Bạn đang xem bài viết Khi Nào Nên Cho Bé Ngủ Riêng? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Chồng bảo là, mẹ nuông chiều con quá sau này con sẽ hư nên tập cho con tự lập, để con tự ngủ và ngủ riêng theo kiểu Mỹ. Rồi mẹ cũng bắt chước làm theo kiểu Mỹ, để con vào cũi, ra khỏi phòng, cứ để mặc con khóc, con sẽ học được cách tự ngủ!Đúng thật là con sẽ ngủ sau khoảng 20 phút lè nhè, nhưng mà nhìn con ngủ với mấy giọt nước mắt dính trên mi mẹ chẳng đành lòng… So ra mẹ vẫn thích cảm giác ôm con vào lòng, đong đưa nhìn con ngủ miệng còn hé cười hơn. Thế nên chắc mẹ dẹp kiểu Mỹ đi thôi, mẹ làm kiểu của mẹ. Đường đời ngắn ngủi, mẹ chỉ ôm con ngủ được vài năm, sau này con lớn có muốn ôm ru con ngủ cũng được đâu. Quyết vậy đi, thương con gái nhiều nhiều...”.
Mẹ Duy Ly từng chia sẻ cảm xúc của mình khi tập cho con ngủ riêng như vậy. Đây cũng là nỗi niềm của rất nhiều bà mẹ, băn khoăn không biết có nên cho con ngủ riêng từ sớm hay không.
Có thể nói cho con ngủ riêng từ sớm hay ngủ chung với bố mẹ đều có cái lợi và hại riêng. Ở Việt Nam, ngày xưa không nhiều nhà có điều kiện có phòng riêng, nên trẻ em vẫn hay ngủ chung với ba mẹ, thành thói quen cho đến bây giờ. Và có lẽ chúng ta cũng hiểu cảm giác trẻ thích ngủ với mẹ như thế nào. Trên hết là trẻ có được cảm giác an toàn vì biết có mẹ ở cạnh.
Tuy nhiên, nhiều mẹ khác chia sẻ “Làm mẹ mới thấu hiểu cái cảm giác sáng phải đi làm sớm, đêm vẫn phải ôm con vật vã thì nó khổ sở làm sao. Nhiều đêm cho con ngủ cùng, nó đạp bốp lên mặt mình lúc đang ngon giấc nhất thì nó ức chế đến cực điểm”. Và mẹ cho rằng tập cho con ngủ riêng sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn, có lợi cho sự phát triển của bé, giúp bé hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không dựa dẫm vào bố mẹ.
Khi nào nên cho bé ngủ riêng? TT – Cùng với việc tự xúc ăn, tự đánh răng, vệ sinh cá nhân việc ngủ riêng là một trong những hoạt động đánh dấu sự trưởng thành của trẻ nhỏ, giúp trẻ dần hình thành tính tự lập, có thể tự quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cho con ngủ riêng từ nhỏ (dưới 5 tuổi) là điều hiếm xảy ra trong các gia đình Việt.
Những rắc rối khó ngờ
Vợ chồng chị B. (ở chúng tôi đưa con trai 13 tuổi đi khám tâm lý vì gần đây con có biểu hiện lạ sau khi vô tình đọc tin nhắn tình cảm của ba nhắn cho mẹ. Chị B. cho biết trước nay chị ngủ chung với hai con trai, ba ngủ riêng phòng khác. Sở dĩ các con ngủ chung với mẹ vì con hay ốm vặt, mẹ ngủ cùng để tiện chăm sóc con. Tuy nhiên, không hiểu sao từ khi trẻ đọc được tin nhắn của cha mẹ thì con chị khó chịu, giận dữ với mẹ và có thái độ chống đối ba. Trẻ thường tìm cách quấy rối khi thấy ba mẹ nói chuyện hoặc thân mật với nhau.
Một tình huống khác, bé gái 8 tuổi nhưng đi học vẫn khóc, học không tập trung. Tìm hiểu về cách ứng xử của người lớn với trẻ thì thấy gia đình chưa để trẻ tự làm những việc cá nhân như ăn uống, vệ sinh, tắm và trẻ vẫn ngủ cùng với cả ba mẹ. Những việc giúp con như vậy vô tình khiến trẻ không nhận ra mình đã lớn, hoặc cứ muốn nhỏ mãi để được cưng chiều. Điều đó sẽ hạn chế tính tự lập, tự giác, ngay cả việc học cũng không nghĩ là học cho mình.
