thời gian luyện tập phù hợp với hiện trạng bản thân. Ngoài các động tác trên, bạn có thể thực hiện một số bài tập khác như đi bộ tại chỗ hay một số tư thế yoga. Để tránh rủi ro phát sinh, nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề xây dựng chế độ rèn luyện.

4. Dùng thảo dược tự nhiên

Việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để khắc phục các bệnh lý cơ xương khớp là phương pháp được ứng dụng từ rất lâu đời. Nếu bị đau nhức khớp gối về đêm, bạn cũng có thể sử dụng cách này để điều trị.

Các loại thảo dược tự nhiên thường dễ kiếm, ít gây ra các tác dụng phụ nên tương đối an toàn cho sức khỏe. Cách dùng của chúng cũng khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.

Uống nước lá lốt:

Dùng khoảng 20 – 30g lá lốt tươi rửa sạch, để ráo

Đem sắc với khoảng 500ml nước tới khi còn 200ml thì tắt bếp

Chia làm 2 lần uống trong ngày

Dùng liên tục trong khoảng 10 ngày

Đắp lá ngải cứu:

Dùng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo

Cho lên chảo sao nóng với 1 nhúm muối

Cho ra túi vải để vừa ấm rồi đắp lên đầu gối

Ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần 15 – 20 phút

Uống nước cỏ xước:

Dùng 15 – 20g cỏ xước đem rửa sạch rồi để ráo

Đun với 500ml nước cho sôi 2 – 3 phút rồi tắt bếp

Uống hằng cho tới khi triệu chứng thuyên giảm

Mặc dù các loại thảo dược tự nhiên nói trên đều rất lành tính nhưng bạn không nên dùng trong thời gian dài. Đặc biệt nên dùng với liều lượng vừa đủ. Nếu triệu chứng không giảm sau 7 ngày sử dụng các bài thuốc thì nên ngưng và tìm kiếm phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

5. Khi nào nên gặp bác sĩ

Tình trạng đau nhức khớp gối về đêm nếu như là hệ quả của các yếu tố cơ học thì không quá nguy hiểm. Vấn đề này có thể nhanh chóng thuyên giảm mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu chứng đau khớp gối khởi phát do các bệnh lý xương khớp thì bạn nên cẩn trọng. Triệu chứng chỉ biến mất hoàn toàn khi bệnh được chữa khỏi.

Trong một số trường hợp sau, bạn nên sớm thăm khám:

Cơn đau xuất hiện thường xuyên với cường độ mạnh

Có dấu hiệu sưng viêm kéo dài kèm theo

Thường xuất hiện tình trạng cứng khớp khi ngủ dậy

Khả năng vận động bị ảnh hưởng nhiều

Sử dụng các liệu pháp giảm đau tại nhà không mang lại kết quả

Tình trạng đau nhức khớp gối về đêm là vấn đề bạn cần chú ý nhiều hơn. Bởi nó có thể là hệ quả của các bệnh lý xương khớp cần sớm nhận được sự chăm sóc y tế. Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống cùng lối sống lành mạnh để có hệ xương khớp khỏe mạnh, tránh bị đau nhức khớp gối về đêm.

Đau Nhức Xương Khớp Khi Trở Trời Phải Làm Sao Mới Hết

Ngâm chân trong nước muối ấm có pha gừng

Giữ ấm cơ thể giúp giảm đau nhức xương khớp khi trở trời

Khi trời trở lạnh, bạn cần luôn giữ ấm cơ thể. Hãy mặc đủ ấm, sử dụng khăn quàng cổ, găng tay, tất… Đặc biệt, cần giữ ấm cơ thể trước khi đi ngủ vào buổi tối do nhiệt độ thường thấp dần về đêm và gần sáng Tránh để chân, tay bị ẩm ướt. Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc nước lạnh thì cần nhanh chóng lau khô người và sưởi ấm cơ thể. Nếu khớp bị đau nhức, tê cứng thì bạn cần làm ấm bằng cách chườm nóng hoặc dùng máy sấy… Có thể ngâm vùng khớp bị đau trong nước ấm để giúp trao đổi nhiệt tại chỗ ở ngoài da và tăng cường tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể. Lưu ý, không xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang bị viêm sưng và đau nhức.

Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao giảm đau nhức xương khớp khi trở trời

Trời trở lạnh khiến chúng ta dễ “lười” hơn và ngại tập luyện. Đối với những người bị đau xương khớp thì họ lại càng sợ vận động khi trời rét. Điều này khiến các khớp dễ bị tê cứng và bệnh tiến triển xấu đi. Do đó, dù thời tiết lạnh thì bạn vẫn cần vận động. Người bệnh thường bị cứng khớp vào buổi sáng, đặc biệt là ở các khớp nhỏ như bàn tay, bàn chân… Bởi vậy, trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh nên tập co duỗi các khớp ngón tay, chân để cải thiện tình trạng cứng khớp, tăng cường lưu thông máu.

Người bệnh muốn giảm đau nhức xương khớp khi trở trời nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì sức mạnh của cơ, gân, dây chằng và giúp xương khớp linh hoạt. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp như đi bộ, chạy, yoga…

Giảm đau nhức xương khớp khi trở trời thông qua chế độ ăn uống hợp lý

Sản phẩm hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp khi trở trời

Theo thời gian cơ thể sẽ bị lão hóa dần, việc gặp các vấn đề về xương khớp là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Bởi vậy nếu bản thân đang bước vào độ tuổi trung niên, hãy cân nhắc bổ sung thêm và chế độ của mình những sản phẩm hỗ trợ chăm sóc và điều trị xương khớp phù hợp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm tập trung điều trị vấn đề xương khớp, trong đó có không ít các sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Để tránh mua phải những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, bạn có thể cân nhắc những thương hiệu có uy tín được bộ Y Tế và bộ An toàn thực phẩm cấp phép đầy đủ nhưTÊ NHỨC CHI. Sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ, mang lại hiệu quả chữa trị cao nhất cho người sử dụng. Các thành phần thảo dược thiên nhiên được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại, bào chế dưới dạng viên hoàn tiện lợi, tăng hiệu quả sử dụng mà không cần qua giai đoạn sắc thuốc rườm rà.

Sản phẩm tê nhức chi là sự kết hợp từ những kinh nghiệm quý báu của Y học cổ truyền và công nghệ khoa học hiện đại. Tê nhức chi mang lại nhiều hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp nói riêng. Cụ thể:

Giúp phục hồi và tái tạo mô sụn khớp tăng tiết hoạt dịch ổ khớp, giảm đau và bôi trơn giúp khớp vận động dễ dàng hơn

Giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau khớp gối, đau lưng, tê buồn chân tay…

Hiệu quả trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, đau thần kinh tọa , thấp khớp,thoái hóa cột sống…

Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng đau nhức xương khớp khi trở trời, hoặc dang thắc mắc về sản phẩm TÊ NHỨC CHI GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP vui lòng liên hệ hotline 0798 16 16 16 để được tư vấn hoặc truy cập website www.tamduocstore.com.vn – chúng tôi các trang thương mại điện tử như LAZADA, SHOPEE, SENDO, và tất cả các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc để mua sản phẩm hỗ trợ điều trị giảm đau nhức xương khớp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ghi Sổ Ngay 5 Cách Trị Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà Hiệu Quả Sau Đây! trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!