Bạn đang xem bài viết Làm Gì Để Phát Hiện Sớm Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có các triệu chứng không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn đầu là gì và điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu thế nào cho hiệu quả?
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu là gì?
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (hay giai đoạn sớm) là thời kỳ khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp niêm mạc dạ dày. Thông thường, kích thước khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến 7cm, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Vậy nên nếu muốn phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm cần phải thực hiện các chương trình tầm soát ung thư ung thư dạ dày.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày thường không có triệu chứng hoặc xuất hiện các triệu chứng không rõ rệt. Một số triệu chứng thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, người bệnh cần đi kiểm tra ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
Sụt cân nhanh chóng: Đây là triệu chứng thường gặp của ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân thường xảy ra khi bệnh đang trong giai đoạn tiến triển.
Đau bụng: Thường bắt đầu với những cơn đau bất chợt, từng đợt. Cơn đau sẽ tái đi tái lại với tần suất ngày càng nhiều khi ung thư dạ dày tiến triển đến giai đoạn nặng, sử dụng thuốc cũng không thuyên giảm.
Đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn: Người bệnh thường có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Chán ăn: Người bị ung thư dạ dày sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cùng với đó là cảm giác khó nuốt, thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện triệu chứng nôn ra máu thường xuyên, cần nghĩ ngay đến trường hợp ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Đây là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,… tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu.
Làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày giai đoạn đầu?
Để phát hiện sớm ung thư dạ dày, cách tốt nhất là sàng lọc, tầm soát ung thư định kỳ. Một số phương pháp tầm soát ung thư dạ dày sớm hiệu quả phải kể đến như:
Nội soi dạ dày phóng đại kết hợp nhuộm màu
Các tổn thương ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có kích thước nhỏ, vị trí không điển hình và thường dễ bị bỏ sót do nhầm lẫn trong vùng niêm mạc bình thường.
Ảnh: Nội soi dạ dày phóng đại tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long
Nội soi nhuộm màu và phóng đại sử dụng cách thức nhuộm màu mẫu mô và quan sát dưới máy thu hình có độ phóng đại cao. Từ đó, những tổn thương trên niêm mạc đường tiêu hóa sẽ được nhìn thấy rõ hơn. Nói một cách khác, nội soi nhuộm màu và phóng đại có một ưu điểm vượt bậc so với phương tiện nội soi trước kia là làm nổi bật sự khác biệt ở niêm mạc cũng như những thay đổi loạn sản và ác tính không rõ ràng trong ánh sáng trắng.
Siêu âm nội soi dạ dày
Hiện nay người ta đã gắn vào đầu của ống nội soi một đầu dò siêu âm cho phép tiến hành thăm khám bằng siêu âm từ trong lòng ống tiêu hóa và kỹ thuật này được gọi là siêu âm nội soi. Đây là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và siêu âm, trong đó đầu dò siêu âm được tiếp cận gần nhất (không còn các hạn chế của siêu âm thông thường như vướng khí, nhiễu ảnh, …) với các tổn thương cần thăm dò qua đường nội soi: tổn thương thành thực quản, dạ dày, ruột, gan, tụy mật.
Siêu âm nội soi giúp bác sĩ phân biệt một tổn thương ở thành ống tiêu hóa hay từ bên ngoài; đánh giá kích thước và cấu trúc khối u; mức độ xâm lấn của khối u với độ chính xác cao; chẩn đoán giãn tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày; đánh giá các giai đoạn ung thư;…
Siêu âm nội soi được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất ở lĩnh vực tiêu hóa trong những năm gần đây.
Sinh thiết tế bào dạ dày
Trong quá trình nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ vị trí bất thường của dạ dày. Sau đó được quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra các tế bào bất thường về cấu trúc, chức năng của chúng, từ đó giúp phát hiện ra loại bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải.
Ung thư dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao chỉ đứng thứ 2 sau các loại ung thư. Do đó, việc tầm soát ung thư dạ dày ngay ở giai đoạn sớm là việc hết sức quan trọng.
