Bạn đang xem bài viết Hiện Tượng Sưng, Phù Sau Sinh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện tượng sưng, phù sau sinh – Làm thế nào để giảm sưng?
Sưng phù chân tay sau sinh có bình thường không?
Nhưng trong khi đó, nó có thể tiếp tục rò rỉ từ các mạch máu vào mô của bạn và gây sưng (phù), phổ biến nhất là ở tay và chân hoặc mắt cá chân của bạn. Ngoài ra, nhiều mẹ cũng có thể gặp tình trạng mặt bị sưng sau khi sinh.
Mẹ sau sinh thường giữ nước nhiều ở vùng chân tay gây nên hiện tượng sưng phù
Làm thế nào để giảm sưng?
Các mẹ có thể nâng cao bàn chân lên cao hơn so với vị trí của tim bất cứ khi nào có cơ hội nằm xuống. Nếu bàn tay và ngón tay bị sưng, hãy nâng chúng lên trên đầu khi nghỉ ngơi.
Uống nhiều nước giúp mẹ giảm tình trạng sưng phù đáng kể
Sưng phù có nghiêm trọng không?
Bạn bị đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt, đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao.
Bạn bị sưng hoặc đau dữ dội ở một bên chân, điều này có thể báo hiệu xuất hiện cục máu đông.
Bạn bị sưng nặng cùng với đau ngực hoặc khó thở, điều này có thể cho thấy bạn bị cục máu đông trong phổi, hoặc một vấn đề về tim hiếm gặp nhưng nguy hiểm.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Tham khảo các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Nếp EASY, Tự ngủ & Ăn dặm cho bé giai đoạn 12-49 tuần: POH Easy Two
Giáo dục Montessori tại nhà: POH Acti (1-3 tuổi)
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai Giáo
Hỏi Đáp: Hiện Tượng Rong Kinh Phải Làm Sao? Sau Sinh Mổ Cần Chú Ý Gì?
Rong kinh sau sinh là dấu hiệu rất dễ xảy ra ở phụ nữ đã trải qua quá trình sinh nở và rong kinh thường diễn ra phổ biến trong 2 tháng sau sinh. Khi gặp tình trạng này có nhiều chị em lo lắng với hàng loạt câu hỏi thắc mắc: hiện tượng bị rong kinh sau sinh thì phải làm sao, rong kinh sau sinh mổ có nguy hiểm không, có thể khắc phục được không? Bài viết này, Mebeaz sẽ giúp chị em giải đáp vấn đề.
Hỏi – đáp: Thế nào là hiện tượng rong kinh sau khi sinh khi sinh mổHỏi: Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, em mới sinh mổ lần đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm lắm. Tháng thứ 2 sau khi sinh em xuất hiện kinh nguyệt nhưng bị rong tới tận 11 ngày mới hết, ra lắt nhắt, lúc nhiều lúc ít. Vậy hiện tượng rong kinh sau khi sinh mổ 2 tháng phải làm sao? Có phải là dấu hiệu bệnh tật gì không thưa bác sĩ? Và nếu chữa trị thì thế nào, em đang cho con bú ạ.
Trả lời: Qua những dấu hiệu bạn kể, chúng tôi chẩn đoán bạn bị rong kinh sau khi sinh, đây là biểu hiện sinh lý khá phổ biến ở sản phụ, kể cả sinh thường và sinh mổ.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể kéo dài từ 21 – 35 ngày, số ngày hành kinh có thể từ 3 – 5 ngày. Với nhiều mẹ sau khi sinh số ngày hành kinh có thể kéo dài tới 7 ngày, lúc nhiều lúc ít, tưởng hết lại có và có thể kéo dài tận tới ngày thứ 15, đây đều là những dấu hiệu tiêu biểu của rong kinh.
