Bạn đang xem bài viết Không Có Tim Thai Và Những Nguyên Nhân Phổ Biến được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
, 11-06-2019
Tim thai là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe của thai nhi. Thông thường, tim thai sẽ xuất hiện ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kì, tuy nhiên có nhiều trường hợp phải từ tuần 8-10, tim thai mới bắt đầu xuất hiện. Nếu qua tuần thứ 10, vẫn không thể xác định được nhịp tim của thai nhi thì đây là vấn đề vô cùng lớn. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra những nguyên nhân không có tim thai và hướng xử lý cho mẹ bé.
Siêu âm không có tim thai
1. Sảy thai
Dây rốn quấn cổ: Với những trường hợp nghiêm trọng, dây rốn có thể quấn quanh cổ khiến cho thai nhi không nhận đủ oxy và máu dẫn đến thai chết lưu
Mẹ bị chứng rối loạn đông máu: Hội chứng này sẽ dấn đến hình thành cục máu đông trong mạch máu ở nhau thai hoặc dây rốn, dẫn đến thai nhi không nhận đủ lượng máu và chất dinh dưỡng cần thiết.
Mất cân bằng Hormone, cụ thể là thiếu hụt Progesterone: Progesterone là hormone quan trọng trong quá trình mang thai giúp thai nhi bám vào thành tử cung. Nếu cơ thể mẹ không có đủ Progesterone sẽ dẫn đến thai nhi bị bong và sảy thai
Các vấn đề về nhiễm sắc thể: Trong quá trình thụ tinh, trứng và tinh trùng có bất thường về nhiễm sắc thể. Dẫn đến thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Điều này khiến thai nhi không thể phát triển bình thường và xảy thai
Mẹ sử dụng chất kích thích: Việc mẹ bầu có lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích như: thuốc là, rượu, bia sẽ đẫn đến sảy thai
2. Rối loạn nhịp tim thai
Đây là trường hợp có thể xảy ra khi tim thai lúc nhanh, lúc chậm hoặc có thể ngừng đập trong thời gian ngắn. Do đó có thể trong quá trình siêu âm thai có thể không thấy tim thai. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về điều này vì rất hiếm trường hợp thai nhi tử vong do rối loạn nhịp tim.
3. Tính sai tuổi thai
Dựa vào chu kì kinh nguyệt cuối cùng để tính tuổi thai có thể dẫn đến sai lệch. Ví dụ, nếu bạn không rụng trứng sau hai tuần chu kì kinh nguyệt bắt đầu thì quá trình thụ tinh sẽ diễn ra chậm hơn. Điều đó có nghĩa rằng bạn đã tính tuổi thai sớm hơn 2 tuần so với thực tế. Đối với trường hợp này, bạn nên siêu âm tuổi thai để có thể ra tuổi thai chính xác.
4. Thiết bị siêu âm
Máy siêu âm Doppler Hitachi Arietta 8850
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến không có tim thai là do thiết bị máy siêu âm. Siêu âm đầu dò qua ngõ âm đạo sẽ tiếp cận tử cung tốt hơn và đưa ra kết quả chính xác hơn trong thời kì đầu mang thai. SIêu âm bụng hoặc ống nghe khó có thể thấy tim thai vào thời điểm 5-6 tuần của thai kì.
Để có thể giảm thiểu rủi ro và tránh những lo lắng không đáng có, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ khám sản uy tín và sử dụng những loại máy siêu âm Doppler màu 4D hoặc máy siêu âm 3d,4D.
Nguyên Nhân Tim Thai Đập Nhanh Và Cách Giúp Tim Thai Đập Khỏe!
Nguyên nhân tim thai đập nhanh là gì? Nhịp đập nhanh như thế thì em bé trong bụng có khỏe mạnh không? Mẹ cần phải làm gì để điều chỉnh tốc độ tim thai trở nên ổn định?
Tại sao nên quan tâm đến tim thai?
Nhịp tim của thai nhi là một trong những dấu hiệu quan trọng mách bảo với mẹ về sức khỏe thai nhi. Thông qua nhịp tim, mẹ sẽ biết con có đang khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không. Lắng nghe nhịp tim của con giúp mẹ cảm nhận được sự tồn tại của sinh linh bé nhỏ. Tiếng tim đập nhẹ nhàng trong bụng cũng là một âm thanh tuyệt diệu, khơi dậy tình mẫu tử thiêng liêng.
