Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Trẻ 2 Tháng Tuổi Để Bé Ăn Tốt Ngủ Ngon được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi để bé ăn tốt ngủ ngon
Qua tháng đầu nhiều bỡ ngỡ lúc này mẹ đã quen với những việc chăm sóc bé nhưng ở tháng tuổi thứ 2 của trẻ sẽ lại có những vấn đề mới cần chú ý nhiều hơn.
Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi
Từ tháng thứ 2 thì bé đã ngủ ít hơn so với tháng trước. Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ tới 20 tiếng mỗi ngày thì thời điểm này bé chỉ ngủ khoảng 16 tiếng/ngày và giấc ngủ có xu hướng kéo dài hơn. Ban đêm bé cũng có thể ngủ giấc dài 4 – 5 tiếng mới tỉnh dậy để ăn một lần.
Những thời điểm em bé dễ buồn ngủ là cuối cữ bú hoặc là sau khi bú được khoảng 30 phút. Lúc này ba mẹ nên chú ý cách để ru ngủ cho bé như thế nào để con ngủ được ngon và sâu giấc hơn, không bị giật mình. Giấc ngủ của bé có 2 pha: pha ngủ sâu và pha ngủ động, cứ khoảng 10 – 15 phút/pha, các pha nối tiếp tạo thành 1 chu kì ngủ.
Trong một giấc ngủ của trẻ có nhiều chu kì ngủ nên ba mẹ có thể thấy bé ngủ sâu được một lát rồi lại ngọ nguậy, ọ ẹ hoặc là khóc tỉnh. Để bé ngủ lại được mà không cần phải dỗ bé bằng cách cho bú thì mẹ làm như sau: – Nếu bé khóc thì không bế bé hoặc cho bé bú để xoa dịu bé sẽ khiến bé bị phụ thuộc và không tạo thói quen tự ngủ lại được. – Hãy để bé tự ru mình vào giấc ngủ tiếp, có thể hỗ trợ bé bằng cách vỗ nhẹ nhàng. – Giúp bé phân biệt giấc ngủ ngày và đêm: ban ngày nhiều âm thanh, ánh sáng hơn nên mẹ không cần phải giữ yên tĩnh quá khi bé ngủ vào ban ngày để bé quen với tiếng động sẽ đỡ bị giật mình. Ban đêm thì giữ phòng tối và yên tĩnh hơn.
Dinh dưỡng cho trẻ 2 tháng tuổi
Nếu mỗi cữ bú của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cách nhau 1,5 – 2 tiếng thì sang tháng tuổi thứ 2 nên kéo dài khoảng cách giữa các cữ bú ra. Thời gian lý tưởng là 2,5 – 3 tiếng: 2,5 tiếng đối với bé bú sữa mẹ và 3 tiếng đối với bé bú sữa công thức. Việc kéo dài cữ bú sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của em bé 2 tháng tuổi.
Lượng sữa tiêu chuẩn trong ngày cho trẻ 2 tháng tuổi tính theo công thức: 120ml/kg cân nặng/ngày.
Nếu bé bú đủ sữa vào ban ngày rồi thì ban đêm sẽ bú ít hơn và có xu hướng chỉ bú 1 cữ đêm. Mẹ không cần cố đánh thức bé vào ban đêm để cho bé bú nếu ban ngày bé đã được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết rồi và cữ ăn cuối cùng cách đó không quá 5 tiếng.
Những vấn đề thường gặp ở trẻ 2 tháng tuổi
– Bé hay rướn người, vặn vẹo người Bé thường rướn người, vặn vẹo người dẫn đến việc bị trớ sữa. Do lúc này cơ thể em bé đã linh hoạt hơn, cổ quay qua quay lại được, tay chân hoạt động tốt hơn nên việc rướn, vặn vẹo là cách để em bé hoạt động. Đó là hoạt động bình thường trong tiến trình phát triển của bé chứ không phải do bé khó chịu hay bị thiếu chất gì.
– Rôm sảy ở da Các hoạt động trao đổi chất ở trẻ 2 tháng tuổi lúc này diễn ra mạnh làm nhiệt tỏa ra nhiều hơn nên em bé dễ bị nóng bức hơn. Nếu ba mẹ không có biện pháp làm mát phòng, không cho bé mặc quần áo thoáng mát thì bé hay bị toát mồ hôi sinh rôm sảy.
