Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn: Các Dấu Hiệu Nhận Biết Và Chăm Sóc Hamster Mang Thai (Phần 2) được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn: Các dấu hiệu nhận biết và chăm sóc Hamster mang thai (Phần 2)
II. Phần 2: Bảo đảm an toàn cho hamster con:1. Đừng bao giờ chạm vào bụng của hams mẹ để cố gắng cảm nhận được hamster baby: Hamster mẹ mang thai cực kỳ nhạy cảm và nếu chúng cảm thấy căng thẳng, chúng rất có khả năng sẽ gây hại cho hamster sơ sinh khi chúng được sinh ra. Cảm thấy căng thẳng vì sự động chạm của người khác vào bụng, nó sẽ khiến sức khỏe của trẻ sơ sinh vào lâm vào nguy cơ lớn.
2. Bổ sung một chế độ ăn uống dinh dưỡng cho hamster mẹ: Hãy bổ sung đầy đủ các loại thức ăn dinh dưỡng tốt cho hamster mẹ và đàn con sắp sinh. Bạn nên cẩn thận với các loại thức ăn mới vì chúng có thể gây ra các xáo trộn không cần thiết, nên dùng các loại thức ăn quen thuộc. Thức ăn tổng hợp cho hamster được khuyến khích sử dụng vì hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ nhưng lại không hấp dẫn bằng các loại thức ăn khác. Bạn có thể thêm sữa và pho mát vào với một lượng nhỏ vào thành phần thức ăn để bổ sung canxi và giúp hamster mẹ có đầy đủ sữa cho con bú. Là một nguồn protein bổ sung, bạn có thể cho hamster ăn lượng vừa phải trứng luộc (đặc biệt là lòng trắng), các loại hạt, lúa mạch, yến mạch. Bạn cũng có thể thêm vào số lượng nhỏ các loại rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất chẳng hạn như bông cải xanh, dưa chuột, súp lơ, táo, nho, chuối, và dâu tây. Tất nhiên phải chú ý định lượng để tránh tình trạng tiêu chảy bất ngờ.
3. Tách riêng hamster mẹ một mình sau khi ghép đôi 13 ngày: Hamster mẹ muốn hoàn toàn ở một mình ít nhất một vài ngày trước khi sinh. Điều này có nghĩa rằng bằng mười ba ngày sau khi giao phối, bạn thậm chí không nên can thiệp vào lồng hoặc thay đổi lót sàn. Cẩn thận nhất có thể khi đưa thức ăn mới cho nó. Nếu không làm điều này có thể dẫn đến mất đi các bé hamster sơ sinh. Nếu bạn không nắm bắt được thời gian giao phối, hãy nhớ rằng hams mẹ sẽ thể hiện các dấu hiệu mang thai trong khoảng 10 ngày sau khi giao phối.
4. Tách các hamster khác ra xa hamster mẹ: Ngoài các tác động từ con người, hamster mẹ cũng sẽ cảm thấy bị đe doạ bởi đồng loại trong cùng một lồng, thậm chí cả hamster bố, điều này sẽ dẫn đến kết quả xấu tương tự cho hamster sơ sinh, vì thế bạn nên nuôi hamster mẹ trong 1 lồng và các hamster còn lại trong lồng khác. Nếu trong lồng xảy ra tình trạng xung đột, cắn xé lẫn nhau, rất có thể nguyên nhân là vì một trong số chúng đang mang thai, đây cũng là dấu hiệu để bạn nhận ra.
5. Không bắt hoặc bế các bé hamster sơ sinh trong hai tuần đầu sau khi sinh: Trong hai tuần đầu tiên, hamster mẹ sẽ nhận ra con của mình bởi mùi hương. Nếu bạn bế hamster baby, thậm chí do tình huống bất đắc dĩ, hamster mẹ có thể không nhận ra và tấn công chúng. Vì thế tuyệt đối không bao giờ chạm vào hamster con trong 2 tuần đầu tiên. Điều này cũng bao gồm vô tình lưu lạc mùi hương của bạn vào mùn lót chuồng. Đừng cố gắng dọn dẹp lồng trong giai đoạn này. Trong trường hợp không còn cách nào khác, bạn có thể dùng đũa sạch gắp hamster con bỏ vào tổ cho mẹ nó, nhưng việc này không đảm bảo 100% an toàn cho nó.