Tim thai đập nhanh như thế có bình thường hay không?
Vì sao tim con lại đột ngột đập nhanh như vậy?
Làm cách nào để tim thai ổn định lại?
Con còn quá nhỏ và đang “trốn” trong bụng mẹ. Vì thế, mẹ bầu không thể nào tự kiểm tra để xác nhận bé có khỏe mạnh hay không.
Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?
Tim thai nhi hình thành rất sớm, thường vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Đến tuần thứ 7, nhịp tim thai nhi lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thai thứ 11. Đến khoảng tuần 12, tim thai gần như đã hoàn thiện.
Ở các tuần tiếp theo, tim thai đập đều hơn, bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút. Nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.
Điều thú vị là, từ tuần thai thứ 20, các mẹ đã có thể nhận biết nhịp tim thai bằng các loại ống nghe thông dụng. Nhịp đập càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh.
Nguyên nhân tim thai đập nhanh – Tình trạng này có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, nhịp đập của tim thai luôn thay đổi thất thường tùy theo từng thời điểm và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu xấu về tim của thai nhi, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn và có hướng điều trị sớm nhất.
Một nguyên nhân khác khi tim thai đập nhanh có thể do thai nhi máy nhiều. Mẹ mới ăn xong và nhịp tim nhanh hơn cũng là chuyện bình thường.
Nếu nhịp tim bé đập hơn 180 lần/phút (quá nhanh) thì các mẹ bầu nên đến các phòng khám tim mạch dành cho thai nhi ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.
Bên cạnh việc theo dõi tim thai đập nhanh, mẹ cũng nên lưu ý tới những trường hợp tim thai yếu.
Ở tuần thứ 6 tới tuần thứ 8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 90%. Dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút. Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm.
Nguyên nhân là do khả năng lưu thông máu kém, mẹ bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi.
Triệu chứng tim thai đập nhanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Rối loạn nhịp tim ở thai nhi chiếm khoảng 2%, đa số trường hợp là lành tính. Nhịp tim thay đổi bất thường, lúc quá nhanh, khi quá chậm cũng có thể là chỉ báo của tình trạng suy thai.
Tình trạng thiếu oxy khi bị suy thai sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đập của tim thai. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng tim thai có lúc đập nhanh (trên 160 lần/phút), có lúc đập chậm (xuống dưới 120 lần/phút).
Cần làm gì để tránh nguy cơ suy thai?
Trước khi có thai, mẹ bầu nên đi khám tiền sản. Mẹ cần điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát các bệnh có khả năng gây ra suy thai. Phổ biến là bệnh thiếu máu, bệnh huyết áp, suy hô hấp, tiểu đường,…
Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu bị các biến chứng như nhau bong non, nhau tiền đạo,.. thì cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ an toàn.
Khi nằm ngủ, mẹ cũng cần lưu ý là nằm nghiêng bên trái. Tư thế nằm ngửa có thể làm tử cung đè ép vào động mạch chủ. Từ đó, dòng chảy của máu mẹ đến tử cung sẽ bị giảm.
Mẹ bầu cũng tránh các tư thế có thể khiến tử cung chèn ép lên mạch chủ. Hạn chế cúi thấp người nhặt đồ, nằm sấp, khuân đồ nặng,…
Không được tự ý sử dụng các loại thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ.
Trong quá trình chuyển dạ, mẹ nên giữ tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng. Mẹ có thể nói chuyện với chồng để cuộc sinh nở không kéo dài. Cố gắng tránh để tình trạng nằm ngửa suốt một tiếng hoặc thời gian sinh quá 24h. Tình trạng này dễ dẫn đến suy thai cấp tính.
Theo dõi tim thai là việc làm rất quan trọng, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Nếu đột nhiên nhận thấy tim thai đập nhanh, mẹ bầu cần nằm nghỉ và theo dõi thêm cử động của bé. Hoặc trong 60 phút bé cử động 4 lần và mẹ cảm thấy nhịp tim dần ổn định, có lẽ em bé của mẹ chỉ đang “tập thể dục” nên tăng nhịp tim chút thôi.
Nếu mẹ vẫn còn lo lắng, hay có những biểu hiện khác thường nào nữa, mẹ đừng ngần ngại đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Chúc mẹ sẽ đảm bảo cho con yêu an toàn, khỏe mạnh để sẵn sàng chào đời!
