Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp: Chìa Khóa Mở Lối Thành Công # Top 12 Xem Nhiều | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp: Chìa Khóa Mở Lối Thành Công # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp: Chìa Khóa Mở Lối Thành Công được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp rất cần cho mọi lứa tuổi và mọi lĩnh vực. Kỹ năng này có những nguyên tắc riêng để giao tiếp hiệu quả và cần rèn luyện tích cực. Những người có khả năng lắng nghe tốt thường dễ thành công và được người khác yêu mến, tin tưởng.

Khái niệm kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là gì?

Lắng nghe là một trong những kỹ năng cần có của giao tiếp. Lắng nghe là việc chú ý để có được thông tin, hiểu, cảm nhận và tìm hiểu sâu sắc hơn.

Nhiều người đang nhầm lẫn giữa nghe và lắng nghe. Đây là hai việc khác nhau. Hành động nghe mang tính thụ động trong khi lắng nghe là chủ động, chủ tâm. Lắng nghe đòi hỏi tập trung để hiểu trọn vẹn các vấn đề và có thể tương tác lại với người nói.

Lắng nghe không phải là một bản năng và mà cả một nghệ thuật. Kỹ năng này cần được rèn luyện lâu dài.

Kỹ năng lắng nghe quan trọng thế nào khi giao tiếp

Biết lắng nghe, lắng nghe tốt mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống:

Lắng nghe giúp tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ. Nhờ đó, việc giải quyết vấn đề hoặc đàm phán trở nên dễ dàng hơn. Lắng nghe cũng giúp thấu hiểu vấn đề một cách kỹ càng.

Lắng nghe là thể hiện sự tôn trọng đối tác, tạo không khí trao đổi thẳng thắn giữa hai bên nhằm hiểu nhau hơn.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp tạo thiện cảm với đối phương.

Khi lắng nghe, bạn sẽ rèn luyện được khả năng tập trung một cách tốt nhất.

Lắng nghe cũng là dấu hiệu thể hiện mong muốn hợp tác của bạn với đối phương.

Những nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe

Chăm chú lắng nghe

Khi trò chuyện, hãy tránh những thói quen xấu như: giả vờ lắng nghe, nghe qua loa,… Một người nói giỏi cũng là người lắng nghe giỏi. Và khi lắng nghe, bạn nên giao tiếp bằng mắt để thể hiện sự tôn trọng với người nói. Ngồi yên lắng nghe để tập trung đón nhận từng lời. Thi thoảng, bạn cũng nên gật đầu hoặc mỉm cười để ra dấu hiệu rằng bạn vẫn đang nghe.

    Tôn trọng người nói

    Một nguyên tắc không thể bỏ qua trong kỹ năng lắng nghe là tôn trọng người nói. Tôn trọng người nói, đặt mình vào vị trí của họ là việc rất cần thiết khi tương tác. Khi đó, bạn sẽ hiểu và tránh được những điều không nên như: sốt ruột, nôn nóng, ngắt lời,… Khi đối phương cảm thấy không được tôn trọng hay lắng nghe, họ sẽ không còn muốn chia sẻ nữa.

      Giữ thái độ khách quan, không phán xét, áp đặt

      Một người lắng nghe giỏi không phải là người chuyên phán xét, áp đặt người khác. Mỗi người sẽ có một quan điểm riêng. Ở phương diện người nghe, bạn nên chú ý tiếp thu, tư tưởng cởi mở, hạn chế cái tôi. Học cách nhìn nhận vấn đề và trở thành người sâu sắc cũng rất quan trọng trong cuộc sống.

        Thấu hiểu – Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cần thiết

        Khi giao tiếp, không chỉ lắng nghe, bạn còn phải học cách thấu hiểu. Bởi không phải chuyện gì cũng có thể nói một cách trực tiếp, rõ ràng. Đôi khi, bạn cần sử dụng tư duy để tìm ra ẩn ý, ý nghĩa của các câu nói, cử chỉ,… Nếu không, cuộc nói chuyện sẽ nhanh chóng rơi vào tình cảnh mỗi người hiểu một ý. Và đương nhiên, câu chuyện khi đó đi xa đến đâu thì bạn có thể tưởng tượng ra rồi.