Bởi vậy ba mẹ cần có các biện pháp làm mát phòng, giữ mát cho con, tắm rửa vệ sinh thường xuyên. Không nhất thiết phải sử dụng các loại lá tắm, có thể sử dụng các loại sữa tắm có độ pH phù hợp với da em bé.
Rôm sảy về cơ bản là lành tính, sau khoảng 1 – 2 tuần sẽ hết. Mẹ lưu ý không sử dụng phấn rôm cho bé vì phấn rôm dễ gây bít tắc lỗ chân lông làm tình trạng rôm sảy thêm nghiêm trọng.
– Chàm sữa Nếu bé bị chàm sữa thì thường xuất hiện vào thời điểm 2 tháng tuổi này. Khi đó mẹ càng cần chú ý vấn đề vệ sinh da cho con và giữ ẩm cho da, không tắm nước quá nóng. Da khô sẽ càng dễ khởi phát chàm.
– Nôn trớ sinh lý Như đã nói ở trên, khi bé được 2 tháng tuổi mẹ thấy con vặn vẹo người là trớ sữa, hoặc là ngủ dậy rồi vẫn trớ sữa thì nguyên nhân trước tiên là do đặc điểm cấu tạo dạ dày của em bé: cơ thắt còn yếu, dạ dày nằm ngang cao hơn so với người lớn, đồ ăn của bé lại là sữa dạng lỏng cho nên khi dạ dày co bóp mà em bé ăn no quá thì sữa sẽ trào ngược lên.
Trong giai đoạn 1 tháng hoạt động bú của trẻ chưa thuần thục nên bé không bú được nhiều sữa mỗi lần, sang tháng thứ hai thì bú tốt hơn nên mỗi lần bé ăn nhiều, ăn no, thay đổi tư thế đột ngột, cười đùa sẽ dẫn đến tình trạng trớ sữa sinh lý. Cách khắc phục: Không cho bé ăn quá no, vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn, không bế thay đổi tư thế đột ngột và không cười đùa nhiều sau khi ăn.
Nôn trớ sinh lý hầu như em bé nào cũng có thể gặp phải, ngày bị 1 lần, vài ngày bị một lần và mẹ không cần phải quá lo lắng vì khi bé lớn hơn thì tình trạng đó sẽ được khắc phục.
Nghiêm trọng hơn một chút thì trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản thì bé có thể trớ nhiều lần trong ngày, trớ sau khi mới vừa bú xong, trớ sau khi ngủ dậy… Khi bé bị trớ liên tục thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể để chăm sóc con.
– Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tình trạng nước mắt sống Thường xuất hiện ở tháng thứ 2 đó là tình trạng mắt của bé lúc nào cũng ướt, chảy nước mắt, đổ nhiều ghèn hơn đặc biệt sau khi ngủ dậy nhưng không có viêm, không đỏ mắt. Thường chỉ gặp phải ở 1 mắt.
Tự thông tắc tuyến lệ cho bé bằng cách: Rửa sạch tay, dùng ngón tay day nhẹ tuyến lệ của con ở góc mắt bị tắc. Mỗi lần 3 – 5 phút, 3 – 4 lần/ngày. Trong khoảng vài tuần đến vài tháng thì bé sẽ hết tắc tuyến lệ. Sau 6 tháng mà mắt bé vẫn không hết tắc hoặc là mắt bé tiết quá nhiều ghèn, có viêm thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ thông tắc.
– Nấc cụt (nấc cục) Các nhà khoa học cũng không tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra nấc cụt nhưng hiện tượng này cũng không gây nên ảnh hưởng về sức khỏe của trẻ.
Có một số điều mà các mẹ nên lưu ý đó là nếu bé bú nhanh, bú gấp quá hoặc cười nhiều quá nên nuốt phải nhiều hơi thì có thể bị nấc, bị lạnh vùng bụng cũng có thể bị nấc cụt. Sau khi bé ăn xong mẹ vỗ ợ hơi cho bé thì cũng có thể giảm thiểu tình trạng này.
– Táo bón chức năng do giãn ruột sinh lý Bé đang đi tiêu nhiều lần trong ngày chuyển sang nhiều ngày mới đi, xì hơi thối nhiều hơn, hay vặn vẹo người, hay rặn đỏ mặt, vẫn bú mẹ bình thường, không có sự thay đổi loại sữa, phân vẫn vàng tươi. Đa phần gặp ở trẻ 2 tháng tuổi và mẹ yên tâm là hiện tượng này không thể hiện vấn đề xấu về sức khỏe, không cần uống thuốc điều trị.
