Xem 1,881
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sau Tiên Vắc Xin được cập nhật mới nhất ngày 14/08/2022 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 1,881 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế từ 01/01/2018 đến 31/3/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 2.420 trường hợp phản ứng thông thường và 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39 0C cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.
Bên cạnh các tai biến nặng sau tiêm chủng, cũng có những phản ứng sau tiêm chủng nhẹ có thể xảy ra làm cho các bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu phụ huynh không được trang bị các kiến thức về theo dõi và chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng sẽ làm tình trạng của trẻ nặng hơn.
Loại Vắc xin
Các phản ứng thường gặp sau tiêm
Vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, buồn nôn, đau cơ hoặc khớp.
DTPa
Sốt nhẹ: đỏ, đau nhức và sưng tại chỗ bị tiêm.
Hib
Sưng, tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ.
Bại liệt (
OPV
)
Nhức đầu nhẹ, đau nhức cơ,tiêu chảy nhẹ.
Sởi, quai bị, rubella
Phản ứng thường xảy ra 7 – 12 ngày sau khi tiêm. Mệt mỏi, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, sưng hạch.
Viêm màng não C
Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu, chán ăn
Thuỷ đậu
Đỏ tại chỗ tiêm, đau hoặc sưng tấy, sốt, phát ban nhẹ 10-21 ngày sau khi tiêm.
IPV
Sốt, khóc, chán ăn, đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm.
Phế cầu khuẩn
Đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sưng, sốt nhẹ, buồn ngủ, cáu gắt.
Quinvaxem, Infranrix, Pentaxim
Sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày
Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng:
Lưu ý:
-
Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.
-
Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước.
-
Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày và dễ tiêu.
-
Cách chườm ấm để hạ sốt cho trẻ:
-
Không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu…
-
Uống thuốc hạ sốt với liều lượng là 10 mg đến tối đa là 15mg/kg cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt sau 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24h. Ví dụ như bé 10kg liều dùng từ 100-150mg.
Một số người đưa ra mẹo xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giảm sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần thận trọng vì làn da của trẻ rất nhạy cảm, làm như vậy có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm. Với trường hợp trẻ bị sưng to, xuất hiện hạch kéo dài nhiều tuần thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.
Còn nếu trẻ vẫn khóc liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng kèm theo bỏ bú, biếng ăn, mệt mỏi, không ngủ, da khô thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Phát ban, nổi mề đay
Phản ứng này xảy ra sau khi trẻ được tiêm mũi sởi, quai bị hay thủy đậu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lo lắng vì chúng sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày.
Mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu thấy dấu hiệu sau:
-
Trẻ sốt cao trên 38,5 độ và không có dấu hiệu thuyên giảm
-
Sốt kèm co giật
-
Trẻ biếng ăn, bỏ bó, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước
-
Người tím tái, mất ý thức, li bì
TRẦN HỒ TRUNG TÍN
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ
--- Bài cũ hơn ---
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sau Tiên Vắc Xin trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!