Xu Hướng 6/2023 # Giải Pháp Cho Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc Đau Bụng # Top 12 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giải Pháp Cho Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc Đau Bụng # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Cho Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc Đau Bụng được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc và khó chịu

·         Bé có khóc quá 3 tiếng một ngày?

·         Bé có khóc nhiều hơn 3 ngày trong tuần?

·         Tình trạng này đã kéo dài hơn 3 tuần chưa?

Giúp trẻ sơ sinh xoa dịu cơn khó chịu do đau bụng quấy khóc

Tạo cảm giác thoải mái khi cho trẻ ăn: Thay đổi chế độ ăn cũng có thể cải thiện tình trạng đau bụng của trẻ.

· Nếu trẻ đang bú mẹ: Mẹ nên thay đổi chế độ ăn của chính mình để xem tình trạng của trẻ có cải thiện hay không. Ví dụ như:

+  Cắt giảm thức uống chứa caffeine.

+  Hạn chế ăn thực phẩm làm từ sữa đậu nành, trứng, sữa bò.

+  Thử chế độ ăn không chứa bột mỳ.

· Nếu trẻ đang dùng sữa bột: Mẹ hãy thử thay đổi sang một công thức sữa phù hợp cho trẻ. Một công thức sữa dễ tiêu hóa sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn để bụng trẻ không còn khó chịu: Đôi khi trẻ bị đầy hơi và bụng có cảm giác khó chiu. Rất khó để xác định liệu trẻ đang khóc vì bị đầy hơi hay do khóc nhiều dẫn đến hít nhiều không khí vào bụng mà dẫn đến chứng đầy hơi. Tuy vậy, dù là nguyên nhân nào đi nữa, mẹ hãy là người tạo cho trẻ sự thoải mái bằng cách gập một chân của trẻ lại, sao cho đầu gối nằm trên bụng, rồi nhẹ nhàng thả xuống và lặp lại với chân còn lại, hoặc mẹ có thể giúp trẻ ợ để thoát hết khí ở bụng ra ngoài.

Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Xem thử cách nào hiệu quả nhất với em bé của bạn.

· Đối với trẻ sơ sinh, hãy quấn trẻ vào chiếc khăn, mang cảm giác giống như trẻ đang được ôm chặt trong bụng mẹ.

· Giữ trẻ thoải mái bằng máy tạo tiếng ồn êm dịu vô hại hay âm thanh rè rè vừa phải của máy hút bụi.

· Mẹ hãy vừa bế trẻ đi dạo vòng quanh, đồng thời tay xoa lung tạo cảm giác dễ chịu.

· Những chiếc ghế rung cũng là thiết bị hữu ích lúc này.

· Đặt trẻ trên đùi, bụng hướng xuống dưới, đồng thời tay xoa lưng trẻ.

Bố mẹ hãy biết khi nào cần đến gặp bác sĩ nhi khoa: Phần lớn trẻ quấy khóc nhiều thường thể hiện sự đói và thèm ăn. Tuy vậy, bất kì khi nào bố mẹ cảm thấy con mình không ổn như có triệu chứng khó ăn, khó nuốt, trẻ có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Gia đình hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có những triệu chứng sau đây:

· Trẻ vẫn khóc và không có dấu hiệu ngừng lại cho dù bạn đã dùng mọi cách để giúp trẻ cảm thấy thoải mái.

· Trẻ sốt trên 38 độ C.

· Trẻ đi tiêu ra máu hoặc sốt phát ban.

· Da và môi trẻ trở nên xanh xao.

· Trẻ không chịu ngủ.

Những dấu hiệu trên là những biến chứng nguy hiểm chứ không đơn giản là việc trẻ khóc và quấy rối, lúc này bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và chẩn đoán đúng bệnh cho trẻ.

Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Quấy Khóc

Trẻ sơ sinh thường có nhiều biểu hiện khác nhau khiến các gia đình luôn phải lo lắng không biết đó là dấu hiệu bình thường hay có vấn đề gì với trẻ.

Một trong những hiện tượng làm cho các mẹ phải bận tâm đó là trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình kèm theo đỏ mặt.