Mẹ chỉ cần có những biện pháp cơ học giúp bé dễ đi tiêu hơn đó là massage vùng bụng cho con, cho bé thực hiện động tác đạp xe đạp. Mất khoảng 2 – 3 tuần để bé đi qua giai đoạn sinh lý này.
Trong trường hợp 7 ngày mà bé vẫn chưa đi tiêu lần nào thì nên thụt cho con để giúp con dễ chịu hơn: dùng mật ong pha với nước với tỉ lệ 2:1, dùng tăm bông chấm nước đã pha sau đó đưa vào trong hậu môn của bé để kích thích hậu môn giúp con dễ đi tiêu hơn.
Hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ 2 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng tuổi đã nhận biết mọi thứ xung quanh tốt hơn, tầm nhìn tốt hơn, nghe tốt hơn, bắt đầu có thể nhận biết mẹ. Để kích thích giúp em bé phát triển trí não tốt hơn thì mẹ nên: – Cho bé sử dụng đồ chơi nhiều màu sắc, âm thanh – Tích cực trò chuyện, tương tác trực tiếp với bé hàng ngày: kể chuyện, đọc sách, hát… giúp khả năng tiếp nhận, nhận biết âm thanh tốt hơn, nhanh biết nói. – Giấc ngủ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ nhất là trong những tháng đầu đời. Chỉ nên ôm ấp con khi con đang thức, còn khi ngủ hãy để bé tự ngủ mà không bị quen với vòng tay của mẹ và không ngủ được yên giấc khi không được ôm.
Cách Chăm Sóc Trẻ 2 Tuổi Biếng Ăn
by Nguyễn Phương600 Views
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi biếng ăn1.Thay đổi sinh lý.
Bé mọc răng, mệt mỏi hoặc trong giai đoạn bé đang tập đi, chạy; nhiều bé sẽ chán ăn hoặc giảm lượng thức ăn trong vài ngày.
2. Khẩu phần ăn.
Những món ăn được chế biến khó tiêu hóa, lặp lại thường xuyên và hương vị khó chịu có thể khiến bé chán ăn, ăn được ít.
Đôi khi do loại thức ăn mới không phù hợp với khẩu vị của bé.
Bé được ăn vặt thường xuyên, gây no giả; trong khi đó món ăn vặt không có nhiều dinh dưỡng cho nên bé vẫn chậm lớn.
3.Tâm lý của bé.
Bé bị ép ăn có thể gây tâm lý sợ ăn.
Những món ăn bé từng có trải nghiệm xấu có thể khiến bé nhớ mãi và không dám ăn.
4. Không khí gia đình.
Bố mẹ luôn ép bé ăn tạo nên sự căng thẳng. Gia đình không vui vẻ, thoải mái có thể lây lan tâm lý.
Đôi khi là do tâm lý của bố mẹ, luôn lo lắng sợ rằng bé ăn ít, biếng ăn trong khi thực tế là đủ.
5. Bệnh tật và thuốc.
Trẻ ốm bệnh thường ăn ít hơn. Việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh cũng có thể gây nên sự chán ăn.
6. Những nguyên nhân khác.
Rất nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, đây gọi là biếng ăn bẩm sinh (rối loạn ăn uống). Những đứa trẻ này thường bị suy dinh dưỡng và tiếp tục biếng ăn đến khi trưởng thành hoặc về già.
Trẻ 2 tuổi biếng ăn phải làm thế nào? 1. Tìm hiểu nguyên nhân.
Để có cách giúp bé hết biếng ăn, trước tiên phải tìm hiểu nguyên nhân.
Quan sát các biểu hiện và tình trạng của bé để biết được nguyên nhân.
2. Thiết lập một thói quen ăn uống.
Thiết kế một giờ ăn cố định để kiểm soát được khẩu phần ăn và tạo thói quen cho bé.
Bạn nên cho bé ăn cùng với gia đình bởi ăn cùng nhiều người sẽ ăn được nhiều hơn, không khí vui vẻ hơn.