6. Đặt vị trí bình nước: Để lại bình nước thấp hơn so với bình thường.
7. Bắt đầu đặt thức ăn cứng cho hamster sơ sinh tại 7-10 ngày: Mặc dù chúng vẫn chưa sẽ được cai sữa hoàn toàn cho đến khoảng ba tuần, bạn vẫn có thể bắt đầu đặt các thực phẩm rắn trong lồng sau 7-10 ngày. Với các viên thức ăn tổng hợp bạn có thể ngâm qua nước cho mềm.
8. Mang đàn hamster sơ sinh đến thú y ngay lập tức nếu bạn thấy hams mẹ bỏ rơi chúng: Đặc biệt là nếu đó là lứa con đầu tiên của hamster mẹ, nó có nhiều khả năng từ bỏ hoặc ăn thịt chúng do căng thẳng với môi trường. Nếu là trường hợp này, tách hams mẹ ra ngay lập tức và đưa chúng đến bác sĩ thú y. Họ có thể giúp đỡ bạn!
Nguồn chúng tôi – Biên dịch và tổng hợp: Đạt Trần.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi chi tiết hoặc tìm mua chuột Hamster thuần chủng đẹp nhất trên thị trường hiện nay cùng các loại đồ ăn, phụ kiện, vật dụng, đồ chơi… cho chuột Hamster giá rẻ nhất Hà Nội, bạn có thể qua địa chỉ:
Cửa hàng chuột Hamster
Hamster-SảnPhẩmSángTạo.com
Hướng Dẫn Nhận Biết Hamster Mang Thai
1. Độ tuổi Hamster có thể giao phối và mang thai Hamster có thể bắt đầu được nuôi từ khi còn nhỏ ở 4-6 tuần tuổi. Tốt nhất bạn không nên ghép đôi hamster trong thời gian này vì nó còn chưa hoàn toàn trưởng thành, việc mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải tách đàn hamster riêng ra hai nhóm đực và cái để tránh tình trạng kết đôi quá sớm và tình trạng giao phối cận huyết
2. Thời gian ghép đôi đực cái Hamster thông thường có chu kỳ mang thai trong khoảng 16 – 22 ngày, do đó nếu hamster cái sống cùng hamster đực trong khoảng thời gian này thì sẽ có khả năng có thai. Trường hợp hamster cái ở một mình dài hơn 4 tuần thì chắc chắn không phải nó sắp sinh baby.
3. Uống nhiều nước : Thông thường vài ngày trước lúc sinh Hams mẹ uống nước đặc biệt nhiều. Nếu uống càng nhiều so với lúc bình thường thì số lượng Hams con cũng sẽ nhiều do vậy cần có sự chuẩn bị tâm lý.
4. Đi tiểu nhiều lần : Uống nước nhiều thì số lần đi tiểu cũng nhiều. Hình như đây là sự liên hệ tất nhiên, không cần phải giải thích. Nhưng Hams mẹ trước lúc sinh thì số lần đi tiểu tương đối nhiều, chốc chốc lại thấy nó đến nơi cố định để đi tiểu. Điều này được khoa học giải thích như sau: trọng lượng của Hams con làm cho tử cung của Hams mẹ bị sa xuống và ép sát vào hệ thống bài tiết của Hams mẹ, từ đó làm cho số lần bài tiết của Hams mẹ tăng lên.
5. Cơ thể hình quả lê :Dấu hiệu này tương đối rõ với Hams mẹ trước lúc sinh vài ngày. Đôi lúc chúng ta có cảm giác là bụng của Hams mẹ đột nhiên lớn ra sau một đêm. Bụng của Hams mẹ lúc mang thai tương đối lớn, đi lại chậm chạp. Nếu chúng ta bế Hams mẹ lên tay, dùng ngón trỏ đăt nhẹ lên bụng thì có lúc sẽ cảm nhận được có một khối cứng nhỏ nhưng không rõ ràng lắm. Nhưng đừng làm như vậy vì dễ dẫn đến vấn đề lưu sản.