Ảnh: chúng tôi Đào Văn Long đang thực hiện nội soi siêu âm dạ dày
Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đã trang bị hệ thống nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu hiện đại bậc nhất hiện nay với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa, cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được; Máy siêu âm nội soi thế hệ mới SU1 giúp đánh giá những tổn thương ung thư sớm một cách chính xác nhất.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
– Địa chỉ: CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
– Nhắn tin Zalo: 0986954448
– Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong
Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Sớm
Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị ung thư dạ dày sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trên thực tế, đa số người bệnh đến khám, điều trị căn bệnh này tại bệnh viện ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về chi phí.
Việc nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu giúp người bệnh đi khám và được chẩn đoán bệnh kịp thời, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.
Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn đầu): Các tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc dạ dày. Thông thường, kích thước khối u trong giai đoạn này rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến 7cm, vì vậy không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã thâm nhập lớp thứ 2 của dạ dày, tuy vậy vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt và chưa lây lan ra các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Khi chuyển qua giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc và bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn như đau bụng, buồn nôn,…
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày. Lúc này tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể và hầu như không còn cơ hội chữa trị.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầuKhám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư dạ dày được thực hiện cho những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm.
Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với các hiện tượng như khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện tình trạng nôn ra máu thường xuyên cũng cần phải suy xét về khả năng mắc ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Về cơ bản, những triệu chứng của ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác nên bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Để phát hiện sớm ung thư dạ dày, cách tốt nhất nên sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày. Khám sàng lọc được thực hiện cho những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để kiểm tra như: nội soi dạ dày, sinh thiết tổn thương nghi ngờ, xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u,… Đặc biệt, khi thấy có dấu hiệu bất thường về tiêu hóa cần đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nhất và tránh những tình huống xấu nhất xảy ra.
Làm Thế Nào Phát Hiện Sớm Ung Thư Dạ Dày?
Bạn tôi bỗng nhiên phát hiện bị ung thư dạ dày mà trước đó không có biểu hiện đau dạ dày. Còn tôi đã viêm dạ dày nhiều năm, chữa mãi không khỏi hẳn. Nghe nói viêm dạ dày là dễ chuyển thành ung thư. Có cách nào phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Nguyễn Thị Huế (Nghệ An)
Các nguyên nhân dẫn tới sự phát triển bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa được biết một cách chính xác. Nhưng một số tác nhân sau có thể coi là yếu tố nguy cơ: người có tiền sử bị viêm loét dạ dày; viêm dạ dày có H.pylori dương tính; sử dụng thuốc lá, rượu bia…; chế độ ăn uống thiếu lành mạnh; tiếp xúc với khói bụi, độc hại. Ung thư dạ dày thường có các triệu chứng như: khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, chán ăn, trướng bụng đầy hơi… Những triệu chứng của bệnh thường rất mơ hồ và dễ bị bỏ qua. Thường thì một tổn thương ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có kích thước rất nhỏ, cỡ vài mm đến không quá 5-7cm, nên tổn thương đó không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày và hoàn toàn không gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Một triệu chứng không rõ ràng của đường tiêu hóa trên có thể xuất hiện 6-12 tháng trước khi được chẩn đoán ung thư dạ dày sớm. Để chẩn đoán ung thư dạ dày thì nội soi dạ dày là phương pháp duy nhất và đồng thời cũng có giá trị nhất cùng với việc sinh thiết những tổn thương nghi ngờ hoặc sinh thiết theo hệ thống. Với nội soi ánh sáng thường (các phương tiện máy nội soi phổ biến ở nước ta hiện nay) thì độ chính xác có thể đạt tới 90-96%. Bạn có tiền sử viêm dạ dày và viêm dạ dày tái phát thì nên khám và điều trị dứt điểm. Ngoài ra, định kỳ khám sức khỏe và tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện sớm bệnh nếu có.