Những lí do khiến phụ nữ bị rong kinh sau khi sinh– Thay đổi nội tiết, mất cân bằng hormone: Cơ thể người phụ nữ có chứa các loại hormone sinh dục có tên estrogen và progesterone. Hai loại hormone này cùng có tác động làm cho niêm mạc tử cung dày lên, trong chu trình 1 tháng lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được tái tạo lại dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt
Trường hợp 2 loại hormone này mất cân bằng khiến cho tình trạng xuất huyết kéo dài bất thường. Và đặc biệt phụ nữ sẽ rất dễ gặp phải hiện tượng rong kinh sau khi sinh này.
– Lớp niêm mạc tử cung dày lên sau khi sinh: Làm cho thời gian bong tróc lâu hơn dẫn tới hành kinh kéo dài và rong kinh.
– Một nguyên nhân nữa khi gặp hiện tượng rong kinh sau khi sinh mổ là các mẹ bị tổn thương buồng trứng, tử cung trong quá trình “vượt cạn”.
– Bên cạnh đó rong kinh xuất hiện là do sử dụng thuốc tránh thai. Điều này sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố trong thời gian đầu khi sử dụng. Các chị em nên hết sức lưu ý đến vấn đề này.
Phụ nữ sau khi sinh bị rong kinh: Khi nào nguy hiểm?Rong kinh sau khi sinh là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là “dấu hiệu chỉ điểm” một số bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, nguy hiểm hơn là hiện tượng ung thư tử cung…
Trường hợp là bệnh lý, lúc đầu kinh nguyệt vẫn có màu sắc như bình thường, sẫm màu, không đông. Nhưng sau dần chuyển sang màu đỏ tươi, xuất hiện các cục máu đông, kèm theo các biểu hiện đau chướng bụng dưới, chóng mặt… Cần gặp bác sĩ để thăm khám gấp.
Bên cạnh đó, nếu hiện tượng rong kinh sau khi sinh kéo dài, tuy vẫn không hình thành bệnh lý nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho chị em bị mất máu nhiều, là môi trường để vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Do đó, phụ nữ sau khi sinh bị rong kinh quá 15 ngày thì các mẹ cũng nên đi khám phụ khoa để biết chắc chắn tình trạng của mình.
Vậy hiện tượng rong kinh sau khi sinh phải làm sao, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin khắc phục.
Cách khắc phục hiện tượng rong kinh sau khi sinhHiện tượng rong kinh sau khi sinh được phân ra thành các mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà có biện pháp phù hợp. Nếu hiện tượng rong kinh là biểu hiện của bệnh lý thì bạn nên điều trị bằng thuốc dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Bảo vệ vùng kín sau khi sinh:
Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách sẽ hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hay nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín không nên rửa quá sâu vào bên trong bởi sau sinh vùng kín trở nên nhạy cảm và cần được nâng niu. Trong quá trình rong kinh nếu thấy bị xuất huyết nhiều thì nên thay băng thường xuyên để vùng kín được thông thoáng và sạch sẽ.
Không quan hệ vợ chồng trong thời gian bị rong kinh:
Dẫu biết việc kiêng cữ là khó khăn nhưng để đảm bảo sức khỏe cho chị em thì người bạn đời cũng nên thông cảm cho vợ của mình. Sau khi sinh niêm mạc tử cung của người mẹ gặp phải tổn thương, nếu quan hệ sau sinh sẽ khiến lượng máu xuất huyết nhiều hơn. Quan hệ sau sinh cũng rất dễ để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vùng kín cho người mẹ.
Chính vì thế, trong thời gian thực hiện cách chữa rong kinh sau khi sinh tại nhà, nên chia sẻ điều này với ông xã để họ hiểu và thông cảm cho mình.
Không nên căng thẳng, lo lắng
Sau khi sinh người mẹ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi đột ngột đặc biệt là các mẹ mới sinh lần đầu. Tuy nhiên mẹ cũng không nên lo lắng quá bởi nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần, mẹ phải luôn giữ cho mình trạng thái cân bằng và thoải mái nhất. Lo lắng hay stress cũng chính là nguyên nhân khiến cho nội tiết tố mất ổn định.
