Xu Hướng 11/2023 # Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ho là một phản xạ nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi… nhưng tùy nguyên nhân mà tính chất ho và đặc điểm bệnh lý khác nhau. Vậy, khi trẻ bị ho thì cần xử trí như thế nào?

Xử trí khi trẻ bị ho

Trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.

Để giảm ho có thể dùng thuốc ho có nguồn gốc chiết xuất từ thiên nhiên chứa tinh dầu tràm, bạc hà, gừng, tần dày lá. Các thuốc này có tác dụng điều trị các chứng ho, sát trùng đường hô hấp, làm loãng niêm dịch làm dịu ho… rất an toàn và hiệu quả.Ngoài ra, có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như: mật ong hấp quất, hẹ, hoa đu đủ đực…Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

Cần đưa bé đi đến cơ sở y tế khi:

Trẻ ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ho kéo dài trong 1 tuần hoặc hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi trẻ ho kèm nôn hoặc sốt cao 38,5 độ C trở lên, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, Khi ho kèm theo tiết đờm nhớt nhiều… cũng cần được nhanh chóng đi gặp bác sĩ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị ho

Mùa lạnh, cần giữ ấm thân thể, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột kéo dài. Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh ô nhiễm… Nên tránh xa những người bị cảm cúm. Mặt khác, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là rất quan trọng đặc biệt cần thiết khi trẻ đang ốm vì thời gian này trẻ thường lười ăn.

Cách chọn thực phẩm: Khi trẻ bị ho cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa… đảm bảo 4 nhóm bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như: chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi trẻ có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.

Cách cho trẻ ăn: Do trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài thìa nước nhỏ, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt nôn. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Điều nên nhớ là cần chia bữa ăn ra làm nhiều lần, cho ăn nhiều lần trong ngày.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh

Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho, Cách Phòng Tránh Và Điều Trị

Ho là bệnh quen thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu không xử lý triệt để có thể gây nhiều rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho và một trong số đó là do thay đổi thời tiết. Để trị bệnh ho hiệu quả cho trẻ, trước tiên mẹ cần hiểu trẻ ho thuộc dạng nào.

Phân loại ho ở trẻ

Là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm mũi họng, ngạt mũi hay hắt hơi, Ho khan: chảy nước mũi không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi ho trẻ dễ bị nôn trớ nên dễ gây mệt mỏi, chán ăn.

Ho có đờm: Là khi ho trẻ thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.

đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn. Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do Trẻ bị ho sù sụ: bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản.

Ho lâu ngày: là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa.

Ho khò khè: Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.

Làm gì khi trẻ bị ho?

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ

Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Làm thế nào để phòng tránh và điều trị ho cho trẻ?

– Thứ nhất là phải bồi dưỡng cho bé có thói quen không kén ăn. Bình thường cho bé uống nhiều nước, nhất là trong thời gian bé bị ho, nếu như trong cơ thể thiếu nước, thì đờm trong họng sẽ đặc lại khó ho ra được. Chú ý ít ăn những thức ăn ngọt và đồ lạnh vì ăn những đồ ngọt và lạnh sẽ càng nhiều đờm và càng nhiệt, là nguyên nhân dẫn đến bị ho.

– Hai là phải chú ý rèn luyện sức khỏe, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.

– Ba là trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C.

– Bốn là khi bé có đờm mà không khạc ra được, cha mẹ bế cho bé cúi đầu xuống đầu gối của mình, sau đó vỗ nhẹ sau lưng bé, để cho đờm ra.

Bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả không cần dùng kháng sinh

– Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

– Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

– Lá hẹ, ta lấy 10- 15 lá hẹ đem xay nhuyễn, bỏ vào bát sứ, thêm một ít đường phèn đem chưng cách thủy cỡ 15 phút đưa ra cho bé uống mỗi lần 2 thía cà phê, ngày uống 3-4 lần.

– Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 15g, đường phèn. Cho tất cả ba loại vào bát sứ cho vào ít nước lọc hấp cách thủy 10-15 phút. Sau đó cho uồng mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê, ngày 3 lần.

– Hạt chanh xay nhuyễn hòa mật ong, thêm một ít nước lọc, khi cơm sôi vừa cạn ta hấp vào cho tới khi cơm chín là đủ, lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ nhứ thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi bệnh.

