Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Các Mẹ Cách Cai Sữa Đêm Cho Trẻ được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việc thường xuyên thức dậy vào ban đêm để cho trẻ bú sẽ gây mệt mỏi cho các mẹ và cả gia đình, vậy làm thế nào để cai sữa đêm cho trẻ.
Hướng dẫn các mẹ cách cai sữa đêm cho trẻ
Hướng dẫn các mẹ cách cai sữa đêm cho trẻ
Bạn cần:
– Cho bé bú ban ngày
– Cho bú sớm
– Khoảng cách
– Người hỗ trợ
Bước 1: Cho bé bú no bạn ngày
Cho bé bú thường xuyên vào bạn ngày, cứ khoảng 3h bạn đánh thức bé dậy và cho bú. Mẹ cũng nên cho bé bú thêm vào đầu các buổi tối, do đó bé sẽ ít bị đói sữa vào nửa đêm.
Bước 2: Cắt cho bú đêm theo tỷ lệ giảm dần
Các mẹ hãy cắt giảm việc cho bé bú đêm bằng cách kéo dài khoảng thời gian giữa mỗi lần cho bé bú, thay vào đó là vỗ về hay đung đưa cho trẻ quên đi việc bú sữa mẹ.Lưu ý: Nếu bé khóc không ngừng trong vài đêm vì chưa quen, bạn có thể cho bé bú trở lại, nhưng sau đó cố gắng cai sữa tiếp trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
Bước 3: Đánh thức em bé để cho bú lần cuối trước khi mẹ đi ngủ
Ngay cả khi bé vừa chỉ ngủ được từ 1 – 2h bạn cũng nên đánh thức bé dậy và cho bú, như vậy vào ban đêm bé sẽ ít dậy đòi bú hơn.
Bước 4: Tăng khoảng cách giữa em bé và bầu sữa mẹ
Tăng khoảng cách bằng việc, chuyển nôi của em bé ra xa giường của mẹ hoặc cho bé ngủ phòng riêng. Nếu bé không ngửi thấy mùi sữa hoặc nhìn thấy mẹ bên cạnh, ngay lập tức bé sẽ quay lại giấc ngủ và không đòi hỏi gì.
Bước 5: Tăng cường gần gũi ban ngày
Các bạn tăng cường gần gũi trẻ vào ban ngày để giảm bớt mong muốn gần gũi của bé vào ban đêm. Ôm hoặc địu em bé cạnh người bạn để tăng cường sự gần gũi giữa 2 mẹ con và bạn vẫn có thể làm được việc khác
Bước 6: Nhờ người trông hộ
Bước 7: Đừng vội vàng cai sữa đêm
Bạn chỉ nên cho bé cai sữa đêm khi bé đã đủ lớn, vì các em bé ít nhất phải được vài tháng tuổi mới bắt đầu ngủ đủ giấc từ 5 – 6h vào ban đêm. Và trrên thực tế, sữa mẹ là thức ăn cho trẻ sơ sinh duy nhất có chứa axit béo không no chuỗi dài, rất quan trọng cho sự phát triển bộ não của trẻ.
Một số kinh nghiệm thực tế khi cai sữa đêm cho trẻ
“Mình giảm dần cữ sữa cho bé, ngày đầu cho bé bú như bình thường, ngày thứ 2 giảm còn khoảng ¾, ngày tiếp theo thì còn khoảng ½, cứ vậy, mất khoảng 1 tuần thì mình đã dứt được cữ bú đêm cho bé” – mẹ Thủy ở TP HCM.
“Từ khi bé nhà mình được 6 tháng tuổi, mình cắt sữa đêm mà thay vào đó là cho con ti nhiều sữa hơn vào bữa tối trước khi đi ngủ. Bình thường cho con ti một bình 120ml sữa vào buổi tối thì đến giai đoạn cai sữa đêm, bữa này mình cho tăng thêm 40ml. Thế là đêm bé ngủ ngon lành. Cho con uống sữa xong, để bé chơi khoảng 15 phút, đưa bé đi “xả một lượt”, cho đánh răng, rồi cứ thế vào ngủ một mạch đến sáng.