Vặn mình là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh trong khoảng 2-3 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có trẻ xuất hiện từ sớm khoảng 10-15 ngày sau sinh.

Khi trẻ sơ sinh vặn mình thường đi kèm với dấu hiệu đỏ mặt và chỉ hai ba phút sau bé sẽ tự hết.

Tuy nhiên, ở một số trẻ, ngoài việc đỏ mặt khi vặn mình còn kèm theo các dấu hiệu như: khó ngủ và ngủ ít (không đạt đủ ít nhất 15 tiếng một ngày) trong thời gian này, đổ nhiều mồ hôi, bị thức giấc giữa đêm, tóc rụng hình vành khăn, nôn ói và chậm tăng cân …

Đây là biểu hiện cho thấy trẻ có thể đang bị thiếu Canxi nên các mẹ nên cho trẻ đi khám và tìm cách bổ sung thêm Canxi cho trẻ.

Ngoài ra, cũng có một vài nguyên nhân khách quan khiến trẻ ngủ không yên, hay vặn vẹo mình đó là trẻ chưa được bú no trước khi ngủ mà trong lúc ngủ vẫn đi vệ sinh nên trẻ bị đói hoặc vì tã bị ướt nhưng bố mẹ chưa kịp thay làm cho trẻ khó chịu, không thể nằm ngoan được, phải vặn mình, quấy khóc chúng tôi đó các mẹ cũng nên lưu tâm để ý đến bé dù bé vẫn đang ngủ.

Cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vì biểu hiện vặn mình kèm theo đỏ mặt là một trong những vấn đề mà hầu hết trẻ sơ sinh gặp phải nên các mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy con mình bị như vậy.

Nếu thấy trẻ vặn mình hoặc gồng mình đỏ mặt chỉ đơn giản hết sau vài phút và vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường thì không sao, các mẹ vẫn chăm sóc trẻ như hàng ngày.

Trong trường hợp trẻ khó ngủ, vặn mình nhiều hoặc quấy khóc vào ban đêm, trước hết, các mẹ nên kiểm tra xem bé có bị ướt tã hay bú no chưa?

Phải luôn đảm bảo trẻ không bị đói.

Đồng thời cũng cần xem xét những yếu tố bên ngoài như nhiệt độ phòng để làm sao tạo không khí nằm nghỉ cho trẻ được sạch sẽ, thoải mái nhất.

Các mẹ cũng nên lưu ý vì hiện nay có nhiều gia đình hay sử dụng điều hòa trong phòng ngủ cho trẻ nên nhớ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và với thời tiết mùa hè thì nên để một chậu nước trong phòng để giúp bé tránh bị khô mũi, khô da làm trẻ khó chịu, không chịu nằm yên.

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

– Hotline mua hàng:

Đặt Mua Online

Với tình trạng trẻ có thêm nhiều biểu hiện khiến ba mẹ lo lắng, không kiểm soát được bên cạnh sự vặn mình như nôn ói, ngủ ít trong nhiều ngày, tóc rụng hay không tăng cân, chậm phát triển thì cần đưa đến cơ sở y tế kiểm tra chắc chắn từ bác sĩ chuyên môn.

Những dấu hiệu này thường được biết đến là do trẻ thiếu canxi hoặc vitamin D và một số nguyên tố vi lượng khác cho máu và xương – là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi hay vặn mình.

Nhưng lượng canxi cần bổ sung cho trẻ và bổ sung như thế nào thì các mẹ không nên tự mình quyết định mà nên đi khám và nghe lời khuyên từ bác sĩ. Bởi nếu bổ sung không đúng cách thì lượng canxi cũng không hấp thụ được vào cơ thể hoặc nếu uống quá nhiều canxi cũng có thể gây nên một số bệnh hệ lụy sau đó như rối loạn tiêu hóa, táo bón, giảm lượng hấp thụ những nguyên tố vi lượng khác…

Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng nên tích cực cho trẻ tắm nắng đúng cách để cơ thể trẻ tổng hợp được lượng vitamin D tự nhiên giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển.

