Bạn đang xem bài viết Kiến Trúc Sư Muốn Trở Thành Giỏi, Tôi Phải Làm Gì ? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kiến Trúc Sư muốn trở thành giỏi, tôi phải làm gì ? 1.Kiến trúc sư có cần Giỏi Toán hay Giỏi Vẽ không ??Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng để bắt đầu học kiến trúc cần phải có năng khiếu nhất định về môn Toán (dành cho sự tính toán vật chất) hoặc là môn Vẽ.Thế nhưng không hẳn là như vậy đâu. Nếu nói Toán học là một công cụ rất cần thiết và quan trọng để sử dụng cho việc tính toán, thì nó chỉ nên dừng lại ở đó. Việc học không giỏi môn Toán không hề tách bạn ra khỏi giấc mơ làm kiến trúc sư của bạn. Tuy nhiên, điều mà một kiến trúc sư nên có là nhiệt huyết và sự sáng tạo, chứ không phải là việc bạn giỏi giải những bài toán đại số và hình học như thế nào.
Tiếp theo là môn Vẽ. Đương nhiên, kỹ năng vẽ của bạn phải luôn luôn được trau dồi, luyện tập. Tuy nhiên vẫn nhấn mạnh ở chỗ, cái bạn cần có là sự sáng tạo và thiên hướng mỹ thuật. Tại Việt Nam, khi bạn tham dự kì thi đại học, điểm Toán có thể được nhân lên gấp 1,5 lần để cân bằng với các môn văn hóa khác, nhưng điểm vẽ phải trên 5. Việc này không phải để cố tình hạn chế khả năng trúng tuyển, mà thực chất nếu tuyển đầu vào các cá nhân không có thiên hướng về mỹ thuật thì sẽ rất khó phát triển tư duy tạo hình và khả năng nghề nghiệp về sau. Vậy vẽ quan trọng không? Có, nhưng chỉ một phần nào đó thôi.
Bên cạnh thiên hướng về mỹ thuật, bạn cần có khả năng quan sát thế giới xung quanh. Nhận biết được những thứ mình yêu thích. Nghe có vẻ hơi trừu tượng. Tuy nhiên hãy thử hình dung nếu bạn không thể khớp nối điều mà mình yêu thích thì làm sao có thể hiện thực hóa được nó?Tóm lại, những kỹ năng quan trọng mà bạn cần sẽ bao gồm:
Khả năng quan sát và tư duy phân tích tốt.
Logic, thành thạo các phần mềm đồ họa trên máy tính. Có khả năng trình bày tốt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Và quan trọng nhất, bạn đủ nhiệt huyết để hiện thực hóa yêu thích của bạn.
Nhưng những điều này không thể có được trong một sớm một chiều.
Vậy tại sao không bắt đầu trau dồi nó từ ngay bây giờ?
Làm Sao Để Trở Thành Một Kiến Trúc Sư Giỏi?
Đối với một sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường khi được đề cập đến việc tìm được hướng đi đúng đắn để có những phát triển tốt trong sự nghiệp của mình quả thực là một điều vô cùng khó khăn. Mỗi bước đi trong nghề đều sẽ là một thách thức, dù đó có là nghề nghiệp gì. Khi nhìn vào những Kiến trúc sư thành công cho đến thời điểm hiện tại, ta có thể rút ra được một vài bí quyết để trở thành một Kiến trúc sư giỏi.
Tìm người hướng dẫn và định hướng
Người ta nói may mắn nhất cuộc đời con người không phải trúng số độc đắc mà là gặp được người thầy tốt. Những người đi trước, những đồng nghiệp kiến trúc của bạn là nguồn kiến thức vô tận mà bạn có thể học hỏi. Hãy mạnh dạn tìm đến KTS có kỹ năng và kinh nghiệm trong nghề mà bạn ngưỡng mộ để theo chân học hỏi.