Đến giờ đi ngủ của con thì mình tắt hết đèn đi, hoặc chỉ để đèn ngủ, ti vi cho tiếng nhỏ hoặc tắt hẳn, nằm xoa lưng cho bé một lúc là bé cứ thế ngủ thôi. Cách cai sữa đêm cho bé hiệu quả”, mẹ Linh Chi (Hà Nội).
“Mình thử để áo sơ mi hoặc khăn có mùi hương đặc trưng mà mẹ thường dùng ở gần chỗ bé ngủ. Kết quả là bé ít thức dậy và dần ngủ ngon giấc hơn. Có lẽ bé chỉ muốn cảm thấy mình đang ở gần chứ không thực sự cần bú đêm”, mẹ Ngọc Loan (Tp HCM).
Cách Cai Sữa Đêm Cho Bé Hiệu Quả Nhất
Một số điều mẹ cần biết về việc “Cai sữa đêm cho bé”
Theo kinh nghiệm từ rất nhiều mẹ từng chải thì việc cai sữa đêm cho bé được xem là khó khăn nhất và đêm tới sự mệt mỏi nhất cho cả mẹ và bé. Bởi thói quen cho bé bú trước khi ngủ là một thói quen rất khó bỏ. Việc mẹ cho bé bú sữa đêm không chỉ giúp bé cảm thấy no bụng mà còn khiến bé cảm thấy thoải mái và ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.
Hiện tượng: Khi đó các bé sẽ quấy khóc liên tục và không chịu ngừng khóc dù ba mẹ có dỗ dành bé bằng cách nào đi chăng nữa. Nếu bé có ngủ được thì giấc ngủ cũng chẳng được mấy chất lượng. Bé sẽ ngủ không sâu, hay bị thức giấc lúc nữa đêm và đòi bú mẹ.
Mặc dù việc cai sữa vào ban đêm là cực kỳ khó khăn tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể làm được. Đã có rất nhiều mẹ thực hiện quá trình cai sữa ban đêm cho bé thành công bởi sự kiên trì kết hợp với giải pháp cai sữa đêm phù hợp với bé.
Hướng dẫn cách cai sữa đêm cho bé hiệu quả nhất
1. Giảm thời gian mỗi lần bú và số lần cho con bú
Đây được xem là giải pháp, là nguyên tắc đầu tiên mà mẹ nên tham khảo nếu muốn cai sữa về đêm cho bé. Trước khi thực hiện cai sữa đêm cho bé thông qua giải pháp này, mẹ cần phải xác định được thời gian và số lần cho con bú mỗi ngày (cả ngày và đêm chứ không riêng gì buổi đêm).
Ban ngày: Mẹ cũng cần giảm số lần uống sữa của bé xuống.
Từ tuần thứ 3, 4. Còn tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và tinh thần của bé mà mẹ điều chỉnh thời gian và lượng sữa cần cho bé. Đến khi được 2 tháng thì ngừng hẳn không cho bé bú sữa mẹ nữa.
2. Sử dụng sữa công thức thay cho sữa mẹ
– Sữa mẹ luôn được đánh giá là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và cần thiết nhất với các bé dưới 1 tuổi. Mặc dù vậy, vì lý do nào đó mà mẹ không thể cho bé tiếp tục bú mẹ. Khi đó thì sữa công thức được xem là giải pháp tốt nhất cho bé. Sữa công thức không chỉ đáp ứng nhu cầu của bé mà còn bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé.
– Sữa công thức được pha trong bình sữa hoặc cốc rồi cho bé bú theo đúng lịch trình. Mẹ vẫn nên cho bé bú sữa mẹ trực tiếp khoảng vài ngày/lần để bé có thể làm quen và thay đổi thói quen một cách từ từ bởi nếu quá trình này diễn ra một cách đột ngột, bé sẽ không kịp làm quen với việc bú bình dẫn tới tình trạng bé không chịu bú bình. Khi đó, mẹ sẽ cần sử dụng tới những sản phẩm bình sữa cho bé không chịu bú bình.