          Trao đổi, phản hồi

          Một nguyên tắc nữa bạn cần học khi lắng nghe là trao đổi và phản hồi. Bạn không thể cứ để đối phương nói mãi mà bạn chỉ ngồi yên không tương tác gì. Lúc này, bạn cần tới kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp. Bạn cần trao đổi, phản hồi những thông tin nghe được, biết cách đặt câu hỏi để đối phương biết rằng bạn vẫn đang theo dõi câu chuyện, quan tâm tới điều họ nói.

          Việc này cũng giúp cuộc trò chuyện phát triển xa hơn, nhiều thông tin hơn. Những cụm từ như “thật sao?”, “Đúng như vậy sao?”, “Thật tình”, “Sau đó thế nào”… sẽ rất hữu ích.

            Tổng hợp và xử lý thông tin khi nghe nói

            Bạn cần phân tích nhanh, đối chiếu với thông tin đã biết. Hoặc những chỗ nào chưa hiểu rõ thì nên hỏi lại sau khi đối phương đã nói xong. Từ đó, bạn sẽ biết cách đưa ra những lời khuyên, phản hồi hợp lý.

              Loại bỏ các nguyên nhân gây xao nhãng, tập trung vào cuộc nói chuyện

              Nếu muốn cuộc nói chuyện diễn ra tốt đẹp, lắng nghe hiệu quả thì hãy chú ý nguyên tắc này. Việc để ý vào những thứ xung quanh, thiếu tập trung khi gặp gỡ sẽ khiến đối phương khó chịu. Do đó, bạn nên để ý vào cuộc nói chuyện, để điện thoại chế độ rung hoặc âm lượng nhỏ. Việc tìm không gian yên tĩnh, hạn chế xe cộ, nhạc to,… cũng là một giải pháp tối ưu.

              Những cuốn sách hay về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

              Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

              Cuốn sách của Hiraki Noriko sẽ cho bạn biết rằng: “Biết lắng nghe là bạn đã giành 50% chiến thắng”. Khi lắng nghe giỏi, bạn không những cải thiện hiệu quả cuộc trò chuyện mà còn gây ảnh hưởng tới người nói. Bạn có thể dễ dàng thuyết phục họ, đàm phán hoặc tránh những xung đột,… Rất nhiều câu chuyện hay cùng vô số mẹo nhỏ thú vị khi lắng nghe đang chờ bạn khám phá.

                Kẻ thành công phải biết lắng nghe

                  Sức mạnh của lắng nghe

                  Kỹ năng lắng nghe kém sẽ gây ảnh hưởng lớn trong công việc và trong cuộc sống. Và trong kinh doanh, việc không đánh giá đúng vấn đề luôn gây hậu quả nghiêm trọng. Trong cuốn sách này, Bernard T. Ferrari giới thiệu các kỹ năng thực hành lắng nghe với lối nói ngắn gọn và hài hước. Thử rinh ngay cuốn sách về nhà đi, bạn sẽ thấy được sức mạnh to lớn của lắng nghe.

                    Đôi tai thấu suốt thế gian

                    “Trầm tĩnh là bản lĩnh của người trưởng thành. Lắng nghe là sức mạnh của sự trầm tĩnh. Người biết nói, có thể sống cho riêng mình. Người biết nghe, có thể nắm được tâm tình của cả thế gian”. Bạn thấy không, nói là một phần, lắng nghe còn là nhiều phần to lớn nhất.

                    “Đôi tai thấu suốt thế gian” sẽ bật mí những kỹ năng lắng nghe của các bậc thầy giao tiếp. Học hỏi từ người khác chính là một cách giúp bạn cải thiện bản thân nhanh chóng. Và học với các bậc thầy giao tiếp, bạn sẽ thấy mình tiến bộ qua từng ngày.

                    Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thực sự rất quan trọng và mang lại những lợi ích to lớn. Hãy luôn nhớ những nguyên tắc vàng, không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người lắng nghe giỏi.

                    5

                    /

                    5

                    (

                    1

                    bình chọn

                    )

                    Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp

                    Trong cuộc sống cũng như trong công việc, giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Phần lớn mọi người đều cho rằng người nói giỏi là người giao tiếp giỏi. Điều đó là không hoàn toàn chính xác bởi giao tiếp bao gồm cả kỹ năng nói và nghe. Trong đó, kỹ năng nói là tiền đề để bạn tạo dựng mối quan hệ, nhưng kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp mới là nhân tố chính mang đến thành công.

                    Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp quan trọng hơn nói

                    Nếu là người có khả năng nói tốt thì bạn sẽ tạo được ấn tượng trước người khác. Nhưng nếu biết lắng nghe bạn sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết cho đối phương.