Khi nào cần đưa con đi khám?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.

Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.

Trẻ Bị Ho Về Đêm (Khi Ngủ)

Trẻ bị ho nhiều về đêm là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Không dừng lại ở đó, ho về đêm còn có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang sống chung với nhiều bệnh lý đáng quan ngại. Cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm và can thiệp đúng cách.

Trẻ bị ho về đêm – Nguyên nhân do đâu?

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch còn hoạt động chưa tốt nên rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Ho về đêm là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều trẻ gặp phải. Tình trạng này có thể kích hoạt do rất nhiều nguyên nhân. Có thể là do các tác nhân bên ngoài nhưng cũng có thể xuất phát từ chính cơ thể trẻ.

Trẻ bị ho về đêm có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

1. Nhiệt độ xuống thấp

Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường xuống thấp, cùng với đó nếu không khí khô thì sẽ rất dễ khiến cổ họng của trẻ bị kích ứng. Đây là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ có thể bị ho vào ban đêm, ngay cả khi ngủ.

Tình trạng này có xu hướng diễn ra phổ biến hơn trong những ngày hanh khô hay vào mùa đông khi trời trở lạnh. Ngoài ra, nếu cho trẻ nằm ngủ trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp thì nguy cơ trẻ bị ho về đêm cũng là rất cao.

2. Vấn đề dị ứng

Ho do dị ứng là tình trạng xuất hiện khi trẻ hít phải không khí có chứa chất dị nguyên. Phấn hoa, lông thú, hay mạt bụi chính là các tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất.

Khi theo dõi bạn có thể thấy rằng, nếu cho trẻ chơi đùa cùng thú cưng thì triệu chứng ho sẽ dễ khởi phát hơn. Nếu nguyên nhân là do dị ứng thì trẻ còn có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác. Phải kể đến như hắt hơi, nóng rát ở cổ họng, ngứa mũi, ngứa mắt.

3. Bệnh hen suyễn

Bệnh lý này còn khiến cho đường thở của trẻ bị viêm và thu hẹp. Cùng với đó, trẻ còn bị nghẹt mũi và khó thở khi ngủ. Nếu ho về đêm là do hen suyễn thì khi theo dõi bạn còn dễ nhận thấy các triệu chứng khác ở trẻ. Ví dụ như thở khò khè, đau thắt ngực, mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung…

4. Viêm xoang

Tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang có thể phát sinh ở bất cứ nhóm đối tượng nào, bao gồm cả trẻ em. Viêm xoang kèm theo tình trạng phù nề sẽ gây tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi.

Đặc biệt, vào ban đêm khi trẻ ngủ thì dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng. Tình trạng này khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho trẻ bị ho từng cơn dữ dội.

Nếu trẻ bị ho về đêm do viêm xoang thì sẽ đi kèm cùng nhiều dấu hiệu khác. Đau nhức trán và gò má, chảy dịch mũi màu vàng lục kèm mùi hôi, đau rát họng, khó thở do nghẹt tắc mũi… đều là những triệu chứng dễ gặp.

5. Viêm họng

Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ. Bệnh viêm họng ở trẻ thường diễn ra đột ngột khiến nhiều phụ huynh không kịp trở tay.

Tình trạng ho xuất hiện do cổ họng của trẻ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, các triệu chứng khác như ngứa rát cổ họng, thân nhiệt cao, đau đầu, sưng hạch bạch huyết cũng có thể đi cùng…

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Đa phần khi trẻ bị ho về đêm các ông bố bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến.

Khi acid dịch vị trào ngược lên thực quản thì nó cũng sẽ tự động gây kích thích đến hệ thần kinh đường khí quản. Điều này khiến cho khí quản bị căng cứng và làm cho trẻ bị ho ngay cả khi ngủ.

Ho do trào ngược thực quản sẽ thường xuất hiện khi trẻ ăn quá nhiều ngay trước khi ngủ. Lúc này, lượng thức ăn nạp vào sẽ không kịp tiêu hóa hết và làm tăng nguy cơ trào ngược gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp dưới.