6. Hai hàng vú xếp thẳng hàng : Dấu hiệu này cũng dễ thấy vào mấy ngày trước lúc Hams mẹ sinh. Trước đây đầu vú của Hams mẹ do bị lông che phủ nên không nhìn thấy rõ còn bây giờ chúng ta sẽ dễ dàng thấy được. Hams mẹ có 8 đầu vú, phân bố gần tứ chi, mỗi bên có 2 cái và đối xứng đều 2 bên. Nhưng lúc mang thai chúng ta chỉ nhìn thấy 6 đầu vú bên dưới, mỗi bên có 3 cái, giống như hàng nút xếp thẳng hàng ở những kiểu y phục cũ. Nhưng đừng có cho rằng lúc nhìn thấy hiện tượng này là Hams mẹ mang thai vì lúc chuột rụng lông thì chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy đựơc đầu vú.
7. Để ý hamster mẹ bắt đầu làm tổ Không phân biệt đực hay cái, Hams tương đối tích làm tổ. Có lúc chúng ta sẽ cho chúng loại tổ chuyên dụng nhưng chúng sẽ làm như không thấy để tự mình làm một cái tổ theo ý thích của mình. Lúc Hams mẹ mang thai thì nó sẽ cảm thấy cái tổ hiện tại không đủ yên tĩnh hoặc không đủ lớn và nó sẽ tích cực chọn một nơi khác để xây cho mình một cái tổ khác. Lúc này chúng ta hãy cung cấp dăm gỗ hay gỗ vụn cho nó để nó có đủ vật liệu xây cho mình nơi sinh lý tưởng.
8. Nhận thấy hams mẹ bắt đầu cất giấu thức ăn Hamster sắp sinh có thể bắt đầu ăn ít hơn bình thường, và cũng ẩn giấu đi nhiều thức ăn hơn đi, có lẽ ở trong tổ. Rõ ràng, bản thân điều này không xác nhận việc mang thai, nhưng nó sẽ làm đầy đủ hơn các dấu hiệu. Không phải chỉ có Hams mẹ trong thời gian mang thai mới có hành động tích trữ lương thực, nhưng với Hams mẹ thì tương đối rõ. Sau khi đã xây cho mình một cái tổ lý tưởng thì thông thường nó sẽ chuẩn bị nhiều lương thực trong tổ của mình, chủ yếu là những thức ăn dễ ăn. Trước lúc sinh 2 ngày Hams mẹ không ra khỏi tổ do nguyên nhân tổn hao thể lực và cũng do nguyên nhân bảo vệ Hams con. Chúng ta cần chú ý một điều là: đừng cho rằng đây là hành động lãng phí và lấy bớt lương thực đi. Vì Hams mẹ sẽ phán đoán số lượng chuột con và lượng thức ăn mà nó tích trữ được để ” giải quyết” những Hams con có thể chất kém.
9. Hiện tượng đau từng cơn : Hams con không nằm yên trong bụng mẹ mà cứ cựa quậy liên túc, cứ thích duỗi chân và tay làm cho Hams mẹ cảm thấy không yên tâm. trong thời gian nghỉ ngơi, toàn thân của Hams mẹ cứ thỉnh thoảng lại run lên đó là do hiện tượng đau từng cơn và lúc sắp sinh thì số lần xuất hiện của hiện tượng này càng nhiều.10. Liếm phần bên dưới : Hams mẹ cúi đầu liếm phần đó là do nó đang tự mình kiểm tra xem Hams con đã chào đời hay chưa. Tất nhiên liếm phần bên dưới là một trong những thói quen của chuột nhưng nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy thời gian liếm lúc này lâu hơn so với bình thường.
LƯU Ý : Nếu bụng sưng to kéo dài hơn 7-10 ngày mà hamster không sinh sản (hoặc nếu nó không thể hiện thêm các dấu hiệu khác của việc mang thai), hãy đưa nó đến shop Hamster để được khám vì có khả năng nó đang mắc bệnh nào đó.
