Xu Hướng 3/2023 # Làm Cách Nào Để Học Tập Tốt Hơn? # Top 8 View | Globaltraining.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Làm Cách Nào Để Học Tập Tốt Hơn? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Làm Cách Nào Để Học Tập Tốt Hơn? được cập nhật mới nhất trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Làm cách nào để học tập tốt hơn?

Hãy tưởng tượng bạn bị mắc kẹt trong một khu rừng rậm rạp và tối tăm. Ánh sáng hầu như bị che khuất bởi những tán lá sum suê. Cây cối um tùm bủa vây khiến bạn rất khó di chuyển. Bạn phải dùng dao phát một lối đi để thoát khỏi nơi này.

Một số người nói rằng việc đi học cũng giống như thế. Suy cho cùng, bạn bị giam cả ngày trong lớp học và tối về lại vùi đầu hàng giờ vào đống bài tập. Bạn có cảm thấy như vậy không? Bên dưới, hãy viết ra môn học mà bạn thấy khó nhất.

․․․․․

Có lẽ cha mẹ và thầy cô đã thúc giục bạn nỗ lực nhiều hơn cho môn học ấy. Điều đó không có nghĩa là họ muốn gây khó khăn cho bạn. Họ chỉ muốn bạn dùng hết khả năng của mình. Vậy, bạn có thể làm gì nếu áp lực làm theo ý họ khiến bạn muốn bỏ cuộc? Với những dụng cụ thích hợp, bạn có thể phát một con đường băng qua cánh rừng. Đó là gì?

● “Dụng cụ” 1: Thái độ tích cực với việc học. Thật khó để có động lực học hành chăm chỉ nếu bạn có cái nhìn tiêu cực đối với việc học. Hãy cố gắng nhìn bao quát hơn. Sứ đồ Phao-lô nói: “Người cày ruộng và người đạp lúa phải làm với hy vọng được nhận một phần hoa lợi”.- 1 Cô-rinh-tô 9:10.

Có lẽ không dễ để nhận thấy lợi ích của việc “cày” một môn nào đó. Tại sao? Vì đối với bạn, không phải môn học nào cũng quan trọng, ít nhất là khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, các môn học đa dạng sẽ cho bạn sự hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh và giúp bạn “trở nên mọi cách cho mọi loại người”, nhờ thế bạn có thể giao tiếp với người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau ( 1 Cô-rinh-tô 9:22). Ít nhất bạn cũng trau dồi được khả năng suy xét, một kỹ năng sẽ giúp bạn trong tương lai.

● “Dụng cụ” 2: Quan điểm tích cực về khả năng của bản thân. Trường học có thể giúp bạn khám phá tài năng tiềm ẩn của mình. Phao-lô viết cho Ti-mô-thê: “Hãy dùng món quà của Đức Chúa Trời, mà con đã nhận,… một cách sốt sắng như cời cho ngọn lửa bùng lên” ( 2 Ti-mô-thê 1:6). Hẳn Ti-mô-thê được bổ nhiệm làm một số công tác đặc biệt trong hội thánh. Nhưng khả năng, hay “món quà”, mà Đức Chúa Trời ban cho ông phải được phát huy để không bị lãng phí. Dĩ nhiên, những năng khiếu của bạn trong lĩnh vực học tập không phải do Đức Chúa Trời trực tiếp ban cho. Mỗi người đều có năng khiếu riêng, và trường học có thể giúp bạn khám phá cũng như phát triển những khả năng mà chính bạn không biết là mình có.

Việc nghĩ rằng mình không thể tiến bộ có thể khiến bạn bỏ bê việc học. Khi có suy nghĩ tiêu cực về khả năng của mình, hãy thay thế chúng bằng những ý tưởng tích cực. Ví dụ, khi người khác chỉ trích, có lẽ vô căn cứ, về khả năng ăn nói của mình, Phao-lô đáp lại: “Dù không có tài ăn nói, nhưng chắc chắn tôi không thiếu sự hiểu biết” ( 2 Cô-rinh-tô 10:10; 11:6). Phao-lô đã ý thức được điểm yếu của bản thân nhưng ông cũng biết mình có điểm mạnh nào.

