Bạn đang xem bài viết Giấc Ngủ Của Người Già được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với tuổi già
Khi tuổi đã già, các cơ quan trong cơ thể ngày càng yếu đi ví dụ như: Sự tiêu hao năng lượng của cơ thể nhiều hơn là năng lượng lưu trữ được, sức đề kháng kém… Do đó người già cũng cần phải được ngủ một cách đầy đủ. Như vậy não mới được nghỉ ngơi, thả lỏng đầy đủ, làm giảm lượng năng lượng mà cơ thể cần phải tiêu hao, tăng lượng lưu lượng được lưu trữ, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người già
– Các nhân tố về sinh lý:
+ Đi tiểu quá nhiều lần: Khi đã về già, chức năng của niệu đạo (đường nước tiểu) bị rối loạn, tuyến tiền liệt bị to ra, làm cho cơ thể phải thải ra rất nhiều nước tiểu. Vì vậy buổi tối khi ngủ, người già thường phải tỉnh giấc đi tiểu rất nhiều lần gây ra sự rối loạn đối với giấc ngủ.
+ Cơ thể bị bệnh: Nhiều người già thường mắc nhiều bệnh khác nhau. Cho dù những bệnh về thể xác hay các bệnh về tinh thần cũng đều gây ra những triệu chứng không tốt cho giấc ngủ ban đêm như: Đau đầu, khó thở, toàn thân nhớc mỏi nên gây ra những cảm giác khó chịu. Tất cả điều đó đều làm rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
– Các nhân tố về tâm lý:
+ Có những nhận biết sai về giấc ngủ: Một số người già vẫn chưa có những nhận biết đúng đắn về giấc ngủ như: lo lắng sẽ chết trong khi ngủ hoặc tự cho rằng mình ngủ quá nhiều… Vì thế họ thường có tâm trạng lo lắng, sợ hãi khi ngủ. Càng lo lắng, sợ hãi càng trằn trọc khó ngủ, và càng không ngủ được, rối như thế lại càng lo lắng hơn. Cứ như vậy, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể bị rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ…
+ Những ảnh hưởng do tâm trạng không tốt: Tâm trạng của người già thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài. Nhiều người già rất cả nghĩ. Nếu ban ngày gặp phải việc không theo ý muốn như con cái đối đãi có phần thờ ơ với mình, họ liền xuất hiện tâm trạng không vui: sầu muộn, tự ti, bị tổn thương, cảm thấy cô đơn… Do đặc điểm về tâm sinh lý của tuổi già nên tâm trạng này thường phải kéo dài rất lâu, thậm chí đến buổi tối vẫn chưa được giải tỏa hết. Như vậy giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng, khiến cho họ khó ngủ, cho dù ngủ rồi nhưng vẫn hay bị tỉnh giấc… do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
– Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài:
Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của người già, đặc biệt là môi trường giấc ngủ. Ví dụ như ánh sáng trong phòng ngủ quá chói mắt, quá nống hoặc quá lạnh, giường đệm quá mềm hoặc quá cứng, mọi người xem tivi quá to… đều làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tiếng còi tàu xe ầm ĩ ngoài đường hay tiếng cãi nhau của hàng xóm… cũng là những nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
– Ảnh hưởng của các loại thuốc:
Một số loại thuốc thông thường hàng ngày cơ thể kích thích tinh thần, đưa trí não vào trạng thái hưng phấn, làm cho cơ thể không thể đi vào giấc ngủ mặc dù đã đến giờ đi ngủ. Vì thế nó sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ, gây ra những triệu chứng khó ngủ, mất ngủ, tỉnh ngủ ban đêm.
3. Làm thế nào để tạo cho người già một giấc ngủ ngon
Một số người già hay ngủ gật vào ban ngày nhưng ban đêm lại hoàn toàn tỉnh táo và không sao ngủ được. Nguyên nhân của những vấn đề này hầu hết không phải do các nhân tố sinh lý mà do các nhân tố về tinh thần gây ra. Những người già duy trì được thói quen thức khuya, dậy sớm thường ngủ ngon và không hề xuất hiện những trở ngại về giấc ngủ. Vì thế chi cần người già có thể sửa chữa những thói quen giấc ngủ không tốt và những nhận thức sai lầm thì họ sẽ có một giấc ngủ bình yên và tuyệt vời.