Thường thời gian phù hợp để trẻ tắm nắng là trước 9h sáng hoặc sau 5h chiều, đối với ngày đông có thể tắm trước 5h chiều (khoảng 3-4h chiều) để tránh muộn quá trẻ lại bị lạnh.

Vì trẻ sơ sinh vẫn còn nhỏ nên các mẹ nên để bé tập quen dần với ánh nắng, tìm hiểu thêm cách tắm nắng hợp lý cho trẻ vì không phải cứ cho trẻ ra nắng nhiều là hấp thụ được nhiều vitamin D cho xương và cơ thể bé.

Tuy hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là không cần quá lo lắng nhưng ba mẹ vẫn luôn phải để ý từng biểu hiện kèm theo. Nếu có dấu hiệu bất thường cần điều trị ngay để bé luôn được thoải mái, phát triển đầy đủ và khỏe mạnh.

Làm Thế Nào Khi Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc? 12 Mẹo Hay Cho Các Mẹ

Khóc là hành động vô cùng bình thường của trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nhưng bạn là những ống bố, bà mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm!

Em bé khóc làm bạn bối rối, lo lắng

Bạn đã thay bỉm, cho ăn, hay vỗ về mà bé vẫn chưa nín khóc

1. Quấn em bé chặt hơn 2. Cho em bé mút

Trẻ sơ sinh có bản năng bú mút. Em bé thích tự trấn an bản thân bằng cách mút chay, tuy không làm no bụng nhưng có thể làm dịu tâm lí. Nếu em bé khóc, hãy để e bé tự mút ngón tay cái của bé. Hay thử đưa cho bé một cái gì mềm mại có thể mút được, nhưng không phải bình sữa hoặc ti mẹ. Đó có thể là núm vú giả hoặc thậm chí là… ngón tay mẹ.

Địu em bé và đi lại xung quanh là một cách tuyệt vời để làm dịu bé. Các bé thích thú với cảm giác gần gũi và nhịp điệu của những bước chân. Khi địu em bé, tay bạn cũng được giải phóng và có thể làm được mọi việc như bình thường. Bạn có thể địu em bé ở phía trước, vừa đi vừa xoa lưng cho bé hoặc địu ở phía sau khi em bé đã lớn hơn. Nếu bạn đầu em bé không thích, đừng từ bỏ, hầu hết các em bé đều thích được địu và đi xung quanh như thế này. Cách này vừa khiến bé gần gũi với bố mẹ hơn, vừa có thể dỗ con, ru con ngủ trong lúc mẹ di chuyển bình thường, hơn nữa hơi ấm của bố mẹ sẽ giúp tạo cảm giác an toàn cho bé.

4. Để bé nằm trong nôi hoặc ghế rung, ghế bập bênh

Những chuyển động đều đều khiến bé phân tâm và quên khóc. Do vậy, khi bé quấy khóc, hãy cân nhắc đặt bé vào một chiếc ghế rung, ghế bập bênh hoặc nôi tự động. Hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn an toàn của nhà sản xuất về các giới hạn về tuổi và cân nặng cho các thiết bị này.

Thông thường những chiếc ghế rung chính hãng có kết cấu khung rất chắc chắn, có độ chịu lực tốt cũng như đai thắt an toàn nên bạn hoàn toàn có thể cho con nằm chơi hay ngủ trên ghế 1 mình mà không lo con bị té ngã kể cả khi con đã lớn hơn.

Về độ nghiêng của ghế sẽ có nhiều mức từ 1 chiếc ghế ngồi ăn bột đến 1 chiếc giường để bé ngủ nên sẽ không ảnh hưởng đến cột sống của bé. Tuy nhiên bạn cũng không nên cho bé nằm quá lâu trên ghế, khi bé đã ngủ sâu bạn nên bế bé đặt lên giường để bé ngủ được thoải mái nhất.

5. Sử dụng tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng là những âm thanh có thể che lấp những âm thanh khác thường được phát ra từ môi trường quanh.