7. Các vấn đề khác

Ngoài ra, tình trạng ho nhiều về đêm hay trong khi ngủ của trẻ cũng có thể là do những vấn đề sức khỏe khác chưa được đề cập. Ví dụ như bệnh lao phổi, viêm phổi, ho gà, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản …

Cách chữa nhanh chứng ho về đêm ở trẻ nhỏ

Tình trạng ho về đêm nếu kéo dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, trẻ sẽ thường xuyên bị khó ngủ, thiếu ngủ, quấy khóc.

Lâu dần sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, suy nhược, chậm lớn. Chưa kể nếu nguyên nhân gây ho là do các vấn đề bệnh lý thì tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp đúng cách.

1. Làm sạch mũi với nước muối

Đây là biện pháp được các chuyên gia đánh giá là tương đối an toàn với trẻ nhỏ. Tình trạng ho khi ngủ ở trẻ sẽ kích hoạt thường xuyên hơn nếu mũi họng của trẻ bị tắc nghẽn bởi dịch đờm.

Dùng khoảng 5 – 10 giọt nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mũi trẻ để làm thông và sạch đường mũi. Điều này sẽ có thể góp phần giúp trẻ giảm ho và ngủ yên giấc hơn.

2. Sử dụng các loại siro trị ho

Với đối tượng trẻ em thì các loại siro trị ho và viêm họng có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên được cho là an toàn. Có thể là siro mật ong hấp với lá hẹ hay lá húng chanh. Hay cũng có thể là siro ho từ tinh dầu thiên nhiên, cao lá thường xuân hay tắc chưng đường phèn…

Các sản phẩm được đề cập ở trên đều có tác dụng long đờm, làm giảm ho, đồng thời kháng viêm, kháng khuẩn, làm ấm họng và còn rất an toàn với trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu trẻ bị nôn trớ khi ho thì có thể chọn các sản phẩm có tinh dầu gừng. Nó sẽ giúp làm ấm họng và giảm nôn trớ rất hiệu quả.

3. Dùng nghệ tươi chữa ho về đêm cho trẻ

Nghệ là nguyên liệu có chứa rất nhiều tinh chất với tác dụng háng khuẩn, choosnh viêm và chống oxy hóa. Hoạt chất trong hệ còn được chứng minh là có thể đẩy lùi chứng ho về đêm ở trẻ nhỏ, nhất là ho khan.

Dùng 1 củ nghệ tươi đem cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhỏ.

Đổ thêm 1 ít nước lọc và cho thêm 5g đường phèn.

Đem đi hấp cách thủy trong khoảng 7 – 10 phút.

Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần khi thuốc còn ấm nóng.

4. Chữa ho về đêm ở trẻ với diếp cá và nước vo gạo

Cả rau diếp cá và nước vo gạo đều chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên. Cùng với đó là hàng loạt các vitamin và dưỡng chất giúp trẻ nâng cao đề kháng. Dùng diếp cá kết hợp với nước vo gạo để giúp trẻ trị ho về đêm là liệu pháp vừa an toàn loại tiết kiệm.

Chỉ cần thực hiện theo cách đơn giản như sau:

Cần chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá đem đi rửa sạch và giã nhuyễn.

Lấy 1 bát nước vo gạo để trộn đều với lá diếp cá đã giã nát.

Đun trên lửa nhỏ trong 20 phút rồi loại bỏ phần bã.

Cho trẻ uống khi nước thuốc còn đủ độ ấm.

5. Xoa dầu nóng vào gan bàn chân

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ là do nhiễm lạnh. Chính vì thế mà trước khi trẻ đi ngủ, bạn có thể dùng 1 ít dầu nóng xoa vào gan bàn chân trẻ. Đồng thời dùng tay xoa bóp và day ấn nhẹ nhàng vào huyệt dũng tuyền.

Khi vị trí vừa xoa bóp nóng lên thì bạn có thể dùng 1 miếng salonpas để dán vào. Bên cạnh đó, khi trời chuyển lạnh cần chú ý đi thêm tất và đắp chăn kỹ cho trẻ. Đây cũng là cách hỗ trợ khắc phục và ngăn ngừa chứng ho khan về đêm ở trẻ nhỏ rất an toàn và hiệu quả.