Với những kiến thức học tập được từ những người đi trước sẽ giúp ích rất lớn cho bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp về sau. Điều đơn giản nhất bạn có thể bắt đầu làm là mời họ 1 tách cafe và bắt đầu một câu chuyện sau đó là từ từ những câu hỏi về kiến thức chuyên môn và lời khuyên trong công việc – chắc hẳn rằng không ai có thể từ chối bạn đâu.
Cùng chia sẻ kiến thức
Bạn nên nhớ rằng những kiến trúc sư giỏi là người sẽ chia sẻ cho bạn những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức. Cuộc đời là “con đường 2 chiều” nếu bạn đã nhận lại thì bạn phải cho đi những kiến thức đó nếu muốn là người thành công. Hãy thử chia sẻ những điều hay ho mà bạn biết cho các đồng nghiệp. Bạn sẽ nhận lại được gì khi chia sẻ những kiến thức đó. Thực sự, bạn không nên mong chờ những gì nhận lại được, mà thứ bạn nhận lại được là tâm thái thoải mái, thanh tịnh.
Tạo cho bản thân một mạng lưới
Về bản chất, ngành Kiến trúc cũng là một ngành dịch vụ mà dịch vụ do bạn cung cấp có tốt hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới quan hệ của bạn. Một mạng lưới tốt sẽ giúp công việc của bạn được suôn sẻ hơn và mở ra được vô số các cơ hội mới. Hãy luôn ghi nhớ việc xây dựng các mối quan hệ tốt xung quanh bạn.
Biết nắm bắt cơ hội
Khi mới bắt đầu ở một vị trí nào đó bạn luôn muốn được thể hiện bản thân. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra lúc này là “Làm thế nào để thể hiện được những ưu điểm của bản thân một cách tốt đa?”. Do đó, bạn nên tự vạch ra cho mình một chiến thuật, dù nhận được công việc như thế nào bạn cũng phải thực sự nghiêm túc với nó. Bạn nên dành thêm thời gian sau giờ làm để trau chuốt những kỹ lưỡng những bản thiết kế của mình. Nếu có thời gian rảnh hãy thử lên những kế hoạch, phương án tối ưu hơn để đề xuất trong buổi họp tiếp theo. Từ đó, năng lực của bạn sẽ dần được khẳng định và cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn.
Mạnh dạn nêu quan điểm cá nhân
Một công ty có rất nhiều nhân viên, việc bạn được chú ý thực sự không dễ dàng. Bạn hãy thử mạnh dạn yêu cầu. Hãy thử đề nghị được nhận nhiều hơn yêu cầu thiết kế. Hay có thể mạnh dạn yêu cầu tăng lương nếu cảm thấy đóng góp của bạn là xứng đáng. Điều này sẽ khiến cho công việc của từng bước, từng bước phát triển hơn.
Rời khỏi vùng an toàn
Những người không thành công hay còn gọi là thường bị thất bại đều có điểm chung là muốn sự yên ổn. Hãy thử tìm tòi những điều mới lạ thay vì chấp nhận những điều đã cũ.
Thoát ra khỏi vùng an toàn vốn có hằng ngày của bạn.
Hãy tập mạnh dạn phát biểu trước đám đông nếu bạn còn e ngại.
Xung phong biểu diễn văn nghệ cho công ty mỗi dịp.
Làm những điều mà bạn chưa từng làm giúp bạn nhận được nhiều cảm xúc mới lạ trong cuộc sống, tinh thần phấn chấn trong công việc.
Biết lắng nghe
Diễn thuyết, thuyết trình là kỹ năng mềm rất quan trọng trong hầu hết công việc. Dượt trước bài diễn thuyết của mình vài lần trước đó. Lắng nghe và ghi nhận đánh giá của đồng nghiệp, khách hàng. Bạn cũng nên luyện tập một chút thái độ vui tươi để buổi phát biểu của bạn trở nên suôn sẻ và đỡ phần nhàm chán.