Vì vậy, dạy con tự lập ngay từ nhỏ rất quan trọng, trong đó ngủ riêng là một trong những điều phụ huynh cần lưu ý để tập cho con.
Khi nào cho con ngủ riêng?
Tình mẫu tử hình thành từ lúc trẻ được mẹ mang nặng chín tháng mười ngày, đặc biệt ở giai đoạn trước 3 tuổi, mối quan hệ mẹ con được thể hiện qua sự vuốt ve, bồng bế, chăm sóc. Những thể hiện này càng nhiều thì trẻ càng có tâm lý vững vàng, an tâm. Sau 3 tuổi, trẻ có thể sẵn sàng cho những hoạt động xã hội (học mẫu giáo), tự lập theo độ tuổi (trong đó có tự ngủ một mình).
Bên cạnh đó, xét về yếu tố văn hóa, có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Ở nhiều nước, phụ huynh thường cho con ngủ riêng ngay từ khi mới chào đời với quan niệm để con tự lập từ nhỏ. Ở nước ta điều này rất hiếm. Vì vậy, không có con số chính xác là mấy tuổi trẻ cần ngủ riêng, quan trọng là phụ huynh đã sẵn sàng hay chưa! Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi đã có thể tách khỏi bố mẹ để ngủ một mình.
Cần chuẩn bị như thế nào? a. Tâm lý của phụ huynh:
– Sẵn sàng tách con: việc cho trẻ ngủ riêng là một trong những cách cha mẹ tạo điều kiện để con trưởng thành, không phải là hành động bỏ rơi con như một số phụ huynh nghĩ. Nếu nhìn thấy lợi ích đó, cha mẹ sẽ cho con ngủ riêng. Để yên tâm, phụ huynh có thể đặt máy thu âm bên giường và loa bên phòng mình để tiện việc theo dõi.
– Cho giới hạn: Điều này quyết định việc trẻ có chấp nhận ngủ riêng hay tìm cách trì hoãn. Cho giới hạn là để trẻ biết điều gì được phép làm và không được phép làm. Đến giai đoạn ngủ ở phòng riêng, dù rất muốn về phòng của ba mẹ, trẻ sẽ hiểu điều đó là không được phép và chấp nhận quy định mới này.
– Cương quyết: Để hình thành một thói quen, trẻ cần thời gian để thích nghi và việc bắt đầu ngủ riêng là không dễ với trẻ. Khi bắt đầu ngủ riêng, trẻ thường có xu hướng mè nheo, nài nỉ để được về phòng ba mẹ, vì vậy giai đoạn đầu nếu phụ huynh không cương quyết, cho trẻ về phòng ba mẹ, trẻ sẽ hiểu rằng chỉ cần mè nheo, nài nỉ sẽ không phải tự ngủ một mình.
c. Những giai đoạn tách con ngủ riêng:
– Giai đoạn đầu: cho con một chỗ ngủ riêng ngay bên cạnh nơi ngủ của ba mẹ.
– Giai đoạn 2: có bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và nơi ngủ của ba mẹ.
– Giai đoạn 3: động viên con ngủ ở góc riêng, phòng riêng đã được chuẩn bị sẵn
(Mỗi giai đoạn 1-2 tuần, tuy nhiên không có con số cụ thể, tùy diễn tiến tâm lý của trẻ).
Phụ huynh vẫn cần duy trì những việc làm với trẻ trước khi ngủ như đọc sách, kể chuyện, trò chuyện, chơi vài trò chơi nhẹ nhàng để duy trì sự gần gũi, thân mật, giúp trẻ không cảm thấy xa cách hoặc hụt hẫng khi ngủ riêng.
Thạc sĩ tâm lý NGUYỄN THỊ DIỆU ANH (khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1)
Vì Sao Nên Cho Trẻ Ngủ Riêng?
Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, cho trẻ ngủ riêng là một biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ, nhờ đó trẻ phát triển toàn diện nhất.
1. Vì sao nên cho trẻ ngủ riêng?
2. Khi nào nên cho trẻ ngủ riêng?
Việc chọn thời điểm cho trẻ ngủ riêng cũng tùy thuộc vào từng trẻ, có thể bắt đầu sớm nếu trẻ hợp tác. Theo nghiên cứu thì không nên cho trẻ ngủ riêng quá muộn là sau 3 tuổi vì thời điểm này trẻ đã có khả năng phân biệt được giới tình. Ở Việt Nam, việc cho trẻ ngủ riêng còn gặp phải nhiều phản đối, nên đối với môi trường ở Việt Nam thì việc tách trẻ ngủ riêng có thể làm trẻ lo lắng, sợ hãi nhưng bố mẹ nên thuyết phục và trấn an con để con có thể tự ngủ riêng khi trẻ được từ 4-6 tuổi.