Những âm thanh như tiếng rè rè khi TV hoặc radio mất sóng, tiếng máy hút bụi đang hoạt động, âm thanh từ máy rửa chén là một số ví dụ cho dạng âm thanh này. Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng chính những âm thanh tẻ nhạt này dễ làm cho bé thư giãn vì đây là âm thanh gợi nhớ đến môi trường ở trong tử cung mẹ khi bé còn là bào thai, và nếu bạn gặp may, bé sẽ buồn ngủ và nín khóc. Nhớ không để các đồ vật ấy quá gần tai trẻ. Nếu xung quanh bạn không có loại máy móc nào có thể tạo ra tiếng ồn trắng, bạn hãy tạo ra tiếng suỵt hay âm thanh kiểu Shhhhhh…shhhh…shhhh…

Tiếng suỵt kết hợp với việc đung đưa bé nhẹ nhàng đã được áp dụng hàng trăm năm nay để dỗ trẻ sơ sinh vào giấc ngủ.

6. Hát một bài hát

Hát cho em bé nghe một bài hát ru hoặc bài hát bé yêu thích hay bất kì một bài hát nào xuất hiện trong tâm trí bạn. em bé sẽ được an ủi bằng âm thanh giọng nói của bạn. Nếu bạn có một bài hát ngộ nghĩnh hoặc nhẹ nhàng thường xuyên hát cho con nghe, đây như một câu thần chú dỗ con nín khóc đó bạn. Bởi các bé sẽ liên tưởng nó tới khoảnh khắc và cảm giác hạnh phúc mỗi khi bài hát xuất hiện, nhờ vậy nhiều khả năng con sẽ dịu xuống và thôi khóc rất nhanh. Nếu như bạn bật nhạc quen thuộc bé không nín thì hãy thử sang một loại mới.

7. “Tắm trôi nước mắt”

Nếu em bé của bạn có xu hướng trở nên “hiền dịu” hơn khi tắm, hãy đổ đầy nước vào bồn và biến nó trở thành một thói quen thư giãn thường xuyên. Nếu có điều kiện, bạn nên vào trong bồn tắm cùng bé để thực hiện phương pháp da-tiếp-da: đặt bé lên ngực bạn để cơ thể bé ở dưới nước nhưng đầu bé vẫn phải an toàn trên mặt nước.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa việc tắm dưới nước và phương pháp da-tiếp-da sẽ khiến bé khoan khoái vô cùng. Bạn thậm chí có thể thử cho thêm một vài giọt tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu oải hương hoặc cúc. Nó không những có thể làm dịu em bé của bạn mà còn khiến bạn cảm thấy thoải mái. Một số em bé cảm thấy phấn khích khi tắm. Nếu điều này đúng với em bé của bạn, hãy đảm bảo sắp xếp thời gian tắm cho bé trước giờ chơi.

Massage là một phương pháp tuyệt vời để dỗ em bé nín khóc. Bạn có thể thử nghiệm với kem dưỡng da hoặc dầu massage đặc biệt cho bé, mặc dù chúng cũng không cần thiết lắm. Hầu hết trẻ con đều thích được chạm vào. Do đó, đừng lo lắng khi con khóc. Nhẹ nhàng xoa bóp tay chân cho bé. Sự chuyển động hoàn hảo của bàn tay mẹ sẽ mang lại sự thoải mái cho đứa trẻ. Trong quá trình massage, các mẹ phải luôn quan sát dấu hiệu của trẻ chẳng hạn như khó chịu hay thoải mái để có phản ứng điều chỉnh phù hợp

Một số cách massage ở từng vị trí:

Ngực: Sử dụng các ngón tay vuốt nhẹ từ giữa ngực ra hai bên nách và vai bé.

Bụng: Khép các ngón tay nhẹ nhàng xoa quanh bụng theo vòng quay theo chiều kim đồng hồ. Tránh tạo áp lực lên bàng quang của trẻ

Chân:

Một tay mẹ giữ chân trẻ, dùng tay kia vuốt nhẹ từ đùi xuống mắt cá chân.

Nâng bàn chân trẻ lên, dùng đầu các ngón cái ấn nhẹ vào giữa lòng bàn chân, tiếp đến vuốt ngược từ gót chân lên các ngón chân bé.