Biết tự đánh giá thất bại
Bí quyết để trở thành kiến trúc sư giỏi là biết tự đánh giá năng lực của mình. Nhìn nhận lại thất bại của mình để khắc phục thay vì chối bỏ, đổ lỗi. Thật may mắn nếu được làm công việc mà mình đam mê. Bạn có thể dành rất nhiều thời gian vào nó và có tinh thần biết vượt qua thất bại. Lời khuyên ở đây là bạn nên học hỏi không ngừng để bản thân luôn phát triển.
Có thể những bí quyết trên không hoàn toàn khiến bạn thành người không thể thay thế trong công việc của mình, nhưng phần nào nó có thể giúp con đường chạm đến thành công của bạn trở nên dễ dàng hơn.
11 Cách Để Trở Thành Một Kiến Trúc Sư Giỏi Hơn
Các KTS thường được biết đến vì sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhiều căng thẳng và ít khi rảnh rỗi. Làm thế nào bạn có thể vừa nghỉ ngơi vừa vẫn cải thiện kỹ năng kiến trúc của mình? Có thể thời kỳ nghỉ phép thậm chí còn cung cấp cho bạn thêm một lợi thế? So với các lĩnh vực khác, ngành kiến trúc nổi bật như một lĩnh vực mà trong đó bạn cần “biết đôi chút về mọi thứ”. Do đó, để sống xứng đáng, chúng ta cũng phải làm một chút mọi thứ, và như người ta nói, chỉ cần dùng chút xíu là đủ. Vì vậy, hãy ghi nhớ, đây là 11 hoạt động, mặc dù không thuộc ngành kiến trúc, giúp bạn trở thành một KTS giỏi hơn.
Các nhà phát triển trò chơi điện tử có quyền tự do khi tưởng tượng và thiết kế cảnh quan đô thị và các không gian ảo. Những trải nghiệm không gian như vậy có thể không bao giờ được thực hiện trong thế giới thực của chúng ta, nhưng vẫn có thể cung cấp một quan niệm hoàn toàn mới về mối quan hệ giữa cơ thể chúng ta và môi trường xung quanh. Chúng có thể thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề không gian của bạn, đặc biệt là khi Thực tế ảo thực sự cất cánh và trở thành một công cụ thông dụng trong mọi công ty kiến trúc.
Tiểu thuyết có thể là cách dễ nhất để con người đặt mình vào vị trí của người khác. Là KTS, đây là một công cụ tuyệt vời để đồng cảm với các quan điểm khác nhau trong xã hội, cũng như hiểu được những trải nghiệm khách quan và những cảm xúc gắn liền với chúng. Một ví dụ tuyệt vời là cuốn “Bệnh nhân người Anh“ của Michael Ondaatje, một cuốn tiểu thuyết với các nhân vật từ một loạt các nền tảng kinh tế xã hội và văn hóa với những ký ức gắn bó chặt chẽ với không gian. Các KTS đôi khi bị cáo buộc là ít hiểu biết về con người, một vấn đề mà tiểu thuyết có thể giúp giải quyết.
Khi chúng ta trải qua căng thẳng, sự buồn bực và thất vọng, nhiều người trong chúng ta cảm thấy một sự thôi thúc chủ yếu để loại bỏ sự mệt mỏi quanh chúng ta: chiếc laptop vô dụng làm chậm quá trình làm việc của bạn, hoặc bóng đèn nhấp nháy khó chịu khiến bạn đau đầu. Hầu hết chúng ta sẽ, khá hợp lý, chống lại sự thôi thúc này; bạn sẽ không trở thành đồng nghiệp được ưa thích nếu bạn ném laptop khắp phòng mỗi khi nó đứng máy. Tuy nhiên, có một sự hài lòng nhất định có được từ việc tách rời mọi thứ một khi chúng đã bị hỏng hoặc không còn được sử dụng. Quan trọng hơn là sự hiểu biết về cách các đối tượng được kết hợp và hoạt động. Mặc dù điện thoại thông minh và lò nướng bánh không tồn tại trên cùng một quy mô như các tòa nhà, nhưng có một số điều cần học hỏi từ các chi tiết lắp ráp. Trong tương lai, khi đó máy in 3D hoặc Kính VR, bạn sẽ là tài sản quý giá nhất của công ty.