3. Nghiền nhỏ thức ăn.
Để bé dễ ăn và đầy đủ dinh dưỡng, bạn cần nghiền nhỏ các loại thức ăn và kết hợp với nhau.
Tránh cho bé ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
4. Nhận biết khi nào là ăn đủ no và dị ứng.
Nhiều bố mẹ ép bé ăn dẫn đến tình trạng nôn trớ, sợ ăn.
Tình trạng này kéo dài càng khiến bé biếng ăn.
Chú ý những dấu hiệu của dị ứng như: nôn, phát ban, tiêu chảy, đổ mồ hôi, khó thở hoặc đau bụng.
5. Làm mới thức ăn.Vẫn là những món cũ nhưng thay đổi hình dạng hoặc thêm trang trí sẽ kích thích bé ăn nhiều hơn.
6. Sử dụng các câu chuyện.
Nhân hóa các loại đồ ăn có thể bé thấy thích thú với chúng hơn.
Bạn có thể kể các câu chuyện hoặc cho bé xem các chương trình về các nhân vật là đồ ăn.
7. Lựa chọn đồ ăn vặt dinh dưỡng.
Nên chọn các đồ ăn vặt dễ cầm và dinh dưỡng như: bánh quy, sữa chua, rau củ nghiền,
Tránh các thực phẩm gây nghẹt thở như: cả quả táo, nho, bắp rang, xúc xích, các loại hạt.
8. Hướng dẫn bé ăn.
Trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước người lớn vì vậy cần hướng dẫn cách ăn cho bé.
Bạn có trò chuyện hoặc tỏ vẻ ăn rất thích thú.
Khen ngợi mỗi khi bé ăn được nhiều.
9. Tạo cơ hội để bé tự lập.
Nhiều bé thích tự ăn thay được đút.
Cho bé làm quen với nhiều loại món ăn khác nhau.
Cung cấp mọi đồ vật cần thiết trong bữa ăn của bé.
Như vậy, có rất nhiều cách để chăm sóc cho trẻ 2 tuổi biếng ăn. Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp bé nhà bạn ăn được nhiều hơn và phát triển tốt hơn.Hãy kiên nhẫn và đừng tạo thêm áp lực cho bé trong việc ăn uống. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến giấc ngủ, hoạt động vui chơi và phòng ngừa các bệnh cho trẻ.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Trẻ Sinh Non Để Bé Nhanh Khỏe, Tăng Cân Tốt
1. Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sinh non không được hưởng trọn vẹn 40 tuần thai kỳ trong bụng mẹ vì vậy rất dễ gặp tổn thương bởi các biến chứng. Nhiều trẻ may mắn được sinh ra khỏe mạnh dù thiếu tháng, nhưng cũng có rất nhiều trẻ sinh non phải đối diện với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, chảy máu não, suy thận, vàng da và thiếu máu. Ngoài ra, vì hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, nên trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị nhiễm trùng.
Trẻ càng chào đời sớm, thì càng phát triển thiếu toàn diện và có nguy cơ biến chứng càng cao. Trẻ sinh trước 32 tuần phải đối mặt với nguy cơ tử vong và tàn tật lâu dài như chậm phát triển, bại não, các vấn đề về phổi và tiêu hóa, thị lực và thính giác. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng hơn 98% trẻ sinh ra từ 32 đến 35 tuổi có khả nẳng sống sót cao.
2. Giữ ấm cho trẻ đúng cách
Khả năng điều khiển thân nhiệt của trẻ sinh non rất kém vì chức năng của vùng dưới đồi của não bộ, trung khu điều hòa nhiệt cho cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt ngay cả trong những ngày nhiệt độ bình thường. Bởi vậy, cha mẹ cần phải đảm bảo giữ ấm cho trẻ tuyệt đối.
Phòng của mẹ và trẻ phải được giữ ấm tuyệt đối. Không được bật quạt thông hơi hay mở cửa sổ. Phòng phải đủ rộng để đủ lượng oxy cho trẻ hô hấp. Đặc biệt, cha mẹ không được bế trẻ ra ngoài trời. Phòng của trẻ cần được bật điều hòa sưởi ấm, nhiệt độ phòng thích hợp là 28-30 độc C, độ ẩm ở mức 60-70%.