Xoay tròn nhẹ nhàng từ đùi xuống mắt cá chân.

Nâng cẳng chân bé lên bằng cả hai tay.

Tay:

Một tay mẹ giữ cánh tay bé, tay kia vuốt nhẹ từ vai xuống cổ tay. Đổi tay và lặp lại liên tục như hành động “vắt sữa”.

Dùng các ngón tay xoa nhẹ quanh cánh tay từ vai xuống cổ tay bé.

Mở ra nắm đấm của bé ra và chà xát lòng bàn tay và ngón tay

Lưng:

Nếu có thể, đặt em bé nằm sấp, mẹ thay phiên dùng hai tay vuốt dọc sống lưng bé, bắt đầu từ đỉnh đầu xuống tới các ngón chân.

9. Bế bé theo kiểu “Colic Carry”

Thỉnh thoảng khi em bé của bạn khóc một cách khó chịu và những gì bé cần là một áp lực lên bụng, để giúp giảm khí và đau bụng.

“Colic Carry” chính là kiểu bế giúp làm xoa dịu những cơn khóc dai dẳng do đau bụng không rõ nguyên nhân. Vị trí này sẽ tạo ra một áp lực nhẹ nhàng lên dạ dày bé, làm dịu cơn đau bụng khó chịu của bé.

Đặt em bé nằm sấp trên cẳng tay của bạn, ôm đầu em bé bằng bàn tay. Sử dụng tay kia của bạn để trấn an và xoa lưng em bé. Hay bạn có thể để mặt em bé áp dọc cánh tay của bạn, má của bé ở cùi chỏ của bạn.

Hoặc giữ em bé ở tư thế đứng thẳng, áp bụng của em bé vào vai bạn.

Hoặc đặt em bé nằm ngửa và đẩy đầu gối lên đến bụng trong 10 giây, sau đó thả ra và lặp lại, để giúp giảm khí.

10. Đưa bé ra ngoài

Sự di chuyển có thể là tất cả những gì em bé cần để bình tĩnh lại. Đôi khi chỉ đơn giản là mở cửa cho bé ra ngoài trời cũng khiến bé ngừng khóc. Nếu mãi bé vẫn không nín, mẹ nhìn xung quanh, nhìn lên bầu trời và nói chuyện với trăng sao, hoặc mọi thứ bận rộn xung quanh. Bé sẽ bị mẹ “gài bẫy” và nín ngay. Sự thay đổi về ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tầm nhìn, âm thanh và mùi có khả năng cải thiện tâm trạng của bé – và cho cả của bạn nữa.

Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể cảm thấy chán – và nếu chúng cảm thấy như vậy, chúng có thể khóc để thu hút sự chú ý của bạn. Để giúp em bé của bạn được giải trí, hãy thử lặp đi lặp lại một số những âm thanh ngớ ngẩn hay biểu cảm dễ thương bạn tự tạo ra, hay cố gắng tìm thêm đồ chơi và những vật dụng khác để bé nhìn ngắm và sau đó chơi với nó, điều này có thể làm bé trở nên bận rộn. Một số bé thích nhìn và nghe bạn đọc một cuốn sách có vần đơn giản, trong khi những bé khác cười khúc khích nếu bạn bật một số giai điệu và nhảy với chúng.

12. Giữ yên tĩnh

Một số bé có thể khóc khi bị kích động. Nếu bé quấy khóc, hãy hạn chế sự phấn khích, hạn chế người đến thăm và sự kích thích, đặc biệt là vào buổi tối hoặc chiều tối. Hay bật đèn dịu hơn, tắt nhạc, để điện thoại vào chế độ rung cũng có thể làm em bé yên tĩnh trở lại. Hãy nhớ rằng, một em bé sơ sinh mới thay đổi môi trường trong bụng mẹ ra ngoài, mọi thứ hoàn toàn mới mẻ để có thể là quá sức chịu đựng với bé.

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Quấy Khóc Mẹ Phải Làm Thế Nào?