Trong quá trình vẽ hoặc chụp và chỉnh sửa một bức ảnh, có ba yếu tố cơ bản cần ghi nhớ: màu sắc, ánh sáng và bố cục. Không có gì đáng ngạc nhiên, những yếu tố này rất quan trọng khi nói đến kiến trúc. Có kinh nghiệm với các thành phần này trong bối cảnh khác có thể cho bạn một lợi thế và một cách khác để tiếp cận quá trình thiết kế. Thêm vào đó, bạn sẽ được làm quen nhiều hơn với các chi tiết xung quanh bạn. Bằng cách dành thời gian để vẽ hoặc sáng tác một bức ảnh cụ thể, người ta quan sát các đặc điểm cẩn thận hơn là chỉ nhìn vào chúng.
Sống trong tự nhiên, tạm thời hoặc lâu dài, là một trong những cách chắc chắn nhất để yêu mến và hoàn toàn trân trọng thế giới tự nhiên của chúng ta. Tác động trên quy mô lớn đi cùng với việc trở thành một KTS có nghĩa là chúng ta đóng một vai trò to lớn trong bảo tồn và duy trì môi trường của chúng ta, trách nhiệm lớn và không thể tránh khỏi đối với tình hình hiện thời của hành tinh chúng ta. Một khía cạnh quan trọng của tính bền vững nằm trong bối cảnh và hiểu được vị trí cụ thể mà tòa nhà đang được thiết kế. Trải nghiệm môi trường trực tiếp phát triển sự tôn trọng sâu sắc hơn về cách các vùng khí hậu khác nhau có khả năng hỗ trợ kiến trúc của chúng ta.
Như được làm rõ với từ “xã hội”, hoạt động này khuyến khích việc tương tác và hình thành mối quan hệ với mọi người, một phần quan trọng của hành nghề kiến trúc. KTS thiết kế không gian cho mọi người thưởng thức và cảm thấy hạnh phúc và an toàn ở trong đó, nhưng để hiểu đầy đủ ý nghĩa của điều này đối với các cá nhân, cần phải hiểu nhu cầu và sở thích của mọi người. Tình nguyện xã hội là một cách tuyệt vời để tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng của bạn, đồng thời có được sự hiểu biết rộng hơn về các nhu cầu không gian khác nhau trong xã hội.
Bây giờ, hãy nghỉ ngơi xứng đáng, và trở lại là một KTS giỏi hơn bao giờ hết.
Theo Archdaily – Dịch và tổng hợp chúng tôi
Cách Để Tôi Trở Thành Kiến Trúc Sư Được Nhiều Người Yêu Mến
Tôi có đọc cuốn sách: “Không bao giờ thất bại, tất cả chỉ là thử thách” của Chung Yu Yung, chủ sáng lập của tập đoàn Huynhdai – Tôi rất tâm đắc đoạn ông đến ngân hàng thế giới vay tiền để mở xưởng đóng tàu Busan.
Ông giám đốc ngân hàng hỏi khó Chung Yu Jung rằng:
” Chuyên môn của anh là gì ? Bây giờ anh muốn vay tiền ngân hàng để đóng tàu và sẻ trả nợ sau khi bán được tàu, vậy chuyên môn của anh là kinh doanh hay khoa học kỹ thuật ?
Đây là một câu hỏi nghi ngờ về năng lực. Thức ra Chung Yu Jung mới học hết lớp 6. Không có bằng cấp thuyên môn gì trong tay, nếu ông trả lời ông chỉ học hết tiểu học, nhưng trong thời gian qua tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thì chắc ông đả phải ra về tay không.