                    Nhưng nghe ở đây không phải chỉ là phản xạ nghe đơn thuần mà bạn phải hiểu kỹ năng là gì, nghe như thế nào cho đúng,… Đó là một câu hỏi mà không ít người vẫn đang đi tìm câu trả lời.

                    Lắng nghe ý kiến của người khác một cách cẩn thận

                    Việc lắng nghe một cách cẩn thận thể hiện sự tôn trọng của bạn với người nói, từ đó có thể chiếm được lòng tin của đối phương.

                    Hãy nghĩ rằng câu chuyện mà bạn đang được nghe là vô cùng quan trọng với bản thân. Nếu bỏ qua bất kỳ một chi tiết nào cũng có thể khiến bạn thấy hối tiếc. Như vậy chắc chắn bạn sẽ lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn.

                    Kiên nhẫn lắng nghe

                    Kiên nhẫn chính là từ khóa tiếp theo giúp bạn nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Đây không phải việc dễ dàng bởi sẽ có những vấn đề mà bạn không hề quan tâm và khó tránh khỏi sự sao nhãng khi nghe.

                    Nếu câu chuyện không phải là vấn đề bạn hứng thú thì không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý hoặc chỉ ra những điểm chưa đúng của đối phương. Những lúc như vậy bạn chỉ cần thể hiện bằng những cái gật đầu.

                    Đặt mình vào vị trí của người nói

                    Đặt mình vào vị trí của người nói là cần thiết và là điều mà những người có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thường làm. Đừng chỉ nghe một cách thụ động mà hãy xem như đó là câu chuyện của bạn, chỉ như thế bạn mới có thể hiểu được những gì người đối diện bạn đang muốn chia sẻ.

                    Tạo ra dấu hiệu là bạn hứng thú với câu chuyện

                    Khi lắng nghe bạn không nên chỉ đứng yên nhìn chăm chăm vào người nói, bạn cần có những hành động để người nói biết rằng bạn đang rất hứng thú với câu chuyện họ đang kể.

                    Những cái gật đầu hay chỉ một câu ừ, à, vâng… tuy rất nhỏ nhưng sẽ làm cho người nói biết rằng bạn đang rất chú ý lắng nghe và quan tâm đến câu chuyện của họ.

                    Phản hồi lại ý kiến

                    Một việc làm không kém phần quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp đó là phản hồi lại ý kiến người nói.

                    Có thể bạn hiểu được câu chuyện, cũng có thể bạn không hiểu nhưng bạn cần phải có phản hồi lại những gì bạn đã nghe được. Việc làm này thể hiện bạn tôn trọng và đã lắng nghe đối phương cẩn thận như thế nào.

                    Không cắt ngang khi người khác đang nói

                    Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như câu chuyện của bạn bị người khác cắt ngang?. Chắc chắn là rất khó chịu đúng không?. Chính vì thế khi người khác đang nói bạn cũng không nên cắt ngang.

                    Hành động cắt ngang người nói sẽ khiến họ không còn hứng thú với câu chuyện, đồng thời họ sẽ đánh giá bạn là một người thiếu lịch sự, không tôn trọng họ.

                    Trong kinh doanh, đây cũng là một kỹ năng bán hàng mà các bạn cần phải nhớ, tuyệt đối không cắt lời của khách hàng.

                    Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp bạn kiềm chế được cảm xúc mà còn giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều. Ngoài kỹ năng này để thành công các bạn cần trau dồi, rèn luyện thêm cho mình thật nhiều kỹ năng bổ ích khác như kỹ năng lãnh đạo, hùng biện,… Và website: https://kynabiz.vn/ sẽ là địa chỉ lý tưởng giúp bạn hoàn thiện mình hơn. Đăng ký học trực tuyến cùng Kyna ngay hôm nay, thành công sẽ mỉm cười với bạn.

                    6 Lưu Ý Quan Trọng Để Phát Triển Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp

                    Nghệ thuật giao tiếp chuẩn mực nhất thiết cần có sự tương tác qua lại của 2 đối tượng: người nói và người nghe. Bên cạnh khả năng nói lưu loát, truyền đạt nội dung rõ ràng của người nói thì việc tương tác, phản hồi chủ động của đối phương là điêù kiện then chốt để cuộc hội thoại đạt được kết quả tốt nhất.