3. Giúp bé tạo một thói quen mới trước khi đi ngủ
Chắc chắn rồi, bú mẹ là một thói quen cực kỳ khó bỏ đối với các bé trước khi ngủ. Khi đó, có một giải pháp khác giúp cai sữa đêm cho bé đó là ba mẹ thử thay thế thói quen này bằng một thói quen khác, bằng một hoạt động khác thử xem. Ví dụ như: đọc truyền cho bé trước khi đi ngủ, chơi một trò chơi nhẹ nhàng hoặc có thể hát ru cho bé.
4. Nhờ tới sự giúp đỡ của người thân trong gia đình (chồng, ông bà..)
– Với mẹ: Đôi khi, quá trình cai sữa đêm của bé khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Tâm lý mẹ sẽ cảm thấy tồi tệ hơn khi phải làm những việc đó một mình mà chẳng có ai có thể giúp đỡ, hỗ trợ lúc này. Nếu mẹ gặp phải tình trạng này, đừng cố giữ nó trong lòng mà hãy giải toả, hãy nói ra để tâm trạng được thoải mái hơn, bớt căng thẳng và mệt mỏi.
Tại sao mẹ không thử nhờ tới sự giúp đỡ của bố (chồng), ông bà 2 bên, anh chị em, bạn bè hay những người thân khác. Có thể họ sẽ không giúp ích được nhiều cho mẹ tuy nhiên, khi mẹ cảm thấy có một ai đó bên cạnh quan tâm, chắc chắn mẹ sẽ không cảm thấy cô đơn nữa.
– Với bé: Việc được tiếp xúc với người thân sẽ giúp bé không còn phụ thuộc quá nhiều vào mẹ, từ đó cũng phần nào khiến bé quyên đi việc bú mẹ vào ban đêm. Việc vui đùa sẽ khiến bé quên đi việc bú mẹ rồi bé sẽ dần rơi vào giấc ngủ mà không cần bú mẹ. Cách cai sữa về đêm này được xem là một cách cai sữa khá hay và được đại đa số gia đình Việt Nam áp dụng hiện nay với tỷ lệ thành công là rất cao.
5. Những điều cần lưu ý khác khi cai sữa ban đêm cho bé
Trong suốt quá trình cai sữa đêm cho bé. Ba mẹ cần đặc biệt chú ý tới cân nặng và tình trạng sức khoẻ của bé. Nếu:
– Không nên cai sữa cho bé khi tình trạng sức khoẻ của bé không được tốt, khi bé ốm…
– Nếu bé bị tụt cân khi cai sữa, hãy tiến hành quá trình cai sữa chậm lại hoặc trì hoãn để theo dõi. Ngoài ra, nếu như bé không chịu ăn dặm nữa mà chỉ tập trung vào mẹ, vào việc bú mẹ. Bé cũng không còn hứng thú với những ai khác ngoài mẹ cũng như chẳng vui vẻ gì với những hoạt động vui nhộn khác thì khi đó mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.
– Khi cai sữa cho bé, chắc chắn mẹ sẽ bị căng sữa. Khi đó, để giảm đau mẹ có thể chườm lạnh, luôn vệ sinh sạch sẽ đồng thời hạn chế việc mặc áo lót chặt vừa giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn đồng thời hạn chế mắc bệnh viêm vú.
Hướng Dẫn Cách Cho Trẻ Bú Sữa Bình Đúng Cách
Hiệp hội nhi khoa Mỹ hướng dẫn các bậc cha mẹ 4 bước cơ bản để giảm thiểu rủi ro khi cho trẻ bú sữa bình như sau:Bước 1: Ẵm bé
Một trong những việc cần lưu ý khi cho bé bú bình là không để cho không khí tràn vào trong miệng bé nhằm tránh cho bé bị ợ sữa sau khi bú. Muốn vậy, mẹ cần bế bé theo một góc nghiêng 45 độ, dùng khuỷu tay đỡ phần đầu và cánh tay đỡ phần lưng của bé, bàn tay mẹ đỡ phần mông và chân của bé. Đặc biệt, hãy áp thân bé vào người mẹ cho chắc chắn. Ngoài ra, bé cũng nên được ôm nghiêng về phía mẹ, như vậy, bé sẽ được thật sự an toàn trong vòng tay của mẹ.