Nhưng ông đã ứng xử rất thông minh và quan trọng là nói đúng:
Ông hỏi lại rằng: “Thưa ông, ông đã xem qua bản kế hoạch công việc của tôi chưa? “
Ông giám đốc ngân hàng trả lời: “Đương nhiên tôi đã kiểm tra rất kỹ. Rất hoàn thiện và tuyệt vời.
Chung Yu Jung tiếp lời: Bảng kế hoạch đó chính là chuyên môn của tôi đấy. Thật ra ngày hôm qua tôi đã đến trường đại học Oxford và mang theo bản kế hoạch này vì muốn phong học vị. Họ đã nhìn qua và không nói thêm lời nào đã phong luôn cho tôi danh hiệu tiến sĩ kinh tế học. Cái bảng kế hoạch đó chính là luận văn học vị của tôi đấy.
Tất cả đều cười ồ lên. Buổi đàm phát thành công tốt đẹp.
Qua câu chuyện trên tôi muốn nói điều gì ? Không phải cứ tốt nghiệp trường danh tiếng, bằng cấp nhiều mới là người giỏi, mà giỏi là phải làm nhiều, học liên tục và quan trọng là có nhiều công trình làm thỏa mãn từng khách hàng từ trước tới nay. Giỏi là do khách hàng bình chọn chứ không phải do mình tự phong hay trường lớp phong cho.
Để trở thành kiến trúc sư giỏi, việc tốt nghiệp đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh của tôi chỉ là nên tảng căn bản. Việc tự học, tự rèn luyện mỗi ngày mới là điều quan trọng nhất, hàng ngày tôi không ngừng rèn giũa kiến thức.
Tôi thường xuyên sang các diễn đàn, cộng đồng kiến trúc quốc tế, vào các công ty kiến trúc có trình độ thiết kế cao hơn Việt Nam mình như Mỹ, Anh, Pháp,Nhật, Singapho, Út, new zealand …vvv….
Tôi lấy các công ty kiến trúc quốc tế để làm đối thủ cạnh trạnh, để liên tục cập nhập, chắt lộc, học hỏi những cái hay, cái mới của thế giới, rồi suy nghĩ xem ứng dụng vào địa hình, khí hậu, văn hóa, thói quen sinh hoạt của Việt Nam thì có hợp không?
Rồi tôi thường xuyên đặt câu hỏi có cách nào làm hay hơn, tốt hơn không. Điều đó giúp tôi liên tục đổi mới, sáng tạo hơn trong mỗi công trình đã làm.
Mỗi công trình đã làm cũng là cơ hội để tôi đúc rút trải nghiệm qua mỗi ngày. Không gì thực tế bằng lấy nghề dạy nghề. Tôi luôn luôn đặt câu hỏi còn có cách nào làm hay hơn nữa không? Nếu thêm vào một chút thì sao? Bớt đi một chút thì sao? Có giải pháp nào thay thế tối ưu hơn không?
Phương châm của tôi là: Khi khách hàng cầm bộ hồ sơ thiết kế trên tay thì trong lòng không còn điều gì phải lăn tăn, lấn cấn về giải pháp thiết kế mà khách hàng đã chọn.
Sau mỗi công trình tôi luôn họp anh em trong Cty lại rồi tiến hành tổng kết đánh giá, đo lường, chất lượng, hiệu quả, và mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó rút kinh nghiệm liên tục sau mỗi công trình, và tôi không quên xin ý kiến đánh giá, góp ý chân thành, thực lòng của khách hàng.
Chúng tôi không yêu cầu khách hàng nói tốt, đánh giá tốt về chúng tôi, mà luôn nhờ khách hàng bới long tìm vết, chỉ ra những cái chưa hài lòng, chưa tối ưu, để khắc phục ngay sau mỗi công trình.
Trên đời này không có ai hoàn hảo cả, quan trọng là cầu tiến. Ý kiến đóng góp của khách hàng là vô cùng quan trọng để chúng tôi hoàn thiện tốt hơn mỗi ngày, giỏi hơn mỗi ngày.