Còn bạn thì sao? Điểm mạnh của bạn là gì? Nếu không thể nghĩ ra thì sao không hỏi một người lớn quan tâm đến bạn? Người ấy có thể giúp bạn nhận ra điểm mạnh của mình và tận dụng chúng.

● “Dụng cụ” 3: Thói quen học tập tốt. Trên con đường học vấn, không có đường tắt để dẫn đến thành công. Không sớm thì muộn bạn cũng phải học. Đúng là nghe có vẻ chẳng mấy thích thú, nhưng việc học rất hữu ích. Chỉ với một chút nỗ lực, có thể bạn sẽ thấy nó rất thú vị.

Để rèn luyện thói quen học tập tốt, bạn cần biết sắp xếp thời gian. Hãy nhớ rằng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn phải xem việc học là ưu tiên. Kinh Thánh nói có “kỳ vui cười” và “kỳ nhảy múa”, và hầu hết các bạn trẻ đều muốn dành thời gian để giải trí* ( Truyền đạo 3:1, 4; 11:9). Dù vậy, Truyền đạo 11:4 cảnh báo: “Ai xem gió sẽ không gieo giống, ai nhìn mây sẽ không gặt hái”. Bài học ở đây là: Học trước, chơi sau. Nếu thế, bạn có thể có thời gian cho cả hai việc!

Sự trợ giúp cho việc làm bài tập

Nói sao nếu bạn ngập đầu với đống bài tập? Có lẽ bạn đồng cảm với Sandrine, 17 tuổi, bạn ấy nói: “Mình mất khoảng hai đến ba tiếng mỗi tối để làm bài tập về nhà, chưa kể cuối tuần”. Bạn có thể đối phó với núi bài vở bằng cách nào? Hãy thử những gợi ý nơi trang 119.

“Phát lối đi”

Khi nói đến sự tiến bộ về thiêng liêng, Phao-lô đã viết cho Ti-mô-thê như sau: “Hãy suy ngẫm và miệt mài với những điều ấy, hầu cho mọi người có thể thấy rõ sự tiến bộ của con” ( 1 Ti-mô-thê 4:15). Tương tự, nếu bạn học hành chăm chỉ thì sự tiến bộ của bạn sẽ được thấy rõ.

XEM THÊM VỀ ĐỀ TÀI NÀY TRONG TẬP 1, CHƯƠNG 18

Bạn đã gặp đủ thứ vấn đề tại trường học, nhưng giờ lại còn bị quấy rối nữa. Bạn có thể làm gì?

[Chú thích]

Để biết thêm thông tin về việc giải trí, xin xem Phần 8 của sách này.

CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT

“Ai xem gió sẽ không gieo giống, ai nhìn mây sẽ không gặt hái “.​– Truyền đạo 11:4.

MẸO

Khi học bài, trước tiên hãy tài liệu để có cái nhìn tổng quát. Tiếp theo, đặt dựa trên những tiêu đề chính. Sau đó tài liệu để tìm câu trả lời. Cuối cùng, hãy xem bạn có thể những gì mình đọc không.

BẠN CÓ BIẾT…?

Hành vi gian lận có thể làm người khác mất lòng tin và cản trở bạn học tập tiến bộ. Trên hết, điều đó sẽ gây tổn hại cho mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời.- Châm ngôn 11:1.

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!

Lần tới, mình muốn đạt điểm ․․․․․ cho môn sau:

Mình sẽ cố gắng để tiến bộ trong môn này bằng cách: ․․․․․

Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha mẹ là: ․․․․․

BẠN NGHĨ SAO?

● Tại sao bạn nên chăm chỉ học tập?

● Lúc nào là thích hợp để bạn học bài và làm bài tập?

● Ở nhà, chỗ nào là tốt nhất cho bạn học bài và làm bài tập?

● Làm sao để sở thích và việc giải trí không ảnh hưởng đến kết quả học tập?

[Câu nổi bật nơi trang 117]

“Mình thấy điều này ở các bạn trẻ đồng lứa: Thói quen học tập ở trường chính là thói quen học hỏi của họ về những điều thiêng liêng. Những bạn không tập thích việc học ở trường thì cũng không thích học hỏi Kinh Thánh cá nhân”.-Thu Hà

[Khung/Hình nơi trang 119]

Tìm góc học tập. Nơi học không nên có những thứ gây phân tâm. Sử dụng bàn học nếu có thể. Đừng bật ti-vi.