Đảm bảo chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ
Một trong những việc làm ưu tiên hàng đầu để khắc phục hiện tượng rong kinh sau khi sinh đó là phải thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất để phục hồi sức khỏe người mẹ và đảm bảo nguồn sữa cho bé. Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt, ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Và đặc biệt là hạn chế vận động mạnh, nên ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
Lưu ý: Các mẹ nên tìm hiểu kỹ khi áp dụng một số mẹo chữa rong kinh sau khi sinh theo kinh nghiệm dân gian như dùng cúc tần hay ngải cứu… Nếu áp dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn sữa mẹ.
Đang cho con bú bị rong kinh, mẹ sau khi sinh có được dùng thuốc?Với câu hỏi có nên dùng thuốc điều trị rong kinh khi đang cho con bú? Chúng tôi khuyên bạn là không nên, việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
Trường hợp, rong kinh quá nửa tháng, các mẹ nên đi khám và gặp bác sĩ phụ khoa để biết được rõ hơn về tình trạng của mình.
Mẹ có thể tham khảo viên uống SLady, đây là sản phẩm giúp cân bằng nội tiết, cải thiện khô hạn, đặc biệt là giúp điều hòa kinh nguyệt, cải thiện làn da và vóc dáng. Các mẹ có thể dùng sản phẩm này ngay sau khi sinh và đang cho con bú.
Giúp Mẹ Xử Lý Hiện Tượng Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Ướt Sau Khi Rụng
Theo thời gian khoảng từ 1-3 tuần thì phần cuống rốn sẽ tự khô lại và rụng đi. Tuy nhiên do nguyên nhân nào đó khiến cho trẻ sơ sinh bị ướt rốn hoặc cuống không rụng thậm chí nhiễm trùng và mưng mủ. Các mẹ cần hết sức lưu ý vấn đề này để mau chóng xử lý giúp bé.
Hỏi: Trả lời: Chào bác sĩ! Thưa bác sĩ bé nhà em đã sinh được 14 ngày tuổi nhưng rốn vẫn chưa có dấu hiệu rụng. Gần đây khi em tắm và vệ sinh phần rốn cho bé thì thấy rốn rụng dần nhưng lại có dấu hiệu ươn ướt, em lo quá không biết bé có bị nhiễm trùng rốn không bác sĩ.
Hỏi – đáp: Trẻ sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng có nguy hiểm không?Thông thường rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng sau khi sinh khoảng 2 tuần. Có trường hợp rốn trẻ rụng sớm hơn trong vòng 1 tuần hoặc có thể kéo dài hơn đến khoảng 1 tháng.
Phần cuống rốn khi trẻ mới sinh ra giống như một vết thương hở. Nếu các mẹ không chăm sóc cẩn thận vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé. Trong trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng do nhiễm trùng thì rất nguy hiểm.
Còn trường hợp trẻ sơ sinh bị ướt rốn nhưng vẫn bú và ăn ngủ bình thường các mẹ không nên quá lo lắng bởi đó có thể là dấu hiệu mẹ chăm sóc vệ sinh cho bé chưa được tốt dẫn đến rốn bé không khô và lâu rụng.
Trẻ sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng như thế nào cần gặp bác sĩ?Trường hợp trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn có chảy theo dịch vàng kéo dài khoảng 1 tuần mà vẫn chưa khỏi thì các mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó khi chăm sóc vệ sinh rốn cho bé nếu thấy có biểu hiện như quanh rốn trẻ sơ sinh có mủ ướt, sưng đỏ, chảy máu, hay rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng có mùi hôi kèm theo sốt, quấy khóc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Hướng dẫn mẹ vệ sinh rốn cho bé đúng cáchViệc chăm sóc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng để tránh cho bé bị vi khuẩn gây hại xâm nhập. Khi bé bị ướt rốn các mẹ tuyệt đối không tự ý bôi thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cách đơn giản nhất để vệ sinh rốn bé luôn được sạch sẽ là các mẹ dùng nước muối sinh lý để rửa. Dùng bông thấm nước muối vệ sinh nhẹ nhàng vùng quanh rốn cho bé khoảng từ 3-4 lần mỗi ngày để rốn bé khô thoáng sạch sẽ.