Và điều quan trọng nhất đó là tôi giám mạnh dạn chia sẻ với bạn trên các website của tôi, trên youtube, trên Facebook. Để chia sẻ với các bạn như vậy tôi phải liên tục, đọc sách, học hỏi, trải nghiệm thực tế , tìm kiếm thông tin, nâng cấp kiến thức, kỹ năng diễn đạt, viết lách mỗi ngày. Điều đó theo năm tháng làm tôi củng hơi bất ngờ khi nhìn lại mình 5 năm 10 năm trước.
Chỉ bằng những điều trên nên tôi luôn nhận được sự tin tưởng và an tâm tuyệt đối từ khách hàng, vì hơn ai hết tôi tin một kiến trúc sư giỏi là một kiến trúc sư làm việc bằng chính những cảm nhận chân thực nhất về tâm tư và yêu cầu cần thiết của khách hàng chứ không nằm ở việc tôi có bằng cấp gì, cách ăn nói lấy lòng khách hàng thế nào để ký được những hợp đống thiết kế – xây dựng tiền tỷ của các bạn.
10 Lý Do Nên Trở Thành Kiến Trúc Sư
( 19-06-2023 – 06:59 PM ) – Lượt xem: 13952
Bạn thường tổ chức và sắp xếp mọi thứ theo giai đoạn: Bắt đầu, trung gian, kết thúc và tự hào về tiến trình đó cũng như thấy thật sự hứng thú trong mỗi giai đoạn thực hiện. Bạn cũng sẽ thường xuyên xem đi xem lại những chi tiết và hình ảnh quan trọng của dự án. Một vài dự án có thể kéo dài đến vài năm, hay một số khác bị dừng lại đột ngột. Nhưng bất kể thế nào, mỗi khi hoàn thành trọn vẹn một dự án sẽ thấy cực kỳ hài lòng. Tuy nhiên, sự ám ảnh khi có quá nhiều những dự án, kế hoạch trong cuộc sống sẽ khiến bạn thấy quá tải.
Bạn nhận thấy những người xung quanh không có bất kỳ sở thích nào giống bạn? Đừng lo, vì có thể chỉ đơn giản là bạn đang nghĩ quá nhiều. Nếu bạn vẫn liên tục phải đưa ra những lời giải thích cho những sở thích này thì hãy hiểu rằng tính chủ quan của những dẫn chứng ấy không quan trọng bằng việc bạn hiểu được ý nghĩa của chúng với bản thân mình.
Nhiều người nói rằng họ luôn muốn trở thành kiến trúc sư, nhưng họ không giỏi toán. Tôi không thể đếm được đã bao nhiêu lần tôi nghe về điệp khúc này. Trong thực tế có nhiều kiến trúc sư không hề giỏi toán. Những người giỏi có lẽ đã sử dụng các kỹ năng này để trở thành kỹ sư. Tuy nhiên, sự thật là toán học đã trở thành một trong những trải nghiệm đầu tiên để trở thành kiến trúc sư. Những kiến trúc sư thành công thường nói: ” Tôi biết mình không giỏi Toán và dù không biết chính xác sẽ làm như thế nào, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm ra cách để vượt qua toán học, giải tích, vật lý và kết cấu.Tôi sẽ xây dựng nhóm cộng sự có thể giúp tôi hiểu và vượt qua những khó khăn đó một cách dễ dàng nhất.”
Toán học chỉ là một trong rất nhiều trở ngại mà bạn cần vượt qua trước khi trở thành một kiến trúc sư. Tôi cũng đã từng gặp rắc rối với môn toán, nhưng giờ nhìn lại, nó cũng không quá khó như tôi tưởng.