Cha mẹ chú ý luôn mang tất chân tay, đội mũ để giữ ấm cho trẻ. Nếu bạn không rõ phải mặc bao nhiêu lớp quần áo cho trẻ sinh non có thể tham khảo ý kiến của bác si nhi khoa. Hãy chú ý không để quá nhiều chăn trong cũi của trẻ vì có thể khiến trẻ bị ngạt thở, gây tử vong.
3. Phòng chống nhiễm trùng cho trẻ sinh non
Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt trong mùa đông, khi thời tiết lạnh. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ, cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau:
– Giữ cho trẻ tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.
– Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa lây truyền bệnh. Hạn chế mọi người chạm vào trẻ.
– Thường xuyên làm sạch đồ chơi và giữ nhà cửa sạch sẽ.
– Tránh những nơi đông đúc, có nhiều trẻ nhỏ.
4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non
Lúc đầu, hầu hết trẻ sinh non cần bú mẹ 8 đến 10 lần mỗi ngày. Mẹ không nên để trẻ đói quá 4 giờ vì sẽ khiến trẻ bị mất nước. Trẻ sinh non thường hay bị trớ sữa khi bú, điều này hoàn toàn bình thường nếu như bé vẫn tăng cân đầy đủ. Nếu trẻ ngừng hoặc giảm tăng cân bạn cần nói chuyện với bác sĩ.
Các bác sĩ khuyên nên cho trẻ thiếu tháng ăn dặm sau 6 tháng tính từ ngày sinh đủ tháng của bé (không phải ngày sinh thực tế). Trẻ sinh non không phát triển đầy đủ như trẻ bình thường nên cần nhiều thời gian hơn để trẻ phát triển khả năng nuốt. Nếu trẻ có vấn đề sức khỏe đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu chế độ ăn kiêng đặc biệt.
Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ 3 Tháng Tuổi Biếng Ăn
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn. Bắt đầu bước vào tháng thứ 3 trẻ sơ sinh có những biến đổi lớn về cân nặng, chiều cao, nét mặt. Những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi vô cùng quan trọng giúp sự tăng trưởng của con ổn định và phát triển hơn.
Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi biếng ănĐể chăm sóc tốt trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, điều đầu tiên mẹ cần hiểu về cơ thể trẻ lúc này. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, có sự thay đổi lớn về hình thể kèm theo sự phát triển khứu giác, thính giác, thị giác, xúc giác. Đôi mắt của trẻ mở to hơn. Bé bắt đầu có những cử chỉ như vặn vẹo đầu, cử động cơ thể. Bé hoàn toàn có thể cảm nhận được hơi ấm từ bạn cũng như vẫy tay hay quờ tay vào bạn.
Đối với trẻ bú bình mẹ cần vệ sinh bình sữa cũng như đầu ti sạch sẽ. Sữa cất được bảo quản trong tủ lạnh để chống ôi thiu.
Hậu quả không thể coi thường của tình trạng trẻ 3 tháng tuổi biếng ănTình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam còn ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia trong năm 2013 cho thấy: Cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi có một em bị thiếu cân, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi có một em bị thấp còi. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ biếng ăn, đặc biệt là trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn sẽ có nhiều nguy hiểm khôn lường.
Vòng luẩn quẩn của sự biếng ăn: Khi biếng ăn bé sẽ thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Từ đó sẽ làm giảm việc hấp thu dưỡng chất, giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh và khi bệnh bé sẽ lại biếng ăn.
Khi trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn sẽ ảnh hưởng đến thể trạng, cân nặng, chiều cao do số lần ăn và số lượng ăn không đủ dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất. Bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, gây nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
Đặc biệt, hậu quả nghiêm trọng nhất ở trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn là chậm phát triển trí thông minh, ảnh hưởng tới nhận thức cũng như làm giảm khả năng học hỏi bởi biếng ăn khiến cơ thể trẻ mất cân bằng và thiếu hụt dưỡng chất để nuôi dưỡng não bộ phát triển, cũng như cơ thể hay mệt mỏi, trí óc kém tập trung và tư duy.