6. Các biện pháp chăm sóc khác

Cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày, có thể là nước sôi ấm hay các loại nước ép trái cây, rau củ để bổ sung vitamin và dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ nhũ nhi thì mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để bổ sung dưỡng chất và kháng thể, đồng thời hỗ trợ làm loãng dịch đờm trong mũi và cổ họng.

Vào những ngày thời tiết hanh khô hay độ ẩm không khí xuống quá thấp thì có thể sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm. Điều này sẽ giúp làm ẩm không khí, hạn chế gây kích thích cho niêm mạc mũi họng của trẻ.

Khi trẻ ngủ nên giữ cho đầu của trẻ cao hơn phần ngực. Bạn có thể dùng 1 cái gối êm để kê dưới đầu và vai của trẻ. Tư thế này sẽ giúp đường thở lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng gây kích ứng.

Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ bằng cách thường xuyên dùng nước muối sinh lý để rửa. Đồng thời có thể hút mũi cho trẻ khi cần nhằm giúp đường thở được thông thoáng.

Giữ cho không gian sống của trẻ luôn được sạch thoáng. Loại bỏ hết các tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, mạt bụi…

Giữ ấm cho trẻ khi ngủ, không để hở bụng, hở cổ, gan bàn chân. Tuyệt đối không để nhiệt độ điều hòa xuống mức dưới 25 độ.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, tình trạng ho về đêm ở trẻ cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Hãy đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi:

Các giải pháp trị liệu cũng như chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng.

Trẻ ho kèm theo sốt cao hay ho khạc ra đờm đặc, mùi hôi, màu vàng lục.

Cơn ho của trẻ kéo dài hơn 10 ngày.

Trẻ bị ho ra máu, hay kèm theo co giật.

Cơn ho khởi phát đột ngột ngay sau khi trẻ ăn hay chơi đùa.

Ho kèm theo thở khò khè.

Trẻ khó bú, khó ăn, khó nuốt.

Trẻ ho kèm theo đổ mồ hôi về chiều, sút cân.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Từ đó có thể đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp. Với trường hợp việc điều trị tại nhà không đáp ứng với triệu chứng ho thông thường thì bác sĩ có thể kê toa thuốc. Các loại thuốc trị ho về đêm cho trẻ có thể là:

Thuốc giảm ho: Thường dùng phổ biến trong các trường hợp bị ho nhiều hoặc ho không có đờm. Cơ chế giảm ho của thuốc này hoạt động bằng cách làm ức chế co thắt các cơ tại cổ họng.

Thuốc làm loãng, tiêu đờm: Một số loại thông dụng nhất là Bromhexin, N-acetylcystein, Acemuc…

Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này chỉ được bác sĩ kê toa khi trẻ bị ho do nhiễm khuẩn. Thuốc sẽ không đáp ứng với trường hợp ho do cảm lạnh hay nhiễm virus.

Thuốc kháng Histamine: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ho về đêm, đồng thời giảm sổ mũi ở trẻ khi nguyên nhân là do dị ứng. Clorpheniramin maleat, Loratadin, Cetirizin hydroclorid là những loại được dùng phổ biến nhất.

Trường hợp triệu chứng ho về đêm ở trẻ là do bệnh lý thì tùy thuộc vào từng bệnh sẽ có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên nhớ rằng, mọi loại thuốc dùng cho trẻ cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc nếu gặp phải những vấn đề bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Khi Nào Trẻ Bị Ho Cần Đi Bác Sĩ? Nguyên Nhân Trẻ Bị Ho

Ho là một trong những triệu chứng bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Ho có thể nghe có vẻ là một bệnh lý khiến cha mẹ lo lắng. Nhưng triệu chứng này không phải là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Trên thực tế, ho là một phản xạ tốt và quan trọng giúp bảo vệ đường thở ở cổ họng và ngực.

Mặc dù vậy, đôi khi trẻ bị ho cũng cần sự can thiệp của bác sĩ. Để giúp các mẹ hiểu khi nào nên xử lý triệu chứng này tại nhà và khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ thì mẹ cần phân biệt các loại ho sau:

Ho khan thường do sưng đường hô hấp. Ho khan bắt nguồn từ việc sưng thanh quản và khí quản. Trẻ nhỏ hơn có đường dẫn khí nhỏ hơn so với người lớn. Nếu bị sưng, có thể làm cho khó thở. Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất vì đường thở khá hẹp.