– Nên để cho cơ thể vận động mệt mỏi một chút: Dù tuổi già không còn được khỏe mạnh, dẻo dai như khi còn trẻ nhưng cũng nên chú ý vận động thân thể. Ví dụ: buổi chiều hoặc khi ăn cơm tối xong nên làm một số công việc nhẹ nhàng như: tưới hoa, dọn dẹp nhà cửa, đi bộ, thậm chí có thể là nói chuyện với mọi người hay xem báo… Tất cả những hoạt động này đều có thể tạo ra cảm giác hơi mệt mỏi, do đó rất tốt cho giấc ngủ.
– Nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ khi ngủ: Những người già thường rất nhạy cảm vì thế tâm trạng không vui vẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Do đó người già cần phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, gạt bỏ mọi lo lắng, buồn phiền bằng cách tâm sự với người thân, bạn bè, nghĩ và hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp thời quá khứ… Như vậy họ có thể có một tâm trạng thoải mái và vui vẻ để đi vào giấc ngủ.
– Thay đổi những thói quen không tốt của bản thân:
+ Khi ngủ không nên dùng các loại đồ uống gây kích thích: Những người già không nên dùng các loại đồ uống gây kích thích trước giờ đi ngủ. Trước khi ngủ không nên uống quá nhiều trà bởi vì hàm lượng cafein trong trà rất cao, có tác dụng kích thích tinh thần và làm cho người khó ngủ. Hơn nữa, tuổi già cũng không nên uống quá nhiều cà phê vì trong cà phê cũng có chứa hàm lượng cafein rất cao giống như trà và vì thế cũng có ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ. Đồng thời cũng không nên uống rượu bởi vì rượu làm cho máu tuần hoàn trong cơ thể nhanh hơn, khiến có thể sinh ra nhiều nhiệt… Vì vậy sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra uống rượu còn dễ gây ra hiện tượng chảy máu não, đau tim, tê liệt cơ tim và làm rối loạn khoang tim.
+ Trước khi ngủ không nên hút thuốc: Thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe của cơ thể mà trong thuốc lá có chứa chất nicôtin có tác dụng kích thích tinh thần, làm cho trí não càng trở nên hưng phấn, nên rất khó ngủ. Vì thế tốt nhất không nên hút thuốc trước khi ngủ.
– Giữ gìn sự ổn định của quy luật sinh lý: Thời gian ngủ và các hoạt động trước khi ngủ cần phải ổn định. Không nên đi ngủ thất thường: Hôm nay ngủ sớm, ngày mai lại ngủ muộn; cũng không được hoạt động thất thường như hôm nay xem phim kịch tính, ngày mai tập thái cực quyền… Những hoạt động thất thường này có thể làm rối loạn sinh lý trong cơ thể, ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ.
4. Những vấn đề người cao tuổi cần chú ý khi ngủ
– Người già cần lưu ý trước khi ngủ:
+ Không nên ngẫm nghĩ, tư duy trước giờ ngủ: Nhiều người già có thói quen làm một số công việc hoạt động trí óc trước khi ngủ, thậm chí đã lên giường nằm ngủ rồi vẫn cố suy ngẫm, tư duy giải quyết công việc. Thói quen này thực sự không tốt đối với giấc ngủ. Trước khi ngủ, nếu trí óc hoạt động và làm việc quá mạnh thì sẽ khó được khống chế và như vậy khiến cho não khó có thể đi vào giấc ngủ. Vì thế trước khi ngủ cần phải để cho đầu óc được thả lỏng, nghỉ ngơi, giải trí để não được nghỉ ngơi và để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.
+ Trước khi ngủ không được ăn uống quá nhiều: Nếu trước khi ngủ, người cao tuổi dùng những đồ uống có tính kích thích như cà phê, nước trà… sẽ làm cho tinh thần bị kích thích nên bị khó ngủ. Hơn nữa, nếu ăn quả nhiều trước khi ngủ sẽ làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, làm cho một số cơ quan bộ não phải làm việc nhiều nên não mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó trước khi ngủ tốt nhất không nên uống nhiều cà phê, uống nhiều trà hay ăn quá nhiều đồ ăn… Nếu như đói quá, có thể ăn một số đồ ăn dễ tiêu hóa. Nhưng khi ăn xong không nên lập tức đi ngủ ngay mà nên đợi ít nhất khoảng nửa tiếng sau mới đi ngủ.