Cách Chăm Sóc Trẻ 7 Tháng Biếng Ăn
Trẻ 7 tháng biếng ăn, nỗi lo chung của nhiều bà mẹ
Mẹ Bi – Đông Anh, Hà Nội chia sẻ: “Bé gái nhà em mới được 7 tháng tuổi, em cho bé ăn dặm khi bé được 5 tháng tuổi và chuyển qua ăn bột mặn khi bé được 6 tháng rưỡi. Từ lúc đầu thì bé ăn rất ngoan nhưng gần đây bé chẳng hứng thú gì với ăn uống hết. Bé không chịu nằm ngoan ăn bột và cứ ngoảnh mặt đi không chịu ăn. Cứ cho thức ăn vào miệng thì bé khóc, dẫy nảy. Em không biết phải làm thế nào nữa”
Chị Lan, Triều Khúc cũng cùng chung tâm trạng : “Con trai mình cũng được 7 tháng tuổi nhưng cháu biếng ăn lắm, một ngày cháu ăn sữa ngoài khoảng 500 ml, nhưng cháu không chịu ăn bột, mình thay đổi món liên tục nhưng cháu cũng không ăn, mình nghĩ rằng cháu không thích ăn bột nên chuyển sang cho cháu ăn cháo, nhưng cháu cũng không chịu ăn, cứ bỏ thìa vào miệng là cháu mím chặt môi lại và khóc. Nhưng nếu đút vào miệng thì vẫn nuốt. Mình băn khoăn quá”
Sở dĩ trẻ nhỏ biếng ăn có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ hoặc cách chăm sóc chưa đúng từ các bậc phụ huynh.
Các dấu hiệu chung của trẻ biếng ăn
Thời gian bữa ăn kéo dài. Bình thường, trẻ chỉ cần 20 – 30 phút để hoàn thành 1 bữa ăn, nhưng riêng biếng ăn khoảng thời gian này thường kéo dài hơn, thậm chí cả tiếng đồng hồ, thời gian dài làm đồ ăn mất ngon, càng cho bé ăn bé lại càng ngán.
Trẻ không hợp tác ăn uống. Trẻ tìm cách phản đối khi ăn như ngậm chặt miệng, lấy tay che miệng, đẩy thức ăn ra khỏi miệng, ngậm thức ăn không chịu nhai, khóc khi ăn …
Lượng thức ăn mỗi ngày ít hơn trẻ cùng tuổi.
Chỉ số cân nặng, chiều cao không đạt chuẩn.
Hệ số miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh. Do trẻ biếng ăn cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể, trẻ bị nhiễm các bệnh về hô hấp, tiêu hóa …
Gợi ý chăm sóc cho trẻ 7 tháng biếng ănĐối với những trẻ 7 tháng biếng ăn, các mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau để trẻ ham ăn hơn:
Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng để trẻ tránh bị ngán, thức ăn chọn cần dễ tiêu hóa, phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Không cho bé ăn vặt hay bú mẹ quá sát thời gian bữa ăn bột, cháo của trẻ.
Tránh cho trẻ ăn rong vì như thế vừa kéo dài thời gian trẻ ăn, vừa không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tập cho trẻ thói quen ăn õng mới đứng dậy.
Nên tạo không khí vui vẻ, khuyến khích tính hiếu thắng của trẻ như ăn thi với các trẻ khác hoặc với các thành viên trong gia đình.
Không đánh mắng trẻ trong bữa ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi gây tâm lý sợ hãi dễ dẫn đến biếng ăn tâm lý.
Đối với trẻ biếng ăn cần chú ý bồi dưỡng các thức ăn giầu dinh dưỡng cho trẻ:
Nhất là sữa mẹ, trong trường hợp trẻ không được bú sữa mẹ hoặc đã cai sữa thì chú ý cho trẻ uống sữa bột công thức trung bình 500ml/ngày.
Trứng, một thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều đạm, chất béo, muối khoáng, và các loại vitamin. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ, còn trẻ trên 1 tuổi nên ăn cả quả trứng.
Trẻ khoảng 7 tháng tuổi cũng có thể ăn được cá, tôm, cua nhưng các mẹ nên tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Có thể xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương mẹ có thể luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc thì có thể xay sống rồi cho vào nấu bột, nấu cháo. Cua thì giã lọc lấy nước rồi nấu bột, cháo.
Các loại thực phẩm cung cấp chất béo, trẻ cần ăn cả dầu và mỡ thay đổi, cần đảm bảo đủ lượng yêu cầu theo lứa tuổi của trẻ.
Cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và yếu tố vi lượng cho trẻ.