Sau khi vệ sinh bằng nước muối sinh lý mẹ có thể dùng thuốc làm khô rốn (Hỏi bác sĩ trước khi bôi) để chấm đều lên rốn, tránh để lan ra các khu vực xung quanh.
Phải luôn giữ cho phần rốn của trẻ được thông thoáng, hạn chế tối đa sự cọ xát gây tổn thương cho phần rốn của trẻ. Khi thay tã phải tuyệt đối nhẹ nhàng tránh cọ vào phần rốn của bé.
Khi tắm nước có thể làm rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng, điều này là không tránh khỏi, tuy vậy mẹ có thể lấy một miếng vải hoặc bông gạc thấm nước rồi để rốn khô thoáng. Trước khi tắm các mẹ cũng nên rửa sạch tay với xà phòng để đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt phải theo dõi sát sao từng biểu hiện, không bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào trên rốn của bé.
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thay băng cho bé.
Tháo bỏ băng rốn cũ nhẹ nhàng tránh cọ xát mạnh khiến rốn bé bị tổn thương.
Tẩm cồn 90 độ vào bông y tế rồi thấm dần xung quanh phần rốn của bé để sát trùng. Lưu ý nên thoa từ đầu cuống rốn rồi mới lan ra phần xung quanh.
Lấy một miếng gạc đặt vào chân cuống rốn rồi kéo phủ dần lên đầu rốn. Cuối cùng dùng băng sạch quấn quanh rốn bé và quấn dần ngang bụng.
Trẻ sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng là hiện tượng thường xuyên xảy ra khi bé mới sinh. Các mẹ nên chăm sóc và vệ sinh vùng rốn cho bé luôn sạch sẽ khô thoáng để rốn của bé không bị nhiễm trùng. Lưu ý phải thường xuyên quan sát biểu hiện xung quanh rốn của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Nguồn: chúng tôi
Cách thay băng rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh bị ướt rốnKhi trẻ sơ sinh bị ướt rốn việc chăm sóc vệ sinh phải thực hiện đúng cách để tránh cho bé bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử thậm chí đe dọa đến tính mạng của bé. Thay băng quấn quanh rốn bé là việc làm thường ngày trong quá trình rốn của bé đang rụng.
# 1Vì Sao Có Hiện Tượng Sinh Thai Đôi?
Đến nay, trong chúng ta vẫn còn không ít người thắc mắc về vấn đề hiện tượng sinh thai đôi. Ngay cả chính những người trong cuộc, là cha là mẹ của những em bé sinh đôi nhiều khi vẫn đặt dấu hỏi cho vấn đề này.
Các trường hợp của hiện tượng sinh thai đôiHiện tượng sinh thai đôi có nghĩa là một phụ nữ có thể mang cùng lúc 2 thai nhi trong cùng một quá trình mang thai và sinh được 2 em bé trong 1 lần vượt cạn. Các em bé sinh ra có thể giống nhau về giới tính, hình dạng hoặc khác giới.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, có hai khả năng dẫn đến sinh đôi ở nữ giới: Một là sinh đôi khác trứng (còn gọi là sinh đôi giả). Trường hợp thứ hai là sinh đôi cùng trứng (hay còn gọi là sinh đôi thực).
Sinh đôi giả có nghĩa là có 2 trứng riêng lẻ của người mẹ được rụng cùng một lúc và được thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau của người bố. Hai hợp tử này sẽ được tạo thành và phát triển thành 2 phôi khác nhau và cùng phát triển trong tử cung của người mẹ.
Hai đứa trẻ sinh ra có thể cùng giới hoặc khác giới và chỉ giống nhau như hai anh chị em ruột mà thôi.
Trường hợp sinh đôi thực là hiện tượng một trứng sau khi được thụ tinh đột nhiên tách làm đôi ở đầu kỳ phát triển, mỗi nửa ấy sẽ phát triển thành một phôi và sau đó tạo thành 2 đứa trẻ và khi sinh ra hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ hoàn toàn giống nhau về giới tính, về hình dáng và nhóm máu, về tính kháng nguyên,…
Tại sao có hiện tượng sinh thai đôi khác bố?Đây là một trường hợp đặc biệt và mới đây đã từng gây tranh cãi rất lớn trong dư luận bởi nghi vấn từ chính người trong cuộc khi mà anh ta nhận thấy 2 đứa con sinh đôi của mình hoàn toàn khác nhau cả về hình dáng bề ngoài lẫn qua xét nghiệm ADN.