Đặt thứ tự ưu tiên. Việc học là quan trọng, nên hãy quyết tâm không bật ti-vi cho đến khi làm xong bài tập.

Đừng trì hoãn. Hãy lập thời gian biểu rõ ràng cho việc làm bài tập và tuân theo.

Có kế hoạch. Quyết định bài nào làm trước, bài nào làm sau, v.v. Liệt kê trên giấy và đặt thời hạn cho từng bài. Đánh dấu những bài đã hoàn thành.

Nghỉ giải lao. Nếu thấy mình không còn tập trung thì nên tạm nghỉ. Nhưng hãy trở lại làm bài càng sớm càng tốt.

Tự tin vào bản thân. Hãy nhớ rằng sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém thường không phải do trí thông minh mà là sự siêng năng. Bạn có thể thành công trong học tập. Hãy cố gắng, rồi bạn sẽ gặt hái kết quả tốt.

[Hình nơi trang 116]

Vượt qua những năm tháng đi học giống như phát đường băng qua rừng rậm, cả hai đều có thể thực hiện được nhờ dụng cụ thích hợp

5 Cách Giữ Tập Trung Để Học Tiếng Anh Tốt Hơn

1. Tìm nơi yên tĩnh

Để có thể tiếp thu nhanh hơn thì việc tìm nơi yên tĩnh để học tiếng Anh là điều vô cùng quan trọng. Tránh xa tiếng ồn cũng như những ai hay quấy rầy việc học của bạn sẽ khiến bạn có thời gian tập trung và nhanh chóng gặt hái được kết quả hơn.

2. Nghỉ giải lao

Bạn đừng cho rằng nghỉ giải lao sẽ làm tốn thời gian và mất đi sự tập trung của bạn. Thật ra, nghỉ giải lao sẽ giúp đầu óc thư giãn và tiếp thu bài học tiếng Anh tiếp theo một cách hiệu quả hơn.

Bạn có thể xem những đoạn video vui nhộn, ngồi nghe nhạc, đi dạo vài phút,… để giúp não bộ thư thái và sẵn sàng đón nhận các bài học tiếp theo.

3. Một tách cà phê

Mỗi khi rơi vào trạng thái mệt mỏi, bạn có thể tìm cho mình một chút cafe để tỉnh táo và tập trung hơn. Điều này đã được chứng minh bởi khoa học chứ không chỉ là sự bao biện của những người nghiện cafe.

5. Rèn luyện sự tập trung cho não bộ

Thực tế thì não bộ cũng có cơ chế hoạt động riêng của nó và nếu bạn rèn luyện thì khả năng hoạt động lẫn tính hiệu quả của nó sẽ trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều. Có rất nhiều cách để luyện tập sự tập trung cho não bộ như: thiền, tập thể thao, ăn uống đầy đủ,… thậm chí là chơi game.

Nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình và đang băn khoăn không biết học tiếng Anh ở đâu tốt, hãy đến với .

QTS – English là chương trình học tiếng Anh với chất lượng hàng đầu, không chỉ giúp bạn học tiếng Anh căn bản cho người mới bắt đầu hiệu quả mà còn giúp bạn có thời gian học nói tiếng Anh với người nước ngoài 24/7, mọi lúc mọi nơi.

chương trình học Tiếng Anh online thế hệ mới với giáo trình hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đại học bản xứ và các Tutor luôn giám sát, đôn đốc việc học sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Anh văn một cách tối ưu nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận thêm nhiều ưu đãi từ QTS ngay hôm nay.

Làm Cách Nào Để Ghi Nhớ Bài Học Tốt Hơn

Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Trong bài này chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách ghi nhớ bài học tốt hơn.

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.

– Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A – B – C). Trong phần A – có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là “tiêu đề” bằng những chữ số:1, 2, 3…

– Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.

– Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

Bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

– Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

– Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

– Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:

– Có kỹ năng trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.

– Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.

– Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán – Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề… bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v…

Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.

– Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác.

– Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v…

Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.

Nhưng phải ghi bằng cách nào?

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.

Làm Thế Nào Để Du Học Sinh Hình Thành Thói Quen Học Tập Tốt

Sẵn sàng du học – Thói quen học tập tốt có thể tạo nên sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Một khi bạn đã nhận thức về những thói quen xấu của bản thân, bạn có thể thay đổi chúng để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Thói quen học tập của bạn là gì?