Bạn thích tìm hiểu về con người, văn hóa và bản sắc dân tộc. Đó là niềm cảm hứng bất tận và bạn luôn tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như: Sự khác nhau của những người quanh bạn là gì? Cuộc sống của họ đang diễn ra khác biệt như thế nào? Những điều kiện địa lý và khí hậu ảnh hưởng đến họ ở mức độ nào? Bằng cách nào mà kinh tế, tôn giáo và tín ngưỡng thay đổi điều kiện sống của họ?…Sau đó bạn nhìn nhận về cách mà kiến trúc bị ảnh hưởng.
Bản thân tôi cũng đã từng đặt những câu hỏi như: Những người dân ở Los Angeles hay New York đã sống thế nào so với những thành phố khác của nước Mỹ? Người Mỹ đã sống như thế nào so với những người ở Châu Âu, Châu Á hay các khu vực khác trên thế giới? Người nghèo đã sống như thế nào so với người giàu? Và những người khuyết tật đã sống và tương tác với môi trường ra sao? Làm thế nào để kiến trúc trở nên thú vị dưới bàn tay con người?
Khát khao đi tìm câu trả lời đã thôi thúc tôi khám phá khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu về con người và môi trường sống của họ.
Công việc của KTS là cung cấp dịch vụ giúp tạo ra một môi trường chức năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Vì vậy, nếu có một nền tảng và sự hiểu biết về nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cũng như sự đa dạng về văn hoá sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.
Bạn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Bạn có thể nhìn, cảm nhận và hiểu được những năng lượng của môi trường. Bạn có sự ràng buộc với những đối tượng, công trình và không gian như khi bạn tiếp xúc với mọi người. Một vài môi trường thậm chí còn ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn mà bạn không thể giải thích tại sao. Bạn cũng có một trí nhớ hoàn hảo với hầu hết những địa điểm hay môi trường bạn từng trải nghiệm.
Khi tôi tham dự kỳ thi cấp phép hành nghề kiến trúc sư, tôi buộc phải tìm hiểu chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực mà tôi có rất ít kinh nghiệm, ít nhất là tại thời điểm đó. Nhưng đến bây giờ nhìn lại, tôi đã trở nên hiểu biết sâu rộng hơn nhiều.
Thiết kế là một việc cần đưa ra quyết định. Những nhà thiết kế chủ động quyết định mọi thứ trong cuộc sống của họ. Mọi quyết định thể hiện cơ hội để thực hành trong quá trình thiết kế.
Mọi người liệu có sẵn sàng hy sinh vài thứ trong cuộc sống để trở thành kiến trúc sư? Có thể đó sẽ là một mối quan hệ, cuộc sống xã hội, kéo dài thời gian sinh viên, tốt nghiệp với một món nợ lớn hay tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, thời gian sẽ là sự hy sinh lớn nhất. Nó sẽ không còn nặng nề nếu bạn biết rõ hướng mà bạn đang đi hay thứ mà bạn sẽ phải hy sinh.
Bạn nhận thấy mình có tính cạnh tranh, linh hoạt, kỷ luật, năng động hay bạn thực sự thích làm việc. Bạn luôn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng nắm bắt nó. Thậm chí là làm việc suốt đêm khi mọi người đã ngủ khi cần thiết, bạn vẫn sẵn sàng.
Đặc biệt, khả năng chịu áp lực (khi cần thiết) là kỹ năng không thể thiếu quan trọng nhất của một kiến trúc sư.
Để Trở Thành Kiến Trúc Sư Giỏi Và Nổi Tiếng Về Phong Thủy
Nếu nói là khó thì rất khó để trở thành một người vừa là Kiến trúc sư giỏi lại nổi tiếng về Địa lý phong thủy. Bởi vì chẳng có việc gì dễ dàng ở trên đời, nhưng là kiến trúc sư giỏi về phong thủy địa lý cũng chẳng phải việc gì khó tới mức không tưởng.
Chia sẻ điều này cũng là để cho các bạn Kiến trúc sư trẻ hoặc Sinh viên kiến trúc hoặc Học Sinh đang định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì hiện nay Địa lý phong thủy đã trở thành một phần không thể thiếu trong Thiết kế hoặc xây dựng.