Thời gian cho trẻ ngủ riêng sớm nhất là có thể bắt đầu từ khi trẻ được từ 4-6 tuần tuổi, lúc này cha mẹ có thể để con ngủ riêng trong nôi, nhưng phải đảm bảo theo dõi và kiểm soát để cho con được sự an toàn nhất có thể.
3. Cách tập cho con ngủ riêng
Khi cho con tập ngủ riêng bạn có thể thực hiện theo các giai đoạn để trẻ làm quen dần với việc phải ngủ xa bố mẹ:
Giai đoạn đầu: Đầu tiên nên bắt đầu bằng việc cho trẻ ngủ riêng một chỗ nhưng ở gần ngay nơi ngủ của bố mẹ. Bố mẹ cần ở ngay cạnh để quan sát và chú ý sự an toàn của con. Ngoài ra để tránh trẻ sợ hãi khi cảm giác bị bỏ một mình, ảnh hưởng không tốt tới trẻ.
Giai đoạn 2: Khi trẻ đã dần chấp nhận việc phải ngủ một mình, thời gian chuyển tiếp hia giai đoạn này của mỗi trẻ khác nhau. Tiếp đó bố mẹ nên để một màn che giữa chỗ ngủ của bố mẹ và con.
Giai đoạn 3: Nên động viên, thuyết phục trẻ ngủ riêng một phòng.
Nói chung việc cho trẻ ngủ riêng không cần quá nhanh, nên quan tâm đến cảm nhận của trẻ. Và đặc biệt luôn luôn nhớ quan sát trẻ để tạo được môi trường an toàn nhất có thể.
4. Những lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng
Bố mẹ nên tạo một không gian và các vật dụng thực sự an toàn cho trẻ. Khi trẻ ngủ riêng nên sử dụng các loại chăn mềm mại tránh trẻ bị nghẹt thở khi ngủ, nên để tấm che chắn quanh giường cho trẻ để đảm bảo an toàn nhất là với trẻ dưới 3 tuổi.
Không nên ép buộc con ngủ riêng khi cảm thấy con chưa thực sự sẵn sàng, thường xuyên thuyết phục con những điều thú vị khi ngủ riêng để con dần cảm thấy hứng thú với việc ngủ riêng hơn.
Nếu trẻ phải ngủ riêng khi sắp có em thì bố mẹ nên tế nhị chia sẻ với con. Đừng để con cảm thấy bị bỏ rơi vì bố mẹ đã có em bé, điều này gây tổn thương sâu sắc tới tâm lý của trẻ. Dẫn tới việc trẻ không thích em, không thích gần gũi em, có khi có những hành vi bạo lực với em bé.
Một số trường hợp không nên để trẻ ngủ riêng:
Điều kiện sức khỏe của trẻ có bất thường: Trẻ sinh ra với thể trạng không bình thường, có thể mắc bệnh một số bệnh nguy hiểm, cần được chăm sóc toàn diện của bố mẹ.
Trẻ chưa sẵn sàng với việc ngủ riêng.
Điều kiện gia đình chưa phù hợp với việc ngủ riêng như chưa thể tạo một môi trường thoải mái và an toàn cho trẻ thì không nên để trẻ ngủ riêng. Vì hơn hết sự an toàn và sức khỏe của trẻ là quan trọng nhất.
Cho trẻ ngủ riêng từ sớm mang lại nhiều lợi ích nhưng trẻ luôn phải ngủ trong tầm kiểm soát của bố mẹ. Mỗi trẻ một tâm lý và tính cách riêng biệt nên bố mẹ không cần quá căng thẳng, hãy kiên trì thuyết phục con chứ không nên ép buộc con làm theo ý của bố mẹ.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa…cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Thời Điểm Phù Hợp Cho Bé Ra Ngủ Riêng Và Những Lưu Ý Cho Mẹ
Theo ý kiến của các chuyên gia, khi bé được trên 3 tuổi thì ba mẹ nên cho con ngủ riêng. Lý do là gì và những điều gì ba mẹ cần lưu ý?