– Không nên để cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nhân tố kích thích trước khi ngủ: Nhiều người cao tuối có thói quen tivi, đọc báo trước khi ngủ. Khixem những bộ phim, bức tranh hay các bài báo quá kịch tính mang tính mạo hiểm… sẽ rất dễ làm cho tinh thần bị kích thích, dễ gây ra hiện tượng mất ngủ. Vì thế người cao tuổi nên tránh tiếp nhận những nhân tố kích thích tinh thần. Khi tinh thần bị kích động có thể giải tỏa sự kích động bằng cách: Nằm ngửa, thả lỏng toàn thân, đặt hai tay lên bụng dưới… Làm như vậy trong vòng 10 – 20 phút sẽ làm cho tinh thần được trở về trạng thái bình thường.
– Môi trường giấc ngủ của người già:
+ Không nên ngủ ở trong phòng thoáng gió: Trước khi ngủ cần phải chú ý đóng hết tất cả mọi cửa phòng, mặc dù mùa hè nóng bức cũng cần phải làm như vậy để tránh gió thổi vào, khi ngủ, sức đề kháng của cơ thể rất kém, nếu gặp gió độc sẽ rất dễ bị cảm lạnh thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể bị tê liệt toàn thân.
+ Không nên ngủ dưới ánh đèn: Nếu ngủ dưới đèn, ánh sáng sẽ gây ra kích thích cho cơ thể, hơn nữa còn gây ra sự rối loạn đối với nhiệt độ cơ thể, huyết áp, khiến tinh thần bất an và khó ngủ.
– Các vấn đề người cao tuổi cần lưu ý khi ngủ:
+ Không nên mở miệng khi ngủ: Nếu mở miệng khi ngủ, khoang miệng sẽ trở thành bộ phận hô hấp. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều vi khuẩn độc hại xâm nhập vào cơ thể qua con đường hô hấp này, và dễ gây ra các loại bệnh khác nhau.
+ Khi ngủ tốt nhất nên nằm nghiêng bên phải: Những người cao tuổi khi ngủ tốt nhất nên nằm nghiêng về phía bên phải. Tư thế này sẽ giúp toàn cơ thể được hoàn toàn thả lỏng, rất tốt cho việc giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi cho các bộ phận, cơ quan trên cơ thể.
+ Không nên chùm đầu ngủ: Chùm đầu ngủ sẽ làm cho cơ thể không thể thoát được nhiệt ra ngoài, nếu bị lạnh sẽ rất dễ bị cảm. Chùm đầu ngủ sẽ làm cho không khí không thể lưu thông, làm cho khí CO2 không thể kịp thời thoát ra ngoài, lượng khí O2 hít vào sẽ giảm… Do đó không thể phát huy chức năng thông thường của hệ hô hấp và hệ thống tuần hoàn, từ đó sẽ gây ảnh hưửng không tốt cho sức khỏe.
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Theo dõi chúng tôi trên Zalo:
Người Già Bị Mất Ngủ, Ngủ Không Sâu Giấc Cần Làm Gì Để Ngủ Ngon Hơn?
Mất ngủ là một trong những tình trạng phổ biến khi về già
Xây dựng thói quen khi ngủ
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lại đồng hồ sinh học. Thông thường, người già thường ngủ rất muộn và thức dậy rất sớm. Điều này có thể khiến họ không thể có được giấc ngủ sâu (giấc ngủ REM).
Người già nên đi ngủ cùng một thời điểm vào mỗi đêm
NÊN ĐỌC
Người già thường ngủ những giấc ngủ ngắn trong suốt cả ngày, điều này khiến họ không có những giấc ngủ sâu. Bởi vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi, thay vì ngủ trưa, người già nên đứng dậy và đi dạo xung quanh nhà.