Cơn ho khan có thể bắt đầu đột ngột và thường là vào giữa đêm. Hầu hết những đứa trẻ mắc bệnh sẽ có tiếng thở rít khi hít thở

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella ho gà gây ra. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho từ phía sau lưng mà không phải từ lồng ngực. Khi hết ho, trẻ sẽ hít một hơi thật sâu và tạo ra âm thanh rít. Các triệu chứng khác của ho gà là sổ mũi, hắt hơi, ho nhẹ và sốt nhẹ.

Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nghiêm trọng nhất ở trẻ dưới 1 tuổi không được tiêm vắc-xin ho gà. Đó là một phần của vắc-xin DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà ho gà). Bệnh này rất dễ lây lan. Vì vậy tất cả trẻ em nên tiêm ngừa ho gà lúc 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 tháng và 6 tuổi.

Nếu con bạn phát ra tiếng thở khò khè khi thở ra điều này có thể có nghĩa là đường hô hấp dưới trong phổi bị sưng. Ho kèm khò khè có thể xảy ra với bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản do nhiễm virus. Khò khè cũng có thể xảy ra nếu đường hô hấp dưới bị chặn bởi một vật lạ. Một đứa trẻ bắt đầu ho sau khi mắc thức ăn hoặc đồ chơi nhỏ thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Nhiều cơn ho trở nên kéo dài hơn vào ban đêm. Khi trẻ bị cảm lạnh, chất nhầy từ mũi và xoang có thể chảy xuống cổ họng và gây ho trong khi ngủ. Hãy đi khám nếu cơn ho đêm kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ của con bạn.

Hen suyễn cũng có thể gây ho vào ban đêm vì đường thở có xu hướng nhạy cảm và khó chịu hơn vào ban đêm.

Không khí lạnh hoặc hoạt động nhiều có thể làm cho trẻ ho nặng hơn vào ban ngày. Cố gắng đảm bảo rằng không có gì trong nhà như vật nuôi hoặc khói thuốc khiến trẻ ho nhiều hơn vào ban ngày.

Một đứa trẻ bị ho, sốt nhẹ và sổ mũi có thể bị cảm lạnh. Nhưng ho với sốt trên 39 ° C có thể là do viêm phổi, đặc biệt là nếu trẻ có dấu hiệu yếu đi và thở nhanh. Trong trường hợp này, hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.

Mốt sô trẻ em thường ho nhiều đến nỗi cổ họng bị kích hoạt và khiến trẻ nôn. Ngoài ra, một đứa trẻ bị ho do cảm lạnh hoặc hen suyễn có thể nôn nhiều nếu có nhiều chất nhầy chảy vào dạ dày và gây buồn nôn. Trong trường hợp này, các mẹ không nên quá lo lắng. Trừ khi, trẻ nôn kéo dài không dứt thì nên đưa trẻ đi khám.

Ho cảm lạnh do virus có thể kéo dài cả tuần. Hen suyễn, dị ứng hoặc nhiễm trùng mãn tính cũng có thể gây ho kéo dài. Nếu con bạn vẫn bị ho sau 3 tuần, hãy đi khám bác sĩ.

Phân biệt các loại ho như thế nào?

Nếu bạn lo lắng về các cơn ho của trẻ hãy cho trẻ đi khám bác sĩ. Tùy thuộc vào loại ho, các triệu chứng khác và thời gian kéo dài, bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp chữa ho hợp lý.

Điều trị các cơn ho như thế nào?

Hầu hết các cơn ho là do virus và nó sẽ hết khoảng 1 – 2 tuần. Các bác sĩ thường không kê đơn thuốc kháng sinh vì kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn.