Nguyên Nhân Không Có Phôi Thai: Những Điều Bạn Cần Biết
Trước khi đi tìm nguyên nhân không có phôi thai thì chúng ta nên tìm hiểu tình trạng không có phôi thai là gì. Không có phôi thai hay trứng rỗng là trứng đã thụ tinh và tự làm tổ trong tử cung nhưng không trở thành phôi thai. Nhau thai và túi phôi hình thành, nhưng vẫn trống rỗng. Không có em bé phát triển. Nó còn được gọi là mang thai không phôi thai.
Ngay cả khi không có phôi thai, nhau thai vẫn tạo ra Gonadotropin màng đệm ở người (hCG). Đây là một loại hormone được sản xuất để hỗ trợ quá trình mang thai. Xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định sự tăng nồng độ hormon hCG.
Trứng rụng đôi khi kết thúc trước khi người phụ nữ nhận ra mình đang mang thai. Khi điều này xảy ra, bạn có thể chỉ nghĩ rằng bạn đang có một chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn bình thường.
Khi thai kỳ kết thúc, các triệu chứng có thể bao gồm cả sẩy thai. Những triệu chứng có thể bao gồm:
Chảy máu âm đạo từ ít đến nhiều
Đau quặn bụng, đau bụng vùng hạ vị (vùng bụng dưới rốn).
Không còn cảm giác đau vú.
Các xét nghiệm mang thai nhằm mục đích đo nồng độ hCG. Do đó, một noãn bị rụng có thể vẫn cho kết quả xét nghiệm dương tính, mặc dù nó không hề chứa phôi thai.
Bạn có thể có nguy cơ cao hơn đáng kể mang thai không phôi so với dân số chung nếu đối tác của bạn có quan hệ tình dục với bạn. Một noãn kém chất lượng có thể dẫn đến một thai không có phôi. Tình trạng này có thể xảy ra sớm đến mức không thể nhận biết được.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ nhận được chẩn đoán về tình trạng này vẫn tiếp tục mang thai khỏe mạnh trong những lần tiếp theo. Không rõ là trứng rỗng thường xảy ra ở những người mang thai lần đầu hay đôi khi chúng xảy ra nhiều hơn một lần. Hầu hết những phụ nữ bị trứng rỗng đều có thể mang thai thành công và sinh con khỏe mạnh trong tương lai.
Trứng rỗng là nguyên nhân phổ biến nhất của sẩy thai. Các chuyên gia ước tính rằng trứng rỗng chiếm khoảng 50% tổng số ca sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên. Khoảng 15% các trường hợp mang thai đều bị sẩy thai trước 13 tuần của thai kỳ.
Hãy nhớ rằng giống như tất cả các loại sẩy thai, sẩy thai do trứng rỗng xảy ra rất sớm trong thai kỳ. Vì vậy không phải tất cả các trường hợp đều được chẩn đoán. Điều đó gây khó khăn cho việc đưa ra con số chính xác về tần suất xảy ra tình trạng này.
Bên cạnh nguyên nhân không có phôi thai, thì tình trạng mang thai trứng rỗng cũng nên được chẩn đoán chính xác. Trứng rỗng thường được phát hiện trong lần siêu âm đầu tiên trong cuộc hẹn trước khi sinh. Siêu âm sẽ cho thấy nhau thai và túi phôi rỗng. Mang thai không phôi thai thường xảy ra giữa tuần thứ 8 và 13 của thai kỳ.
Đợi chờ các triệu chứng sẩy thai diễn ra tự nhiên
Dùng thuốc, chẳng hạn như Misoprostol (Cytotec), để gây sẩy thai
Có quy trình phẫu thuật nong và nạo để loại bỏ các mô nhau thai khỏi tử cung.
Mặc dù không có em bé, nhưng bạn đã có một lần sảy thai. Sẩy thai có thể khó khăn về mặt cảm xúc và việc chờ đợi thai kỳ kết thúc có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Vì lý do này, một số phụ nữ quyết định chấm dứt bằng phẫu thuật hoặc bằng thuốc. Những phụ nữ khác không thoải mái với những lựa chọn này và thích để sẩy thai tự xảy ra.