Về vấn đề này, các chuyên gia giải thích rằng: Nếu một người phụ nữ sinh hoạt tình dục với 2 người đàn ông trong cùng thời điểm trứng rụng (trứng sống được khoảng 24h sau khi rụng trong tử cung) thì 2 tinh trùng khác nhau có thể thụ tinh với 2 trứng cùng rụng khác nhau hoặc cùng 1 trứng (sinh đôi thực).
Và đương nhiên, chúng có thể hình thành 2 hợp tử khác nhau và cùng phát triển trong bào thai. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng khiến không ít người chồng cảm thấy hoài nghi, thất vọng về người bạn đời của mình. Họ cho rằng, bạn đời đã không chung thủy.
Để biết thêm thông tin về hiện tượng sinh thai đôi, các bạn hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 97 0909.
Mẹ Bầu Làm Gì Để Tránh Hiện Tượng Sinh Non.
Sinh non được cho là trẻ chào đời trước 37 tuần thai
Làm thế nào để giữ em bé trong tử cung mẹ đến đúng ngày dự sinh hoặc gần ngày dự sinh là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu. Sinh non được cho là trẻ chào đời trước 37 tuần thai. Chúng ta đều biết rằng trẻ sinh non ẩn chứa rất nhiều nguy cơ xấu như chậm phát triển thần kinh, bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, các vấn đề khác… Sinh non cũng là nguyên nhân đầu bảng khiến trẻ sơ sinh tử vong.
Các dấu hiệu sinh non
Các cơn co thắt , đau thắt vùng bụng… là dấu hiệu của sinh nonCó những dấu hiệu sinh non mà thai phụ cần nhận biết kịp thời để xử lý như cảm nhận được các cơn co thắt mỗi lúc một thường xuyên, đau thắt ở vùng bụng, xương chậu, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch nhầy cổ tử cung, rỏ rỉ ối, đau thắt lưng, đau quặn bụng và đôi khi kèm tiêu chảy.
Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sinh non như trên, thai phụ phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sỹ khám và theo dõi. Tùy vào tình trạng sức khỏe, thai phụ có thể được điều trị nội hoặc ngoại trú. Thai phụ có thể được tư vấn dùng thuốc để hạn chế các cơ gò tử cung.
Làm gì để ngăn chặn sinh non ở mẹ bầu?
Bà bầu cần nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh nonCân bằng chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng với mẹ bầu và em bé để giúp chị em nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh non. Phần lớn các thai phụ đều cần dung nạp thêm nhiều chất đạm, một số loại vitamin và khoáng chất nhất định như acid folic, sắt và đặc biệt nhiều calci. Nếu chế độ dinh dưỡng hiện tại của bạn chưa đáp ứng được những tiêu chí trên, bạn nên điều chỉnh lại ngay chế độ ăn uống của mình để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng cơ thể tăng trong mức độ vừa vặn cũng là một nhân tố ổn định trong thời kỳ mang thai, giúp tránh được sinh non. Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Vì vậy việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn quá gầy hoặc quá béo trước khi bầu bí thì mức tăng cân lại khác.
Vận động thích hợp: Bà bầu phải có một chế độ luyện tập phù hợp. Vào tháng thứ 3 và tháng thứ 7 là thời kì nhạy cảm của thai nhi, bà bầu cần hết sức nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh gây động thai. Bà bầu nên đi dạo 1h mỗi ngày, nấu cơm, rửa bát… nếu mệt thì nghỉ ngơi. Học bài thể dục nhẹ nhàng, học yoga dành cho Bà bầu.
Lưu ý: Khi bà bầu vận động nhất định phải tránh chèn ép vùng bụng, thời gian vận động cũng cần khống chế thích hợp, vừa vặn, không nên quá độ, có lúc vận động quá sức cũng có khả năng dẫn đến sinh non.