Trừ khi các cơn ho làm trẻ mất ngủ nếu không không cần dùng thuốc. Thuốc có thể giúp một đứa trẻ ngừng ho, nhưng chúng không điều trị được nguyên nhân gây ho. Nếu bạn sử dụng thuốc ho không kê đơn thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Với chứng ho khan, bạn có thể bật nước nóng khi tắm ở trong phòng tắm và đóng cửa lại để cho hơi nước sẽ tràn hết phòng tắm. Sau đó, ngồi trong phòng tắm với trẻ trong khoảng 20 phút. Hơi nước sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.

Máy tạo độ ẩm phun trong phòng ngủ có thể giúp trẻ ngủ ngon.

Tiếp xúc với không khí mát mẻ ngoài trời một thời gian ngắn có thể làm giảm ho. Hãy nhớ mặc quần áo phù hợp với thời tiết ngoài trời chơi trong vòng 15 – 20 phút.

Uống đồ uống mát như nước trái cây có thể làm dịu và điều quan trọng là giữ cho con bạn ngậm nước. Nhưng tránh uống soda và nước cam vì đồ uống này có thể gây tổn thương cho cổ họng.

Nếu con bạn bị hen suyễn, hãy chắc chắn rằng bạn đã được bác sĩ chuẩn bị các biện pháp chống những cơn hen. Và chắc chắn rằng bạn luôn có thuốc hen trong nhà.

Khi nào trẻ bị ho cần đi bác sĩ?

Trẻ ho kèm khó thở

Trẻ thở nhanh hơn bình thường

Trẻ tím tái ở môi, mặt hoặc lưỡi

Trẻ bị sốt cao (đặc biệt là nếu trẻ bị ho nhưng KHÔNG bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi)

Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi

Trẻ hơn 3 tuổi và bị ho kéo dài hơn 1 vài giờ

Trẻ ho và phát ra tiếng “rít” khi hít vào sau khi ho

Trẻ ho ra máu

Trẻ khò khè khi thở ra

Trẻ mệt mỏi, cáu gắt

Trẻ bị mất nước; Các dấu hiệu như chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng hoặc dính, mắt trũng, khóc ít hoặc không chảy nước mắt, hoặc đi tiểu ít thường xuyên hơn (hoặc có ít tã ướt hơn)

Nguồn: kidshealth.org

Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho Và Nôn Về Đêm? Kinh Nghiêm Ít Ai Biết

là một trong những hiện tượng khá hay gặp tuy nhiên cha mẹ phần lớn đều nghĩ đây đơn giản là triệu chứng thông thường của một số bệnh mà trẻ đang mắc phải như rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, viêm đường hô hấp. Vậy nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng Trẻ bị ho và nôn về đêmbé bị ho và nôn về đêm là gì và phải làm thế nào để phòng tránh hiện tượng này?

Ho và nôn về đêm không phải bệnh, cũng vì vậy mà không có loại thuốc nào thích hợp hoàn toàn để có thể trị tận gốc loại bệnh này.

Ho còn được biết đến như một triệu chứng về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện nhiều về mùa đông và mùa xuân. Nhưng tình trạng ho và nôn về đêm thì không phải là triệu chứng thông thường.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là do hiện tượng ho khan và ho có đờm đặc lâu ngày gây nên. Khi trẻ ho đêm và ho có đờm đặc liên tục, cơ bụng co thắt dễ gây ra tình trạng nôn chớ mất kiểm soát. Tình trạng này hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt sau khi ho và nôn xong trẻ sẽ gần như không buồn ăn uống vì cổ họng có lẫn dịch chua và đắng từ dạ dày, nên mẹ lưu ý nên cho trẻ uống nước để làm sạch khoang miệng chứ không nên bù bữa ăn luôn.

Nguyên nhân tiếp theo có thể là do dị ứng. Trẻ bị ho và nôn về đêm có thể là một triệu chứng cơ bản của việc bị dị ứng.

Trẻ ho và nôn về đêm cũng có thể do hiện tượng trúng gió hoặc nhiệt độ trong phòng quá lạnh gây rối loạn hệ tiêu hóa, khiến cho axit trào người làm trẻ ho và nôn mửa.

– Nấu cháo gừng hành chỏ trẻ bị ho và nôn về đêm vừa làm ấm bụng, phòng chống các bệnh về đường hô hấp, vừa trị phong hàn.