Bé hay ăn chóng lớn Đức Thịnh
Sản phẩm bé hay ăn chóng lớn Đức Thịnh
Thực phẩm chức năng Bé hay ăn chóng lớn Đức Thịnh bắt nguồn từ bài thuốc gia truyền trên 100 năm, đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thảo dược, gồm các vị thuốc quý hiếm như Sa Sâm, Bạch Truật, Bạch Thược…có tác dụng trung hòa độc tố trong cơ thể, giúp khôi phục chức năng tiêu hoá của tỳ vị và hấp thụ thức ăn của tiểu tràng, từ đó xử lý chứng biếng ăn, lười ăn, kém ăn, hấp thụ kém hoặc rối loạn tiêu hoá ở trẻ em và người lớn.
Đối tượng sử dụng:
Trẻ em, trẻ vị thành niên, cá biệt cả người lớn mắc chứng kém ăn, hấp thụ kém, táo bón trằn trọc khó ngủ.
Trẻ em biếng ăn, đi ngoài không đều, táo bón miệng hôi, hay đau bụng vặt, chậm lớn da xanh.
Làm Thế Nào Để Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dưới 1 Tháng Tuổi Tốt Nhất?
Những điều cần biết về trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Để có phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng chuẩn thì bạn không nên bỏ qua những thông tin chung về trẻ trong độ tuổi này.
Một đặc điểm nữa của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đó là ngủ rất nhiều và khá nhạy cảm khi ngủ. Nếu bạn để ý sẽ thấy đôi môi bé lâu lâu lại nở một nụ cười, tuy bé chưa thể hiện rõ ràng nhưng trông vẫn rất đáng yêu.
Có thể bé sơ sinh trong độ tuổi này chưa phát triển nhiều nhưng vẫn có thể nhìn thấy những vật xung quanh. Đặc biệt, bé cũng biết tìm kiếm khuôn mặt của bạn và nhìn chăm chú trong vài phút.
Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thế nào là tốt?Đối với trẻ sơ sinh trong độ tuổi này, nguồn dinh dưỡng chủ yếu và tốt nhất chính là sữa mẹ. Trong sữa mẹ có đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp bé phát triển một cách toàn diện. Chính vì thế, bạn không cần cho bé ăn uống thêm bất cứ món gì khác.
Điều bạn cần lưu ý đó chính là luôn xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, không kiêng khem quá nhiều để chất lượng sữa mẹ được thơm ngon. Bạn cũng nên lưu ý cho bé bú đúng cách để bé cảm thấy dễ chịu và bú được nhiều nhất có thể. Bạn cũng cần nhớ đến việc vệ sinh bầu ngực trước và sau khi cho bé bú bằng khăn bông mềm và nước ấm. Sau khi sinh, trong khoảng thời gian vài tuần đầu bé đòi bú rất nhiều và liên tục. Vì thế, bạn cũng đừng để các cữ bú cách nhau quá lâu. Bạn có thể cho bé bú theo thời gian mà mình chứ không cần phải đợi bé khóc thì mới cho bú.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sẽ dành rất nhiều thời gian để ngủ, trong 1 ngày bé có thể ngủ từ 16 – 18 tiếng. Bé sẽ chỉ thức dậy khi đói hoặc khi đi vệ sinh.
Để bé ngủ ngon và sâu hơn thì không gian ngủ cần phải thật thoải mái, êm ái. Bạn cũng cần kiểm tra tã bỉm của trẻ thường xuyên để tránh trường hợp ẩm ướt quá mức khiến bé bị khó chịu.
Trẻ sơ sinh trong tháng đầu sẽ thường xuyên khóc đêm, tuy đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng lại khiến bố mẹ “dở khóc, dở cười” vì phải thức thâu đêm để chăm bé. Nhiều bậc cha mẹ vì muốn bé ngủ buổi tối sâu giấc nên ban ngày để bé thức, nhưng đây là một phương án không hề tốt với bé một chút nào.
Hiện tượng trẻ sơ sinh khóc nhiều về đêm còn gọi là khóc dạ đề. Hiện nay chưa có nguyên nhân chính xác nào cho hiện tượng khóc dạ đề này. Tuy nhiên, theo như giải thích của một số chuyên gia, bé bị khóc dạ đề có thể là do đầy hơi, chướng bụng, đau bụng hay bụng bị co thắt. Tình trạng khóc dạ đề của bé thông thường sẽ bắt đầu ở tuần tuổi thứ 2 và giảm dần khi bé được 3 tháng.