                    1. Chủ động lắng nghe

                    Hãy thể hiện với người nói rằng bạn đang hướng sự tập trung vào cuộc hội thoại mà họ đang đóng vai trò là người nói. Chủ động lắng nghe sẽ làm cho đối phương thấy được rằng lúc này điều bạn quan tâm duy nhất chính là nội dung cuộc trò chuyện.

                    2. Lắng nghe một cách tập trung

                    Kỹ năng lắng nghe tốt là khi bạn thể hiện sự tập trung khi nghe. Hãy tập trung vào cuộc trò chuyện và xem xét kỹ càng những ý kiến, quan điểm mà họ nêu ra. Trong lúc nghe họ nói, đừng tỏ ra coi thường hay có vẻ mặt thể hiện sự thiếu tôn trọng, điều này sẽ khiến cho họ có ấn tượng không tốt và ảnh hưởng tới mối quan hệ công việc của hai bên. Bạn cũng không cần phải nhất nhất đồng ý với những điều mà họ nói, hãy cố gắng lắng nghe họ trình hết rồi mới đưa ra ý kiến phản biện.

                    3. Đặt câu hỏi sau khi lắng nghe

                    Sau khi đối phương nói xong hoặc trong một thời điểm phù hợp, hãy đặt ra các câu hỏi để xác nhận thông tin mình tiếp nhận được và cũng mà một cách thể hiện sự quan tâm. Đặt câu hỏi và phản biện không có nghĩa là bạn sẽ lèo lái câu chuyện theo ý mình. Trong một cuộc hội thoại thì có thể người nói sẽ đề cập đến vấn đề mà bạn đặc biệt quan tâm, nó sẽ khiến bạn bị lôi cuốn vào và vô tình cắt ngang người nói để thể hiện quan điểm của mình một cách không kiểm soát. Kết quả là đề tài câu chuyện sẽ bị đổi hướng và không đạt được kết quả của cuộc hội thoại với mục đích ban đầu. Hãy xác định rằng người nói là người làm chủ tình hình, nếu như có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thì hãy đợi họ nói hết thì mới đặt câu hỏi.

                    Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến lượt mình sẽ nói gì, điều này sẽ khiến bạn không tập trung vào những gì người kia đang nói.

                    4. Quan tâm và hưởng ứng với người đang nói

                    5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp

                    Khi giao tiếp hãy mặt đối mặt với họ và giao tiếp bằng cả ánh mắt để thể hiện bạn chú ý tập trung đến câu chuyện. Không đứng ở khoảng cách quá xá hoặc quá gần hay để vật gì đó ở giữa bạn và người nói. Những hành động như khoanh tay trước ngực, hướng ánh mắt của mình ra những đồ vật xung quanh phòng, làm các hành động khác như đọc sách,, nhìn màn hình máy tính,…đều là những điều không nên làm, thể hiện sự thiếu tôn trọng và sự chú tâm vào cuộc hội thoại.

                    6. Diễn giải vấn đề cụ thể sau khi lắng nghe

                    Khi nói chuyện sẽ khó tránh việc người nói tiếp cận tới các vấn đề mà bạn không biết hoặc không hiểu rõ. Lúc này đừng suy đoán và tự tìm câu trả lời cho những vấn đề đó mà hãy diễn giải cho người nói biết và kịp thời giải thích cho bạn hiểu thực sự cặn kẽ trước khi tiếp tục nội dung cuộc trò chuyện. Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày là một kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thực sự cần thiết, nó có thể giúp cho mọi người mở rộng đề tài nói chuyện và khám phá ra những thông tin quan trọng.

                    Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt: Chìa Khóa Của Cuộc Sống Lành Mạnh Và Hạnh Phúc

                    Giao tiếp là chìa khóa cho tất cả các mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ người nào ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời họ. 

                    Đây là một trong những kỹ năng mềm được đánh giá cao tại nơi làm việc cũng như không thể thiếu trong việc duy trì cuộc sống gia đình hạnh phúc lâu dài. Khi khả năng giao tiếp được cải thiện thì nhiều mặt của cuộc sống sẽ nhận được những tác động tích cực. Hạnh phúc, sự tự tin và sự thành công của các mối quan hệ xã hội đều tăng lên.