Bước 2: Cho bé ngậm núm vú cao su
Ngậm vú cao su đúng cách sẽ giúp bảo đảm rằng bé yêu bú đủ sữa và không nuốt phải khí thừa cũng như hình thành thói quen tốt khi bú sữa.
Trước tiên, mẹ cần dạy bé cách ngậm núm vú. Hãy chạm và đưa nhẹ núm vú từ phía môi dưới của bé lên phía mũi, điều này sẽ kích thích bé há rộng miệng. Sau đó, đưa núm vú vào trong miệng bé, hướng núm vú về phía vòm miệng của trẻ. Bé cần phải ngậm được toàn bộ phần đầu vú. Tuy nhiên, cần chú ý rằng đừng để bé cảm thấy căng thẳng hay khó chịu, nên nhẹ nhàng đặt núm vú phía trên, chứ không phải dưới lưỡi của bé.
“Hãy đặt núm vú cao su vào trong miệng bé và nhẹ nhàng đẩy môi dưới để bé ngậm chặt núm vú. Mẹ có thể dùng ngón tay út nhẹ nhàng đẩy môi bé xuống khi bé đang bú nếu làm vậy giúp bé bú dễ hơn”
Bước 3: Kiểm soát lưu lượng sữa
Hiện nay, trên thị trường, núm vú có rất nhiều kích cỡ khác nhau. Núm vú càng lớn thì lượng sữa chảy càng nhanh. Đối với các bé mới sinh, mẹ nên dùng núm vú lỗ nhỏ (S) và tăng kích cỡ núm vú tùy theo độ tuổi của bé. Thông thường, núm vú đóng vai trò chính trong việc điều tiết lưu lượng sữa mà bé bú được. Mẹ nên giữ sao cho đáy bình bú luôn ở phía trên để núm vú luôn đầy sữa, như vậy, sẽ giảm thiểu tối đa lượng khí bé yêu nuốt phải.
Bước 4: Vỗ ợ hơi cho bé
Khi đã nhận biết được thói quen của bé, mẹ sẽ có thể quyết định nên vỗ ợ hơi cho bé khi nào: trong lúc bé đang bú hay khi bé đã bú xong.
Có ba cách vỗ ợ hơi cho bé:
Cách 1: Bế bé lên vai, giữ bé ở tư thế thẳng đứng, chân duỗi thẳng. Một tay giữ phần mông bé, một tay xoa nhẹ vào phần lưng giữa 2 xương bả vai, hoặc bạn có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi, khoảng 5-15 phút.
Cách 2: Cho bé ngồi trên đùi, một tay giữ trước ngực, một tay xoa và vỗ lưng tương tự như cách 1. Lưu ý, với bé sơ sinh cổ còn yếu, nên để cho bé ngồi hơi ngã về phía trước một chút để đầu không ngửa ra sau khi vỗ lưng.
Cách 3: Cho bé nằm úp lên 2 đùi của mẹ, đầu nghiêng về một bên, giữ bé bằng một tay ở dưới vai của bé, hoặc giữ bé bằng một tay để ở mông. Tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng cho bé như cách 1.
Lưu ý: Đôi khi, mẹ chỉ cần xoa nhẹ lưng bé là được. Và đừng quên rằng, không phải lúc nào bé cũng ợ hơi ngay sau khi bú, vì thế, đừng hốt hoảng khi không thấy bé ợ hơi.
Tôi Đã Cai Sữa Đêm Cho Bé Như Thế Nào?
Câu hỏi của ngày: CAI SỮA ĐÊM? CẦN HAY KHÔNG?