Tránh sử dụng đồ uống có chứa caffeine sau 10 giờ sáng
Uống đồ uống chứa caffeine sau 10 giờ sáng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Caffeine có thể tồn tại trong cơ thể đến 12 giờ. Vì vậy, nếu bạn là người nhạy cảm với cà phê thì nó có thể là thủ phạm gây gián đoạn giấc ngủ. Caffeine cũng làm tăng nguy cơ loãng xương và mất xương. Tốt nhất, bạn nên uống một cốc trà thảo dược trước khi đi ngủ hoặc uống một ít sữa nghệ để dễ ngủ hơn.
Đồ uống chứa caffeine có thể là thủ phạm gây mất ngủ ở người già
Tập thể dục hàng ngày nhưng không tập quá gần giờ đi ngủ
Tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày sẽ giúp người già ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, không nên tập luyện trước khi đi ngủ trừ khi bạn đang tập các động tác yoga nhẹ nhàng.
Không sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi ngủ
Để ngủ ngon hơn, người già không nên sử dụng các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ kích thích tuyến tùng (tuyến tùng chịu trách nhiệm sản suất melatonin – hormone giúp chúng ta ngủ ngon). Nếu tuyến tùng hoạt động liên tục, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin và giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng. Thay vì dùng các thiết bị điện tử, người già nên thở sâu, giải ô chữ hoặc những trò chơi có tính sáng tạo mà không cần đỏi hỏi quá nhiều năng lượng từ não. Điều này sẽ giúp cơ thể thư giãn và giúp người già ngủ dễ hơn.
Người già không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
Kiểm tra một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể là thủ phạm gây mất ngủ. Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy mình không ngủ ngon sau khi dùng một số loại thuốc thì hãy trao đổi với bác sỹ về tác dụng phụ của các loại thuốc và hỏi xem liệu bạn có thể giảm liều hoặc chuyển sang một loại thuốc khác không. Sử dụng các sản phẩm bổ sung melatonine vào mỗi tối trước khi đi ngủ cũng giúp người già ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác.
Áp dụng chế độ ăn Clean Eating
Chế độ ăn Clean Eating là chế độ ăn tập trung vào các thành phần lành mạnh, gần gũi với tự nhiên hơn và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn. Chế độ ăn này có nhiều lợi ích với sức khỏe, nó cũng giúp hỗ trợ người già ngủ ngon hơn.
Lý do là mất ngủ có thể làm gia tăng cảm giác ngon miệng của bạn bằng cách ảnh hưởng đến hai hormone quan trọng trong cơ thể là leptin và ghrelin. Leptin là hormone báo hiệu rằng chúng ta đã ăn đủ no, không ăn tiếp nữa. Mặt khác ghrelin là hormone giúp ra tín hiệu khi nào chúng ta đói và cần nạp thức ăn. Thiếu ngủ làm mất cân bằng hàm lượng leptin và ghrelin trong cơ thể, cụ thể là làm sụt giảm leptin và tăng ghrelin.
Để ngủ ngon hơn, người già nên cắt giảm các thực phẩm nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn và nên ăn nhiều rau củ, thịt nạc, chất béo lành mạnh…
Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Cải Thiện Giấc Ngủ Của Người Cao Tuổi
Giấc ngủ tốt là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện. Đối với người cao tuổi, giấc ngủ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, làm cho tinh thần ôn hòa, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng góp phần làm chậm sự già yếu và kéo dài tuổi thọ của mỗi người. Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi?
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi
Về sinh lý:
Tình trạng tiểu đêm: Khi đã về già, chức năng bài tiết bị rối loạn. Vì vậy buổi tối khi ngủ, người cao tuổi thường phải tỉnh giấc để sử dụng nhà vệ sinh nhiều lần, gây ra sự rối loạn đối với giấc ngủ.
Cơ thể bị bệnh: Nhiều người già thường mắc các bệnh khác nhau. Cho dù những bệnh về thể xác hay tinh thần cũng đều gây ra những triệu chứng không tốt cho giấc ngủ ban đêm, làm rối loạn và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
Về tâm lý:
Tâm trạng của người cao tuổi thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài. Nhiều người thường rất cả nghĩ. Nếu ban ngày gặp phải việc không theo ý muốn, họ liền xuất hiện tâm trạng không vui: sầu muộn, tự ti, bị tổn thương, cảm thấy cô đơn…Do đặc điểm về tâm sinh lý của tuổi già nên tâm trạng này thường phải kéo dài rất lâu, thậm chí đến buổi tối vẫn chưa được giải tỏa hết. Như vậy giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng, khiến cho họ khó ngủ, hay cho dù ngủ rồi nhưng vẫn hay bị tỉnh giấc.