Lợi ích khi cho bé ngủ riêng
Theo kết quả nghiên cứu điều tra tại phương Tây, chỉ có khoảng 6% trẻ em ngủ chung cùng bố mẹ, Nhật Bản là 26%, tại Việt Nam thì tỉ lệ này chiếm đa số. Thậm chí, có nhiều trường hợp gia đình cho con ngủ cùng đến tận 6 – 9 tuổi. Nguyên do là theo quan niệm của nhiều người, trẻ nhỏ cần gần ở bố mẹ để được yêu thương.
Tuy nhiên, trên thực tế, bé ngủ chung lâu với cha mẹ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Trong một nghiên cứu gần đây tại Anh về những ca đột tử ở trẻ sơ sinh, phát hiện gần 2/3 các trường hợp không giải thích được đã xảy ra khi trẻ ngủ chung với mẹ và phần lớn có thể rơi vào trường hợp bé bị mẹ đè lên gây ngạt thở.
Theo các chuyên gia nhận định, nên cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn. Điều này có lợi cho sự phát triển của bé, là nhân tố giúp trẻ hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ. Ngủ riêng sớm sẽ giúp làm tăng tính tự lập và tự tin cho trẻ. Đặc biệt còn giúp cha mẹ có đời sống riêng, duy trì hạnh phúc gia đình.
Khi nào nên cho trẻ ngủ riêng?
Theo các chuyên gia, để có sự phát triển toàn diện nhất và trẻ sơ sinh mạnh khỏe thì nên để bé ngủ trong lòng mẹ trong 3 tuần đầu tiên mới chào đời. Sau đó, khoảng thời gian hợp lý nhất để dạy trẻ ngủ riêng là từ khi bé được 4 – 6 tuần tuổi. Cha mẹ nên tập cho bé làm quen với việc ngủ một mình ở trong nôi để bé có thể tự lập sớm. Lưu ý là nôi cần phải đặt ở nơi bạn cảm thấy an toàn, nằm trong vòng kiểm soát của mình.
Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, cha mẹ không nên cho bé từ 3 tuổi trở đi nằm chung giường. Bởi vì lúc này bé đã có khả năng nhận biết giới tính, trẻ sẽ thích gần gũi với người khác giới hơn. Do vậy, việc cho bé nằm chung có thể tác động tới tâm lý tình cảm của bé khi cha mẹ có hành động thân mật. Bên cạnh đó, bé sẽ thiếu sự độc lập khi bước vào độ tuổi đi học.
Khi cho bé ngủ riêng, cha mẹ cần lưu ý sử dụng các loại chăn và đệm có chất liệu mềm mại, để bé không bị nghẹt thở khi bị chăn đệm đè vào người. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần trang bị các tấm chắn quanh giường đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ, nhất là đối với các bé từ 3 tuổi trở xuống. Đặc biệt, bạn không nên quên kiểm tra giấc ngủ của bé vào đêm để đảm bảo bé ngủ ngon, an toàn và không có bất cứ điều gì xảy ra.
Những giai đoạn tách con ngủ riêng
Giai đoạn đầu: cho con một chỗ ngủ riêng ngay bên cạnh nơi ngủ của ba mẹ.
Giai đoạn 2: có bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và nơi ngủ của ba mẹ.
Và giai đoạn 3: động viên con ngủ ở góc riêng, phòng riêng đã được chuẩn bị sẵn
(Mỗi giai đoạn 1-2 tuần, tuy nhiên không có con số cụ thể, tùy diễn tiến tâm lý của trẻ).
Những trường hợp không nên để trẻ ngủ riêng
Điều kiện sức khỏe của bé
Nếu như bé của bạn sinh ra đã có thể trạng yếu ớt, có thể mang một số bệnh nguy hiểm, đòi hỏi cần có sự chăm sóc toàn diện của cha mẹ theo yêu cầu của bác sĩ thì bạn không nên để trẻ ngủ riêng quá sớm. Muốn tập cho trẻ ngủ riêng, trước hết cần xem xét điều kiện sức khỏe của bé có thể đảm bảo để tự lập ngay từ nhỏ được không.
Tâm lý của bé chưa sẵn sàng
Nhiều cha mẹ cố gắng bắt ép trẻ ngủ ở phòng khác trong khi bé đã quen với việc nằm chung với bố mẹ. Chính vì vậy, bạn nên cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ, giải thích cho trẻ về việc cần phải ngủ riêng trước khi bắt đầu thực hiện. Tránh để trẻ vòi vĩnh, bướng bỉnh, không chịu nghe lời, bản thân bạn cũng sẽ thấy mệt mỏi, bất lực và khó có thể kiên trì trong việc tập cho bé ngủ riêng.