Các bạn Học sinh có một niềm yêu thích nghệ thuật, có đầu óc kỹ thuật, hãy học vẽ từ năm lớp 10 để xem mình có năng khiếu hay không, có thấy phù hợp với bản thân hay không. Nếu có năng khiếu và phù hợp thì đến năm lớp 11 hãy học nghiêm túc môn vẽ. Song song với việc học vẽ thì môn toán và lý phải khá, nếu giỏi thì càng tốt và có lợi thế khi đi thi vào các trường kiến trúc; vì rất nhiều bạn không giỏi toán lý và lấy điểm môn vẽ nhân hệ số làm cứu cánh. Nhưng một kiến trúc sư mà không có đầu óc tính toán thì cũng khó có thể là Kiến trúc sư giỏi được, vì ý tưởng kiến trúc vẫn phải dựa trên nền tảng kỹ thuật.
Khi đã ra trường và trở thành một Kiến trúc sư, hãy chọn một công ty có Công việc thiết kế Các công trình đa dạng, chứ đừng chọn một công ty chuyên thiết kế một loại công trình nào đó. Sau 5 năm hãy lấy Chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư.
Nếu muốn nổi tiếng về nghề thì hãy tìm những đơn vị tham gia những cuộc thi kiến trúc, để xin vào làm việc và phấn đấu để có Ý tưởng hay của Các công trình, để dự thi và có Danh tiếng. Kiến trúc sư nổi tiếng về Nghề nghiệp thì phải Chủ nhiệm thiết kế các Công Trình tầm cỡ, hay có các công trình đạt giải cao ở các cuộc thi Quốc tế và trong nước; tức là phải có các công trình để đời và nhiều người nhắc đến công trình và hỏi ai là Kiến trúc sư thiết kế. Đó cũng là một cách để kiến trúc sư nổi tiếng, nhưng phải nỗ lực rất nhiều và nâng cao trình độ về nghề nghiệp và tham gia nhiều các cuộc thi, có khi cuối đời mới nổi tiếng.
Nhưng cái gì cũng phải có giá của nó, nếu KTS chỉ giỏi về nghề thôi thì nhiều không kể siết, đơn giản chỉ cần các tiêu chí: nắm vững văn bản quy định của nhà nước, thiết kế công năng công trình hợp lý tối đa, vẽ phối cảnh theo nhu cầu của chủ đầu tư và không ai chê phối cảnh xấu hay đẹp, như vậy là giỏi về nghề rồi. Còn để vừa là Kiến trúc sư giỏi và Nổi tiếng về Địa lý phong thủy thì cái giá phải trả cũng không ít. Vì nổi tiếng về phong thủy địa lý thì các Thầy phong thủy địa lý và mọi người công nhận qua Thực tiễn, và kiến trúc sư là một người thầy về địa lý phong thủy.
Để trở thành một người Thầy phong thủy địa lý giỏi thì phải học và am hiểu không thiếu một trường phái nào; thấu hiểu rõ ràng và rạch ròi ý nghĩa của tất cả các Trường phái thì mới không bị thành những Thầy phong thủy địa lý chia phe phái. Phải đạt đến sự vượt trội về trí tuệ để thấy bản tánh của Phong thủy địa lý. Cô đọng chúng thành một Pháp duy nhất, sẽ thấu hiểu được gốc của Pháp.
Nhưng khi đã trở thành Kiến trúc sư giỏi và Nổi tiếng về phong thủy địa lý thì dù trả bằng giá nào cũng rất xứng đáng, dù vất học hành vả hay phải rèn luyện như thế nào cũng có một cái Danh tiếng không bị phai mờ theo từng năm.
Việt Nam Quốc – Hà Nội TP – KTS Hoàng Trà viết năm 2007 tháng 4 ngày 28
Cập nhật thông tin chi tiết về Kiến Trúc Sư Muốn Trở Thành Giỏi, Tôi Phải Làm Gì ? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!