Ảnh: Giải đáp nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi
Làm Sao Để Cải Thiện Giấc Ngủ Cho Người Cao Tuổi
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho người cao tuổi
Muốn có giấc ngủ tốt, người già nên có tập luyện để thành thói quen tốt, đặc biệt ở người luôn có rối loạn giấc ngủ với nhiều lý do khác nhau. Nên ngủ đủ thời gian từ 7-8 tiếng trong một ngày, bao gồm cả giấc ngủ trưa hơn 20 phút.
Nên có thói quen đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng theo một thời gian cố định. Việc này giúp tăng cường thêm chức năng sinh học và có thể giúp người cao tuổi dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Ảnh: Thói quen đi ngủ đúng giờ cho người cao tuổi
Quan tâm đến môi trường ngủ của người cao tuổi
Ngoài ra, phòng ngủ của người cao tuổi nên được bố trí ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại, thoáng nhưng tránh gió lùa.
Ảnh: Không gian ngủ của người cao tuổi
Người cao tuổi không nên ăn hoặc uống quá nhiều trước giờ ngủ
Người già không nên đi ngủ khi bụng đói và càng không nên ăn quá no trước khi đi ngủ tối. Các loại thức ăn mềm, dễ tiêu nên được lựa chọn để tránh rối loạn tiêu hóa gây mất ngủ. Ngoài ra, không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ gây tiểu đêm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ.
Rượu, cafein và nicotine là 3 thủ phạm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. Người cao tuổi cần hạn chế đến mức tối đa hoặc tốt nhất là kiêng hẳn nếu muốn có giấc ngủ ngon vào buổi tối. Hàm lượng cafein trong trà và café rất cao, có tác dụng kích thích tinh thần và làm cho người khó ngủ, vì thế gây ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ của người già. Đồng thời cũng không nên uống rượu làm máu tuần hoàn trong cơ thể nhanh hơn, sinh ra nhiều nhiệt rất dễ bị cảm lạnh.
Ảnh: Chế độ ăn uống của người cao tuổi
Tăng cường thời gian tập thể dục hàng ngày
Dù tuổi già không còn được khỏe mạnh, dẻo dai như khi còn trẻ nhưng cũng nên chú ý vận động thân thể. Ví dụ: buổi chiều hoặc khi ăn cơm tối xong nên làm một số công việc nhẹ nhàng như: tưới hoa, dọn dẹp nhà cửa, đi bộ, thậm chí có thể là nói chuyện với mọi người hay xem báo…
Người cao tuổi nên tắm nước ấm trước khi ngủ
Tắm nước ấm làm cơ thể ấm lên, tăng tốc độ tuần hoàn máu, tăng sự bài tiết đối với cơ thể. Do đó các cơ sẽ được giãn nở, cơ thể vì thế cũng được thả lỏng hơn. Ngoài ra, gội đầu bằng nước ấm sẽ giúp trí não thư giãn và dễ dàng được điều khiển. Điều này là một tiền đề rất tốt cho một giấc ngủ sâu và ngon.
Không nên ngẫm nghĩ, tư duy trước khi ngủ
Nhiều người già có thói quen làm một số công việc hoạt động trí óc trước khi ngủ, thậm chí đã lên giường nằm ngủ rồi vẫn cố suy ngẫm, tư duy giải quyết công việc. Thói quen này thực sự không tốt đối với giấc ngủ. Bởi nếu trí óc hoạt động và làm việc quá mạnh thì sẽ khó được khống chế và khiến cho não khó có thể đi vào giấc ngủ. Vì thế trước khi ngủ cần phải để cho đầu óc được thả lỏng, giải trí để não được nghỉ ngơi và giấc ngủ được ngon và sâu hơn.