+ Cách nấu vô cùng đơn giản: Ta chuẩn bị gạo tẻ 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây cùng với một thìa dấm gạo, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, dùng luôn khi còn nóng.

– Canh trứng nấu với mật ong là một ón thuốc chủ yếu chữa ho đêm.

+ Cách nấu: ta đun sôi 300 ml nước, sau đó đánh một quả trứng và đổ vào nồi nước đang sôi rồi cho một thìa mật ong vào là được.

– Xuyên bối mẫu nấu với lê thích hợp với trẻ bị ho và nôn về đêm, ho kèm theo nhiều đờm. Cách nấu rất đơn giản, ta dùng một quả lê, bột xuyên bối mẫu, cùng 15 gam đường phèn. Lê gọt vỏ, nấu chung với xuyên bối và đường phèn đến khi nhừ là có thể dùng được.

– Viêm họng khi mang thai – bà bầu điều trị ra sao để an toàn

– Phải làm gì khi bé bị ho khàn tiếng

Để phòng tránh hiện tượng trẻ bị ho và nôn về đêm, bố mẹ cần:

– Luôn giữ ấm cho trẻ, không để nhiệt độ phòng dưới 25 độ C khi ngủ và nhớ trẻ sơ sinh dưới 3 tháng cần luôn phải đi tất để giữ ấm gang bàn chân.

– Không đưa bé đi chơi xa hoặc những nơi đón gió để tránh việc trẻ bị trúng gió gây ho và nôn về đêm. Cha mẹ nên lưu ý dù thân nhiệt của bé lúc nào cũng cao hơn bình thường nhưng việc mặc quần áo dài khi đưa bé đi chơi là hoàn toàn cần thiết.

– Bé bị ho và nôn về đêm cũng có một phần nguyên nhân do dị ứng nên cha mẹ cần phải quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhiều hơn. Không nên để trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm cũng như tới nguồn gây ra bệnh dị ứng. Dùng nước xả vải nhẹ nhàng, ít mùi để làm sạch và lưu mùi thơm trên quần áo cho trẻ.

Nếu tình trạng bé bị ho và nôn về đêm kéo dài không dứt thì rất có thể trẻ đã mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Trong trường hợp này mẹ nên sớm đưa bé đến các cơ sở ý tế gần nhất để xin lời khuyên từ phía bác sĩ cũng như tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp. Nghiêm cấm tự tiện mua thuốc cho trẻ bị ho và nôn trớ về đêm uống để tránh những hậu quả khó lường do thiếu hiểu biết.

Vì Sao Trẻ Bị Sốt? Làm Gì Khi Trẻ Bị Sốt?

Con tôi năm nay 25 tháng tuổi cách đây 2 tuần cháu bị tiêu chảy và đã hết bệnh nhưng hai hôm nay cứ đến tối là cháu phát nóng sốt từ 38 độ đến 38.5 độ, hay quấy khóc cháu vẫn ăn uống bình thường, sáng vẫn đi nhà trẻ và chỉ sốt vào ban đêm.

Trả lời: Bạn có thể hoảng hốt khi thấy thân nhiệt của bé tăng lên, nhưng thực tế là điều đó không quá nghiêm trọng. Bản thân tình trạng sốt không gây hại, và đôi khi nó lại là một dấu hiệu tốt, vì đó thường là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

Sốt là hiện tượng xảy ra khi “bộ chỉnh nhiệt” trong cơ thể làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường. Bộ chỉnh nhiệt này nằm trong vùng não có tên là hypothalamus, chuyên điều khiển thân nhiệt và những cảm giác như đói, khát… Hypothalamus biết rõ cơ thể cần ở nhiệt độ bao nhiêu (thường là khoảng 37 độ C) và sẽ gửi “lời nhắn” tới cơ thể duy trì nhiệt độ này.

Thân nhiệt của đa số mọi người thường không ổn định và dao động nhẹ trong một ngày: Hơi thấp vào buổi sáng và hơi cao vào chiều tối. Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ chạy, nhảy, đùa nghịch hoặc và tập thể dục.