BS. Bội Hoàn
Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Ung Thư Dạ Dày
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm
Bài đã đăng trong báo Sức khỏe và đời sống (Bộ Y tế) số 97 (11-13 tháng 8-2005)
Ung thư dạ dày (UTDD) là một bệnh khá phổ biến. Theo các nghiên cứu trong nước thì UTDD chiếm tới 10% tổng số bệnh nhân ung thư. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ từ 2-4 lần. Ở nam giới, UTDD đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm họng. Còn ở nữ giới, đứng hàng thứ 4 sau ung thư tử cung, ung thư vú và ung thư nhau thai. Các nghiên cứu cho thấy thời gian bệnh nhân sống thêm sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố chính là di căn. Khi chưa có di căn vào hạch, bệnh nhân sống thêm sau mổ trên 5 năm chiếm 60%, khi đã có di căn hạch, tỉ lệ này chỉ còn 5%.
Ung thư dạ dày
Nguyên nhân
Đến nay người ta chưa biết chính xác nguyên nhân UTDD nhưng người ta thường nói đến các yếu tố nguy cơ như: các yếu tố môi trường, sự ô nhiễm nguồn nước, các chất bảo quản thực phẩm làm sản sinh nitrit, thức ăn chứa nitrosamin. Đặc biệt chế độ ăn, thói quen nấu nướng, ăn thiếu rau quả tươi. Ngoài ra những người nghiện thuốc lá nặng có tần số mắc UTDD cao hơn 2-6 lần người không hút. Những bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, sau mổ cắt dạ dày, polyp dạ dày, người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylory gây ra viêm loét dạ dày là các tác nhân gây UTDD
Phát hiện sớm UTDD bằng cách nào?
Để phát hiện sớm UTDD chúng ta cần lưu ý những triệu chứng sau:
Hai ổ loét dạ dày vùng hang vị qua nội soi dạ dày
+ Đối với những người không có tiền sử đau vùng thượng vị, nay thấy đau âm ỉ, có cảm giác rát bỏng ở vùng trên rốn, đau cả ban ngày và ban đêm kèm theo ăn khó tiêu, nặng bung, chán ăn.
Các triệu chứng trên nếu kèm theo gầy xút cân, da xanh, thiếu máu (nồng độ hemoglobin máu dưới 110g/l), tuổi trên 40 thì cần nghi ngờ UTDD. Khi phát hiện các triệu chứng trên cần đi khám ngay, không nên trì hoãn vì chẩn đoán càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt. Những cơ sở chưa có nội soi ống mềm có thể chụp X-quang dạ dày, xét nghiệm dịch vị để phát hiện tình trạng thiểu toan, ly tâm dịch vị để tìm tế bào ung thư, xét nghiệm một số marker ung thư đường tiêu hóa như CEA (tăng cao trong ung thư đường tiêu hóa, phổi, giá trị bình thường <5ng,ml), CA 7-24 (Tăng cao trong ung thư dạ dày, giá trị bình thường <8,2 U/ml)… Nhưng tốt nhất vẫn là được nội soi dạ dày bằng ống soi mềm để bác sĩ có thể trực tiếp quan sát tổn thương, nếu nghi ngờ sẽ chỉ định làm sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.
Chẩn đoán xác định
Ung thư ở vùng hang vị và môn vị dạ dày hay gặp nhất, chiếm tới 60% số bệnh nhân UTDD. Ung thư ở vùng bờ cong bé dạ dày chiếm 20%. Còn lại ung thư ở vùng bờ cong lớn, thành trước và phình vị chiếm 20%.
+ Dựa vào hình ảnh X-quang, người ta chia UTDD làm ba loại:
– Loại thâm nhiễm: bờ cong nhỏ có một đoạn cứng, nằm ngang, lún xuống (hình lún) hoặc nổi lên cao hơn (hình cao nguyên). Sóng nhu động dạ dày không qua được đoạn cứng này mà chỉ làm nâng lên hạ xuống giống như kiểu một tấm ván bập bềnh trên mặt nước.
– Loại loét: Ổ loét ở trên một đoạn bờ cong nhỏ bị lõm xuống. Hình lõm quanh ổ loét là một dấu hiệu nghi ngờ và có khi có thêm ổ loét thì giá trị chẩn đoán tăng lên. Một số trường hợp bờ cong nhỏ có ổ loét với đặc điểm bên dưới ổ loét có một đường sáng làm ta có cảm tưởng như ổ loét được đường sáng bao quanh phía dưới. Một số trường hợp khác, từ ổ loét tỏa ra những tia hình rễ cây. Các dấu hiệu trên rất có giá trị để nghĩ đến UTDD.