Tránh căng thẳng hoặc xúc động mạnh trước khi đi ngủ
Một số người cao tuổi có thói quen tivi, đọc báo trước khi ngủ. Tuy nhiên, những bộ phim, bài báo quá kịch tính mang tính mạo hiểm… sẽ rất dễ làm cho tinh thần bị kích thích, dễ gây ra hiện tượng mất ngủ. Vì thế người cao tuổi nên tránh tiếp nhận những nhân tố kích thích tinh thần. Bạn có thể giải tỏa sự kích động bằng cách: Nằm ngửa, thả lỏng toàn thân, đặt hai tay lên bụng dưới… Làm như vậy trong vòng 10–20 phút sẽ làm cho tinh thần được trở về trạng thái bình thường.
Quý khách quan tâm có thể tìm kiếm sản phẩm Liên Á tại các showroom, đại lý hoặc đặt hàng online. Liên Á áp dụng chính sách giao hàng miễn phí nhiều nơi trên toàn quốc (*).
Tìm hiểu thêm thông tin về Liên Á tại: https://liena.com.vn/
Tham khảo các sản phẩm nệm cao su Liên Á tại: https://liena.com.vn/nem
Hotline tư vấn sản phẩm, dịch vụ, hậu mãi 1800 1242 (cuộc gọi miễn phí)
Địa chỉ showroom Liên Á trên toàn quốc tại:https://liena.com.vn/cua-hang
Theo dõi cập nhật fanpage Liên Á tại:https://www.facebook.com/ChanDrapGoiNemLienA/
(*) Một số địa điểm phương tiện vận chuyển không thể đến được vì điều kiện đường phố quá khó khăn, Công ty sẽ thỏa thuận để thống nhất phương thức và chi phí phát sinh nếu (nếu có) với quý khách.
Làm Sao Để Người Già Ngủ Ngon?
Một giấc ngủ ngon là giấc ngủ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, nghĩa là ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Nhưng theo quy luật tự nhiên và nhịp sinh học của con người, càng về già càng cảm thấy khó ngủ. Vậy làm sao để người già ngủ ngon là câu hỏi không dễ.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Một sức khỏe tốt sẽ là điều kiện quan trọng để có một giấc ngủ ngon. Vì thế người già cần đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, giảm chất béo, chất ngọt, tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ để nâng cao sức đề kháng; ngoài ra, cần bổ sung các thực phẩm giúp người lớn tuổi ngủ ngon như: trà tim sen, trà actiso, trứng vịt lộn, nhãn, táo tàu, nước yến… Người già nên tránh xa các thực phẩm gây khó ngủ như: trà, cà phê, nước ngọt có chất cafein vì chúng được xem là “kẻ thù” của hệ thần kinh trung ương.
Chế độ luyện tập thể dục thể thao
Người lớn tuổi có thể tập những môn thể thao phù hợp như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga… để tăng cường sức khỏe, nâng cao độ dẻo dai, giúp ăn ngon, ngủ tốt. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ nên kéo dài khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày và nên cách giờ ngủ ít nhất 3 giờ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.
Chế độ luyện tập thể thao phù hợp giúp người già ngủ khỏe hơn
Thư giãn trước khi ngủ
Trước khi đi ngủ, người lớn tuổi có thể tắm với nước ấm hoặc nghe nhạc, kết hợp với hít thở sâu, thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, quan trọng nhất là giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, nóng giận, suy nghĩ nhiều…
Không gian ngủ lý tưởng
Phòng ngủ là không gian riêng chỉ dành cho việc ngủ nên nhất thiết không để đồ đạc lộn xộn, tránh xa tiếng ồn, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp và kín gió về mùa đông. Ngoài ra, người lớn tuổi hay bị đau lưng, vì thế nên sử dụng nệm nước mát mùa hè và nệm dày mùa đông để ngủ ngon hơn.
Sự yên tĩnh, không gian thoáng đãng và nhất là không để tiếng chuông đồng hồ làm ảnh hưởng, chính là bí quyết cho giấc ngủ sâu hơn.
Đừng để tiếng đồng hồ làm phiền giấc ngủ người già
Sử dụng tã giấy
Đối với người già, việc thức giấc giữa đêm khiến họ khó tìm lại giấc ngủ sâu. Vì thế, các hoạt động tiểu tiện sẽ là trở ngại lớn cho giấc ngủ người cao tuổi. Riêng đối với người lớn tuổi mất kiểm soát đường tiểu, việc mỗi sáng thức dậy phải chứng kiến người nhà phải dọn dẹp vệ sinh, giặt giũ… sẽ khiến họ dần trở nên tự ti, buồn nản vì mặc cảm trở thành gánh nặng cho gia đình.