Dấu Hiệu Nhận Biết Heo Nái Mang Thai Và Cách Chăm Sóc
1. Cách nhận biết heo nái mang thai:
Việc xác định heo nái mang thai sẽ mang lại phương hướng chăm sóc phù hợp để heo mẹ có sức khỏe tốt chuẩn bị cho việc sinh sản không khặp khó khăn. Người chăn nuôi cần phải có chính xác những thông tin cơ bản về heo nái của mình như sau:
– Thời gian phối giống cho heo lần cuối cùng, số lần phối.
– Sau khi phối giống heo có động dục lại không.
– Heo có bệnh về đường sinh dục không.
– Tình hình nuôi dưỡng heo nái.
2. Cách chăm sóc heo nái mang thai
* Chú ý khi cho heo vận động
– Từ khi phối giống đến mang thai 90 ngày (thai kì I): hàng ngày thả heo ra sân đi dạo ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2giờ vào sáng sớm và chiều mát. – Thai từ 91-110 ngày (Thai kì II): mỗi ngày thả heo ra sân đi dạo 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát – Không làm cho heo sợ và chạy dễ động thai và sảy thai.
Ta cần có chế độ ăn hợp lý để heo mẹ khỏe mạnh, đủ sữa cho con bú, heo con khỏe mạnh, heo mẹ nhanh động dục trở lại sau sinh, tăng số lần đẻ một năm. Nếu không có chế độ ăn uống và thức ăn hợp lý thì heo mẹ sẽ dễ hao mòn, heo con dễ mắc bệnh và có thể chết non.
– Heo mẹ trong thai kì 1: lượng thức ăn cho ăn khoảng 2kg/ngày
– Heo mẹ trong thai kì 2: lượng thức ăn cho ăn 2.3-2.5 kg/ngày
– Trước khi đẻ 3-5 ngày: cho ăn ít, 1,0 – 1,5 kg/ngày để phòng viêm vú cho nái sau khi sanh và tránh chèn ép thai.
– Cần cho ăn thức ăn đúng giờ, hợp lý và không cho ăn thức ăn ôi mốc, hư hỏng. Khi thay đổi khẩu phần ăn phải thay đổi từ từ nếu không quen thức ăn có thể heo nái mang thai bỏ ăn
Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Có Thai. Cách Chăm Sóc Trước Và Sau Sinh
Cách nhận biết chó có thai là một câu hỏi được rất nhiều bạn nuôi chó thắc mắc. Nhất là đối với những bạn lần đầu có chó mang thai. Vậy làm sao để biết được trong cái bụng kia là những sinh linh bé nhỏ hay chỉ là lớp mỡ dày do cô chó của bạn quá béo. Đội ngũ Duypets sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc trên qua bài viết này.
Dấu hiệu chó mang thai qua những thay đổi bên ngoài
Sự thay đổi của núm vú
Sự thay đổi màu sắc của núm vú là một trong những cách nhận biết chó mang thai dễ nhất mà người nuôi có thể quan sát được. Nếu cún yêu nhà bạn đang mang thai thì núm vú sẽ có màu “hồng hào” cùng với các dấu hiệu bầu vú căng hơn mức bình thường. Dấu hiệu này sẽ được thể hiện rõ rệt hơn trong khoảng từ 2 – 3 tuần sau khi chó thụ thai.
Đến giai đoạn trước khi đẻ từ 7 – 9 ngày tuyến vú của chó mẹ sẽ bắt đầu tiết sữa màu trắng đặc chứng tỏ các chú cún con khỏe mạnh và có thể sinh thường được. Trong trường hợp, sữa có màu trắng trong hoặc màu vàng là dấu hiệu của sự khó sinh nở.
Dấu hiệu chó có thai thể hiện qua núm vú màu hồng, căng mọng
Sự thay đổi vòng bụng
Dấu hiệu chó có bầu sẽ được thể hiện rõ hơn qua hình dáng ở giai đoạn tuần thứ 4 và 5 ở thời kỳ mang thai. Lúc này cơ thể của các cô chó sẽ có sự biến đổi ở phần vòng bụng phình to và ở trạng thái tròn đầy.
Vào giai đoạn từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 bụng của chó mẹ sẽ phình to hơn, bầu vú căng phồng. Khi quan sát kỹ và áp lòng bàn tay lên bụng chúng ta sẽ thấy sự chuyển động của những cún con bên trong bụng của chó mẹ.