– Loại sùi: Ban đầu bờ cong nhỏ nham nhở, sau là một hình khuyết, sóng nhu động đến đây thì ngừng lại. Muộn nữa thấy vùng hang vị-môn vị bị hẹp lại hoặc dài ra và hang vị biến thành một đường hầm nhỏ. Ung thư hang vị thì hình khuyết có thể thấy ở một hoặc cả hai bờ cong.
+ Nội soi dạ dày ống mềm kết hợp với sinh thiết dạ dày: có thể phát h iện ung thư rất sớm, ngay cả khi tổn thương mới phát còn nhỏ nằm dưới lớp niêm mạc (ung thư tại chỗ) và ung thư nằm ở những vị trí mà X-quang dễ bỏ sót như vùng tâm vị, phình vị lớn, thành trước và thành sau dạ dày. Soi và làm sinh thiết ở nhiều vùng giúp phân biệt ung thư hay loét lành tính. Phương pháp nội soi ống mềm kết hợp với sinh thiết giúp chẩn đoán sớm, chính xác nên kết quả phẫu thuật điều trị UTDD cho kết quả tốt hơn rất nhiều.
Phân loại giai đoạn UTDD qua nội soi
Phương pháp điều trị
Nếu UTDD được phát hiện sớm thì kết quả điều trị bằng phẫu thuật khá tốt. Thật không may, phần lớn bệnh nhân thường đến bệnh viện muộn khi đã có di căn hoặc biến chứng nên kết quả điều trị bị hạn chế rất nhiều.
+ Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ 2/3 dạ dày tốt nhất ở giai đoạn ung thư tại chỗ (giai đoạn 0), ung thư chưa có di căn (M0).
+ Hóa trị: Việc điều trị hóa chất bổ xung sau phẫu thuật chỉ áp dụng với bệnh nhân UTDD ở giai đoạn muộn, sau cắt bỏ dạ dày, nạo vét hạch và thể trạng bệnh nhân còn tốt.
+ Xạ trị: Sau khi phẫu thuật, xạ trị có thể được tiến hành cùng với hóa trị để tiêu diệt các tàn dư rất nhỏ của ung thư mà không thể nhìn thấy và loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Ở những bệnh nhân ung thư dạ dày nặng, xạ trị có thể hữu ích để giảm tắc nghẽn dạ dày. Xạ trị cũng có thể được sử dụng để cầm máu từ các khối u mà không thể phẫu thuật được.
+ Liệu pháp đích: Khoảng 1 trong 5 các ca ung thư dạ dày có quá nhiều một loại protein thúc đẩy tăng trưởng gọi là HER2 trên bề mặt của các tế bào ung thư. Các khối u với các mức độ gia tăng của HER2 được gọi là HER2-dương tính. Trastuzumab (Herceptin) là một kháng thể nhân tạo mà nó nhắm vào protein HER2. Dùng trastuzumab cùng với hóa trị có thể giúp một số bệnh nhân ung thư dạ dày cóHER2-dương tính nặng sống lâu hơn so với chỉ dùng hóa trị.
Phòng bệnh UTDD
– Về ăn uống: không nên ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không uống nhiều rượu bia, không ăn nhiều gia vị cay nóng, cần ăn uống điều độ, có giờ giấc hợp lý, ăn nhiều rau quả tươi, sạch, không tồn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
– Khi viêm dạ dày cần điều trị ngay không để dẫn đến viêm mạn hoặc loét, nhất là viêm do vi khuẩn Helicobacter Pylory. Trường hợp điều trị viêm, loét dạ dày tích cực lâu không khỏi thì nên phẫu thuật cắt bỏ.
Nguồn Hahoangkiem.com
(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)
Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Bệnh Ung Thư Dạ Dày?