Bà bầu cần loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá để tránh tình trạng sinh nonLoại bỏ ngay thói xấu: Hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Vì vậy trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này.
Quan hệ tình dục: Bà bầu không cần kiêng khem quá mức, vẫn có thể quan hệ vợ chồng nhưng phải có tư thế quan hệ phù hợp và nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu có nguy cơ sinh non cao, trong thời gian cuối mang bầu nên tránh “yêu” để tránh kích thích tử cung co, dễ gây sinh non.
Cẩn thận với các bệnh viêm nhiễm: Những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì thế nếu bạn mắc bệnh cần nói với bác sỹ sản khoa để được kê thuốc kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ sinh non. Trong trường hợp nếu bạn đã từng bị sảy thai hoặc sinh non, hãy trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.
Khám thai định kỳ để tránh những nguy cơ xấu có thể xảy raKiểm tra thai định kỳ: Khám thai định kỳ là việc làm hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ, những nguy cơ có thể gây ra những tai biến xảy ra khi mang thai và sinh nở. Đồng thời bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng mang thai để tư vấn và đưa ra cách xử lý thích hợp nhất cho bà bầu, để tránh hiện tượng sinh non.
Bổ sung vitamin: Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Vitamin tổng hợp rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.
Ngoài ra mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, bao gồm: Omega 3, sắt, kali, vitamin A, B, C, E… nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho trong quá trình mang thai và giảm nguy cơ dẫn tới các biến chứng trong thai kỳ.
Khánh Hương H+
Thực phẩm chức năng Pre IQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi & trẻ nhỏ. Pre IQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Vui lòng truy cập website http://preiq.vn/ hoặc gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2023/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh** Thông tin về Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Làm Thế Nào Để Hết Sưng Phù Khi Mang Thai ?
Có rất nhiều phụ nữ bị phù chân trong những tháng cuối của thai kỳ. Đây là hiện tượng bình thường bởi sự lớn lên tử cung chèn ép vào phần dưới cơ thể khiến cho máu khó lưu thông hơn. Thêm nữa, sự thay đổi nội tiết tố khiến cho tĩnh mạch bị giãn nên khiến cho hệ tuần hoàn bị ứ trệ, sinh ra phù chân.
Mẹ có thể khắc phục hiện tượng này bằng một số cách sau:
Nếu ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài thì tốt nhất là nên sắp xếp sao để được nghỉ giữa chừng trong khoảng vài phút. Nếu bạn phải ngồi liên tục thì hãy đứng lên và đi lại nhẹ nhàng cho máu lưu thông tốt hơn. Mẹ bầu không nên ngồi vắt chéo chân vì rất có hại.
Nằm nghiêng sang bên trái giúp cải thiện lượng máu lưu thông tốt hơn. Hơn nữa còn giúp loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả nhất, giúp làm giảm tình trạng khó chịu ở chân. Bạn cũng có thể làm giảm phù chân bằng cách gác chân lên gối khi nằm nghiêng.
Khi mang bầu, chân bạn sẽ to hơn nên tốt nhất là không nên đi những đôi giày cũ bởi chúng thường chật và khiến bạn khó chịu hơ. Chính vì vậy mà bạn nên mua đôi giày mới với kích cỡ to hơn so với bình thường bạn mua để vừa chân và thoải mai hơn.Đặc biệt, chị em không nên đi giày cao gót bởi sẽ khiến cho tình trạng thêm tệ hơn.
Một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng phù chân hiệu quả. Lúc này, bạn nên ăn nhiều loại rau quả, giảm lượng đường, muối và chất béo trong chế độ ăn của mình, hên hạn chế các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và tối đa lượng vitamin C và E.
Nước giúp thanh lọc lượng natri và độc tố trong cơ thể, từ đó gián tiếp làm giảm triệu chứng phù chân. Theo lời khuyên của bác sĩ, bà bầu nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiện Tượng Sưng, Phù Sau Sinh trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!