Trong nhiều trường hợp, vào cuối thai kỳ không thấy sự chuyển động trên bụng mẹ nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì những chú cún con đang nằm sâu bên trong ổ bụng của mẹ chúng.
Nhận biết chó mang thai thông qua kích thước vòng bụng
Dấu hiệu nhận biết chó có thai thông qua hành vi
Tùy vào từng loài chó mà các dấu hiệu về hành vi trong thời kỳ mang thai là khác nhau. Mặc dù chúng có những thay đổi về tính cách và thói quen sinh hoạt nhưng biểu hiện của từng con lại khác nhau.
Chó mệt mỏi, ngủ nhiều hơn
Đa phần các cô chó khi mang thai sẽ cảm thấy mệt mỏi, ít vận động hơn. Có thể trước đây cô chó của bạn luôn quậy phá, chạy nhảy tung tăng nhưng giờ tự nhiên chúng ít đi lại, buồn chán thì đó có thể là dấu hiệu chó mang thai mà bạn cần phải biết.
Tuy nhiên, có nhiều cô chó khi ốm cũng có biểu hiện như vậy nên chúng ta cần phải kết hợp với quan sát bên ngoài cơ thể để có kết luận chính xác nhất.
Chó tỏ ra mệt mỏi, chán ăn trong thời kỳ thai nghén
Thay đổi tập tính ăn
Khi mang thai, chó cần được phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu để nuôi bào thai trong bụng nên chúng sẽ ăn nhiều hơn bình thường. Chúng sẽ ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm và ăn từng chút một. Cho đến khi cuối thai kỳ chúng sẽ ăn ít lại, thậm chí bỏ ăn vì mệt mỏi và khó chịu.
Chó mang thai bỏ ăn, biếng ăn vào giai đoạn cuối thai kỳ
Thói quen tìm ổ đẻ dường như là bản năng làm mẹ của loài chó. Khoảng 2 – 3 ngày trước khi sinh chúng sẽ đi tìm những miếng vải, quần áo cuốn lại tạo thành ổ đẻ. Ổ đẻ thường là những nơi an toàn, ấm cúng để chào đón nhứng chú cún con bẻ bỏng sắp chào đời.
Cách nhận biết chó có thai thông qua bác sĩ thú y
Nếu bạn chưa chắc chắn về các dấu hiệu chó mang thai mà mình quan sát được thì hãy xóa tan nghi ngờ bằng cách đưa nó đến bác sĩ thú y để thăm khám và chuẩn đoán chính xác nhất thông qua các thao tác sau:
Thăm khám sức khỏe cho chó
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phần bụng chó mẹ kết hợp với bắt mạch để cảm nhận được vùng tử cung và hình dáng của chú chó bên trong. Thời điểm thích hợp để thăm khám rơi vào khoảng thời gian từ ngày 28 – 35 sau khi thụ thai.
Vào tuần thứ 6, bác sĩ sẽ tiến hành nghe nhịp tim – Đây là một trong những thao tác quan trọng trong cách nhận biết chó mang thai vào khoảng từ tuần thứ 6 trở đi. Bác sĩ sẽ đặt ống nghe vào bụng và kiểm tra nhịp tim của chó mẹ và cún con.
Cách nhận biết chó mang thai nhờ siêu âm
Phương pháp siêu âm có thể giúp bạn xác định chính xác chó nhà bạn có mang thai hay không vào khoảng thời gian từ ngày thứ 30 trở đi là thời điểm thích hợp nhất.
Qua máy quét các bác sĩ có thể xác định được chính xác chó của bạn có mang thai hay không. Bạn có thể đưa chó của bạn đi siêu âm sau khoảng 2-3 tuần sau giao phối. Quá trình siêu âm cũng diễn ra rất nhanh chóng mà không làm đau chó cưng của bạn.
Đối với chú chó nào có lông bụng dày, bác sĩ sẽ cạo bớt 1 phần lông để đầu máy quét có thể tiếp xúc với da dễ dàng.