Điều kiện ngủ riêng chưa phù hợp
Nhiều gia đình vì nhiều lý do khác nhau mà không đảm bảo được một không gian thực sự thoải mái, an toàn và hữu dụng cho việc trẻ có thể ngủ riêng. Nếu bạn nhận thấy chưa đủ các điều kiện thích hợp thì tránh việc cho bé ngủ riêng sớm.
Như vậy, có thể thấy để cho bé ngủ riêng, độc lập trong giấc ngủ là điều nên làm. Mỗi em bé đều phải ngủ độc lập, tuy nhiên thời điểm cũng như cách thức cho từng bé lại riêng biệt. Chính vì vậy, cha mẹ nên biết thế nào là phù hợp nhất cho con mình để có thể ngủ riêng, hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo theAsianparent
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Có Nên Dùng Siro Ngủ Ngon Cho Bé?
1. Thực trạng của các bà mẹ ngày nay
♦ Quá lạm dụng các loại thực phẩm chức năng đặc biệt thực phẩm giúp bé ngủ ngon khi chưa có sự hiểu biết về nó.
Siro ngủ ngon cho bé như một con dao hai lưỡi. Nếu các bà mẹ biết cách sử dụng thì nó lại rất tốt nhưng nếu không biết cách sử dụng thì nó lại làm hại con của bạn. Khi thấy biểu hiện của con là kém ăn, đêm đến thì không ngủ, hay quấy khóc vào ban đêm, đêm ngủ hay bị dật mình thì vội đi mua siro ngủ ngon cho bé mà không hề thử cách cách khác. Làm như vậy là các mẹ đang lạm dụng thuốc.
Các bà mẹ nên thử các cách dân gian trước khi sử dụng thuốc (siro ăn ngon cho bé). Có thể xay hạt sen ra nấu cháo cho bé vì như mọi người đã biết hạt sen chữa mất ngủ rất tốt mà nó lại rất thân thiện và an toàn cho bé. Ngoài ra các mẹ có thể cho bé ăn quả lạc tiên hoặc rau thiên lý vì trong những rau quả này có thành phần giúp bé ăn ngủ tốt.
Có những bà mẹ ban ngày thì dụ cho con ngủ vì bé quá nghịch hoặc mới chiều tối đã cho con ngủ xong đến đêm bé không chịu ngủ thì lo lắng lại đi mua thuốc để giúp bé ngủ đc. Cách ngủ không khoa học như vậy liệu đêm đến bé có ngủ được nổi nữa không?
Với những bà mẹ đang làm như vậy thì hãy thay đổi lại cách ngủ cho con mình. Chỉ cần thay đổi cách ngủ thì ban đêm con mình sẽ ngủ thôi mà không cần có sự hỗ trợ của siro ngủ ngon cho bé. Các mẹ nên nhớ không được phép lạm dụng các loại thuốc đặc biệt là siro ngủ ngon cho bé.
2. Cách lựa chọn siro ngủ ngon cho bé để đảm bảo an toàn khi bé sử dụng
Nếu như không các mẹ đã sử dụng hết các cách dân gian mà con mình đêm vẫn không ngủ được hoặc ngủ hay bị dật mình thì cách cuối cùng là mua siro ngủ ngon cho bé. Nhưng điều đáng lưu ý là các mẹ nên tìm hiểu kĩ loại thuốc các mẹ sắp mua cho con uống. Các bà mẹ bỉm sữa nên chọn những loại thuốc ngủ ngon cho bé mà có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, như vậy độ an toàn sẽ cao hơn và dễ tạo được giấc ngủ sinh lý cho bé hơn. Nên chọn dạng siro để cho trẻ uống bởi vì nó hấp thu dễ hơn và trẻ cũng dễ uống hơn.
Tóm lại siro ngủ ngon cho bé vừa có lợi cũng vừa có hại. Lợi khi các mẹ biết sử dụng đúng cách còn hại khi các mẹ sử dụng nó không đúng cách. Các mẹ nên thử các biện pháp dân gian trước khi sử dụng siro ngủ ngon cho bé. Trẻ ăn ngon ngon, ngủ ngon là mong muốn của các mẹ.
Tab: siro tăng cân cho bé; siro ăn ngon cho bé; siro ăn ngon nào tốt cho bé; siro cho trẻ kém hấp thu
Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Nào Nên Cho Bé Ngủ Riêng? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!