Trẻ sơ sinh khi được khoảng 2 tuần tuổi thì bắt đầu dần hoàn thiện các giác quan. Các khả năng vận động của bé cũng trở nên linh hoạt hơn. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh ở giai đoạn này, bạn cần chú ý giúp bé hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản bằng cách:
Trong thời điểm này, thính giác của bé dần hoàn chỉnh nên bé nghe khá rõ. Bé sơ sinh rất thích nghe giọng nói của mẹ, bé sẽ có biểu hiện tươi tắn khi được trò chuyện cùng mẹ. Trẻ sơ sinh sẽ không hiểu được những gì mà bạn nói, nhưng việc trò chuyện với bé sẽ giúp bé phát triển thính giác tốt hơn. Bé sơ sinh cũng có thể tích lũy thêm vốn từ và tăng khả năng giao tiếp sau này.
Bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có thể nhìn rõ trong phạm vi 20cm và có thể phân biệt màu sắc có mức độ tương phản cao. Để giúp bé có thể phát triển thị giác, bạn nên cho bé quan sát nhiều đồ vật, tập cho bé cách nhìn theo món đồ bằng cách di chuyển thật chậm.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi còn rất yếu ớt và cơ thể chưa dần hoàn thiện. Chính vì thế, mọi sinh hoạt của bé đều do người lớn giúp đỡ. Để chắc chắn bé luôn được bảo vệ an toàn, bố mẹ cần chú ý:
Đặt giường của bé cách xa cửa sổ để tránh bị mưa, nắng, bụi khiến bé bị ảnh hưởng
Bé còn rất nhỏ, nên chưa thể tự cầm nắm đồ chơi, bạn cũng cần tránh đặt đồ chơi vào bên trong chỗ nằm của con
Khi bạn đặt con trên giường, sofa hay dưới nệm, bạn cùng cần chắc chắn rằng bạn có mặt ở đó để đảm bảo con không bị bất cứ va chạm nào.
Bé sơ sinh còn quá nhỏ, cơ thể mềm yếu nên không thể dùng 1 tay để bồng bế.
5. Đảm bảo luôn chăm sóc con về mặt y tếBé sơ sinh sẽ được tiêm chủng lần đầu tiên sau khi sinh 1 tháng. Vì thế, bạn cần chắc chắn rằng không để bé bỏ lỡ bất kỳ một mũi tiêm vắc – xin nào, đặc biệt là bạn cần tìm đến cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.
Bạn cũng nên lưu ý đến sức khỏe của con bằng cách không để bé tiếp xúc với nơi đông người hay với người đang mắc bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi rất yếu nên dễ bị nhiễm virus và mắc bệnh.
Sau khi thay bỉm tã cho bé thì mẹ cũng nên chú ý đến việc vệ sinh tay bằng xà phòng để bé không bị nhiễm khuẩn. Trước khi cho bé bú mẹ cũng cần rửa tay thật sạch sẽ, tránh để móng tay dài gây hại đến làn da bé.
Không để bé tiếp xúc với khói thuốc, cho bé ngủ cần phải mắc màn để tránh bị muỗi đốt hay côn trùng cắn. Quần áo của bé cần phải được giải sạch sẽ, phơi khô và không để dưới sương nhằm tránh các bệnh về da.
Bé sơ sinh nhạy cảm với thời tiết hơn bạn nghĩ, vì thế nếu trời trở gió thì bạn cần mặc thêm đồ ấm cho bé để tránh bị bệnh về hô hấp, Khi thời tiết quá nóng bức, bạn đừng ủ bé quá chặt với nhiều lớp đỏ, vì sẽ làm bé bị hăm da, mẩn ngứa. Bé sơ sinh 1 tháng tuổi cũng rất dễ bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ có thể bé, nhất là sau khi bú sữa để tránh sữa dính trên da làm nổi vết sưng đỏ.
Khi bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có biểu hiện lo là khi nghe thấy giọng nói, nhìn thấy một vật, quấy khóc liên tục, nhiệt độ cơ thể tăng cao thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, cơ thể còn non yếu nên bạn cần tránh cho bé sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là thuốc kháng sinh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Trẻ 2 Tháng Tuổi Để Bé Ăn Tốt Ngủ Ngon trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!