Trong những trường hợp đặc biệt, vùng não hypothalamus sẽ điều chỉnh lại và yêu cầu cơ thể tăng nhiệt độ lên cao. Mục địch là để phản ứng với sự nhiễm trùng, một căn bệnh hoặc lý do nào đó. Vậy, vì sao hypothalamus lại ra lệnh cho cơ thể thay đổi nhiệt độ? Các nhà khoa học tin rằng việc thay đổi này là cách cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng và biến cơ thể thành nơi không mấy dễ chịu với chúng.

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Nên nhớ rằng bản thân sốt không phải là một căn bệnh – nó chỉ là một triệu chứng của sự cố tiềm ẩn nào đó. Có một vài nguyên nhân gây sốt như sau:

– Nhiễm trùng: Phần lớn sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.

– Mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.

– Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.

– Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.

Phải làm gì nếu cơn sốt là dấu hiệu của một bệnh gì đó nghiêm trọng?

Trước đây, các bác sĩ thường khuyên trị sốt chỉ dựa trên cơ sở thân nhiệt. Song hiện nay, người ta khuyến cáo cần kết hợp trị sốt và kiểm tra toàn bộ thể trạng của trẻ.

Những trẻ có thân nhiệt thấp hơn 38,9 độ C thường không cần dùng thuốc, trừ phi các em thấy khó chịu. Tuy nhiên, điều này có ngoại lệ, đó là nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ được đo ở hậu môn là 38 độ C hoặc cao hơn, phải gọi ngay bác sĩ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu. Đối với bé sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Còn với trẻ lớn hơn, hãy xem xét hành vi và mức độ hoạt động của bé. Bằng cách này, bạn có thể quyết định liệu bé chỉ sốt nhẹ hay thực sự cần tới bác sĩ.

Tình trạng sốt có thể không nghiêm trọng nếu trẻ:

– Vẫn thích chơi

– Đang ăn uống tốt

– Tỉnh táo và mỉm cười đáp lại

– Sắc da bình thường

– Trông tươi tỉnh hơn khi thân nhiệt hạ

Nếu vì sốt mà trẻ không muốn ăn thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Tình trạng này rất phổ biến đối với trường hợp sốt do nhiễm trùng.

Làm sao để biết bé sốt thế nào?

Một cái hôn lên chán bé hoặc đặt tay nhẹ lên da cũng đủ để biết được bé có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra thân nhiệt bằng xúc giác này phụ thuộc nhiêu vào cảm giác chủ quan và không thể cho biết chính xác nhiệt độ của bé.

– Từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn

– Từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng

Sốt cao bao nhiêu độ cũng không thể cho biết vì sao bé ốm. Cảm lạnh hoặc nhiễm virus có thể là nguyên nhân (thường từ 38,9 đến 40 độ C), song đôi khi nó không thực sự nghiêm trọng. Ngược lại, có khi bé không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là ở trẻ nhỏ), lại tiềm ẩn một sự nhiễm trùng nghiêm trọng.

Do cơn sốt có thể tăng hoặc giảm, nên trẻ đều trải qua cảm giác gai lạnh. Nguyên nhân là do cơ thể cố gắng sinh thêm nhiệt khi sốt cao. Sau đó, bé có thể vã mồ hơi khi cơ thể hạ sốt.

Đôi khi, trẻ bị sốt có thể thở gấp hơn bình thường và nhịp tim nhanh hơn. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bé có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hơn nhiều so với bình thường hoặc tiếp tục thở gấp sau khi hạ sốt.

Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ 39-40oC trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu ôxy não.

Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39oC thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao.

Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Lau mát hạ sốt cho bé khi:

– Bé bị sốt cao trên 40oC.

– Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật.

Chuẩn bị dụng cụ:

– 5 khăn nhỏ để lau mát.

– Thau nước ấm.

– Cởi bỏ quần áo trẻ.

– Lấy nhiệt độ bé.

– Rửa tay.

– Chuẩn bị nước lau mát:

Cho ít nước lạnh vào trong thau.

+ Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh.

+ Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.

– Lau mát

+ Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo.

+ Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.

+ Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.

+ Thay khăn mỗi 2-3 phút.

+ Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm.

+ Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC.

+ Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt

– Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.

– Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.

– Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ.

– Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát…mà trẻ vẫn không hạ sốt, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Chúc bé mau khỏe!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Gì Khi Trẻ Bị Ho? trên website Globaltraining.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!