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm là gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ở dạ dày phát triển một nhanh chóng, mất kiểm soát và tạo thành các khối u. Các khối u ác tính này sẽ nhanh chóng xâm lấn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan xung quanh. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Ung thư phát triển qua 4 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Trong đó giai đoạn 0 – 1 được coi là giai đoạn sớm của bệnh. Đây là giai đoạn mà mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư chưa quá nghiêm trọng, chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Lúc này kích thước khối u còn khá nhỏ nằm trong khoảng một vài mm đến 7cm và chưa gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của dạ dày.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và có đến 90% người bệnh sống sót sau 5 năm. Chính vì vậy việc nắm rõ các kiến thức về bệnh để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dàyĐể phát hiện và điều sớm bệnh ung thư dạ dày bạn có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh và tầm soát ung thư dạ dày. Cụ thể
Qua các biểu hiện lâm sàng:
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Thực tế các biểu hiện lâm sàng của bệnh ở giai đoạn sớm thường không điển hình, không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày thông thường. Chính vì vậy khi nhận thấy mình có những dấu hiệu sau bạn không nên chủ quan vì nó rất có thể là do ung thư dạ dày gây nên. Hãy quan sát và thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nhất.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn.
– Thường xuyên bị đau bụng, đau từng cơn, càng dần càng trở nên nghiêm trọng dù dùng thuốc cũng không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Thường xuyên có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Khi ăn còn thấy khó nuốt và hay cảm thấy nghẹn thức ăn ở cổ họng.
– Sau khi ăn thấy đầy bụng, rất khó chịu dù bạn ăn không nhiều. Đôi khi có thể buồn nôn và nôn không rõ lý do.
– Thường xuyên bị nôn ra máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
– Đi ngoài thấy phân màu đen cũng rất có thể là do ung thư dạ dày gây nên.
Những biểu hiện lâm sàng này rất có thể là của bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Tầm soát ung thư thực quản – dạ dày:– Nội soi dạ dày để chẩn đoán, phát hiện ung thư giai đoạn sớm dựa trên sự phát triển từ lớp niêm mạc phủ phía trên hoặc phía dưới của ống tiêu hóa.
– Sinh thiết tổn thương nghi ngờ bằng cách lấy 1 mẫu mô nhỏ từ vùng không bình thường ở dạ dày. Bác sĩ sẽ quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán có bệnh hay không.
– Một số xét nghiệm kiểm tra cần thiết khác như xét nghiệm dấu ấn ung thư trong máu, chụp cắt lớp CT, chụp cắt lớp PET…
Tầm soát ung thư dạ dày là điều cần thiết với những đối tượng có nguy cơ cao như:
Người ngoài 50 tuổi.
Gia đình từng có người mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa.
Người có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc tá tràng mãn tính, từng nhiễm HP.
Những người có thói quen ăn mặn, thường xuyên ăn đồ nướng hoặc những thực phẩm kém chất lượng.
Những người có thói quen hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
Người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư dạ dày như đau bụng, ợ hơi, ợ chua…
Đây là hai phương pháp giúp bạn nhận biết sớm được bệnh ung thư dạ dày. Bạn cần nắm rõ những thông tin này để có thể phát hiện điều trị bệnh được sớm nhất giúp quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất. Tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Tầm soát ung thư dạ dày cần thực hiện ở những địa chỉ uy tín, tốt nhất là những cơ sở chuyên khoa chuyên điều trị ung thư. Hiện nay Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội đang thực hiện sàng lọc, phát hiện bệnh ung thư bằng các thiết bị y tế hiện đại. Nhờ đó có thể chẩn đoán hình ảnh được rõ nét và chính xác nhất. Cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Bản quyền thuộc về chúng tôi Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!
Làm Cách Nào Để Phát Hiện Sớm Bệnh Ung Thư Dạ Dày ?
Phát hiện sớm ung thư dạ dày có ý nghĩa rất quan trọng quyết định thành công của quá trình điều trị, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Phát hiện sớm ung thư dạ dày có ý nghĩa rất quan trọng
Ung thư dạ dày được coi là giai đoạn sớm khi mức độ xâm lấn của tế bào ung thư chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc, không xem xét tình trạng di căn hạch hay không. Khi phát hiện sớm ung thư dạ dày, có đến 90% người bệnh sống sót sau 5 năm.