                    Một người không được sinh ra cùng với kỹ năng giao tiếp tốt mà cần phải luyện tập để đạt được. Tất cả chúng ta sẽ học cách giao tiếp từ gia đình, bạn bè, giáo viên, đồng nghiệp,…Về bản chất, tất cả những thói quen giao tiếp dù tốt hay xấu mà chúng ta có được đều bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh (và cả chính chúng ta). Tuy nhiên, người giao tiếp tốt là người luôn học hỏi và thực hành những thói quen tốt và những kỹ năng mới. Vì vậy, để trở thành người giao tiếp tốt, chúng ta chỉ cần một chút nỗ lực mỗi ngày. 

                    Tăng khả năng giao tiếp cũng chính là cơ hội để phát triển bản thân

                    Kỹ năng giao tiếp tốt thực sự có thể cải thiện khả năng lãnh đạo, giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện cũng như quản lý căng thẳng của bản thân. Tăng hiệu quả giao tiếp sẽ giúp một cá nhân có thể trở nên quyết đoán hơn, nâng cao năng lực và trách nhiệm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng có thể thực sự cải thiện khả năng quản lý xung đột, cả ở nhà và tại nơi làm việc.

                    Kỹ năng trò chuyện được cải thiện sẽ tăng khả năng gặp gỡ và kết bạn. Giao tiếp hiệu quả giúp một cá nhân tự tin hơn, thể hiện cá tính và khả năng thu hút đám đông, khả năng kết nối. Đây cũng là những tiến bộ trong quá trình phát triển bản thân. Thực tế đã chứng minh, người có khả năng kết nối là người sẽ gặt hái được thành công trong thị trường việc làm cạnh tranh, cường độ cao và toàn cầu hóa ngày nay. 

                    5 kỹ năng giao tiếp để có một công việc và cuộc sống thành công

                    1. Thực sự lắng nghe

                    Malcom Forbes nói: Nghệ thuật trò chuyện nằm trong lắng nghe.

                    Trong một thế giới giao tiếp chủ yếu bằng tin nhắn, biểu tượng cảm xúc và mạng xã hội thì khả năng lắng nghe thực sự chính là một điều cực kỳ giá trị. Lắng nghe không chỉ là nghe những lời được nói ra mà còn là nhận ra cách họ nói (ví dụ: giọng nói bị ngắt quãng, tạm dừng, ngôn ngữ cơ thể) đồng thời phải tiếp nhận và diễn giải hiệu quả những thông điệp đó. Lắng nghe tích cực bao gồm việc chú ý, đặt câu hỏi làm rõ, diễn giải để thể hiện sự thấu hiểu và chờ đợi cơ hội để trả lời một cách thích hợp. 

                    Lắng nghe chắc chắn là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả và khả năng lắng nghe cần được cải thiện ngay lập tức bằng cách luyện tập kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Nó đòi hỏi bạn phải chú ý đến người khác bằng sự đồng cảm (ví dụ: nhận dạng cảm xúc, lòng trắc ẩn, cởi mở, cảm giác và thấu hiểu). Nói cách khác, hãy cố gắng đặt mình ở vị trí người đó, hỏi họ cảm thấy thế nào về tình huống này, kết nối cảm xúc với họ bằng lời nói và nét mặt. Sử dụng từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể của bạn để thể hiện rằng “Tôi hiểu, tôi quan tâm, bạn có thể nói chuyện cởi mở”

                    2. Nghe được những gì không nói ra

                    Đôi khi giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ truyền đạt cách chúng ta cảm thấy tốt hơn so với giao tiếp bằng lời nói. Người giao tiếp hiệu quả có là người có ngôn ngữ cơ thể hài hòa với lời nói đồng thời luôn chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ của người khác. Trong khi đánh giá được ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ tự mình rèn luyện tư duy phản biện để có được cách ứng xử phù hợp với đối phương. 

                    Glenn Wilson nói: khi ngôn ngữ cơ thể trái ngược với những gì đang được nói ra thì trong trường hợp này ngôn ngữ cơ thể thưởng phản ánh đúng tâm trạng người nói hơn.

                    3. Nói ra một cách rõ ràng, đơn giản và hăng say 

                    Giao tiếp bằng lời hiệu quả có nghĩa là truyền tải thông điệp của bạn một cách rõ ràng, trực tiếp và bằng ít từ nhất có thể. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ về điều muốn nói kỹ một chút trước khi nói ra.