Để tạo tâm lý thoải mái, trước khi đi ngủ người lớn tuổi nên đi vệ sinh, đồng thời có thể sử dụng tã giấy người lớn như một biện pháp hữu ích giúp họ tự tin để ngủ ngon hơn mà không sợ ảnh hưởng đến vệ sinh cá nhân.
Tã người lớn SunMate sử dụng mặt đáy thoáng khí dạng vải mềm mại, giúp thoát hơi nóng ẩm hiệu quả. Lõi bông tăng cường hạt siêu thấm kháng khuẩn, khử mùi. Sử dụng tã giấy giúp chia sẻ việc chăm sóc người thân một cách tốt nhất, để họ luôn thoải mái, tự tin vui sống mỗi ngày.
Người Già Bị Mất Ngủ Phải Làm Sao Để Ngủ Ngon?
Người già vốn là đối tượng dễ mắc bệnh mất ngủ nhất. Bệnh tình không chỉ khiến cho họ mệt mỏi, uể oải, tinh thần và cuộc sống bị giảm sút mà còn dễ gây nên những bệnh lý nguy hiểm. Vậy, người già bị mất ngủ phải làm sao để khắc phục một cách nhanh chóng nhất?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng mất ngủ ở người già. Do tuổi tác, ít vận động thể lực, nhịp sinh học thay đổi, ít tiếp xúc với ánh mặt trời… Dù do bất cứ nguyên nhân nào gây nên, hãy tìm hiểu và xác định để có hướng khắc phục phù hợp nhất.
1. Người già bị mất ngủ nên thay đổi chế độ dinh dưỡngChế độ dinh dưỡng vừa là nguyên vừa là cách khắc phục bệnh mất ngủ ở người già. Để không tiếp tục rơi vào tình trạng mất ngủ người già nên hạn chế uống chất chất kích thích như: rượu, cà phê, trà mạn… vào chiều và tối.
Không nên ăn quá no vào buổi tối đồng thời cũng hạn chế đồ ăn nhanh và thực phẩm cay nóng vì chúng không hề tốt cho dạ dày, đường tiêu hóa. Dễ gây nên tình trạng đầy hơi khó chịu.
Một số loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ người già có thể bổ sung như: ngũ cốc, cá, socola, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa…
2. Người già bị mất ngủ nên sử dụng các liệu pháp tâm lýMột nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ ở người già là do tình trạng căng thẳng quá mức. Do đó, người già bị mất ngủ phải làm sao để khắc phục thì nên sử dụng liệu pháp tâm lý để điều trị.
Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tránh tiếng ồn quá lớn. Có thể tâm sự cùng người thân để giải quyết những khúc mắc, vấn đề, những trăn trở trong lòng…
Nếu người già gặp phải những cú sốc lớn, những áp lực thần kinh quá căng thẳng thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ. Điều này vừa giúp người già có thể giải tỏa được tâm lý.
Đứng trên vị trí người con, người thân trong gia đình; mỗi người cũng nên dành thời gian, sự quan tâm tới những người cao tuổi. Đặc biệt là những người bị mất ngủ, khó ngủ. Chính điều này cũng phần nào giúp người già, người cao tuổi có thể cởi mở và chia sẻ các vấn đề mà họ đang gặp phải.
3. Người già bị mất ngủ nên tập thể dụcNgười già bị mất ngủ phải làm sao để khắc phục hãy vận động nhiều hơn. Một nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ ở người già chính là do họ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và cơ thể trở nên ỉ nại, lười vận động.
Tuy nhiên, khi cơ thể càng già đi thì khả năng sản xuất hormone melatonin lại càng giảm. Đây là loại hormone do tuyến tùng sản xuất giúp mỗi người có được giấc ngủ ngon và sâu. Trong quá trình vận động ngoài trời, hormone melatonin cũng được tổng hợp và giúp người già ngủ ngon.