Bạn có hài lòng với cách làm việc của bản thân không?

Bạn luôn làm theo những cách thức truyền thống, nhưng kết quả đạt được lại không khiến bạn hài lòng? Điều đó có thể là do một số thói quen học tập xấu.

Nếu bạn đang không hài lòng về bản thân, hãy đặt ra mục tiêu thay đổi và thực hiện chúng trong 30 ngày liên tiếp. Điều này sẽ tạo lập cho bạn thói quen khi muốn làm một việc gì đó.

Bạn cần biết chính xác những điều bạn muốn thay đổi (thói quen xấu của bạn) và thay vào đó là những điều bạn sẽ làm (thói quen tốt).

Hãy viết ra thói quen xấu của bạn và tự hứa với bản thân sẽ không làm những điều đó. Sau đó viết ra những thói quen tốt bạn sẽ làm thay thế. Hãy viết thật gọn gang, ngay ngắn với màu sắc tươi sáng để bạn dễ nhớ hơn. Điều quan trọng là, hãy làm việc này ngay bây giờ để thể hiện sự nghiêm túc của bạn!

Đừng nghĩ rằng mình không làm được, vì điều đó sẽ khiến bạn thực sự không làm được. Và nếu bạn muốn học nhiều hơn, hãy bắt đầu bằng việc học trong một giờ mỗi ngày hơn là việc ép bản thân ngồi học 4-5 giờ mỗi ngày.

Nếu bạn muốn giảm thời gian bạn làm những việc khác, chẳng hạn như xem TV, đừng dừng lại ngay lập tức mà hãy chọn 1-2 chương trình yêu thích trong một tuần để làm phần thưởng khi bạn học xong.

Bạn có thể viết ra những điều mình muốn thực hiện, ví dụ như: ‘Tôi là một sinh viên giỏi; Tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc 6 giờ sáng để học tập.’ Hãy sử dụng những tấm áp phích hoặc giấy nhớ để ghi lại những mong muốn của mình, đặt chúng ở những nơi nổi bật, dễ tìm như trên tủ lạnh hoặc bên cạnh gương của bạn để có sự nhắc nhở về thói quen mới.

Hãy nói với gia đình của bạn về những gì bạn đã quyết định làm và yêu cầu họ giúp đỡ cũng như cho bạn động lực nếu bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc. Hoặc bạn có thể cùng thực hiện với một người bạn để cả hai có thể tạo động lực cho nhau.

Ví dụ, bạn quyết định dậy sớm hơn mỗi sáng để học bài. Thói quen cũ (xấu) của bạn là tắt chuông báo thức buổi sáng, và thói quen mới (tốt) của bạn là ra khỏi giường ngay lập tức. Hãy buộc bản thân thực hiện nguyên tắc trong 30 ngày liên tiếp, bạn sẽ thấy mình dần trở nên tự giác với các thói quen bạn đang thay đổi.

Việc bạn bỏ qua những cám dỗ sẽ dễ dàng hơn việc bạn vượt qua chúng. Ví dụ: nếu bạn không ép bản thân không đọc một cuốn tạp chí mới, cách tốt nhất là đừng nên mua nó, điều này dễ dàng hơn nhiều phải không? Sau này, bạn có thể dung số tiền bạn có được để tự thưởng cho bản thân khi đã vượt qua thử thách!

Khi bạn có những suy nghĩ tiêu cực, hoặc bắt đầu với thói quen cũ, hãy tự nhắc bản thân là mình có thể làm được những điều tốt hơn. Hãy để bản thân nghĩ những mệnh đề “có thể’, ví dụ thay vì ‘Tôi không thể làm được bài toán này’, hãy nói ‘TÔI CÓ THỂ hỏi gia sư của mình về cách giải bài toán’; hoặc thay vì ‘Tôi không thể đi xem phim tối nay vì phải ở nhà làm bài tập”, hãy nói ‘Nếu tôi làm bài tập tối nay, tôi CÓ THỂ đi xem phim vào thứ Bảy’. Hãy nhớ bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu bạn suy nghĩ tích cực về nó.

Người dịch: Linh Trang (SSDH)

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Cách Nào Để Học Tập Tốt Hơn? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!