                    Đức Phật nói: Bất cứ từ nào chúng ta thốt ra nên được lựa chọn cẩn thận vì mọi người sẽ nghe bị ảnh hưởng bởi những điều tốt hay xấu từ những lời đó.

                    4. Cho và nhận phản hồi với sự khiêm tốn

                    Phản hồi chu đáo được gọi là bữa ăn sáng của nhà vô địch. Nó giúp bạn phát triển cả cá nhân và nghề nghiệp. Nếu bạn không tiếp nhận phản hồi với sự biết ơn và tôn trọng thì mọi người sẽ cảm thấy không thoải mái khi đưa ra phản hồi cho bạn. Điều đó thực sự không tốt vì chúng ta cần phải chấp nhận và thậm chí khuyến khích phản hồi từ người khác, đặc biệt khi bạn là nhà quản lý. Tuy nhiên, phản hồi tích cực nên được đưa ra nhiều hơn phản hồi tiêu cực, ở cả nơi làm việc hay ở nhà, vì nó sẽ giúp bạn tạo kết nối và xây dựng mối quan hệ với người khác. 

                    James Hume nói: Nghệ thuật giao tiếp là ngôn ngữ của lãnh đạo. 

                    5. Chọn phương tiện giao tiếp phù hợp

                    Có rất nhiều cách để giao tiếp: email, gọi điện thoại, nhắn tin, nói chuyện trực tiếp, mạng xã hội,…. Người có kỹ năng giao tiếp là người biết chọn phương tiện phù hợp để truyền tải thông điệp của mình.

                    Tầm quan trọng cũng như độ nhạy cảm của thông điệp và tính chất của mối quan hệ là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn phương tiện giao tiếp phù hợp.

                    Áp dụng và rèn luyện những “kỹ thuật” này sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của bạn. Điều này có thể sẽ tác động sâu sắc đến cả công việc và cuộc sống cá nhân của bạn vì nó giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn.

                    HuyenP. tổng hợp

                    Tài liệu tham khảo

                    SHARE ON

                    FacebookTwitterLinkedIn

                    Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả Và Thành Công

                    Trong thực tế, có rất nhiều người khi giao tiếp không sử dụng đến ngôn ngữ cơ thể hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể không đúng cách. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể đóng góp phần rất lớn vào thành công trong cuộc đối thoại, đàm phán. Bạn hãy thả lỏng cơ thể, tạo cho mình một cảm giác thoải mái để có thể có những phi ngôn từ tốt: ánh mắt luôn hướng đến người nói, luôn mỉm cười, không khoanh tay ra phía trước tỏ thái độ bất cần, hoặc làm những động tác mà đối phương cảm thấy không hài lòng khi nhìn thấy bạn.

                    2. Rành mạch, rõ ràng và thoát ý trong cách nói chuyện

                    Nhiều người khi đi gặp đối tác thường để tâm lý ảnh hưởng đến mình. Họ đã chuẩn bị rất trôi chảy, đầy đủ những gì cần thiết cho cuộc đàm phán vậy mà khi gặp đối tác thì mọi chuyện lại không kiểm soát được. Trước khi nói, bạn hãy hít thở thật sâu để động viên tâm lý cho mình. Tránh đừng nói lan man, dài dòng mà hãy đi thẳng vào vấn đề, nói chuyện trực tiếp về những vấn đề quan trọng, không lãng phí thời gian của cả hai bên.

                    Một người chỉ thao thao bất tuyệt kể về những gì họ có, không biết cách lắng nghe người khác nói gì sẽ là một tác hại cực kỳ lớn trong mọi cuộc nói chuyện. Chẳng ai mất hàng giờ chỉ để nghe bạn nói mà không được lên tiếng một giây nào. Cái quan trọng nhất là bạn hãy nên học cách lắng nghe trong lúc giao tiếp. Chẳng hạn như đi ký kết hợp đồng, bạn hãy lắng nghe xem bên đối tác của mình có yêu cầu gì bên phía công ty mình không? Nếu có, bạn hãy xin phép được ghi chép lại để có sự trao đổi thỏa đáng giữa cả hai bên.

                    Bên cạnh đó, lắng nghe cũng đồng nghĩa với việc bạn phải kiên nhẫn. Đừng ngắt lời họ khi họ đang trình bày diễn giải vấn đề dù biết họ đang đòi hỏi quá mức. Hãy chờ đợi đến khi họ nói xong, bạn hãy đưa ra ý kiến của mình. Như thế, vừa thể hiện bạn là người lịch sự, vừa thể hiện bạn là người kiên nhẫn lắng nghe.