Một số việc bạn nên làm sau khi gây sảy thai không phôi như sau:
Ăn uống đầy đủ chất để phục hồi lại sức khỏe.
Tránh làm việc nặng, tránh vận động nhiều để hạn chế tình trạng xuất huyết.
Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.
Hạn chế rượu bia và các thức uống có cồn.
Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Kiêng quan hệ tình dục trong 4 đến 8 tuần sau khi phá thai.
Tương tự như bất kỳ trường hợp sảy thai nào, tình trạng sức khỏe của cơ thể và cảm xúc của bạn cần thời gian để phục hời. Điều quan trọng bạn cần nhớ là hầu hết phụ nữ trải qua tình trạng trứng rỗng đều có thai thành công.
Tốt hơn hết, bạn nên đợi đủ ba chu kỳ kinh nguyệt để cơ thể có thời gian hồi phục hoàn toàn và sẵn sàng mang thai. Trong thời gian này, hãy tập trung vào các thói quen sống lành mạnh cho cơ thể và sức khỏe tinh thần của bạn.
Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Mang Thai Mấy Tuần Có Tim Thai Và Những Điều Cần Biết
Sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần thai là vấn đề nhiều mẹ quan tâm, nhất là việc mấy tuần có tim thai. Bởi đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự hiện diện của bé cưng trong bụng mẹ.
Mấy tuần thì có tim thai?
Sau khi gặp được tinh trùng, nàng trứng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong khoảng 13 ngày. Sau khi thụ tinh 16 ngày, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Mặc dù vẫn chưa thành hình rõ ràng, nhưng tim thai đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đầu tiên, làm đúng chức năng của một quả tim thực thụ.
Sau 2 tuần chậm kinh, bạn nên đi siêu âm để biết chắc mình có thai hay không, hoặc thai đã di chuyển về tử cung chưa. Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm 1 lần nữa vào tuần thai thứ 6 để kiểm tra tim thai. Tim thai cuối tuần thứ 5, đầu tuần thai thứ 6 thường chỉ có âm vang. Tới tuần thai 7-8 của thai kỳ, nhịp đập của thai nhi mới trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, phôi thai cũng đã rõ ràng hơn trong hình ảnh siêu âm.
Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn.
Tới thời điểm tuần 5-6 thai kỳ mà không có tim thai chắc chắn cần tìm ra nguyên nhân không có tim thai để xác định sự sống.
Mẹ nghe được nhịp tim của thai nhi khi nào?
Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.
Theo kinh nghiệm của một số người, tim của bé gái luôn đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, bé có khả năng là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140, khả năng bé là con gái sẽ cao hơn. Chính vì vậy, nhiều mẹ thường dựa vào nhịp tim thai để dự đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.
Kiểm tra nhịp tim thai bằng ống nghe vào tuần thứ mấy của thai kỳ?
Từ tuần 18-20 của thai kỳ mẹ có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe tại nhà. Cách nghe tim thai như sau:
Đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim của bé.
Ví trí đặt ống nghe thường là phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau nên mẹ có thể di chuyển ống nghe xung quanh bụng để kiểm tra.
Nhịp tim thai bình thường là bao nhiêu?
Vào khoảng tuần thai 12, tuần kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng của mình. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày.
Cùng với sự gia tăng về kích thước và cân nặng của thai nhi, tim thai cũng tăng kích thước và khối lượng. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần /phút, nhưng khi em bé trong bụng cựa quậy nhiều, nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút. Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi sẽ khác nhau.
Tim thai yếu có đáng lo?
So với tim thai đập nhanh, mẹ nên lưu ý những trường hợp tim thai yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển của thai nhi. Nếu nhịp tim thai ở tuần 6-8 của thai kỳ dưới 70 nhịp/ phút, bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai còn 50%.
Những trường hợp nhịp tim thai dưới 110 nhịp/ phút được xem là nhịp tim chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu huyết áp thấp, bất thường nhau thai hoặc do dị tật thai nhi.
Tùy theo nguyên nhân cũng như tuổi thai, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra tình trạng tim mạch của thai nhi. Những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.
Tóm lại, ngoài việc mang thai mấy tuần có tim thai, mẹ bầu cũng nên lưu ý nhịp tim thai. Cùng với thai máy, tim thai là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện điều bất thường, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Không Có Tim Thai Và Những Nguyên Nhân Phổ Biến trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!