Thêm vào đó do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện, chỉ cần một vài sự thay đổi hoặc chế độ ăn uống của mẹ không đảm bảo là cũng có thể khiến con bị đầy bụng.

Khó chịu, thường xuyên quấy khóc cả đêm lẫn ngày

Khi bị đầy hơi bé thường có biểu hiện khó chịu, thường xuyên quấy khóc cả đêm lẫn ngày. Đồng thời mẹ sẽ thấy bụng bé căng và chướng lên, bé ợ hơi và xì hơi liên tục, chán ăn và bỏ bú, ngủ không sâu giấc, có trường hợp còn kèm theo tiêu chảy…

Tìm hiểu: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?

Giải pháp cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc:

Lúc này mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh xem xét lại các nguyên nhân có thể khiến bé bị đầy bụng là do đâu. Tuỳ vào từng nguyên nhân sẽ có giải pháp đối phó hiệu quả và toàn diện hơn. Cụ thể như sau:

+ Hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng mẹ xem đã phù hợp với bé hay chưa. Bởi trong thời kỳ sơ sinh thì hệ tiêu hoá của bé còn non yếu nên mẹ cần có chế độ kiêng khem nhất định.

Nếu như mẹ ăn nhiều các thực phẩm gây đầy bụng, uống nhiều đồ uống có gas, ăn nhiều đồ cay nóng… thì chắc chắn em bé sẽ bị ảnh hưởng và dẫn tới đầy hơi. Do vậy cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống bằng cách tăng cường ăn rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu để bé mau khỏi đầy bụng.

+ Kiểm tra và thay bình sữa phù hợp cho bé. Bạn nên biết nhiều loại bình sữa kém chất lượng thường chảy rất nhanh hoặc không có van lỗ nên khiến trẻ bú sữa thì ít mà hơi thì nhiều. Vì thế hãy chọn loại bình có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc là có van kiểm soát lượng sữa để giúp bé tránh bị nuốt hơi khi bú.

Mẹ hạn chế ăn nhiều các thực phẩm gây đầy bụng, uống nhiều đồ uống có gas, ăn nhiều đồ cay nóng…

Kiểm tra và thay bình sữa phù hợp cho bé, không sử dụng sữa bé đã uống còn thừa để lâu

+ Cho bé bú đúng tư thế cũng là cách giúp trị chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh tương đối hiệu quả. Theo đó khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc mẹ nên ngồi để cho con bú, sao cho đầu bé cao hơn dạ dày. Như vậy sẽ giúp sữa chảy xuống dưới dạ dày còn hơi khí thừa sẽ được đẩy lên trên và mau chóng bị đẩy ra ngoài.

+ Khi bé bị đầy hơi thì mẹ nên cho con bú với lượng sữa vừa phải, không được bú quá nhiều. Bởi vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên nếu bú quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hoá không kịp xử lý, là nguyên nhân dẫn tới đầy bụng.

+ Không nên cho bé sơ sinh ăn dặm quá sớm. Nếu như sau khi ăn dặm vài bữa mà mẹ thấy bé có biểu hiện đầy hơi thì chắc chắn là do dạ dày bé chưa thích nghi được với thức ăn dặm. Do đó hãy dừng lại, chỉ nên cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, ít nhất đợi trẻ được 6 tháng tuổi thì mới cho bé ăn dặm.

+ Bên cạnh đó để giúp con mau hết đầy hơi và quấy khóc thì mẹ có thể thực hiện các động tác massage nhẹ lên vùng bụng cho con.

Cho bé bú đúng tư thế

Bạn đợi bé ăn xong khoảng 1 tiếng thì cho bé nằm ngửa, lấy tay massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ sẽ khiến bé thấy dễ chịu hơn.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc liên tục, áp dụng các biện pháp trên mà không có hiệu quả. Hoặc bé có thêm các triệu chứng khác như đi ngoài ra máu, táo bón, nôn mửa liên tục, khóc lớn và bỏ ăn… cha mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Biên tập: Dược sĩ Hương Giang

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Cho Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc Đau Bụng trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!