                    Hãy nhớ rằng chẳng ai sinh ra đã là người giao tiếp giỏi và khéo léo ngay từ đầu. Để có thể giao tiếp tốt, họ cũng đã từng mắc lỗi. Cái quan trọng đó là họ dám thừa nhận lỗi của mình, dám sửa sai và dám chịu trách nhiệm. Bạn cũng đừng lo lắng quá khi bạn chưa có kỹ năng giao tiếp tốt. Mọi thứ đều có thể cải thiện được khi bạn biết lắng nghe và thay đổi.

                    Tìm hiểu thêm về các kỹ năng quản lý nhân sự, khác hoặc tham khảo khóa học quản trị nhân sự để có thể nắm vững các kiến thức cơ bản, nâng cao về công việc nhân sự.

                    Vui lòng ghi rõ nguồn ” Đào tạo quản lý nhân sự” khi sao chép nội dung!

                    Facebook Comments

                    Kỹ Năng Giao Tiếp: 12 Mẹo Trong Nghệ Thuật Giao Tiếp!

                    Kỹ năng giao tiếp thường xuyên được sử dụng, chính sự tinh tế, ứng xử khéo léo trong giao tiếp sẽ giúp bạn đạt tới một nghệ thuật, gọi là nghệ thuật giao tiếp. Nói về kỹ năng giao tiếp một cách học thuật thì:

                    Khái niệm giao tiếp

                    Là sự truyền đạt điều muốn nói từ người này sang người khác để đối tượng có thể hiểu những thông điệp truyền đi

                    Các chức năng của giao tiếp

                    Giao tiếp có 4 chức năng cơ bản : Kiểm soát – Tạo động lực – Bày tỏ cảm xúc – Thu nhận thông tin.

                    Giao tiếp có thể thực hiện chức năng kiểm soát. Chẳng hạn, các nhà lãnh đạo có thẩm quyền có thể đưa ra một số yêu cầu mà các nhân viên dưới quyền phải tuân thủ.

                    Giao tiếp thúc đẩy động lực bằng cách hình thành các mục tiêu cụ thể, thông tin phản hồi về sự tiến bộ của cá nhân, tăng cường các hành vi mong muốn, tất cả đều tạo nên động lực lao động và cần có giao tiếp.

                    Đối với nhiều nhân viên, nhóm làm việc là môi trường chủ yếu để các thành viên bày tỏ sự thất vọng, cảm giác mãn nguyện.

                    Chức năng cuối cùng của giao tiếp là cung cấp thông tin mà các cá nhân và các nhóm cần đưa ra quyết định

                    Phân loại giao tiếp

                    Giao tiếp nội tâm

                    Giao tiếp ứng xử

                    Giao tiếp theo nhóm nhỏ

                    Giao tiếp cộng đồng

                    Giao tiếp tập trung

                    Giao tiếp phi ngôn ngữ

                    Các phương tiện giao tiếp cơ bản Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ

                    Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Nó dựa vào các yếu tố sau:

                    – Nội dung ngôn ngữ: ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức để tồn tại là: Khách quan và chủ quan. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi là khả năng đồng cảm.

                    – Tính chất của ngôn ngữ: Gồm nhịp điệu, âm điệu ngữ điệu… Có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lợi thế cho ta để giao tiếp được thành công. Điệu bộ khi nói sẽ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, do đó đừng gò ép mình bằng cách bắt chước điệu bộ của người khác, vì điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất.

                    Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

                    Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng nó giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp.

                    Bài trước đây bạn nên xem để rèn luyện sự tự tin: Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình

                    1. Chuẩn bị gì trước khi giao tiếp 2. Gặp nhau nên nói gì trước tiên.

                    Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.

                    3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của người nói chuyện và nên sử dụng thường xuyên. 4. Hãy giao tiếp bằng các câu hỏi mở.

                    Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?” Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào. Sử dụng câu hỏi mở bạn sẽ khai thác được nhiều thông tin và nếu biết nhiều thông tin bạn sẽ dễ nói chuyện.

                    5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác.

                    [sociallocker]Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.

                    6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói. 7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. 8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. 9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà.

                    Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.

                    10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng.

                    Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.

                    11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp. 12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị.

                    Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.[/sociallocker]

                    Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp: Chìa Khóa Mở Lối Thành Công trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!