Siêu âm là cách nhận biết chó có thai nhanh nhất
Dấu hiệu chó mang thai giả
Mang thai giả là hiện tượng hiếm gặp, nó thường xảy ra ở những loài chó ở độ tuổi sinh sản. Sau khi động dục vào khoảng 60 ngày, chó mẹ sẽ xuất hiện những dấu hiệu chó mang thai như bụng to dần lên, bầu vú căng hồng và có thể tiết ra sữa giống với các dấu hiệu mang thai thật. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối thai kỳ khi chó mẹ đi tìm ổ đẻ nhưng thật ra chó lại không có thai. Đây được gọi là giai đoạn tiền kinh nguyệt.
Nếu cún cưng nhà bạn gặp phải tình trạng này thì cũng không nên quá lo lắng vì nó sẽ tự hết trong vòng một tháng. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh núm vú cho nó để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
Chó mang thai giả có các dấu hiệu như mang thai thật
Cách chăm sóc chó mang thai
Nếu bạn đang nuôi một bé chó cái đang mang thai, thì việc lên lịch trình cho ăn và chất lượng bữa ăn là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của chó mẹ và chó con. Để làm tốt việc này, bác sĩ thú y sẽ giúp bạn đưa ra một kế hoạch ăn uống hợp lí nhất cho chó của bạn.
Trong khoảng thời gian nửa đầu thai kỳ không có quá nhiều sự thay đổi nên các bạn cứ cho các bé ăn theo lịch trình như thường ngày.
Tăng lượng thức ăn lên khoảng 20 – 30%. Chọn loại thức ăn cung cấp nhiều protein, chất béo, năng lượng và khoáng chất. Như thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn,…
Vào thời điểm này, chó con sẽ phát triển to lên nên dạ dày của chó mẹ sẽ co lại để nhường chỗ. Bạn nên giảm lượng thức ăn mỗi bữa xuống, nhưng tăng tần suất cho ăn lên khoảng 3, 4 hoặc 5 lần trong một ngày. Tăng cường chất béo bằng cách chọn nhiều thịt đỏ (thịt vịt, thịt lợn, thịt bò) hơn thịt trắng (gà, cá).
Ở tuần thứ 8, lượng thức ăn có thể tăng lên 50% so với lúc chưa mang thai. Vào tuần cuối cùng (tuần thứ 9) bé sẽ có dấu hiệu ăn ít lại. Lúc này bạn không nên ép ăn, cứ để tự nhiên. Trước khi sinh khoảng 1 đến 2 ngày, bé sẽ bỏ ăn hoàn toàn. Lúc này bạn cần phải chuẩn bị ổ đẻ và nước uống đầy đủ cho chó.
Những lưu ý trước những dấu hiệu chó mang thai
Khi phát hiện những dấu hiệu chó mang thai bạn cần phải quan tâm đến các vấn đề như:
Chó mang thai bỏ ăn
Khoảng thời gian 1 – 2 tuần đầu khi mang thai chó thường có dấu hiệu bỏ ăn tuy nhiên đây là hiện tượng tự nhiên bạn không cần phải lo lắng. Không nên ép chó cưng ăn quá nhiều, thay vào đó tìm hiểu xem chó cưng thích ăn gì để bổ sung hợp lý. Nếu thấy cho sụt cân thì cần đưa đến bác sĩ thú y để thăm khám, bổ sung thêm dưỡng chất như vitamin, canxi,…
Chó mang thai có nên tắm?
Trong giai đoạn mang thai từ tháng thứ 1 – 2 người nuôi hoàn toàn có thể tắm cho chó. Lưu ý, nên tắm nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho chó cưng. Sử dụng loại sữa tắm phù hợp để phòng các bệnh về da như ghẻ, cồn trùng ký sinh.
Khoảng thời gian cuối của chu kỳ mang thai và 1 tháng sau khi sinh, chúng ta không nên tắm cho chó mẹ để tránh chó cưng bị hiện tượng cảm lạnh. Rất dễ xảy ra hiện tượng sảy thai hay sinh non ở chó.
Những lưu ý khác
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn: Các Dấu Hiệu Nhận Biết Và Chăm Sóc Hamster Mang Thai (Phần 2) trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!