4. Người già mất ngủ nên tạo một không gian yên tĩnh khi ngủChăm sóc giấc ngủ cho người cao tuổi khá đơn giản, bạn nên chuẩn bị một không gian ngủ yên tĩnh và rộng rãi thoáng mát. Hãy đảm bảo các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ. Phòng ngủ chỉ giải quyết một mục đích đơn thuần là không gian để ngủ. Không nên chứa quá nhiều đồ đạc, không ăn uống hay biến nó thành nơi chứa đồ, phòng đọc sách…
Cố gắng ngủ theo trình tự và đủ giấc. Nếu bị mất ngủ quá cũng đừng quá lo lắng. Chỉ khi nào chính bản thân người già có được sự thoải mái và dễ chịu thì tự khắc giấc ngủ sẽ đến nhanh hơn.
5. Người già mất ngủ nên dùng thuốcNếu tình trạng mất ngủ có xu hướng nghiêm trọng, hãy sử dụng thuốc. Có nhiều loại thuốc an thần có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ. Tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh mà sử dụng thuốc phù hợp.
– Trong trường hợp người già đang mắc các bệnh lý thì nên dùng thuốc điều trị bệnh trước. Khi bệnh đã được kiểm soát thì mới dùng thuốc trị bệnh mất ngủ.
– Một số loại thuốc trị bệnh mất ngủ cho người già được sử dụng phổ biến: benzodiazepine (Seduxen), thuốc chống trầm cảm… Những thuốc này thường để lại các tác dụng phụ như buồn ngủ, người mệt mỏi…
Người già bị mất ngủ phải làm sao? Hãy tham khảo 5 cách điều trị và khống chế bệnh kể trên. Nếu áp dụng đúng phương pháp chắc chắn bệnh sẽ nhanh chóng được khống chế.
Phương Pháp Giúp Người Già Dễ Ngủ Hơn
Người cao tuổi thường hay mắc chứng mất ngủ khiến cho sức khoẻ và tinh thần giảm sút ảnh hưởng đến tuổi thọ. Mất ngủ ở người già do nhiều nguyên nhân gây ra, ngoài nguyên nhân do bệnh tật thì các yếu tố như: căng thẳng thần kinh, quá vui, quá buồn, ăn uống quá no, do các chất kích thích, do môi trường ngủ quá sáng hoặc quá ồn đều dẫn đến mất ngủ. Vậy làm sao để giúp người già dễ ngủ và có giấc ngủ ngon hơn, sau đây Wikicachlam sẽ chia sẽ đến với bạn phương pháp để giúp người già dễ ngủ hơn.
Phương pháp giúp người già dễ ngủ hơn1.Thư giãn trước khi ngủ Để có một giấc ngủ ngon đối với người già thì cần tạo một môi trường, không gian xung quanh thật yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ. Tạo thói quen về giờ giấc sinh hoạt, đi ngủ ặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Khi đi ngủ không nên đọc sách, xem tivi, nhìn đồng hồ, tránh căng thẳng, lo lắng, xúc động,…
2.Chơi thể thao thường xuyên Lười vận động là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ ở người già. Các bạn nên có một chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và khoa học để có những giấc ngủ ngon nhất cũng như rèn luyện thân thể, thể lực, thể chất. Đối với người cao tuổi thì phương pháp đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng là được khuyến khích nhất. Không nên chơi các môn thể thao nặng, đòi hỏi sức lực nhiều.
3.Chế độ dinh dưỡng hợp líĐể có một giấc ngủ ngon đối với người lớn tuổi thì cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Có những loại thực phẩm làm cho dễ ngủ nhưng cũng có những loại thực phẩm gây mất ngủ, trằn trọc. Vì vậy các bạn cần lựa chọn thích hợp những loại thức ăn, thức uống phù hợp. Những người lớn tuổi nên ăn những thức ăn dễ tiêu và có nhiều vitamin B1, thức ăn giàu chất khoáng như rau muống, mồng tơi; cam, quýt, đu đủ chín; đậu phụ, sữa đậu nành,… Đặc biệt không nên uống rượu, bia và các chất kích thích gây tổn hại gan và gây mất ngủ như cà phê, các loại nước có ga như pép si,coca-cola,… Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
Wikicachlam
Cập nhật thông tin chi tiết về Giấc Ngủ Của Người Già trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!