Với sự phát triển của khoa học, đặc biệt là kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh, việc phát hiện ung thư dạ dày sớm tương đối dễ dàng, thông qua hình ảnh cho phép phát hiện sớm tổn thương với hình thức nội soi có dải ánh sáng hẹp, nội soi phóng đại.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh
Ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư dạ dày thường rất nhỏ, chỉ có kích thước khoảng vài mm đến không quá 5-7 cm. Do đó, thương tổn chưa gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày, người bệnh hoàn toàn không có cảm giác khó chịu hay đau bụng.
Để phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm chỉ có cách tầm soát ung thư định kỳ. Trước khi được chẩn đoán mắc bệnh, một triệu chứng không rõ ràng của đường tiêu hoá trên có thể xuất hiện từ trước 6-12 tháng, nếu đi khám trong thời điểm đó, có đến 90-95% bệnh nhân không xác định được bệnh qua sàng lọc. So với các tổn thương nhô cao, tổn thương loét có giá trị hơn trong chẩn đoán bệnh sớm. Rất nhiều bệnh nhân được phát hiện ung thư dạ dày sớm khi không có triệu chứng gì thông qua chương trình tầm soát ung thư dạ dày tích cực tại các nước Đông Á (chủ yếu được thực hiện ở Nhật Bản).
Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn muộn có thể có các dấu hiệu cảnh báo như thiếu máu (xuất hiện với tỷ lệ 5-15%) hay sụt cân (4-40%). Ở giai đoạn ung thư dạ dày tiến triển, biểu hiện sụt cân xuất hiện với tỷ lệ hơn 60%. Ở giai đoạn này, bệnh ung thư dạ dày không còn khả năng điều trị hoàn toàn.
Triệu chứng khó tiêu có thể gặp ở rất nhiều bệnh lý, chưa có triệu chứng lâm sàng hay xét nghiệm nào cho phép phân biệt giữa khó tiêu lành tính với khó tiêu ác tính.
Chẩn đoán ung thư dạ dày có khó không?
Phương pháp duy nhất và có giá trị nhất để chẩn đoán ung thư dạ dày chính là nội soi dạ dày kết hợp với sinh thiết những tổn thương nghi ngờ hoặc sinh thiết theo hệ thống.
Nội soi ánh sáng thường:
Với các thiết bị nội soi ở nước ta hiện nay cho kết quả chính xác đến 90-96 %. Thông qua nội soi phát hiện được các tổn thương như polyp lồi hoặc phẳng bề mặt, thay đổi màu sắc niêm mạc, có lõm ở trung tâm hoặc tổn thương loét. Những tổn thương nhỏ thường gặp khó khăn trong việc phát hiện, ngay cả với bác sỹ có kinh nghiệm. Do đó, cần kết hợp sinh thiết tại những vị trí nghi ngờ.
Phương pháp 1/4:
Trong nội soi dạ dày, phương pháp ¼ được đánh giá cao nhất. Các bác sỹ nội soi sẽ quan sát và chụp ảnh tương ứng với 4 phần dạ dày, mỗi lần chụp ảnh chỉ tập trung vào chụp và quan sát ¼ dạ dày.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần tiến hành sinh thiết để xác định chính xác. Vị trí và số lượng mảnh sinh thiết vô cùng quan trọng, khả năng bắt được tổn thương ung thư càng cao khi sinh thiết càng nhiều mảnh nhưng vẫn chưa có quy định về số mảnh cần sinh thiết.
Nếu sinh thiết không bắt được tế bào ung thư tại tổn thương loét dạ dày thì cần tiến hành theo dõi thường xuyên qua nội soi để phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất.
Các phương pháp nội soi khác:
Các phương pháp có thể được sử dụng để phát hiện sớm ung thư dạ dày như nội soi có dải ánh sáng hẹp có hoặc không có phóng đại, nội soi nhuộm màu, nội soi huỳnh quang.
Các phương pháp này có vai trò bổ trợ cho phương pháp nội soi thông thường, giúp tăng độ chính xác của chẩn đoán, tuy nhiên kết quả chẩn đoán cuối cùng vẫn phải dựa vào sinh thiết làm mô bệnh học.
Nguồn báo:
http://www.nguoiduatin.vn/cach-phat-hien-som-ung-thu-da-day-a322650.html
Bài thuốc hữu ích:
Bác sĩ Lưu Mai Lan
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Gì Để Phát Hiện Sớm Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!