Emily mình cái sữa đêm cho con khi đọc con được 8 tuần tuổi. Trước đó em ăn Easy3 cách 3h ăn một bình và đêm ăn 2 lần, các lần đều đặn 120ml sữa
Đến 7 tuần ban ngày em cứ nhìn thấy sữa là quay đầu. Con ăn từ sáng đến 4h chiều bữa nào bữa nấy chỉ 40-60ml và hoàn toàn ko thấy đói. Quấy và ngủ không tốt. Catnap khủng khiếp. Đêm dậy 3-4 lần, và lần nào cũng ăn hết 120ml!!!!! Con chuyển về ăn nhiều vào ban đêm.
Đương nhiên là một bà mẹ rất sợ cho ép nhau ăn. Mình không bao giờ ép con bú ban ngày nhưng ngược lại. Mình quyết định giảm ăn đêm để con chuyển nhu cầu sữa về ban ngày.
Khi nào nên cai sữa đêm cho bé?
Emily biết tự ngủ từ mới sinh nhưng khi cắt ăn đêm thì con khóc khủng khiếp. Cứ 2h dậy khóc hàng tiếng mới ngủ lại. Ngày đó nhà mình đi về chơi nhà ngoại, cũi để cạnh giường nên những đêm cắt ăn mẹ và con thức chong đêm. Ông bà sáng hôm sau cho ăn vào bài ca ra trận.
Đêm đầu em khóc chừng 4-5 lần.
Ngày thứ 1 em ăn vẫn chán: 40-80ml/bình. Vẫn catnap.
Đêm tiếp theo là 2 lần
Ngày thứ 2 mẹ ko cho ăn theo cữ mà chờ em đói mới cho, cách nhau gần 4h. Và cũng chỉ 80-120ml/bình. Mẹ thực hiện chuyển giao chỉ cho ngủ 3 nap, tăng WT (waketime – thời gian thức) xấp xỉ 2h.
Mẹ con mệt nhoài!
Ngày thứ 3 em trở về phòng độ ăn hết 120ml cạn đáy mỗi bình, các bữa cách nhau 4h. Mẹ bắt đầu tăng lên bình 160ml. Vẫn catnap nhưng nap-extension thành công: có tỉnh dậy sớm nhưng tự ngủ lại được không cần mẹ can thiệp.
Sau đó đêm em vẫn dậy nhưng ko cần ăn em vẫn có thể ngủ lại, chỉ cáu kỉnh đôi chút. Ngày đã hết catnap, ko còn tỉnh giữa nap ê a nữa.
1 tuần sau cắt ăn đêm, em ngủ trọn vẹn giấc đêm 13h!!!!! Và lượng ăn ban ngày là 4-5 bình, mỗi bình 160-200ml!
2 tuần sau cắt ăn đêm, catnap biến mất và em ổn định phòng độ 4 bình 250ml cách nhau 4h. Không còn ăn đêm!!!!!
Về lượng sữa, từ mức 7 bình 40-120 sang 4 bình 250, lượng sữa con ăn trong ngày tăng đột biến. Ăn ngày 4 bữa rất nhàn, và tiện cho việc đi chơi :))
Về ngủ: giấc ngủ đêm trọn vẹn 13h ko ngắt quãng. Và giấc ngủ ngày tốt.
Và từ đó không quay đầu lại nữa, em ko bao giờ ăn đêm từ sau mốc 8 tuần đó nữa. Và đến giờ em 4 tuổi vẫn quán quân ngủ của cả nhà, em có thể rít từ 6h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau. Ngủ không vẫy đuôi!
Hachun – Admin POH
Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt, mẹ không biết hướng dẫn con tự ngủ bắt đầu từ đâu? Mẹ không biết lịch Easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng có quá nhiều thông tin mẹ không biết áp dụng thế nào mới đúng. Con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.
POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Chúng tôi xây dựng khóa học hướng dẫn tự ngủ – POH Easy One. Khóa học được cá nhân hóa cho từng bé theo từng ngày tuổi.
Trong quá trình học, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên & bác sĩ Minh Hạnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Các Mẹ Cách Cai Sữa Đêm Cho Trẻ trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!